Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

LÊ NGỌC HÀ

ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
TRONG TẢN VĂN CỦACÁC NHÀ VĂN HÀ NỘI
(QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ,
ĐỖ PHẤN, NGUYỄN TRƢƠNG QUÝ...)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

LÊ NGỌC HÀ

ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
TRONG TẢN VĂN CỦACÁC NHÀ VĂN HÀ NỘI
(QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ,
ĐỖ PHẤN, NGUYỄN TRƢƠNG QUÝ...)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học


Mã số: 60220120

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. VĂN CHƢƠNG VIẾT VỀ HÀ NỘI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN, NGUYỄN VIỆT HÀ, NGUYỄN NGỌC
TIẾN, NGUYỄN TRƢƠNG QUÝ ................................................................. 8
1.1. Truyền thống văn chương viết về Hà Nội.............................................. 8
1.1.1. Từ trong truyền thống ..................................................................... 8
1.1.2. Trong văn học trước 1945............................................................. 17
1.1.3. Trong văn học kháng chiến ........................................................... 23
1.2. Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Q
trong góc nhìn văn chương viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới ....................... 26
CHƢƠNG 2. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG TẢN VĂN
VIẾT VỀ HÀ NỘI ......................................................................................... 31
2.1. Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa......................................... 31
2.2. Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới ......................................... 37
2.3. Nguy cơ đánh mất bản sắc ................................................................... 46
2.4. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống ................................................... 49
2.5. Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con người......................................... 52

CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ............... 56
3.1. Ngôi kể và điểm nhìn ........................................................................... 56
3.1.1. Ngơi kể........................................................................................... 56
3.1.2. Điểm nhìn ...................................................................................... 60
3.2. Ngơn ngữ giọng điệu............................................................................ 64
3.2.1. Giọng hồi niệm trữ tình ............................................................... 65


3.2.2. Giọng suy tư, triết lý...................................................................... 69
3.2.3. Giọng trào lộng ............................................................................. 73
3.2.4. Giọng tự nhiên, dí dỏm.................................................................. 76
3.3. Khơng gian, thời gian nghệ thuật ......................................................... 79
3.3.1. Không gian nghệ thuật .................................................................. 79
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận văn của chúng tôi lựa chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản
văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn,
Nguyễn Trương Quý...) với các lý do sau:
Thứ nhất: Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời. Với chiều dài lịch sử
lâu đời, Hà Nội mang trong mình những nét đẹp truyền thống của cả một dân
tộc. Từ cảnh vật, kiến trúc đến con người, dường như ai đã từng đặt chân lên

mảnh đất ngàn năm văn hiến này đều không thể quên. Người Hà Nội mang
trong mình phẩm chất cao quý đặc trưng mà cái nổi lên rõ nhất là “thanh
lịch”. Điều này không những thể hiện trong đời sống vật chất mà trong cả đời
sống tinh thần của người Kinh kỳ. Đó là sự trang nhã, thanh cao trong tư duy,
tình cảm, tâm hồn; là sự lịch lãm trong ứng xử mang tính văn hóa, chuẩn mực
và tinh tế từ trong cuộc sống thường ngày cho đến những hoạt động văn hóa
đỉnh cao.
Cũng chính vì những nét văn hóa đặc trưng mà từ xưa đến nay, Hà Nội
luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương. Ta có thể dễ dàng đọc được
những câu thơ ca ngợi về mảnh đất Kinh kì trong thơ của Nguyễn Du, Bà
Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương; và cho đến tận bây giờ, trải qua hơn
1000 năm văn hiến, Hà Nội vẫn luôn dành được sự ưu ái của các nhà văn, nhà
thơ. Hà Nội đã và đang thay đổi từng ngày cùng sự phát triển chung của đất
nước. Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế ngồi việc góp phần làm thay đổi về
trình độ học vấn cịn tác động khơng nhỏ vào đời sống tinh thần của con
người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc của toàn xã
hội, đặc biệt là đối với những đô thị hiện đại như Hà Nội. Chính những điều
này, bên cạnh những tác động mạnh mẽ và tích cực đưa cuộc sống tiến lên, đã
vơ hình thêm vào cuộc sống của con người những gì là ngột ngạt, xuống cấp
về đạo đức.
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

1


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Thứ hai: Tản văn viết về cuộc sống đô thị hiện đại của Hà Nội có

những đặc sắc riêng về thể loại. Trước hết, khởi nguồn của tản văn bắt nguồn
từ Trung Quốc, thể loại tản văn ra đời để phân biệt với vận văn và biền văn.
Có nghĩa là những bài viết khơng phải thơ, từ, ca, phú, khúc đều có thể được
gọi là tản văn. Còn theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tản văn là loại văn xuôi
ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc
hoạ nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá
khơng nhất thiết địi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hồn chỉnh nhưng có
cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái
hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp
tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả... Tản văn là loại văn tự do,
dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến
và cá tính tác giả" [13; 293]. Ngay cả ranh giới của các thể loại như tản văn,
tạp văn, tạp bút, tản mạn cũng đã nhoà dần, ngược lại cũng chính vì điều đó
mà tản văn đã khơng bị gị bó, thậm chí đã nới rộng ranh giới thể loại, và làm
phong phú đề tài chủ đề. Thể tản văn đã trở nên “quen thuộc” với người đọc.
Họ tìm thấy ở tản văn những vấn đề của đời sống và con người đương đại: Từ
chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ quá khứ đến hiện tại, từ những khoảnh khắc
bất chợt, thống chốc đến những vấn đề mn thuở, từ những sự vật hiện hữu
đến những ấn tượng vơ hình trong thế giới của ý niệm, vùng mờ tâm linh. Hệ
thống hình ảnh, chi tiết trong tản văn được sử dụng hết sức tinh lọc, súc tích
với sự liên kết các chi tiết, bộc lộ thông điệp mà người viết gửi gắm. Do vậy,
có thể nói, một trong những đặc thù của tản văn là tính chủ quan, cá nhân
trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Là một thể văn có sự hịa trộn giữa tự
sự và trữ tình, nên vai trò của sự thật đời sống trong tản văn chỉ như những
vật liệu dùng để cụ thể hóa, hình tượng hóa cái chủ quan của tác giả, thể hiện
trực tiếp cái tôi của người viết, là nơi chân dung tinh thần của chủ thể sáng tác
hiện ra một cách trực diện và chân thực. Tản văn khi bước vào đời sống văn
học Việt Nam đã chứng tỏ sự nhanh nhạy của mình. Những tác giả viết tản
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN


2


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

văn có thể kể đến Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu… Một góc
phố nhỏ, một con đường trồng nhiều hoa muồng, Hồ Gươm một ngày xuân,…
tất cả đều có thể được phản ánh trên tản văn. Tản văn nhanh chóng nắm bắt
những góc cạnh trong đời sống, tâm lý, sinh hoạt con người Hà Nội trong thời
kỳ đơ thị hóa.
Thứ ba: Khai thác chủ đề về cuộc sống đô thị ở Hà Nội, nhiều tác giả
đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng những tác phẩm có giá trị nghệ
thuật, phản ánh chân thực bức tranh toàn cảnh về Hà Nội ở các góc độ khác
nhau. Và có lẽ đối với những tác giả được sinh ra, lớn lên tại Hà Nội thì cảm
xúc về Hà Nội, về những đổi thay của Hà Nội lại càng mãnh liệt. Những nhà
văn như Băng Sơn, Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý,
Nguyễn Việt Hà đã có cái nhìn sâu sắc về Hà Nội đang biến đổi từng ngày,
từng giờ. Hà Nội không chỉ là mảnh đất họ gắn bó trong cuộc sống, sinh hoạt
mà cịn là một thực thể có tâm hồn. Hà Nội trong những sáng tác của họ là
một thủ đơ đầy màu sắc, một đơ thị vắt mình qua những biến đổi của lịch sử
nhưng vẫn giữ cho mình phong thái của mảnh đất kinh kỳ.
Chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà
Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý...),
chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các tác phẩm viết về cuộc sống đơ
thị tại Hà Nội của các tác giả đã từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này để
hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc trưng Hà Nội cũng như sự thay đổi của Hà Nội
trong thời kỳ hiện đại hóa.
2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu văn chương viết về Hà Nội được nhiều tác giả quan tâm và
khai thác. Điển hình là các bài nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ Chi,
Vương Trí Nhàn…
Trong bài nghiên cứu Thăng Long trong thơ xưa của Lê Thu Yến, in
trong Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, tháng 8/2010,
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

3


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

do Hội Phật Giáo kết hợp với Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức, tác giả đã cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về
Thăng Long trong thơ xưa. Từ văn học dân gian đến văn học viết, Thăng
Long - Hà Nội là đề tài rộng lớn. Bài viết là quá trình khảo cứu, thống kê chi
tiết trong sáng tác của nhiều tác giả Trần Quang Khải, Trần Lâu, Vũ Mộng
Nguyên, Trịnh Sâm, Nguyễn Công Trứ, Ninh Tốn, Đồn Nguyễn Tuấn, Bùi
Huy Bích, Dương Kh, Phạm Quý Thích, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh quan…
Huệ Chi trong cuốn sách Gương mặt văn học Thăng Long (nhà xuất
bản Hà Nội xuất bản năm 2010) cũng đã nhận diện văn học Thăng Long và
nhóm tác giả trong giai đoạn này. So với nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ
Chi có biên độ nghiên cứu rộng hơn với cái nhìn tổng quan về văn học Thăng
Long mười thế kỷ. Người đọc có thể nhận diện sự vận động của văn học
Thăng Long trong suốt chiều dài của lịch sử với những giá trị mới được hình
thành và những giá trị cũ được bảo lưu trong nền văn học nước nhà.
Trong cuốn sách Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội của

Vương Trí Nhàn do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 1986, tác giả đã tìm
hiểu văn chương hiện đại viết về Hà Nội giai đoạn từ trước 1945 đến nay.
Cuốn sách đã nhận diện những nhà văn tiêu biểu cho mỗi giai đoạn với những
tác phẩm gắn liền với Hà Nội. Vương Trí Nhàn đã thể hiện sức khám phá,
nghiên cứu tỉ mỉ về văn chương hiện đại viết về Hà Nội. Như tên gọi của cuốn
sách, tác giả đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của Hà Nội đối với đời sống các nhà
văn Việt Nam hôm nay. Qua các tài liệu văn học sử cũng như qua các hồi ức,
kỷ niệm của các nhà văn, và chủ yếu là qua chuyện trò trực tiếp với các nhà
văn đang sống, tác giả cuốn sách có dịp trình bày tình cảm thiêng liêng của
nhiều nhà văn với Hà Nội: đây là nơi họ học nghề, trưởng thành dần về nghề
nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, đây là nơi họ có dịp tiếp xúc với các vấn đề
quan trọng của đời sống xã hội, từ đó xác định cho mình một hướng viết đúng
đắn. Người đọc có thể tìm hiểu, biết thêm một số nét tiểu sử cũng như tác
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

4


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

phẩm của hơn 50 nhà văn thuộc các thế hệ khác nhau viết về Hà Nội, từ
Hồng Ngọc Phách, Nguyễn Cơng Hoan, Ngơ Tất Tố, Nguyên Hồng, Xuân
Diệu, đến Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chính Hữu, Hồ Phương,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long tới Bùi Minh Quốc, Đỗ Chu, Lưu
Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa …
Trong quá trình tìm hiểu của chúng tơi, chưa có cơng trình nghiên cứu lớn
nào về Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số tản văn viết về đời sống đô thị Hà Nội
hiện đại của các tác giả: Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và
Nguyễn Trương Quý... Ngoài ra, trong luận văn chúng tơi cịn sử dụng, trích
dẫn những cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài tham luận về đề tài Thăng
Long - Hà Nội; các sách lý luận văn học, từ điển văn học, giáo trình văn học,
luận văn thạc sĩ. Ở quy mô nhỏ hơn là các bài tiểu luận nghiên cứu khoa học
trên các tạp chí hoặc các trang mạng về các tác giả nêu trên.
Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng đến mục đích tiếp cận mang
tính bước đầu với các tác phẩm từ truyền thống đến đương đại viết về Hà Nội,
một trong nhiều đề tài làm nên sự phong phú của nền văn học Việt Nam. Từ
đó nhận biết được mối quan hệ giữa dịng văn học viết về Hà Nội, thấy được
sự tồn tại có mối liên kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại. Đi sâu
nghiên cứu Hà Nội - đô thị hiện đại, năng động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp,
giá trị truyền thống, cùng với đó là những tồn tại tiêu cực đang gây hại cho
đời sống văn hóa đơ thị hiện đại của Hà Nội qua những tản văn của các tác
giả Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý...
Luận văn cũng hướng đến việc nhận diện phong cách văn chương một số tác
giả Hà Nội trong các tác phẩm nổi bật về đề tài đô thị của họ. Do điều kiện
thời gian làm luận văn có hạn nên chúng tơi khơng thể bao qt được những
bài nghiên cứu, những bài báo đăng lẻ tẻ hoặc một số cuốn sách khác có
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

5


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

những nội dung liên quan. Tuy nhiên, chúng tơi cố gắng khơng bỏ sót các

cơng trình, ý kiến, nhận định quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng muốn
cung cấp cho người đọc một luận văn thực sự có ý nghĩa khi nghiên cứu về
tản văn viết về cuộc sống đô thị Hà Nội. Chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ mang
đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về tản văn viết về cuộc sống đô thị Hà
Nội với những phong cách sáng tác đặc thù.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh
Hà Nội hiện đại ở các tác phẩm và những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện
của mỗi tác giả.
- Về mặt tư liệu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên chúng tôi chỉ xin nghiên cứu một số tập tản
văn viết về Hà Nội của các tác giả trên như: Hà Nội thì khơng có tuyết (tác giả
Đỗ Phấn); Con giai phố cổ (tác giả Nguyễn Việt Hà); Đi ngang Hà Nội (tác giả
Nguyễn Ngọc Tiến), Ăn phở rất khó thấy ngon (tác giả Nguyễn Trương Quý)...
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tài liệu có liên
quan như sách, báo, các bài viết, nghiên cứu kết hợp với phương pháp tiểu sử
để tiếp cận vấn đề một cách tồn diện. Trên cơ sở đó, chúng tơi sử dụng
phương pháp phân tích và so sánh để tìm ra những điểm chung, điểm riêng
trong tản văn viết về Hà Nội của từng tác giả.
Trên bình diện thao tác, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích; ngồi ra, cũng phối hợp sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, tổng
hợp, lư giải, phương pháp tiểu sử, phương pháp tiếp cận văn hóa...

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

6



Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Trong quá trình thực hiện, chúng tơi cố gắng có quan điểm khách quan,
tồn diện và thống nhất cố gắng để đưa đến một cái nhìn có hệ thống về bức
tranh đời sống đơ thị Hà Nội trong tản văn của các tác giả đã lựa chọn. Bên
cạnh đó, chúng tơi đưa ra những ý kiến riêng của mình nhằm hệ thống hóa các
vấn đề đặt ra. Từ đó góp phần hữu ích cho việc phê bình nghiên cứu, giảng
dạy và học tập, tham khảo.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn của chúng tôi được tổ
chức thành ba chương:
Chương 1: Văn chương viết về Hà Nội và hành trình sáng tác của Đỗ
Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý
Chương 2: Bức tranh đời sống đô thị trong tản văn viết về Hà Nội
Chương 3: Đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

7


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

VĂN CHƢƠNG VIẾT VỀ HÀ NỘI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA ĐỖ PHẤN, NGUYỄN VIỆT HÀ, NGUYỄN NGỌC TIẾN,
NGUYỄN TRƢƠNG QUÝ
1.1. Truyền thống văn chƣơng viết về Hà Nội
1.1.1. Từ trong truyền thống
Nguyễn Huệ Chi trong tác phẩm Gương mặt văn học Thăng Long đã
đưa ra khái niệm về vùng văn học Thăng Long. Văn học Thăng Long hay văn
học viết về Thăng Long - Hà Nội đều dựa trên đặc điểm về một vùng không
gian địa lý đặc biệt. Hà Nội xưa vốn đã nổi bật với nền văn minh sông Hồng
trù phú, có sự liên đới của cả văn hóa tiền Đơng Sơn và văn hóa Đơng Sơn.
Thăng Long - Hà Nội có sức hút đặc biệt, lực “hút tâm” thu hút các
vùng lân cận của xứ Đơng, xứ Đồi, kể cả các vùng biên viễn được gọi là
“trại”. Đặc biệt khi Lý Thánh Tông (1023 - 1072) quyết định cho xây dựng
Văn Miếu năm 1070, Lý Nhân Tông (1066 - 1127) cho lập trường Quốc Tử
Giám năm 1076, Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm của chế độ khoa
cử, thu hút nhân tài của đất nước tập trung về tham dự thi cử. Khi bộ máy
hành chính trung ương của chế độ quân chủ được thiết lập với quy chế khoa
cử nhằm tuyển lựa người tài thì việc bổ sung cho đội ngũ văn nhân nghệ sĩ
của Thăng Long bằng nhân tài cả nước đã trở thành một cơ chế được vận
hành như một tất yếu. Cùng với đó là các vị quan từng trải, học vấn uyên
thâm, sau nhiều năm nhậm chức ở các địa phương, được Triều đình tuyển về
làm quan tại Kinh đơ và trở thành người Thăng Long một cách tự nguyện
trong nếp sống cũng như trong sáng tác văn chương mới là vế đáng nói hơn
nhiều. Chính điều này đã biến Thăng Long thành đối tượng cho các danh sĩ
xưa sáng tác. Lực lượng sáng tác cũng trở nên đông đảo, không chỉ của những
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

8



Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

người sinh ra và lớn lên ở Thăng Long mà còn cả những danh sĩ đến học tập
và làm việc ở mảnh đất Kinh kỳ. Thăng Long trở thành miền đất hứa thu hút
các tinh hoa của mọi vùng miền trên cả nước.
Điểm lại dịng chảy lịch sử, Chiếu dời đơ của Lý Thái Tổ (974 - 1028),
là tác phẩm khởi đầu của văn học sáng tác về Thăng Long - Hà Nội. Tác
phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời của
Thủ đơ nghìn năm văn hiến, cũng là khởi đầu cho dòng sáng tác về Hà Nội.
Chiếu dời đô đã khắc họa một Hà Nội là trung tâm của cả nước, thuận lợi cho
việc phát triển lâu dài của đất nước: “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao
Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam
bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng
phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn
vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực
là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi
muôn đời” [28; 230]. Nối tiếp bước khởi đầu vững chắc, những danh sĩ các
triều đại đã sáng tác những áng văn chương bất hủ về mảnh đất Kinh kỳ.
Thăng Long thế kỉ XIII, XIV có sự góp mặt của đông đảo vua quan,
danh sĩ triều Trần. Từ Trần Thái Tông (1218 - 1277), Trần Tung (1230 1291), Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300), Trần Quang Khải (1241 - 1294), Trần
Thánh Tông (1240 - 1290), Trần Nhân Tông (1258 - 1308), Trần Anh Tông
(1276 - 1320), Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346), Chu Văn An (1292 - 1370), Trần
Minh Tông (1300 - 1357), Trương Hán Siêu (? - 1354), Trần Nguyên Đán
(1325 - 1390), Trần Lâu (? - ?)... Văn học sáng tác về Thăng Long có sự hịa
quyện cả ba sắc màu Phật, Nho, Đạo và tràn đầy âm hưởng chiếu, hịch, ngữ
lục, luận thuyết, thi ca…Từ một thời đã qua, đã xa, kinh thành Thăng Long
vẫn là nơi hoài vọng của bao người. Những địa danh gắn với lịch sử như
Chương Dương, Hàm Tử (trong thơ Trần Quang Khải, Trần Lâu). Trong tác

phẩm Tịng giá hồn kinh sư, Trần Quang Khải hồi tưởng về chiến trường xưa
để liên hệ với bài học xây dựng đất nước:
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

9


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Phiên âm:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử gian san.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước vẫn nghìn thu [28; 320].
Trần Lâu trong Quá Hàm Tử quan từng bồi hồi khi đứng trước chiến
trường xưa cũ đã lui vào dĩ vãng:
Phiên âm:
Thuyết trước sa trường cảm khái đa,
Như kim Hàm Tử mạn kinh qua.
Cổ chinh hung dũng triều thanh cấp,
Kỳ bái sâm si trúc ảnh tà.
Vương đạo hồi xuân nùng cổ thụ,
Hồ quân bão hận sấu hàn ba.

Toa Đô thụ thủ tri hà xứ,
Thuỷ lục sơn thanh nhập vọng xa
Dịch nghĩa:
Từng nghe trận đánh ở đây, lòng ta rất cảm khái,
Đến nay ta mới đi qua chốn Hàm Tử này.
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

10


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Tiếng sóng ồn ào như trống chiêng nổi dậy,
Bóng tre nghiêng ngả như cờ quạt tung bay.
Nhà vua trở về làm cây cối xuân tươi,
Qn Hồ ơm hận rút lui giống làn sóng lạnh.
Toa Đô nộp đầu chẳng biết nơi nào,
Nước biếc non xanh trơng vời xa ngút [9].
Thăng Long thế kỉ XV, có sự xuất hiện nổi bật của Nguyễn Trãi
(1380 - 1442) và Lê Thánh Tơng (1442 - 1497). Cả hai ngồi dấu ấn chính trị,
đều là những tác giả kỳ tài, bậc nhất đương thời, góp phần làm giàu thơ Nơm
dân tộc. Nguyễn Trãi ngồi đóng góp về việc tìm hiểu địa lý Hà Nội, các sáng
tác của ông cũng mang dấu ấn của địa vật Hà Nội. Đông Quan (Hà Nội) được
nhắc đến trong thơ ơng trong q trình sáng tác: “Góc thành Nam, lều một
gian,/ No nước uống, thiếu cơm ăn”. Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác
phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xi, vừa Hán, vừa Nơm,
hiện cịn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú
nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ

hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách
vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn... Đứng đầu hội văn học Tao Đàn (Thập
nhị Bát tú: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh…), Lê Thánh
Tông cũng dẫn đầu phong trào sáng tác. Thơ Lê Thánh Tông để lại khá nhiều
và có giá trị cao về nội dung tư tưởng. Các sáng tác ca ngợi “vua sáng tôi
hiền”, “giang sơn cẩm tú”, trong đó có những tác phẩm sáng tác về cảnh vật,
con người Hà Nội.
Thăng Long thế kỉ XVIII có sự xuất hiện của một loạt tác giả sáng tác
về mảnh đất Kinh kỳ. Đây là thời điểm rối ren của lịch sử với những cuộc
binh biến, chiến tranh liên miên. Lê Hữu Trác (1720 - 1791) với Thượng Kinh
ký sự, dịng họ Ngơ Thì với Hồng Lê nhất thống chí, Phạm Đình Hổ (1768 LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

11


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

1839), Nguyễn Án (1770 - 1815) với Tang thương ngẫu lục vẽ lên bộ mặt
kinh thành Thăng Long trong cơn giông bão của lịch sử Việt Nam. Kinh
thành Thăng Long hiện lên với những màu sắc đa diện của đời sống sinh hoạt,
chính trị; những góc khuất của bộ mặt phong kiến thời kỳ suy tàn.
Thăng Long thế kỉ XIX, xuất hiện đông đảo các tác giả sáng tác về
mảnh đất Kinh kỳ. Nối tiếp dòng văn học trước, các tác giả thời kỳ này có cái
nhìn chiêm nghiệm về mảnh đất nghìn năm văn hiến, trải qua bao cảnh dâu
bể. Có thể kể đến những hạt nhân như Nguyễn Du (1756 - 1820), Phạm Q
Thích (1760 - 1825), Nguyễn Cơng Trứ (1778 - 1858), Nguyễn Văn Siêu
(1799 - 1872), Cao Bá Quát (1809 - 1855),… và cũng lần đầu tiên xuất hiện
những tác giả là nữ sĩ như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), Bà Huyện

Thanh Quan (1805 - 1848), Hồ Xuân Hương (1772-1822),…
Nguyễn Du là người có tuổi thơ gắn chặt với Thăng Long do vậy ông
am hiểu mảnh đất này hơn ai hết. Năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc,
Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình. Sau này, năm 1802, khi được mời ra
làm quan cho triều Nguyễn ơng có dịp trở lại Thăng Long. Lúc này khơng cịn
thành Thăng Long nữa, mà là một tịa thành mới xây. Nguyễn Du ngơ ngác
trên đất cõi thành xưa, ông làm hai bài thơ về Thăng Long.
Thăng Long bài 1
Phiên âm:
Tân lĩnh lô giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung,
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

12


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Quan tâm nhất dạ khổ vơ thụy
Dỗn địch thanh thanh minh nguyệt trung [26].
Dịch nghĩa: Núi Tản và sông Lô (tức sông Hồng) đời đời vẫn thế, ta
đầu bạc rồi còn được thấy Thăng Long, nhưng dinh thự đồ sộ ngàn xưa nay đã
bị san phẳng làm lối đi, một mẫu thành cỏn con (phiến) mới xây trên nền cố

cung xưa, các co gái xinh đẹp quen biết nay đã con bế con bồng, các bạn hào
hiệp lúc trẻ nay đã thành các ông lão, suốt đêm thao thức không ngủ được,
văng vẳng nghe tiếng sáo giữa đêm thanh vắng.
Thăng Long bài 2
Phiên âm:
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
Đô thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh
Thiên niên phú quý cùng tranh đoạt
Tảo tuế than bằng bán tử sinh
Thế sự phù trầm hưu thán túc
Tự gia đầu bạch việc tinh tinh [26].
Dịch nghĩa: Mảnh trăng sáng xưa kia rọi xuống tòa thành mới, đây vẫn
là Thăng Long kinh đô của các triều vua trước; đường sá ngang dọc làm mất
các dấu tích cũ, tiếng đàn sáo mới khác xưa âm thanh hỗ tạp, phú quý ngàn
xưa như miếng mồi để tranh cướp, bạn bè thời trẻ nay nửa mất nửa cịn, thơi
cho qua đi sự đời chìm nổi, ngẫm nhìn mái tóc trên đầu đã lốm đốm bạc.
Ngoài hai bài về Thăng Long, Nguyễn Du cịn có bài Thăng Long cầm
giả ca, gồm một bài phi lộ và 50 câu thơ, nói về việc sau 20 năm trở lại Thăng

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

13


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội


Long, được nghe lại tiếng đàn của một ca nhi. Tâm sự là nội dung chủ đạo
của bài thơ, chỉ có bốn câu thơ nói về Thăng Long đã thay đổi:
Thành quách suy di nhiều sự cai
Kỷ xứ tang điền biến thương hải
Tây sơn cơ nghiệp tận tiêu vong
Ca vũ không di nhất nhân tại
Tạm dịch:
Thành quách đổi người nay khác cả
Bao nương dâu giờ hóa biển xanh
Tây Sơn sự nghiệp tan tành
Mà làng ca hát một mình cịn sng [26].
Trong sáng tác của Nguyễn Du, có thể thống kê các bài viết về Thăng
Long như sau:
Số lần xuất hiện

Tác phẩm

3 bài xuất hiện địa danh “Thăng Ngẫu hứng (bài 5)
Long”

Long Thành cầm giả ca
Thăng Long (hai bài)

4 bài xuất hiện địa danh “Trường Sơn cư mạn hứng
An”:

Ký giang bắc Huyền Hư tử
Giang Đình hữu cảm
Ký hữu.


2 bài viết về các sự việc với những

Đại nhân hý bút (bến sông Nhĩ

địa danh cụ thể ở kinh đô:

Thuỷ)

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

14


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Mộng đắc thái liên (Hồ Tây)
3 bài phiếm chỉ Thăng Long bằng các U cư (bài 2)
từ quốc, cố quốc:

Độ Long Vĩ giang
Hoạ Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn
“Giáp Dần phụng mệnh nhập Phú
Xuân kinh, đăng trình lưu biệt chư
hữu” chi tác.

Trong ký ức của những người con Thăng Long, nơi đây từng ghi dấu
những đổi thay lớn. Những tòa thành mới thay thế những cung điện cũ, là
những đường cái quan ngang dọc xóa hết dấu vết của những ngôi nhà đồ sộ

cũ là những vương cung, đế miếu có rồi mất… tất cả những điều đó dẫu sao
cũng là niềm tự hào của đất Thăng Long.
Bà Huyện Thanh Quan hơn ai hết thao thiết hoài niệm về một thời quá
vãng đã khắc sâu trong tâm hồn bà cũng như đối với mỗi người trên đất
Thăng Long:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Thăng Long hồi cổ)
Câu thơ tiêu tao ấy gợi nhớ những gì xưa cũ với lối cũ rêu phong, với
hồn thu thảo, với bóng tịch dương… Lâu đài, xe ngựa tượng trưng cho quyền
lực và cơ đồ cao ngất của các tiên triều giờ chỉ còn chập chờn trong ảo mộng.
Nguyễn Công Trứ cũng đã đi tìm thành quách, vương cung, đế miếu của một
thời huy hoàng:
Đất Trường An là cổ đế kinh
Nước non một dải hữu tình
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

15


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

…Đã mấy độ sao dời vật đổi
Nào vương cung đế miếu ở đâu nào?
(Cảnh Hà Nội)
Cao Bá Quát nặng lòng trước con đường xa giá vua đã từng qua bây
giờ chỉ còn trơ lại mảnh đất không. Đàn tế giao xung quanh cây cỏ lấp đầy,
mặc gió thu thổi tràn:

Cờ quạt đường ngự đi, nay chỉ cịn là mảnh đất khơng
Cây cỏ ở đàn tế giao, mặc cho gió thu thổi
(Quá Thiên Quang tự, thương Lê triều cố cung)
Hay:
Đây là kinh đô cũ, nơi phồn hoa bậc nhất xưa kia
Núi Nùng, sông Nhị rất mực cao thanh
Nghìn năm thành quách, từng qua mấy độ cổ kim
Mười dặm phố phường, nối tiếp bao lớp người sống thác
(Đăng Long Thành lãm thắng hữu cảm)
Một thuở phồn hoa đông vui, tấp nập, ngựa xe như nước… ngày nào
bây giờ khơng cịn nữa, lịng người đau xót buồn rầu nhìn dương liễu héo hon,
trúc gầy đi. Sắc cỏ xanh bên đường, vết xe thuở đó như cịn đâu đây:
Dương liễu héo hon, trúc gầy, khói như thuở nào
Mấy chốn đình đài gạch ngói đổ nát
Buồn rầu nhìn sắc cỏ xanh trên đường
Như còn ghi lại rành rành vết xe thuở đó
(Kinh quá Lý cố thành di chỉ - Miên Thẩm)

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

16


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Từ những bài ca dao về nét đẹp văn hóa Tràng An như: “Chẳng thơm
cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An” hay tác
phẩm đầu tiên sáng tác về Thăng Long là Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, đến

những tác phẩm nối tiếp sáng tác bằng chữ Nôm, chữ Hán đã để lại cho văn
chương viết về Thăng Long - Hà Nội một kho tàng đồ sộ. Tất cả là nguồn cứ
liệu độc đáo về Thăng Long xưa và tạo dựng truyền thống viết về Thăng Long
- Hà Nội cho tác giả đời sau sáng tác.
1.1.2. Trong văn học trước 1945
Từ 1945 về trước, mặc dù bị thực dân Pháp tìm đủ cách hạn chế, thủ đơ
Hà Nội vẫn là một trung tâm văn hoá lớn, nơi sinh hoạt văn học luôn luôn sôi
nổi, mà cũng là nơi có nhiều cơ quan báo chí và xuất bản có uy tín. Bởi vậy,
đời văn của nhiều cây bút nổi tiếng đều gắn bó với Hà Nội. Những sáng tác
của họ gắn bó với mảnh đất Kinh kỳ với tình cảm ưu ái cũ nhưng bằng hình
thức mới, thế giới quan mới gắn bó với sự biến đổi của mảnh đất nơi đây.
Chúng ta có thể nhận diện nhà văn Hoàng Ngọc Phách (1896 1973) với tác phẩm Tố Tâm với những nhân vật mang đậm tính cách Hà Nội.
Năm 1973, trong bài viết nhân dịp Hoàng Ngọc Phách qua đời, nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Những nhân vật trong Tố Tâm đều phảng phất
giống những thanh niên Hà Nội năm xưa ấy. Tố Tâm “nền” lắm. Cô là con
nhà gia giáo, nên bao giờ cũng đi xe sắt - tức xe kéo bánh sắt - chứ không bao
giờ đi xe cao su như bọn me tây. Cô rất diện nhưng cũng chỉ diện tới mức bịt
khăn lụa đen, thứ khăn mốt nhất thời bấy giờ”. Hình ảnh về con người Hà Nội
với cuộc sống sinh hoạt những năm đầu thế kỉ XX được phác họa một cách
chân thực và rõ nét.
Sau phát súng khai cuộc của Hoàng Ngọc Phách, văn chương viết về
Hà Nội trước 1945 trở nên rộn ràng. Một loạt các tác giả như Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Tn, Tơ Hồi,
Xn Diệu, Mạnh Phú Tư, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Bùi Hiển, Nguyên Hồng,
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

17


Lê Ngọc Hà


Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Nam Cao… có những sáng tác về cuộc sống con người Hà Nội. Có thể nhận
diện Hà Nội trong sáng tác của các tác giả trên với những góc cạnh sau:
Góc cạnh thứ nhất, Hà Nội với những bất công, ngang trái của xã hội
nửa thực dân, nửa phong kiến trong ngòi bút hiện thực của Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Tam Lang. Điểm chung của các tác giả trên đều là những
nhà văn, nhà báo. Họ có điều kiện đi sâu vào đời sống xã hội của Hà Nội để
khai thác đa diện những góc nhìn.
Trước hết là Nguyễn Cơng Hoan với vốn liếng phong phú về “chốn thị
thành” với nhiều lớp người, kiếp người khác nhau, sống vật vờ lay lắt chốn
Kinh kỳ. Người phu xe, nhà thổ nghèo, khơng có cả chỗ hành nghề (Người
ngựa ngựa người); các loại ăn mày, ăn cắp “nghiệp dư” bất đắc dĩ (Bữa no
đòn, Cái vốn để sinh nhai); dân đi ở ngu ngơ bị cả chủ lừa (Thằng Quýt); các
loại me tây hoặc lưu manh mới nẩy nòi làm giàu, học đòi (Báo hiếu trả nghĩa
cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Cô Kều gái tân thời). Ngồi ra, Nguyễn Cơng
Hoan cịn miêu tả cảnh đào kép ở các rạp hát rẻ tiền hoặc lớp công chức nhỉnh
hơn một chút (Tôi cũng không hiểu tại làm sao v.v…). Những năm cuối đời,
Nguyễn Cơng Hoan cịn để lại cho văn chương viết về Hà Nội những hình
ảnh như thước phim tài liệu quý giá về con người và cuộc sống nơi đây trong
các tập Đời viết văn của tơi, Nhớ và ghi. Đó là một Hà Nội giàu có nhưng vẫn
đi xe ngựa, thầy giáo trường Bưởi đội khăn xếp, đi giày ta với bít tất trắng,
những hiệu cho thuê xe đạp để tập đi…
Cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nổi bật với những tác
phẩm khai thác bộ mặt nhố nhăng đô thị nửa mùa của Hà Nội trong những
năm trước cách mạng. Vở kịch Khơng một tiếng vang; các phóng sự: Cạm bẫy
người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934); bốn cuốn tiểu thuyết: Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ đã làm nên một Vũ Trọng Phụng nổi bật với giọng văn
hiện thực phê phán. Tác giả là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã phanh phui “thú

tính” nơi con người, kể cả những người được coi là “hiền lành, chân thật”.
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

18


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

Hà Nội trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng chứa đầy những lừa lọc, dối trá,
những kiếp người khổ cực, lưu manh hóa.
Góc cạnh thứ hai, Hà Nội của những ký ức xưa cũ, với vẻ đẹp thơm
mùi sách sử. Các tác giả trong q trình sáng tác về Hà Nội cũng khơng qn
lưu giữ những nét đẹp cịn “vang bóng” đến ngày nay. Đó là Ngơ Tất Tố,
Nguyễn Tn với những trang viết mang tính chất chắt lọc từ những câu
chuyện “cảo thơm” lần dở.
Trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố, chúng ta thấy Hà Nội hiện lên với
nhiều nét đẹp, người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho đến ông chủ
quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp.
Với Nguyễn Tuân, Hà Nội là nơi còn in lại nhiều dấu vết lịch sử “vang
bóng một thời”. Truyện Hương cuội là nền nếp gia phong, là cách uống rượu,
ngâm thơ, thưởng hoa của các nhà nho Hà Nội; hay trong Những chiếc ấm
đất, Chén trà sương miêu tả việc uống trà là triết lý của người có văn hóa.
Các tác phẩm của Nguyễn Tuân cho chúng ta hiểu tại sao tuy đây đó tác phẩm
của ơng có đượm chút “hồi cổ” song lại là những trang sách có ích bởi nó
cho thấy “bề dầy” của Hà Nội, giúp ta trân trọng những khía cạnh truyền
thống tốt đẹp.
Góc cạnh thứ ba, Hà Nội với màu sắc lãng mạn, buồn ảm đạm, phong
vị trữ tình quyến luyến giữa cảnh vật và tình người. Người đọc có thể nhận

thấy đặc điểm này qua những trang viết của Thạch Lam, Xuân Diệu,
Nguyễn Bính…
Với Thạch Lam, Hà Nội bình dị qua từng nét vẽ, con người Hà Nội
thanh lịch, dịu dàng, chậm dãi bước vào hành trình cuộc sống. Mơ-tip lặp lại
nhiều lần trong truyện ngắn Thạch Lam là một người thành phố về thăm q
hương của mình. Trong Trở về, Dưới bóng hồng lan, Những ngày mới, nhân
vật chính đều rất thiết tha với quê hương. Họ tìm thấy ở đấy những gì tượng
trưng cho sự trong sạch, sự bền chắc trong tình cảm. Đó là một Hà Nội nhạy
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

19


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

cảm tế nhị, giàu lịng thương xót người khác, một Hà Nội rất tử tế, sang trọng.
Trong Một cơn giận, nhân vật xưng tội tự kể về một tình thế trớ trêu: do bực
mình, nóng nảy, lạnh lùng, một trạng thái tâm lý khơng bình thường, anh đã
vơ tình đẩy người khác vào bước đường bất hạnh. Nhưng sự tỉnh táo đến rất
nhanh, kèm theo là sự xót xa ân hận và đã có những hành động cụ thể, để sửa
chữa, vớt vát lại tình thế, khiến người đọc truyện khơng khỏi cảm động.
Qua Một cơn giận, tác giả cho thấy cách nhìn vào đời sống thấu đáo, biết
thông cảm với mọi lầm lẫn của mình và xung quanh. Con người Hà Nội, con
người thành thị ở đây có những nét đáng yêu, đáng trân quý như thế trong
ngòi bút Thạch Lam. Thạch Lam được đánh giá là tác giả viết về Hà Nội nổi
bật trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của ông khi viết về
Hà Nội sâu sắc, ý nhị và giàu chất trữ tình.
Với Xuân Diệu, Hà Nội là những vỉa tầng tâm lý đa dạng của tình yêu

nhiệt thành, cháy bỏng với mảnh đất mới. Trong tâm trí nhà thơ, Hà Nội phải
đặt trên bối cảnh tồn miền đồng bằng Bắc Bộ, mới thật rõ cá tính. Trong tùy
bút Việt Nam đại hội, tác giả viết: “Thưa chị, trải bốn ngàn năm, chị lại càng
tươi tốt hơn bao giờ. Chị vẫn trẻ mãi như thế. Mấy thời đại qua, sông Nhị Hà
vẫn là một con sông trẻ... Núi Tản Viên tinh khiết như màu trời sắt lại, hồ Ba
Bể trăng soi lánh lỏi, Vịnh Hạ Long rồng nổi mây sa, con sơng Thương nước
chảy đơi dịng. Nhưng huyền diệu nhất là mùa đông của chị. Ở tận miền Nam,
em ao ước đến luôn: em cố tưởng tượng cái rét thế nào, cái sương gió thế nào.
Những hơm mưa vừa mới tạnh, một trận gió lạnh bỗng xảy đến, đôi chút
sương kỳ diệu phơ phất các tán cây, thành phố Sài Gòn của em nhớ thương
Hà Nội hơn lúc nào hết”.
Hà Nội trước cách mạng có những nét khác biệt đậm nét trong cảm
nhận của Xuân Diệu. Một Hà Nội mờ nhạt, êm đềm, pha chút gì buồn trên
từng câu chữ: “Tơi biết nói cái gì trước bây giờ? Cái gì cũng buồn như nhau.
Con đường sắc xanh không rải nhựa, dãy phố lặng lẽ, gian nhà không chút
đặc biệt của ơng chủ, căn phịng khơng sáng sủa của bạn tôi... Mọi vật đều
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

20


Lê Ngọc Hà

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội

buồn một cách lưng chừng, xui lịng tơi khơng đủ cớ mà buồn nữa kia, phải
chịu ngùi ngùi một cách vô lý”.
Và đây nữa, cái chất lưng chừng, vừa phải của một mảng đời thành
phố, qua sự cảm nhận của Xuân Diệu: “Đoạn đường chạy qua không đủ rộng
để làm một đường phố, cũng không đủ hẹp để làm một ngõ hẻm, đá không

chịu lởm chởm, mà chỉ hơi gập ghềnh. Nhà không chịu xấu, không chịu tồi
mà lại chưng một vẻ phong lưu nghèo nghèo một ít. Ánh sáng khơng chịu
sáng, giữa hai dãy lầu khéo đứng để ngăn mặt trời, cả ngày chỉ là một buổi
chiều dài. ở chợ Hôm đang náo nhiệt bao nhiêu, thế mà vừa đi một trăm bước
để vào con đường này, cuộc đời bỗng quạnh hiu, làm cho nhà cửa ngơ ngẩn”.
Với Nguyễn Bính, Hà Nội mang vẻ mộc mạc, đáng yêu. Tác giả xem
xét Hà Nội với góc nhìn của người chân q tiếp xúc với chốn phồn hoa đô
thị. Hà Nội trong ông tươi mới, thản nhiên:
Sáng nay sau một cơn mưa lớn
Hà Nội bừng lên dưới nắng vàng [20; 71]
Hay:
Nhà em ở cuối kinh thành
Bên hồ Trúc Bạch nước xanh men chàm [20; 119].
Hà Nội trong ông không gây ra một ngạc nhiên chấn động gì đáng kể,
mà chỉ là nơi ơng sống, làm việc, yêu đương như các nơi khác. Tác giả nhận
“tôi đi gian díu với kinh thành”. Gian díu có nghĩa là khơng lâu bền, có thể
tan vỡ bất cứ lúc nào. Bấy giờ, Hà Nội trong Nguyễn Bính chỉ cịn mờ mờ ảo
ảo, không rõ rệt. Đây là những câu thơ trong bài Một con sông lạnh:
Chưa say, em đã say gì
Chúng tơi cịn uống cịn nghe em đàn
Rưng rưng ánh nến hoa vàng
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

21


×