Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đài phát thanh truyền hình đồng nai với đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp ở đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOÀNG THUẬN

ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HỐ TINH THẦN CỦA
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG NAI
[Khảo sát chuyên mục Công nhân lao động, giai đoạn 2004-2006]

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

HÀ NỘI, NĂM 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOÀNG THUẬN

ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HỐ TINH THẦN CỦA
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG NAI
[Khảo sát chuyên mục Công nhân lao động, giai đoạn 2004-2006]
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐINH VĂN HƯỜNG



HÀ NỘI, NĂM 2007


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của cá nhân. Những kết quả
nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong luận văn này là hoàn toàn độc lập,
chƣa từng đƣợc cơng bố trên tài liệu nào có liên quan đến đề tài.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Thuận


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

.......................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ...................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................ 7
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 8
Chương 1: VÀI NÉT VỀ CÔNG NHÂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP Ở
ĐỒNG NAI VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỐ TINH THẦN CỦA CƠNG NHÂN.... 9

1.1. Tìm hiểu khái qt về nhóm cơng chúng cơng nhân KCN ................... 10
1.1.1. Vài nét về công nhân khu công nghiệp ở Đồng Nai............................ 10
1.1.2. Mức thu nhập của công nhân khu công nghiệp ................................... 14
1.1.3.Những vấn đề liên quan đến công nhân nữ .......................................... 15
1.1.4.Thời gian làm viêc của công nhân ....................................................... 18
1.1.5.Sự khác biệt cơ bản giữa nhóm cơng nhân nữ và nhóm công nhân
nam ......................................................................................................... 19
1.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công nhân các khu công
nghiệp ở Đồng Nai ............................................................................................. 20
1.2.1. Ứng xử văn hoá giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động ....................... 20
1.2.2. Mối quan hệ giữa cơng đồn cơ sở và công nhân................................ 21
1.3. Các thiết chế văn hố phục vụ cơng nhân KCN...................................... 22
1.3.1. Các thiết chế văn hoá do địa phƣơng tổ chức ...................................... 22
1.3.2. Các thiết chế văn hoá bên trong doanh nghiệp .................................... 23


1.4. Vai trị của truyền hình đối với cơng nhân các khu cơng nghiệp
ở Đồng Nai.......................................................................................................... 24
Chương 2: CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CƠNG NHÂN LAO
ĐỘNG CỦA ĐÀI PTTH ĐỒNG NAI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HỐ TINH
THẦN CƠNG NHÂN KHU CƠNG NGHIỆP Ở ĐỒNG NAI .......................... 33
2.1. Vài nét về chương trình “Cơng nhân lao động” của Đài Phát
thanh truyền hình Đồng Nai ............................................................................ 34
2.1.1. Mục đích của chƣơng trình ................................................................. 34
2.1.2. Kết cấu chuyên mục ............................................................................. 37
2.1.3. Hình thức thể hiện ................................................................................ 38
2.1.4. Quy trình thực hiện .............................................................................. 40
2.2. Tác động của chương trình “Cơng nhân lao động” đối với đời
sống văn hố tinh thần cơng nhân khu cơng nghiệp ..................................... 43
2.2.1. Công nhân các khu công nghiệp ở Đồng Nai đã đƣợc cung cấp

cấp khá đầy đủ về thông tin chính sách .............................................................. 43
2.2.2 Phản ánh tình hình chấp hành Luật Lao động và hoạt động các
doanh nghiệp ....................................................................................................... 45
2.3. Hạn chế của chương trình ......................................................................... 46
2.3.1. Về Nội dung ........................................................................................ 46
2.3.2 Về bố trí thời gian phát sóng ............................................................... 48
2.3.3. Phong cách của chƣơng trình .............................................................. 49
2.4. Thực trạng tác động của chương trình truyền hình Cơng nhân lao
động với đời sống văn hố tinh thần cơng nhân KCN Đồng Nai ................ 50
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ
HIỆU QUẢ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CƠNG NHÂN LAO
ĐỘNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI .................... 54
3.1. Đổi mới tư duy chính sách làm truyền hình ............................................ 56


3.1.1. Lãnh đạo tỉnh ....................................................................................... 56
3.1.2. Lãnh đạo đài ......................................................................................... 56
3.1.3. Đổi mới ở từng cán bộ, phóng viên, biên tập viện, kỹ thuật viên
của Đài ........................................................................................................... 60
3.2. Cải tiến chương trình ................................................................................. 61
3.2.1. Về nội dung .......................................................................................... 61
3.2.2. Về hình thức ......................................................................................... 62
3.2.3. Về cơng tác tổ chức sản xuất .............................................................. 63
3.2.4. Tăng cƣờng các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ........ 64
3.3. Một dạng thức thể hiện mới của chương trình Cơng nhân lao
động .................................................................................................................. 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86



Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

PHN M U
1. Tớnh cấp thiết và lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển khu cơng
nghiệp tập trung ở Đồng Nai đã và đang gặt hái những thành tựu nhất định,
mang lại cho địa phƣơng nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, q trình đó cũng
đã nảy sinh những hệ quả làm hạn chế các mục tiêu chiến lƣợc phát triển
văn hoá - xã hội bền vững. Hiện nay, sự hụt hẫng, nghèo nàn về đời sống
văn hố tinh thần của lực lƣợng cơng nhân các khu công nghiệp (KCN)
thực sự là vấn đề đáng quan tâm nhất. Phải thừa nhận rằng nhiều năm nay
chiến lƣợc phát triển văn hố các KCN ở Đồng Nai ln đi sau một bƣớc
so với chiến lƣợc phát triển kinh tế. Một bộ phận cơng nhân các KCN đang
ở tình trạng "đói" văn hố, thiếu thơng tin. Trong khi đó, sự phát triển tràn
lan của các sản phẩm văn hoá (đặc biệt là văn hoá độc hại) với những mặt
trái của cơ chế thị trƣờng đã phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn
nhân lực. Điều đó dẫn tới hậu quả tất yếu là đời sống văn hố tinh thần
cơng nhân các KCN ngày càng diễn biến theo chiều hƣớng phức tạp: hàng
loạt cuộc phản ứng tập thể do hiểu biết chƣa đầy đủ về pháp luật lao động;
tác phong công nghiệp yếu kém, thái độ thờ ơ đối với vấn đề chính trị - xã
hội của đất nƣớc; một bộ phận cơng nhân có lối sống bng thả bị tiêm
nhiễm bởi một số tệ nạn xã hội…
Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII, Đảng ta đã ý
thức sâu sắc văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó căn cứ vào tình hình thực tế thì
nội lực văn hố các KCN ở Đồng Nai chƣa thể trở thành đòn bẩy phát huy
sức mạnh của lực lƣợng công nhân, đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố thời k hi nhp kinh t quc t.


Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ë §ång Nai
1


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

Trong vi nm tr lại đây, thực trạng đời sống văn hố tinh thần
cơng nhân các KCN ở Đồng Nai luôn trở thành đề tài thu hút sự chú ý đặc
biệt của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Những cuộc
khảo sát trực tiếp đã vén lên bức màn mà đằng sau nó là biết bao khó khăn
ngƣời cơng nhân phải đối mặt. Có thể nói, áp lực trong cơng việc và cuộc
sống vật chất thiếu thốn đã khiến một bộ phận công nhân KCN tự triệt tiêu
mọi hoạt động văn hố tinh thần cho dù họ ln có nhu cầu. Những buổi
nói chuyện chuyên đề, hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ do các doanh
nghiệp tổ chức dù không thƣờng xuyên nhƣng lại là sinh hoạt văn hoá tinh
thần chủ yếu đối với công nhân.
Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai đã có chặng đƣờng hơn 30
năm nỗ lực vƣợt khó, phát huy nội lực. Trên hành trình ấy, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai đã đồng hành với chủ trƣơng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, phát triển KCN tập trung, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cơng
nhân KCN Đồng Nai với chƣơng trình truyền hình Cơng nhân lao động do
phịng Chun mục thực hiện. Với thời lƣợng 20 phút, chƣơng trình truyền
hình Cơng nhân lao động đƣợc phát sóng định kỳ mỗi tháng 02 số dƣới
dạng chuyên đề và thƣờng đƣợc kết cấu bằng 02 đến 03 phóng sự, trong đó
mỗi phóng sự là một chủ đề. Qua hơn 05 năm phát sóng, chƣơng trình đã
cung cấp các thơng tin chính sách liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền
lợi của ngƣời lao động, đồng thời cũng đã phản ánh một phần đời sống tƣ
tƣởng, tình cảm cơng nhân đến các cấp lãnh đạo địa phƣơng.

Qua khảo sát của chúng tơi, có khoảng 70% các chƣơng trình đã phát
sóng tập trung vào những vấn đề liên quan đến thơng tin chính sách. Trong
khi đó nhu cầu hƣởng thụ thơng tin về đời sống văn hố tinh thần cơng
nhân các KCN lại hết sức đa dạng. Họ muốn tìm hiểu nét văn hố giữa các
vùng quốc gia, lãnh thổ, để có những am hiểu nht nh, trỏnh s hiu lm
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ë §ång Nai
2


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

do bt ng ngụn ngữ, văn hố giữa cơng nhân và chủ doanh nghiệp.
Ngƣời lao động cũng cần tìm hiểu văn hố ứng xử, văn hố giao tiếp xã
hội, văn hố gia đình, các chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc để có hiểu biết tồn diện về đời sống xã hội. Trong q trình thăm dị
dƣ luận, chúng tơi đã thu đƣợc một kết quả không mấy khả quan: trên 90%
số ngƣời đƣợc hỏi trả lời chƣa từng biết tới sự có mặt của chƣơng trình này,
số cịn lại thỉnh thoảng theo dõi nhƣng khơng tìm thấy sự đồng cảm. Nhƣ
thế, vơ hình trung mục tiêu tốt đẹp của chƣơng trình đã bị triệt tiêu. Vì vậy,
một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần phải nghiên cứu đối tƣợng của chƣơng
trình và nhu cầu thực tế của họ. Trên cơ sở đó, tìm ra đƣợc những phƣơng
pháp tối ƣu để điều chỉnh kết cấu, dung lƣợng thông tin, nội dung, cách
thức thể hiện nhằm tiến tới xây dựng format mới để chƣơng trình khơng chỉ
dừng lại ở việc cung cấp thơng tin chính sách mà mở cịn mở rộng đến
những vấn đề thuộc về tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của cơng nhân.
Trƣớc thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời công nhân
trong các KCN ở Đồng Nai cịn q nghèo nàn, thế nhƣng chƣơng trình
Cơng nhân lao động (chƣơng trình duy nhất dành cho đối tƣợng công

nhân) của Đài PTTH Đồng Nai lại chƣa đủ sức góp phần làm phong phú
đời sống văn hố tinh thần của họ thì việc cải tiến chƣơng trình là việc làm
hết sức cấp bách. Đây chính là lý do khiến tơi chọn đề tài “Đài Phát thanh
- Truyền hình Đồng Nai với đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân
khu công nghiệp ở Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ chun ngành Báo chí
của mình.
Là ngƣời đã từng làm phóng viên mảng thời sự xã hội của Đài PTTH
Đồng Nai, đồng thời đã có thời gian hoạt động trong lĩnh lực Tuyên giáo
của tỉnh nhà, qua những chuyến khảo sát thực tế nắm bắt tình hình tƣ
tƣởng, tâm trạng dƣ luận xã hội của công nhân, tác giả luận vn ó cú c
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
3


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

hi c tip xỳc, lắng nghe thấu hiểu sự thiếu thốn về văn hoá tinh thần
của đội ngũ cơng nhân KCN. Đó là động cơ thơi thúc ngƣời viết phải làm
một điều gì đó góp phần đƣa những giá trị tinh thần tích cực đến với ngƣời
công nhân KCN. Trên cơ sở một chƣơng trình dành riêng cho cơng nhân
lao động đã có mặt trên sóng của Đài PTTH Đồng Nai, tác giả luận văn
mạnh dạn phân tích những tồn tại, hạn chế của chƣơng trình. Đồng thời từ
việc nắm bắt đặc điểm tâm lý xã hội nghề nghiệp, nhu cầu thẩm mỹ của
công nhân KCN, chúng tơi đề xuất cải tiến chƣơng trình nhằm mang lại
hiệu quả thiết thực và có khả năng tác động sâu rộng, làm thay đổi thực
trạng nghèo nàn trong đời sống văn hố tinh thần cơng nhân KCN.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Luận văn là cơng trình đầu tiên khảo sát về nhu cầu hƣởng thụ thông

tin trên truyền hình của cơng nhân các KCN ở Đồng Nai. Đây là khâu quan
trọng để khoanh vùng các mảng đề tài nhằm thu hút sự quan tâm của đối
tƣợng. Trên cơ sở đó nghiên cứu mức độ khả thi để tạo nên sự hài hoà giữa
nhu cầu của đối tƣợng và mục tiêu bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức công
nhân KCN ở Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu
cơng chúng truyền hình đã đƣợc nhiều Đài truyền hình áp dụng để thăm dị
dƣ luận về hiệu quả của chƣơng trình. Song đến nay ở Đồng Nai vẫn chƣa
có một cơng trình khoa học nào đi vào nghiên cứu đối tƣợng công nhân lao
động để đề xuất phƣơng án cải tiến chƣơng trình truyền hình theo hƣớng
thực tế, bổ ích, thiết thực, lơi cuốn khán giả cơng nhân lao động và góp
phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của họ.
Đây là một đề tài mới, chƣa từng đƣợc nghiên cứu hệ thống, chƣa có
tài liệu chuyên sâu, nên chắc chắn tác giả luận văn khơng thể tránh khỏi
những khó khăn hoặc thiếu sót trong q trình nghiên cứu và giải quyết đề
tài. Kế thừa cơng trình Tình hình phân hố giàu nghèo trờn a bn tnh
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
4


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

ng Nai (do Tnh ủy Đồng Nai biên soạn năm 2004) có đề cập đến thực
trạng nghèo nàn trong đời sống văn hoá tinh thần công nhân KCN; báo cáo
tổng hợp kết quả khảo sát và xây dựng chính sách thuộc đề tài Khảo sát đời
sống văn hố tinh thần cơng nhân các KCN ở Đồng Nai (do Sở Văn hố
Thơng tin Đồng Nai thực hiện năm 2005), tác giả luận văn sẽ nghiên cứu
hƣớng cải tiến nội dung, hình thức chƣơng trình Cơng nhân lao động.
Ngƣời viết hy vọng đây sẽ là công trình đầu tiên xác định những vùng đề

tài cần thực hiện và cách thức khai thác các đề tài ấy sao cho thật gần gũi
với ngƣời lao động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi vào khảo sát các vấn đề chủ yếu sau:
- Nhu cầu hƣởng thụ thông tin của đối tƣợng công nhân KCN trong
điều kiện làm việc và sinh sống còn nhiều khó khăn, hạn chế.
- Thực trạng đời sống văn hố tinh thần của cơng nhân KCN ở Đồng
Nai.
- Khảo sát chƣơng trình Cơng nhân lao động do Phịng Chun mục
thực hiện để đánh giá hiệu quả và hạn chế của chƣơng trình.
- Chính sách của lãnh đạo tỉnh về chăm lo đời sống văn hố tinh thần
cơng nhân KCN ở Đồng Nai để đối chiếu với tình hình thực tế mảng đời
sống văn hố tinh thần cơng nhân KCN đang diễn biến khá phức tạp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi vào khảo sát chƣơng trình Cơng nhân lao động hƣớng
đến đời sống văn hố tinh thần của cơng nhõn cỏc KCN ng Nai do

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ë §ång Nai
5


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

Phũng Chuyờn mc - Đài PTTH Đồng Nai sản xuất và phát sóng từ 2004 2006.
Luận văn lấy mốc khảo sát từ năm 2004 - 2006 vì đây là giai đoạn
Đài PTTH Đồng Nai liên tục có những cải tiến về nội dung và hình thức
thể hiện, tăng thêm các chƣơng trình mới và tăng thời lƣợng phát sóng.

Ngƣời viết cũng muốn khảo sát theo thời gian để có đƣợc sự so sánh, đối
chiếu những bƣớc cải tiến về nội dung chuyên mục qua từng năm phát
sóng.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ xác định các mảng đề tài cần khai thác để nội dung
chuyên mục Công nhân lao động của Đài PTTH Đồng Nai ngày càng trở
nên thiết thực, góp phần xây dựng đời sống văn hố tinh thần lành mạnh,
bổ ích cho đối tƣợng cơng nhân lao động các KCN ở Đồng Nai. Bằng
những phƣơng pháp khảo sát thực tiễn (những ƣu điểm cũng nhƣ những
mặt hạn chế) của chuyên mục này sẽ góp phần giúp phóng viên, biên tập
viên phụ trách các chuyên mục văn hố xã hội rút kinh nghiệm và nhận
thức những gì đã thực hiện (ƣu điểm và hạn chế, hiệu quả tác động của
chƣơng trình).
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ mở ra hƣớng đi mới trong
công tác theo dõi và điều hành kế hoạch sản xuất chƣơng trình chun mục
Cơng nhân lao động nhằm khuyến khích những ý tƣởng mới và sự sáng
tạo của mỗi phóng viên, biên tập viên. Từ đó thay đổi các dạng thức thể
hiện chuyển từ phong cách truyền thống sang kiểu truyền hình thực tế có
tính tƣơng tác phù hợp với từng nội dung chƣơng trình, đồng thời kết nối
linh hoạt các thể loại báo chí trong một chƣơng trình để tạo nên sự phong
phú cũng nhƣ khai thác tối đa và hợp lý nht cht liu thụng tin. Nh vy,

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
6


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận


ti khụng nhng góp phần làm phong phú lý luận báo chí truyền hình
mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sản xuất chƣơng trình truyền hình hiện nay
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp luận nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc hình thành trên cơ sở hệ thống lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ chí Minh và đƣờng lối của Đảng về văn hố và
báo chí.
5.2 Phương pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu: phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học.
Công tác sƣu tầm tài liệu đƣợc thực hiện dƣới dạng quan sát trực tiếp,
phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, làm bảng câu hỏi, thu thập thống kê, hệ thống
và phân tích đồng thời phỏng vấn nhóm cơng chúng cơng nhân lao động ở
các KCN.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả cũng đã xem tƣ liệu, xử lý tƣ
liệu, kết hợp trao đổi ý kiến các nhà báo, nhà tâm lý, cán bộ làm công tác tƣ
tƣởng và cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp tham gia quản lý các KCN trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu đối tƣợng cơng nhân các KCN
ở Đồng Nai về (đặc điểm nhân khẩu, nguồn gốc xuất thân, giới tính, trình
độ văn hố, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, điều kiện sống). Khảo
sát chƣơng trình Cơng nhân lao động đã phát sóng ỏnh giỏ hiu qu

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở §ång Nai
7


Luận văn Thạc sĩ


Nguyễn Thị Hoàng Thuận

cng nh nhng tn tại, hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra
các giải pháp cho công tác tổ chức sản xuất chất lƣợng và hiệu quả hơn.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ của tác giả luận văn là tìm hiểu
các chủ trƣơng, chính sách, định hƣớng chiến lƣợc phát triển văn hoá tinh
thần cơng nhân các KCN ở Đồng Nai
Để làm tăng tính thiết thực của luận văn, tác giả đi vào nghiên cứu
các đặc điểm tâm lý, xã hội, nghề nghiệp của đối tƣợng cơng nhân lao động
nhằm mục đích điều tra thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của cơng
nhân lao động trong các KCN ở Đồng Nai. Trên cơ sở khảo sát chuyên mục
Công nhân lao động của Đài PTTH Đồng Nai, luận văn sẽ phân tích
những ƣu, nhƣợc điểm để rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, tìm
kiếm những giải pháp xố bỏ tính chất độc diễn, khơ cứng trong nội dung
chƣơng trình, tiến tới cho ra đời những chƣơng trình mới ngày càng thiết
thực hơn và gần gũi hơn với tâm tƣ, tình cảm và trình độ nhận thức của
cơng nhân lao động.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Vài nét về tình hình cơng nhân các KCN ở Đồng Nai và
đời sống văn hoá tinh thần của cơng nhân KCN.
Chƣơng 2: Chương trình truyền hình Cơng nhân lao động của Đài
PTTH Đồng Nai (2004 - 2006) với đời sống văn hố tinh thần cơng nhân
các KCN ở Đồng Nai.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả
chương trình truyền hình Cụng nhõn lao ng ca i PTTH ng Nai
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai

8


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

Chng 1
VI NẫT V CÔNG NHÂN CÁC KCN Ở ĐỒNG NAI
VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỐ TINH THẦN CỦA CƠNG NHÂN KCN
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
nhiều thuận lợi để phát triển cơng nghiệp, trong đó phát triển các khu cơng
nghiệp (KCN) tập trung là mơ hình trọng điểm của kinh tế địa phƣơng. Từ
năm

2004 - 2006, Đồng Nai luôn nằm trong tốp ba tỉnh dẫn đầu cả nƣớc

về số lƣợng KCN. Các KCN ở Đồng Nai đã giải quyết việc làm cho hơn
400.000 lao động. Theo số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, 70%
ngƣời lao động trong các KCN là dân ngoại tỉnh. Theo dự báo từ nay đến
năm 2010 tồn tỉnh sẽ có hơn 600.000 công nhân làm việc trong 32 KCN
tập trung. Nhƣ vậy trong một thời gian ngắn khu vực đô thị công nghiệp ở
Đồng Nai sẽ tiếp nhận thêm hàng trăm ngàn lao động mới đến từ mọi miền
đất nƣớc. Nền kinh tế cơng nghiệp Đồng Nai có phát triển bền vững hay
không sẽ phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này. Khi công nhân KCN khoẻ
mạnh về thể chất, vững vàng về tƣ tƣởng sẽ toàn tâm toàn ý cống hiến tâm
huyết và sức lực cho sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà. Vì
vậy, quan tâm chăm lo mọi mặt đời sống công nhân là việc làm cần thiết
hơn bao giờ hết. Thế nhƣng thời gian qua chiến lƣợc chăm lo nguồn nhân
lực chƣa đƣợc định hƣớng cụ thể nên phƣơng thức tiếp cận ngƣời lao động

còn hạn chế. Để hiểu rõ hơn về ngƣời lao động cần phải tìm hiểu tâm tƣ,
tình cảm, nguyện vọng cũng nhƣ đặc trƣng về tâm lý, xã hội, nghề nghiệp
của họ. Chúng ta không thể tiếp cận đối tƣợng nếu thiếu thông tin về họ.
Chúng ta lại càng không thể biết họ cần gì, muốn gì để hỗ trợ h mt cỏch
thit thc nht.

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở §ång Nai
9


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

i vi truyn hỡnh Đồng Nai lực lƣợng công nhân đông đảo của các
KCN chính là đối tƣợng khán giả đặc biệt đầy tiềm năng. Tuy nhiên cần
phải xác định nhóm đối tƣợng này có những đặc điểm tâm lý, xã hội nghề
nghiệp khác biệt so với các nhóm cơng chúng khác. Do đó, mối quan tâm
của họ đối với thông tin trên truyền hình cũng khá đặc thù. Muốn đƣa
nhóm cơng chúng tiềm năng này trở thành công chúng thực tế cần nghiên
cứu, phân tích đặc trƣng của đối tƣợng để tiến tới nắm bắt những nhu cầu
chủ yếu của họ về thông tin. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng những
chƣơng trình truyền hình phù hợp với đối tƣợng, góp phần nâng cao đời
sống văn hố tinh thần lực lƣợng cơng nhân KCN.
1.1. Tìm hiểu khái qt về nhóm cơng chúng công nhân KCN
1.1.1. Vài nét về công nhân KCN ở Đồng Nai
Theo số liệu của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, hơn 70% lao
động làm việc trong các KCN ở Đồng Nai đến từ các tỉnh. Trong đó, hơn ½
lao động nhập cƣ đến từ Bắc Trung Bộ và Trung du - Đồng bằng Bắc bộ.
Số lao động còn lại đến từ các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,

Đông Nam Bộ. Sự đa đạng về nguyên quán là yếu tố quyết định sự khác
biệt về văn hoá, lối sống, quan điểm, nhận thức của ngƣời lao động.
Các công nhân cùng quê thƣờng sống tập hợp trong các khu nhà trọ
liền kề nhau. Theo họ, giữa những nhóm cơng nhân khơng cùng q qn
có cách tổ chức cuộc sống khác nhau nên khó có sự thơng cảm, chia sẻ.
Tình trạng mâu thuẫn, xung đột giữa nhóm cơng nhân địa phƣơng và nhóm
cơng nhân ngoại tỉnh đã ảnh hƣởng không tốt đến an ninh trật tự KCN. Vấn
đề đặt ra là sự khác biệt về văn hoá dẫn đến những khác biệt trong lối ứng
xử. Đó là tính bảo thủ trong quan niệm sống. Mơi trƣờng cơng nghiệp địi
hỏi tất cả các thành viên cùng tƣơng tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn
nhau. Tuy đến từ các vựng min khỏc nhau, nhng h vn l dõn ngoi
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
10


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

tnh, sng xa gia đình nên rất cần sự gắn kết tƣơng trợ để vƣợt qua những
khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta đang ở vào thời điểm bƣớc ngoặt của
thời đại với mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại giữa mọi thành viên
trong xã hội. Những quan niệm bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng tự cơ lập, đặt
bản thân ra ngồi guồng máy xã hội ln vận động, luôn phát triển và
không ngừng tƣơng tác. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đồn kết từ
bao đời nay, đó là sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi âm mƣu chia rẽ của các
thế lực thù địch. Tinh thần đó cần đƣợc rèn luyện và phát huy trong bối
cảnh Việt Nam đang mở rộng cửa chào đón các quốc gia đến đầu tƣ, hợp
tác, giao lƣu văn hoá. Riêng ở Đồng Nai hiện có 33 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tƣ vào các KCN. Khi làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngồi,

ngƣời cơng nhân càng phải khẳng định ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết
trong mọi tình huống.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hơn 80% công nhân các KCN sinh ra
và lớn lên ở nông thôn. Dù đã trở thành công nhân làm việc trong môi
trƣờng công nghiệp nhƣng gốc nông thôn - nông dân - nông nghiệp vẫn ăn
sâu vào nếp nghĩ của ngƣời lao động. Họ vẫn quen ứng xử theo tình cảm.
Tất cả mọi sự việc đều giải quyết bằng cách thƣơng thuyết, hứa hẹn trên cơ
sở lời nói. Họ chƣa hiểu rằng khi làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc
ngoài ngƣời công nhân cần phải ứng xử theo đúng luật. Theo thống kê của
Liên Đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai trong 03 năm (2004-2006) trên địa bàn
tỉnh đã xảy ra 166 vụ phản ứng ngừng việc tập thể và đình công của trên
100.000 công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và liên doanh chiếm hơn 90% số
vụ. Chỉ riêng năm 2006 số vụ đình cơng tăng lên gấp ba ln so vi nm
2004.

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở §ång Nai
11


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

Mt trong nhng nguyờn nhân chủ yếu của các cuộc đình cơng này
do doanh nghiệp không thực hiện hoặc lảng tránh việc điều chỉnh thang
bảng lƣơng theo Nghị định 03/2006/NĐ-CP. Bên cạnh đó ngƣời lao động
còn bất đồng trong cách giải quyết các khoản tiền lƣơng cơ bản, tiền
thƣởng, các chế độ giữa lao động mới ký hợp đồng và lao động thâm niên,
chất lƣợng bữa ăn giữa ca. Một trong những lý do dẫn đến những bất đồng

đó xuất phát từ việc ngƣời lao động không nghiên cứu kĩ hợp đồng lao
động, mà chỉ nghe theo sự hứa hẹn của chủ doanh nghiệp. Khi tất cả những
hứa hẹn ấy không đƣợc giải quyết thì họ mới vỡ lẽ và phản kháng bằng các
cuộc phản ứng tập thể. Do tính chất lây lan, khi có cuộc đình cơng xảy ra ở
một doanh nghiệp này thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các doanh nghiệp
khác, từ KCN này sang KCN khác. Các nhóm đình cơng thƣờng lơi kéo,
thậm chí đe doạ các nhóm cơng nhân khác cùng tham gia đình cơng, ảnh
hƣởng đến tình hình an ninh trật tự.
Từ những cuộc phản ứng tập thể ấy đã làm cho môi trƣờng đầu tƣ
ở Đồng Nai trở nên kém hấp dẫn so với các tỉnh lân cận. Với các doanh
nghiệp nƣớc ngồi, những tiêu chí an ninh, tác phong nguồn nhân lực đƣợc
đặt lên hàng đầu, họ ln có sự quan sát tỉ mỉ trƣớc khi quyết định đầu tƣ
vào một địa bàn. Trƣớc tình hình các vụ phản ứng lao động tập thể ở Đồng
Nai diễn ra thƣờng xuyên đã khiến các nhà đầu tƣ cân nhắc lại quyết định
triển khai

dự án. Từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình thu hút đầu tƣ vào

các KCN

trên địa bàn Đồng Nai có xu hƣớng giảm. Các nhà đầu tƣ bắt

đầu chuyển hƣớng sang các khu vực lân cận: Bình Dƣơng - Bà Rịa Vũng
Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh hƣởng đến các chƣơng trình mục tiêu
phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Có thể nói, hằng số văn hố truyền thống của Việt Nam: nơng dân nông thôn - nông nghiệp luôn chi phối cách ng x ca a s cụng nhõn.
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ë §ång Nai
12



Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

Thiu ý thc trong tham gia giao thông là biểu hiện của căn bệnh tuỳ tiện mặt trái của lối ứng xử linh hoạt mà ngƣời nơng thơn vẫn thƣờng mắc phải.
Hàng ngày, tình trạng tắc đƣờng, giao thông hỗn độn trƣớc cổng các công
ty và dọc theo các tuyến đƣờng trong những giờ vào ca, hoặc tan ca vẫn cứ
diễn ra. Theo báo cáo của Ban An tồn giao thơng tỉnh Đồng Nai, trên các
tuyến đƣờng dẫn vào các KCN thƣờng xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao
thông mà nguyên nhân của nó thƣờng do cơng nhân gây ra. Mặc dù các
biện pháp tun truyền về an tồn giao thơng đã đƣợc triển khai đến các
doanh nghiệp nhƣng tình trạng tai nạn giao thông tại các KCN vẫn luôn tỉ
lệ thuận với số lƣợng công nhân gia tăng. Muốn kiềm chế tai nạn giao
thông phải làm thay đổi tận gốc nhận thức của cơng nhân lao động.
Song song với tình hình thiếu ý thức trong tham gia giao thơng là
tình trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trƣờng sống. Xung quanh các khu nhà
trọ cơng nhân, tình trạng xả rác bừa bãi làm môi trƣờng sống bị ô nhiễm
nặng và ảnh hƣởng đến mỹ quan đơ thị. Trong q trình chuyển dịch từ
nông thôn ra đô thị, công nhân vẫn chƣa thể hồ nhập với nếp sống mới,
trong khi đó, cuộc sống thành thị đòi hỏi mỗi ngƣời phải thay đổi nhận thức
và hành vi để có thể thích nghi trong mơi trƣờng mới.
Những nghiên cứu trên đƣợc rút ra từ quá trình điều tra xã hội học và
phỏng vấn trực tiếp đối tƣợng công nhân lao động (theo đặc điểm vùng
miền khác nhau). Lâu nay một bộ phận công nhân KCN vẫn chƣa thể thích
nghi với mơi trƣờng sống mới. Cuộc sống của họ vẫn mang tính tạm bợ và
mọi quan niệm sống vẫn rất bảo thủ. Sự khiếm khuyết trong nhận thức sẽ
dẫn đến những khiếm khuyết trong hành động. Đó là biểu hiện dây chuyền
khi nhận thức cịn bó hẹp trong một phạm vi, theo một lối sống cũ bi
nhng quan nim khụng cũn phự hp.


Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ë §ång Nai
13


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

1.1.2. Mc thu nhp của công nhân KCN
Một vấn đề đáng quan tâm hơn cả là mức thu nhập của lao động
trong các KCN. Theo số liệu của Liên Đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai (cuối
tháng 8/2006), thu nhập bình quân của lao động phổ thông trong các KCN
ở Đồng Nai là 1.200.000 đồng/ngƣời/tháng. Mức lƣơng này áp dụng cho
những công nhân đã qua thử việc và có thâm niên. Số cịn lại thu nhập
không quá 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng. Hiện nay, lực lƣợng công nhân các
KCN ở Đồng Nai rất trẻ (từ 18-30 tuổi), luôn có nhu cầu về tích luỹ thu
nhập. Ra đi từ những miền quê nghèo, ngƣời công nhân mang theo gánh
nặng gia đình, vì vậy họ phải tính tốn chi tiêu để vừa có thể ni sống
mình vừa gửi tiền về phụ giúp gia đình. Thế nhƣng, tình hình giá cả các
mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống liên tục gia tăng mà lƣơng của ngƣời
lao động hầu nhƣ vẫn khơng đƣợc cải thiện.
Vì khơng đủ điều kiện về kinh tế, với ngƣời công nhân KCN những
bữa ăn đơn sơ, thiếu dinh dƣỡng vẫn cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày
khác. Những bữa ăn nhanh ngay tại cổng công ty với điều kiện vệ sinh
không đảm bảo vẫn là giải pháp mà đa số cơng nhân lựa chọn. Chính điều
kiện ăn uống nhƣ vậy đã không thể đảm bảo sức khoẻ cho ngƣời lao động,
và họ phải thuê nhà trọ giá rẻ, điều kiện sinh hoạt kém. Để chia giá phòng
trọ họ chấp nhận ở ghép với mật độ 5- 6 ngƣời/phịng 20m2. Đối với cơng
nhân, chỗ trọ chỉ là nơi để ngủ sau một ngày làm việc vất vả. Họ chỉ thích
sống ở những khu trọ khơng bị gị bó bởi nội quy sinh hoạt. Đó là lý do mà

rất nhiều công nhân từ chối vào sinh sống trong các khu nhà trọ do doanh
nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, ở Đồng Nai số doanh nghiệp dành quỹ đất
xây dựng nhà ở cho cơng nhân cịn rất ít. Nhà trọ cho công nhân hiện là vấn
đề nan giải mà các nhà quản lý của tỉnh Đồng Nai đang phải đối mặt. Bởi lẽ
rất khó vận động các doanh nghiệp trớch mt phn li nhun xõy dng
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
14


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

cỏc khu nh tr cho công nhân. Mặc khác, vấn đề an ninh ở các khu vực có
đơng nhà trọ cơng nhân đang trở nên ngày càng phức tạp. Những quán cà
phê và một số tụ điểm vui chơi khơng lành mạnh (có tệ nạn xã hội: ma tuý,
mại dâm, đánh bạc) mọc lên xung quanh các khu nhà trọ ngày một nhiều
hơn. Những nơi này là điểm lui tới thƣờng xuyên của không ít nam cơng
nhân KCN khi họ khơng có những điểm vui chơi giải trí phù hợp với điều
kiện của mình.
Dù trong độ tuổi ln có nhu cầu đƣợc giải trí, thƣ giãn nhƣng họ
không thể bỏ tiền mua một tờ báo hay một tấm vé xem ca nhạc. Với họ, đó
thực sự là điều xa xỉ. Có thể nói, mức thu nhập đã ảnh hƣởng trực tiếp đến
đời sống vật chất cũng nhƣ nhu cầu hƣởng thụ văn hoá tinh thần của ngƣời
lao động. Đời sống văn hoá - tinh thần của ngƣời công nhân rất nghèo nàn,
chủ yếu phụ thuộc vào các hình thức do doanh nghiệp, cơng đồn, chính
quyền địa phƣơng tổ chức. Trong khi đó sự phát triển tràn lan của các sản
phẩm văn hố (có cả văn hoá độc hại) khiến họ rất dễ bị tác động bởi
những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, ảnh hƣởng không tốt đến tƣ tƣởng,
tinh thần chất lƣợng nguồn nhân lực của các KCN.

1.1.3. Những vấn đề liên quan đến công nhân nữ
Hiện nay, công nhân nữ chiếm hơn 2/3 lao động trong các KCN. Vì
cuộc mƣu sinh, nhiều chị em rời xa gia đình, làng quê đến các KCN tìm
việc làm. Họ cật lực làm việc để ni sống bản thân và tích góp phụ giúp
gia đình. Thời gian trôi qua, nhiều chị em bỏ lỡ tuổi xuân cũng nhƣ cơ hội
xây dựng mái ấm gia đình. Con số gần 65% lao động nữ trong các KCN
sống độc thân là một thực trạng cần đƣợc xã hội quan tâm. Có nhiều
nguyên nhân khiến chị em chƣa thể tự tin nghĩ đến chuyện lập gia đình: do
làm việc trong mơi trƣờng ít nam giới nên khó có cơ hội tiếp xúc; do áp lực
cơng việc nên khơng có thời gian vun p mi quan h, dn n tỡnh cm
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
15


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

ụi bờn sao nhóng; do mặc cảm bản thân (học vấn, hoàn cảnh gia đình, điều
kiện kinh tế). Chị em rất cần đƣợc giãi bày tâm sự, đƣợc lắng nghe chia sẻ
và định hƣớng. Tuy nhiên, nhịp sống hối hả, vì miếng cơm manh áo, các
chị em lao vào làm việc và không biết mang những trăn trở của mình thổ lộ
cùng ai. Qua kết quả điều tra lại phát hiện thêm một vấn đề khác, nhiều chị
em khơng muốn gắn bó lâu dài với cơng việc, họ có ý định đến một thời
điểm nào đó sẽ trở về q lập gia đình. Nếu 65% số cơng nhân KCN thay
nhau bỏ việc thì biến động về mặt nhân sự sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến
doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên các nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng tìm đƣợc lao
động thay thế nhƣng lao động mới tuyển dụng sẽ phải mất một thời gian
làm quen công việc nên năng suất lao động và hiệu quả cơng việc sẽ hạn
chế. Nhƣ vậy, có thể thấy yếu tố tâm lý ngƣời lao động có vai trị rất lớn

quyết định sự gắn bó lâu bền và cống hiến cho doanh nghiệp, cho nền kinh
tế tỉnh nhà. Khi lao động có tâm lý khơng ổn định sẽ khơng thể làm việc
tốt.
Ngày nay, vấn đề giới tính đƣợc giới trẻ thảo luận khá sôi nổi. Họ tự
trang bị các thông tin giới tính để biết cách xử lý phù hợp khi gặp những
tình huống có vấn đề. Trong khi đó, các nữ công nhân đang ở độ tuổi từ 18
đến 33 - độ tuổi cần có hiểu biết cơ bản nhất về sức khoẻ sinh sản lại tỏ ra
khá dè dặt. Cũng cần lƣu ý đa số công nhân nữ phải sống xa nhà, do đó
những kiến thức này sẽ giúp họ làm chủ đƣợc bản thân. Tuy nhiên, tâm lý
ngại ngùng của ngƣời nơng thơn xem giới tính là vấn đề tế nhị chính là rào
cản khó phá bỏ. Có thể nói, nếp nghĩ của ngƣời nơng thơn bao đời nay vẫn
ăn sâu vào nhận thức của ngƣời lao động. Để giúp các đối tƣợng công nhân
nữ thay đổi quan niệm này các cơ quan chuyên trách nhƣ Hội phụ nữ, Ủy
ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh đã phối hợp tổ chức những đợt truyền
thông tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản cho nữ công nhân nhng vn cha

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
16


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

thu hỳt s quan tâm của chị em. Một phần do các tuyên truyền viên chƣa
hiểu rõ tâm lý của đối tƣợng nên chƣa tìm ra cách tiếp cận hiệu quả. Một
phần do chính đối tƣợng chƣa dành thời gian quan tâm đến vấn đề vì họ
cho đây là sự tế nhị.
Trong nhóm đối tƣợng đã lập gia đình lại xuất hiện tình trạng chị em
cơng nhân khơng biết cách chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Trong quá

trình làm luận văn, tác giả đã đến các Trung tâm y tế, Trạm y tế thuộc KCN
và thực hiện một số điều tra xã hội học về vấn đề này. Có trƣờng hợp nhiều
chị em mang thai đến tháng thứ 5 mới bắt đầu đi khám thai lần đầu. Vẫn
với quan niệm “trời sinh trời ni”, chỉ khi nào cảm thấy có vấn đề mới tìm
đến bác sĩ. Cá biệt có một số trƣờng hợp chị em từ lúc mang thai đến lúc
sinh con không một lần thăm khám sức khoẻ mẹ và thai nhi. Điều này xuất
phát từ các lý do sau đây: thứ nhất do trình độ nhận thức hạn chế, thứ hai
do điều kiện kinh tế chật vật. Với mức thu nhập ít ỏi, phải chi tiêu cho các
khoản chi cố định hàng tháng là tiền thuê trọ, tiền ăn, tiền cho con đi học,
họ khơng có đủ thu nhập để chăm sóc sức khoẻ trong giai đoạn mang thai.
Hiện nay, hầu hết thông tin ăn uống, nghỉ dƣỡng cho các bà mẹ mang thai
đều dành cho các đối tƣợng có thu nhập khá. Do đó, chị em cơng nhân cần
có những tƣ vấn phù hợp với điều kiện kinh tế hạn hẹp của mình.
Thêm vào đó, vấn đề nữ cơng nhân vi phạm luật hơn nhân gia đình,
cũng khá phổ biến. Trong các khu nhà trọ cơng nhân, có nhiều trƣờng hợp
công nhân nữ thuê nhà sống chung với nam giới đã có gia đình. Những
trƣờng hợp xơ sát xảy ra đã ảnh hƣởng không lành mạnh đến môi trƣờng
sống ở khu dân cƣ. Cũng có khơng ít trƣờng hợp giữa nam, nữ cơng nhân
“góp gạo thổi cơm chung”. Đây là vấn đề khá phức tạp do nhận thức của
công nhân. Cuộc sống xa nhà, ngƣời công nhân rất cần có sự động viên,
chia sẻ và cũng cần có một chỗ nƣơng tựa. Mỗi ngƣời có một quan niệm v
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai
17


Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

cỏch la chn cuc sống cho riêng mình. Tuy nhiên nếu nhận thức đúng và

lƣờng trƣớc những tình huống có thể xảy ra sẽ hạn chế đƣợc những hậu quả
đáng tiếc mà chính chị em công nhân là ngƣời phải gánh chịu. Họ rất cần
đƣợc phân tích, chia sẻ để định hƣớng hành động và lối sống của mình.
1.1.4 Thời gian làm việc của cơng nhân
Theo quy định, thời gian làm việc trung bình của công nhân là
8 giờ/ ngày, tức khoảng 184 giờ/ tháng. Tuy nhiên, thực tế số giờ làm việc
của công nhân cao hơn nhiều. Bình quân họ phải tăng ca thêm 96 giờ/
tháng chƣa kể nhiều doanh nghiệp yêu cầu cơng nhân làm việc cả ngày chủ
nhật. Vì đồng lƣơng cơ bản quá thấp mà giá cả các mặt hàng liên tục tăng,
chi tiêu cho cuộc sống ngày càng khó khăn nên cơng nhân tình nguyện tăng
ca để có thêm thu nhập và để đƣợc hƣởng bữa ăn phụ nhằm giảm bớt một
khoản tiền ăn đáng kể hàng tháng. Với áp lực cơng việc q lớn nên họ
khơng có thời gian vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội. Lợi
dụng nhu cầu của công nhân muốn làm việc để tăng thêm thu nhập, có một
số doanh nghiệp bắt ép công nhân làm tăng ca quá nhiều, dẫn đến tình
trạng khơng thể tái tạo sức lao động, ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao
động. Chủ doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn thời gian ngƣời lao động.
Trong những trƣờng hợp ngƣời lao động có việc đột xuất cần giải quyết chỉ
đƣợc nghỉ ½ ngày cơng và mỗi ngày nghỉ bị trừ 3 ngày lƣơng. Việc trừ
lƣơng này do từng doanh nghiệp áp dụng theo quy định riêng. Trƣớc tình
trạng đó, ngƣời lao động có nhu cầu đƣợc nghỉ việc để giải quyết những
việc đột xuất phải tìm cách mua lại những phiếu khám chữa bệnh tại các
bệnh viện. Việc mua bán trao đổi này đã ảnh hƣởng đến việc giải quyết chế
độ của bảo hiểm xã hội tỉnh, làm thất thốt nguồn ngân sách nhà nƣớc,
khơng chỉ vậy cịn làm ảnh hƣởng đến lòng tin giữa doanh nghiệp và ngƣời
lao động. Nhịp sống cơng nghiệp địi hỏi mọi ngƣời phi lm vic tht ct
Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở §ång Nai
18



Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hoàng Thuận

lc. Tuy nhiờn, gia khoảng thời gian làm việc và thƣ giãn, nghỉ ngơi, tái
tạo sức lao động cũng phải hài hoà để đảm bảo sức khoẻ và tinh thần ổn
định. Ngƣời công nhân không thể làm việc lâu dài nếu cứ bị vắt kiệt sức lao
động từ ngày này sang ngày khác.
1.1.5. Sự khác biệt cơ bản giữa nhóm cơng nhân nữ và
cơng nhân nam
Giữa nhóm cơng nhân nam và cơng nhân nữ cũng có khá nhiều cách
biệt. Nhóm cơng nhân nam thƣờng xuyên quan tâm đến các lĩnh vực chính
trị xã hội, đặc biệt là thông tin thời sự. Họ thƣờng xuyên theo dõi truyền
hình, nghe đài và đọc sách báo. Nhiều trƣờng hợp công nhân nữ không biết
ai là chủ tịch nƣớc, ai là thủ tƣớng nƣớc ta. Theo họ, những thơng tin đó
khơng ảnh hƣởng đến họ nên chƣa cần phải quan tâm. Thái độ thờ ơ với
các vấn đề chính trị xã hội đất nƣớc đã phần nào đánh giá quan điểm chính
trị và lập trƣờng giai cấp của công nhân lao động.
Qua thống kê điều tra xã hội học, ở tất cả các lĩnh vực, sự quan tâm
của nhóm cơng nhân nam ln cao và thƣờng xun hơn nhóm cơng nhân
nữ. Nhóm cơng nhân nam tìm hiểu khá sâu về Bộ luật Lao động trong khi
đó sự hiểu biết của nhóm cơng nhân nữ chỉ ở mức độ tạm đƣợc. Ngồi thời
gian làm việc, nhóm cơng nhân nam cũng tham gia thƣờng xuyên hơn vào
các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ. Những biểu hiện đó thể
hiện tính năng động của nhóm cơng nhân nam. Với họ, tìm hiểu kiến thức
và hồ nhập vào xã hội là một cơng việc tất yếu. Tính chủ động trong việc
nâng cao mọi mặt nhận thức, kỹ năng sống và làm việc là rất cần thiết đối
với mỗi công nhõn.

Đài PT-TH Đồng Nai với đời sống văn hoá tinh thần của công nhân KCN ở Đồng Nai

19


×