Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba lô (backpacker) đến hạ long (thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH CHO
KHÁCH DU LỊCH BA - LÔ (BACKPACKER) ĐẾN HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

Hà Nội, 2018

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH CHO
KHÁCH DU LỊCH BA - LÔ (BACKPACKER) ĐẾN HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG

Hà Nội, 2018

2



LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu sản phẩm du lịch cho
khách du lịch ba - lơ (Backpacker) đến Hạ Long” là cơng trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân tác giả. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội
dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được cơng bố ở bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Trần Văn Quân

3


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba - lô
(Backpacker) đến Hạ Long” được thực hiện cùng với quá trình học viên học
tập tại lớp Cao học 13, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng
Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo
Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn
TS. Phạm Hồng Long. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi tới Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ban
Quản lý Vịnh Hạ Long,... du khách và cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn

tỉnh Hạ Long đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tác giảxin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các học viên… đã chia sẻ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Quân

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................................. 9
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................. 10
Chương 1. ................................................................................................................................................ 11
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 11
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................... 11

1.2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 13

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 13
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................................... 13
1.3.


Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 13

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 13
1.3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................................... 13
1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 13

1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................................... 13
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................................... 13
1.5.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .................................................................................................. 14

1.5.1. Đối với nghiên cứu trong nước .................................................................................................... 14
1.5.2. Đối với nghiên cứu trên thế giới .................................................................................................. 15
1.6. Bố cục luận văn................................................................................................................................. 17
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................................... 17
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sản phẩm du lịch ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm…… .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm……................................................................................................................................ 20
2.1.3. Các yếu tố tác động đến sản phẩm du lịch ................................................................................... 23
2.2.

Lý thuyết về nhu cầu trong du lịch ............................................................................................... 25

5



2.2.1. Khái niệm về nhu cầu trong du lịch .............................................................................................. 25
2.2.2. Các loại nhu cầu trong du lịch....................................................................................................... 26
2.2.3. Các thuyết động cơ về du lịch ...................................................................................................... 30
2.3.

Thị trường khách du lịch ............................................................................................................... 35

2.3.1. Thị trường khách du lịch nội địa ................................................................................................... 35
2.3.2. Thị trường khách du lịch quốc tế ................................................................................................. 36
2.3.3. Thị trường khách du lịch ba - lô ................................................................................................... 36
2.4.

Sản phẩm du lịch cho khách ba - lô ở một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.................................................................................................................... 41

2.4.1. Sản phẩm du lịch cho khách ba - lô tại Úc .................................................................................... 41
2.4.2. Sản phẩm du lịch cho khách ba - lô tại Newzeland....................................................................... 42
2.4.3. Sản phẩm du lịch cho khách ba - lô tại Thái Lan .......................................................................... 42
2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................................................. 43
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................................... 46
Chương 3. ................................................................................................................................................ 47
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 47
3.1.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................................... 47

3.2.

Quy trình nghiên cứu..................................................................................................................... 48


3.3.1. Thảo luận nhóm.............................................................................................................................. 49
3.3.2 Phỏng vấn chuyên gia ................................................................................................................... 50
3.3.3 Bảng điều tra khách du lịch ........................................................................................................... 52
3.3.4 Phân tích dữ liệu sau khi thu thập được ........................................................................................ 53
Tiểu kết chương 3. ................................................................................................................................... 54
Chương 4. ................................................................................................................................................ 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 55
4.1. Điều kiện, hiện trạng kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba - lô tại
Hạ Long ......................................................................................................................................... 55
4.1.1. Điều kiện và hiện trạng kinh doanh du lịch ................................................................................... 55
4.1.2. Thực trạng khách du lịch ba - lô du lịch đến Hạ Long ................................................................. 61
4.1.3 Sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba - lô đến Hạ Long .............................................................. 64
4.2 Đánh giá các sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba - lô tại Hạ Long .............................................. 71
4.2.1 Cơ cấu mẫu điều tra ....................................................................................................................... 71
4.2.2. Đánh giá về tài nguyên du lịch...................................................................................................... 76
6


4.2.3 Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường ............................................. 77
4.2.4. Đánh giá chung về sản phẩm du lịch dành cho khác ba - lô tại Hạ Long ...................................... 80
4.3. Các nguyên nhân của thực trạng về sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba - lô tại Hạ
Long. ............................................................................................................................................. 86
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................................................... 87
Chương 5. ................................................................................................................................................ 89
ĐỊNH HƯỚNG, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .............................................................................. 89
5.1.1. Định hướng về sản phẩm du lịch Hạ Long ................................................................................... 89
5.1.2. Định hướng về sản phẩm du lịch cho khách ba - lô tại Hạ Long ................................................. 90
5.2.


Khuyến nghị một số chính sách nhằm phát triển sản phẩm du lịch phục vụ khách du
lịch ba - lô .................................................................................................................................... 101

5.2.1. Khuyến nghị đối với Cơ quan quan quản lý nhà nước về du lịch tại Hạ Long, Quảng
Ninh……………... ...................................................................................................................... 101
5.2.2. Khuyến nghị các giải pháp đối với các doanh nghiệp lữ hành phục vụ khách du lịch ba
- lô………….. ............................................................................................................................. 104
5.3.

Kết luận ....................................................................................................................................... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 108
1. Phụ lục 1 ............................................................................................................................................. 111
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 111

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á)

2

BVHTTDL

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc
nội)

5

KDL

Khách du lịch

6

OCOP

7




8

QĐ - UBND

9

SPDL

10

SVHTTDL

11

TNDL

Tài nguyên du lịch

12

UBND

13

UNESCO

Ủy ban Nhân dân

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Mỗi xã, phường một sản phẩm du lịch
Quyết định
Quyết định - Ủy ban Nhân dân
Sản phẩm du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

8


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm của khách du lịch ba - lô .................................................. 40
Bảng 2.2. Đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách ba - lô ............................. 42
Bảng 4.1 Doanh thu từ khách du lịch của thành phố Hạ Long ......................... 67
Bảng 4.2. Thị trường khách tại thành phố Hạ Long ......................................... 70
Bảng 4.3. Sản phẩm du lịch hiện nay tại Hạ Long ........................................... 79
Bảng 4.4. Tổng quan về kết quả khảo sát khách du lịch ba - lô ....................... 79
Bảng 4.5. Kết quả tổng hợp ý kiến từ các công ty lữ hành ............................... 89
Bảng 4.6. Kết quả tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia quản lý nhà nước .......... 91
Bảng 5.1. Định vị sản phẩm du lịch theo thị trường khách du lịch .................. 98
Bảng 5.2. Xác định lợi thế cạnh tranh .............................................................. 99

9



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung cảnh ra quyết định của khách hàng ..................................... 33
Hình 2.2. Bậc thang nhu cầu của Maslow .................................................... 34
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................. 56

10


Chương 1.
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, thì con người ngày càng có
nhiều mong muốn được khám phá. Con người khơng chỉ dừng lại tìm hiểu về
thế giới mà cịn muốn tìm hiểu về sự khác biệt của các nền văn hóa, các châu
lục. Với mong muốn như vậy, thì du lịch là một nhu cầu tất yếu của con người
nhằm rời bỏ cuộc sống bình thường gắn với những tiện nghi, hiện đại trong
cuộc sống để trải nghiệm những gì thuộc về thiên nhiên, văn hóa và hướng tới
sự bền vững trong du lịch. Một trong những khao khát là tận hưởng cuộc sống
ở những nơi mới, được hịa mình vào thiên nhiên hùng vĩ hay được sống cùng
những người dân địa phương để nhìn cuộc sống gần hơn và đa chiều hơn.
Việt Nam là một quốc gia thu hút rất nhiều đối tượng khách trẻ đi du lịch
vì hội tụ nhiều danh làm thắng cảnh nổi tiếng, chi phí sinh hoạt thấp và sự đa
dạng về văn hóa. Nằm trong vùng trọng điểm du lịch quốc gia, trung tâm du
lịch của Quảng Ninh, Hạ Long là nơi hội tụ nhiều thế mạnh du lịch nổi trội, đặc
sắc. Nhằm khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng đó, Quảng Ninh xác định
tập trung xây dựng Hạ Long là thành phố du lịch, điểm đến lý tưởng của du
khách trong và ngoài nước.
Với những giá trị độc đáo về cảnh quan, trong thời gian qua, các hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long đã không ngừng tăng nhanh

về quy mô, tốc độ phát triển, góp phần tăng thu nhập, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế, đến
nay các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn chưa đa dạng, phong phú, các
tour tuyến còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch còn
hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa khai thác, phát huy được thế mạnh
đặc trưng độc đáo vốn có của Vịnh Hạ Long...
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hạ Long (2016), trích trong Quyết
định phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hạ Long đến năm
2020 đã xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch
11


cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách trên Hạ Long,
đã xây dựng phương án phát triển các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long.
Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: Tham quan thắng cảnh, lưu
trú trên Vịnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực biển, bán đồ
lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, khám phá tìm hiểu đa dạng sinh học, giá trị địa
chất, MICE, tìm hiểu văn hố bản địa.
Hiện nay, thị trường khách du lịch ba - lô đến với Hạ Long ngày càng
nhiều và đóng góp một phần khơng nhỏ đến sự phát triển của du lịch Hạ Long
nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với dịng thị trường khách này có
những địi hỏi và u cầu rất khác so với các thị trường cịn lại, chính vì vậy
đối với một số doanh nghiệp và cơ quan quản lý cho rằng đây là phân khúc thị
trường khơng tốt. Chính điều này dẫn đến việc chưa quan tâm nhiều đến dòng
khách này cũng như chưa có sự đầu tư vào các sản phẩm du lịch sao cho phù
hợp để thu hút mạnh hơn. Hiện nay, các sản phẩm du lịch tại Hạ Long chủ
yếu dựa vào thiên nhiên, chưa đa dạng hoá và khai thác các điểm mạnh khác
như văn hoá, ẩm thực, cộng đồng.
Ngoài ra, cần liên kết được các vấn đề trên về thị trường du lịch cho
đối tượng khác du lịch ba - lô rất lớn và sẽ mang lại một cơ hội quan trọng

cho du lịch Việt Nam nói chung và Hạ Long nói tiêng. Thêm vào đó, Hạ
Long hồn tồn có thể đáp ứng là một nơi cung cấp các sản phẩm du lịch độc
đáo nhằm thu hút du khách ba - lô đến đây. Theo quan sát thực tiển của tác
giả, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể cho đối tượng khách này về
các đặc điểm tiêu dùng hay nhu cầu sản phẩm đối với Việt Nam và Hạ Long.
Vì vậy, vấn đề quan trọng cho du lịch hiện tại ở Hạ Long hiện nay là
nghiên cứu các sản phẩm du lịch nhằm đa dạng hoá và đáp ứng phù hợp
cho từng thị trường riêng biệt, điều này giúp Hạ Long có thể phát triển
và thu hút khách ngày càng mạnh hơn. Đó chính là lý do tác giả chọn đề
tài: “Nghiên cứu sản phẩm du lịch cho đối tượng khách du lịch ba - lô
(Backpacker) đến Hạ Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
12


1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm du lịch tại Hạ Long.
Khách thể của nghiên cứu này là Khách ba - lơ (Backpacker). Khách
ba- lơ (backpacker) có cả khách nội địa và khách quốc tế và luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng khách ba - lô là người nước ngồi.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt khơng gian: Hạ Long – Quảng Ninh
Về mặt thời gian: Thực hiện điều tra, khảo sát dữ liệu từ 3/2017 đến
6/2017, thu nhập dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 -2016
1.3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Kiến nghị và đưa ra các gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý du
lịch ở thành phố Hạ Long có những giải pháp và chính sách hỗ trợ để phát
triển sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu du lịch của khách ba - lô.

Một số giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoàn thiện các
sản phẩm du lịch phụ vụ cho thị trường khách du lịch ba - lô.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sản phẩm du lịch phục vụ thị
trường khách du lịch ba - lô.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố, bổ sung cơ sở lý thuyết về
sản phẩm du lịch cho đối tượng khách ba - lô.
Đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp dựa trên các đặc điểm của sản phẩm
du lịch cho đối tượng khách du lịch ba - lô.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, các
đơn vị khách sạn, dịch vụ và các cơ quan ban ngành nắm được các đặc điểm
của khách du lịch ba - lơ. Từ đó, đưa ra những giải pháp, những sản phẩm du
13


lịch phù hợp và chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển du lịch tại Hạ Long.
Ngoài ra, đề tài là tham khảo cho các sinh viên, những người nghiên cứu
tiếp theo, và là cơ sở cho các nghiên cứu tương tự ở những địa phương khác tại
Việt Nam.
1.5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.5.1. Đối với nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Võ (2007) với đề tài “Giải pháp đa
dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”. Luận văn đã chỉ ra
hạn chế của loại hình và sản phẩm du lịch vẫn chưa tương xứng so với tiềm
năng phát triển của địa phương. Đánh giá chung của du khách, sản phẩm du
lịch cịn đơn điệu, trùng lắp, qui mơ nhỏ, chất lượng kém. Một số đề xuất để
phát triền sản phẩm du lịch cho Lâm Đồng như tạo ra một trung tâm vui chơi

giải trí hiện đại, trung tâm hội nghị tầm cỡ khu vực và quốc tế; có nhiều sản
phẩm du lịch chất lượng cao độc đáo và đa dạng, khắc phục có hiệu quả hiện
tượng nâng giá, chèn ép giá đối với du khách. Nếu làm được việc này, sẽ thu
hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng (2013) với đề tài “Phát triển
sản phẩm du lịch thị xã Cửa Lò đến năm 2020”. Luận văn đã đưa ra đề xuất và
định hướng để phát triển sản phẩm du lịch biển đảo cũng như du lịch văn hóa
đặc trưng của thị xã Cửa Lị, cụ thể phát triển sản phẩm du lịch biển đảo theo
hướng du lịch nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh; Phát triển du lịch tàu biển. Phát
triển sản phẩm du lịch văn hóa theo hướng: phát triển các lễ hội truyền thống
của địa phương; làng nghề truyền thống, ẩm thực địa phương. Mục đích để tạo
nên sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thu Thảo (2012) với đề tài “Phát triển
sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn đã đưa ra đề xuất về việc
cần xác định những sản phẩm du lịch biển là sản phẩm du lịch đặc thù của địa
phương, bên cạnh đó khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích
của các tour và dựa vào văn hóa để phát triển.Và tác giả cũng khẳng định chính
văn hóa sẽ tạo nên tính đặc trưng riêng cho các sản phẩm du lịch ở Đà Nẵng.
14


Đối với một số nghiên cứu về thị trường khách ba - lô tại Việt Nam vẫn
chưa nhiều, tác giả Maria Volker (2016) đã nghiên cứu về vấn đề khách du lịch
ba - lơ ảnh hưởng đến văn hóa tại Hà Nội. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác
giả đã đưa ra những ảnh hưởng của khách ba - lô đến người dân địa phương
và những vấn đề văn hóa thu hút khách ba - lơ. Ngồi ra, trong nghiên cứu này,
tác giả cũng đưa ra được các yếu tố hay khía cạnh nhằm thu hút khách ba - lơ
tại Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu của tác giả cũng rất đa dạng bao gồm
phỏng vấn sơ cấp, sử dụng các tài liệu tổng quan về văn hóa Hà Nội, lấy ý kiến
khách Ba- lô thông qua phiếu điều tra về cảm nhận của người dân đối với thị

trường khách ba - lơ [29, tr. 77].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều tập trung vào sản phẩm du lịch tại
các địa phương hay một điểm đến cụ thể. Sau đó, các nghiên cứu đã đưa ra các
giải phát phát triển sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách. Tuy đã có tác giả
(Maria Volker, 2016) tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu các sản phẩm cho thị
trường khách ba - lơ tại thị trường Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu nào
cụ thể và có các đề xuất giải pháp cho thị trường này. Hơn nữa, thị trường
khách ba - lô là một trong những thị trường tiềm năng, thu hút rất nhiều khách
tại Việt Nam cho nên việc nghiên cứu sản phẩm đặc trưng cho thị trường
khách ba - lô rất cần thiết.
1.5.2. Đối với nghiên cứu trên thế giới
Các sản phẩm du lịch cho đối tượng khách ba - lô được nhiều nơi trên
thế giới nghiên cứu và đễ xuất được các đặc trưng cho đối tượng khách này.
Phải kể đến các nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu của tác giả Ferda van Vaals (2013) với nội dung nghiên cứu
về khách du lịch ba - lô trong tương lai. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ
được các đặc tính cơ bản của thị trường khách ba - lơ bao gồm các yếu tố như:
độ tuổi, mức chi tiêu bình quân, đặc điểm của chuyến đi và động lực cho chuyến
đi của mình. Ngồi ra, nghiên cứu này có nghiên cứu về sự chuyển dịch về chất
lượng và nhu cầu của khách ba - lô ngày càng tăng và đòi hỏi nhiều sản phẩm
du lịch chất lượng và đa dạng hơn.
15


Nghiên cứu của tác giả Hiroyuki Yakushiji (2010) về vấn đề khách du
lịch ba - lô, hành vi và trách nhiệm du lịch tại các nước kém phát triển, trường
hợp Thái Lan. Nghiên cứu này để phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ
của tác giả thể hiện qua hai yếu tố quan trọng về đối tượng khách du lịch ba lô là hành vi và trách nhiệm khi đi du lịch tại Thái Lan. Kết quả cho thấy
khách ba - lơ rất thích sử dụng những sản phẩm du lịch sinh thái, thân thiện
với môi trường [24, tr.260]. Hơn thế nữa, kết quả cũng chỉ ra đối tượng khách

ba - lô cũng lưu trú với thời gian dài và đóng góp vào lợi ích kinh tế với
những sản
phẩm địa phương tại đây [24, tr.261]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra có mối
quan hệ giữa du lich ba - lô và du lịch bền vững tại Thái Lan nói chung và thế
giới nói riêng [24, tr. 385].
Nghiên cứu của Bruce Prideaux and Hideki Shiga (2007) với nghiên cứu
về thị trường khách ba - lô Nhật – Một thị trường mới có nhiều tiềm năng tại
Queensland – Úc. Đối với nghiên cứu này, hai tác giả chỉ ra sự khác nhau giữ
2 thị trường khách ba - lô đến từ Nhật Bản và các nước phương Tây. Trong đó
điều rõ nhất có thể nhìn thấy trong nghiên cứu này là mục đích của đối tượng
khách ba - lơ đến Queensland Úc là để học Tiếng Anh và muốn tiếp cận với
môi trường của nước Úc khác với nơi mình sống như thế nào [16, tr. 45-56].
Đối tượng khách ba - lơ có nhiều đặc điểm tính chất khác nhau vì dựa
vào vị trí địa lý có thể quyết định đến bản chất hoặc nhu cầu khi quyết định đi
du lịch ba - lô. Tuy nhiên, không thể không khẳng định đây là một thị trường
tiềm năng và đóng góp khơng hề nhỏ đến nền kinh tế của các nước mà đang
trở thành một đề tài rất thu hút tại Việt Nam nói riêng và các nước Đơng Nam
Á nói chung.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về thị trường
khách ba - lô, các sản phẩm cho thị trường khách này. Các vấn đề liên quan
như động cơ đi du lịch, loại hình du lịch và hình thức đi du lịch được nhiều
tác giả đề cập đến. Các cơng trình mà tác giả giới thiệu trên đây là những
cơng trình tiêu biểu có hướng tiếp cận mới và khái quát được đặc điểm, tính
16


chất của thị trường khách ba - lô. Đây sẽ là những cơng trình nghiên cứu rất
bổ ích và sẽ là cơ sở lý luận để tác giả có thể sử dụng cho nghiên cứu của
mình. Ngồi ra, trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về khách ba lô mà bản thân đề tài vẫn chưa tiếp cận hết được.
1.6. Bố cục luận văn

Ngoài các mục Mở đầu, kết thúc, tài liệu tham khảo, phục lục thì luận
văn có các mục chính như sau:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Định hướng - Kiến nghị - Kết luận
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đề cập đến các vấn đề liên quan như tính cấp thiết, ý nghĩa
thực tiễn, mục tiêu, nội dung nghiên cứu và tổng quan về một số tài liệu nghiên
cứu để tác giả có thể làm cơ sở xây dựng cho chương tiếp theo. Thơng qua
chương một, tác giả có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, và bám sát
mục tiêu nghiên cứu và kết hợp với chương 2, phương pháp nghiên cứu để tiến
hành khảo sát điều tra.

17


CHƯƠNG 2.
CƠ SỎ LÝ LUẬN

2.1 Sản phẩm du lịch
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được
tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng
hay một quốc gia nào đó [3, tr. 27].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du

lịch” [8, tr. 2].
Sản phẩm du lịch là sự tích hợp các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên,
cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào
đó. Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
vơ hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách. Và vì vậy có thể hiểu: Sản phẩm du
lịch = Giá trị tài nguyên du lịch + Các dịch vụ tiện nghi du lịch và hàng hóa
du lịch.
2.1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch
Theo Trần Đức Thanh (2017), sản phẩm du lịch được hiểu là tất cả những
gì khách du lịch được thụ hưởng trong suốt chuyến đi. Sản phẩm du lịch là tổ
hợp của dịch vụ chính (dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại), dịch vụ bổ sung (nếu khách có
nhu cầu), và dịch vụ đặc trưng. Về cơ bản dịch vụ chính và kể cả dịch vụ bổ
sung có trong tất cả các tour du lịch trọn gói. Dịch vụ đặc trưng chủ yếu là do
tài nguyên du lịch quyết định [10; tr. 79].

18


Hay một nhận định khác về phân loại sản phẩm du lịch cũng được chia
ra làm ba loại bao gồm:
Sản phẩm du lịch chính
Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: du khách thực sự muốn gì?
Sản phẩm chính khơng phải là xác định theo thành phần chính của sản phẩm
mà là dựa vào nhu cầu cần thỏa mãn chính của du khách hoặc là phần lợi ích
của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn, một sân
golf, một điểm tham quan, một chỗ nghỉ dưỡng, một bãi biển [11, tr. 10].
Sản phẩm du lịch hình thức
Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc
mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu

tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó
khơng còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm được
thương mại hóa và được du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu
là một sân golf, thì sản phẩm hình thức là tồn bộ khách sạn và dịch vụ thương
mại phục vụ cho chơi golf cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến
chơi golf [11, tr.10].
Sản phẩm du lịch mở rộng
Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến du
khách, là tổng thể các yếu tố nhìn thấy cũng như khơng nhìn thấy được cung
cấp cho du khách. Sản phẩm du lịch mở rộng đó là hình ảnh hay đặc tính của
sản phẩm mà du khách cảm nhận được. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố
vật lý như kiến trúc, cảnh quan, màu sắc... và những yếu tố tâm lý như bầu
khơng khí, lối sống, sự sang trọng, đẳng cấp xã hội... [11, tr.11].
2.1.1.3. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch

19


Dịch vụ du lịch gồm có:
− Dịch vụ lữ hành
− Dịch vụ vận chuyển
− Dịch vụ lưu trú, ăn uống
− Dịch vụ vui chơi giải trí
− Dịch vụ mua sắm
− Dịch vụ thông tin, hướng dẫn
− Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung
Tài nguyên du lịch gồm có:
− Tài nguyên du lịch tự nhiên
− Tài nguyên du lịch văn hóa [3, tr. 10].

2.1.2. Đặc điểm
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật
thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80 – 90%
về mặt giá trị) hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá chất lượng
sản phẩm du lịch rất khó khăn. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa
vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của
khách du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du
lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không dịch chuyển được. Trên thực tế, không
thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch
phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thơng qua
việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Q trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không
gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thơng

20


thường khác. Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó
khăn.
Sản phẩm du lịch đặc thù có những đặc điểm của sản phẩm du lịch nói
chung và đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng.
Có rất nhiều quan điểm về đặc điểm về sản phẩm du lịch, nhưng đề tài
nghiên cứu đặc điểm của sản phẩm du lịch dưới góc độ của một điểm đến du
lịch, do vậy sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau:
+ Tính vơ hình
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó khơng phải là một
sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm
vơ hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Sản phẩm này không thể sờ được,
xem được, thử được trước khi mua và sử dụng.

+ Tính tổng hợp
Du lịch có tính tổng hợp bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa,
chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế. Nhu cầu của khách trong hoạt
động du lịch cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản,
vừa bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp độ cao hơn. Địi hỏi sản phẩm
du lịch phải có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch. Sản phẩm du
lịch về bản chất cũng là sự tập hợp của nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm đơn
lẻ để phục vụ khách.
+ Tính khơng thể dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất khơng thể
dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch khơng tồn tại q
trình "sản xuất" độc lập, kết quả không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể. Sản
phẩm du lịch không thể dự trữ để lưu kho dùng trong tương lai được.
+ Tính khơng thể chuyển dịch

21


Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất chứ không
thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi nơi
khác tiêu thụ. Sản phẩm vật chất được chuyển tới người tiêu thụ bằng phương
tiện giao thơng, cịn SPDL lại thông qua phương tiện giao thông để đưa người
tiêu thụ tới.
+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ
Khác với sản phẩm nói chung, chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc
xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du
lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu. Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm du lịch xảy ra đồng thời cùng lúc, cùng chỗ, không thể tách rời giữa bên
sản xuất và bên tiêu dùng.
+ Tính dễ dao động

Q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn
chế của nhiều nhân tố. Trong đó, dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng
tới toàn bộ quá trình thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, làm thay đổi giá trị hoặc
chất lượng của nó.
+ Tính khơng đàn hồi của cung và tính đàn hồi của cầu
Sản phẩm du lịch khơng thể được thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng từ phía cầu, khơng thể dễ dàng đầu tư thay đổi. Cầu của sản phẩm du
lịch dễ bị ảnh hưởng và phản ứng rất nhanh với những thay đổi về mơi trường,
các biến động.
+ Có mật độ lao động tham gia cao
Sản phẩm du lịch so với các sản phẩm dịch vụ khác có sự tham gia trực
tiếp của người lao động nhiều hơn, trong đó hầu như địi hỏi lao động có tay
nghề cao.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà có
thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày, trong tuần, trong
năm. Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa
22


vụ. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch là vấn đề bức xúc cả về
mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch [3, tr. 27 – 29].
2.1.3. Các yếu tố tác động đến sản phẩm du lịch
Do có rất nhiều quan niệm về sản phẩm du lịch, chính vì vậy cũng có
nhiều quan điểm về các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cúu của đề tài là sản phẩm du lịch của một điểm đến, quan điểm
của tác giả Nguyễn Văn Dung (2009) trong cuốn Marketing du lịch đã đưa ra
5 thành phần chính trong một sản phẩm du lịch của điểm đến đó:
- Những điều hấp dẫn và mơi trường tại điểm đến.
- Các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến.
- Khả năng dễ tiếp cận của điểm đến.

- Những hình ảnh về điểm đến.
- Giá đối với khách hàng.
* Những điều hấp dẫn và môi trường tại điểm đến.
Đây là yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch tại điểm đến, quyết định phần
lớn sự lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng đến các động cơ của những khách
hàng triển vọng. Chúng bao gồm:
+ Các điểm hấp dẫn tự nhiên: Phong cảnh, bãi biển, khí hậu, thực vật và
động vật, và những đặc điểm địa lý khác nhau ở điểm đến và những tài nguyên
thiên nhiên của nó.
+ Các điểm hấp dẫn nhân tạo: Nhà cửa và cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm
cả kiến trúc lịch sử và hiện đại, các cơng trình tưởng niệm, nơi đi dạo, công
viên và vườn hoa, trung tâm hội nghị, bến du thuyền, điểm trượt tuyết, khảo cổ,
những điểm cuốn hút khách tham quan có quản lý, sân golf, các cửa hàng đặc
sản và những khu vực mua sắm có chủ đề.
+ Các điểm hấp dẫn văn hóa: Lịch sử và văn hóa dân gian, nghệ thuật và
tơn giáo, nhà hát, âm nhạc, khiêu vũ, những trị giải trí khác, bảo tàng; một số
hoạt động này có thể phát triển thành những sự kiện đặc biệt, festival và hoạt
cảnh lịch sử.
23


+ Các điểm hấp dẫn xã hội: Lối sống và phong tục tập quán của cư dân
hay dân số sở tại, ngôn ngữ và những cơ hội tiếp xúc về mặt xã hội.
Từ những yếu tố này tạo nên cái mà mọi người gọi là môi trường. Số
lượng khách mà mơi trường có thể phục vụ trong một loạt hoạt động trong một
ngày mà không làm ảnh hưởng đến các yếu tố, khơng hủy hoại đến tính hấp
dẫn của mơi trường đối với du khách gọi là công suất.
* Tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến.
Đây là yếu tố cấu thành được đặt tại điểm đến hay được gắn liền với nó,
cho phép du khách có thể ở lại tận hưởng và tham gia điểm hấp dẫn. Chúng bao

gồm:
+ Các dịch vụ nơi ở: Khách sạn, làng nghỉ dưỡng, căn hộ, biệt thự, điểm
cắm trại, công viên dành cho nhà lưu động, nhà tập thể, trang trại, chung cư,
nhà nghỉ.
+ Nhà hàng, quán bar và café: Bao gồm từ những nhà hàng ăn nhanh đến
các nhà hàng cao cấp.
+ Giao thông tại điểm đến: Taxi, xe khách, xe cho thuê, xe trượt tuyết
(tại những nơi có tuyết), tàu thuyền, xe điện, xe ôm...
+ Hoạt động thể thao và giải trí: Các câu lạc bộ thể thao và các sân vận
động, các trung tâm nghệ thuật, nghề thủ công và các nghiên cứu tự nhiên.
+ Các dịch vụ khác: Dịch vụ tra cứu thông tin, cho thuê thiết bị...
* Khả năng dễ tiếp cận điểm đến.
Đây là những khía cạnh giao thông công cộng và những cá nhân của sản
phẩm, quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của hành trình của một
du khách từ khi rời nơi cư trú thường xuyên đến điểm đến đã chọn. Bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng: Đường xá, bãi đỗ xe, sân bay, đường xe lửa, cảng biển,
đường thủy nội bộ và bến du thuyền.
+ Trang thiết bị giao thông: Kích cỡ, tốc độ và phạm vi của các phương
tiện giao thông công cộng.
+ Các yếu tố hoạt động: Các tuyến đường lưu thông, tần suất của dịch
24


vụ, chi phí giá vé và phí cầu đường.
+ Quy định của chính phủ: Phạm vi kiểm sốt của các quy định đối với
các hệ thống giao thơng.
Ngồi 3 yếu tố trên, cịn 2 yếu tố là hình ảnh nhận thức về điểm đến và
giá đối với khách hàng đều tác động đến sản phẩm của khách hàng.
2.2. Lý thuyết về nhu cầu trong du lịch
2.2.1. Khái niệm về nhu cầu trong du lịch

Để hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhu cầu du lịch của con người,
cần tiếp cận đồng thời từ hai khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất: Từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung của con
người theo thang cấp thứ bậc.
Khía cạnh thứ hai: từ việc thống kê, nghiên cứu các mục đích và động
cơ chính của con người khi đi du lịch.
Về khía cạnh thứ nhất, theo Abraham Maslow (1943) nhu cầu con người
được phân theo năm thứ bậc cơ bản, theo thứ tự từ thấp đến cao:
Nhu cầu sinh lí: nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ, nghỉ ngơi
Nhu cầu về an tồn, an ninh cho tính mạng
Nhu cầu về hịa nhập và tình u
Nhu cầu tự tơn trọng và được tơn trọng
Nhu cầu tự hồn thiện.
Về khía cạnh thứ hai, các chuyên gia du lịch đã phân loại thành các nhóm
động cơ đi du lịch gắn với các mục đích cụ thể như sau:
Nhóm I: Động cơ nghỉ ngơi
Nhóm II: Động cơ nghề nghiệp
Nhóm III: Các động cơ khác
Tiếp cận từ hai khía cạnh đã nêu, có thể thấy nhu cầu du lịch là một loại
nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng hợp của con người. Tổng quát lại từ việc
nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích, động cơ đi du lịch
nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu cầu du lịch
25


×