Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) characters’ discourse in noted american and vietnamese short stories

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHẠM THỊ OANH

THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC
GIA ĐÌNH ĐƠ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 12.2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

PHẠM THỊ OANH

THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC
GIA ĐÌNH ĐƠ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu tại phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số:60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huệ

Hà Nội-12.2014




Để hồn thành được khố luận tốt nghiệp tơi xin được gửi lời cảm ơn tới
ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học– trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tơi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thế Huệ– Người đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉ bảo giúp tơi hồn thành khố luận.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn Hội người cao tuổi tỉnh Nghệ An, Hội người
cao tuổi phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, Uỷ ban nhân dân phường
Hưng Dũng và phường Bến Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tơi
hồn thành q trình điều tra tại q cơ quan.
Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ khơng
tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo và quý bạn đọc quan tâm tới vấn đề này để tơi có thể rút kinh
nghiệm và hồn thiện hơn trong q trình cơng tác và làm việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng12, năm 2014
Học viên

Phạm Thị Oanh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT ........................................................................... 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 8
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 11

2.1 Trên thế giới.................................................................................................... 11
2.2 Trong nƣớc .................................................................................................... 12
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................... 14
3.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 14
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 15
4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 15
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 15
5.1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 15
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 16
6. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 16
7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 16
7.1 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 16
7.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 17
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 18
8.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu ....................................................................... 18
8.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm .................................................. 19
8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 19
8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm................................................................ 19
8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến. .............................................................. 20
8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu ............................................................... 21

1


8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Công tác xã hội ............................................. 21
9. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................... 22
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 24
Chƣơng 1.................................................................................................................. 24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................................... 24
1.1 Các khái niệm công cụ.................................................................................... 24

1.1.1. Ngƣời cao tuổi ......................................................................................... 24
1.1.2 Khái niệm bạo hành ................................................................................ 24
1.1.3 Khái niệm bạo hành ngƣời cao tuổi ....................................................... 25
1.1.4 Khái niệm bạo lực gia đình .................................................................... 26
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ........................................................... 27
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu. ................................................................................... 27
1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi ................................................................... 30
1.2.3 Lý thuyết hệ thống ................................................................................... 31
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 33
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm dân cƣ .............................................................. 33
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh. ..................................... 34
1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng
Dũng .................................................................................................................. 36
Chƣơng 2.................................................................................................................. 38
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BẠO HÀNH
VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐƠ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
VINH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 38
2.1 Thực trạng bạo hành đối với ngƣời cao tuổi trong các gia đình đô thị tại đại
bàn nghiên cứu ..................................................................................................... 38
2.1.1 Thực trang bạo hành đối với ngƣời cao tuổi chung và ở Nghệ An ....... 38
2.1.2 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn thành phố Vinh ......... 41

2


2.1.3 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn phƣờng Bến Thủy và
phƣờng Hƣng Dũng thành phố Vinh .............................................................. 43
2.2 Nguyên nhân của thực trạng bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đơ
thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. ................................................................. 67
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngƣời cao tuổi ............................... 67

2.2.2 Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 71
2.3 Hậu quả của vấn đề bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đơ thị tại
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. ............................................................................ 76
2.3.1 Đối với ngƣời cao tuổi ............................................................................ 76
2.3.2 Đối với gia đình....................................................................................... 79
2.3.3 Đối với xã hội .......................................................................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 83
Chƣơng 3.................................................................................................................. 84
NÂNG CAO KHẢ SỰ HỖ TRỢ VÀ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO
HÀNH CHO NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐƠ THỊ Ở THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỂ AN ................................................................................ 84
3.1 Những can thiệp từ chính quyền địa phƣơng và hiệu quả của những can
thiệp đó ................................................................................................................. 84
3.2 Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó đối với các vấn đề bạo hành cho
NCT và gia đình tại thành phố Vinh ................................................................... 88
3.2.1 Các mơ hình hỗ trợ ngƣời cao tuổi và gia đình trong phòng và chống
bạo hành với ngƣời cao tuổi............................................................................. 88
3.2.2 Làm CTXH trực tiếp với vấn đề bạo hành NCT trong các gia đình đơ
thị ở thành phố Vinh. ....................................................................................... 93
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 101
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 102

3


1. Kết luận .............................................................................................................. 102
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 112
Phụ lục 1: Ảnh ....................................................................................................... 115

Phụ lục 2: Bảng khảo sát ....................................................................................... 117
A – THÔNG TIN CÁ NHÂN ................................................................................ 118
B - PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 119
Phụ lục 3: KHUNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ................................. 125
Phụ lục 4: KHUNG HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ..................................... 128
Mục lục sửa theo bên trong tài liệu, nhớ các mục phải đúng theo số trang của tài liệu
Phần nội dung, thầy có gạch dưới nhiều chỗ, em xem sửa, người cao tuổi đã viết tắt thì
trong nội dung viết tắt hết nhé.

4


DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT
BLGĐ:

Bạo lực gia đình

CTXH:

Cơng tác xã hội

HLHPN:

Hội liên hiệp phụ nữ

HNCT:

Hội người cao tuổi

KHHGD:


Kế hoạch hóa gia đinh

NCT:

Người cao tuổi

NVCTXH:

Nhân viên cơng tác xã hội

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT
1

2

3

4

Biểu đồ 2.1: Các nhóm nạn nhân của bạo hành gia đình trên cả nước
Biểu đồ 2.2: Tình trạng bạo hành với NCT theo giới tính và nhóm
tuổi
Biểu đồ 2.3: Bạo hành tinh thần của NCT phân theo nhóm tuổi

Biểu đồ 2.4: Sự tổn thương của NCT khi là nạn nhân của bạo hành
trong gia đình

Trang
38

49

56

65

5

Biểu đồ 2.5: Thái độ của người dân khi có bạo hành với NCT

70

6

Biểu đồ 2.6: NCT không muốn công khai chuyện bạo hành của mình

87

Sửa tên Hình trong nội dung theo tên biểu đồ thầy đã sửa ở đây
Nội dung bảng trong tài liệu sửa theo bảng sửa dưới nhé

6



DANH MỤC BẢNG
STT
1

2

3

4
5
6

7

8

TÊN BẢNG
Bảng 2.1: Số vụ bạo hành trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2010 đến
năm 1013
Bảng 2.2: Các hành vi bạo hành với NCT diễn ra tại Phường Hưng
Dũng và Bến Thủy
Bảng 2.3: Người biết về hành vi bạo hành về thể chất đối với NCT tại
Phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy
Bảng 2.4: Các các hành vi bạo hành về tinh thần với NCT tại phườn
Hưng Dũng và phường Bến Thủy
Bảng 2.5: Sự khác nhau về giới qua các hình thức bạo hành
Bảng 2.6: Mức độ nguy hiểm của hành vi bạo hành đối với NCT tại
phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy.
Bảng 2.7: Mức độ bạo hành với NCT tại phường Bến Thủy và phường
Hưng Dũng

Bảng 2.8: Các nguyên nhân dẫn đến bạo hành với NCT tại thành phố
Vinh

Trang
41

46

49

55
57
64

66

72

9

Bảng 2.9: Các mối nguy cơ về sức khỏe khi NCT bị bạo hành thể chất

76

10

Bảng 2.10: Các trạng thái cảm xúc NCT gặp phải khi bị bạo hành

77


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi
cá nhân và bình yên cho xã hội. Trong suy nghĩ của mỗi người, gia đình là một tổ ấm
để nuôi dưỡng, che chở cho họ trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống nhất là đối
với người già và trẻ em. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: chức
năng tái sản xuất con người, chức năng giáo dục trẻ em, chức năng kinh tế, chức năng
tâm lý tình cảm và chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ…
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua một mặt
tạo ra những điều kiện để gia đình làm tốt chức năng của mình, nhưng mặt khác chính
những mặt trái của nền kinh tế thị trường và những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực
của các giá trị xã hội đang tác động tiêu cực lên sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Trong tác phẩm “Bạo lực gia đình - sự sai lệch giá trị” Tác giả Đặng Cảnh Khanh có
viết “Gia đình với vai trị là một tổ ấm đang bị tấn cơng từ nhiều phía. Chức năng của
gia đình ở những thời điểm nhất định đang dần bị phá vỡ từng mảng, các chức năng đó
đang có những biến đổi, có những chức năng được tăng lên nhưng cũng có những chức
năng bị hạ thấp. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị biến đổi theo hướng coi
trọng các giá trị vật chất hơn các giá trị về tinh thần” [22,tr 8]. Tình cảm gia đình - chỗ
dựa tinh thần cho mỗi cá nhân đang bị giảm sút. Lời nói của những người cao tuổi
(NCT) trong gia đình khơng cịn như trước nữa mà thay vào đó là ai nắm kinh tế người
ấy có “quyền lực” nhất gia đình. Đây là một yếu tố tạo điều kiện cho bạo hành gia đình
phát triển.
Bạo hành gia đình xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho đến ngày nay cùng với sự
tồn tại của gia đình. Bạo hành gia đình đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với

8



nhiều dạng thức khác nhau không phân biệt nước giàu, nước nghèo, dân tộc, tôn giáo,
màu da, tầng lớp, lứa tuổi hay trình độ văn hố và địa vị xã hội. Nó làm tổn thương đến
thể xác và tinh thần của những nạn nhân mà đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em.
Nó liên quan chặt chẽ đến thân phận, vị trí, vai trị của họ trong hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hố và xã hội.
Ở Việt Nam, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan đã
đưa ra những quy định chặt chẽ về các vấn đề phòng và chống bạo lực gia đình. Mặt
khác, pháp luật nước ta có quy định quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể,
danh dự, uy tín, nhân phẩm của cơng dân, chống mọi hành vi bạo lực gia đình. Điều
này thể hiện rõ trong hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992…); trong Bộ luật Hình
sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, Luật Chăm sóc
và giáo dục trẻ em song bạo hành trong gia đình vẫn đang diễn ra khắp các vùng miền
cả nước: nông thôn, thành thị, đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển…
Trước đây, khi nghe đến bạo hành người ta thường hình dung nạn nhân “quen
thuộc” đó là phụ nữ, thì nay nhóm nạn nhân của nạn bạo hành gia đình đã có tính đa
dạng hơn bao gồm cả bốn nhóm: phụ nữ, trẻ em, đàn ơng và người già mà đặc biệt
trong những năm gần đây nạn nhân là những người già đang có chiều hướng gia tăng.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NCT.
Mặt khác, Việt Nam hiện là nước đang bắt đầu già hóa dân số, điều này cũng
đồng nghĩa với việc số lượng NCT sẽ tăng cao trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta đã
và đang có nhiều chủ trương để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của NCT
nhằm đảm bảo cân bằng với sự biến đổi của tình hình dân số Việt Nam. Và một trong
những vấn đề luận văn quan tâm là làm sao để phòng chống bạo hành cho NCT, giúp
họ có một cuộc sống tốt hơn bên con cháu.
Khi nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng: Giai đoan tuổi già là một trong những giai đoạn đầy bão tố cạnh tranh nhất của

9



cuộc đời mỗi con người bởi đây là giai đoạn mà sự lão hóa và sự thay đổi về mặt sinh
lý và thể chất. Những thay đổi đó đã tạo nên những khó khăn cho họ và khi đã là nạn
nhân của bạo hành gia đình thì những khó khăn đó lại tăng lên gấp nhiều lần. Bạo hành
NCT khơng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân NCT mà nó cịn làm cho các giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình bị xuống cấp, làm băng hoại giá trị đạo đức của cá nhân và
của xã hội, phá vỡ môi trường giáo dục của trẻ em, nó làm cho lối sống của một số cá
nhân bị biến dạng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy bạo hành với NCT vốn là một vấn đề tế nhị và khó
can thiệp. Khơng phải NCT nào khi bị bạo hành cũng có thể đứng lên đấu tranh để
chống lại và tự bảo vệ mình. Đặc biệt với những trường hợp bị bạo lực về tinh thần thì
càng khó khăn hơn, đây là những trường hợp khơng dễ để cho những nạn nhân có thể
chống lại những người gây ra bạo lực với mình hoặc mong chờ sự trợ giúp từ bên
ngoài. Hơn nữa, với những NCT khi họ hiểu được hoàn cảnh, sức khỏe của mình và
việc mình phải bảo vệ “gia phong” của gia đình mình trước cộng đồng và xã hội.
Trong khi đó, biện pháp hỗ trợ cho những NCT là nạn nhân của bạo lực gia đình
đang cịn hạn chế và chưa đồng bộ ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các
gia đình ở đơ thị khi mỗi người đều nghĩ rằng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Đây cũng là
một khó khăn trong cơng tác phịng và chống bạo hành và bảo vệ người cao tuổi.
Vinh là thành phố cấp 2, là một đô thị lớn của Tỉnh Nghệ An, tại đây số lượng
NCT lên tới 2.014 người trong tổng số 60.215 NCT toàn tỉnh [12,tr 2]. Bên cạnh đó,
vấn đề bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vẫn cịn chiếm tỷ lệ
cao. Theo thống kê của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An, chỉ tính trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến đầu năm 2014 trên địa bàn thành phố xảy ra 423 vụ bạo hành gia
đình trong đó có 73 vụ liên quan đến bạo hành đối với NCT [12,tr 4]. Điều này không
chỉ ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong gia đình, đến bản thân của chính NCT mà
nó cịn ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình và xã hội trong tồn tỉnh.

10



Thêm vào đó, việc nghiên cứu về bạo hành gia đình và bạo hành đối với NCT
trên khắp cả nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng thì đã nhiều, tuy nhiên những
nghiên cứu sâu về bạo hành đối với NCT trong các gia đình đơ thị thì chưa nhiều, đặc
biệt là những đánh giá bạo hành ở gia đình đơ thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An còn
rất hạn chế.
Từ những thực tế trên nên tác giả chọn đề tài “Thực trạng bạo hành với người
cao tuổi trong các gia đình đơ thị hiện nay (nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An) làm đề tài cho luận văn cao học với mong muốn làm rõ thực trạng bạo hành
NCT trong các gia đình đơ thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đồng thời luận văn sẽ
đưa ra một số ngun nhân, mơ hình cơng tác xã hội nhằm nâng cao sự hỗ trợ và khả
năng ứng phó của NCT trước thực trạng bạo hành trong gia đình với họ trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng
là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, phần lớn các đề tài viết về vấn đề bạo hành gia đình đều tập trung nhiều vào
nhóm nạn nhân quen thuộc là phụ nữ.
2.1 Một số nghiên cứu về Bạo hành NCT trên thế giới
Tác phẩm “Tự do từ bạo lực - Chiến lược toàn cầu của phụ nữ” (Freedom from
Violence – Women’s Strategies from Aroud the World ) của tác giả Margaret Schule đã
cung cấp cách nhìn tổng thể về vấn đề bạo lực gia đình (BLGĐ) và chiến lược liên
quan đến BLGĐ. Tác phẩm đã phản ánh tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ từ nước
Mỹ đến các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Tính đa dạng
của hồn cảnh, văn hố dẫn tới những ngun nhân, các hình thức diễn ra BLGĐ như:
nơi làm việc, đường phố và gia đình... Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của

11



truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và làm thay đổi hành vi của
các cá nhân trong việc phòng và chống BLGĐ cũng như các biện pháp cải cách pháp
luật và hành động chống lại BLGĐ.
Tác phẩm – “Tình u đến sự sống sót - Sự bạo lực tình dục của đàn ơng và
cuộc sống của phụ nữ” (Loving to survive – Sexual men’s violence and women’s live) của tác giả Dee.L. Rgraham và đồng nghiệp đã trình bày những ảnh hưởng của bạo lực
của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Bà đưa ra lăng kính của nữ quyền để
chữa trị cho họ trong mối quan hệ nam nữ.
Tác phẩm “Bạo lực - sự im lặng và sự giận giữ - các bài viết của phụ nữ như là
một tội lỗi” (Violence, silence and Anger – Women’s writing as transgression) – của
nhiều tác giả do Deirdre Lashgari chủ biên. Tác phẩm là cơ sở cho các nhà nữ quyền
trình bày về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng nói chống lại bạo lực.
Nhiều hình thức bạo lực như áp bức tình dục, sự đối kháng giữa mẹ và con gái, các chủ
đề về giới với chủng tộc và giai cấp mà tác phẩm đã đề cập đến.
Tác phẩm có tựa đề “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” (Domestic violence in
Vietnam) do tổ chức Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về phát triển, pháp luật và
phụ nữ (Asia Pacific Forum on Women, Law and Development viết tắt là APWLD),
xuất bản năm 2000. Tác phẩm là kết quả của cuộc khảo sát xã hội học về BLGĐ tại Hà
Nội. Các tác giả đã khẳng định “BLGĐ đã để lại di chứng nặng nề lên đời sống, tinh
thần tình cảm, nhận thức của nạn nhân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ gia
đình. BLGĐ khơng chỉ xảy ra trong mối quan hệ gia đình giữa chồng với vợ mà còn
giữa cha mẹ đối với con cái, giữa con cái đối với cha mẹ”.
2.2 Các nghiên cứu về Bạo hành NCT trong nước
Các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ - Một trong những chuyên gia nghiên
cứu về NCT và bạo hành NCT ở Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của
ông mang tên: “Người cao tuổi và bạo lực gia đình” – Nhà xuất bản Tư pháp, năm

12


2007. Tác phẩm là sự phối hợp của ông và Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam

nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT. Trong tác phẩm đã chỉ rõ về thực trạng, nguyên
nhân của bạo lực gia đình NCT và vai trò của NCT trong việc tham gia phịng chống
bạo lực gia đình tại ba tỉnh của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời tác
phẩm cũng nêu lên được các chủ trương, chính sách của Trung ương Hội người cao
tuổi về phòng và chống bạọ hành đối với NCT.
Đã có các bài viết của tác giả Lê Thị Quý - Một trong những chuyên gia nghiên
cứu về giới và gia đình đã đăng tải các cơng trình đầu tiên về bạo lực gia đình mang
tên: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và phụ nữ (năm 1994).
Bài viết xác định năm ngun nhân chính của BLGĐ đó là: ngun nhân kinh tế,
nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân văn hoá xã hội, nguyên nhân về sức khoẻ và
nguyên nhân thuộc về nữ giới.
Trong tác phẩm “Nỗi đau của thời đại” tác giả Lê Thị Quý nói về vấn đề BLGĐ
ở 2 dạng đó là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực khơng nhìn thấy được. Với tư cách là
sai lệch xã hội, hai dạng bạo lực này thể hiện mối quan hệ khăng khít ở nơi này nhưng
ở nơi khác nó lại thể hiện sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực khơng nhìn thấy
được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp
dưới các khái niệm “thiên chức”, “hi sinh” của phụ nữ.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy với tiêu đề "Bạo lực trên
cơ sở giới” với kết quả nghiên cứu ở ba thành phố là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí
Minh đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ
sở giới, cũng như các phản ứng của các cá nhân, pháp luật và các thể chế đối với nạn
BLGĐ. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét về tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng
đặc biệt trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai
trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra tám nguyên nhân dẫn tới BLGĐ và bảy kiến nghị
nhằm hạn chế ngăn chặn tình trạng BLGĐ.

13


Đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Hội liên hiệp phụ nữ

(HLHPN) Việt Nam năm 2001 đã tìm hiểu nhận thức của người dân và các cán bộ thi
hành pháp luật của các tổ chức đồn thể xã hội trong việc phịng chống BLGĐ. Ngồi
ra, đề tài cịn chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của nạn BLGĐ đối với các nạn nhân và phản
ứng của những họ đối với hành vi bạo lực.
Tác phẩm “Bạo lực gia đình - Sự sai của một giá trị” của hai tác giả Lê Thi Quý
và Đặng Cảnh Khanh xuất bản năm 2007 đã nói lên được vai trị của các hình thức can
thiệp trong đó có truyền thơng đối với vấn đề phịng và chống BLGĐ. Thông qua kết
quả nghiên cứu của dự án tác giả đã nói lên được tầm quan trọng của các hình thúc can
thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phịng chống BLGĐ.
Trong bài viết có tựa đề: “Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành
cho các cộng đồng ở nông thôn” của tác giả Lê Thị Mai đã đưa ra một số nhận định về
nguyên nhân của BLGĐ, cách phân chia BLGĐ thành các loại khác nhau. Cùng với
việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo hành trong gia đình. Báo cáo còn
đo lường nhận thức của người dân, cán bộ HLHPN, cán bộ tổ hoà giải tại các địa bàn
nghiên cứu. Nghiên cứu đưa ra một yêu cầu là cần có biện pháp can thiệp bằng việc
tiếp cận tâm lý ngay tại cộng đồng.
Ngồi ra, cịn rất nhiều tác phẩm, các nghiên cứu và các bài viết về BLGĐ được
đăng trên các tạp chí, các trang báo và các hình thức khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về vai trò của truyền thơng trong phịng và chống BLGĐ đặc biệt là ở Việt Nam còn
chưa nhiều.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn đầy đủ và một số lý luận về vấn
đề liên quan đến bạo hành đối với NCT; cung cấp cho các nhà nghiên cứu những cách

14


nhìn mới trong việc giải thích những vấn đề xảy ra đối với NCT. Đồng thời đề tài đã
vận dụng nhuần nhuyễn các lý thuyết vào quá trình nghiên cứu kết quả, gắn lý thuyết

với thực tiễn, góp phần để xây dựng và phát triển các lý thuyết sau này.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính
sách và nhân dân thấy rõ thực trạng bạo hành trong gia đình NCT trong các gia đình đơ
thị đang xảy ra tại hai phường của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó, luận văn sẽ
đưa ra những hướng hỗ trợ giúp bản thân NCT phòng và tránh được vấn nạn bạo hành,
đồng thời đề tài cịn giúp các cấp chính quyền địa phương sớm có những can thiệp phù
hợp và kịp thời để ngăn chặn tình trạng bạo hành, để NCT được sống qng đời cịn lại
trong bầu khơng khí đầm ấm của gia đình.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn mong muốn nâng cao hơn nhận thức của
những người dân để từ đó họ có cách nhìn nhận và ứng xử hợp lý hơn đối với NCT và
giữ được bản sắc “kính già nhường trẻ” - một trong những nét truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ An đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng như thế nào, nguyên nhân từ đâu?
- Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho NCT góp phần giúp họ phịng, chống
tình trạng bạo hành trong gia đình NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, Nghệ An?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng bạo hành với NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.

15


- Chỉ ra những nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT
để giúp họ phịng chống bạo hành gia đình và kiến nghị được đưa ra nhằm đẩy lùi đi
đến ngăn chặn tình trạng bạo hành trên.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan về bạo hành với NCT trong các gia đình đơ thị ở tỉnh Nghệ An
- Thực trạng nạn bạo hành của các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
với NCT.
- Nguyên nhân, hậu quả, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để
giúp họ phịng chống bạo hành gia đình và kiến nghị cho vấn đề bạo hành với NCT tại
các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã và
đang điễn ra trên các Phường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.
- Vấn đề bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho NCT, gia đình và xã hội.
- Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho người cao tuổi sẽ giúp NCT
phịng, chống được vấn đề bạo hành, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi được thực trạng
bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
7.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CTXH để hỗ trợ cho NCT là nạn nhân của
bạo hành trong các gia đình đơ thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay.

16


* Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là những NCT bị bạo hành và
những người gây bạo hành với NCT, người thân của những NCT trong các gia đình tại
đơ thị, chính quyền địa phương và những người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Do thời gian và khuôn khổ của một luận văn
thạc sỹ, đề tài tập trung nghiên cứu thực địa và hoàn thiện luận văn từ tháng 12/2012
đến tháng 10 năm 2014. Nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT được xem xét trong giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.

* Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm
nên đề tài được triển khai nghiên cứu tại Phường Bến Thủy và Phường Hưng Dũng của
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
* Giới hạn về nội dung: Do thời gian không nhiều và khả năng của học viên có
hạn nên luận văn này chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản: Thực trạng bạo hành
với NCT trong các gia đình đơ thị, nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng
phó của NCT để giúp họ phịng chống bạo hành gia đình và kiến nghị thơng qua cơng
tác xã hội nhằm ngăn chặn bạo hành NCT trong các gia đình ở 2 phường Hưng Dũng
và Bến Thủy của thành phố Vinh, Nghệ An. Nghiên cứu những NCT trong độ tuổi từ
60 tuổi đến 85 tuổi và được chia thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất gồm những người từ 60 đến 69 tuổi.
Nhóm thứ 2 gồm những người từ 70 đến 89 tuổi.
Nhóm thứ 3 gồm những người trên 80 tuổi.

17


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả các
hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có q trình phát sinh, tồn tại và phát triển.
Trong các thời kì khác nhau, các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi
khác nhau. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các
quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó
có thể thấy việc nghiên cứu về NCT bị bạo hành hành trong gia đình ở đơ thị cần phải
đặt nó trong điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hố của địa phương
cũng như trong điều kiện chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề bạo
hành đối với NCT sẽ có những biến đổi khác nhau với những hình thức khác nhau.
Trong từng hồn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có những yếu tố tác động khác

nhau lên vấn đề bạo hành đối với NCT. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với sự kiện xã hội
khác. Không tách riêng việc thực hiện quyền của NCT ra khỏi sự vận hành của đời
sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, văn hố, chính
trị, xã hội và đặc biệt là với các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, tệ nạn rượu chè, giá
trị văn hóa truyền thống và chức năng gia đình biến đổi, những tác động của mặt trái
nền kinh tế thị trường lên gia đình…
Bên cạnh đó, hệ thống các khái niệm, các lý thuyết Công tác xã hội và lý thuyết
Xã hội học... đã trở thành cơ sở để giải thích cho những vấn đề và những hiện tượng
xảy ra xung quanh vấn đề trực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong phòng và chống
bạo hành đối với NCT. Những lý thuyết này còn trang bị cho chúng ta cách nhìn nhận
và lý giải vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau về bạo hành.

18


8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được sử dụng để có được những thông tin từ thân chủ. Thông
qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi, nhằm
thu thập thông tin phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đề ra. Phỏng vấn là cơng việc có
tính chất nghề nghiệp và địi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung câu hỏi đối
với người được phỏng vấn.
Trong đề tài đã có 30 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện, trong đó:15 người là
nạn nhân của nạn của bạo hành, 5 người là những người thân trong gia đình NCT bị
bạo hành, 7 người là những người dân sống gần nhà NCT bị bạo hành và 3 người là
cán bộ chính chình trực tiếp phụ trách địa bàn. Q trình phỏng vấn sâu cho phép tác
giả thu thập những thông tin liên quan đến đời sống tâm lý của các cụ, diễn tiến của
hành vi bạo lực trong khuôn khổ đời sống của những con người cụ thể. Những thông
tin đi sâu khám phá tác động của vấn đề bạo hành với việc làm tổn thương đến tâm lý

của những nạn nhân, tác động của những người xung quanh và chính quyền địa
phương đối với việc can thiệp và ngăn chăn vấn đề bạo hành đối với NCT mà các
phương pháp khác khơng khai thác hoặc khó khai thác được.
Như đã biết bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vốn là một
vấn đề tế nhị, nhạy cảm và rất khó để thống kê chính xác, chính vì vậy mà cần đảm bảo
tính khuyết danh của người được phỏng vấn nhằm làm cho vấn đề được nhìn nhận và
đánh giá một cách khách quan hơn.
8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề bạo
hành NCT trong các gia đình đơ thị và các giải pháp trong tương lai nhằm phòng và
chống bạo hành đối với NCT. Có 4 cuộc thảo luận đã được tổ chức tại địa bàn nghiên

19


cứu: Cuộc thảo luận thứ nhất và thứ hai gồm hai nhóm: nhóm các cụ trong Hội Người
cao tuổi phường Bến Thủy và nhóm các cụ trong Hội Người cao tuổi tại phường Hưng
Dũng, trong cả hai nhóm đó có những NCT là nạn nhân của vấn đề bạo hành. Cuộc
thảo luận thứ 3 gồm những người trong gia đình NCT trong đó có cả người gây nên
bạo hành bạo lực. Cuộc thảo luận thứ 4 gồm những cán bộ trực tiếp tham gia cơng tác
truyền thơng về phịng và chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai mỗi nhóm có 9 người với nội dung chính về các
vấn đề xoay quanh tình trạng bạo hành đối với NCT như: thực trạng, nguyên nhân, hậu
quả của nạn bạo hành đối với NCT, cách phản ứng của NCT khi bạo hành xảy ra.
Nhóm thứ 2 có 8 người với nội dung là: nhìn nhận, ứng xử và hiểu biết của anh
chị với người cao tuổi và với bạo hành xảy ra đối với NCT.
Nhóm thứ 3 có 7 người thảo luận với nội dung: Vai trò của bản thân anh (chị)
trong việc phòng ngừa và ngăn chặn nạn bạo hành đối với NCT.
8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến.
Đây là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng

hỏi đã đưa cho người trả lời dưới dạng Ankét (bảng hỏi). Sự tác động qua lại giữa
người hỏi và trả lời theo cách trực tiếp, như dạng phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi đóng
vai trị là người đi phỏng vấn. Chính nội dung của bảng hỏi, lời chỉ dẫn, lời giải thích là
phương tiện duy nhất để hướng dẫn hành động người trả lời, tạo nên sự quan tâm, hứng
thú của người trả lời. Trong q trình nghiên cứu tơi tiến hành phát ra 200 phiếu điều
tra cho các mẫu nghiên cứu được lựa chọn là người dân tại địa bàn phường Hưng Dũng
và phường Bến Thủy (trong đó phường Bến Thủy 100 mẫu, phường Hưng Dũng 100
mẫu). Đối tượng mẫu gồm có: người dân từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ mẫu là 51 nữ và 49
nam.

20


8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu chính là q trình phân tích, phân chia, dữ liệu thành từng cụm,
từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những nhận định, đánh giá. Phương pháp
này hết sức quan trọng trong các nghiên cứu, bởi vì việc thu thập số liệu chưa có tính
quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó nói lên điều gì. Chính việc phân tích
tài liệu sẽ trả lời cho điều đó.
Q trình thu thập và xử lý thông tin thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu được
tiến hành trên cơ sở đọc và phân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
để so sánh, đối chứng sự khác biệt về những số liệu, sau đó đi giải thích cho sự khác
biệt đó trên cơ sở thực tiễn thu lượm được. Nguồn tài liệu được sử dụng cho nghiên
cứu này bao gồm: Các bài báo được đăng trên báo, tạp chí, sách tham khảo, các cơng
trình nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình, bạo hành đối với NCT. Các loại tài liệu
của địa phương bao gồm: Những báo cáo tổng kết về cơng tác phịng và chống BLGĐ
tại địa phương, báo cáo tổng kết về tình hình NCT của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ
An và thành phố Vinh, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Vinh, của
phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng
8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Cơng tác xã hội

Trong q trình nghiên cứu để viết luận văn, tác giả có sử dụng những phương
pháp đặc thù của công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, thực hành và
giúp hỗ trợ cho đối tượng trong đó đặc biệt là các phương pháp của công tác xã hội với
cá nhân và gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý và xây dựng những kỹ năng giúp cho NCT có
thể vượt qua được những khó khăn về tâm lý khi bị bạo hành. Phương pháp này còn
giúp cho NCT tự tổ chức xây dựng được những kỹ năng sống, những kiến thức cần
thiết để phòng và chống bạo hành xảy ra cụ thể như:

21


* Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân: Công tác xã hội cá nhân là một
cách thức, quá trình nghiệp vụ mà nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng kiến thức
chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng tích cực tham gia vào quá trình giải
quyết vấn đề cải thiện đời sống của mình.
* Phương pháp Cơng tác xã hội với gia đình: Cơng tác xã hội với gia đình là
một phương pháp cơng tác xã hội, là cách tiếp cận giúp đỡ gia đình có khó khăn trong
việc duy trì trạng thái cân bằng trong gia đình. Cơng tác xã hội với gia đình đưa ra
nhiều loại chương trình khác nhau như các dịch vụ duy trì gia đình, hỗ trợ tại nhà,
hướng dẫn gia đình về các mơ hình gia đình, thm vâấn hơn nhân…
9. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận bao gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về đề tài, về lý do chọn đề tài, tổng quan về tình
hình nghiên cứu của đề tài, mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài, câu hỏi nghiên
cứu cho đề tài, các phương pháp để tiến hành nghiên cứu, giả thuyết để nghiên cứu,
đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phần nội dung: Bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý luận của quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:
Các khái niệm cơ bản của đề tài, một số lý thuyết cơ bản được áp dụng cho quá trình
nghiên cứu, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.

Chương 2: Trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm: Thực trạng của vấn đề
bạo hành đối với NCT trong các gia đình đơ thị tại thành phố Vinh, Ngun nhân và
hâu quả của vấn đề.
Chương 3: Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phịng
chống bạo hành gia đình tình trạng bạo hành đối với mình trong các gia đình đơ thị tại
thành phố Vinh.

22


×