Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh ninh bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

LƢƠNG THỊ DUNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH: TƠN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2016
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

LƢƠNG THỊ DUNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chun ngành Tơn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh. Các nhận định nêu ra trong luận
văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn
trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được cơng bố. Luận
văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.

Học viên

Lương Thị Dung

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị
Kim Oanh, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ
trong Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, đặc biệt các thầy cô ở Khoa Triết học đã giúp đỡ, dạy bảo, động
viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập để tơi có
thể hồn thành Luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln
ủng hộ và giúp đỡ để tơi có thể thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Lương Thị Dung

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ii
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2.Tình hình nghiên cứu .............................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...........................................................8
CHƢƠNG 1: CƠNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA
NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY ......................................................9
1.1 Khái qt chung về Cơng giáo tỉnh Ninh Bình. ...............................................9
1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Cơng giáo tỉnh Ninh Bình...........9
1.1.2 Tình hình Cơng giáo ở tỉnh Ninh Bình .............................................................16
1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. ................22
1.2.1 Một số khái niệm ..............................................................................................22
1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần
người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. .......................................................................30
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
TINH THẦN NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: MỘT SỐ
PHƢƠNG DIỆN VÀ GIẢI PHÁP .........................................................................41
2.1 Ảnh hƣởng của Công giáo đến một số phƣơng diện của đời sống văn hóa

tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. .....................................................41
2.1.1 Phương diện đạo đức, lối sống ........................................................................41
2.1.2 Phương diện hơn nhân, gia đình. .....................................................................48
2.1.3 Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. .............59

v


2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh
hƣởng tiêu cực của Cơng giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh
Ninh Bình hiện nay..................................................................................................67
2.2.1 Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo.
...................................................................................................................................69
2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm cơng tác tơn giáo và cho chức sắc tín đồ
Cơng giáo. .................................................................................................................72
2.2.3 Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đạo Công giáo. ........................75
2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ ................................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................86
PHỤ LỤC .................................................................................................................95

vi


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn
tại lâu dài trong lịch sử xã hội lồi người. Trong q trình tồn tại và phát triển,
tơn giáo ln ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và
đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc. Tôn giáo

không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần
chúng nhân dân mà bản thân tơn giáo cũng mang trong mình những giá trị
đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống văn hóa tinh
thần của người dân. Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau,
cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tơn giáo.
Nhận thức được vai trị của tơn giáo, ngay từ Hiến pháp năm 1946, bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi
cơng dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’. Nghị quyết 25-NQ/TW
ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa IX) về cơng tác tơn
giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta’’. Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống văn
hóa xã hội. Tơn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc của xã hội, nó vừa
có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú thúc đẩy đời sống văn hóa
tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên những cản trở đối với sự phát
triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi
mới và dân chủ hóa xã hội đời sống hiện nay, địi hỏi chúng ta phải có sự nhìn
nhận đánh giá đúng và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo.
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Công giáo du
nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI, cho đến nay đã hơn 400 năm.
1


Hiện nay Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng. Từ khi được truyền vào Việt Nam
đến nay Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức
việc, về các dòng tu…Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Cơng
giáo đã trở thành một thành tố văn hóa khơng thể tách rời của nền văn hóa
dân tộc và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của

nhân dân ta.
Ninh Bình là mảnh đất phù sa cổ ven chân núi, thuộc đồng bằng Bắc
Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, bao gồm vùng núi rừng, đồng bằng và
biển cả. Ninh Bình cịn là vùng đất cố đơ, địa linh nhân kiệt. Đó là ưu thế để
nơi đây trở thành địa phương phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và quốc tế. Sự phát triển kinh tế xã hội của Ninh Bình phụ thuộc nhiều vào ưu thế này. Về đời sống văn hóa
tinh thần thì Ninh Bình là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bới Công giáo. Thế
kỷ XVI – XVII Cơng giáo được truyền vào Ninh Bình dần dần phát triển và
đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây. Hiện
nay, ở Ninh Bình có khá đơng đồng bào theo đạo Cơng giáo, trên địa bàn tỉnh
có Tồ giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước,
được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công
giáo của Việt Nam”. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội,
Công giáo Ninh Bình đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu
hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Công giáo
mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng
cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống văn hóa tinh
thần của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo đến
đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay là vấn đề rất cần
thiết.
2


Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Cơng giáo đối với con người Việt
Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đối
với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình hiện nay cũng là điều rất
cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định
chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với cơng tác
tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn
hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Cơng giáo, góp phần

xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Ninh
Bình và trong phạm vi cả nước.
Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm
hiểu nghiên cứu những vấn đề tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng. Vì
vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống
văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ”, làm luận văn
Thạc sĩ.
2.Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Cơng giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều
người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, cơng trình
nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học,
nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học…
Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số
cơng trình đã cơng bố như: Mười tơn giáo lớn trên thế giới của Hồng Tâm
Xun (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Tác phẩm Một số
vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách
Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991; Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai
Thanh Hải, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000; Một số tôn giáo ở Việt
Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005; Thập giá
và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique
3


et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn
hành năm 1978; ); Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thế
kỷ XII đến thế kỷ XIX) (Nguyễn Văn Kiệm, Hội khoa học lịch sử Việt Nam,
Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà
Nội, 2001); Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh
Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005;
Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng

Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
Hà Nội, 2012. Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát
nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật
giáo, Hồi giáo, Kitô giáo trên thế giới .Và phân tích tương đối rõ về quá trình
du nhập, phát triển và đặc điểm của đạo Cơng giáo ở Việt Nam.
Nghiên cứu sâu về văn hóa Cơng giáo đã có một số cơng trình như:
Nghi lễ và lối sống Cơng giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); Nhà thờ Công giáo Việt Nam (Nguyễn
Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2003); Tơn giáo trong
mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); Lịch cử văn học Công giáo Việt Nam (Võ
Long Tê, Nxb Tư duy, Sài Gịn, 1965); Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa
giáo (Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001)…Các tác phẩm này
đã đi sâu phân tích những biểu hiện đặc trưng của văn hóa Cơng giáo và
những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một số cơng trình đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội
thảo về vai trị của văn hóa Cơng giáo như: Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề
đạo Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Viện khoa học xã hội
và ban tơn giáo Tp. Hồ Chí Minh năm 1988. Một số bài viết trên các tạp chí
như: Hội nhập văn hóa Ki tơ giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong
4


lịch sử (Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/1993); Thiên chúa giáo với việc giáo
dục gia đình (Văn học nghệ thuật số 2/1996); Một số vấn đề về xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào Thiên chúa giáo (Văn học nghệ thuật số
4/1996)…
Nghiên cứu về Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một số cơng
trình nghiên cứu như: “Làng Cơng giáo Lưu Phương (Ninh Bình)” của tác
giả Nguyễn Hồng Dương, Viện nghiên cứu tôn giáo, 1997. Cơng trình, đã đề

cập đến một khơng gian cụ thể: Làng Công giáo Lưu Phương trong một
khoảng thời gian từ khi thành lập 1829 đến trước Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 dưới góc độ lịch sử và văn hố- tôn giáo. Những thay đổi trong
mối quan hệ giữa cộng đồng đồng bào Cơng giáo và ngồi Cơng giáo trước
và sau khi Pháp xâm lược ở làng Lưu Phương cũng được phân tích. Đây có
thể coi là một trong những làng khá điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ngồi ra, nghiên cứu về Cơng giáo ở Ninh Bình, cịn phải kể đến
cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dương “Về một số làng Công giáo
ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đầu thế kỷ XIX”. Tác giả đã cho người đọc
một cái nhìn tương đối tồn diện về hoạt động, cơ cấu tổ chức, các lễ nghi về
Công giáo gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, đặc trưng của Cơng
giáo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Các cơng trình đề cập tới đạo Cơng giáo ở giáo phận Phát Diệm cịn có
cuốn: Địa chí Ninh Bình của Tỉnh ủy Ninh Bình (2010) đã đề cập tới quá
trình khai khẩn và thành lập huyện Kim Sơn trong đó có đề cập tới vai trị
của người Cơng giáo cũng như tình hình Cơng giáo ở địa phận Phát Diệm.
Lã Đăng Bật có các cơng trình nghiên cứu: Nho Quan vùng đất cổ; Kim sơn
vùng đất mở và Đất và người Ninh Bình đã đề cập đạo Cơng giáo ở Ninh
Bình và nhà thờ Phát Diệm. Tiến sĩ Lê Văn Thơ với cơng trình nghiên cứu
“Q trình hình thành, phát triển và đặc điểm giáo phận Phát Diệm Ninh
5


Bình” (2012) đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển củ a đạo Công giáo ở
giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; phân tích thực trạng và
đặc điểm của giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay; Từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực của đạo Cơng giáo.
Ngồi ra, chúng ta cũng còn phải kể đến một số bài nghiên cứu, chẳng
hạn như Nguyễn Phú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập Làng

Thiên chúa giáo ở Như Tân, Kim Sơn, Ninh Bình cuối thế kỷ XIX“ (Nghiên
cứu Lịch sử, số 4/1997); Cơ cấu tổ chức xã hội- tôn giáo trong một số làng
Cơng giáo ở Kim Sơn, Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
“Thắng cảnh Phát Diệm” của tác giả Hoàng Xuân Việt, UBĐK Cơng giáo
Thành phố Hồ Chí Minh, 1991…
Liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa
tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” cho đến nay vẫn chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống. Vì vậy
nghiên cứu “Ảnh hưởng của Cơng giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân
dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” là vấn đề mới mẻ và rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Công giáo Ninh Bình trên
cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Cơng giáo tới đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằn phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Cơng giáo, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình ngày càng phong phú, lành mạnh
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2 Nhiệm vụ

6


- Trình bày khái qt về Cơng giáo và tình hình Cơng giáo ở tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
- Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Cơng giáo đến một số
phương diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người

dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
Luận văn chỉ tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của Cơng giáo đến đời
sống văn hóa tinh thần người dân cụ thể là người Công giáo trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình hiện nay.
4.2 Phạm vi
Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo tới một số
phương diện của đời sống văn hóa tinh thần, đó là đạo đức, lối sống, hơn nhân
và gia đình, và tín ngưỡng truyền thống – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; những quan điểm, đường lối chính
sách của Đảng về tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng; kế thừa các
cơng trình nghiên cứu về tơn giáo và Công giáo của các nhà khoa học trong
và ngoài nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

7


Người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài được lý giải, phân
tích, chứng minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn
bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học và hồn thiện

quan điểm chính sách của Đảng , Nhà nước ta về tơn giáo và cơng tác tơn
giáo trong tình hình hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu có nội dung liên quan đến Cơng giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo để dạy về tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trường
Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngồi phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

8


Chƣơng 1
CƠNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA NGƢỜI
DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
1.1 Khái quát chung về Cơng giáo tỉnh Ninh Bình.
1.1.1 Cơng giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh
Ninh Bình.
Ki-tơ giáo là đạo do Đức Kitơ Giêsu (người làng Nazareth, xứ Plestina,
nay thuộc Israel) sáng lập, đặt nền tảng trên cuộc sống lời rao giảng, sự chết
và sự sống lại của Người.
Công giáo là một bộ phận của Kitô giáo được tách ra. Công: phổ
quát; giáo: đạo. Công giáo: (đạo) có tính phổ qt. Theo các giáo dân, Cơng
giáo là tơn giáo do chính Chúa Giêsu khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu
độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người thành tâm, thiện chí muốn đón
nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và sống đạo đời đời. Giáo hội Công giáo
là giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp giao giảng và chuyển ơn cứu độ
đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này được đặt dưới quyền lãnh
đạo của Giáo hoàng, người duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của

Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong
tồn Giáo hội.
Cơng giáo là tôn giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa
Con, và Chúa Thánh Thần) nhưng cùng một bản thể và uy quyền như nhau.
Trong bốn chi phái chính của Kitơ giáo, bên cạnh đạo Tin Lành, Chính
thống giáo và Anh giáo, Cơng giáo là tơn giáo duy nhất có Giáo hội hoàn
vũ, nghĩa là một tổ chức chung cho tất cả các Giáo hội địa phương, tức Tòa
thánh Vatican hiện nay, đứng đầu là Giáo hồng.
Đạo Cơng giáo được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 5 thế kỷ.
Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, năm 1533 được xem là năm
9


khởi đầu cho Công giáo tại Việt Nam với sự truyền đạo của thừa sai Innêkhu
(hay Inhaxiơ). Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với
nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã
hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở
Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng lớn trong đời
sống văn hóa-xã hội Việt Nam.
Cùng với quá trình du nhập và phát triển của Công giáo trên khắp đất
nước. Công giáo cũng đã được du nhập vào Ninh Bình, trong quá trình tồn tại
và phát triển Cơng giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm
riêng biệt, tuy nhiên giáo lý, giáo luật và nghi lễ vẫn mang những đặc điểm
chung của Công giáo Việt Nam.
- Giáo lý Công giáo
Giáo lý của Công giáo nằm trong kinh thánh gồm hai bộ: Cựu Ước
(46 quyển) và Tân Ước (27 quyển). Sách Cựu Ước, vốn là sách của đạo Do
Thái, trình thuật về Thiên Chúa với công việc sáng tạo ra vũ trụ và con người,
kể về những phong tuc tập quán của người Do Thái và loan báo, chuẩn bị cho
sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Sách Tân Ước tiếp nối Sách Cựu Ước, kể về

cuộc đời, sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitơ – Đấng cứu thế, về q trình hoạt
động của các tông đồ và lời dạy bảo của Chúa Giêsu và các tơng đồ về con
người.
Với tín đồ Cơng giáo, tín điều cơ bản đầu tiên chính là đức tin vào
Thiên Chúa, vào sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Đây thực chất là lời đáp trả
lại của con người đối với Thiên Chúa bởi con người khao khát có Thiên Chúa
khơng chỉ vì họ nhờ có Thiên Chúa mới được tạo thành mà cịn vì ở nơi Chúa,
con người mới có được hạnh phúc, đạt tới chân lý mà họ đang kiếm tìm. Bằng
những năng lực của mình, con người có khả năng nhận ra được Thiên Chúa từ
những gì Người tạo nên, và Thiên Chúa cũng tự ban chính mình cho con
10


người, “mặc khải” tình yêu thương, phép màu nhiệm của mình cho con người
thơng qua việc cử Đức Giêsu Kitơ và Thánh Thần đến với con người.
Qua đó, tín đồ Cơng giáo tin rằng Chúa có ba ngơi: Cha – tạo dựng,
Con - Cứu chuộc, Thánh thần - Thánh hóa. Họ cũng tin Thiên Chúa đã tạo ra
con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, sau khi chết đi, thể xác sẽ trở về
vơi cát bụi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Con người do trí khơn, lương
tâm nên làm chủ thế giới mn lồi nhưng do tính phàm tục nên mắc nhiều
tội lỗi. Thiên Chúa đã trừng phạt con người vì những lỗi lầm của họ nhưng sai
Chúa Giêsu xuống cứu chuộc cho con người. Chúa Giêsu được sinh ra từ Đức
Mẹ Maria bằng phép màu nhiệm của Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây Thánh giá, sự sống lại về trời chính là biểu hiện cho tình
thương u, đức hi sinh và cuộc sống vĩnh hằng nơi Thiên Chúa.
- Giáo luật và nghi lễ Công giáo
Giáo luật Công giáo quy định nhiều điều, trong đó đáng chú ý có
“Thập giới” – Mười điều răn mà Thiên Chúa đòi hỏi nhằm giúp cho con
người được cứu rỗi:
1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự.
2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục tầm

thường.
3) Giành ngày chủ nhật để phụng thờ Thiên chúa.
4) Thảo kính Cha Mẹ.
5) Không được giết người.
6) Không được dâm dục
7) Không được gian tham lấy của người khác
8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối.
9) Không được ham muốn vợ hoặc chồng của người khác.
10) Không được ham muốn của trái lẽ.
11


Mười điều răn của Thiên chúa đã cho khắc vào đá ban cho Maisen, tổ
phụ của người Do thái, chung quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Cơng
giáo là kính Chúa và u người.
Giáo luật Cơng giáo quy định các tín đồ khơng ai được quyền vi phạm
một trong mười điều răn trên, bởi chỉ cần phạm vào một điều là phạm tới tất
cả những điều răn cịn lại. Điều này là tất yếu, bởi khơng thể tôn trọng người
khác mà không chúc tụng Thiên Chúa – Đấng sáng tạo ra họ, lại càng không
thể chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà không yêu thương những con người vốn là sản
phẩm của Thiên Chúa tạo ra.
Ngoài Mười điều răn của Chúa, luật lệ Cơng giáo cịn được quy định
bởi “Sáu điều răn của Giáo hội” đó là:
1) Xem lễ các ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc.
2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật.
3) Xưng tội mỗi năm một lần.
4) Chịu lễ mùa phục sinh.
5) Giữ chay những ngày quy định.
6) Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định.
Ngồi ra các tín đồ phải chịu bảy phép bí tích: phép rửa tội, phép thêm

sức, phép giải tội, phép Thánh thể, phép xức dầu thánh, phép truyền chức
thánh và phép hơn phối.
Bên cạnh bảy phép bí tích quan trọng kể trên, trong một năm đạo Cơng
giáo có rất nhiều ngày lễ với những nghi lễ và ý nghĩa khác nhau:
- Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) vào
ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất
của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem
thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La
Mã. Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì có lễ kỷ niệm ngày Thiên
12


Chúa giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm ngày Noel vào đêm ngày
24 tháng 12, bởi theo lịch Cơng giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hồng hơn.
Cịn theo lịch Cơng giáo Rơma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay cịn
gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ vọng”.
- Lễ phục sinh, kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4
(chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây
là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và chết trên
cây thập giá. Theo luận giải của giáo lý Ba ngôi trong Tân ước, Chúa Giêsu là
con Thiên Chúa và là người, do đó người có quyền năng phó mạng sống mình
để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy. Vì vậy, sau khi chết Chúa
Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục
sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Ki tô
hữu, được cử hành vào các Chủ nhật phục sinh.
Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán
xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh khơng gì khác hơn là một biểu tượng
tơn giáo về niềm hi vọng, và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh .
- Lễ Chúa Giêsu lên trời, một số nơi còn gọi là lễ Thăng Thiên: là ngày
lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ phục sinh do đó

ngày lễ Chúa Giêsu lên trời luôn rơi vào ngày thứ năm, nhưng thường được
rời vào ngày chủ nhật kế tiếp. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, ngài ở
lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện
của ngài giữa loài người trần thế.
- Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống,
Giáng xuống, hạ trần, Lễ Ngũ Tuần ): đây là một ngày lễ trọng của người theo
Công giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ phục sinh,
và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời.

13


Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh
thần hiện xuống, ngày này người Ki tơ giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt
lành về niềm tin vào sự sống.
- Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong
các ngày lễ kính Đức mẹ của người Ki tô giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày
lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Kể từ năm 1950 khi
Giáo hồng Piơ XII định tín việc Đức mẹ được cân nhắc về trời cả về trời cả
hồn lẫn xác.
Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng
8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu
của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ
kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15
tháng 8 mà thơi và được các tín hữu tham gia đông đảo.
- Lễ các Thánh, là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11
hàng năm. Trong Ki tô giáo Tây phương hoặc chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ
Tuần, trong Ki tô giáo Phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kitô
giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống
Công giáo Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ.

Sáu lễ quan trọng nói trên là những ngày lễ bắt buộc phải giữ và dự lễ
của những người theo Kitơ giáo nói chung, và các ngày lễ chủ nhật hàng tuần
cũng là những ngày lễ bắt buộc, tất cả các tín đồ phải nghỉ phần xác để tham
dự.
Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội cơng giáo,
nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường có rất đơng tín hữu tham gia để
cũng cố đức tin, giữ đạo, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng. Do đó,
theo quan điểm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu
nhìn nhận, xét mình.
14


Các ngày lễ thông thường khác, tuy Giáo hội không bắt buộc các tín
hữu phải tham dự đầy đủ nhưng vẫn được tín đồ tham dự để được nhiều ơn
sủng, cụ thể:
- Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được cử hành vào ngày 08 tháng
12 hàng năm.
- Lễ tro (đầu mùa chay): đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm
việc Chúa Giê su chuẩn bị vào thành Giêrusalem, ở đây Chúa đã giảng cho
các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi,
còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.
- Lễ lá vào ngày chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm
việc Chúa Giê su vào thành Giêrusalem được dân chúng rải lá trên đường đón
tiếp.
Tuần Thánh bắt đầu từ chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ
niệm Chúa Giê su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có
những ngày lễ riêng: lễ truyền phép Mình Thánh vào thứ năm, Lễ Chúa Giêsu
chịu chết vào thứ sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ bảy, Lễ mừng Phục sinh
vào chủ nhật.
- Lễ Thánh Tông đồ Phê rô và Phao lô, được cử hành vào ngày 29

tháng 6 hàng năm.
- Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, được cử hành vào ngày 2 tháng 11
hàng năm.
- Ngoài ra Giáo hội Cơng giáo cịn chia một năm thành từng tháng,
từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tơn giáo và các hoạt động cho các
tín đồ, như tháng 3 là tháng kính Thánh cả Giuse, tháng năm là tháng Dâng
hoa kính Đức bà Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giêsu,
tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, mùa vọng từ 30 tháng 11 đến
Lễ Giáng sinh,…
15


1.1.2 Tình hình Cơng giáo ở tỉnh Ninh Bình

Cơng giáo được truyền vào Ninh Bình từ rất sớm, theo cuốn “Lịch sử
đàng ngồi” thì ngày 19/3/1627 linh mục Anlexandre de Rohdes (giáo dân
thường gọi là Đức cha Đắc Lộ) cùng giáo sĩ Pierre Margue đến cửa Ba Làng
(Hậu Lộc – Thanh Hố) lập cửa thánh Juise. Sau đó, trên đường đi thuyền ra
Thăng Long, ngày 3/4/1627 đến cửa biển Thần Phù, gần mom núi Yên
Duyên, Hảo Nho (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tiếp giáp với xã Lai
Thành, huyện Kim Sơn ngày nay), tiến hành truyền đạo, đánh dấu quá trình
truyền đạo và phát triển đạo ở Ninh Bình. Qúa trình hình thành và phát triển
của đạo Cơng giáo ở Ninh Bình chia thành các thời kỳ:
- Thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên (1027 – 1665): Theo nguồn sử liệu của
nhà Nguyễn, Công giáo du nhập vào Việt Nam năm 1533. Tuy nhiên, việc
truyền giáo ở Việt Nam chỉ thực sự đạt kết quả vào đầu thế kỷ XVI thời các
giáo sĩ Dòng Tên. Năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma
Cao ( Trung Quốc ) đến Đàng Trong. Năm 1627, hai giáo sĩ Alexandre de
Rhodes và Bdro Marquez đến Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa), mở đầu cho
thời kỳ truyền giáo của Đàng Trong ở Đàng Ngồi nói chung và Ninh Bình

nói riêng. Dưới thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên, đạo Công giáo đã đặt được cơ
sở trong một số làng xã vùng ven biển tỉnh Ninh Bình. Năm 1665, tất cả các
giáo sĩ bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, chấm dứt thời kỳ độc quyền truyền giáo
của Dòng Tên ở Việt Nam và tỉnh Ninh Bình.
- Thời kỳ các đại diện Tơng Tịa (1665-1802). Năm 1666, Hội truyền
giáo Nước ngồi Paris (MEF) cử giáo sĩ đến Đàng Ngoài hoạt động truyền
giáo. Năm 1669 Giám mục Lambert đại diện Tơng tịa địa phận Đàng Trong
và Đàng Ngoài, thụ phong linh mục cho các thầy giảng người Việt, triệu tập
Công đồng phố Hiến (1670), chia giáo phận thành các giáo sứ và lập Dòng
Mến Thánh giá. Cũng năm 1699, các giáo sĩ Dòng Tên trở lại hoạt động song
16


song với các thừa sai Pháp ở Miền Bắc. Dưới thời các thừa sai người Pháp và
Dịng Tên, cơng cuộc truyền giáo đạt được kết quả tốt. Năm 1679, địa phận
Đàng Ngồi được chia hai địa phận Đơng Đàng Ngồi và Tây Đàng Ngoài.
Địa phận Tây Đàng Ngoài gồm các địa phận: Hà Nội, Hưng Hóa, Phát Diệm,
Thanh Hóa, Vinh ngày nay. Đến cuối thế kỷ XVIII, ở Ninh Bình có nhiều họ
đạo được thiết lập cả ở vùng ven biển và vùng nội địa với ba giáo xứ gồm
Hảo Nho, Bạch Bát, Phúc Nhạc và Dòng Mến Thánh giá Bạch Bát (1674).
Thời kỳ này, ngồi các thừa sai Dịng Tên, Hội Thừa sai Paris cịn có đội ngũ
linh mục, nữ tu, thầy giảng, kẻ giảng người Việt cùng tham gia truyền giáo,
phát triển đạo.
- Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1862). Sang thế kỷ XIX, cơng cuộc truyền
giáo ở Ninh Bình hoàn toàn do các thừa sai người Pháp và giáo sĩ, tu sĩ người
Việt đảm nhận. Dưới thời Gia Long và những năm thời đầu Minh Mạng,
Công giáo không được ưu ái, nhưng cũng không bị cấm cản nên đã có điều
kiện phát triển, nhất là từ khi huyện Kim Sơn được thành lập (1829). Bởi vậy,
dưới thời vua Minh Mạng, đặc biệt đầu thời vua Tự Đức, mặc dù bị chính
quyền cấm đạo quyết liệt song Cơng giáo ở Ninh Bình vẫn được duy trì và

phát triển.
- Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1900. Sau khi nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm
đạo (1862), đặc biệt từ khi linh mục Trần Lục làm chánh xứ Phát Diệm
(11865-1899), dựa vào chế độ của thực dân phong kiến, ơng đã tìm cách
chiếm đoạt ruộng đất để lôi kéo người vào đạo, nên đạo Cơng giáo ở Ninh
Bình phát triển mạnh mẽ theo hai tuyến chính: Thứ nhất, từ xứ Phúc Nhạc,
Yên Vân và Phát Diệm phát triển ra vùng đồng bằng ven biển và khu trung
tâm của tỉnh gồm các huyện Kim Sơn, n Khánh, n Mơ và thị xã Ninh
Bình. Đây là tuyến đạo Công giáo phát triển nhanh và mạnh nhất. Thứ hai, từ
hai xích đạo Bạch Bát và Đồng Chưa phát triển vào vùng sâu miền núi, vùng
17


đồng bào Mường các huyện Gia Viễn, Nho Quan, một phần huyện Yên Mô,
Gia Khánh. Đồng thời, tổ chức giáo hội, cơ sở vật chất được xây dựng, nhất
là việc hoàn thiện quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã chuẩn bị mọi điều
kiện cho sự ra đời của giáo phận Phát Diệm.
- Thời kỳ 1901 – 1932. Ngày 15-4-1901, Giáo Hồng Lêơ XIII ban sắc
lệnh chia địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), thành lập địa phận Bắc Kỳ
Duyên Hải, quen gọi là giáo phận xứ Thanh do giám mục Alexandre Marcou
(Thành) coi sóc. Tịa giám mục và nhà thờ chính tịa đặt tại Phát Diệm. Dưới
thời giám mục Marcou Thành, Công giáo ở Phát Diệm phát triển rất mạnh.
Năm 1932, giáo phận Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tách khỏi giáo
phận Phát Diệm. Từ đây, địa giới hành chính của giáo phận Phát Diệm nằm
trọn trong tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình hiện nay.
- Thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1954. Giáo phận Phát Diệm có sự
chuyển biến khá mạnh mẽ, khơng chỉ tăng nhanh về số lượng tín đồ, đội ngũ
giáo sĩ, tu sĩ người Việt, mà tổ chức xứ, họ đạo, cơ sở vật chất, tổ chức giáo
hội cũng được xây dựng hồn thiện từ Tịa Giám mục xuống các xứ, họ đạo.
Đây là giáo phận đầu tiên ở Việt Nam được giao cho hàng giáo sĩ người Việt

cai quản.
Những năm đầu sau cách mạng Tháng 8, Công giáo ở Kim Sơn phát
triển khá nhanh, nhiều xứ, họ đạo mới được thiết lập. Khi thực dân Pháp
chiếm đóng Kim Sơn, sự phát triển của Công giáo dường như chững lại, thậm
chí có chiều hướng giảm sút.
Cơng giáo ở Phát Diệm bị phân hóa sâu sắc, một số chức sắc, tín đồ bị
thực dân lợi dụng chống phá cách mạng, song vẫn có đơng đảo tín đồ, giáo sĩ
tích cực tham gia kháng chiến thể hiện rõ trách nhiệm của một công dân đối
với dân tộc.

18


- Thời kỳ 1954-1990. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954),
các thế lực thù địch đã cưỡng ép trên 40% giáo dân, 76,55% linh mục và
72,35% tu sĩ của giáo phận Phát Diệm di cư vào Nam. Trong giai đoạn này,
đạo Công giáo không phát triển mạnh như giai đoạn trước, song khá ổn định
và từng bước thích nghi với chế độ mới.
- Thời kỳ 1991-2010. Từ những năm 1990, Công giáo ở giáo phận Phát
Diệm được củng cố, phát triển, nhìn chung sự phát triển của đạo Công giáo
trong giai đoạn này chủ yếu do sự tăng dân số tự nhiên. Lợi dụng chính sách
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Tòa Giám mục Phát Diệm tích cực đẩy
mạnh đường hướng canh tân, thích nghi để truyền giáo, phát triển đạo theo
tinh thần Công đồng Vatican II và của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhiều
xứ, họ đạo mới được thành lập, nhiều hội đồn Cơng giáo mới ra đời, các
dòng tu hoạt động trở lại, việc đào tạo chức sắc được đẩy mạnh.
Như vậy, Đạo Cơng giáo qua các giáo sĩ Dịng Tên chính thức du nhập
vào Ninh Bình từ 1627. Tuy nhiên, Cơng giáo Ninh Bình chỉ thực sự phát
triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX nhất là sau khi huyện Kim Sơn được thành lập
(1829). Dưới thời kỳ Pháp thuộc, đạo Công giáo ở Phát Diệm không chỉ phát

triển mạnh ở vùng ven biển huyện Kim Sơn mà đã lan rộng vào nội địa, vùng
đồng bằng chiêm trũng Gia Viễn và lấn sâu vào vùng miền núi, khu vực đồng
bào dân tộc Mường ở Nho Quan (Ninh Bình), Lạc Thủy (Hịa Bình).
Hiện nay, đạo Cơng giáo trên địa bàn tỉnh có Tịa Giám mục Phát
Diệm, với 77 gíao xứ, 358 giáo họ, 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ; có 01 Giám
mục, 80 linh mục; có 02 dịng tu là Dịng Mến Thánh giá Phát Diệm với 138
nữ tu, 100 dự tu và Dịng Xi tơ Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hưu, 10 linh
mục, 106 tu sĩ, tập tu. Có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn. [76]
Thời gian qua, Tòa Giám mục Phát Diệm tập chung chỉ đạo các chức
sắc, chức việc trong giáo phận tăng cường các hoạt động củng cố đức tin cho
19


×