Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LÊ HUY PHÚC

THÔNG TIN VỀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LÊ HUY PHÚC

THÔNG TIN VỀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH VĂN HƯỜNG

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn và giúp đỡ của PGS. TS Đinh Văn Hường.
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Những
số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng được chính tác giả thu thập, phân tích
và tổng hợp. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
Các kết luận của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong
quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 1 năm 2017
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài “Thơng tin về hậu quả của biến đổi khí
hậu trên báo điện tử Việt Nam”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ q báu đó.
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Đinh Văn Hường, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như
định hướng về phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi
điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ giáo trong chun
ngành Báo chí học, các thầy cơ trong Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hoàn thành luận văn

này.
Tác Giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 10
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài........................................... 10
1.2. Tình hình thơng tin chung về hậu quả của biến đổi khí hậu ................... 23
1.3. Vai trị của báo chí về hậu quả của biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THƠNG TIN VỀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở NƢỚC TA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY .......... 34
2.1. Vài nét về 3 tờ báo được khảo sát .......................................................... 34
2.2. Khảo sát và nhận xét tổng quan tin, bài, ảnh… về hậu quả của biến đổi
khí hậu trên báo điện tử hiện nay .................................................................. 36
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của thông tin trên báo điện tử về hậu quả
của biến đổi khí hậu ở nước ta ...................................................................... 65
2.4. Một số bài học kinh nghiệm cho công tác thông tin về hậu quả của biến
đổi khí hậu trên báo điện tử .......................................................................... 78
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 81
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC
THÔNG TIN VỀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở NƢỚC TA
HIỆN NAY .................................................................................................. 82
3.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay ................................................................ 82
3.2. Nhóm giải pháp chung ........................................................................... 88
3.3. Các kiến nghị cụ thể cho từng tờ báo điện tử được khảo sát ................ 100
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 103

KẾT LUẬN ................................................................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 106


DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu đồ 2.2.1: Bản khảo sát tuần xuất đưa tin về hậu quả của BĐKH trên 3 tờ
báo: VnEpress, Dân trí, vtv.vn


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT : Bộ tài ngun và mơi trường
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

VnE

: VnEpress

Dân trí

: Dantri.com

XTNĐ

: Xốy thuận nhiệt đới

Nxb

: Nhà Xuất Bản


IPCC

: Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu

UNFCCC

: Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu

WMO

: Tổ chức khí tượng thế giới

LHQ

: Liên hợp quốc

IMHEN và UNDP: Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai
và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng về biến đổi khí hậu.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhân loại đang đứng trước những vấn đề mang tính tồn
cầu như: Sự biến đổi của môi trường sinh thái; sự gia tăng dân số; chiến
tranh và hịa bình đang đặt ra cho các quốc gia trên thế giới phải cùng nhau
chung tay giải quyết. Trong đó, BĐKH là một trong những thách thức lớn
nhất đối với nhân loại. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản
xuất của con người.
Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng

bởi tác động của BĐKH và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng
bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Theo Viện Khí tượng Thuỷ văn và
biến đổi khí hậu Việt Nam, trong thập kỷ vừa qua mỗi năm nhiệt độ trung
bình tại Việt Nam tăng thêm gần 0,1°C và nước biển dâng từ 2,5 đến 3cm.
Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP 2008, nếu nhiệt độ trái đất tăng
2°C, khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa, khoảng 45% đất nông
nghiệp ở khu vực ĐBSCL sẽ bị mất do nước biển dâng. Nếu khơng có kế
hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sơng Cửu Long sẽ ngập
trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD. Đặc
biệt, ngày 11/5/2017, tại TPHCM, Quốc hội Việt Nam phối hợp với Liên
minh Nghị viện thế giới (IPU) khai mạc Hội nghị chun đề IPU khu vực
châu Á-Thái Bình Dương “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các
nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”. Hội nghị do
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch IPU Saber
Chowdhury đồng chủ trì. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: “Theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam,
vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu
Long, 11% diện tích vùng đồng bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các địa
phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước, sẽ có khoảng 10-12%

1


dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc
biệt, TPHCM là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố”.
Tác động của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn
đến nông nghiệp, an ninh lương thực, tài nguyên nước, an ninh sinh thái, sức
khỏe cộng đồng, gây rủi ro lớn đối với nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội,
an ninh và quốc phòng.
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của BĐKH đến sự phát

triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê
chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto,
đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã
được phê duyệt. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng của Chính phủ
cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, ứng phó với
BĐKH ở nước ta đã đạt được một số thành công bước đầu được quốc tế ghi
nhận. Để ứng phó hiệu quả với BĐKH và phát triển bền vững đất nước, một
chiến lược quốc gia về BĐKH với tầm nhìn thế kỷ, làm cơ sở cho các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện
nay.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động đúng đắn
cho cá nhân, cộng đồng về BĐKH và hậu của nó là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị. Trong đó, báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử nói
riêng đã đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến độc giả về
hậu quả của BĐKH trong nước, khu vực, trên thế giới. Báo điện tử mặc dù ra
đời muộn so với các loại hình báo chí khác nhưng bằng lợi thế của khoa học
cơng nghệ đã nhanh chóng trở thành loại hình báo chí thơng dụng và thu hút
được sự quan tâm của độc giả. Trên một ý nghĩa nào đó, có thể nói: Báo điện
tử có thể đảm đương nhiệm vụ của tất cả các loại hình báo chí cịn lại một
2


cách dễ dàng và trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, tiện ích nhờ
kết hợp với Internet. Với thông tin phong phú, đa dạng được cập nhật trên
mọi lĩnh vực: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hố, thể thao, giải trí, cơng
nghệ… báo điện tử đã thu hút hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày. Sự
phát triển mạnh mẽ trên đã góp phần tạo nên một “thị trường báo chí” nói

chung và “diện mạo” của báo điện tử nói riêng vơ cùng đa dạng, sinh động,
hấp dẫn, mới mẻ nhưng cũng không kém phần “khắc nghiệt”, “phức tạp”.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa thông tin về BĐKH và những hậu
quả của nó trên các báo điện tử ở nước ta hiện nay chưa thực sự được chú
trọng đúng mức, chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng và thế
mạnh, có lúc chưa phản ánh kịp những diễn biến của BĐKH. Bằng những
chính sách và biện pháp khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ
vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố
của khí hậu. Trong những biện pháp mà Nhà nước ta sử dụng trong lĩnh
vực khác, báo điện tử đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác
truyền thơng, nâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả từ BĐKH
cho công chúng.
Xuất phát từ mong muốn làm rõ những thông tin liên quan đến hậu quả
BĐKH và sự quan tâm của con người về BĐKH tại Việt Nam hiện nay thông
qua phương tiện chuyển tải là báo điện tử. Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp
tăng cường chất lượng thông tin về hậu quả BĐKH cho báo điện tử, tác giả
luận văn xin lựa chọn đề tài: “Thơng tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên
báo điện tử Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
BĐKH khơng cịn là thuật ngữ xa lạ, khơng phải vấn đề mới với cơng
đồng tồn cầu hiện nay. Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên, nhà khoa học xã hội, các nhà báo,
giới truyền thông, những người làm công tác tư tưởng, tuyên truyền về
BĐKH ở nhiều lĩnh vực khác nhau với những góc nhìn khác nhau.
3


* Các nghiên cứu về BĐKH nói chung:
Chiến lược Quốc gia về BĐKH, ban hành kèm theo quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 5.12.2011 của Thủ tướng chính phủ - Viện Chiến lược,

Chính sách tài ngun và mơi trường (ISPONRE)
Chiến lược Quốc gia về BĐKH đã nêu ra những mục tiêu, quan điểm,
nhiệm vụ và tổ chức thực hiện với vấn đề BĐKH của Chính phủ. Đặc biệt
chiến lược đã đề cập đến cải thiện thực trạng BĐKH thông qua nhiệm vụ đảm
bảo an ninh tài nguyên nước và nhiệm vụ ứng phó tích cực với nước biển
dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương.
“Khí hậu biến đổi”- Thảm kịch vơ tiền khống hậu trong lịch sử nhân
loại” của tác giả S.Rahmstorf, Hans J.Schellnhuber do Trang Quan Sen dịch
(2008).
Nghiên cứu đã chứng minh BĐKH trên Trái Đất của chúng ta là do con
người gây ra. Mặt trời ngày càng rộng ra và sáng hơn, vào 1950 Ferd Hoyle
đã tính sức sáng của mặt trời khi Trái Đất vừa mới hình thành yếu hơn hiện
nay khoảng 25%-30%. Năm 2005, nồng độ CO2 đã đạt đến con số kỷ lục
380ppm (0,038%). Nguyên nhân là do sử dụng năng lượng hóa thạch, phá
rừng…Khí hậu trong thế kỷ XXI nóng nhiều hơn. Nhiệt độ 10 năm qua là cao
nhất khi con người bắt đầu đo đạc vào thế kỷ XIX. Diện tích băng tan khoảng
25% từ 1979-2005, mực nước biển tăng, nắng nóng cục bộ ở Châu Âu (2005)
ước tính đã làm khoảng 20.000-30.000 người bị tử vong.
Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - IPCC
(2007)
Qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã cơng
nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi
khí hậu là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra
(Bangladesh) và sơng Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp
quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 một, Việt Nam sẽ
mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng
4


nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội. ĐBSCL

sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển”.
Báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển
nơng thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” – Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu
biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ
Bản báo cáo lược khảo kết quả các nghiên cứu về BĐKH - nước biển
dâng ở đồng bằng sông Cửu Long, phỏng đốn nguy cơ, phân tích tổn thương
cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ sở
khoa học cho các nhà hoạch định chiến lược có chính sách hợp lý cần triển
khai áp dụng kịp thời để hạn chế thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và
vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng.
* Các nghiên cứu truyền thơng với BĐKH (Báo chí với BĐKH)
Khảo sát sơ bộ về vấn đề “Báo chí Việt Nam với BĐKH” năm 2007
của Viện nghiên cứu Sức khỏe, Môi trường và Phát triển.
Trong bản khảo sát này, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức
khỏe, môi trường và phát triển nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền
thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về BĐKH ở bề rộng ở mức độ quốc gia và
tồn cầu, khơng có mối liên quan giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phương.
Có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây ra
như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo nào chỉ ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng trên và BĐKH. Hầu hết các bài báo in về BĐKH chỉ tập trung
đưa tin vào các hội nghị, trích dẫn phát biểu của các quan chức Trung ương
và địa phương về BĐKH.
Tham luận “Truyền thông về môi trường trong thời đại bùng nổ
internet” – PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí Tuyên
truyền.
Tham luận đề cập đến những vấn đề môi trường thường được báo chí
đăng tải và chỉ ra rằng, phần lớn tác phẩm đều sử dụng thể loại tin và bài báo
nên mới dừng lại ở mức độ phản ánh, nêu vấn đề. Các thể loại khác có hàm
5



lượng thơng tin sâu như phóng sự, phỏng vấn, bình luận hoặc ký sự cịn rất ít.
Đặc biệt, tham luận đã nhấn mạnh vai trò của internet trong việc đưa tin, nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân với các vấn đề môi trường.
Đề tài “Thực trạng đăng tải các bài viết về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
trên báo mạng điện tử” – luận văn tốt nghiệp Đại học của cử nhân Trần Thị
Thu Hà, lớp Xã hội học K28, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012.
Nghiên cứu các bài viết liên quan đến BĐKH trên 3 trang báo điện tử
VnE, Dân trí và Vietnamnet từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012, đề
tài của cử nhân Trần Thị Thu Hà đã đánh giá thực trạng đăng tải các bài viết
thuộc chủ đề BĐKH ở Việt Nam trên báo điện tử, đồng thời nêu ra những đề
xuất và khuyến nghị nhằm thay đổi nội dung, hình thức cũng như nâng cao
Thực trạng đăng tải sản phẩm, thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử.
Những cơng trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn kể trên chủ
yếu nói về tình hình BĐKH, cách khắc phục cũng như ứng phó BĐKH nói
chung còn về việc nghiên cứu đưa tin về hậu quả BĐKH trên báo điện tử nói
riêng thì chưa đề tài nào nghiên cứu. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát
triển internet hiện nay, việc cung cấp thông tin về hậu quả BĐKH trên báo
điện tử sẽ giúp cho mọi người cập nhập thơng tin một cách nhanh chóng, cũng
như phịng tránh được những hiểm họa khơng lường trước về tình hình phức
tạp của BĐKH hiện nay.
Căn cứ vào thực tế lịch sử nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn cho
rằng cần phải có một đề tài chuyên sâu về lĩnh vực: “Thông tin về hậu quả
của biến đổi khí hậu trên báo điện tử Việt Nam”, từ đó làm rõ những thông tin
liên quan đến hậu quả của BĐKH và đề ra một số giải pháp, kiến nghị giúp
tăng cường chất lượng thông tin về hậu quả của BĐKH cho báo điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng
thông tin trên báo điện tử Việt Nam về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay.

6


Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo điện tử về vấn đề
này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, quan điểm, lý thuyết về BĐKH, hậu
quả của BĐKH và vai trị của báo chí về vấn đề này.
Thứ hai, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thơng tin về hậu quả
của BĐKH trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trị của
báo điện tử thơng tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thơng tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tìm hiểu thơng tin của báo điện tử trong vòng
1,5 năm (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016).
Phạm vi không gian: Nghiên cứu báo điện tử VnEpress.net,
Dantri.com, vtv.vn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật
của Nhà nước về BĐKH; đồng thời dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về chức
năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
* Phương pháp cụ thể
Phương pháp nghiên cứu văn bản: Dùng để xem xét, phân tích thơng tin
trong các tài liệu có đề cập hoặc liên quan ít nhiều đến thông tin về hậu quả của
BĐKH và ứng phó BĐKH ở Việt Nam trên báo điện tử từ đó rút ra những
thơng tin cần thiết, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích văn bản, nội dung,
số liệu từ các báo cáo. Từ kết quả phân tích đó để rút ra chất lượng, hoạt động

7


thông tin về hậu quả của BĐKH và cách ứng phó hậu quả BĐKH ở Việt Nam
trên báo điện tử hiện nay.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là những người làm
cơng tác quản lý, các phóng viên, nhà báo chuyên viết về đề tài BĐKH, thư
ký tòa soạn báo điện tử.
Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu thu được trong q trình khảo sát.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và
tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái
quát.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi an-ket dành cho 2 nhóm
đối tượng:
Thứ nhất đối với độc giả thông qua việc điều tra, nhận thức của công
chúng báo điện tử bằng bảng hỏi an-ket để thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh
giá thực trang thơng tin về hậu quả của BĐKH Việt Nam. Tác giả luận văn tiến
hành khảo sát với 160 phiếu phát ra và thu về 176 phiếu. Đối tượng công chúng
báo điện tử thăm dò bao gồm: Học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên
chức, doanh nhân, tiểu thương. Phạm vi khảo sát đối tượng công chúng trên
địa bàn Hà Nội.
Thứ hai đối với phóng viên, nhà báo thơng qua việc mức độ quan tâm
của tịa soạn trong việc đưa thơng tin về hậu quả của BĐKH bằng bản hỏi anket. Tác giả luận văn tiến hành khảo sát 60 phiếu và thu về 40 phiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận
Đây là một trong những đề tài nghiên cứu mới ở cấp độ luận văn thạc

sỹ thông tin về hậu quả BĐKH trên báo điện tử Việt Nam. Vấn đề này nếu
được nghiên cứu thành công sẽ giúp cho mọi người trong xã hội có cái nhìn
tổng quan hơn về tình hình BĐKH, hậu quả của BĐKH và cách ứng phó hậu
quả BĐKH ở Việt Nam.
8


* Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là sự tổng kết nghiên cứu bước đầu về việc truyền tải thông
tin của báo điện tử về hậu quả của BĐKH ở Việt Nam, mức độ quan tâm của
con người về tình hình khí hậu. Qua đó đề ra một số giải pháp cơ bản giúp
tăng cường chất lượng thông tin về hậu quả BĐKH cho báo điện tử.
Vấn đề nghiên cứu này nếu được giải quyết cũng sẽ có ý nghĩa quan
trọng đối với các nhà báo cũng như cơ quan quản lý của báo điện tử có cái
nhìn đúng đắn và toàn diện hơn trong việc đưa tin về hậu quả BĐKH ở Việt
Nam.
Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và
những ai quan tâm đến chủ đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt
Nam trên báo điện tử hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
vai trò của báo điện tử trong việc thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu ở
nước ta hiện nay.
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày trình tự các chương nói trên.

9



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
BĐKH đang là vấn đề cấp bách của tồn cầu, nó diễn biến vô cùng phức
tạp và là một thách thức lớn với rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Đã có rất nhiều những định nghĩa về biến BĐKH được đưa ra và
chúng ta có thể nghiên cứu một số khái niệm cơ bản sau:
Theo định nghĩa của IPCC trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007
[5] BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận
biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài
hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều
kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ
hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng
thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2008 của Bộ TN&MT Việt Nam
giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái khí hậu so với trung bình hoặc giao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do q trình tự nhiên bên trong hoặc tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển.
Theo UNFCCC, BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp

hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí
quyển trái đất mà cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong
một thời kì nhất định.
* Biểu hiện của biến đổi khí hậu

10


Sự nóng lên của trái đất và nước biển dâng đó chính là những biểu hiện
rõ ràng nhất của BĐKH trong những năm qua. Đó là:
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
Sự dâng cao của mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
* Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân của BĐKH trái đất bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo.
Theo báo cáo mới nhất của LHQ, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng
BĐKH 90% do con người gây ra.
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm:
sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay
đổi vị trí và quy mơ của các Châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự
lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nhóm ngun nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát
từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát
thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, BĐKH không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà

kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy
nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa
quá trình tăng nhiệt độ trái đất với q trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí
nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong
suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng cơng nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong
khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con
số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với
11


tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí
quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề BĐKH là
do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng
nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.
1.1.2 Một số thuật ngữ về biến đổi khí hậu
Thời tiết: Là trạng thái khí quyển ở một thời điểm tại một nơi nhất định
được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,
mưa,…
Khí hậu: Là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống
kê (trung bình, xác suất các cực trị v.v..) của các yếu tố khí tượng biến động
trong một khu vực địa lý. Thời kỳ trung bình thường là vài thập kỷ. Định
nghĩa chính thức của WMO: “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực
nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển
ở khu vực đó”.
Nước biến dâng: Sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong
đó khơng bao gồm triều, nước dâng do bão,…Nước biển dâng tại một vị trí
nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác
nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
El Nino, La Nina, ENSO: Vào những khoảng thời gian khơng đều đặn,
nhưng nhìn chung vào khoảng bốn năm một lần, nhiệt độ bề mặt nước biển

phía đơng và trung tâm xích đạo Thái Bình Dương lại nóng lên trên diện rộng.
Sự nóng lên đó thường kéo dài khoảng một năm, được gọi là hiện tượng El
Nino (tên này có nghĩa là “ Đứa con của Chúa”, do hiện tượng này thường
xảy ra vào mùa Giáng sinh ngoài khơi Nam Mỹ, kéo dài và mạnh lên khi hiện
tượng El Nino trên tồn Thái Bình Dương xảy ra). El Nino có thể được coi
như pha nóng lên của dao động khí hậu. Trong pha lạnh đi, gọi là La Nina,
nhiệt độ bề mặt biển Thái Bình Dương xích đạo lạnh đi so với bình thường.
Nhiệt độ bề mặt biển đi đôi với sự dịch chuyển lan rộng trong khí quyển về
gió, mưa v.v… Dao động nam là để chỉ những biến đổi áp suất bề mặt vùng
12


nhiệt đới đi kèm chu trình EL Nino/La Nina. Các hiện tượng này bao gồm sự
tương tác mạnh giữa đại dương và khí quyển, và thuật ngữ ENSO (El
Nino/Shouthem Osciliation) thường được dùng để chỉ một hiện tượng tổng
thể. Ở khu vực Thái Bình Dương, chu trình ENSO sinh ra những biến đổi lớn,
rõ ràng trong các dòng hải lưu vùng nhiệt đới, nhiệt độ, gió tín phong, các khu
vực mưa v.v.. Thông qua các mối liên hệ xa trong khí quyển, ENSO cũng ảnh
hưởng đến khí hậu theo mùa ở nhiều khu vực khác trên tồn cầu.
Khí nhà kính: Là các khí có trong khí quyển, có nguồn gốc tự nhiên
hoặc nhân tạo,có khả năng hấp thụ các tia có bức sóng trong dải sóng nhiệt
hồng ngoại (thermal infrared radiation) trên bề mặt Trái đất, khí quyển và
mây mù, ngăn cản và làm giảm lượng bức xạ của Trái đất thốt ra ngồi vũ
trụ, do đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và bề mặt Trái đất. Tác động của
các khí này có tính chất của các tia nhiệt trong nhà kính (gây hiệu ứng nhà
kính) nên gọi là khí nhà kính. Những khí nhà kính trong khí quyển trên bề
mặt Trái đất gồm: Hơi nước, carbon dioxide CO2, nitrous oxide N2O,
methane CH4, hydro-flourocarbon HFC, per-flourocarbon PFCs, sulphur
hexaflourie SF6.
Hệ sinh thái: Là hệ tương tác của một cộng đồng sinh học và các mơi

trường khơng có vật thể sống xung quanh.
Hạn: Là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy
kiệt dịng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng
chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm
môi trường suy thối, gây đói nghèo và dịch bệnh.
1.1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu
BĐKH đang gây ra rất nhiều hệ lụy khơn lường, nó khơng chỉ trực tiếp
tác động đến đời sống con người mà còn đang hủy hoại các hệ sinh thái trên
trái đất. Dưới đây là những hậu quả mà BĐKH đang gây ra.
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
13


BĐKH cùng với lượng cac bon dioxite ngày càng tăng cao đang trở thành
một thách thức cực kỳ lớn với hệ sinh thái, nếu cứ diễn biến như vậy, rất có thể
trong tương lai hệ sinh thái sẽ bị phá hủy. Tại Hội nghị cấp cao LHQ về phát
triển bền vững (Rio+20), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã cơng bố
nghiên cứu “Những quan sát trực tiếp về biến đổi khí hậu và sự bền vững của hệ
sinh thái lớn”, cảnh báo các hiểm họa từ biến đổi khí hậu đối với môi trường
sống của sinh vật. Là nguyên nhân làm cho hệ sinh thái đang ngày càng bị mất
cân bằng.
Các hậu quả của BĐKH gây ra khiến khơng khí bị ô nhiễm nặng, thiếu
hụt nguồn nước ngọt, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm và các vấn đề y tế liên
quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh
tồn.
- Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay ngày càng khắc nghiệt, nếu cứ tiếp tục nóng lên
như vậy sẽ khiến cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo thống kê đến năm 2050, sẽ có khoảng 50% các lồi động thực vật sẽ khơng

cịn tồn tại nữa nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4°C nữa.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mất mát này
là do mất môi trường sống đã bị thay đổi quá nhiều vì đất bị hoang hóa, do
nạn phá rừng triền miên và do nước biển ấm lên. Minh chứng cho sự thay đổi
này là đã có một số lồi động vật di cư đến vùng Bắc cực để tìm mơi trường
sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường
sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Khơng chỉ các loài sinh vật học bị ảnh hưởng mà con người cũng
không tránh khỏi những hậu quả của BĐKH gây ra. Việc đất đai bị hoang hóa
và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta.
Nếu một ngày nào đó, cây cỏ khơng cịn, động vật cũng dần dần mất cũng
đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta

14


cũng mất đi. Con người từ đó cũng theo các loài sinh vật học biến khỏi trái
đất này.
- Chiến tranh và xung đột
Trái đất ngày càng nóng lên, BĐKH ngày càng phức tạp xảy ra theo
chiều hướng xấu. Hiện tại, lương thực và nước ngọt đang rất khan hiếm, đất
đai cũng biến mất nhưng dân số thì vẫn cứ tiếp tục tăng. Những nguyên nhân
trên là yếu tố gây ra những xung đột và chiến tranh giữa các nước và cùng
lãnh thổ. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung
đột ở đây nổ ra trong thời gian hạn hán kéo dài suốt 20 năm, vùng này chỉ có
một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm khơng có mưa, làm nhiệt độ
vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường
xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Theo New Scientist, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một mối liên hệ
chặt chẽ giữa nhiệt độ và nguy cơ xung đột vũ trang. Trong những giai đoạn

mà nhiệt độ trung bình tăng thì số lượng các cuộc chiến cũng leo thang. Các
tính tốn dựa trên mơ hình khí hậu cho thấy, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên
54% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2030, với số người chết tăng thêm
393.000. Marshell Burke và David Lobell, hai trưởng nhóm nghiên cứu, cho
rằng lượng khí thải sẽ khơng giảm trong ngắn hạn nên nhiệt độ trái đất còn
tăng và các cuộc chiến trong tương lai sẽ thảm khốc như hiện nay.
- Các tác hại đến kinh tế
BĐKH không chỉ gây ra những thiệt hại về con người mà nó cịn gây
ra rất nhiều những thiệt hại về kinh tế. Các cơn bão lớn xảy ra khiến cho
mùa màng thất bát, chi phí để khắc phục hậu quả này lên đến nhiều tỉ đơ la.
Bên cạnh đó, muốn triệt để những mầm bệnh phát tán sau mỗi đợt lũ cũng
cần một số tiền khổng lồ. Vì vậy, ở các quốc gia có khí hậu khắc nghiệt
càng làm thâm hụt nền kinh tế.
Kinh tế tổn thất khiến cho đời sống của con người cũng ảnh hưởng
theo. Giá lương thực thực phẩm, nhiên liệu leo thang khiến người dân phải
15


gánh chịu, các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch
và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người
dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát
sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới. BĐKH trở thành mối nguy
đối với nhiều nước. Ví dụ: Theo chỉ số rủi ro thời tiết toàn cầu (CRI) phân
tích mức độ các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi thiệt hại liên quan đến thời tiết,
bao gồm bão lớn, lũ lụt và các đợt nắng nóng. Theo số liệu thống kê trong
thời gian 1996-2015, Trung Quốc đã thiệt hại 32,8 tỷ USD do thiên tai, tiếp
theo là Ấn Độ với 11,3 tỷ USD. Trong khi đó, mức thiệt hại của Thái Lan là
7,6 tỷ USD, tương đương 1% GDP, cao hơn nhiều so với Philippines (2,8 tỷ
USD), Nhật Bản (2,4 tỷ USD), Bangladesh (2,3 tỷ USD), Việt Nam (2,1 tỷ
USD), Indonesia (1,9 tỷ USD), Myanmar (1,4 tỷ USD) và Hàn Quốc (1,1 tỷ

USD).
- Dịch bệnh
Những đợt lũ lụt, hạn hán khi xảy ra nó sẽ tạo điều kiện cho các loại
côn trùng như muỗi, ve, gián… phát triển, những lồi cơn trùng này sinh sơi
nảy nở rất nhanh và mang đến những mầm bện gây nguy hại tới sức khỏe của
con người. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang
lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có
khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Theo thống kê,
hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến
BĐKH, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu
chảy…
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam tình trạng BĐKH
đang tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trong đó, nổi cộm là
các bệnh như: thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, mất ngủ, kém ăn, chóng
mặt, nhức đầu…, nhất là các bệnh truyền nhiễm ghi nhận ngày một nhiều do
nhiệt độ tăng cao. Tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ tăng 1 độ C sẽ làm
tăng 3,4% số trẻ nhỏ nhập viện với các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,
16


đường hô hấp. Nghiên cứu tại Vinh (Nghệ An) cho thấy, từ tháng 6 đến tháng
9 (thời gian nóng nhất), tỷ lệ trẻ nhập viện tăng 1,56 lần so với thời gian từ
tháng 2 đến tháng 5. Riêng tỷ lệ trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng 1,64 lần.
Người già nhập viện do bệnh tim mạch ở TP Hồ Chí Minh tăng 12,9% trong
những ngày có sóng nhiệt. Tại Thái Nguyên, nguy cơ nhập viện bệnh tim
mạch do phơi nhiễm với lạnh cũng gia tăng đáng kể. Cứ giảm 1°C thì số bệnh
nhân tim mạch nhập viện tăng 1,12 lần. Bệnh tiêu chảy cũng bị ảnh hưởng rất
lớn khi thời tiết thay đổi. Cứ tăng 1°C trong 2 - 4 tuần ở Đồng bằng sông Cửu
Long sẽ tăng 1,5% ca tiêu chảy.
- Hạn hán

Hạn hán có tác tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính trị xã hội
và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật
thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hiện tại, các vùng như Ấn
Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở
các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này cịn tiếp tục kéo dài trong
vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250
triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản
lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết
năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ
khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái
Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015
khoảng 0,2°C, ở mức 14,8°C, tức là cao hơn 1,3°C so với giai đoạn trước
cuộc Cách mạng công nghiệp.
- Bão lụt
Những cơn bão trong những năm qua xuất hiện ngày càng nhiều đe dọa
đến tính mạng, của cải, vật chất của con người… Theo ước tính trong 30 trở
lại đây, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

17


- Những đợt nắng nóng gay gắt
Các đợt nắng nóng hiện nay xuất hiện khá nhiều, gấp khoảng 4 lần so
với trước đây. Theo ước tính trong vịng 40 năm tới, con người sẽ phải chịu
những đợt nắng nóng nhiều hơn nữa không chỉ gấp 4 lần như hiện nay mà nó
cịn tăng lên 100 lần. Đây là một co số khủng khiếp mà khiến ai cũng phải lo
sợ. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt
độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình
của trái đất.

- Các núi băng và sơng băng đang teo nhỏ
Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng
được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao
phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt
cho sông Hằng - nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người đang co lại khoảng 37 mét mỗi năm.
- Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần
dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên
trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các
nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo
băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các
đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan
thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần
lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn
biến mất.
1.1.4. Báo điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối
với loại hình báo chí này như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực
tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.
18


×