Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận văn thạc sĩ) báo in quân đội với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

BÁO IN QUÂN ĐỘI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

BÁO IN QUÂN ĐỘI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA
(Khảo sát báo: Qn đội nhân dân,
Phịng khơng - Khơng qn, Hải quân Việt Nam)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ\

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Kiên



Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thành Trung


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu cơng trình khoa học này,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cơ giáo Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Đặc biệt, trong q trình nghiên cứu, tơi đã được PGS.TS. Trương Thị
Kiên trực tiếp hướng dẫn giúp tơi có được định hướng tốt và bắt tay vào khảo
sát, nghiên cứu được thuận lợi.
Tơi xin trân trọng và bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của nhà trường và của PGS.TS. Trương Thị Kiên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý cơ quan Báo Quân đội nhân dân, Báo
Phịng khơng-Khơng qn, Báo Hải qn Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp

tôi trong suốt thời gian tiến hành khảo sát và nghiên cứu cơng trình này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các đồng nghiệp ở các báo
được khảo sát đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình tơi thực hiện
nghiên cứu cơng trình khoa học này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 9
7. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 10
8. Bố cục của luận văn................................................................................... 10
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA ............................ 11
1.1. Giải thích thuật ngữ ............................................................................... 11
1.1.1. Vùng trời quốc gia................................................................................. 11
1.1.2. Chủ quyền vùng trời quốc gia ............................................................... 12
1.1.3. Bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia .................................................... 13
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia...................... 14

1.2.1. Quan điểm chỉ đạo về vấn đề bảo vệ vùng trời quốc gia...................... 14
1.2.2. Những nguy cơ, thách thức hiện nay .................................................... 16
1.3. Vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc
gia .................................................................................................................... 17
1.3.1. Định hướng về công tác thông tin trên báo chí về vấn đề bảo vệ chủ
quyền vùng trời quốc gia ................................................................................. 17
1.3.2. Vai trò của báo chí đối với bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia ........ 21


1.3.3. Những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ
chủ quyền vùng trời quốc gia trên báo chí ..................................................... 22
1.4. Yêu cầu chất lƣợng thơng tin báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền
vùng trời quốc gia.......................................................................................... 28
1.4.1. Cách thức thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia của
báo chí ............................................................................................................. 28
1.4.2. Một số yêu cầu trong thông tin về bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia
trên báo chí...................................................................................................... 30
* Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................... 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA TRÊN BÁO IN QUÂN ĐỘI ............ 35
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về 3 tờ báo: Qn đội nhân dân, Phịng khơngKhơng qn, Hải qn Việt Nam ................................................................ 35
2.1.1. Báo Quân đội nhân dân ........................................................................ 35
2.1.2. Báo Phịng khơng-Khơng qn ............................................................. 36
2.1.3. Báo Hải qn Việt Nam ........................................................................ 38
2.2. Thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời trên các
báo ................................................................................................................... 39
2.2.1. Nội dung thơng tin ................................................................................. 39
2.2.2. Hình thức thơng tin ............................................................................... 67
2.2.3. Cách thức phát hành ............................................................................. 86
2.2.4. Nguyên nhân thành công, hạn chế ........................................................ 88

* Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................... 90
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA TRÊN BÁO
IN QUÂN ĐỘI ............................................................................................... 92
3.1. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao chất lƣợng thông tin ........... 92


3.1.1. Xuất phát từ trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó ngày càng lớn92
3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu, trình độ tiếp nhận thơng tin ngày càng cao của
độc giả ............................................................................................................. 93
3.1.3. Xuất phát từ sự phát triển của khoa học công nghệ ............................. 94
3.1.4. Xuất phát từ thực tế hạn chế của các tờ báo được khảo sát ................. 95
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề bảo vẹ chủ
quyền vùng trời quốc gia trên báo in quân đội .......................................... 96
3.2.1. Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung thông tin ................................. 96
3.2.2. Đổi mới hình thức thơng tin .................................................................. 98
3.2.3. Xây dựng đội ngũ nhà báo, cộng tác viên có năng lực, trình độ ........ 103
3.2.4. Quan tâm hơn về chế độ nhuận bút .................................................... 106
2.2.5. Đổi mới công tác phát hành ................................................................ 107
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị..................................................................... 107
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quan, cơ
quan báo chí đối với các cơ quan báo in trong quân đội ............................. 107
3.3.2. Tiếp tục kiện toàn hệ thống báo in quân đội theo hướng cơ bản, chính
quy, hiện đại, có tính chun nghiệp cao ...................................................... 109
*Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:

Đánh giá về tính nhanh nhạy, kịp thời của thông tin liên quan đến
chủ đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội .............. 41

Bảng 2.2:

Đánh giá sự quan tâm của độc giả về thông tin liên quan đến chủ
đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội ..................... 45

Bảng 2.3:

Đánh giá của độc giả về mức độ hấp dẫn của thông tin liên quan
đến chủ đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội ........ 46

Bảng 2.4.

Thống kê mức độ hài lòng của độc giả trên 3 tờ báo in quân đội . 49

Bảng 2.5:

Đánh giá của độc giả về chủ đề thông tin về chủ đề bảo vệ chủ
quyền VTQG trên báo in quân đội ............................................ 50

Bảng 2.6:

Tổng hợp các bài viết chuyên sâu giới thiệu về nghệ thuật tác chiến
phịng khơng, khơng qn của các nước trong khu vực và thế giới
trong việc bảo vệ chủ quyền vùng trên báo in quân đội ............... 65


Bảng 2.7:

Số lượng tác phẩm về chủ đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc
gia trên Báo Quân đội nhân dân ................................................ 68

Bảng 2.8:

Số lượng tác phẩm về chủ đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc
gia trên Báo Phịng khơng-Khơng qn .................................... 69

Bảng 2.9:

Số lượng tác phẩm về chủ đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc
gia trên Báo Hải quân Việt Nam ................................................ 69

Bảng 2.10: Thống kê thể loại báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG
trên 3 tờ báo: Qn đội nhân dân, Phịng khơng-Khơng qn, Hải
qn Việt Nam ........................................................................... 70
Bảng 2.11: Thống kê dung lượng chữ tin bài trên các tờ báo ...................... 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PK-KQ

: Phịng khơng - Khơng qn

QĐND

: Quân đội nhân dân


VTQG

: Vùng trời quốc gia

QP-AN

: Quốc phòng - An ninh

ANQG

: An ninh quốc gia

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

LLVT

: Lực lượng vũ trang

HQVN

: Hải quân Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề bảo
vệ chủ quyền VTQG luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây

được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược
nhằm giữ vững an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tại Điểm 1, Tuyên bố về vùng trời Việt Nam ngày 05/6/1984 của
Chính phủ Nước Cộng hịa XHCN Việt Nam ghi nhận: “Vùng trời của Nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy,
lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hồn tồn và riêng biệt
của Nước Cộng hịa XHCN Việt Nam”. Giữ vững an ninh VTQG là trách
nhiệm của các LLVT nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước và của mọi
cơng dân. Nịng cốt là lực lượng PK-KQ, Hải quân, Cảnh sát biển, Hàng
không dân dụng… và một số thành phần lực lượng khác. Trong đó, Quân
chủng PK-KQ là cơ quan quản lý trực tiếp VTQG.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi nhanh, phức tạp, khó
lường. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đơng Nam Á là khu vực phát
triển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố mất ổn định; diễn biến phức
tạp. Mặt khác, vấn đề về ANQG, an ninh VTQG đã vượt ra khỏi phạm vi
ANQG của mỗi nước, trở thành những thách thức mang tính tồn cầu, tạo áp
lực không nhỏ cho mỗi nước trong việc bảo đảm ANQG và an ninh VTQG.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền trên vùng
trời của nước ta trở thành nhiệm vụ cấp bách cho tồn Đảng, tồn dân và tồn
qn nói chung, Bộ đội PK-KQ nói riêng. Việc tăng cường cơng tác thơng tin,
tun truyền để góp phần nâng cao nhận thức về vị trí quan trọng của VTQG
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề cấp thiết. Đây là

1


trách nhiệm chính trị của mọi tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị,
trong đó có hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí qn
đội nói riêng.
Thời gian qua, lực lượng báo chí qn đội nói chung, báo in quân đội

nói riêng đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ
chủ quyền VTQG. Thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân
dân, với cán bộ, chiến sĩ thuộc LLVT về vai trị, vị trí của VTQG trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, tập trung vào các nội dung:
xây dựng Quân chủng PK-KQ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức;
làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại, nâng cao khả năng tự bảo đảm kỹ thuật để
tác chiến trong mọi điều kiện; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
đào tạo, huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng;
tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, trọng tâm là Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết lần thứ X của Đảng
bộ Quân đội, vận dụng, cụ thể hoá vào thực tiễn xây dựng Đảng bộ Quân
chủng PK-KQ; công tác tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc
phòng trong việc giải quyết các bất đồng về quyền, chủ quyền VTQG…
Những việc làm đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và
sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ LLVT đối với
nhiệm vụ tăng cường QP-AN, xây dựng “thế trận lòng dân”, đề cao tinh thần
cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, quản lý và bảo
vệ vững chắc chủ quyền VTQG.
Tuy nhiên, so với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia đất liền, biên giới,
biển đảo và các vấn đề khác thì việc thơng tin, tuyên truyền về vấn đề chủ
quyền VTQG trên báo chí nói chung, báo in qn đội nói riêng vẫn cịn hạn
chế. Việc thơng tin, tun truyền có lúc chưa đồng bộ, thường xuyên. Nội
dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, linh hoạt; phương thức thông
2


tin, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ, năng lực, kinh
nghiệm của đội ngũ nhà báo làm công tác tuyên truyền về vấn đề bảo vệ chủ
quyền VTQG có mặt chưa đáp ứng diễn biến của tình hình, thiếu nhạy bén,
sáng tạo, chất lượng chưa cao. Một số tờ báo có lúc chưa nhạy bén và nhạy

cảm về chính trị nên cịn có thơng tin khơng có lợi về chính trị, đối ngoại, lộ
bí mật qn sự. Một số chun mục, bình luận, đúng nhưng tính thuyết phục
chưa cao; tính tồn qn, tồn quốc cịn hạn chế; tính dự báo phát hiện chưa
nhiều; thơng tin một số tình hình cịn chậm. Một số tin, bài cịn khơ khan,
trùng lặp thơng tin, thiếu tính phát hiện, chưa hấp dẫn người đọc, người nghe,
người xem…
Những năm tới, đất nước ta có nhiều thuận lợi và nhiều thời cơ để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng tình hình thế
giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp. Các thế lực đế quốc, phản động tiếp tục
tiến hành chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá đất
nước ta, nhất là vấn đề ANQG và an ninh VTQG.
Trước thực trạng đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá tồn diện thực
trạng thông tin, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG của báo in
quân đội, tìm hiểu nguyên nhân những thành cơng, hạn chế, từ đó, đưa ra hệ
thống giải pháp nâng cao chất lượng thơng tin nhằm hồn thành tốt nhất
nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Qn chủng giao phó, phục vụ tốt
hơn nhu cầu thơng tin của độc giả là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay. Do vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Báo in quân đội với vấn đề
bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia làm đề tài luận văn thạc sĩ. Nếu được
thực hiện thành công, đề tài sẽ có giá trị thực tiễn sâu sắc khơng chỉ đối với
bản thân tác giả và đội ngũ nhà báo qn đội, mà cịn có ý nghĩa đối với
những người làm báo trong nước nói chung.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về vấn đề bảo
vệ chủ quyền VTQG. Đáng chú ý là các đề tài:
- Đề tài cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu xây dựng thế trận PK-KQ

trong điều kiện mới” (2007) của Thiếu tướng Trần Việt - Phó Tư lệnh, Tham
mưu trưởng Quân chủng PK-KQ đã tập trung xác định những vấn đề cơ bản
về lý luận xây dựng thế trận PK-KQ trong điều kiện tác chiến mới và đề xuất
những nội dung, biện pháp, giải pháp chủ yếu để xây dựng hoàn thiện, phát
triển thế trận PK-KQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.
- Đề tài cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an tồn bay cho lực lượng khơng qn”
(2009) của Thiếu tướng Trần Văn Thi - Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ. Đề
tài nghiên cứu làm rõ các yếu tố tác động đến cơng tác bảo đảm an tồn bay;
làm rõ thực trạng cơng tác bảo đảm an tồn bay; khảo cứu các vụ tai nạn bay
trong nước, quốc tế, tìm hiểu ngun nhân tai nạn có liên quan đến cơng tác
bảo đảm an toàn bay; rút ra những bài học kinh nghiệm về cơng tác bảo đảm
an tồn bay. Đề xuất những nội dung, biện pháp của các giải pháp chủ yếu và
khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác bảo đảm an tồn bay, nhằm
góp phần tích cực giảm tai nạn bay cho lực lượng Khơng quân nhân dân Việt
Nam.
- Đề tài cấp Bộ Quốc phòng: “Phát triển cách đánh của lực lượng
phịng khơng ba thứ quân đánh địch tiến công hỏa lực đường không trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” (2010), do Thiếu tướng Phạm Ngọc Nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ làm chủ nhiệm đề tài, đã xác định cơ sở
khoa học về phát triển cách đánh của lực lượng phịng khơng ba thứ quân
đánh địch tiến công hỏa lực đường không trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
4


Bổ sung và phát triển những nội dung cơ bản về cách đánh của lực lượng
phịng khơng ba thứ qn trong giai đoạn địch tiến công hỏa lực đường không
phù hợp với điều kiện, đặc điểm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Đề tài cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu sử dụng lực lượng không
quân tác chiến bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới” (2013) của Thiếu tướng

Nguyễn Văn Thọ - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, đã
cập nhật, bổ sung những thông tin mới về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và các
thế lực thù địch đối với biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là chiến lược “độc chiếm
biển Đơng” của đối phương. Hồn chỉnh các khái niệm về tác chiến bảo vệ
biển đảo trong tình hình mới và sử dụng lực lượng khơng qn tác chiến bảo
vệ biển, đảo trong tình hình mới, đặc điểm hoạt động của lực lượng không
quân và đối tượng tác chiến. Hoàn chỉnh lại các nhiệm vụ lực lượng không
quân trong tác chiến bảo vệ biển đảm, bổ sung nhiệm vụ; hoàn thiện các giải
pháp về việc làm chủ, khai thác hết tính năng các loại vũ khí trang bị mới, tích
cực huấn luyện nâng cao trình độ bay biển, bay ứng dụng chiến đấu trên biển
trong các điều kiện khí tượng…
- Đề tài cấp Bộ Quốc phịng: “Nghiên cứu phát triển cách đánh của Sư
đồn Phịng khơng trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí phương tiện cơng
nghệ cao” (2009) do Trung tướng, Tiến sĩ Lê Hữu Đức - Tư lệnh Quân chủng
PK-KQ làm chủ nhiệm đề tài, đã làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát
triển cách đánh của Sư đồn Phịng khơng. Đề xuất nội dung phát triển cách
đánh của Sư đồn phịng khơng phù hợp với điều kiện chiến tranh địch sử
dụng vũ khí, phương tiện cơng nghệ cao.
- Đề tài cấp Bộ Quốc phịng: “Nâng cao bản lĩnh chính trị - phẩm chất
tâm lý bền vững của Bộ đội PK-KQ, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh công
nghệ cao” (2007) của Trung tướng Hán Vĩnh Tưởng, nghiên cứu sự tác động
của chiến tranh công nghệ cao đối với vấn đề nâng cao bản lĩnh chính trị 5


phẩm chất tâm lý bền vững của Bộ đội PK-KQ. Trong đó làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn về bản lĩnh chính trị - phẩm chất tâm lý bền vững của
Bộ đội PK-KQ, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh công nghệ cao…
- Đề tài cấp Quân chủng PK-KQ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động bảo tàng, nhà truyền thống trong Quân chủng PK-KQ” (2005) do Đại tá
Phạm Thanh Liêm - Phó Chủ nhiệm Chính trị Qn chủng PK-KQ làm chủ

nhiệm đề tài, đã đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạng các hoạt động bảo
tàng, nhà truyền thống của Quân chủng PK-KQ lên một bước mới. Đề tài góp
phần giúp cho cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan chính trị và cán bộ chính trị
các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tàng, nhà
truyền thống.
Qua những đề tài đã thực hiện nêu trên, cho thấy, những đề tài này chủ
yếu nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành phòng không, không quân, hoặc
là các nội dung liên quan đến kỹ thuật, chiến thuật tác chiến phịng khơng,
khơng qn… phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ ANQG, chủ quyền VTQG. Cho
đến thời điểm này, chưa có cơng trình nghiên cứu nào khảo sát, phân tích,
đánh giá một cách tồn diện về thực trạng chất lượng thông tin, tuyên truyền
về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội. Chính vì thế, đây là
đề tài đầu tiên nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về vấn đề này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là khảo sát toàn diện thực trạng thông tin về vấn
đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội; đánh giá được thành công,
hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế trong công tác thông tin, từ đó, tìm
kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin về vấn đề
bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vai trị
thơng tin của báo chí đối vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng thơng tin về vấn đề

bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội ở khía cạnh nội dung thơng tin,
hình thức và cách thức tổ chức thông tin.
- Trên cơ sở lý luận, kết quả khảo sát, đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên báo in quân đội.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là báo in quân đội với vấn đề bảo vệ
chủ quyền vùng trời quốc gia, cụ thể luận văn tập trung nghiên cứu các khía
cạnh: nội dung thơng tin, hình thức thơng tin, phương thức thơng tin về vấn
đề này trên các báo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, khảo sát 3 tờ báo: QĐND, PK-KQ,
HQVN trong vòng 18 tháng, từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng trong quá trình
nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Những văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác thơng tin
tuyên truyền đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG; những tài liệu về 3 tờ

7


báo: QĐND, PK-KQ, HQVN; các tài liệu về báo chí học... để hệ thống hoá
các kiến thức lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích văn bản
Phân tích nội dung, hình thức của các tác phẩm, trang thông tin được
đăng tải trên báo: QĐND, PK-KQ, HQVN, nhằm trình bày những phác thảo
mới, góp phần nâng cao chất lượng báo in Quân đội về vấn đề bảo vệ chủ
quyền VTQG.

- Phương pháp thống kê
Tiến hành thống kê các tác phẩm trên báo: QĐND, PK-KQ, HQVN đã
xuất bản từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016 làm căn cứ để phân tích, đánh giá
chung về chất lượng thơng tin của báo in quân đội.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu một số nhà báo, nhà quản lý báo chí, quân nhân, độc giả
thường xun của báo… Qua đó, tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của họ về
chất lượng, hiệu quả thông tin và những định hướng thông tin… Những dữ
liệu này sẽ có ý nghĩa trong việc đưa ra những nhận định, giải pháp nâng cao
chất lượng thông tin về đề tài bảo vệ chủ quyền VTQG trên 3 tờ báo nói
riêng, các báo khác nói chung.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả tiến hành khảo sát 291 độc giả của 3 tờ báo: QĐND, PK-KQ,
HQVN trên 3 miền. Trong đó, 100 phiếu ở Hà Nội; 100 phiếu đối với Đà
Nẵng; 91 phiếu đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích điều tra (khảo sát)
độc giả là để biết nhận xét, đánh giá của độc giả về chất lượng thông tin về
vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG trên 3 tờ báo: QĐND, PK-KQ, HQVN; gợi ý
các giải pháp giúp nhà báo nâng cao chất lượng thơng tin; thể hiện nhu cầu,
sở thích tiếp nhận, giúp cơ quan báo chí, nhà báo điều chỉnh nội dung, hình
8


thức, phương thức thơng tin... Từ đó, những kết quả này sẽ có ý nghĩa cao
trong việc đưa ra những nhận định, đề xuất, kiến nghị mang tính khoa học nên
hay không nên tiếp tục những nội dung đã xây dựng; sẽ tiếp tục và nâng cao
chất lượng đối với những chuyên trang, chuyên mục mà bạn đọc yêu thích;
đồng thời thay thế bằng những chuyên trang, chuyên mục khác đối với những
nội dung có số lượng bạn đọc đánh giá thấp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận

Nếu được thực hiện thành cơng, đề tài sẽ góp phần hệ thống hố một số
kiến thức lý thuyết cơ bản về kỹ năng thông tin về chủ đề bảo vệ bảo vệ chủ
quyền VTQG trên báo chí nói chung, trên báo chí qn đội nói riêng, đảm bảo
phù hợp hơn với năng lực, nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của độc giả.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể trở thành nguồn tham khảo cho nhà báo tại các cơ
quan báo chí Trung ương và địa phương, đặc biệt các cơ quan báo chí thuộc
Qn đội, Cơng an... trong việc tổ chức thực hiện các sản phẩm báo chí về đề
tài xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các giảng viên, cán
bộ làm công tác giảng dạy, đào tạo, tập huấn về công tác thông tin trong lĩnh
vực này.
- Đối với Quân ủy Trung - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh các
Quân chủng, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị; luận văn là cơ sở để đánh
giá thực trạng công tác thông tin, tuyên truyền về chủ đề bảo vệ chủ quyền
VTQG, từ đó đề ra các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng thơng tin về vấn đề này trên báo in quân đội.

9


7. Những đóng góp mới của đề tài
- Đây là đề tài đầu tiên thực hiện nhiệm vụ hệ thống hố những kiến
thức lý thuyết có liên quan đến kỹ năng, phương pháp thông tin về vấn đề bảo
vệ chủ quyền VTQG trên báo chí nói chung, trên báo chí của lực lượng quân
đội nói riêng.
- Là đề tài đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá một cách tồn diện
chất lượng, hiệu quả thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG của 3 tờ
báo: QĐND, PK-KQ, HQVN; từ đó, góp phần đưa ra những giải pháp cụ thể
để nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện tác

phẩm phù hợp nhu cầu, năng lực tiếp nhận của độc giả nói chung, của cán bộ,
chiến sĩ thuộc QĐND Việt Nam trong tình hình hiện nay.
- Đây cũng là đề tài đầu tiên khảo sát và chỉ ra nhu cầu, sở thích, thói
quen, xu hướng tiếp nhận thông tin của độc giả báo in quân đội, từ đó cung
cấp thêm các căn cứ cần thiết để nhà báo, các cơ quan báo Công an, Qn đội
nói chung nâng cao chất lượng thơng tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG
trên báo chí.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn cơ bản về vai trị của báo chí với vấn đề
bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia
Chương 2: Thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời
quốc gia trên báo in quân đội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ
chủ quyền vùng trời quốc gia trên báo in quân đội

10


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN VÙNG TRỜI QUỐC GIA
1.1. Giải thích thuật ngữ
1.1.1. Vùng trời quốc gia
Điều 1, Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (CHXHCN Việt
Nam) khẳng định: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
và vùng trời”. Trong đó, tại Điểm 1 Tuyên bố về vùng trời Việt Nam ngày
05/6/1984 của Chính phủ Nước Cộng hịa XHCN Việt Nam ghi nhận: “Vùng

trời của Cộng hòa XHCN Việt Nam là khoảng không gian ở trên đất liền, nội
thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hồn tồn và riêng
biệt của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam”.
Theo Từ điển Thuật ngữ Quân sự (2007): VTQG là khoảng khơng gian
phía trên lãnh thổ đất, đảo, nội thủy, lãnh hải của một quốc gia; bộ phận cấu
thành lãnh thổ quốc gia là thuộc chủ quyền hoàn tồn, riêng biệt của quốc gia
đó. Mỗi nước đều có các quy định pháp lí về VTQG trên cơ sở các nguyên tắc
bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng và các lợi ích quốc gia, phù hợp với
luật pháp và tập qn quốc tế, có tính đến các nhu cầu về giao lưu hàng không
quốc tế, thuế quan, vệ sinh dịch tễ, chống ô nhiễm không gian. Luật quốc tế
quy định các nguyên tắc về chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia đối với
VTQG và được ghi nhận bằng các hiệp định hai bên hay nhiều bên giữa các
quốc gia liên quan. Mọi hoạt động xâm phạm VTQG đều bị coi là xâm phạm
chủ quyền quốc gia [34, trang 846].
Vùng trời của Việt Nam bao gồm:
- Khoảng không gian ở trên đất liền (đất lục địa), nội thủy, lãnh hải:

11


- Khoảng không gian ở trên các hải đảo Việt Nam: được hiểu là khoảng
không gian bao trùm lên các đảo, quần đảo gần bờ và xa bờ như Thổ Chu,
Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn cỏ, Phú Qúy… quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
1.1.2. Chủ quyền vùng trời quốc gia
Theo quy định tại Điều 1 của Công ước Chicago năm 1944: “Các quốc
gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia đều có chủ quyền hồn tồn và riêng
biệt trên khoảng không gian bao trùm lãnh thổ của mình”.
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan

hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của
quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác, cũng như các tổ
chức quốc tế khơng có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh
thổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nếu điều ước quốc tế
mà quốc gia đã ký kết khơng có quy định khác.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện:
- Tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các quốc gia
khác khơng có quyền can thiệp hoặc áp đặt; khơng có một thế lực nào, cơ
quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt buộc quốc gia
phải thực hiện.
- Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế hiện đại, các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc
tham gia, đồng thời tôn trọng các điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký
kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

12


Chủ quyền quốc gia đối với vùng trời cũng bao hàm những nội dung cơ
bản nói trên, đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ vùng
trời của mình và quyền độc lập của vùng trời quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Xâm phạm vùng trời được công pháp quốc tế thừa nhận là xâm phạm toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Để thực hiện và bảo vệ chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia
đối với lãnh thổ vùng trời của mình, trong lĩnh vực hàng khơng quốc tế, quốc
gia có quyền quyết định việc quản lý, khai thác và bảo vệ vùng trời của quốc
gia bằng cách hoạt động cụ thể như: Quy định chế độ pháp lý của VTQG, cho
phép thực hiện hoạt động hàng không dân dụng trong một số khu vực nhất

định; có quyền tài phán đối với mọi hoạt động hàng không dân dụng trong
phạm vi VTQG. Mọi hoạt động bay đi, bay đến, bay qua VTQG và hạ cánh
xuống các sân bay của quốc gia của các phương tiện bay đều phải tuân thủ và
chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia sở tại. Mọi hành vi vi phạm pháp
luật quốc gia trong phạm vi vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia đều bị trừng
phạt và xử lý theo pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về hàng không
mà quốc gia ký kết và gia nhập.
1.1.3. Bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia
Vùng trời là một bộ phận của lãnh thổ Nước Cộng hịa XHCN Việt
Nam. Vì thế, vùng trời là bộ phận cần được bảo vệ và đặt dưới sự quản lý của
quốc gia và Nhà nước là “người” duy nhất có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt. Mặt khác, vùng trời là một thể thống nhất không thể tách rời
giữa các quốc gia với nhau, nếu có một phần nào bị ảnh hưởng thì phần cịn
lại cũng sẽ bị tác động theo, vì thế nó cần một cơ chế bảo vệ đặc biệt. Vì vậy,
bảo vệ chủ quyền VTQG là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp
chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn tồn vẹn chủ
quyền nhà nước đối với lãnh thổ VTQG.
13


Hiện nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, giám sát mọi
hoạt động bay trong lãnh thổ Việt Nam và nhận các thông tin về hoạt động
bay trong vùng trời trên biển từ các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Quân chủng PK-KQ là đơn vị trực tiếp điều hành bay đối với các tàu bay
quân sự. Bên cạnh hệ thống vùng trời thuộc trách nhiệm điều hành bay hàng
không dân dụng là hệ thống vùng trời thuộc trách nhiệm điều hành bay quân
sự. Vùng trời trách nhiệm điều hành bay quân sự là toàn bộ vùng trời lãnh thổ
Việt Nam trừ đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng và khu vực hàng
không chung. Hệ thống này được Quân chủng PK-KQ phân công cho các
Trung tâm chỉ huy, điều hành bay Quốc gia, Trung tâm chỉ huy, điều hành

bay khu vực I, II, III và các đơn vị Không quân trực tiếp điều hành bay tại khu
vực vùng trời các sân bay có căn cứ Không quân...
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia
1.2.1. Quan điểm chỉ đạo về vấn đề bảo vệ vùng trời quốc gia
1.2.1.1. Quan điểm của Đảng
Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Mục tiêu trọng
yếu của quốc phòng, an ninh là phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổ hợp của tồn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đã sự đồng tình, ủng hộ của
cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” [37, trang 147].
“Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật
tự, an tồn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước,
của cả hệ thống chính trị và tồn dân, trong đó Qn đội nhân dân và Cơng an
nhân dân là nịng cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng thế
trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch;
14


ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội
phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền
thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin, an ninh mạng.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời Tổ
quốc” [37, trang 148].
Tuy không nêu cụ thể, song ở đây có thể hiểu bảo vệ vùng trời quốc gia
là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ vùng
trời. Nhiệm vụ này là của cả hệ thống chính trị và tồn dân, trong đó Qn đội
nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

1.2.1.2. Quan điểm của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, nhiệm kỳ 20102015 nêu rõ: Tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, quan điểm của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phịng tồn
dân, chiến tranh nhận dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là Nghị
quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới; Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Tiếp tục xây dựng
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phịng thủ vững
chắc; tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; chủ động phòng chống, làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, gây bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước;
tăng cường các biện pháp phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, chủ động xử lý
thắng lợi các tình huống, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước và
mơi trường hịa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong đó,
các cấp cần tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức lực lượng và nâng cao chất
lượng công tác nắm địch ở tất cả các cấp; thường xuyên theo dõi nắm chắc
tình hình, sớm phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tham
15


mưu, phối hợp xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống; giữ ổn định trên
biển, trên khơng, nội địa, biên giới và các địa bàn trọng điểm, không để bị
động và bất ngờ.
1.2.1.3. Quan điểm của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Qn chủng Phịng khơngKhơng qn
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng PK-KQ lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2015-2020 nêu rõ: Bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc là
nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân, của các LLVT nhân dân, trong đó Bộ đội
PK-KQ giữ vai trò quan trọng, nòng cốt. Do đó, Bộ đội PK-KQ phải phấn
đấu, phát huy những bài học kinh nghiệm, truyền thống đánh thắng trận đầu,
tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng: “Bảo vệ vững chắc độc lập

chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững
ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó
với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu, khơng để bị
động, bất ngờ trong mọi tình huống”. Đồng thời, thực hiện tốt Nghị quyết
Trung ương 8 (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới”, góp phần xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, gắn với thế trận chiến
tranh nhân dân và thế trận phòng không nhân dân trên các vùng biển đảo, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia vùng trời, vùng
biển đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.
1.2.2. Những nguy cơ, thách thức hiện nay
Bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi rất
nhanh, phức tạp, khó lường, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó
Đơng Nam Á là khu vực phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố
mất ổn định và diễn biến phức tạp. Vấn đề vùng trời trên biển, đảo và vùng

16


×