Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tiếp biến văn hoá đông tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp phan khôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 193 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
*****

Kiều Thị Ngọc Lan

Tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ XX
Nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khơi

Luận văn thạc sĩ khoa học

Hà Nội – 2008


Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
*****

Kiều Thị Ngọc Lan
Tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ XX
Nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khơi

Chun ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60-22-54
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Xanh

Hà Nội – 2008

2



Mục lục

Mở đầu

4

Chương 1

8

Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX- nửa đầu thế kỷ XX và cuộc
tiếp biến văn hóa Đông Tây
Chương 2

74

Phan Khôi – sản phẩm của cuộc tiếp biến văn hóa Đơng
Tây đầu thế kỷ XX
Chương 3

113

Những đóng góp và hạn chế của Phan Khơi trong qúa trình
hiện đại hóa văn hóa Việt Nam buổi đầu thế kỷ XX
Kết luận

125

Danh mục tài liệu tham khảo


129

Phụ lục

140

Một số tác phẩm đăng báo của Phan Khôi

3


Mở đầu
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ba thập kỷ đầu thế kỷ XX là thời kỳ mang tính bản lề quan trọng trong
tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam cận – hiện đại. Bởi đây chính là thời kỳ
quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử Việt Nam trong những bước ngoặt
tiếp theo, tạo ra tiền đề về tư tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc ở giai đoạn sau, mà sớm nhất là thắng lợi của
cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cũng bởi vị trí quan trọng đó, thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX (ba thập
niên đầu) đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trên lĩnh vực báo chí, cho đến thời điểm hiện tại (năm 2007),
vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào mang tính tổng kết một cách đầy đủ,
khách quan về ảnh hưởng của cuộc tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ
XX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam đến đời sống báo chí và qua
lăng kính báo chí – một sản phẩm trực tiếp của cuộc xâm lăng và “khai hóa văn
minh phương Tây”.
Phan Khơi (1887-1959) là một trường hợp khó có thể khơng nhắc đến khi
nghiên cứu văn hóa Việt Nam buổi đầu thế kỷ XX, bởi tầm vóc, vai trị to lớn

của ông đối với nền văn hóa nước nhà trong buổi giao thời Đông – Tây.
Thế nhưng, cho đến thời điểm này, chỉ có một số cơng trình lẻ tẻ, chưa
tồn diện giới thiệu về tiểu sử học giả Phan Khôi cùng một số bài đăng báo của
ông thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX, như Nhớ cha tôi của Phan Thị Mỹ
Khanh, Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2001, Phan Khôi – Những tác phẩm đăng
báo năm 1928, 1929, 1930, 1931 của nhà sưu tập Lại Nguyên Ân, mà lại thiếu
vắng những cơng trình khảo cứu, đánh giá khách quan, khoa học những đóng

4


góp của học giả này đối với nền học thuật, tư tưởng, văn hóa nước nhà qua hoạt
động báo chí của ông.
Tháng 8.2007, nhân 120 năm ngày sinh Phan Khôi, lần đầu tiên Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay đã tổ chức lễ kỷ niệm tại hội trường
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (25 Tông Đản, Hà Nội), với sự có mặt của một
số nhà nghiên cứu cùng con cháu dịng họ Phan Khơi. Tuy nhiên, buổi gặp mặt
này mới chỉ hé mở đôi chút câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi
nhằm “giải oan” cho ông, chưa phải là một cuộc hội thảo khoa học được chuẩn
bị công phu, nghiêm túc, khách quan.
Với mục đích làm sáng rõ một “khoảng mờ” trong lịch sử cận đại Việt
Nam qua trường hợp cụ thể của một học giả từng một thời bị rơi vào qn lãng
(thậm chí khơng được nhắc đến vì “nhạy cảm” chính trị), luận văn Thạc sĩ khoa
học “Tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ XX: Nhìn từ góc độ báo chí, qua
trường hợp Phan Khơi” là cơng trình nghiên cứu đầu tiên của khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) về
nhân vật Phan Khôi và những đóng góp cũng như hạn chế của ơng trong cuộc
tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ XX.
Song, trong khuôn khổ, phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu, tiếp cận
chân dung học giả Phan Khôi dưới góc độ báo chí, qua những tác phẩm của ông

được đăng tải trên các báo tiếng Việt trước năm 1945. Sau năm 1945, Phan Khôi
vẫn tiếp tục sự nghiệp báo chí cho đến khi ơng mất – năm 1959. Tuy nhiên,
chúng tôi không đi sâu nghiên cứu những hoạt động báo chí, văn học và chính
trị của ơng sau năm 1945, hoặc thời kỳ ơng có liên quan đến Nhân Văn – Giai
Phẩm, bởi đó là phạm vi của một đề tài khác.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc tiếp biến văn hóa Đơng – Tây
đầu thế kỷ XX và hơn 4.000 tác phẩm đăng báo của học giả Phan Khôi thời kỳ

5


từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, cùng những đóng góp, tác động, ảnh hưởng của
ơng đối với đời sống văn hóa – chính trị Việt Nam thời kỳ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Tiếp cận cuộc tiếp
biến văn hóa Đơng – Tây đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó qua một trí thức
Tây học điển hình – học giả Phan Khơi và những hoạt động báo chí của ơng. Từ
đó, luận văn bước đầu đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của nhân vật
Phan Khôi và của cuộc tiếp biến văn hóa Đơng – Tây đối với việc xây dựng nền
văn hóa, học thuật, tư tưởng Việt Nam.
Khi đặt vấn đề nghiên cứu hoạt động báo chí của Phan Khơi dưới ảnh
hưởng của cuộc tiếp biến văn hóa Đơng – Tây, chúng tôi chỉ mong muốn thu
hẹp dần khoảng cách giữa sự thật lịch sử – sự thật khách quan và sự thật qua
lăng kính của nhà sử học để cố gắng đưa ra câu trả lời tương đối cho một vấn đề
trong lịch sử Việt Nam cận đại và cho một nhân vật có đóng góp, ảnh hưởng
khơng nhỏ trong tiến trình lịch sử, nhưng vì một số lý do khách quan, đã bị rơi
vào quên lãng. Trả lại sự khách quan, cơng bằng cho q khứ, thiết nghĩ, đó là
một trong những nhiệm vụ chính yếu của sử học.
Tuy nhiên, những luận điểm, đánh giá trong luận văn “Tiếp biến văn hóa

Đơng – Tây đầu thế kỷ XX: Nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khơi”
mới chỉ là sơ bộ kết quả nghiên cứu. Trong điều kiện quỹ thời gian eo hẹp cùng
những hạn chế về mặt khách quan, chủ quan, chúng tôi không dám tham vọng
coi đây là cơng trình hồn bị nhất, bởi lẽ, việc tìm kiếm sử liệu về Phan Khơi
chắc chắn vẫn còn là câu chuyện dài, và còn phải tiếp tục làm tốn kém thời gian
cũng như công sức của những nhà nghiên cứu rất nhiều năm sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu

6


Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp...
5. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm 3 chương và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Phần Mở đầu nêu rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, cũng như
phương pháp nghiên cứu. Chương 1 đề cập những nét chung nhất về bối cảnh
lịch sử – xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và nội dung cuộc tiếp
biến văn hóa Đơng – Tây. Chương 2 đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc tiếp
biến văn hóa Đơng – Tây qua một “sản phẩm” cụ thể – nhà báo, học giả Phan
Khôi. Trong chương này, chúng tơi phân tích, đánh giá hoạt động báo chí của
Phan Khôi trong các năm tiêu biểu từ 1928 đến 1939 (có thể coi đây là giai đoạn
rực rỡ nhất trong sự nghiệp báo chí của Phan Khơi trước Cách mạng tháng Tám
1945, với hàng nghìn bài báo, mà tư liệu hiện tại của chúng tôi mới dừng ở con
số 4000, và chắc chắn trên thực tế, con số này còn nhiều hơn thế, nhưng do
nguồn tư liệu tản mát, thất lạc trong và ngồi nước, nên chúng tơi vẫn chưa thể
thu thập đầy đủ). Bên cạnh đó, chúng tơi cũng điểm lại những nét chính trong
diện mạo của một số tờ báo mà Phan Khôi tham gia sản xuất, cộng tác, và cũng
là những tờ báo có ảnh hưởng tương đối lớn trong thời kỳ trước năm 1945, như

Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn, Phụ Nữ Tân Văn, Tràng An
báo, Sông Hương, Tao Đàn, v.v... Chương 3 đưa ra nhận xét về những đóng góp
và hạn chế của nhà báo, học giả Phan Khôi trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng đầu
thế kỷ XX. Phần Kết luận đánh giá tổng kết chung về vị trí, vai trị của nhà báo
– học giả Phan Khơi như một sản phẩm của cuộc tiếp biến Đông – Tây đầu thế
kỷ XX. Danh mục Tài liệu tham khảo liệt kê những tư liệu đã tham khảo trong
quá trình thực hiện luận văn.

7


Chương 1
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX và cuộc tiếp biến
văn hóa Đơng Tây

1.1. Những tiền đề của cuộc tiếp biến văn hóa Đông Tây ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX
1.1.1. Những tiền đề gián tiếp
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử phương Đông:
* Trung Quốc:
Cuối triều Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào giai đoạn
khủng hoảng. Triều đình nhà Thanh khơng đủ sức lực bảo vệ đất nước khi thực
dân phương Tây xâm lược. Sự thâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã tàn phá nền
kinh tế Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc, nhất là nông dân, chịu mọi hậu quả
nặng nề của chính sách nơ dịch. Thế nhưng, lo sợ trước sức ép của đế quốc
phương Tây và phong trào nổi dậy của quần chúng nơng dân, chính quyền Mãn
Thanh, thay vì bảo vệ đất nước, lại câu kết chặt chẽ với đế quốc nhằm bảo vệ
ngai vàng và trấn áp làn sóng đấu tranh của quần chúng. Trong khi đó, các nước
đế quốc cũng tìm đủ mọi cách lợi dụng tình hình rối ren để mở rộng việc xâm
nhập và chia cắt Trung Quốc.

Điểm nổi bật trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX ở Trung Quốc là sự hình
thành và phát triển của các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa, tạo tiền đề vật chất
cho những xu hướng tư tưởng mới mang tính chất tư sản ra đời và phát triển.
Khang Hữu Vi và phong trào Duy Tân:
Là linh hồn của phong trào Duy Tân cuối thế kỷ XIX, tháng 6 năm 1896,
Khang Hữu Vi đưa thư đề nghị biến pháp. Được vua Quang Tự đồng tình,
phong trào Duy Tân ngày càng có đà phát triển. Để chuẩn bị lý luận, tư tưởng và
tổ chức cho cuộc biến pháp, tháng 7/1896, Khang Hữu Vi ra báo Trung ngoại ký
văn tuyên truyền tư tưởng Duy Tân. Tháng 8/1896, Khang Hữu Vi tổ chức
8


Cường học hội. Ơng cùng học trị Lương Khải Siêu đi diễn thuyết về Duy Tân ở
khắp nơi trên đất Trung Hoa.
Nội dung Cương lĩnh hoạt động của phong trào Duy Tân ở Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX gồm những điểm sau:
Về kinh tế, chủ trương bảo hộ và khuyến khích cơng thương nghiệp, lập
hội nơng nghiệp, mua sách báo, máy móc và du nhập kỹ thuật của phương Tây.
Ngồi ra, phái Duy Tân đề nghị lập Cục thương vụ, xây dựng xưởng chế tạo
máy và yêu cầu triều đình nhà Thanh cho thương nhân tự do lập công xưởng.
Phái Duy Tân cũng kêu gọi khuyến khích phát minh khoa học kỹ thuật, chỉnh
đốn, quản lý tài chính, xây dựng đường sắt, tiến hành khai mỏ, v.v... Về chính
trị, các chủ sối của phong trào Duy Tân khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân
đăng đàn diễn thuyết về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời cũng hô
hào cách chức quan lại tham nhũng. Phái Duy Tân đề ra cơ sở xây dựng chế độ
chính trị dựa trên nguyên tắc “Hán Mãn bất phân, quân dân cộng trị”. Về quân
sự, phái Duy Tân chủ trương xây dựng quân đội theo kiểu phương Tây. Về văn
hóa giáo dục, chủ trương lập trường học, tổ chức học theo kiểu phương Tây, cải
cách chế độ thi cử, mở nhà in sách báo, cử người đi học ở nước ngoài.
Dưới ảnh hưởng của phái Duy Tân, năm 1898, vua Quang Tự đã liên tục

ban hành một số pháp lệnh như mở trường học, làm đường sắt, cải cách chế độ
quan lại, giảm biên chế các tổ chức hành chính. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, giới
quan lại thuộc phái thủ cựu vẫn nắm nhiều chức vụ trọng yếu ở trung ương và
địa phương. Vì thế, mặc dù mệnh lệnh của Quang Tự và phái Duy Tân ban ra rất
nhiều, nhưng cấp dưới khơng nghe, khơng thực hiện. Bên cạnh đó, phái Bảo thủ
ngày càng tiếm quyền. Kết quả, phái Duy Tân thất bại.
Như vậy, có thể thấy, những nhà Duy Tân ở Trung Quốc nửa cuối thế kỷ
XIX muốn thông qua con đường cải cách ơn hịa để cải tạo quan hệ sản xuất, mở
đường cho sức sản xuất phát triển, chứ không đi theo con đường tiêu diệt tận
gốc cơ sở kinh tế xã hội của chế độ phong kiến. Mặt khác, phong trào Duy Tân
chưa thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà mới chỉ tập hợp
được một bộ phận sĩ phu, quan lại, địa chủ, phú thương và tư sản dân tộc cấp
9


tiến. Và cũng chính vì khơng dựa vào quần chúng lao động, trong khi cơ sở kinh
tế tư bản tuy phát triển nhưng vẫn còn nhỏ bé, địa vị của giai cấp tư sản chưa lớn
mạnh, nên phong trào Duy Tân đã thất bại.
Tuy vậy, phong trào Duy Tân cuối thế kỷ XIX ở Trung Quốc vẫn là một
phong trào yêu nước mang ý nghĩa tiến bộ. Những yêu cầu về độc lập dân tộc,
phát triển chủ nghĩa tư bản, học tập kỹ thuật phương Tây, v.v... mà phong trào
Duy Tân đề ra là phù hợp với lợi ích dân tộc lúc bấy giờ. Hơn nữa, nhờ phong
trào Duy Tân mà các học thuyết chính trị xã hội của giai cấp tư sản phương Tây
và phổ biến khoa học tự nhiên được truyền bá rộng rãi Trung Quốc. Phái Duy
Tân tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, phản đối chuyên chế phong kiến, giới
thiệu tư tưởng tự do bình đẳng, u cầu giải phóng cá tính, chống đối ln lý và
đạo đức phong kiến. Đây là những đòn giáng mạnh vào hệ tư tưởng phong kiến,
mở đường cho các tư tưởng tư sản tiến bộ phát triển. Chính vì những lý do đó,
phong trào Duy Tân và các nhà hoạt động Duy Tân được đánh giá rất cao. ảnh
hưởng của phong trào đã lan sang các nước láng giềng ở Đơng Nam á, trong đó

có Việt Nam.
Đối với Việt Nam, cuộc vận động biến pháp Mậu Tuất đã tạo điều kiện
khách quan thuận lợi cho phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở biến
đổi kinh tế xã hội Việt Nam, cộng với ảnh hưởng của cuộc vận động biến pháp
từ ngoài vào, tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị Việt
Nam qua các tác phẩm của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Rousseau,
Montesquieu, v.v... Một số sĩ phu yêu nước Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng cải
cách và trở thành những nhà tư tưởng Duy Tân đầu thế kỷ XX.
Cách mạng Tân Hợi (1911):
Cách mạng Tân Hợi mà người đứng đầu là lãnh tụ Tôn Trung Sơn là cuộc
cách mạng tư sản do giai cấp tư sản Trung Quốc lãnh đạo, được đông đảo quần
chúng tham gia. Xét về cương lĩnh, đường lối, sách lược đấu tranh cụ thể cũng
như các biện pháp cải cách xã hội, thì cách mạng Tân Hợi khẳng định xu thế
mới nhằm tiến tới xây dựng một đất nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa.
10


Mục tiêu chính của cách mạng Tân Hợi là đánh đổ triều đại Mãn Thanh,
và trên thực tế, đã lật đổ được triều đại này. Bên cạnh đó, những người làm cách
mạng Tân Hợi muốn thông qua cách mạng để tiến hành các biện pháp dân chủ,
ban bố dân quyền nhằm tạo điều kiện cho xã hội Trung Quốc tiến mạnh trên con
đường tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng, cách mạng chưa hề đụng đến vấn đề ruộng
đất - một trong những vấn đề cơ bản của các cuộc cách mạng. Chính vì vậy, họ
khơng động viên được đơng đảo quần chúng nông dân tham gia để đẩy cách
mạng đi lên, đánh lùi các thế lực phản động. Cũng do vậy, chế độ cộng hòa chưa
được triển khai trên thực tế mà mới chỉ thành lập về hình thức. Một nguyên nhân
khác hạn chế thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi, đó là đường lối cách mạng
thiếu chính xác, lực lượng giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc, giai cấp lãnh đạo
cuộc cách mạng còn yếu ớt. Mặt khác, Cách mạng Tân Hợi 1911 không giành

được thắng lợi triệt để cũng vì hạt nhân lãnh đạo non yếu về đường lối và tổ
chức nên nhanh chóng tan rã khi kẻ thù tấn công quyết liệt.
Tuy vậy, Cách mạng Tân Hợi vẫn có ý nghĩa lịch sử vơ cùng to lớn. Cách
mạng Tân Hợi đã giúp lịch sử Trung Quốc kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm
của chế độ quân chủ phong kiến, làm cho tư tưởng cộng hòa dân chủ ăn sâu bắt
rễ vào quần chúng. Cách mạng Tân Hợi cũng tạo điều kiện cho tư tưởng dân chủ
cách mạng xâm nhập và phát triển trên đất Trung Hoa. Và cho dù chế độ cộng
hòa chưa trở thành hiện thực vững chãi, thì chế độ quân chủ phong kiến phản
động cũng khơng thể lập lại hồn tồn ở Trung Quốc. Đó là một thành cơng to
lớn của Cách mạng Tân Hợi. Hơn nữa, trong quá trình đấu tranh, ý thức dân tộc,
ý thức cách mạng cũng đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào cách mạng của quần
chúng làm cho giai cấp thống trị phải có một số nhượng bộ nhất định.
Cách mạng Tân Hợi và tư tưởng của Tơn Trung Sơn đã có ảnh hưởng
nhất định đến nhiều nước Đông Nam á. Một số nhà yêu nước Việt Nam,
Indonesia, Malaysia đầu thế kỷ XX cũng mang ít nhiều màu sắc của trào lưu đó.
Cuộc vận động Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) đòi khoa học, dân chủ:
Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu một giai đoạn cách mạng mới ở Trung
Quốc. Ngày 4/5/1919, hơn 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh tập hợp tại quảng
11


trường Thiên An Mơn phản đối chính sách ngoại giao bán nước của Chính phủ.
Trung tâm của phong trào từ Bắc Kinh lan đến Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng
Châu, Thiên Tân, Đường Sơn, v.v..., và trở thành phong trào yêu nước rộng rãi,
tập hợp các tầng lớp công nhân, học sinh, thương nhân. Lực lượng đấu tranh
rộng lớn của nhân dân Trung Quốc đã buộc Chính phủ phản động phải thả số
học sinh bị bắt, cách chức ba quan chức bán nước Tào Nhữ Lâm, Chương Tông
Đường, Lục Tông Dư. Từ sau ngày bãi chức ba quan chức này, yêu cầu cự tuyệt
ký vào Hòa ước Versailles trở thành nội dung trung tâm của phong trào yêu
nước Ngũ Tứ. Hàng trăm đoàn thể của các tầng lớp nhân dân, với sự hậu thuẫn

của hàng vạn quần chúng, cử đại biểu đến Phủ Tổng thống đưa đơn thỉnh
nguyện. Ngày ký Hòa ước (28/6), công nhân Trung Quốc và lưu học sinh vây
quanh trụ sở đoàn đại biểu Trung Quốc tại Paris, không cho họ đi ký. Dưới áp
lực mạnh mẽ của nhân dân toàn quốc, đoàn đại biểu Trung Quốc từ chối ký Hòa
ước Versailles. Phong trào yêu nước Ngũ Tứ thu được thắng lợi to lớn.
Qua phong trào Ngũ Tứ, giai cấp công nhân Trung Quốc đã biểu thị sức
mạnh của mình và địi hỏi phải có một chính đảng chân chính đại biểu cho
quyền lợi của giai cấp để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Trong bối cảnh thế giới
sau Cách mạng tháng Mười Nga, những trí thức ưu tú hoạt động trong phong
trào văn hóa mới đã tiến gần đến học thuyết cách mạng Marx – Lenin và góp
phần truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin vào Trung Quốc, giác ngộ quần chúng,
mở ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc kiểu mới. Theo đó, có thể kể
đến những nhân vật tiêu biểu, tiên phong trong phong trào văn hóa mới nói riêng
và phong trào Ngũ Tứ nói chung như Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, Mao Trạch
Đơng, Chu Ân Lai... Những trí thức này sau khi tiếp thu chủ nghĩa Marx –
Lenin đã hoạt động rất mạnh mẽ, tích cực tuyên truyền chống đế quốc, tẩy chay
hàng hóa Nhật Bản, phối hợp hành động với đồng bào cả nước trong phong trào
Ngũ Tứ, thu hút hàng triệu học sinh, công nhân và quần chúng tham gia, là bước
chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc. Trong lịch sử, hai nước đã
có mối quan hệ mật thiết, lâu đời về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
12


Vì vậy, mọi biến cố lịch sử lớn xảy ra ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến Việt Nam.
Sự thực, vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, Quảng Châu (Trung Quốc) có
sức hút mạnh mẽ đối với nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam, trở thành trung
tâm đào tạo và căn cứ hoạt động của cán bộ cách mạng Việt Nam trong buổi đầu
gây dựng phong trào. Nhờ vậy, chủ nghĩa Marx – Lenin, qua sách báo Trung

Quốc, được truyền về Việt Nam rộng rãi hơn trước. Phan Văn Trường, trên tờ
L‟Indochine (Đông Dương) số ra ngày 30/6/1925, đã viết: “Chúng ta hãy chăm
chú theo dõi những sự kiện phát xuất từ Trung Quốc. Những sự kiện này sẽ dẫn
đến những hậu quả thế giới. Chúng ta khơng qn rằng thân phận của chúng ta
được gắn bó mật thiết với thân phận của tồn vùng Viễn Đơng”. Rõ ràng là
phong trào cách mạng Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm
1927 đã là một điều kiện quốc tế vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
* Nhật Bản:
Là một quốc gia ở châu á, nhờ vị trí cách biển khá rộng nên Nhật Bản
khơng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của vịng cung văn hóa Trung Hoa, và do đó,
Nhật Bản có khả năng tạo nên một quốc gia mang bản sắc riêng. Vào thời cận
đại, dựa vào những điều kiện của riêng mình, Nhật Bản đã tìm được con đường
tự hội nhập với thế giới và phát triển. Với công cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật
Bản trở thành một đế quốc tư bản duy nhất ở châu á.
Cuộc Duy tân Minh Trị và Hiến pháp dân chủ năm 1889:
Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy
thối, khơng thể đáp ứng u cầu phát triển, cũng không đủ sức chống lại sự
xâm nhập của đế quốc Âu – Mỹ. Chính quyền Tokugawa sau mấy thế kỷ tồn tại
đã khơng cịn đủ sức giải quyết các mâu thuẫn xã hội và định hướng con đường
phát triển của Nhật Bản. Trong khi đó, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Âu –
Mỹ đòi hỏi mở cửa Nhật Bản để giao lưu buôn bán. Mỹ, lúc bấy giờ, đặc biệt
chú ý đến Nhật vì Nhật có thể thành trạm dừng chân cho các tàu Mỹ tỏa ra các
khu vực Trung Quốc và Thái Bình Dương. Việc mở cửa giao thương và ảnh
hưởng của nó làm cho phong trào đòi lật đổ Shogun ở nước Nhật ngày càng dấy
13


lên mạnh mẽ. Các lực lượng chống Shogun đã tập hợp thành những bộ phận
chống lại lực lượng bảo thủ, ủng hộ Thiên hồng, địi trả quyền cho Thiên
hồng, và đòi tiến hành cải cách. Trước áp lực này, ngày 9/11/1867, Shogun đã

phải xin trao trả quyền lực. Như vậy, quyền lực Shogun của dịng họ Tơkugawa
kéo dài 265 năm đến đây đã kết thúc. Lịch sử Nhật Bản bước sang trang mới.
Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng ra lệnh truất quyền Shogun và thành lập Chính phủ
mới.
Về thực chất, cuộc đấu tranh chuyển quyền lực từ Shogun sang Minh Trị,
không chỉ là cuộc “trả quyền bính”, mà đánh dấu một bước đi lên, một bước đổi
mới có ý nghĩa cách mạng. Duy Tân Minh Trị là một cuộc biến đổi xã hội khá
toàn diện. Cuộc cải cách ấy bao gồm các mặt chính trị, qn sự, văn hóa, giáo
dục, và đặc biệt là cải cách kinh tế xã hội. Cải cách Minh Trị đã làm cho nước
Nhật từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản có nền
cơng nghiệp phát triển, hiện đại. Có thể coi đây là cuộc cải cách mang tính chất
quy luật thời đại, nhằm đưa đất nước tiến lên con đường phát triển, tạo cơ sở cho
một nước Nhật giàu mạnh, thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc đế quốc phương
Tây. Cũng nhờ cải cách, nước Nhật thời Minh Trị, với lực lượng xã hội có tư
tưởng canh tân, đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử châu á: giữ được độc lập và
trở thành một nước tư bản trên thế giới.
Về một số biện pháp cải cách và phát triển kinh tế trong cuộc Duy Tân
Minh Trị:
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công thương nghiệp, ngay khi lên
nắm quyền, Minh Trị đã khuyến khích phát triển cơng thương nghiệp. Ngoài
việc tạo điều kiện thiết lập một thị trường thống nhất trong nước, chính quyền
Minh Trị cịn nhắm tới thị trường quốc tế và khuyến khích du nhập kỹ thuật tiên
tiến. Việc thực hiện chế độ tiền tệ thống nhất, đo lường thống nhất, quan thuế
thống nhất tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Trong nơng nghiệp
và quan hệ ruộng đất, ngay từ đầu, chính quyền Minh Trị đã cho phép mua bán
đất và cho phép tự do kinh doanh nơng phẩm. Chính sách này tạo nên yếu tố
kích thích kinh tế phát triển. Nền kinh tế nơng nghiệp được giải phóng, thúc đẩy
14



thị trường tiêu thụ hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với sự tập trung ruộng
đất do nhu cầu kinh tế là sự mất thăng bằng trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở
nơng thơn và sự phân hóa giàu nghèo. Nhiều nơng dân khơng thể duy trì cuộc
sống bình thường, phải bán đất, bỏ ra thành phố làm thuê. Và như vậy, hiện
tượng người nông dân tự do trở thành công nhân là hệ quả tất yếu của sự phát
triển.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế gắn liền với các cuộc chiến tranh đã thể
hiện rõ đường lối phát triển một nước Nhật theo xu hướng đế quốc quân sự.
Năm 1895, Nhật giành được thắng lợi trong chiến tranh Trung – Nhật, trở thành
thành viên của liên quân 8 nước tư bản tham gia trấn áp Nghĩa Hịa Đồn ở
Trung Quốc (1899-1901). Cũng nhờ đó, vị trí của Nhật Bản dần được khẳng
định.
Mặt khác, với khát vọng tạo nên sức mạnh lớn lao cho công cuộc cạnh
tranh, Nhật Bản đã dốc tồn lực vào ngành cơng nghiệp nặng. Vì vậy, trong một
thời gian ngắn, giá trị sản phẩm công nghiệp nặng chiếm quá nửa trong tổng sản
phẩm quốc dân của Nhật Bản. Những công ty cổ phần bị phá sản hợp nhất thành
những công ty lớn, những tổ chức lũng đoạn kinh tế. Tư bản ngân hàng ở Nhật
cũng nhanh chóng tập trung. Vào đầu thế kỷ XX, tập đoàn Ngân hàng Mitsui,
Mitsubishi lũng đoạn hơn 50% tổng số vốn trong ngành tài chính. Sự phát triển
tập trung theo khuynh hướng dung hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công
nghiệp là đặc trưng trong quan hệ điều hành sản xuất và huy động vốn của chủ
nghĩa tư bản Nhật Bản ở giai đoạn lũng đoạn. Kèm theo đó, sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo nên sức
mạnh chính trị, quân sự cho nước Nhật, giúp Nhật tham gia tích cực vào việc
phân chia thị trường thế giới.
Về cải cách chế độ hành chính:
Minh Trị muốn tiến hành cải cách dân chủ trong khuôn khổ quyền lực của
vương triều và đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Minh
Trị thiên hoàng đã tuyên thệ, rằng: Quốc hội phải dân chủ và theo công luận
quyết định việc nước; trên dưới đồng lòng lo việc nước; từ quan chức văn võ

15


đến nhân dân đều phải theo đuổi chí nguyện để trong nước khơng cịn mối bất
mãn; phá bỏ những tập quán xấu, mọi công việc theo pháp luật chung; tiếp thu
tri thức trên thế giới để chấn hưng sự nghiệp của hoàng triều, v.v... Minh Trị
cũng thành lập một bộ máy chính quyền gồm Hữu viện (cơ quan hành pháp) và
Tả viện (cơ quan lập pháp). Ngoài ra, Minh Trị tuyên bố xóa bỏ đẳng cấp cùng
với những đặc quyền của nó. Những quy định khắt khe về hơn nhân, hành nghề,
ăn mặc theo đẳng cấp đều bị xóa bỏ. Chính quyền Minh Trị xác định học tập
phương Tây về mọi mặt, từ kinh tế kỹ thuật đến tư tưởng văn hóa. Bằng chứng
là, năm 1971, một phái đồn Nhật Bản đã đến thăm và học hỏi, nghiên cứu thể
chế chính trị, hiến pháp của 12 nước Âu Mỹ.
Người tuyên truyền tư tưởng tự do phương Tây ở Nhật Bản là Fukuzawa
Yukichi (1834-1901) – nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội
Nhật Bản cận đại, từng được tôn vinh là “Voltaire của Nhật bản”. Khuyến học
(1872-1876) là tác phẩm có ảnh hưởng lớn lao nhất đến công chúng Nhật Bản.
Trong Khuyến học, với tuyên ngôn “Trời không tạo ra người đứng trên người
và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa đã gây kinh ngạc và
bàng hồng – như “khơng tin vào tai mình”, cho đa số người dân Nhật Bản vốn
bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan
quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định
mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn. Về
học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật
Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực học”. Nền học vấn “thực học”
phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh
thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn
lọc. Quan điểm xuyên suốt tác phẩm Khuyến học là làm thế nào để bảo vệ nền
độc lập Nhật Bản trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến
toàn bộ châu á thành thuộc địa.

Trong cuộc cải cách Minh Trị, Hiến pháp năm 1889 ra đời nhằm tìm một
thể chế thích hợp làm thỏa mãn những mong muốn quyền lực của giai cấp có
của, nhưng cũng đồng thời phản ánh sự thắng lợi của quần chúng nhân dân trong
16


phong trào đòi tự do, dân chủ. Theo Hiến pháp này, Quốc hội Nhật chia làm 2
Viện: Viện quý tộc có 368 người gồm hồng thân, q tộc, những người giàu có
nhất và Viện đại biểu có 300 đại biểu, bầu cơng khai. Thiên hồng là người có
quyền tối thượng, quyền giải tán Quốc hội, xóa bỏ những đạo luật mặc dù Quốc
hội đã phê chuẩn, quyền tuyên chiến, đình chiến, điều chỉnh và phân bổ ngân
sách, quyền bổ nhiệm bộ trưởng. Sau khi Hiến pháp ra đời, đường lối chính trị
của Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị là đường lối của tập đoàn quân phiệt, phát
triển lực lượng quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược, xây dựng nền kinh tế
theo hướng phục vụ chiến tranh. Hiến pháp đã khẳng định sự lựa chọn thể chế
phù hợp với giới quý tộc quân phiệt tư bản Nhật Bản, dẫn nước Nhật đi đến con
đường phát triển chủ nghĩa quân phiệt.
Đầu thế kỷ XX, đế quốc Nhật cùng các đế quốc phương Tây chia nhau
quyền lợi ở Trung Quốc và liên hiệp với nhau để đàn áp phong trào cách mạng
Nghĩa Hịa Đồn (Trung Quốc), nhưng mặt khác lại tìm kế tranh giành quyền
lợi, xâu xé nhau. Sau khi chiếm Triều Tiên, Nhật Bản thơn tính Mãn Châu và
chủ trương gây chiến với Nga. Năm 1905, Nga buộc phải nhượng bộ Nhật, thừa
nhận Nhật chiếm Triều Tiên, trả cho Nhật những quyền lợi ở Mãn Châu, và cắt
cho Nhật miền nam bán đảo Xakhalin. Chiến thắng của Nhật có tiếng vang lớn
trên thế giới, nhất là đối với các dân tộc ở châu á. Lúc bấy giờ, Nhật được coi là
vị “cứu tinh” của các dân tộc da vàng. Đó cũng là một trong những lý do chủ
yếu khiến cho xu hướng thân Nhật phát triển ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái
Lan, ấn Độ... Xu hướng này ít nhiều có tác động đến tinh thần chống đế quốc ở
các nước thuộc địa và bán thuộc địa ở á châu.
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước nhận thấy không thể nào

tự lực đánh đuổi Pháp nếu khơng trơng vào viện trợ nước ngồi. Vì thế, khơng
thể nào không hướng về Nhật Bản, một nước “đồng châu, đồng chủng, đồng
văn”, lại là nước tiên tiến. Do đó, phong trào sang Nhật cầu học đã diễn ra rất
sôi nổi từ năm 1904 đến 1908, và có một địa vị trọng yếu trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
* Thái Lan:
17


Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội phong kiến Thái Lan chuyển biến
theo hướng tư bản chủ nghĩa. Đứng trước nguy cơ bị các cường quốc phương
Tây nô dịch, việc bảo vệ nền độc lập của đất nước trong thời kỳ này đã trở thành
mục tiêu trọng yếu của các trào lưu tư tưởng trong xã hội Thái Lan. Song song
với nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập, công cuộc cải cách đất nước cũng đặt ra gay
gắt.
Trước sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cải cách của
Rama V và Rama VI đã tạo cho Thái Lan một bộ mặt mới theo mẫu hình
phương Tây. Những cải cách này, ở một góc độ nhất định, có tác dụng tích cực
đối với sự phát triển kinh tế xã hội, làm cho Thái Lan khơng bị rơi vào tình trạng
trở thành thuộc địa như các nước láng giềng Đơng Nam á, nhờ đó, Thái Lan có
tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đối với các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt
Nam.
Về một số điểm đáng chú ý trong cải cách của Rama V và Rama VI cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Một trong những cơng việc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong cuộc cải
cách của chính quyền Rama là ban hành sắc lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đã tồn tại
lâu đời ở Thái Lan vốn là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế. Kèm theo đó,
chế độ lao dịch cho nhà nước cũng bị bãi bỏ. Xét trên hoàn cảnh kinh tế – xã hội
lúc đó, những chính sách này thực sự có ý nghĩa tiến bộ vì nó giải phóng một
phần sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Về kinh tế, đặt mục tiêu

hàng đầu là xuất khẩu gạo, nền kinh tế Thái Lan có những bước chuyển biến
quan trọng. Cuộc cải cách tài chính năm 1892 xóa bỏ chế độ thầu thuế, làm tăng
nguồn thu nhập của ngân sách đồng thời giảm bớt phần nào sự quấy nhiễu nông
dân do bọn thầu thuế gây ra, nhờ đó, kinh tế Thái Lan ngày càng phát triển,
v.v...
Tóm lại, cuộc cải cách do các vua Rama V và Rama VI tiến hành đã gây
dựng cho Thái Lan một nền tảng để phát triển và phát triển theo tấm gương
phương Tây. Thế nhưng, vì Thái Lan khơng có một giai cấp tư sản lớn m1931) ;
177


s. 6453 (1.6.1931) ; s.6455 (3.6.1931)

Cái chế độ gia đình nước ta
đem gióng với luân lý của Khổng Mạnh

Trong bài Gia đình nước ta đã thành ra vấn đề của tơi, đăng ở Phụ nữ tân
văn số 83, có nói đến cái thuyết tam cang, cho rằng cái chế độ gia đình của ta là
do ở đó; mà cái thuyết ấy cốt chỉ để tôn quyền quân chủ, lợi cho việc cai trị mà
thơi. Tơi có ý khen lẫy mà rằng bọn Hán nho đã vắt bao nhiêu não tủy lập
ra cái thuyết ấy rất khéo ; rồi đến khi pháp luật cũng dựa theo đó mà đặt ra
những điều rất khéo, mới thành ra cái chế độ gia đình quá hà khắc như ta
đã chịu lâu nay.
Một đoạn đó có hàm cái tánh chất lịch sử ở trong, cần phải giải thích thì mới
rõ thấu đầu đi gốc ngọn. Huống chi trong đó có hai chữ “Hán nho” e cho ít
nhiều độc giả sẽ lấy làm lạ, vì nghĩ rằng nếu muốn đổ tội cho ln lý thì sao
khơng chỉ hẳn vào Khổng Mạnh mà nói, lại nói một Hán nho?
Phải, vì muốn kể rõ lịch sử đoạn ấy và cởi lịng nghi hoặc của ít nhiều người,
hơm nay tôi phải viết bài nầy. Bài nầy, tuy tài liệu của nó khơng được dồi dào
cho lắm, song lấy tánh chất mà nói thì nó gần như một bài khảo cứu, không xen

vào ý kiến riêng của tác giả và nhứt là khơng có ý tun truyền hay cổ động điều
gì hết.
Người nước ta, khi nói đến ln lý là cái danh từ trừu tượng (nom abstrait),
mà muốn chỉ thiệt ra, thì tưởng ai cũng phải trước chỉ vào gia đình. Lại khi
muốn tỏ vạch cái luân lý trong gia đình ấy nó ra từ đâu, thì mn miệng một lời,
lanh mồm không cần suy nghĩ, ai cũng bảo rằng ra từ Khổng Mạnh. Vậy, nói tắt
đi mà nghe, tức là cái chế độ gia đình nước ta ra từ luân lý Khổng Mạnh, hay là
hiệp với luân lý Khổng Mạnh, điều ấy là điều đã được công nhận ở giữa chúng
ta.
178


Tuy vậy, ở đời có nhiều việc mình lấy làm chắc mười mươi mà té ra nó
khơng chắc ; có nhiều điều mình vẫn tưởng là thế nọ mà té ra nó lại thế kia.
Trong khi người ta đương đồng thinh với nhau nói trái đất vng, thì trái đất nó
lại trịn, sau đến trải lắm phen kinh nghiệm, người ta mới biết.
Cái vấn đề mà tôi nghiên cứu trong bài nầy đây, có gì đến nỗi tương phản
như sự tương phản của trái đất mới vừa nói đó. Song le, trong khi người ta đồng
tình nhận cho cái chế độ gia đình xứ ta là ra từ luân lý Khổng Mạnh, hiệp với
ln lý Khổng Mạnh, mà tơi cịn hồ nghi chưa lấy làm chắc, thì tơi có cách thử
dễ lắm, là đem cái nọ gióng với cái kia. Sau khi gióng rồi, nó hiệp hay là nó sai,
hay là đến nỗi nó tương phản với nhau nữa, ai có mắt sẽ đều thấy và biết vậy.
*
Cái yếu mục của luân lý ta, ấy là cang thường, tức tam cang ngũ thường ;
hoặc luân thường, tức ngũ luân và ngũ thường ấy. Tam cang hay ngũ luân, là nói
vềnhân cách của luân lý ; còn ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là nói về cái
hằng đức của nhân cách. Tuy vậy, theo sự thiệt mà nói thì hình như trong xã hội
ta trọng tam cang hơn là ngũ ln, bởi vì người ta hay nói đến cang thường hơn
là nói đến luân thường.
Người ta vẫn coi trọng tam cang hơn ngũ luân, song bất kỳ tam cang hay ngũ

luân, người ta đều nhìn ra là từ Nho giáo hết, ra từ Khổng Mạnh hết. ý người ta
thì như thế, có điều cứ theo lịch sử thì ngũ luân sanh ra trước, tam cang sanh ra
sau ; nói hai cái điều ra từ Nho giáo thì phải, nhưng nói hai cái đều ra từ Khổng
Mạnh thì khơng phải.
ở xã hội người Tàu, ngũ luân có từ đời thượng cổ, tức hồi thời đại Ngu
Thuấn kêu bằng “ngũ phẩm” ; nhưng về sau đến Khổng Tử Mạnh Tử mới
chủ trương cho nó càng vững chãi thêm và phát huy nghĩa lý cho nó càng
rõ ràng thêm. Cho nên, đối với ngũ ln, Khổng Mạnh chỉ có cơng đề
xướng, chớ khơng có cơng sáng tạo. Dầu vậy, chúng ta có thể nói được rằng
ngũ luân ra từ Nho giáo ; vì Khổng Mạnh là tổ sư của Nho giáo.
Ngũ luân tức là : quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ),
179


huynh đệ (anh em), bằng hữu (bầu bạn). Ngũ là năm, luân là đấng bậc ; ngũ luân
là một cái tổng cương trong luân lý, như là cái giấy giao kèo để buộc năm đấng
bậc ấy phải ở với nhau cách nào. Bởi vì tóm hết thảy người trong xã hội mà chia
ra, chẳng qua có năm đấng bậc ấy ; mà mỗi một đấng bậc có hai bên đối nhau,
thì bên nầy phải có cách đối với bên kia, hầu cho hết bổn phận mình.
Khổng Mạnh khi nào nói đến ngũ luân đều là để phát huy cái ý ấy. Sách
Trung dung, chương XX, Khổng Tử nói rằng : “Vua tôi, cha con, chồng vợ,
anh em, bầu bạn : năm điều ấy là cái đạo thông hành của thiên hạ vậy”. ở sách
Luận ngữ, thiên Nhan Uyên, ngài đáp lời Tề Cảnh Cơng hỏi mà nói rằng :
“Vua phải đạo vua ; tôi phải đạo tôi ; cha phải đạo cha ; con phải đạo con”.
Sách Đại học, chương III, khi nói về Văn Vương, ngài nói rằng : “Làm vua
người, đỗ ở nhân ; làm tôi người, đỗ ở kính ; làm con người, đỗ ở hiếu ; làm
cha người, đỗ ở từ ; giao với người trong nước, đỗ ở tín”. Lại ở sách Luận
ngữ, thiên Bát Dật, đáp lời Định Cơng hỏi, ngài nói rằng : “Vua lấy lễ khiến
tôi ; tôi lấy lễ thờ vua”. Cịn Mạnh Tử, ở thiên Đằng Văn cơng thượng trong
sách ngài, ngài cũng nói rằng : “Cha con có tình thân ; vua tơi có nghĩa ;

chồng vợ có biệt ; kẻ lớn trẻ con có thứ ; bậu bạn có tín”.
Coi những lời Khổng Mạnh dẫn trên đó, hoặc khi nói đủ cả năm đấng bậc,
hoặc khi nói nội một vài đấng bậc, cũng đều nói một cách đối đãi nhau. Bên nào
các ngài cũng buộc cho một cái bổn phận đối với bên kia, chẳng qua bổn phận
tùy theo địa vị mà có khác.
Đến nỗi có khi như muốn tỏ ý rằng hễ trong một đấng bậc mà bên nầy khơng
làm hết bổn phận mình thì bên kia có quyền cũng khơng làm hết bổn phận mình
như vậy. ấy tức là trong thiên Ly lâu hạ, Mạnh Tử nói cùng Tun Vương nước
Tề rằng : “Vua coi tơi như tay chưn, thì tơi coi vua như lịng dạ ; vua coi tơi như
chó ngựa, thì tơi coi vua như người ngồi đường ; vua coi tơi như bụi rác, thì tơi
coi vua như giặc thù”. Song, cái giọng nghiêm khắc nầy chỉ thấy dùng nói về
một luân quân thần ở đây mà thôi ; chúng ta không nên lấy đó mà suy ra các
luân kia, nhứt là luân phụ tử và phu phụ.
Dầu thế nào nữa, về ngũ luân, trong khi Khổng Mạnh phát huy cái nghĩa lý
180


của nó, vẫn có ngụ cái tinh thần bình đẳng ở trong. Bình đẳng đây là bình đẳng
về tinh thần, nghĩa là trong mỗi luân, hai bên dầu danh phận khác nhau mà đều
có nghĩa vụ như nhau cả. Điều đó hiệp với mấy cái nguyên tắc của đạo Khổng
thánh, tức là cái nguyên tắc “trung thứ” và cái nguyên tắc “hiệt cũ”. Mọi người ở
đời, ngài buộc mỗi người phải làm cho kẻ khác cái điều mà mình muốn họ làm
cho mình. Cho nên trong sách Trung dung, chương XII, ngài cũng có nói rằng :
“Cái đạo quân tử có bốn điều mà ta chưa làm được điều nào hết : Cái điều ta
trách nơi con ta, ta chưa đem mà thờ cha được ; cái điều ta trách nơi tôi tớ của
ta, ta chưa đem mà thờ vua được ; cái điều ta trách nơi em ta, ta chưa đem mà
thờ anh được ; cái điều ta trách nơi bậu bạn, thì ta cũng chưa hay đem mà đối đãi
họ trước đi”.
Nói về ba ln vua tơi, cha con, chồng vợ, là ba cái đấng bậc mà danh phận
huyễn thù nhau hơn hai cái kia, Thánh Hiền cũng chưa hề nâng một bên nào lên,

hạ một bên nào xuống. Đọc hết thảy kinh truyện, những lời chính miệng Khổng
Mạnh nói ra, khơng hề có một lời nào nâng cao người làm vua, làm cha, làm
chồng lên, mà đè ẹp người làm tôi, làm con, làm vợ xuống bao giờ. Nhưng, trái
lại, trong sách Hiếu kinh lại có dạy rằng : “Quân hữu tránh thần, phụ hữu tránh
tử”, nghĩa là : Vua, nhờ có bầy tơi hay can gián ; cha, nhờ có con cái hay can
gián. Câu ấy tỏ ra rằng khi người làm vua làm cha không hết bổn phận mình,
bầy tơi và con cái có quyền được xét nét.
Cái bổn ý của Khổng Mạnh về luân lý là như vậy đó thì làm sao nẩy sanh
được tam cang ? Cho nên cái thuyết tam cang, hồi đời Khổng Mạnh chưa có, mà
trước và sau kề đó cũng chưa có.
Thuyết tam cang mới bắt đầu có từ nhà Hán, thấy ra trong sách Bạch hổ
thông của Hán nho. Sách ấy nói : “Quân vi thần cang, phụ vi tử cang, phu vi thê
cang”, nên gọi tắt là “tam cang”.
Cang nghĩa là cái giềng lưới. Theo thuyết ấy thì vua, cha, chồng như cái
giềng lưới ; cịn tơi, con, vợ thì như những cái mắt lưới. Cái giềng cứ ràng buộc
lấy những cái mắt, và những cái mắt cứ phải ở trong cái giềng. Nói vua, cha,
chồng là cái giềng của tôi, con, vợ, ấy là tỏ ra rằng ba đấng người sau đó chỉ có
181


nghĩa vụ phục tùng mà thơi, chớ khơng có tự do mà khơng có nghĩa vụ gì cả.
Chỗ cốt yếu của tam cang là ở đó, thật trái với cái bổn ý của Khổng Mạnh vậy.
Bởi cớ gì sanh r“ thuyết tam cang ? Nguyên bên Tàu từ đời Xuân thu Chiến
quốc về trước, quân quyền chưa thạnh mấy ; và bấy giờ học thuyết trong nước
chia ra nhiều phái, khơng phải một mình nhà Nho mà thơi. Kế đó, nhà Tần thống
nhứt thiên hạ, đặt ra những cái lễ tôn quân ức thần, quyền quân chủ mới mạnh
lên. Nhà Hán nối lấy, y theo chế độ nhà Tần, lại bãi bỏ cả chư tử bách gia mà bắt
thiên hạ chỉ tơn một mình họ Khổng ; ấy là nhà Nho cũng đã nhờ quân quyền
mà được mạnh. Nhà vua với bọn nho giả hồi bấy giờ làm như thông lưng với
nhau : bên nhà vua đã làm cho họ được mạnh, thì bên nho giả cũng đền đáp lại

mà làm cho nhà vua mạnh thêm, mới đặt ra cái thuyết tam cang nầy.
Hán nho cũng là Nho, cho nên nói được rằng tam cang ra từ Nho giáo ;
nhưng, điều nên phân biệt trước hết, là tam cang của Hán nho chớ không phải
của Khổng Mạnh.
Thuyết tam cang đã có thể lợi cho nhà vua được thì nhà vua nào lại chẳng
tơn chuộng nó ? Bởi vậy, dầu nó đẻ sau mặc lịng mà nó muốn ăn sấp ngũ luân
của Khổng Mạnh đi, đến nay người ta vẫn trọng tam cang hơn ngũ luân, người
ta mở miệng ra là nói “cang thường”, chớ ít nói “ln thường”.
Nay xét đến cái chỗ tam cang lợi cho nhà vua là lợi cách nào.
Cang thứ nhứt là quân thần, để mà đàn áp thần dân xuống, tôn quyền vua cho
cao lên, đành rồi ; song chỗ khơn ngoan bí hiểm của cái thuyết nầy lại ở hai cang
sau kia, phụ tử và phu phụ. Cái thâm ý của nó là ở chỗ : một ông vua đè đầu cả
nhân dân trong nước cịn hơi khó, chi bằng thả quyền cho những kẻ làm cha làm
chồng đè giùm với mình, rồi mình đè lên trên hết, thì tự nhiên chúng nó chết cả
bè với nhau, không cựa quậy được. Cách áp chế như thế mà thật là hồn tồn
vậy.
Như tơi đã nói trong bài Vấn đề gia đình đó, nhà vua dựa theo thuyết tam
cang mà đặt ra pháp luật. Bởi “phụ vi tử cang” cho nên luật có điều thân cáo nãi
tọa, nghĩa là hễ con bị cha mẹ khống cáo thì mang án ngay, chớ khơng cần hỏi
han xét xử gì cả ; lại có điều phụ huynh bất năng cấm ước tử đệ, nghĩa là con em
182


có tội thì phạt đến cha anh vì khơng răn he bó buộc chúng nó. Bởi “phu vi thê
cang”, cho nên luật có điều tội tọa bổn phu, nghĩa là đàn bà phạm tội thì cứ bắt
tội người chồng. Sở dĩ luật đổ trách nhiệm trên đầu người gia trưởng như vậy, là
bởi muốn gia trưởng kềm chế hết thảy người nhà mình để giữ giùm cuộc trị an
cho nhà vua ; mà đã đổ trách nhiệm nặng nề cho người gia trưởng thì cũng phải
cho người ấy cái quyền lợi đặc biệt. Bởi vậy khi gia trưởng đối với người nhà
mình mà phạm tội, luật cũng dung tha cho nhẹ bớt đi.

Luật đã đổ trách nhiệm cho kẻ làm cha làm chồng và ban cho họ cái quyền
lợi đặc biệt như thế, cho nên trong gia đình nào cũng vậy, cái tánh trời ân ái
muốn tiêu diệt đi hầu hết mà chỉ hiện ra cái vẻ oai nghiêm. Tục ngữ có câu rằng
: “Gươm vua thì xa, gươm cha thì gần” ; lại có câu rằng : “Gái có chồng như
gông vào cổ”, – đều tỏ ra cái quyền của cha của chồng là lớn dường nào, khiến
cho kẻ làm con làm vợ phải thấy mà thất đởm !
ấy là kết quả của cái thuyết tam cang đó ! ấy là sự ban tứ của Hán nho đó !
Phải chi khơng có cái thuyết tam cang mà chỉ theo ngũ luân của Khổng Mạnh,
thì tất nhiên thứ pháp luật tàn nhẫn ấy khơng có chỗ dựa làm xương sống nữa,
và cái chế độ gia đình khơng đến nỗi q nghiêm khốc, kẻ bề dưới không đến
nỗi bị áp chế mà mất hết tư cách làm người.
Trên đó mới nói về cái tinh thần của chế độ gia đình ta, cái tinh thần ấy tức
là oai nghiêm hơn ân ái. Từ khi tam cang của Hán nho lên thay cho ngũ luân của
Khổng Mạnh, cái tinh thần ấy mới hiện ra trong gia đình ta. Mà đã thay đổi tinh
thần thì cũng thay đổi ln hình thức nữa.
Nói về hình thức của gia đình, thì có hai thứ : là đại gia đình và tiểu gia đình.
Tiểu gia đình lấy vợ chồng làm bổn vị, trong một nhà chỉ có vợ chồng và con cái
chưa tới tuổi ở chung với nhau. Đại gia đình lấy bậc tơn trưởng hơn hết làm bổn
vị, trong một nhà, ông bà, cha mẹ, con trai, con gái, nàng dâu, cháu, chắt, chít,
có thể ở chung đến mấy đời lận. Kiểu gia đình của ta và Tàu gần nay là kiểu đại
gia đình ; song theo lịch sử mà xét lại, trước khi cái thuyết tam cang chưa thạnh
hành, hình như đã có tiểu gia đình rồi thì phải.
Trong kinh Lễ dạy rằng : “Nhứt mạng chi sĩ, phụ tử dị cung”. Nghĩa là: Kẻ sĩ
183


mới một lần mạng (tức là bắt đầu làm quan), thì cha con ở riêng nhà. Lại như
Nghiêu Thuấn là bậc đại hiếu xưa nay, mà cứ theo sách xưa thì ơng cũng khơng
đồng cư với cha là ơng Cổ Tẩu. Tức như sách Mạnh Tử nói khi tên Tượng thi
hành cái mưu giết anh xong, rồi qua nhà Thuấn (Tượng vãng nhập Thuấn cung)

mà tính bề chiếm đoạt gia tài thì đủ biết.
Hình như từ Hán Đường về sau, cái thuyết tam cang thạnh hành chừng nào
thì lại càng chuộng sự đồng cư chừng nấy, lại càng khuynh hướng về cái kiểu
đại gia đình chừng nấy. Trong sử Tàu có chép nhiều lần về mấy nhà đồng cư đến
chín đời kia.
Sự đồng cư như vậy, người ta dâng cho nó cái huy hiệu rất tốt, là do ở hiếu
nghĩa mà ra. Nhưng xét cho kỹ, hiếu nghĩa chỉ là hư danh, mà thiệt sự là bởi có
đồng cư mới dễ tóm thâu cái quyền gia trưởng vào một mối. Cái quyền gia
trưởng hễ tập trung (centraliser) chừng nào thì lợi cho sự cai trị chừng nấy, cho
nên nhà vua cũng khuyên cho thiên hạ đồng cư. Thuở đời Đường, có nhà
Trương Cơng Nghệ, chín đời đồng cư, trong nhà ở đến ba ngàn người ; vua Cao
Tơn có lần ngự đến tận nơi mà ban thưởng. Cái ý của vua Cao Tơn dễ hiểu lắm :
vì nếu cả nước mà cái quyền gia trưởng tóm thâu lại như nhà họ Trương thì khoẻ
cho vua dường nào : ba ngàn người ấy có rục rịch điều gì, cứ nhè một mình
Trương Cơng Nghệ mà dọa bỏ khám lớn, là n tất cả !
Gia đình xứ ta, rày về sau có đổi ra tiểu gia đình chăng thì chưa nói, nhưng
từ trước đến giờ vẫn khuynh hướng về kiểu đại gia đình. Lâu nay những nhà
bình dân, con cái có vợ có chồng rồi vẫn có cho ra riêng, song hình như là cực
chẳng đã, bởi sự đảm nhiệm về kinh tế nó khơng cho phép ở chung, chớ khơng
phải lấy sự ra riêng ấy làm vui lòng. Còn như nhà có học, theo lễ nghĩa, thì hầu
hết là theo kiểu đại gia đình ; vì luân lý buộc phải như vậy, nếu ở riêng ra thì
chắc sẽ mang tiếng : cái nhà đó là bất mục, cái người con ở riêng ra đó là bất
hiếu.
Cái kêu là ln lý, chính nó đốn phạt nhà người ta, làm cho mang tiếng đó,
tơi tưởng, nếu là ln lý thật đi nữa cũng chỉ là luân lý của Hán nho mà thôi, chớ
không phải của Khổng Mạnh đâu. Bởi vì theo luân lý của Khổng Mạnh, ở dưới
184



×