Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng mô hình tự hỗ trợ cho người nhà chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện (nghiên cứu tại khoa nhi bệnh viện k3 tân triều, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THỊ THÙY DUNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ HỖ TRỢ CHO NGƢỜI NHÀ
CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
(NGHIÊN CỨU TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN K3 - TÂN TRIỀU - HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 6/2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THỊ THÙY DUNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ HỖ TRỢ CHO NGƢỜI NHÀ
CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
(NGHIÊN CỨU TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN K3 - TÂN TRIỀU - HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan


HÀ NỘI, 6/2017


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thực địa tơi đã hồn
thành luận văn chun ngành Công tác xã hội.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hồi Loan,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và động viên và giúp đỡ tơi hồn thành nghiên
cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Công - Trƣởng khoa Nhi và các
y bác sĩ tại khoa Nhi đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cô khoa Xã hội học, các
thầy cô Bộ môn Công tác xã hội cùng với các cộng tác viên trong quá trình
nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trợ giúp tơi hồn thành luận văn
của mình.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN

Đỗ Thị Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN
Đƣợc sự giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cùng tồn thể các thầy cơ
trong khoa Xã hội học và y bác sĩ tại khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều Hà Nội
đã tạo điều kiện, góp ý chỉ bảo cho tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.
Để đảm bảo tính chân thực và xác thực của thông tin. Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn này đảm bảo tính ngun bản, khơng vi phạm bản quyền tác giả,
tác phẩm sở hữu trí tuệ. Các trích dẫn trong bài đƣợc ghi rõ nguồn tham khảo và
các số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu mà tơi thu thập đƣợc trong q trình tiến
hành bài nghiên cứu. Tôi xin cam đoan và xin hứa sẽ chịu trách nhiệm đối với

luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các Bác sĩ và cán bộ tại khoa
Nhi bệnh viện K3 Tân Triều đã giúp đỡ tơi hồn thành bài khóa luận này.
HỌC VIÊN

Đỗ Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 4
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................. 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 12
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 13
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 14
9. Khung lý thuyết ......................................................................................... 21
NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 22
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 22
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................... 22
1.1.1. Khái niệm công cụ............................................................................ 22
1.1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................... 29
1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................................................... 29
1.2.2. Vài nét về bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân tại khoa Nhi
bệnh viện K3 Tân Triều ................................................................................ 32
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 33
Chƣơng 2. NHU CẦU CỦA NGƢỜI NHÀ CHĂM SĨC BỆNH NHÂN

TRONG Q TRÌNH CHĂM SĨC CHO BỆNH NHÂN TRONG BỆNH
VIỆN ................................................................................................................... 35
2.1. Nhu cầu của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân ............................................ 35
2.2. Nhu cầu của bệnh nhân ............................................................................. 42
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 42
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỰ HỖ TRỢ CHO NGƢỜI NHÀ
CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN....................................... 44
3.1. Cấu trúc hình thành mơ hình tự hỗ trợ ................................................... 44
3.2. Hoạt động của mơ hình tự hỗ trợ ............................................................ 48


3.3. Xây dựng chƣơng trình hoạt động .......................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 64
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 66
1. Kết luận ...................................................................................................... 67
2. Khuyến nghị ............................................................................................... 69
2.1. Khuyến nghị với bệnh viện K3 ........................................................... 69
2.2. Khuyến nghị với ngƣời nhà bệnh nhân ............................................... 69
2.3. Khuyến nghị với Bộ Y tế..................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 75
ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN SÂU ................................................................... 76
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ..................................................................... 82
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ..................................................................... 139


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Giới tính ngƣời nhà chăm sóc BN trả lời PV ................................. 33
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tuổi ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân................................... 33
Biểu đồ 2.1: Khó khăn ngƣời nhà chăm sóc BNgặp phải trong ......................... 35

Biểu đồ 2.2: Nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân
khi gặp khó khăn ................................................................................................. 37
Biểu đồ 2.3: Nhận sự giúp đỡ từ những ngƣời xung quanh................................ 39
Biểu đồ 2.4: Những hoạt động trợ giúp .............................................................. 39
Biểu đồ 3.1: Ý kiến về việc xây dựng mơ hình tự hỗ trợ.................................... 44
Biểu đồ 3.2: Số lƣợng ngƣời tham gia mơ hình tự hỗ trợ .................................. 46
Biểu đồ 3.3: Cách thức triển thực hiện mơ hình tự hỗ trợ ................................. 50

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ lý thuyết bậc thang nhu cầu Maslow ........................................ 27
Hình 1.2. Sơ đồ cán bộ y tế khoa Nhi ................................................................. 32
DANH MỤC HỘP THƠNG TIN
Hộp thơng tin 2.1. Hoạt động trợ giúp lẫn nhau của ngƣời nhà chăm sóc bệnh
nhân ..................................................................................................................... 38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

BN

Bệnh nhân

CTXH

Công tác xã hội

CLB


Câu lạc bộ

NV CTXH

Nhân viên Công tác xã hội

ĐH

Đại học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

NXB

Nhà xuất bản


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, ở bất cứ thời kỳ nào, với bất kể trình
độ phát triển ra sao bao giờ cũng nảy sinh các vấn đề xã hội cùng với các nhóm
xã hội yếu thế cần phải đƣợc quan tâm giúp đỡ. Các vấn đề xã hội trong mọi
thời đại là hậu quả trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Các vấn đề
xã hội nảy sinh cũng giống nhƣ các căn bệnh của một thực thể xã hội, các vấn đề
đó chỉ có thể giải quyết đƣợc bằng những tri thức và phƣơng pháp khoa học của
nghề Công tác xã hội.
Sứ mệnh của nghề công tác xã hội đã đƣợc hiệp hội Nhân viên công tác

xã hội Quốc tế xác định vào tháng 7/2000: “...Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự
thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng
lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái, dễ chịu...”.
Ở Việt Nam Công tác xã hội là một nghề mới, hầu nhƣ mọi ngƣời còn lạ
lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, nghề
CTXH đã đƣợc công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu
phục vụ xã hội. Nghề CTXH đã và đang có vai trị quan trọng đối với sự phát
triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, nghề CTXH
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân,
từng gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng những ngƣời yếu thế.
Ngày 25/3/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Mục
tiêu giai đoạn 2010-2015 của Đề án bao gồm: Xây dựng và ban hành mã ngạch,
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, tiêu chuẩn
đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội; Xây dựng ban hành mới
hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo mơi trƣờng
pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội. Phát triển đội
ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nƣớc,
1


phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%; Xây dựng tối thiểu 10 mơ hình điểm
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đại diện cho các khu
vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc; Đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã,
phƣờng, thị trấn; Xây dựng, hồn chỉnh chƣơng trình, nội dung đào tạo và dạy
nghề trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và sau đại học công tác xã
hội; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội; Nâng cao

nhận thức của tồn xã hội về nghề cơng tác xã hội. [8]
Ngày 15/7/2011 Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát
triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020” với mục tiêu
hình thành và phát triển nghề cơng tác xã hội trong ngành y tế, góp phần tăng
cƣờng chất lƣợng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015 sẽ xây dựng thí điểm 4 mơ
hình trong các bệnh viện tuyến trung ƣơng, 6 mơ hình trong các bệnh viện tuyến
tỉnh. Đến 2020 triển khai tại 80% bệnh viện tuyến trung ƣơng, 60% bệnh viện
tuyến tỉnh, 30% bệnh viện tuyến huyện và 40% số xã, phƣờng.[33]
Ngày 26/11/2015, Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 43/2015/TT-BYT Quy
định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của
bệnh viện. Điều này đã giúp các bệnh viện không chỉ có vai trị khám chữa bệnh
mà trở thành nhịp cầu nối giữa bệnh nhân – cộng đồng. Trên thực tế, đã có rất
nhiều bệnh viện triển khai có hiệu quả mơ hình Phịng CTXH tại bệnh viện,
trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ
về kinh phí, vật chất để hỗ trợ ngƣời bệnh có hồn cảnh khó khăn. Nhờ vậy,
nhiều bệnh nhân nguy kịch có cơ hội hồi sinh, tiếp tục chắp cánh cho những ƣớc
mơ còn dang dở…[37]
Cùng với sự phát triển đó, một loạt các trƣờng Đại học, Cao Đẳng trong
cả nƣớc cũng đã thành lập những khoa, bộ môn đào tạo Công tác xã hội: ĐH
2


Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ĐH Đà Lạt, ĐH Sƣ phạm Hà Nội, ĐH Đồng Tháp,
ĐH Cơng đồn, ĐH Lao động xã hội, ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Mở TP Hồ
Chí Minh, ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Khoa học Huế, Cao đẳng Sƣ phạm
Trung Ƣơng, Cao đẳng Sƣ phạm Hà Nam, Cao đẳng Sƣ phạm Hịa Bình, Cao
đẳng Sƣ phạm Quảng Bình, Cao đẳng Sƣ phạm Kon Tum… nhằm cung cấp đội
ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp phục vụ xã hội.

Trƣớc những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam, các mơ
hình, trung tâm tham vấn, tƣ vấn liên quan đến các lĩnh vực CTXH cũng dần
đƣợc hình thành. Đặc biệt Cơng tác xã hội đã đƣợc xây dựng và phát triển trong
lĩnh vực y tế với nhiều mơ hình nổi bật. “Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện
của cơng tác xã hội nhất. Mỗi bệnh viện nên thành lập một đơn vị chuyên đảm
nhận hoạt động cơng tác xã hội.Một ngày, có bác sĩ khám tới vài chục thậm chí
tới gần 100 bệnh nhân. Quá tải, bác sỹ không đủ thời gian, sức lực để tƣ vấn và
trả lời những thắc mắc của ngƣời bệnh xung quanh căn bệnh của họ. Nếu khơng
có sự cảm thông, mối giao tiếp ấy đôi khi dẫn đến những xung đột đáng
tiếc” (TS. Hồng Bích Hường, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
dân số y tế), nếu các bệnh viện có phịng Cơng tác xã hội thì bác sĩ có thể giới
thiệu bệnh nhân đến đó. Nhân viên Cơng tác xã hội sẽ giải thích cặn kẽ hơn về
tình trạng bệnh, ngƣời bệnh sẽ cảm thấy n tâm và hài lịng hơn. Cơng tác xã
hội trong bệnh viện có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cho ngƣời dân nói chung và bệnh nhân có hồn cảnh đặc biệt khó khăn nói
riêng. Bởi vì bất kỳ ngƣời nào khi phải tiến hành điều trị trong một thời gian dài
khi phải nằm viện quá lâu thì cả họ và ngƣời thân đều có những vấn đề về tâm lý
bên cạnh nỗi đau thể xác do đó việc chữa trị chỉ có hiệu quả khi có sự kết hợp
giữa y tế và công tác xã hội. Tuy nhiên Công tác xã hội trong bệnh viện còn là
một lĩnh vực khá mới mẻ ở nƣớc ta nên việc chăm sóc và hỗ trợ cho các bệnh
nhân và gia đình có hồn cảnh khó khăn vẫn còn gặp nhiều hạn chế về nguồn
nhân lực, nguồn tài chính phụ thuộc chủ yếu vào các tổ chức từ thiện.
3


Bên cạnh đó, trong q trình tìm hiểu ngƣời nghiên cứu nhận thấy ở hầu
hết bệnh viện hiện nay bệnh nhân đều gặp khó khăn trong q trình điều trị
bệnh, đặc biệt là những bệnh hiểm nghèo phải điều trị trong thời gian dài. Sự
xuất hiện của Nhân viên CTXH trong bệnh viện là vô cùng cần thiết.Trƣớc thực
trạng hiện nay, khi mà mơ hình CTXH trong bệnh viện chƣa thể nhân rộng và

triển khai rộng khắp các bệnh viên trong cả nƣớc thì việc trang bị kĩ năng, kiến
thức cho ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân để họ tự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau là vô
cùng cần thiết. Chính vì những lý do đó ngƣời nghiên cứu quyết định tiến hành
thực hiện đề tài:“Xây dựng mơ hình tự hỗ trợ cho người nhà chăm sóc bệnh
nhân trong bệnh viện (Nghiên cứu tại Khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều - Hà
Nội)”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
CTXH là một nghề hiện đang đƣợc trú trọng phát triển tại Việt Nam. Đã
có nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng trong cả nƣớc tiến hành đào tạo cử nhân,
thạc sĩ, tiến sĩ về Cơng tác xã hội. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nhà nghiên
cứu đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh nội dung
Công tác xã hội trong bệnh viện bao gồm các lĩnh vực: y tế, tâm lý…Hầu hết
các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ vĩ mô tức là đánh giá thực trạng chung,
nhu cầu chung của một tập thể mà chƣa tiến hành chú trọng giải quyết vấn đề.
Các nghiên cứu đó chính là cơ sở thực tiễn của cho đề tài, ngƣời nghiên cứu tiến
hành tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến Công tác xã hội trong bệnh viện,
các nội dung nghiên cứu đã đƣợc triển khai và thực hiện với các nhóm đối tƣợng
trong bệnh viện, từ đó học hỏi các khía cạnh khai thác và phát triển những luận
điểm mới trong nghiên cứu của mình. Ngƣời nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp
lại một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề Công tác xã
hội trong ngành Y tế” do Viện Chiến lƣợc và chính sách Y tế tiến hành từ tháng
9 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 tại một số đơn vị Y tế tuyến Trung Ƣơng và
6 tỉnh/TP: Yên Bái, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí
4


Minh và Cần Thơ. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nhu cầu phát triển
nghề công xã hội tại các cơ sở y tế và đề xuất kế hoạch đào nhân lực về chuyên
ngành này trong thời gian tới. Kết quả khảo sát cũng cho thấy vai trò của CTXH

đã bƣớc đầu đƣợc các cán bộ lãnh đạo, nhân viên Y tế cũng nhƣ bệnh nhân tại
một số bệnh viện ghi nhận. Bởi vậy phát triển các hoạt động về CTXH đã trở
thành nhu cầu bức thiết tại nhiều cơ sở Y tế đặc biệt là với các bệnh viện. các
hoạt động về CTXH khơng chỉ giúp ích cho ngƣời bệnh trong BV cũng nhƣ tại
cộng đồng mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ giảm áp lực cơng việc cho
cán bộ Y tế và góp phần nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ của các có sở Y
tế.[31]
“Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; Việt Nam và bối cảnh quốc tế” của
tác giả Richard Hugman, nguyên Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học CTXH, ĐH New
South Wales, Chuyên gia tƣ vấn UNICEF Việt Nam tiến hành khảo sát về
CTXH trong các ngành y tế, các khuôn mẫu hiện nay của nghề CTXH trong hệ
thống y tế, thực trạng CTXH tại bệnh viện và các cơ sở y tế tại Việt Nam. Qua
đó khẳng định CTXH trong y tế sẽ là một phần quan trọng trong quá trình
chun nghiệp hóa nghề CTXH trong tƣơng lai.[9]
“Thực tiễn Cơng tác xã hội thành công trong lĩnh vực y tế”, của tác giả
Julie. M. Schirmer, MSW, Giám đốc Trung tâm Y tế gia đình, Y tế Hành vi
thuộc Trung tâm Y tế Maine, Giáo sƣ Trƣờng ĐH Vermont và Trƣờng Y Khoa
Tufts đã cung cấp một báo cáo tóm tắt về bằng chứng và thực tiễn thành công hỗ
trợ cho các các bộ CTXH trong lĩnh vực y tế với những nội dung: trình độ
nghiệp vụ, khuyết tật, các vấn đề sức khỏe tâm thần, bạo hành giữa các cá nhân,
thay đổi hành vi và cán bộ chăm sóc y tế - giao tiếp với bệnh nhân.[20]
“Trải nghiệm ý nghĩa thực tiễn của môn Công tác xã hội trong lĩnh vực y
tế” của hai tác giả Tạ Thị Thanh Thủy và Phạm Thị Tâm đƣợc trình bày tại kỷ
yếu hội thảo quốc tế năm 2015 với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam thách thức
tính chuyên nghiệp trƣớc nhu cầu hội nhập và phát triển” đã chỉ ra các hoạt động
của sinh viên khoa Công tác xã hội trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
5


văn Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Hơ hấp bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố

Hồ Chí Minh cũng nhƣ những khó khăn mà sinh viên gặp phải. Từ đó đƣa ra
một số kiến nghị nhằm đƣa nghề Cơng tác xã hội trong lĩnh vực y tế phát triển
một cách có hệ thống, tồn diện hơn.[25]
“Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới và ở Việt
Nam” của tác giả Trần Thị Trân Châu đã đề cập đến lịch sử phát triển công tác
xã hội trong bệnh viện trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu có nhắc đến
Cơng tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ ngƣời bệnh, ngƣời nhà
ngƣời bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã
hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là
hỗ trợ các nhóm đối tƣợng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt đƣợc
hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện
là cầu nối để giải quy ết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa
bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân,…Do đó, cơng tác
xã hội trong bệnh viện thực sự có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lƣợng khám chữa bệnh. Công tác xã hội không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện
trong bệnh viện, nhƣ các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng
quà cho các bệnh nhân có hồn cảnh khó khăn,… Ngồi ra, cơng tác xã hội
trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong q trình chun
nghiệp hố lĩnh vực cơng tác xã hội, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam trong
thời gian tới, góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong việc chăm sóc
sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ làm gia tăng sự hài lòng
của ngƣời dân khi sử dụng các dịch vụ y tế.[1]
“Công tác xã hội trong Bệnh viện” của tác giả Trần Đình Tuấn tại hội
thảo về CTXH trong bệnh viện do Bộ Y Tế tổ chức đã đề cập đến quyết định
của Bộ Y tế về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện là một quyết định chậm
nhƣng đúng đắn, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế bệnh viện và sự
6



hài lịng của bệnh nhân. Ngành Y có thể góp phần vào việc xây dựng nghề
CTXH bằng cách mạnh dạn mở cửa bệnh viện cho sinh viên CTXH vào thực
tập, và sẵn sàng thuê mƣớn khi họ ra trƣờng. Về lâu về dài bệnh viện có thể hợp
tác với các cơ sở đào tạo CTXH xây dựng chƣơng trình thực tập CTXH Y khoa
tại các bệnh viện. Đây là mô hình đào tạo CTXH chuyên ngành tại các nƣớc
phát triển: chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng CTXH thƣờng chỉ tập trung cung
cấp cho sinh viên kỹ năng CTXH tổng quát, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh
vực của CTXH, phần chuyên sâu sinh viên sẽ đƣợc học ở các cơ sở thực tập. Thí
dụ nhƣ sinh viên CTXH muốn làm việc trong trƣờng học sẽ đi thực tập ở các
trƣờng trung và tiểu học; sinh viên muốn làm việc trong lĩnh vực y khoa sẽ đi
thực tập ở bệnh viện…Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của Công tác xã hội
trong bệnh viện. Bệnh viện và nhà trƣờng chính là cầu nối trong việc hỗ trợ sinh
viên thực tập cũng nhƣ gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra
trƣờng.[27]
“Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của hoạt động CTXH trong việc hỗ
trợ đối với nhóm bệnh nhân bị bệnh ung thư máu” của tác giả Dƣơng Thị
Phƣơng(Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng - Hà Nội, Viện Huyết học
Truyền máu Trung ƣơng), đã chỉ ra tầm quan trọng, ý nghĩa của việc có mặt của
các NVCTXH chuyên ngiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, trong
chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện nói riêng, đặc biệt là nhóm bệnh nhân mắc
ung thƣ máu.[18]
“Mơ hình cơng tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại Bệnh viện Nhi
Trung ương và bệnh viện Nội tiết Trung ương” của tác giả Nguyễn Thị Minh đã
đƣa ra những quan điểm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
mơ hình CTXH trong bệnh viện từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng và thực
hiện mơ hình CTXH trong bệnh viện nói chung và bệnh viện Nhi Trung ƣơng,
bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng nói riêng. Đề tài cũng đề cập đến sự tham gia của
NVCTXH trong bệnh viện ở các khâu khác nhau nhƣ: đón tiếp bệnh nhân, khám


7


chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, chuẩn bị cho bệnh nhân xuất
viện.[19]
“Công tác xã hội đối với bệnh nhi có hồn cảnh khó khăn tại bệnh viện
Nhi Trung ương” của tác giả Lƣơng Thị Đào cho thấy mặc dù là một mơ hình
thí điểm đầu tiên về CTXH trong bệnh viện của Bộ Y tế nhƣng phòng CTXH
bệnh viện Nhi Trung ƣơng đã làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ giúp đỡ
cho bệnh nhi có hồn cảnh khó khăn, tuy nhiên vẫn chƣa phát huy hết hiệu quả
và cịn gặp khó khăn trong q trình thực hiện và triển khai mơ hình Cơng tác xã
hội bệnh viện.[4]
“Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và vai trò của nhân
viên xã hội” của tác giả Lƣơng Bích Thủy, kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh
nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội. Bài viết đã phân tích hoạt động của mơ hình hỗ trợ cho bệnh nhân ung thƣ
và ngƣời nhà của họ trong mơ hình đó bệnh nhân là trung tâm, có sự tham gia
của nhân viên y tế, gia đình ngƣời bệnh, nhân viên CTXH, nhà tâm lý học và các
tình nguyện viên. Mỗi thành viên có những vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Họ cùng
thực hiện và hỗ trợ, bổ sung vai trò cho nhau trong q trình chăm sóc giảm nhẹ
cho bệnh nhân. Trong mơ hình đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị của nhân viên
CTXH trong hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thƣ. Có những
hoạt động nhân viên CTXH tham gia cùng với các chuyên gia khác (chuyên gia
y tế, chuyên gia tâm lý học) nhƣ trợ giúp chăm sóc giảm đau, hỗ trợ tâm
lý…Bên cạnh đó, họ cũng có vai trị trong các hoạt động riêng biệt nhƣ hỗ trợ
kết nối nguồn lực, hỗ trợ ngƣời chăm sóc bệnh nhân. Nhìn chung bài viết đã cho
thấy một mơ hình chăm sóc giảm nhẹ khá đa dạng và tồn diện. Mơ hình này
khơng chỉ chú trọng chăm sóc thể chất mà khía cạnh tâm lý – xã hội cũng đƣợc
đề cao; không chỉ quan tâm đến đối tƣợng bệnh nhân mà ngƣời chăm sóc bệnh
nhân cũng là đối tƣợng đƣợc quan tâm. Trong nhóm chăm sóc giảm nhẹ có vai

trò của đội ngũ bác sỹ, y tá, điều dƣỡng, nhà tâm lý, nhân viên xã hội, tình
nguyện viên. Thơng qua mơ hình chăm sóc giảm nhẹ, chân dung của nhân viên
8


xã hội làm việc trong lĩnh vực y tế đƣợc khắc họa rõ nét hơn. Tuy nhiên trong
mơ hình chăm sóc giảm nhẹ chỉ hƣớng tới hỗ trợ đối tƣợng là bệnh nhân trong
chăm sóc giảm nhẹ và ngƣời nhà của họ mà chƣa đề cập tới vai trò hỗ trợ của
nhân viên CTXH đối với chính đội ngũ y tế. Mơ hình cũng đề cập chủ yếu tới
vai trị hỗ trợ tâm lý.[23]
“Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (nghiên
cứu trường hợp tại bệnh viện K)” của tác giả Lƣơng Bích Thủy đã chỉ ra nhu
cầu của ngƣời nhà bệnh nhân và những ngƣời trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại
bệnh viện, những mong muốn nguyện vọng của ngƣời nhà bệnh nhân để từ đó
đƣa ra những đề xuất hỗ trợ phù hợp với ngƣời chăm sóc cũng nhƣ vai trị mà
nhân viên xã hội sẽ phải làm với mơ hình CTXH trong bệnh viện.[24]
“Mơ hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng
đồng: tiếp cận theo hướng tăng cường năng lực thơng qua thúc đẩy q trình ra
quyết định của người bệnh” (Nghiên cứu trường hợp bệnh viện Ban ngày Mai
Hương, Hà Nội tác giả Nguyễn Thị Thu Trang. Tại mơ hình cho thấy vai trị
của những nhân viên tâm lý học đồng thời đảm nhiệm vai trò của nhân viên
CTXH đã tạo ra sự khác biệt lớn trong trị liệu cho những bệnh nhân tâm thần tại
Việt Nam, nơi mà hầu hết cộng đồng đều cho rằng các bệnh nhân tâm thần là vô
phƣơng cứu chữa. Mơ hình tiếp cận theo hƣớng tăng cƣờng năng lực thơng qua
thúc đẩy q trình ra quyết định của ngƣời bệnh, tức những nhà tâm lý học sẽ
giúp cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị đƣợc tham gia vào các hoạt động
nhóm tại bệnh viện, thúc đẩy quyền ra quyết định của ngƣời bệnh ở mọi giai
đoạn trong q trình phục hồi chức năng. Trong thảo luận nhóm, nhà tâm lý học
sẽ giúp họ chọn lựa một số chủ đề và động viên họ bộc lộ bản thân, nêu ý kiến,
quan điểm riêng của mình. Sau mỗi giai đoạn, bệnh nhân đóng vai trị chủ đạo

trong lƣợng giá tất cả các hoạt động này và những ý kiến của họ đều đƣợc ghi
nhận và quan tâm để điều chỉnh.[30]
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ương” của tác giả Dƣơng Thị Phƣơng. Nghiên cứu tiến hành đánh giá
9


những hoạt động hỗ trợ của đội ngũ CTXH tại bệnh viện Nhi, một mơ hình
CTXH bệnh viện điển hình để làm bài học khi nhân rộng, triển khai mô hình tại
các bệnh viện khác. Mơ hình CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng là một mơ
hình dịch vụ mang tính chất Cơng tác xã hội. Mơ hình CTXH tại Bệnh viện Nhi
Trung Ƣơng đã có hoạt động cung cấp dịch vụ hiệu quả trong việc hỗ trợ
những bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân có hồn cảnh
khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên bên cạnh những dịch vụ tƣơng
đối hoàn thiện thì mơ hình CTXH BV Nhi TW vẫn cịn có những mặt hạn chế
nhƣ các hoạt động cung ững dịch vụ cịn mang nặng tính từ thiện, hệ thống cơ
sở vật chất còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đơng đảo đối tƣợng.[19]
“Đánh giá vai trị kết nối nguồn lực của nhân viên Công tác xã hội trong
bệnh viện tại phịng Cơng tác xã hội bệnh viện Nhi Trung Ương” tác giả Đỗ
Thị Thùy Dung. Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu đã trực tiếp tại
phịng Cơng tác xã hội bệnh viện Nhi Trung Ƣơng và phụ trách các công việc
chuyên môn: tiếp nhận thông tin các bệnh nhân khó khăn tại khoa, kêu gọi tài
trợ, phát quà cho bệnh nhân…Thời điểm tác giả làm việc tại bệnh viện Nhi
Trung Ƣơng cũng là thời điểm dịch Sởi bùng phát trên cả nƣớc, do đó số lƣợng
bệnh nhi nhập viện ngày một quá tải, chi phí điều trị tốn kém, trang thiết bị y tế
thiếu thốn khẩn cấp. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày kêu gọi phịng Cơng tác xã hội
đã xin hỗ trợ đƣợc đầy đủ các trang thiết bị mà các khoa phòng yêu cầu, đồng
thời cũng kêu gọi đƣợc một lƣợng lớn kinh phí để hỗ trợ cho các gia đình khó
khăn. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy phịng Cơng tác xã hội bệnh viện Nhi Trung
Ƣơng đã làm rất tốt vai trò kết nối nguồn lực của mình trong việc kêu gọi tài

trợ, hỗ trợ cho bệnh viện. Tuy nhiên bên cạnh những ƣu điểm thì cịn có một số
khuyết điểm đó là: số lƣợng nhân viên của phịng Cơng tác xã hội q ít (7
ngƣời) nên khơng sát sao đƣợc hết tồn bộ khác khoa phịng trong bệnh viện,
bên cạnh đó phịng Cơng tác xã hội chỉ tập trung kêu gọi tài trợ mà chƣa quan
tâm đến các vấn đề khác nhƣ chia sẻ, tƣ vấn tâm lý đối với bệnh nhân và gia
đình bệnh nhân khi họ gặp khủng hoảng cần sự giúp đỡ.[2]
10


Có thể thấy ở Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và phát
triển CTXH trong bệnh viện. Các nghiên cứu trên đã phần nào làm sáng tỏ tính
cần thiết và tính định hƣớng trong việc hồn thiện mơ hình CTXH trong bệnh
viện. Nhƣng nhìn chung tất cả các nghiên cứu về các lĩnh vực y tế, xã hội học,
tâm lý học đều tập trung nghiên cứu về thực trạng, hiệu quả hoạt động của các
mơ hình Cơng tác xã hội trong bệnh viện, các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe,
nhu cầu của các nhóm đối tƣợng, mơ hình trợ giúp cho bệnh nhân, mơ hình trợ
giúp tâm lý. Xuất phát từ chính nhu cầu của ngƣời bệnh và ngƣời nhà chăm sóc
ngƣời bệnh, có nghiên cứu đã đề cập đến mơ hình giảm nhẹ dành cho bệnh nhân
ung thƣ trong bệnh viện. Tất cả các nghiên cứu này đều có ý nghĩa đối với tơi,
giúp tơi có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong q trình thực hiện nghiên cứu
của mình. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào hai nhóm đối
tƣợng chính là nhân viên cơng tác xã hội và bệnh nhân. Điểm mới trong nghiên
cứu này của tơi đó là tơi tập trung vào nghiên cứu một nhóm đối tƣợng mới, họ
đóng vai trị quan trọng trong việc chữa trị của bệnh nhân cũng nhƣ là ngƣời
trung gian giữa bệnh nhân với bác sĩ, bệnh nhân với nhân viên Công tác xã hội
đó chính là “ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân”. Bản thân nhóm đối tƣợng này
cũng phải chịu một áp lực rất lớn, đồng thời họ cũng có những khó khăn, khủng
hoảng cần đƣợc sự trợ giúp từ những ngƣời xung quanh, họ cần đƣợc chia sẻ,
cần đƣợc chung tay. Trong nghiên cứu này tôi tiến hành khảo sát, đánh giá nhu
cầu của những ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân từ đó xây dựng mơ hình trợ giúp

dành cho chính nhóm đối tƣợng này.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1.

Ý nghĩa luận

Trong thời điểm hiện nay, khi mà mơ hình Công tác xã hội trong bệnh
viện chƣa đƣợc triển khai rộng rãi tại các bệnh viện trong cả nƣớc thì mơ hình tự
hỗ trợ cho bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần giảm tải
những khó khăn áp lực mà đội ngũ y bác sĩ, điều dƣỡng đang phải làm. Khi triển
khai mơ hình tự hỗ trợ này ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân sẽ hỗ trợ nhau về mặt
tâm lý, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình điều trị.
11


3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích cho nhiều đối tƣợng, cụ thể nhƣ sau:
Đối với khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều: Mơ hình tự hỗ trợ sẽ giúp đội
ngũ bác sĩ điều dƣỡng giảm tải bớt công việc đang phải đảm nhiệm: tƣ vấn,
hƣớng dẫn, chia sẻ…mơ hình này sẽ là cầu nối, là nơi để ngƣời nhà bệnh nhân
chia sẻ những tâm tƣ nguyện vọng, những khó khăn họ đang phải trải qua và
những nhóm đồng đẳng, những ngƣời đi trƣớc đã có kinh nghiệm sẽ là ngƣời hỗ
trợ trực tiếp cho ngƣời nhà đang cần trợ giúp.
Đối với người nhà chăm sóc bệnh nhân: họ sẽ giảm đi những áp lực,
những lo lắng đang phải trải qua. Có ngƣời lắng nghe, chia sẻ, tâm sự sẽ giúp
cho ngƣời chăm sóc bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, tinh thần ngƣời bệnh
cũng dễ chịu hơn.

Kết quả nghiên cứu thực sự có ý nghĩa đối với bản thân ngƣời nghiên cứu.
Nó khơng chỉ thể hiện đƣợc năng lực, kết quả học tập của bản thân ngƣời nghiên
cứu sau một khoảng thời gian dài đƣợc học về CTXH mà nó cịn thể hiện đƣợc
lịng u nghề, mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp đỡ đối
tƣợng yếu thế trong xã hội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu

Thơng qua việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân
ngƣời nghiên cứu sẽ dựa trên những nhu cầu ƣu tiên để đi xây dựng mơ hình tự
hỗ trợ cho phù hợp. Đồng thời đƣa mơ hình tự hỗ trợ đi vào hoạt động, sau đó
tiến hành lƣợng giá những kết quả bƣớc đầu sau khi triển khai mơ hình để có
những kiến nghị để xuất nhằm tiếp tục phát triển và nhân rộng mơ hình trong
thời gian tới.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích tổng quát trên, ngƣời nghiên cứu đặt ra nhiệm vụ cụ thể nhƣ
sau:
- Tìm hiểu nhu cầu của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân
- Xác định nhu cầu ƣu tiên của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân
- Xây dựng mơ hình tự hỗ trợ ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân
12


5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1.


Đối tƣợng nghiên cứu

Xây dựng mơ hình tự hỗ trợ cho ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân trong
bệnh viện.
5.2.

Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu ngƣời nghiên cứu tiến hành lựa chọn trong đề tài
lần này là những ngƣời tham gia trực tiếp vào q trình xây dựng và triển khai
mơ hình tự hỗ trợ trong bệnh viện.
STT

Đối tƣợng

Số lƣợng

1. Trƣởng khoa Nhi

01

2. Điều dƣỡng khoa Nhi

01

3. Ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân

70


4. Nhóm đồng đẳng

02

5. Tình nguyện viên

13

6. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 12/2016 - 4/2017
- Không gian nghiên cứu: Khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều - Hà Nội
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
7.1.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nhu cầu của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân là gì?
Câu hỏi 2: Mơ hình tự hỗ trợ ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân đƣợc thực
hiện nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân đánh giá nhƣ thế
nào về mơ hình tự hỗ trợ?
7.2.

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Tất cả ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân đều có những nhu cầu
khác nhau

13



Giả thuyết 2: Ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân tham gia vào q trình triển
khai mơ hình tự hỗ trợ
Giả thuyết 3: Bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân có những thay
đổi và phản hồi tích cực sau khi tham gia mơ hình tự hỗ trợ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1.

Phƣơng pháp luận

Phƣơng pháp luận sẽ cho chúng ta biết cách thức tiếp cận một vấn đề xã
hội cụ thể, đó là hệ thống lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp
nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác
dụng hƣớng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa
phƣơng pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp
thành nội dung của phƣơng pháp luận. Phƣơng pháp luận sẽ định hƣớng cho
nghiên cứu, quyết định hƣớng tiếp cận vấn đề của nghiên cứu. Vì thế nó có vai
trị quan trọng, quyết định sự thành cơng của một nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nền tảng là
phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. Mọi hiện
tƣợng, sự kiện trong báo cáo đều đƣợc phân tích, nhìn nhận dƣới góc độ lịch sử,
đặt trong mối tƣơng quan, liên hệ chặt chẽ với nhau. Quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phƣơng pháp luận để lý giải
các hiện tƣợng, các vấn đề xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, mỗi kết cấu vật
chất có mn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật và hiện tƣợng, quá trình
khác của hiện thực, khơng có một sự vật hiện tƣợng nào trong thế giới khách
quan tồn tại riêng rẽ, tách rời mà có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi
xem xét, mô tả dự án cần chú ý đến bối cảnh xã hội, bối cảnh nghề Công tác xã
hội Việt Nam và nhiều yếu tố khác mà nó có liên hệ. Mặt khác chủ nghĩa duy

vật biện chứng còn cho rằng các sự vật hiện tƣợng quá trình cũng nhƣ sự phản
ánh của chúng luôn biến đổi phát triển khơng ngừng ngừng. Vì thế phải đánh giá
dự án theo q trình vận động và phát triển của nó.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật hiện tƣợng,
các vấn đề xã hội có tính lịch sử của nó.
14


8.2.

Phƣơng pháp thu thập thơng tin

8.2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Ngƣời nghiên cứu tiến hành tổng hợp, phân tích các tài liệu sau:
Các bài viết, các nghiên cứu liên đến lĩnh vực CTXH trong y tế, trong
chăm sóc sức khỏe, trong bệnh viện. Những kết quả phân tích tài liệu này đƣợc
sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu để xác định những nghiên cứu thuộc
phạm vi của đề tài các tác giả đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu gì, chƣa làm
đƣợc gì để có cái nhìn tổng quan, phát hiện vấn đề.
Các chính sách, văn bản, tài liệu về nội dung CTXH trong y tế nhằm
mang lại cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu hiện nay có quan trọng
và cần đƣợc quan tâm hay khơng, phục vụ cho việc xác định tính cấp thiết, lý
do chọn đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các tài liệu, sách, ấn phẩm liên quan
đến khoa Nhi, bệnh viện K3 Tân Triều để tìm hiểu các thơng tin về q trình
hình thành, hoạt động cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ của khoa Nhi bệnh viện
K3 Tân Triều nơi ngƣời nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
8.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi đƣợc ngƣời nghiên cứu xây dựng sau khi đã khảo sát, tìm hiểu

và tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Bảng hỏi đƣợc xây
dựng trên cơ sở các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đóng, câu hỏi mở để bệnh nhân
và ngƣời nhà bệnh nhân tham gia trả lời trực tiếp. Bảng hỏi sẽ đƣợc sử dụng để
trƣng cầu ý kiến của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân trƣớc khi triển khai mơ hình
tự hỗ trợ để.
Trong nghiên cứu này, tơi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo mẫu thiết
kế dành cho ngƣời nhà bệnh nhân. Các thông tin thu thập, bao gồm: khảo sát
nhu cầu của nhóm đối tƣợng, những mong muốn, kỳ vọng của nhóm đối tƣợng
đối với đội ngũ nhân viên y tế và nhân viên CTXH trong bệnh viện.

15


Cơ cấu mẫu: do tính chất điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện không
thƣờng xuyên. Vào và ra viện bất thƣờng nên tôi tiến hành khảo sát theo mẫu
cộng dồn theo sự giới thiệu của nhân viên y tế tại khoa Nhi cho đến khi đủ 70
mẫu.
Cách chọn mẫu: Tiêu chí lựa chọn các đối tƣợng ngƣời nhà chăm sóc
bệnh nhân đƣợc tiến hành phỏng vấn là:
- Đã chăm sóc cho bệnh nhân thời gian tối thiểu là 1 tháng
- Đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
Cách thức xây dựng bảng hỏi: từ việc xác định nội dung nghiên cứu gồm
ba dung chính sau: thứ nhất là những khó khăn mà bệnh nhân và ngƣời nhà
bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị, thứ hai là những nhu cầu, mong
muốn, nguyện vọng của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân, thứ ba là sự trợ giúp từ
phía y bác sĩ đối với từng gia đình ngƣời bệnh và thứ tƣ là việc triển khai mơ
hình tự hỗ trợ cho ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân dựa trên những mong muốn
và ý kiến của chính những ngƣời đang chăm sóc bệnh nhân.
Từ đó, nội dung bảng hỏi với ngƣời nhà bệnh nhân thu thập thông tin
phục vụ cho nghiên cứu đƣợc xác định dựa trên nhu cầu, mong muốn, nguyện

vọng, đề xuất của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân, sự tham gia hỗ trợ của đội
ngũ y bác sĩ và mơ hình tự hỗ trợ dựa theo quan điểm cá nhân của ngƣời bệnh.
Bảng hỏi định lƣợng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết
hợp với kết quả phỏng vấn sâu để tạo nên bộ câu hỏi hoàn chỉnh. Gồm: 12 câu
hỏi, với 3 phần chính sau: thơng tin chung về ngƣời trả lời, thơng tin cơ bản và
ý kiến đề xuất về mơ hình tự hỗ trợ.
Hình thức khảo sát bằng bảng hỏi cầm tay: Để hoàn thành phƣơng pháp
khảo sát bằng bảng hỏi, tôi thực hiện trong 5 ngày từ ngày 26/3/2017 đến ngày
30/3/2017. Mỗi ngày tiến hành khảo sát ở 1 phòng. Với sự trợ giúp của trƣởng
khoa Nhi, tôi tiến hành vào từng phịng bệnh, gặp từng ngƣời nhà chăm sóc
bệnh nhân để thu thập thông tin. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi đối với
ngƣời nhà bệnh nhân đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp hỏi – đáp (tôi hỏi,
16


ngƣời nhà bệnh nhân trả lời) và cầm phiếu đi hỏi trực tiếp và mang phiếu ngay
khi kết thúc phỏng vấn, kết hợp với phƣơng pháp quan sát.
Về mặt thống kê, cơ cấu mẫu nhƣ trên không đủ lớn để có thể rút ra
những kết luận trên bình diện vĩ mô. Tuy nhiên, xét riêng ở phạm vi nghiên cứu
là khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều, cơ cấu mẫu nhƣ vậy có thể đƣợc xem là
đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy cho những kết luận rút ra thuộc phạm vi địa
bàn. Do nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp định tính, phƣơng pháp định
lƣợng chỉ là bổ trợ, hơn nữa đây là nghiên cứu chuyên ngành CTXH nên tôi chỉ
sử dụng mẫu là 70 bảng hỏi.
Kết quả thu đƣợc từ phỏng vấn định lƣợng bằng bảng hỏi với ngƣời nhà
bệnh nhân đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS
8.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu tôi đã tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu. Kết quả phỏng
vấn sâu đƣợc ghi bằng biên bản và máy ghi âm. Sau đó kết quả phỏng vấn sâu
đƣợc xử lý bằng cách gỡ băng ghi âm, kết hợp biên bản và phân tích theo từng

chủ đề.
Tơi tiến hành phỏng vấn sâu theo cơ cấu đối tƣợng nhƣ sau:
STT

Đối tƣợng phỏng vấn

Số lƣợng

1. Nhân viên y tế khoa Nhi

03

2. Ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân

10

3. Nhóm đồng đẳng

02

4. Tình nguyện viên

5

Địa bàn phỏng vấn: Tại các khoa phòng của khoa Nhi bệnh viện K3 Tân
Triều). Trong đó:
- Phỏng vấn sâu nhân viên y tế khoa Nhi: Tiến hành phỏng vấn sâu trƣởng
khoa Nhi và 2 y bác sĩ tại khoa Nhi bệnh viện K3 Trân Triều. Các thông tin
đƣợc thu thập, bao gồm: tìm hiểu các hoạt động của lãnh đạo khoa Nhi trong
việc trợ giúp bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân; Cách thức tiếp cận

17


×