Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của philippe claudel luận văn ths văn học 60 22 01 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 01 45

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Học viên

Thái Thị Cẩm Thơ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe
Claudel" được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin
gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong q trình học
tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dịch giả Nguyễn Duy
Bình, người đã cung cấp các bản dịch tác phẩm và các tài liệu nghiên cứu cần
thiết liên quan tới đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Nguyễn Thùy Linh, người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tác giả trong suốt
q trình thực hiện và hồn chỉnh luận văn.
Vì thời gian, kinh nghiệm và trình độ cịn hạn chế nên luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015


Thái Thị Cẩm Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................16
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................16
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................17
6. Dự kiến đóng góp của luận văn ......................................................................18
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................18
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƢƠNG .... 19
1.1 Khái niệm văn học chấn thƣơng .................................................................19
1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature ...........................................19
1.1.2 Vấn đề chấn thương trong văn học Pháp đương đại ..............................23
1.2 Cơ sở của vấn đề chấn thƣơng trong tiểu thuyết của Philippe Claudel ...........31
1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội ...................................................................................31
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Philippe Claudel ...........................................34
CHƢƠNG 2: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
PHILIPPE CLAUDEL ................................................................................................ 44
2.1 Chấn thƣơng trong không gian thời chiến và hậu chiến ........................45
2.1.1 Chiến tranh và biểu tượng về sự vụn vỡ trong hình khối khơng gian . 47
2.1.2 Chiến tranh và biểu tượng về sự xám lạnh của sắc màu ....................... 58
2.2 Chấn thƣơng trong tâm hồn con ngƣời ......................................................66
2.2.1 Rạn vỡ trong quan hệ giữa con người và cộng đồng ..............................66
2.2.2 Rạn vỡ trong chính tâm hồn mỗi người ....................................................71
2.2.3 Tình yêu thời chiến - Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn ..73
Tiểu kết .................................................................................................................... 77
1



CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT .. 78
3.1 Các dạng thức nhân vật chấn thƣơng .......................................................78
3.1.1 Nhân vật mất niềm tin .................................................................................78
3.1.2 Nhân vật cô đơn, ám ảnh ............................................................................ 83
3.1.3 Nhân vật sống trong mặc cảm ....................................................................88
3.1.4 Nhân vật hàn gắn sự chấn thương ............................................................93
3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thƣơng .........................................101
3.2.1 Nhân vật và các hình thức diễn ngơn ......................................................101
3.2.1.1 Độc thoại – âm vang của cái tơi đầy thương tích ....................... 102
3.2.1.2 Đối thoại – giao tiếp dạng mảnh vỡ ............................................ 109
3.2.2 Nhân vật và hệ thống hành động .............................................................116
3.2.2.1 Hát – hành động an ủi chính mình ............................................ 116
3.2.2.2 Viết - như một sự giải tỏa ............................................................ 121
KẾT LUẬN ....................................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................129

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Pháp là bộ phận văn học nước ngồi có mối liên hệ lâu dài và
sâu sắc với văn học Việt Nam, được minh chứng qua những đóng góp của nền
văn học Pháp đối với những thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại ngay từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua một chặng dài du nhập, tiếp nhận và
giao lưu, cho đến nay, văn học Pháp đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt. Từ
Gargăngchuya và Păngtagruyen của Rabelair thời kì Văn học Phục hưng đến
Molière với các vở hài kịch nổi tiếng, Trường học làm vợ, Trưởng giả học

làm sang, Lão hà tiện ở thế kỉ XVII. Đặc biệt, bộ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari và Những người khốn khổ của Victor Hugo, bộ Tấn trò đời của Honoré
de Balzac đã im đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc Việt. Bước sang thế kỷ XX,
kịch phi lí của Samuel Beckett cũng như tiểu thuyết của Albert Camus cũng là
những thành tựu lớn của văn học Pháp được bạn đọc Việt Nam đón nhận
nồng nhiệt.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI trở đi, bạn đọc Việt ít có cơ hội được tiếp
cận với những thành tựu mới của văn học Pháp đương đại. Bên cạnh những lí
do về thị hiếu bạn đọc thì vấn đề dịch thuật và quảng bá tác phẩm còn chưa
thực sự được chú trọng. Từ sau thế kỷ XX, nền văn học Pháp vẫn duy trì
phong độ với các giải thưởng văn học uy tín hằng năm tơn vinh các tác giả,
tác phẩm có giá trị. Được giới thiệu và dịch ở Việt Nam mới chỉ là một phần
nhỏ so với thành tựu mà văn học Pháp đạt được trong thế kỉ XXI. Điều này
thúc đẩy việc nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi những thành tựu mới của văn
học Pháp đến với bạn đọc và giới nghiên cứu văn học Việt Nam.
1.2 Tác giả Philippe Claudel sinh năm 1962 là nhà văn, nhà viết kịch, đạo
diễn, đồng thời là giáo sư giảng dạy văn chương tại Đại học Nancy (Pháp).
Ông là một tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng ở Pháp trong thế kỉ XXI, được
3


các giải thưởng văn học danh giá như France, Goncourt, Renaudot vinh danh.
Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như: Cháu gái ông Linh
(La pentite fille de Monsieur Linh), Thế giới không trẻ em (Le Monde sans les
enfants), Báo cáo của Brodeck (Le rapport de Brodeck), Những linh hồn xám
(Les Âmes grises)… Ngồi ra cịn có các tác phẩm nổi tiếng khác như:
Quelques-uns des cent regrets; J'abandonne; Au revoir Monsieur Friant; Les
Petites mécaniques… Những sáng tác của ơng được nhiều nhà phê bình nhận
định là đưa lại làn gió mới cho tiểu thuyết Pháp với cách nhìn mới về hiện
thực và nghệ thuật ngơn từ thể hiện đầy sức hút. Tìm hiểu về Philippe Claudel

sẽ đưa lại những hiểu biết bước đầu về một tác giả Pháp có phong cách độc
đáo, đồng thời, góp phần quảng bá và giới thiệu một thành tựu văn học xuất
sắc của nước Pháp tới bạn đọc Việt Nam.
1.3 Khảo sát những sáng tác mang đề tài chiến tranh của tác giả Philippe
Claudel, chúng tôi nhận thấy, việc đưa lý thuyết phê bình chấn thương vào áp
dụng nghiên cứu trong cơng trình này là một cách tiếp cận khả thi, khơi mở
những vấn đề cốt lõi của đề tài. Bởi con người là chủ thể của thời đại, và cũng
là đối tượng phải gánh chịu những va chạm tinh thần trong những bối cảnh
bất ổn như chiến tranh, nên tất yếu sẽ xuất hiện dạng nhân vật chấn thương.
Việc tìm hiểu nhân vật chấn thương sẽ đưa đến những khám phá mới về bản
chất con người, trong mối tương quan với những nỗi đau từ bản thể, từ hoàn
cảnh tồn tại và đặc trưng thời đại. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình nghiên
cứu lý luận – phê bình văn học ở Việt Nam còn chưa chú trọng đến văn học
chấn thương, thì việc làm này sẽ giúp bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình
một lần nữa hệ thống lại lý thuyết về văn học chấn thương, đồng thời đưa ra
những nhận định “nới rộng” thêm chiều kích của lý thuyết này.
Với những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng, vấn đề Chấn thương trong
tiểu thuyết của Philippe Claudel hội tụ các điều kiện cần và đủ để có thể
4


nghiên cứu sâu, rộng và chứa đựng hàm lượng khoa học cao. Thực hiện đề tài
này, chúng tôi hi vọng sẽ có được những đóng góp nhất định cho việc nghiên
cứu một tác giả xuất sắc của văn học Pháp đương đại chưa được giới thiệu
nhiều ở Việt Nam, cũng như đóng góp cho việc nghiên cứu dịng văn học
chấn thương vốn vẫn chảy bền bỉ xuyên qua nhiều thời đại, nhiều nền văn học
trên thế giới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu văn học chấn thƣơng
Chấn thương là dòng chảy cảm thức để lại dấn ấn ở nhiều nền văn học,

nhiều trào lưu văn học và sáng tác của nhiều tác giả nổi tiếng.
Ở Trung Quốc, văn học chấn thương được xác định rõ với hẳn một trào
lưu phát triển rầm rộ vào thời điểm sau Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) –
trào lưu văn học vết thương, với những tác phẩm nặng về phơi bày nỗi đau
khổ trong thời động loạn. Mở đầu là dòng văn học vết thương tố cáo tính vơ
nhân đạo của Đại Cách mạng Văn hóa, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của
truyện ngắn Vết thương của nhà văn Tân Hoa. Sau đó là sự xuất hiện của hàng
loạt các tác phẩm viết về những vết thương thể xác lẫn vết thương tinh thần
trong mười năm “động loạn” như: Ôi (Phùng Ký Tài), Tôi phải làm thế nào
(Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa xuân (Thẩm Dung)… Trong đó, truyện
ngắn Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất
của dòng văn học vết thương ở Trung Quốc. Tác phẩm là lời tố cáo bọn phản
động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng tâm hồn lớp thanh niên
và kêu gọi “hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại. Văn học vết thương ở Trung
Quốc kéo dài cho tới giữa những năm 80 của thế kỷ XX thì kết thúc sứ mệnh
lịch sử của nó và nhường chỗ cho trào lưu văn học tầm căn (tìm nguồn). Sau
này, khơng cịn những tác phẩm viết về Cách mạng văn hóa theo như “tiêu
5


chí” của văn học vết thương nữa, và những tác phẩm ấy cũng không được gọi
là văn học vết thương.
Ở các nền văn học khác, cảm thức chấn thương xuất hiện ở nhiều sáng tác
của các tác giả, đôi khi xuất hiện một cách có hệ thống. Chẳng hạn như các
tác phẩm của E.Hemingway với cảm thức “the lost generation” (thế hệ mất
mát) cũng thuộc dòng văn học chấn thương. Tiêu biểu như Mặt trời vẫn mọc
(The sun also rises), Giã từ vũ khí (A farewell to arms), Chng nguyện hồn
ai (For whom the bell tolls)… Một hệ thống các tác phẩm của nhiều tác giả
xuất hiện trong và sau các cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh và hịa
bình của Lev Nikolayevich Tolstoy, Phía Tây khơng có gì lạ của Erich Maria

Remarque… Đặc biệt, không thể không kể đến các tác phẩm hậu hiện đại của
Franz Kafka, dường như những thay đổi chóng mặt của cơng nghệ khiến đời
sống sinh hoạt và lao động của con người thay đổi đã trở thành tác nhân khiến
đời sống tinh thần của con người trở nên mong manh, dễ vỡ…
Tác giả Vương Trí Nhàn đã hệ thống lại những chấn thương tâm lý thời
hiện đại trong cuốn phiếm đàm Những chấn thương tâm lý hiện đại xuất bản
năm 2009, cuốn sách cho thấy rất nhiều những “căn bệnh tinh thần” đang lây
lan nhanh trong đời sống hiện đại. Trong tập phiếm luận này, nhà nghiên cứu
đã đưa ra một số biểu hiện của chấn thương như: Cái vội của người mình, dục
vọng và tai nạn, sống trên đường, tiếng ồn đáng sợ, hỗn loạn trong giao thông,
hàng giả vẫn đang được ưa thích, mệt mỏi, bừa bãi, bng thả; ngày một hung
hãn; bế tắc nên sinh cờ bạc; nối lễ hội vào trụy lạc; tình trạng mất thiêng; từ
tham lam, nơng nổi đến càn rỡ, bất lương; tội làm hư dân; tâm lý ơ sin; khổ vì
lắm tiền… Tuy nhiên, các biểu hiện chấn thương này mang tính xã hội bề
mặt, được diễn giải dưới hình thức phiếm đàm nên chỉ thực sự có ý nghĩa về
mặt thơng tin báo chí.
6


Những vấn đề xã hội này cũng đã chuyển hóa trọn vẹn và tinh tế vào
trong văn học, ở nhiều quốc gia. Ở Nhật Bản, cảm thức hoang mang, mất định
hướng của tuổi trẻ đã được tác giả Haruki Murakami ghi lại trong rất nhiều
tác phẩm của ông như Rừng Nauy, Tazaki Tsukuru không màu và những năm
tháng hành hương, Kapka bên bờ biển… Chủ đề của các tác phẩm đi vào mô
tả những đổ vỡ, những nỗi đau của tuổi trẻ, sự hụt hẫng và cảm giác mất mát
của họ khi bước vào giai đoạn trưởng thành với nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Văn học Âu Mỹ cũng cho thấy những dòng chảy của cảm thức chấn thương
trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả. Tiểu thuyết La Mã sụp đổ của tác giả
Jérôme Ferrari đạt giải Goncourt năm 2012. Tác phẩm thơng qua hình tượng
sụp đổ của qn bar trên đảo Corse để hàm ý về sự sụp đổ của nền văn minh

hiện đại. Song song với đó là sự đổ vỡ của thế giới tinh thần con người, khi
họ nhận ra sự phù du, bất ổn của thế giới. Thế giới con người trong tác phẩm
được xây dựng là một cộng đồng sa đọa với ti tỉ thói hư tật xấu. Họ khinh bỉ
chính mình và khước từ những giá trị mà giáo dục và văn minh hiện đại mang
đến. Những chấn động tinh thần này được khắc họa như là dấu hiệu khả tử
của thế giới loài người. Trong nền văn học Ý, tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các
số nguyên tố của tác giả Paolo Giordano (giải thưởng Premio Strega năm
2008) cũng là một điển hình cho dòng văn học chấn thương. Paolo Giordano
đã lột tả nỗi cô đơn, sự mất hướng của con người trong xã hội hậu hiện đại,
nhất là lớp trẻ. Nỗi hoang mang, do dự, sự hồi nghi, bất tín nhận thức, cùng
những mất mát, những ám ảnh, những nỗi đau tinh thần... khiến những ước
muốn thật sự của con người luôn bị xơ dạt. Họ bằng lịng với nỗi cơ đơn của
chính mình. Họ dùng chính nỗi cơ đơn này để chống đỡ với thế giới đời sống
bất an đổ vỡ. Họ coi mình là những số nguyên tố bất hạnh, cô độc, và thuận
theo quy luật của tự nhiên, quy luật của số học.
7


Ở Việt Nam, những sáng tác văn học chấn thương bắt đầu nở rộ kể từ sau
Đổi mới (1986) khi đời sống văn học trở nên dân chủ hơn, các nhà văn có cơ
hội được thốt khỏi “hành lang hẹp” của lý luận để thoải mái bày tỏ những
chiêm nghiệm của mình sau một thời kỳ lịch sử nhiều đau thương, mất mát
của hai cuộc chiến tranh. Được nhắc đến ở đây là các tác phẩm như Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của
Dương Hướng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai… Các tiểu thuyết đã thể hiện
thành cơng những hình tượng nhân vật mang trong mình nỗi hoang mang
trước một giai đoạn giao thời nhiều đổ vỡ. Lùi xa hơn, có thể thấy, các sáng
tác của Nam Cao viết về bi kịch người nơng dân bị tước quyền làm người
(Chí Phèo) và về cuộc sống bế tắc, mòn mỏi của giai cấp tiểu tư sản (Đời
thừa, Sống mòn) cũng in đậm dấu ấn vết thương.

Qua việc điểm lại những gương mặt mang dấu ấn của cảm thức chấn
thương trong văn học các quốc gia có thể thấy, đề tài chủ yếu của văn học
chấn thương là chiến tranh và hậu chiến tranh. Bối cảnh nhiều đau thương,
mất mát trên thực tế đã trở thành nguồn gốc của những đổ vỡ trong tâm hồn
con người. Càng có độ lùi về thời gian, các tác phẩm cho thấy sự chiêm
nghiệm càng thêm sâu sắc về những chấn thương tinh thần của con người.
Nghiên cứu về văn học chấn thương hiện nay được giới thiệu và thực hiện
ở Việt Nam chưa nhiều. Công trình chủ yếu là các bài báo, tiểu luận, một số
luận văn, luận án áp dụng lý thuyết chấn thương trong nghiên cứu. Theo
những tài liệu tiếng Việt thu thập được, có thể kể đến một số cơng trình sau:
Tác giả Lê Tú Anh với tiểu luận: Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng,
nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu in trong
sách Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và ứng dụng), nhà xuất
bản Đại học Vinh năm 2013. Tiểu luận đã giới thuyết về khái niệm chấn
thương thông qua các cách định nghĩa khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân nảy
8


sinh lý thuyết về chấn thương. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những luận điểm
đáng chú ý về chấn thương trong cơng trình nghiên cứu Kinh nghiệm khơng
được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử của Cathy
Caruth. Bên cạnh đó, tác giả Lê Tú Anh cũng khái lược dòng chảy của văn
học chấn thương ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến nay. Đặc biệt, tác giả tập
trung vào hiện tượng tiểu thuyết Và khi tro bụi của tác giả Đồn Minh
Phượng như một ví dụ điển hình cho văn học chấn thương Việt Nam.
Tác giả Lê Văn Hiệp với luận văn thạc sĩ Đặc trưng mỹ học của Văn học
vết thương trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. Luận văn đã xác định nội
hàm của khái niệm văn học “vết thương” ở Việt Nam, xác định diện mạo của
hiện tượng văn học này trong đời sống văn học Việt Nam đương đại và trong
mối tương quan so sánh với trào lưu văn học “vết thương” ở Trung Quốc.

Trọng tâm đáng chú ý của luận văn là đã chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ của
văn học vết thương Việt Nam thời kì đổi mới, cùng với đó là một số những
đặc trưng thi pháp nổi bật của bộ phận văn học này.
Một cơng trình khác cũng lấy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới làm
đối tượng nghiên cứu là Nhân vật chấn thương trong một số tiểu thuyết Việt
Nam tiêu biểu giai đoạn 1986 – 1995. Đây là cơng trình đạt giải ba cuộc thi
cấp bộ tài năng khoa học trẻ năm 2012 của tác giả Trần Phượng Linh. Nếu
luận văn của tác giả Lê Văn Hiệp tìm hiểu đối tượng trên những luận điểm
khát qt thì cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Phượng Linh lại đi sâu
vào các dạng thức nhân vật chấn thương. Tác giả chỉ ra sự đa dạng của chấn
thương tinh thần dựa trên việc phân tích các hình tượng nhân vật trong tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn này, từ đó thấy được tận cùng nỗi đau của con
người khi nhận thức cá nhân chệch nhịp với sự vần đổi của thời đại xã hội.
Cũng lấy văn học thời kì đổi mới làm đối tượng nghiên cứu, tác giả Lê
Thanh Nga với bài viết Một số biểu hiện chấn thương trong truyện ngắn
9


Nguyễn Huy Thiệp lại đi vào một thành tựu nổi bật nhất của văn học thời kì
này là sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết đi sâu vào làm rõ
nguồn cội lịch sử của cảm thức chấn thương trong văn học, tập trung vào
những chấn thương của kiểu nhân vật tri thức trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Theo đó, tác giả cho rằng, sự nhạy cảm cố hữu của kiểu nhân vật
tri thức sẽ càng tô đậm thêm những chấn thương tinh thần mà con người gánh
nặng trong một thời đại có quá nhiều đổi thay.
Tác giả Nguyễn Thành Thi với bài viết Tiếng nói của cái tơi bị chấn
thương và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết đã
khảo sát chấn thương trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của
Trần Dần. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu vào khai thác những biểu hiện
chấn thương tinh thần thơng qua hình tượng nhân vật chính. Dưỡng – một anh

chàng tân ngụy binh đã quy hàng với mong muốn được sống yên ổn bên gia
đình, bất ngờ bị quy chụp tội đào phản và phải sống trong sự nghi kị, dè bỉu
và xa lánh của cộng đồng. Tác giả Nguyễn Thành Thi đã phân tích những
thành cơng của nhà văn Trần Dần trong việc xây dựng một hình tượng nhân
vật chấn thương. Đồng thời, qua đó thấy được những độc đáo trong việc đưa
hình thức nhật kí vào trong tiểu thuyết nhằm làm nổi bật những biến động tâm
lý của nhân vật.
Ngoài ra, một số bài tham luận nhỏ đăng trên các báo, tạp chí cũng cho
thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và bạn đọc về văn học chấn thương.
Bài viết Văn học vết thương cần được rộng đường hơn của tác giả Hoàng
Hường đăng trên tuanvietnam.net năm 2010 đã mở ra lối nhận thức tích cực
về dịng văn học này. Trong bài báo, có trích lời nhà lí luận – phê b́nh văn
chương Phong Lê và dịch giả người Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, với ư tán
thành và đề nghị mở rộng d ̣ng văn chương “vết thương”. Tác giả đưa ra
những cơ sở xã hội và văn học để đi đến kết luận cần một sự quan tâm xứng
10


đáng dành cho các tác giả, tác phẩm viết về chấn thương. Bài viết Văn
chương về các vết thương, chiến tranh và hậu chiến của Trần Xuân An cũng
đã điểm qua văn học viết về chấn thương ở Việt Nam thời kì sau đổi mới. Tuy
nhiên, bài viết mới chỉ nhắc đến hiện tượng tác phẩm, chưa chỉ ra được những
đặc trưng về văn học vết thương thời kì này.
Trong các cơng trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đưa những đường
cày đầu tiên lên một vùng đất mới mẻ, một lĩnh vực nghiên cứu văn học chưa
có nhiều khai phá ở Việt Nam. Nhìn tổng quan, các cơng trình, bài viết trên
chủ yếu vẫn đang dừng lại ở việc mơ tả, phân tích các biểu hiện nhỏ lẻ của
văn học chấn thương ở một số tác giả, tác phẩm nhất định. Chỉ một số ít cơng
trình đi vào phân tích, giới thiệu sâu về lý thuyết.
2.2 Lịch sử nghiên cứu văn nghiệp tác giả Philippe Claudel

Là một tác giả tiểu thuyết đồng thời là một đạo diễn, nhà nghiên cứu văn
học, diễn giả văn hóa nổi tiếng ở Pháp, Philippe Claudel là tên tuổi nổi bật ở
nhiều phương diện nghệ thuật, đặc biệt là ở phương diện văn học nói chung
và ở thể loại tiểu thuyết nói riêng. Với nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt được các
giải thưởng văn học danh giá h chẳng còn ai. Chiến tranh làm cho
người ta ly tán và con người trở nên lẻ loi, trơ trọi và cô độc giữa cuộc đời. Vì
thế, đối thoại ở đây khơng phải là để xác lập các mối quan hệ mà là để nói lên
tính cách con người và bi kịch làm người. Đối thoại chỉ là tấm áo chồng
khốc lên bên ngồi để che dấu và khỏa lấp nỗi trống vắng đang ngự trị và tồn
tại trong lòng. Lời đối thoại trong tác phẩm vì thế giúp chúng ta nhận thức
được bi kịch khi con người phải sống chung với chiến tranh như một người
bạn.
Một đặc điểm nữa trong diễn ngôn đối thoại của tiểu thuyết Philippe
Claudel đó là sự đan xen giữa diễn ngôn đối thoại của nhân vật với diễn ngôn
của tác giả. Nhân vật giao tiếp, đối thoại với nhau trong vỏ bọc diễn ngơn trần
thuật của nhà văn. Chính sự lồng ghép này đã làm cho lời đối thoại trở thành
một phương thức hữu hiệu để chuyển tải thông điệp mà nhà văn muốn gửi
gắm. Đồng thời, nó cũng khắc sâu tính cách cũng như nhấn mạnh những tâm
tư, tình cảm, nỗi đau của con người. Chiến tranh, án mạng làm cho con người
114


ta cảm thấy run sợ trước chính cuộc sống mà mình đang tồn tại. Cái ác, sự tàn
nhẫn, lạnh lùng làm con người phải thức tỉnh để nhìn nhận lại giá trị đạo đức
làm người. Tất cả giống như một mớ bịng bong hỗn loạn. Cuộc sống đó, nỗi
đau đó quá lớn khiến cho mọi người bị siết chặt vào vòng vây cương tỏa của
số phận. Tác phẩm rung lên âm điệu buồn với khát khao được sống một cuộc
đời đúng nghĩa.
Khảo sát toàn bộ ba tiểu thuyết chúng ta cũng nhận thấy, tác giả dựng nên
các cuộc đối thoại với nhân vật tham gia khơng có sự trùng lặp lại lần thứ hai,

vì thế tạo nên dịng thác thẳng băng cho câu chuyện kể. Đồng thời, nội dung
của các cuộc thoại cũng cho thấy sự không trùng lặp. Với tính chất “khơng
hồn lại” đó, người đọc được trải qua nhiều cảnh đời, số phận cũng như
những tổn thương mất mát khác nhau của các nhân vật, khắc sâu thêm nỗi đau
của nhân vật, của thời đại. Hơn nữa, việc đan cài trong diễn ngôn đối thoại
của nhân vật là diễn ngôn của người trần thuật đã tạo sự an tâm trong tâm thế
đọc của độc giả. Nhân vật vừa là chủ thể nhưng cũng là khách thể của câu
chuyện kể được nói tới. Những lời đối thoại ngắn gọn có cái kết hay khơng có
cái kết, rời rạc hay lẻ tẻ thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Những gì cịn
bỏ ngỏ sẽ được người đọc bổ sung, lấp đầy theo những cách riêng của mình
làm cho sự phản ánh trở nên hồn thiện hơn.
Tính cách nhân vật thể hiện rõ qua đối thoại nhưng việc lược bỏ tối đa các
cuộc thoại trong tác phẩm là cách mà nhà văn kêu gọi sự đồng sáng tạo ở mỗi
người tiếp nhận. Philippe Claudel không để cho người đọc dễ dàng nắm bắt
linh hồn tác phẩm chỉ qua lần đọc duy nhất. Những linh hồn màu xám, những
thế giới con người bí ẩn đang chờ đợi chúng ta phát hiện. Nhà văn đã chinh
phục được độc giả chính nhờ thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như vậy.

115


3.2.2 Nhân vật và hệ thống hành động
Mang trong mình những vết thương khơng dễ gì được thấu cảm, các nhân
vật trong tiểu thuyết của Philippe Claudel chọn các hình thức biểu hiện khác
thay vì trực tiếp ra lời. Ngơn ngữ cử chỉ, hành động được tác giả dụng công
khai thác là một cách thể hiện nhân cách chấn thương hiệu quả. Giữa rất nhiều
chi tiết hành động được miêu tả, có thể hệ thống ra một số hành động chính
sau đây:
3.2.2.1 Hát – hành động an ủi chính mình
Một số nhân vật trong tiểu thuyết của Philippe Claudel lại chọn cách

“hát” như một hành động tự ru mình để vượt qua vết thương hoặc như một
cách nhắc nhớ về nỗi đau khơng ngi trong lịng họ. Theo tâm thần học, khi
chấn thương tinh thần trong một con người vượt quá ngưỡng chịu đựng, con
người sẽ nảy sinh phản xạ tự bảo vệ mình bằng nhiều cách khác nhau. Họ có
thể lựa chọn im lặng như một giải pháp tự vệ an tồn, khi bật ra thành lời hát,
đó lại là một cách an ủi hữu dụng.
Trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, tác giả đặt hành động này vào
trong những nhân vật mà chấn thương ở họ đã vượt ngưỡng chịu đựng, khiến
họ rơi vào trạng thái mất ý thức của một dạng bênh lý tâm thần. Nhân vật ông
Linh, nhân vật Emélia là hai nhân vật như thế. Với ông Linh trong tiểu thuyết
Cháu gái ông Linh, chiến tranh đã lấy mất của ông tài sản lớn nhất, cũng là
duy nhất: gia đình. Chưa hết, chiến tranh cũng lấy đi khơng gian an tồn nhất,
che chở cho ơng, đó là quê hương. Thân phận ông như chiếc lá bị bứt ra khỏi
cành, chơ vơ xoay vần giữa cơn bão chiến tranh. Nỗi đau mất mát đến vào lúc
tuổi già khiến tinh thần ông bị va đập dữ dội, nỗi đau khiến ông bị rơi vào
trạng thái tâm thần hoang tưởng, ông ôm một con búp bê mà cứ ngỡ là đứa
cháu sơ sinh may mắn sống sót trong trận càn quét. Nhưng đứa cháu gái trong
tâm tưởng ấy chính là sợi dây duy nhất níu giữ ơng ở lại với cuộc đời. Năng
116


lượng sống cịn đến từ bài hát ơng vẫn lẩm nhẩm mỗi ngày, bài hát q hương
ơng:
Bao giờ cũng có buổi sáng…
Bao giờ ánh sáng cũng quay về
Bao giờ cũng có một ngày mai
Một ngày kia chính em sẽ trở thành người mẹ
Nội dung của bài hát quê hương ông Linh có tinh thần tươi sáng, lạc quan,
với niềm tin bất diệt vào tình yêu, vào ngày mai. Ca từ gợi nhắc về “buổi
sáng”, về “ánh sáng”, về “ngày mai”, về “một ngày kia” với lời khẳng định

lặp đi lặp lại, “bao giờ” cũng thế, những điều tốt đẹp sẽ lại quay về. Đó là
niềm tin mãnh liệt nảy nở trong tâm hồn của một người gần như khơng cịn lại
gì, tuổi trẻ, sức khỏe, tài sản, gia đình, quê hương, càng cho thấy sức sống
diệu kì, bất chấp hồn cảnh của con người trong hồn cảnh chiến tranh, lưu
lạc.
Cịn với Emélia, người vợ, tình yêu bất diệt của Brodeck, cô đã phải gánh
chịu nỗi đau khủng khiếp – bị ngôi làng cô lập bởi chồng cô là một kẻ ngoại
bang, bị bọn lính và những người làng cưỡng hiếp đến điên loạn. Từ đó, cơ
chìm vào trong cơn mê của quá khứ với tình yêu đẹp đẽ từ thuở thanh xuân.
Bài hát kỉ niệm của vợ chồng cô trở thành tấm áo chồng tin cậy cho cơ núp
bóng:
Hồng tử đẹp trai dịu dàng
Đã đi thật xa rồi
Hoàng tử đẹp trai dịu dàng
Bao nhiêu đêm thiếu vắng mơi chàng
Hồng tử đẹp trai dịu dàng
Bao nhiêu ngày nắng sáng mới lên
Hoàng tử đẹp trai dịu dàng
117


Hãy mơ như em vẫn hằng mơ
Hoàng tử đẹp trai dịu dàng
Chàng và em lại bắt đầu một sáng
Bài hát nhắc đi nhắc lại ca từ “Hoàng tử đẹp trai dịu dàng”, đó là một hình
ảnh đẹp, gợi nhớ người chồng đang đi xa, cũng là gợi nhắc đến những kí ức
đẹp của tình u thời trẻ. Bài hát vừa mang nỗi lòng của người đợi chinh phu,
vừa tràn đầy hi vọng về một ngày sum họp hạnh phúc trong tương lai.
Những đoạn bài hát như thế này vang lên đều đặn trong các tác phẩm của
Philippe Claudel đưa lại giọng điệu ủi an, êm đềm cho tác phẩm. Trước hết,

đây là những bài hát thuộc về quá khứ, thuộc về những kỉ niệm đẹp đẽ, thiêng
liêng nhất, gần gũi nhất, thuộc về thời đoạn đáng nhớ nhất của nhân vật. Với
ơng Linh, bài hát đó là một khúc hát dân ca của quê hương, khúc hát mà
những người thân thuộc của ông đã hát trên mảnh đất, ở ngôi làng thân thuộc,
nơi sinh ra và nuôi nấng ông cùng gia đình, bài hát truyền từ đời này qua đời
khác [19, tr. 33]. Khi rời bỏ mảnh đất thân thuộc, ông chỉ kịp mang theo một
nắm đất, một bức ảnh kỉ niệm của gia đình đã nhịe hết đường nét và ơng
mang theo bài hát của đất nước mình như muốn bù đắp lại nỗi mất mát lớn
lao trong lòng. Một bài hát quê hương ẩn chứa trong đó là đời sống tinh thần,
sinh hoạt văn hóa của người dân, một khúc ca như thế có sức mạnh neo giữ
một thân phận mỏng manh như ông Linh giữa đất người xa lạ. Bài hát là hình
bóng thiêng liêng của đất nước, là giai điệu gợi lên biết bao gần gũi, thân
thuộc. Bài hát đưa ông về với ngôi làng nhỏ, “nơi mình đã sống, trong ngơi
nhà tre dưới đất có hàng rào thưa, tất cả thấm đẫm mùi bếp lửa người ta nấu
ăn trên đó trong khi mưa rũ bộ lông mao trong sáng và bằng nước xuống mái
lá [19, tr. 34]. Nhà văn đã viết về bài hát của ông Linh với những dòng văn
trân trọng và yêu mến nhất, những hình ảnh “ngơi nhà tre”, “hàng rào thưa”,
“mùi bếp lửa”, mưa rũ bộ lông mao” hiện lên lung linh một miền kí ức.
118


Những hình ảnh thân thuộc đó, ơng Linh khơng cịn cơ hội được nhìn lại, nó
chỉ trở về trong âm vang bài hát cũ.
Còn với Emélia, bài hát ấy là kỉ niệm của những ngày đầu yêu nhau, bài
hát trong đêm khiêu vũ, trong men say tình yêu tuổi trẻ, Brodeck đã nhớ lại kỉ
niệm với Emélia cũng chính qua bài hát này: “Đó là giây phút trước khi có nụ
hôn đầu tiên. Vài phút ngây ngất đã dẫn đến với nụ hơn đó. Đó là một thời xa
xưa. Trước thời kì loạn lạc. Đã có bài hát này, bài hát của nụ hôn đầu tiên, bài
hát của ngôn ngữ cổ xưa đã đi qua bao thế kỉ như người lữ hành qua bao biên
giới. Bài hát tình yêu tan chảy trong những lời dữ dội, bài hát huyền thoại, bài

hát của một buổi tối và của một cuộc đời” [18, tr. 219]. Sự thiêng liêng của
khúc ca được gắn với khoảnh khắc của tình yêu và sự lâu đời của ngơn ngữ
dân tộc. Tình u với Brodeck là lẽ sống duy nhất của Emélia, đưa cô đi qua
năm tháng tuổi trẻ say mê và cứu vớt cô khỏi những kí ức ảm đạm của một
tuổi thơ mịt mùng, thế nên thật dễ hiểu khi dù đã rơi vào trạng thái mất nhận
thức nhưng bài hát cũ vẫn ở lại và ngân nga không dứt trên đôi môi Emélia.
Giai điệu và lời ca bài hát được Philippe Claudel nhắc lại nhiều lần trong
tác phẩm, trước hết, là một cách nhấn nhá, nhắc lại nỗi mất mát lớn lao mà
con người phải chịu đựng. Với Brodeck, hình ảnh Emélia ngồi bên cửa sổ,
ánh mắt vô định xa xăm trong khi miệng vẫn lẩm bẩm bài hát cũ là hình ảnh
đau xót nhất với anh. Anh đã từng phải thốt lên trong tâm tưởng: “Đừng khe
khẽ hát nữa, anh van em đấy, đừng ngân nga điệu nhạc làm cho đầu óc và con
tim anh vỡ vụn”, “những cái anh có được mới ít ỏi làm sao và cuộc đời anh
khơng có một chút ánh sáng nếu khơng có em” [18, tr. 162]. Với ông Linh,
giai điệu bài hát vang lên khiến ông càng ý thức rõ ràng hơn sự mất mát ở
hiện tại, giai điệu ấm áp và gần gũi ấy càng làm ông cảm giác rõ hơn cái lạnh
của thời tiết, cái xa lạ của cộng đồng nơi ơng đang góp mặt.
119


Thế nhưng ở một phương diện khác, khi để cho tâm hồn chìm lấp trong
những giai điệu quen thuộc và đẹp đẽ của kí ức, ơng Linh hay nàng Emélia đã
tìm thấy động lực, ý nghĩa sống của cuộc đời mình, giúp họ vượt qua mất mát
đau thương và tiếp tục sống, dù là trong tình trạng hoang tưởng của tinh thần.
Tác giả đã để cho giai điệu bài hát trở đi trở lại trong suốt chặng dài tác phẩm,
như đôi cánh giúp nâng đỡ tinh thần của nhân vật. Với ông Linh bài hát “là
một loại dầu thơm làm dịu đôi môi ông, cũng như làm dịu tâm hồn ông”, “nhờ
có chúng, người ta dễ dàng trở lại nơi mình sinh ra, nơi mình đã sống, trong
ngơi nhà tre dưới đất có hàng rào thưa…” [19, tr. 34]. Cũng chính giai điệu
của âm nhạc đã trở thành phương cách giao tiếp thần kì giữa những con người

bất đồng ngơn ngữ, giữa ông Linh và người bạn ngoại quốc đáng mến. Với
tinh thần của tác phẩm, những giai điệu này đã đưa lại nét đẹp lãng mạn cho
một tiểu thuyết đầy đau thương, đưa lại ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm, điều
mà Philippe Claudel luôn mong mỏi hướng đến.
Ở một hệ giá trị khác, khi các nhân vật được bao bọc bởi giai điệu của kí
ức, của kỉ niệm đẹp đẽ cũng chính là khi họ chính thức chối bỏ hiện tại nhiều
đau thương, khóa trái cánh cửa, ngăn những xâm nhập của những vết thương
mới. Đây cũng chính là một cách phản kháng, một phản xạ tự vệ của con
người trước chấn thương tinh thần. Qua đây, Philippe Claudel cũng muốn cất
lên tiếng nói phê phán đầy ẩn ý của mình tới những hệ quả đau thương mà các
cuộc chiến tranh gây ra cho xã hội loài người.
Một biến thể khác của khúc hát tinh thần, đó là giọng nói yêu thương
ngân nga đầy giai điệu của người u. Brodeck vì câu nói Emélia đã hét lên
trong hoảng loạn “Anh sẽ trở về” mà cam nguyện sống thân phận Chó
Brodeck để được sống sót quay trở về. Với viên cảnh sát, dẫu tháng năm đã
làm mờ gương mặt người vợ trong kí ức nhưng giọng nói êm đềm của cơ thì
120


anh nhớ rất rõ, không bao giờ quên, là giai điệu êm ái nhất của tình yêu, nâng
đỡ anh suốt quãng thời gian sống sau này.
Có thể thấy, người ta có thể tìm thấy nhiều thứ từ giai điệu của âm nhạc,
nhất là khi nó được cất lên từ những kỉ niệm đẹp đẽ thiêng thiêng của quá
khứ. Với các nhân vật chấn thương, đó chính là liệu pháp tinh thần, giúp họ đi
qua những cơn tai biến khủng khiếp mà chiến tranh đã giáng xuống cuộc đời.
3.2.2.2 Viết - như một sự giải tỏa
Trong những nứt vỡ, gãy đổ của một thời đại nhiều biến động, nhân vật
chấn thương đã lựa chọn một thái độ sống khép kín, hạn chế bộc lộ bản thân
trước cộng đồng. Sống với tâm thế đó, nhân vật đã tìm đến những phương
cách giải tỏa tâm lí khác, viết chính là hành động được nhiều nhân vật chấn

thương lựa chọn.
Hành động viết là một hình thức khác của sự suy tưởng. Thay vì giữ lại
dịng ý thức trong tâm hồn, để nó cuộn xốy, thao thức thì nhân vật lựa chọn
cách viết ra nó. Lúc này, giấy trắng và những dòng chữ trở thành đối tượng để
nhân vật trải lòng tâm sự, giúp nhân vật phần nào giải tỏa được những ẩn ức.
Đó chính là mục đích mà phần lớn nhân vật chấn thương hướng đến.
Tâm thế của nhân vật khi thực hiện hành động này là khi trải nghiệm về
chấn thương trong họ đã q lớn, tâm hồn họ khơng cịn đủ sức giữ lại dòng
tâm tư đang chuyển động dữ dội và những chấn thương tâm lý nhất quyết địi
được giải thốt. Nhân vật Brodeck đã nói: “đó là hình ảnh của cuộc đời tơi, tơi
khơng thể chứa nổi và nó cứ trơi theo dịng nước” [18, tr. 255]. Mặt khác,
nhân vật tìm đến hình thức tự đối thoại này khi cuộc đời đã lấy đi của họ
người khiến họ tin tưởng, yêu thương và được thấu cảm, sẻ chia. Nhân vật
viên cảnh sát trong Những linh hồn xám đã bắt đầu viết khi người vợ của ông
– Clémence mất đi sau một đêm quằn quại đau đớn trong cơ độc vì trở dạ.
Trong ý thức và với tình yêu lớn lao với vợ, viên cảnh sát đã giam quãng đời
121


sau này của mình trong day dứt và ân hận vì khơng có mặt bên cạnh để cứu
vợ. Anh mất đi người vợ thân yêu, mất đi một người bạn ln thấu hiểu anh
và có khả năng giúp anh giải tỏa những tâm sự lớn nhỏ trong lịng. Anh tìm
đến những trang giấy như một cách “tự nói với chính mình”, “tự tạo cho mình
một cuộc nói chuyện, một cuộc nói chuyện của thời khác” [20, tr. 92], “anh
viết thì chính là cho em và vì em thơi!” [20, tr. 295]. Nhân vật Lysia cũng đã
tìm đến những trang nhật kí, những bức thư gửi đi trong vơ vọng khi người cô
yêu phải rời xa cô để ra chiến trường. Giữa một cộng đồng đông đúc nhưng
xa lạ với thân phận cơ, cơ chỉ có thể tìm thấy sự sẻ chia nơi trang giấy, đó
cũng là nơi cơ có thể nói lên những lời yêu thương bỏng cháy với người u
một cách khơng ngại ngần, khơng e dè. Cịn với Brodeck, viết báo cáo chỉ là

một cái cớ hợp pháp để anh có được những giây phút sống với chính mình khi
người bạn đời của anh rơi vào trong đêm tối của sự im lặng vơ thức. Có thể
thấy, lựa chọn viết ra dịng ý thức của mình lên trang giấy cũng chỉ là một
cách làm “chẳng đặng đừng”, khi mà nhân vật mất đi điểm tựa tinh thần giữa
một thời đại nhiều sóng gió.
Đối thoại trực tiếp với một con người trong hồn cảnh đời sống có q
nhiều tác nhân gây chấn thương đã trở nên quá khó khăn đối với các nhân vật,
Brodeck là một nhân vật điển hình, anh gặp khó khăn khi buộc phải sử dụng
đến hình thức giao tiếp bằng lời nói, đây cũng là một biểu hiện điển hình khi
những vết thương tinh thần chưa được hóa giải. Họ chọn cách viết bởi việc
làm này tạo cho họ cảm giác an toàn và được bảo vệ trước cộng đồng đã thiếu
hụt đi rất nhiều tin tưởng. Cả Brodeck, viên cảnh sát hay cô giáo Lysia đã
chọn cho mình bóng đêm và góc phịng riêng tư làm khơng gian cho cuộc trị
chuyện đặc biệt của mình. Với Brodeck, anh chọn một căn phịng chứa đồ cũ
kĩ đã từ lâu khơng ai ngó ngàng đến, một chiếc máy chữ cũ kĩ, không gian
lạnh lẽo, nhưng cái mà Brodeck cần là sự yên tĩnh và an toàn tuyệt đối để viết
122


những trang chân thật nhất về cuộc đời mình. Lysia cũng chọn cho mình một
khoảng đồi ít người qua lại, nơi nàng có thể nhìn thấy rõ nhất chiến trường
phía xa nơi người yêu đang tham trận, cuốn nhật kí và những trang thư đã
được viết lên trong tĩnh lặng như thế, nơi nhân vật cảm thấy như nghe được
tiếng trái tim mình [20, tr. 89].
Chính vì hướng tới mục đích chủ yếu là viết cho chính mình, viết để giải
tỏa nỗi lịng trong hồn cảnh cơ đơn nên các nhân vật hầu như khơng có ý
thức giữ lại những gì mình viết. Nhân vật viên cảnh sát đã từng nói: “Tệ nhất
là tơi đếch cần biết những cuốn sổ tơi viết trở thành cái gì rồi. Tơi đang ở
cuốn số 4. Tơi khơng tìm ra cuốn số 2 và số 3. Chắc chúng đã thất lạc, chắc là
Berthe đã dùng để nhen lửa. Quan trọng gì đâu. Tơi khơng muốn đọc lại. Tơi

viết. Thế thơi” [20, tr. 92]. Tính vô định của hành động cho thấy nhân vật đã
khát khao được giải tỏa biết chừng nào, họ viết ra như một thôi thúc khi tâm
hồn chật chội không đủ chỗ cho dòng thác tâm tư trú ngụ. Viết để giải phóng
mà thơi. Destinat cũng là một nhân vật đã để lại những dòng chữ như một
cách chống chọi với nỗi cơ độc khắc nghiệt của ơng. Ơng khơng để lại gì
nhiều, chỉ đơi dịng, vài ba bức ảnh, nhưng đó là những tín hiệu để có thể biết
thêm rõ hơn về nhân vật này, dịng chữ ít ỏi mà ông gạch chân lại trong một
cuốn sách là tất cả những chiêm nghiệm sâu sắc mà tàn nhẫn về cuộc đời mà
Destinat cay đắng nhận ra: “Hành vi cuối cùng là hành vi đẫm máu, cho dù
phần còn lại của vở hài kịch có hay ho đến mấy. Cuối cùng thì người ta cũng
đổ đất lên đầu, và như thế mãi mãi” [20, tr. 258]. Suốt cuộc đời cô độc của
ông, ông vừa tôn thờ vừa e dè với cái đẹp, những bức ảnh của vợ ông – Clélis
Destinat, cô giáo Lysia, cơ bé Hoa Bìm Bìm được lưu giữ lại trong cuốn sổ
của ơng đã thay những dịng chữ, nói lên nỗi đau và nỗi khát khao bất lực
trong lịng người đàn ơng cơ độc đến kiệt cùng.
123


Còn với Lysia, những trang nhật ký là tuyệt tác của tình u mà cơ để lại
sau khi đã hủy hoại cuộc đời tươi trẻ của mình. Người đọc tìm thấy trong đó
một tình u mãnh liệt, phóng túng, một tâm hồn nổi loạn ẩn đằng sau vẻ
trong sáng và bình n của cơ. Nhật ký cũng đã giúp cơ bày tỏ những chiêm
nghiệm về chiến tranh, về lòng người, về thời đại bão tố mà cô đang sống.
Lúc này, hành động viết đã thể hiện một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và dạt dào
cảm xúc của một cô gái thông minh, nhạy cảm và đôi phần bồng bột, xốc nổi.
Chấn thương trong cô, qua đây, cũng thể hiện được rõ ràng hơn, đó là những
vết thương ln mới mẻ, đau đớn dữ dội, mang đặc trưng của lứa tuổi. Lysia
đang cịn trẻ, trải nghiệm của cơ rõ ràng khác với một viên cảnh sát đã hơn
năm mươi, đủ để chiêm nghiệm mọi thứ trong cuộc đời.
Sám hối – cũng là một mục đích mà các nhân vật chấn thương hướng đến

khi quyết định giăng trải lịng mình trên giấy trắng. Người thầy giáo già của
Brodeck – Diodème là người bạn đã ln bên cạnh gia đình của Brodeck kể
cả khi gia đình anh bị dân làng cơ lập. Nhưng trước áp lực tồn tại giữa cộng
đồng, Diodème buộc lịng phản bội lại chính con người mình, đồng ý kí tên
vào danh sách những kẻ ngoại bang cần loại bỏ trong cộng đồng, danh sách
có tên Brodeck. Nhân vật này đã sống trong nỗi day dứt và mặc cảm về tội lỗi
của mình, đến độ phải tìm đến cái chết như một sự sám hối. Và bức thư ông
để lại cho Brodeck là bản cáo trạng mà ông viết cho riêng ông: “Brodeck, cả
đời tôi, tôi cố gắng là một con người, nhưng không phải lúc nào tôi cũng đạt
được điều đó…xin hãy tha thứ cho tơi, Brodeck, hãy tha thứ cho tôi, tôi xin
anh…” [18, tr. 300]. Một bức thư sám hối, thú tội và cầu xin được tha thứ
trong nỗi xấu hổ, những điều này thật khó để nói thành lời và những trang viết
là cách lựa chọn của Diodème.
Có thể thấy được khả năng biến hóa ngôn ngữ vô cùng sinh động của nhà
văn trong khi xây dựng hình tượng nhân vật. Khắc họa nhân cách chấn
124


×