Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO CỦA PHẬT TỬ TẠI
HÀ NỘI
(KHẢO SÁT TẠI CHÙA THẮNG NGHIÊM – KHÚC THỦY – CỰ KHÊ –
THANH OAI – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO CỦA PHẬT TỬ TẠI
HÀ NỘI
(KHẢO SÁT TẠI CHÙA THẮNG NGHIÊM – KHÚC THỦY – CỰ KHÊ –
THANH OAI – HÀ NỘI)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thu Hƣơng



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của Phật tử tại Hà
Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại chùa Thắng Nghiêm - Khúc Thủy - Cự Đà Thanh Oai- Thành phố Hà Nội) là báo cáo nghiên cứu khoa học dựa trên kết quả
khảo sát thực tế tại chùa Thắng Nghiêm. Luận văn Thạc sĩ là một bước quan trọng
để tơi có cơ hội thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết được học ở trường vào
nghiên cứu trong thực tế. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song
tơi hi vọng rằng cơng trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất
về sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của Phật tử hiện nay. Tôi cũng mong rằng
nghiên cứu sẽ đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Nhân dịp này, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo,
các cấp lãnh đạo Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
đặc biệt là giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Thu Hương đã nhiệt tình, tận tâm
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trong tập thể lớp Cao học
khóa 2012 Xã hội học đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Đồng thời, tơi cũng gửi lời cảm ơn tới trụ trì, sư ơng và phật tử chùa Thắng
Nghiêm đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng do bản thân cịn chưa có nhiều kinh
nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên luận văn này khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 12 năm 2014
Học viên

HOÀNG THỊ THANH HUYỀN



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................................3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................9
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................10
8. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................10
9. Khung phân tích ...............................................................................................13
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................14
1.1. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ..............................................14
1.1.1. Lý thuyết chức năng .................................................................................... 14
1.1.2. Lý thuyết trao đổi .......................................................................................17
1.2. Các khái niệm công cụ..................................................................................18
1.2.1. Nghi lễ, nghi lễ Phật giáo và hoạt động nghi lễ Phật giáo ........................ 18
1.2.2. Phật tử ........................................................................................................ 20
1.2.3 Sự tham gia .................................................................................................. 20
1.3. Khái quát về Phật giáo ờ Việt Nam ..............................................................21
1.4. Một vài đặc điểm về địa bàn nghiên cứu. .....................................................22
CHƢƠNG 2: NGHI LỄ PHẬT GIÁO: ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ THAM GIA CỦA
PHẬT TỬ TẠI CHÙA THẮNG NGHIÊM ..........................................................24
2.1 Khái quát về hệ thống các nghi lễ Phật giáo .................................................24
2.1.1 Các khóa lễ thường ngày............................................................................... 24
2.1.2 Đại lễ ..........................................................................................................28
2.1.3 Các khóa lễ đáp ứng nhu cầu của Phật tử .................................................33



2.1.4 Lễ chạy đàn .................................................................................................38
2.2 Sự thực hành nghi lễ tại gia của Phật tử chùa Thắng Nghiêm ......................40
2.3 Tần suất đi lễ chùa của Phật tử chùa Thắng Nghiêm ....................................43
2.4 Sự tham gia đại lễ Phật giáo của Phật tử chùa Thắng Nghiêm .....................48
2.4.1 Lễ Phật đản .................................................................................................48
2.4.2 Lễ Vu lan .....................................................................................................51
2.5 Sự tham gia các nghi lễ đáp ứng nhu cầu của Phật tử chùa Thắng Nghiêm 56
2.5.1 Lễ cầu an và lễ cúng sao giải hạn ..............................................................56
2.5.2 Lễ cầu siêu, lễ bán khoán và lễ cắt tiền duyên ...........................................63
2.6 Sự tham gia đàn Hỏa thực .............................................................................66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA NGHI
LỄ PHẬT GIÁO CỦA PHẬT TỬ TẠI CHÙA THẮNG NGHIÊM ..................73
3.1 Các yếu tố nhân khẩu xã hội ..........................................................................73
3.1.1 Giới tính .....................................................................................................73
3.1.2 Độ tuổi ........................................................................................................78
3.1.3 Trình độ học vấn .........................................................................................84
3.1.4 Nghề nghiệp ................................................................................................86
3.2 Giáo lý Phật giáo và niềm tin của Phật tử ....................................................89
3.3 Ảnh hưởng sự tham gia các nghi lễ Phật giáo tới sự hình thành các quan hệ
xã hội của Phật tử ................................................................................................93
3.4 Bàn luận .........................................................................................................97
3.4.1. Chi phí về thời gian và vật chất .................................................................97
KẾT LUẬN ............................................................................................................103


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Cơ cấu phật tử hành lễ tại gia..................................................................41
Biểu đồ 2: Tần suất đi lễ của Phật tử ........................................................................44
Biểu đồ 3: Tần suất đi lễ của nhóm người chưa quy y .............................................46

Bảng 1: Cơ cấu mẫu ..................................................................................................12
Bảng 2: Cơ cấu phật tử tham gia lễ cúng sao giải hạn và lễ cầu an .........................62
Bảng 3: Cơ cấu phật tử tham gia lễ cầu siêu, lễ bán khoán và lễ cắt tiền duyên ...............63
Bảng 4: Kết quả quan sát những người tham dự lễ Hỏa thực chùa Thắng Nghiêm .69
Bảng 6: Cơ cấu Phật tử tham gia đại lễ phân theo giới tính ....................................76
Bảng 7: Phật tử tham gia các khóa lễ đáp ứng nhu cầu phân theo giới tính ...........77
Bảng 8: Tần suất Phật tử hành lễ tại gia phân theo độ tuổi.......................................79
Bảng 9: Kết quả thống kê về độ tuổi của Phật tử chùa Thắng Nghiêm....................81
Bảng 11: Tần suất Phật tử hành lễ tại gia phân theo trình độ học vấn ............................85
Bảng 12: Tần suất Phật tử hành lễ tại gia phân theo nghề nghiệp ..................................87
Bảng 13: Mức độ niềm tin của Phật tử vào thuyết nhân - quả .................................90


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐGPT: gia đình Phật tử
SX: sản xuât
SXKD: sản xuất kinh doanh
THPT: Trung học phổ thông
TNTHPT: Tốt nghiệp trung học phổ thông
LHQ: Liên hiệp quốc


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo hiện ðại ðã và ðang là một vấn ðề mang tính thời sự. Từ sau Ðổi
mới ðến nay, các ðịa phýõng trên cả nýớc ðã quan tâm nhiều hõn ðến các cơng trình
vãn hóa có ý nghĩa tơn giáo nhý ðình, chùa, miếu, lãng tẩm…, và số lýợng tham gia
các hoạt ðộng tín ngýỡng tơn giáo ngày càng có xu hýớng gia tãng. Các vấn ðề của
ðời sống tôn giáo luôn thu hút sự quan tâm, chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học
khắp nõi trên thế giới vì tính cấp bách và mặt thực tiễn của chúng. Tôn giáo, tín

ngýỡng là một vấn ðề hết sức nhạy cảm trong ðời sống xã hội. Tuy nó nằm sâu
trong thế giới ý niệm của con ngýời, nhýng lại có nhiều hoạt ðộng ða dạng thâm
nhập vào mọi mặt của ðời sống. Vì vậy, hoạt ðộng tơn giáo khơng bao giờ biệt lập
với với sự phát triển của toàn xã hội
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam ðã góp phần quan
trọng ðối với vãn hóa cộng ðồng, với việc nhận thức về thế giới, về xã hội và về con
ngýời, ðặc biệt là việc ðề cao trách nhiệm của chính con ngýời và của cả dân tộc
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nýớc và giữ nýớc, tạo sự gắn kết cộng ðồng, tạo
sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc ðấu tranh giành ðộc lập dân tộc, xây
dựng và phát triển ðất nýớc. Do vậy, nói ðến lịch sử dân tộc Việt Nam khơng thể
khơng nói ðến Phật giáo Việt Nam và ngýợc lại nói ðến Phật giáo Việt Nam khơng
thể khơng nói ðến lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau khi nýớc nhà ðýợc thống nhất,
Phật giáo Việt Nam ðã ổn ðịnh và phát triển trong ngôi nhà chung: Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, trong sự ðồng hành cùng dân tộc, trong sự ðổi mới và phát triển ðất
nýớc, trong sự hội nhập và phát triển. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam ðã có sự lớn
mạnh cả về chất và lýợng. Theo Tổng Ðiều tra Dân số và nhà ở nãm 2009 thì Phật
giáo có khoảng 6,8 triệu tín ðồ [Hội ðồng trị sự trung ýõng, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, 2014]. Ðây là một con số khá khiêm tốn, bởi lẽ bên cạnh số tín ðồ chính thức
của Phật giáo, những ngýời có cảm tình với ðạo Phật, tham gia vào các nghi lễ Phật
giáo chiếm một số lýợng rất lớn. Với truyền thống gắn ðạo với ðời, ðạo pháp với
dân tộc, Phật giáo ðã tham gia vào nhiều hoạt ðộng xã hội nhý: Cứu giúp ngýời

1


nghèo, ngýời cô ðõn cõ nhỡ, nuôi dạy trẻ mồ côi… Phật giáo Việt Nam ngày càng
khởi sắc không chỉ ở số lýợng và quy mô các lễ hội, ở việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo
cõ sở thờ tự mà còn ở việc nâng cao sự nhận thức về Phật học và thế học cho các
tãng ni, ở việc tổ chức các hội thảo về Phật giáo trong lịch sử và hiện tại.
Trong býớc chuyển ðổi sang nền kinh tế thị trýờng, các tôn giáo hoạt ðộng

mạnh mẽ với sự thay ðổi ðáng kể về loại hình, quy mơ, cõ cấu và phýõng thức thực
hiện. Cõ sở vật chất nhà thờ, ðền chùa, ðình miếu… ðýợc tu bổ, xây dựng, những
nghi lễ ngày càng phong phú, ða dạng. Ðiều ðó ðã ảnh hýởng khơng nhỏ ðến ðời
sống tín ngýỡng tôn giáo của cộng ðồn dân cý. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực
tiễn về nhận thức các hiện týợng tín ngýỡng, tơn giáo ðang diễn ra trong những nãm
gần ðây, có rất nhiều cơng trình ðýợc nghiên cứu, song các cơng trình ðó ða phần
tiếp cận từ góc ðộ tôn giáo học hay triết học. Với tý cách nhý là một bộ phận cấu
thành của vãn hóa, Phật giáo ảnh hýởng ko nhỏ ðến ðời sống kinh tế, vãn hóa, xã
hội của các cộng ðồng xã hội. Tác ðộng tích cực và tiêu cực của hiện týợng tơn giáo
nói chung và của Phật giáo nói riêng ðan xen cấu thành của vãn hóa, Phật giáo ảnh
hýởng khơng nhỏ ðến ðời sống kinh tế, vãn hóa, xã hội của các cộng ðồng xã hội.
Tác ðộng hai chiều của hiện týợng tơn giáo nói chung và của Phật giáo nói riêng
ðan xen và diễn biến rất phức tạp, nhiều vấn ðề mới nảy sinh mang tính cấp bách.
Cho nên, tất cả những vấn ðề ðó cần phải ðýợc nghiên cứu một cách nghiêm túc về
phýõng diện lý luận của các ngành khoa học xã hội – nhân vãn mà trýớc hết là dýới
góc ðộ xã hội học. Phật giáo vốn là một tôn giáo du nhập vào Việt Nam ðầu Cơng
ngun và có ảnh hýởng sâu rộng ðến ðời sống vãn hóa tinh thần của ngýời dân
Việt Nam. Tuy vậy, vai trò của Phật giáo trong từng giai ðoạn lịch sử cũng có
những thãng trầm nhất ðịnh. Ðặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay, mýc ðộ hay
phạm vi ảnh hýởng của Phật giáo trong ðời sống xã hội nhý thế nào cũng vẫn còn là
một vấn ðề gây tranh cãi. Phật giáo Việt Nam chia làm 3 giáo phái: tịnh ðộ tông,
mật tông và thiền tông, trong những nãm gần ðây mật tông phát triển nhý một trào
lýu mới và thu hút ðýợc sự tham gia ðông ðảo của Phật tử.

2


Trong bối cảnh như vậy, việc tiếp cận nghiên cứu về nhóm Phật tử sẽ mở ra
một góc nhìn mới mẻ về phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Vì
những lý do trên tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Sự tham gia hoạt động nghi

lễ Phật giáo của Phật tử tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của
mình góp phần nhận diện nhóm Phật tử, cụ thể là Phật tử Mật tông với sự tham gia
các nghi lễ của họ, từ đó có thể đánh giá được niềm tin và sự gắn bó với Phật giáo của
nhóm Phật tử đồng thời thấy được tác động của Phật giáo đến cá nhân và mối quan hệ
cá nhân với xã hội.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm,
lý thuyết như lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, khái niệm
tôn giáo, Phật tử, nghi lễ… để tìm hiểu và giải thích những yếu tố đến với đạo Phật,
hoạt động nghi lễ và hoạt động xã hội, đánh giá niềm tin tôn giáo và ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Từ đó cung cấp luận chứng góp phần làm
sáng tỏ hơn cho những lý thuyết đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa, miêu tả những hoạt
động nghi lễ của nhóm Phật tử đồng thời đánh giá vai trò của Phật giáo trong đời
sống xã hội. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về Phật tử và những
nghi lễ của họ.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo bài báo “Đạo đức kinh doanh triển vọng của Thái Luật Học sinh : Một
nghiên cứu của Tuổi tác và giới tính trong phát triển” của tác giả Bahaudin G.
Mujtaba trên tạp chí Quản lý, trách nhiệm và đạo đức đã đặt vấn đề rằng: các quyết
định trong cuộc sống được đưa ra do cá nhân phán xét nó là đúng hay sai vốn vẫn
chịu ảnh hưởng bởi sự học tập và trải nghiệm [Bahaudin G. Mujtaba, 2010: 235].

3



Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 145 sinh viên nam và 72 sinh viên nữ trường luật
để đo điểm số cá nhân của họ đối với đạo đức trong hành nghề dịch vụ pháp luật;
Với ý nghĩa là những điều luật hợp lý được đưa ra dựa trên các chuẩn mực đạo đức
phù hợp sẽ có ảnh hưởng tới sự thành công của Thái Lan trên thị trường kinh tế và
thương mại thế giới.
Điểm đặc biệt của tiêu chuẩn để đo sự tự đánh giá đạo đứctrong điều tra tại
Thái Lan đó là những nguyên tắc Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, sự tự đánh giá
bản thân của người Thái. Vì tại Thái Lan, văn hóa khơng chỉ là tự hòa trộn của yếu
tố địa lý, của xã hội nơng nghiệp, chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, và yếu tố
giá trị, mà nó cịn là kết quả của sự thực hành tôn giáo Phật giáo. Phật giáo in nặng
ảnh hưởngvào giá trị đạo đức của người Thái. Theo như bài viết thì người Thái học
về các nguyên tắc Phật giáo từ khi còn nhỏ, và việc cân nhắc về tội lỗi (bab) cũng
như sự đền đáp (boon) trong mọi hành động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các giá
trị trong văn hóa Thái Lan. Trong đó, có ba nguyên tắc quan trọng của Phật giáo đó
là Khổ đế (Dukkha), Vô thường(Anicca) và Vô ngã (Anatta).
Đề cập đến mối liên hệ giữa Xã hội học và việc nghiên cứu Phật giáo, luận
án của Buster G. Smith (2009) đã kiểm chứng mối quan hệ giữa đạo Phật và Xã hội
học tôn giáo, bằng cách đưa ra các con đường mà việc nghiên cứu về Phật giáo Hoa
Kỳ có thể giúp làm sáng tỏ các giả thuyết của Xã hội học tôn giáo, cũng như khả
năng áp dụng các kỹ thuật và phương pháp Xã hội học vào chủ đề này. Ví dụ,
chương 1 miêu tả những khó khăn liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm Phật giáo
Hoa kỳ, xem xét các cuộc điều tra hiện thời về chủ đề Phật giáo, gợi ý định hướng
cho các nghiên cứu tương lai. Các chương khác lần lượt tìm hiểu về các vấn đề như
làm thế nào tốt nhất để phân biệt các dạng thức đặc trưng của tôn giáo Phật giáo
Hoa Kỳ; Vấn đề quan điểm chính trị của người di cư vẫn mang theo tôn giáo truyền
thống của đất nước họ là Phật giáo; Những cách thức mà toàn cầu hóa và hiện đại
hóa đã dẫn đến sự thay đổi của đạo Phật; Phân tích hiệu ứng ngày một đa dạng các
giáo phái tôn giáo. Luận án được viết dựa trên số liệu rút ra từ cuộc điều tra cấp
quốc gia Mỹ với 231 trung tâm Phật giáo (National Survey of Buddhist


4


Organizations). Cuộc điều tra này bao gồm các thông tin như: những hình thức Phật
giáo nào được thực hành ở Mỹ, tính sắc tộc và ngơn ngữ của các giáo phái, số
lượng, tuổi và tình trạng kết hơn của các thành viên, những hoạt động và định
hướng của trung tâm… Bảng hỏi này của cuộc điều tra chính là một tư liệu tham
khảo tốt cho những nghiên cứu về sau về các tín đồ đạo Phật. Đóng góp vào việc
xây dựng thang đo cho một bảng hỏi thực trạng tôn giáo, bên cạnh một thang câu
hỏi thể hiện mức độ gắn bó với giáo phái với những câu hỏi bao trùm vấn đề gia
nhập, hội viên hay về việc tham gia vào các hoạt động như bảng hỏi bên trên, cịn
một kiểu thang đo khác đó là thơng qua tìm hiểu niềm tin tín ngưỡng.
3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về tơn giáo ở Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng với tư cách là
những thiết chế xã hội đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơ bản, nhưng chủ yếu là
các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ triết học, sử học, tơn giáo học… Trong một
số các cơng trình nghiên cứu ít nhiều có đề cập đế quan hệ giữa Phật giáo với văn
hóa và cộng đồng; mối quan hệ giữa Phật giáo với một số tôn giáo khác như Nho
giáo, Đạo giáo. Song chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu tồn diện, đầy đủ
từ góc độ xã hội học tơn giáo nói chung, cũng như về các nghi lễ chính thống của
Phật giáo và tác động của nhóm Phật tử xét trong mối quan hệ của cá nhân với
nhóm xã hội.
Viện Nghiên cứu tôn giáo đã công bố, giới thiệu nhiều công trình nghiên
cứu khoa học về tơn giáo trong nước. Trong cuốn sách “Những vấn đề tơn giáo hiện
nay” đã có nhiều bài đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn và những tôn
giáo cụ thể ở Việt Nam. Trong đó, những bài của các tác giả: Đặng Nghiêm Vạn,
Phạm Như Cương, Bùi Đình Thanh, Nguyễn Đức Truyến đã có những phân tích sâu
sắc về cách tiếp cận xã hội học tơn giáo trong các cơng trình của các tác giả kinh
điển như C.Mác, Ăng-ghen, Lê nin, A.Comte, E.Durkheim, M.Weber. Những cách
tiếp cận nghiên cứu về xã hội học tơn giáo trong các cơng trình nói trên là những quan

điểm phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội học tôn giáo.

5


Các cơng trình nghiên cứu xã hội học tơn giáo ở Việt Nam chưa có nhiều và
tập trung chủ yếu ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Trong giai đoạn từ 1992 đến 1998,
Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tổ chức hai đợt điều tra xã hôi học (đợt I từ 1992 đến
1994, đợt II từ 1995 đến 1998) về tình hình đời sốnvề tình hình đời sống tơn giáo và
vai trị tơn giáo trong đời sống xã hội hiện nay ở Việt Nam. Kết quả đã xác định
được phần đông người Việt Nam có nhu cầu tơn gi đã xác định được phần đơng
người Việt Nam có nhu cầu tơn giáo nhưng mức độ là khác nhau; khi giải quyết một
số vấn đề trần tục, người Việt Nam ít phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo; trong những
năm gần đây, vai trị của đạo Phật có phần tăng mức độ là khác nhau; khi giải quyết
một số vấn đề trần tục, người Việt Nam ít phụ thuộc vào niềm tin tơn giáo; trong
những năm gần đây, vai trị của đạo Phật có phần tăng lên; sự gia tăng của Phật giáo
vẫn theo lối bình dân, sự hiểu biết về đạo Phật cịn chưa thấu đáo; thái độ đối với
tơn giáo giữa các tầng lớp xã hội, giữa các trình độ khác nhau, giữa các thế hệ khác
còn chưa thấu đáo; thái độ đối với tôn giáo giữa các tầng lớp xã hội, giữa các trình
độ khác nhau, giữa các thế hệ khác nhau có sự phân hóa rõ rệt.
Trong bài “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo”, tác giả Vũ Dũng trình
bày kết quả nghiên cứu thực tiễn về niềm tin tôn giáo [Vũ Dũng, 2001, 28-30]. Tác
giả xác định niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc đóng vai trị chi phối
nhận thức và hành vi cá nhân của những người theo tôn giáo. Niềm tin tôn giáo là
niềm tin vào các lực lượng thần thánh và niềm tin vào một thế giới khác: 64% đóng
vai trị chi phối nhận thức và hành vi cá nhân của những người theo tôn giáo. Niềm
tin tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng thần thánh và niềm tin vào một thế giới
khác: 64,4% số người được hỏi cho rằn có tồn tại, có hiện diện lực lượng thần
thánh, 27,7% số ngườiđược hỏi tin rằng có tồn tại một thế giới dành cho con người
sau khi chết. Lực lượng thần thành và sức mạnh từ thế giới khác là những điều hư

ảo, vì nó khơng tồn tại trong thế giới của chúng ta, và chúng ra không thể và không
bao giờ tiếp cận được những vấn đề này. Khi con người còn hướng đến lực lượng
thần thánh, còn hướng đến một thế giới khác nghĩa là người ta cịn hướng đến tơn
giáo.

6


Tác giả Bùi Đình Thanh trong bài “Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên
cứu xã hội học tôn giáo” phân tích cách tiếp cận xã hội học tơn giáo của các nhà xã
hội học tiền bối như A.Comte, M.Weber, E.Durkheim… và đánh giá rằng dù có
những khái niệm khác nhau về tôn giáo và tiếp cận vấn đề tôn giáo theo những quan
điểm phương pháp luận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu tơn giáo ít nhất cũng
có một quan điểm giống nhau là đặt tôn giáo trong mối quan hệ với các cơ cấu và
hình thái kinh tế - xã hội, các thiết chế xã hội, các thể chế chính trị tương ứng [Bùi
Đình Thanh, 1997]. Tác giả Bùi Đình Thanh đã đề nghị, trên cơ sở nền tảng của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nên có thái độ khoa học nhằm tiếp cận
các quan điểm khác nhau đó, phân tích chúng và trên cơ sở đó xây dựng một
phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tơn giáo của Việt Nam có khả năng giúp
chúng ta nâng cao được trình độ lý luận và vận dụng vào thực tiễn để hiểu biết sâu
sắc hơn và giải quyết tốt hơn những vấn đề tôn giáo của nước ta.
Từ các hướng tiếp cận khác nhau của xã hội học tôn giáo, tác giả Nguyễn
Đức Truyến đã phân tích đối tượng nghiên cứu của xã hội học tơn giáo và cho rằng:
xã hội học tôn giáo không chỉ quan tâm tới quy luật của sự truyền bá các thông điệp
tôn giáo về các thực tiễn tôn giáo mà cịn quan tâm tới cả sự hình thành của chúng
[Nguyễn Đức Truyến, 2000: 18-22].
Nghiên cứu xã hội học tôn giáo tiếp tục được bàn đến trong các nghiên cứu
về Phật giáo và đang dần xây dựng một cái nhìn tổng thể ngày càng chi tiết hơn về
đời sống của những người đi lễ chùa, của các Phật tử. Một số đề tài nghiên cứu góp
phần vẽ nên bức tranh chân thực Phật giáo đặt trong mối quan hệ biến đổi kinh tế xã hội có thể kể ra là: Vài nét về hiện tượng đi lễ của thanh niên Hà Nội [Đinh Thị

Vân Chi, 1996], Thực trạng hoạt động Phật giáo và các dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội
[Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004], Chân dung xã hội của người đi lễ chùa [Hoàng
Thu Hương, 2012].
Trong cuốn “Chân dung xã hội của người đi lễ chùa” của tác giả Hoàng Thu
Hương mô tả cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ từ đó chỉ ra sự khác
biệt về giới, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, tôn giáo và

7


khuôn mẫu thực hành nghi lễ của những người đi lễ tại hai chùa ở nội thành Hà Nội.
Luận án cũng phân tích sự tác động tới cơ cấu nhân khẩu xã hội của vị trí, vị thế
ngơi chùa và các nhân tố kinh tế xã hội, văn hóa, thể chế [Hoàng Thu Hương,
2012]. Điểm mạnh của nghiên cứu này là vận dụng triệt để các phương pháp và lý
thuyết xã hội học nên nguồn dữ liệu xác thực và có độ tin cậy cao. Vấn đề nghiên
cứu được đặt ra có sự lý giải sâu sắc, cụ thể.
Nghiên cứu Phật giáo từ góc độ xã hội học được thể hiện trong luận án khoa
học lịch sử “Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam (từ thế kỷ
XVII đến 1975)” của Trần Thị Hồng Liên (1993) tìm hiểu về tình hình phát triển của
đạo Phật trong đời sống văn hóa người Việt tại đây. Làm rõ đặc tính địa phương và tính
dân tộc của Phật giáo Nam Bộ trong Phật giáo Việt Nam. Luận án triết học (2005)
“Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Lan
trình bày một số vấn đề lý luận của đạo đức tôn giáo và đạo đức Phật giáo. Chỉ ra
mặt tích cực và hạn chế của đạo đức Phật giáo vả ảnh hưởng của nó đến đạo đức
con người Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong cuốn “Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ
1986 đến nay” đã phân tích cụ thể cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
từ sau thời kỳ đổi mới, những sự thay đổi mang tính cách mạng về hình thức tổ
chức, cơ cấu hoạt động, đẩy mạnh hoạt động hoằng dương đạo pháp, hiện đại hóa
các phương tiện và kênh truyền thơng. Tác giả đã đưa ra những góc nhìn bao qt

về các hoạt động của Giáo hội Phật giáo như: hoạt động tăng sự, nghi lễ, hoạt động
giáo dục và từ thiện xã hội, hướng dẫn Phật tử. Bên cạnh đó Giáo hội còn mở rộng
tăng cường mối quan hệ giao lưu quốc tế.
Mặc dù xã hội học tôn giáo ở Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu nhưng nếu so sánh với các lĩnh vực khác của xã hội học
thì số lượng cịn khá ít. Những vấn đề lý luận được bàn đến vẫn tập trung vào việc
bình luận, giới thiệu các quan điểm nghiên cứu tôn giáo của các nhà xã hội học kinh
điển, mảng xã hội học tơn giáo hiện đại vẫn cịn hạn chế. Những cơng trình nghiên
cứu xã hội học tơn giáo thực nghiệm mới chỉ mang tính chất khám phá bước đầu,

8


vấn đề phương pháp tiến hành nghiên cứu và sự tác động của tôn giáo đến đời sống
xã hội hay nghi lễ của nhóm tín đồ chưa được bàn luận nhiều.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
đã đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều chiều cạnh khác nhau của tôn giáo. Những
nghiên cứu này rất bổ ích khơng chỉ trong việc xem xét và lý giải quá trình phát
triển và ảnh hưởng của tơn giáo Việt Nam nói chung, ở miền Bắc nói riêng khoảng
hai thập kỷ gần đây, mà còn thể hiện thái độ ứng xử của xã hội, là chính sách của
chính quyền. Tuy nhiên, trong những cơng trình này, một số nhấn mạnh đến lý luận
cơ bản, một số nặng về cái nhìn của các nhà quản lý xã hội mang đậm sắc thái chính
trị, và mang màu sắc tơn giáo học v.v… Các nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo hiện
nay chủ yếu dưới góc độ pháp luật, triết học, tơn giáo học cịn ít nghiên cứu xã hội
học. Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài “Sự tham gia hoạt động nghi lễ của Phật tử
tại Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới sự tham gia hoạt động nghi lễ của Phật tử tại Hà
Nội hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Thắng Nghiêm từ đó xem xét các
yếu tố tác động đến sự tham gia nghi lễ tôn giáo.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả các hoạt ðộng nghi lễ Phật giáo ở chùa Thắng Nghiêm hiện nay.
- Tìm hiểu sự tham gia của Phật tử chùa Thắng Nghiêm vào các hoạt ðộng
nghi lễ Phật giáo: các loại nghi lễ và tần suất tham gia.
- Phân tích một số yếu tố tác ðộng ðến sự tham gia thực hành nghi lễ của Phật tử
chùa Thắng Nghiêm.
6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia hoạt động nghi lễ của Phật giáo của Phật tử chùa Thắng
Nghiêm.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Phật tử chùa Thắng Nghiêm

9


6.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại chùa Thắng Nghiêm bởi thứ nhất đây
là một ngôi chùa theo phái Mật tông ở ngoại thành Hà Nội nhưng lại có sức thu hút
đối với khá nhiều Phật tử trong nội thành, đặc biệt là nhóm thanh niên. Thứ hai,
ngôi chùa này thuộc một trong các địa bàn khảo sát của đề tài Đạo đức Phật giáo và
tinh thần kinh doanh của người dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường (Nafosted/ VIII1.1_2012.05) mà tôi trực tiếp tham gia điều tra, xử lý dữ liệu.
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Chùa Thắng Nghiêm thường tổ chức những hoạt động nghi lễ Phật giáo
như thế nào?
- Phật tử chùa Thằng Nghiêm hiện đang tham gia các hoạt động nghi lễ Phật
giáo tại chùa ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia nghi lễ của phật tử?

7.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chùa Thắng Nghiêm thường xuyên tổ chức các nghi lễ chung của Phật giáo
đồng thời có cũng có một số loại nghi lễ khác đáp ứng nhu cầu của Phật tử và thể
hiện đặc điểm đặc trưng của một ngôi chùa theo phái Mật tông.
Phật tử chùa Thắng Nghiêm tham gia vào nhiều loại nghi lễ Phật giáo và có
sự khác biệt về loại nghi lễ, mức độ tham gia theo các đặc trưng nhân khẩu xã hội
cũng như niềm tin vào đạo Phật.
Sự tham gia nghi lễ Phật giáo có ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội của
Phật tử chùa Thắng Nghiêm.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Quan sát
- Mục đích quan sát: Quan sát sự tham gia các nghi lễ Phật giáo của Phật tử
(cơ cấu, thái độ, hành vi), cụ thể quan sát các nghi lễ quy y, giảng pháp ở chùa vào
thứ bảy hàng tuần và đàn hỏa thực

10


- Số lần quan sát: 4 lần (2 lần giảng pháp, 1 lần lễ Quy y tam bảo và 1 lần đàn
hỏa thực)
- Loại quan sát: Quan sát có cấu trúc về cơ cấu Phật tử tham gia các nghi lễ
quy y, giảng pháp tại chùa vào thứ bảy và đàn hỏa thực
Quan sát phi cấu trúc về thái độ, hành vi của Phật tử khi tham gia các nghi lễ
8.2 Phỏng vấn sâu
Phương pháp này sử dụng nhằm khám phá động cơ, bối cảnh, mục đích của
Phật tử khi tham gia các nghi lễ Phật giáo.
Số lượng phỏng vấn sâu đã thực hiện:
- 10 cuộc phỏng vấn (7 nam, 3 nữ)
Một số nội dung chính trong các cuộc phỏng vấn sâu
- Tần suất tham gia các hoạt động nghi lễ, chi phí về thời gian và vật chất

dành cho các hoạt động này
- Niềm tin tôn giáo, mục đich tham gia các khóa lễ
- Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ,
mối quan hệ xã hội với gia đình, đồng nghiệp, kinh doanh và quan điểm sống của
Phật tử.
8.3 Phân tích tài liệu
*Nguồn dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu phục vụ phân tích của đề tài được khai thác từ bộ dữ liệu định lượng
và định tính của đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân
đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Quỹ Nafosted tài trợ thực
hiện từ 2013 – 2015 (mã số VIII1.1-2012.05) mà tác giả được tham gia thiết kế
nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý dữ liệu.
Nguồn dữ liệu định lượng sử dụng trong đề tài được tách ra từ bộ số liệu
khảo sát tại Hà Nội, cụ thể là một phần số liệu khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm. Với
phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu của đề tài Nafosted
VIII1.1-2012.05 đã thực hiện 132 cuộc phỏng vấn với những Phật tử và những
người thường xuyên đi lễ chùa Thắng Nghiêm, song trong đó chỉ có 100 người trả

11


lời đã Quy y Tam bảo. Do đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào sự tham gia nghi lễ
Phật giáo của Phật tử, nên tác giả đã phân tích riêng dữ liệu của 100 bảng hỏi của
Phật tử chùa Thắng Nghiêm nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
Cơ cấu mẫu khảo sát như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu
Cõ câu mẫu khảo sát phân theo tiêu chí thuộc nhóm Phật tử hay khơng

Tần số


Khơng
Tần suất

Tần số

Tần suất

(%)
100

75,8%

Tổng
Tần số Tần suất

(%)
32

(%)

24,2%

132

100%

Cõ câu mẫu khảo sát phân theo tiêu chí giới tính
Nam
Tần số


Nữ

Tần suất

Tần số

Tần suất

(%)
37

37%

Tổng
Tần số Tần suất

(%)
63

(%)

63%

100

100%

Cõ cấu mẫu khảo sát phân theo nghề nghiệp
Không tham gia kinh
doanh

Tần số

Có tham gia kinh

Tổng

doanh

Tần suất

Tần số

(%)
41

Nghề khác

43,6%

Tần suất

Tần số

(%)
34

Tần suất

Tần số Tần suất


(%)

36,2%

19

20,2%

(%)
100

100%

Nguồn dữ liệu định tính sử dụng trong đề tài ngoài 10 phỏng vấn sâu tác giả
trực tiếp thực hiện đối với các Phật tử chùa Thắng Nghiêm, tác giả còn khai thác
thêm 10 phỏng vấn sâu của đề tài Nafosted VIII1.1-2012.05 mà tác giả có tham gia
phỏng vấn, gỡ băng và xử lý dữ liệu.
*Nguồn dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: hệ thống các nghi lễ Phật giáo chùa
12


Thắng Nghiêm và sự tham gia của Phật tử, đồng thời thể hiện niềm tin tôn giáo của
họ, đưa ra cái nhìn khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ,
mối quan hệ xã hội với gia đình, đồng nghiệp, kinh doanh và quan điểm sống của
Phật tử.
9. Khung phân tích

Điều kiện Kinh tế - Văn hóa – Xã hội


Hoạt động Phật
giáo

Phật tử

Sự tham gia các hoạt động
nghi lễ Phật giáo của Phật tử

Các khóa lễ

Đại lễ

Các khóa lễ đáp
ứng nhu cầu của

hằng ngày

Phật tử

13


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết chức năng
Thuyết chức năng có ảnh hưởng lớn trong xã hội học. Trường phái chức
năng muốn kiểm chứng được giá trị của bất kỳ một hành vi mang tính ý thức bằng
giá trị của nó cống hiến cho con người xã hội. Các nhà chức năng luận cho rằng khó

tìm thấy đối tượng tơn giáo trong bản thể của nó cho nên phải cầu viện đến chức
năng của tôn giáo với đời sống xã hội. Vì tơn giáo được coi là yếu tố hạt nhân quyết
định của bộ phận tinh thần và tinh thần lại là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội
nên các nhà chức năng luận đều muốn coi tôn giáo như một thực tế tối thượng và họ
chỉ muốn lấy chức năng để coi đó là bản chất tơn giáo [Sabino Acquaviva, Enzo
Pace, 1998].
Durkheim là người đặt nền móng cho phương pháp nghiên cứu chức năng
trong xã hội học nói chung và xã hội học tơn giáo nói riêng. Trong tác phẩm Những
hình thức sơ đẳng của đời sống tơn giáo, Durkheim đã đưa ra định nghĩa khái quát
về tôn giáo như sau: “Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những
niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng nghĩa là được
tách biệt, bị cấm đoán, những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập
vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội” [Emile Durkheim, 2006].
Định nghĩa trên giúp chúng ta nhận thức được bản chất của tôn giáo cũng
như thấy được các chiều cạnh khác nhau của khái niệm tôn giáo. Trước Durkheim
người ta cho rằng tôn giáo là cái siêu việt, cái khơng nhìn thấy. Durkheim là người
đầu tiên coi tơn giáo là một sự kiện xã hội, có mối liên hệ kinh tế, phản ánh quyền
lực xã hội. Ở đâu có tổ chức xã hội là ở đó có thần thánh, tơn giáo; ở đâu có sự sợ
hãi, linh thiêng thì ở đó là tơn giáo. Cơ sở của tình cảm tơn giáo (sợ hãi, kính phục)
bắt nguồn từ kinh nghiệm xã hội, mạng lưới quan hệ xã hội. Mỗi tôn giáo gắn với
một kiểu quan hệ xã hội nhất định.

14


Về chức năng của tôn giáo, Durkheim cho rằng tôn giáo tạo ra sự cố kết xã
hội thông qua việc tổ chức và thể chế hóa cái thiêng liêng (được coi là một phương
thức sản xuất ra các chuẩn mực xã hội và ý thức xã hội). Sự cố kết xã hội được tạo
ra thơng qua việc các tín đồ cùng nhau thực hiện các nghi lễ. Có thể thấy cộng đồng
của một tơn giáo mà Durkheim nêu ra có vai trò như một tổ chức xã hội, một thiết

chế xã hội. Đến lượt mình, các tổ chức, các thiết chế xã hội đó tác động lên các
thành viên của mình, điều chỉnh các quan hệ và hành vi của họ thơng qua kiểm sốt
xã hội. Như vậy sự xuất hiện, tồn tại của một tôn giáo vừa được dùng để áp đặt
những quy tắc vận hành của hệ thống xã hội lên cá nhân, vừa là để đáp ứng, thỏa
mãn sự mong đợi của con người, cộng đồng và xã hội.
Về mặt phương pháp luận, các nghiên cứu về tơn giáo của Durkheim được
hình thành trên các ngun tắc lớn của xã hội học. Ông loại trừ ra khỏi tơn giáo cái
siêu nhiên, cái huyền bí và thần thánh nhưng giữ lại niềm tin, nghi lễ và khía cạnh
cộng đồng; đi từ các sự kiện tôn giáo tới các ý tưởng tôn giáo, từ những sự kiện đơn
giản nhất để giải thích các sự kiện phức tạp. Durkheim cho rằng khi xem xét những
niềm tin tơn giáo thì khơng thể tách rời khỏi tổ chức xã hội.
Quan điểm chức năng luận đã được một số nhà xã hội học khác vận dụng
trong nghiên cứu tôn giáo như Kingsley Davis, Milton Yinger, Thomas O’Dea.
Theo Kingsley Davis, tơn giáo có các chức năng tích cực là “sự tiến bộ, sự
hợp lý hóa và sự ủng hộ những cảm xúc đem lại sự cố kết cho xã hội”. Ông cho
rằng niềm tin vào thế giới siêu nhiên là cách rất thuận lợi để truyền bá quan điểm
rằng những điều tốt sẽ được thưởng và những tội lỗi sẽ bị trừng phạt. Trong cuộc
sống thường ngày, con người rất khó có thể có được sự bình đẳng như nhau và để
tránh cho khỏi cảm giác thất vọng, tôn giáo đã đem lại cho con người một sự đền bù
về mặt tâm lý, niềm tin vào sự thưởng phạt của giới siêu nhiên. Nghi lễ tơn giáo
thực hiện chức năng duy trì niềm tin vào thế giới hư cấu đó.
Milton Yinger định nghĩa “tơn giáo là một hệ thống những niềm tin và thực
hành hướng tới những vấn đề tối hậu của cuộc sống… Hay nói cách khác tơn giáo
là một nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề mà không thể giải quyết được bằng

15


cách khác hay nhờ các phương tiện khác”. Ông cho rằng dù sao tôn giáo vẫn là một
hiện tượng xã hội, bởi những câu hỏi về các vấn đề tối hậu của cuộc sống không chỉ

đơn giản là những vấn đề của cá nhân. Cái chết, sự thất bại, nỗi sợ hãi hay cảm giác
bất ổn… cũng là những kinh nghiệm được chia sẻ trong nhóm. Do vậy, tơn giáo
thỏa mãn các nhu cầu của nhóm thơng qua chức năng nó thực hiện đối với cá nhân.
Thomas O’Dea cho rằng trong cuộc sống, con người luôn đối diện với những
sự thất bại và mất mát, tơn giáo có thể đem lại một sự điều chỉnh cho con người.
Vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống tôn giáo sẽ giúp cho con người
lấy lại sự cân bằng [Hamilton, Malcolm (2001)].
Nhìn chung các nhà chức năng luận đều đặt ra vấn đề vai trị của tơn giáo
trong đời sống cá nhân và xã hội, nhấn mạnh vào chức năng đền bù hư ảo của tôn
giáo với cá nhân và chức năng tích hợp với xã hội.
Xã hội Việt Nam từ sau cơng cuộc Đổi mới đến nay đã có những biến đổi
sâu sắc. Một mặt chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên, mặt khác con
người luôn phải đối diện với những thử thách, bất ổn, cảm giác mất an toàn, tâm
trạng lo lắng… Trong bối cảnh như vậy các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo có sự
gia tăng nhanh chóng bởi chúng đem lại cho con người niềm tin và sự cân bằng
trong cuộc sống. Nghiên cứu này sẽ vận dụng lý thuyết chức năng để tìm hiểu vai
trị của việc tin theo các tôn giáo với đời sống cá nhân cũng như xã hội.
Quan điểm chức năng luận đã chỉ ra cách tiếp cận nghiên cứu tôn giáo và
một số nhà chức năng luận ủng hộ việc nghiên cứu các nghi lễ tôn giáo. Khi nhắc
đến tôn giáo, người ta thường đề cập tới niềm tin và nghi lễ. Tuy vậy để lượng hóa
và đo lường chính xác niềm tin tôn giáo lại rất phức tạp và thường khó đem lại độ
chính xác cao. Niềm tin vốn là một cái gì đó trừu tượng, mơ hồ và nhiều khi con
người cảm thấy khó diễn đạt. Trong khi thực hành nghi lễ lại là một chuỗi hành
động dễ quan sát và dễ diễn đạt hơn. Vì vậy luận văn sẽ tập trung phân tích việc
thực hành nghi lễ và vai trị xã hội của nó mà khơng bàn trực tiếp tới yếu tố niềm tin
tôn giáo. Vấn đề niềm tin tôn giáo sẽ được bộc lộ phần nào qua thái độ và cách thực
hành nghi lễ.

16



1.1.2. Lý thuyết trao đổi
Lý thuyết trao đổi được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng khi nghiên cứu các
hiện tượng tôn giáo. James George Frazer đã nhận thấy sự trao đổi trong nghi lễ thờ
cúng các vị thần thực vật và nông nghiệp trên thế giới như Osiris, Tammux, Attis,
Adonis. Người ta thực hiện việc hiến tế một vật hoặc con vật nào đó biểu trưng cho
các vị thần và tin rằng nhờ việc đó mà các vị thần sẽ phù hộ mùa màng của họ được
mưa thuận gió hịa.
Claude Lesvi Strauss đã đưa rằng nhận định rằng: “Con người được thừa
hưởng một tập hợp những chuẩn mực và những giá trị giúp cho các cá nhân biết rõ
mình có thể hành động trong phạm vi như thế nào, hành động ở đâu và như thế nào
trong sự trao đổi xã hội. Sự trao đổi diễn ra và có thể có được là vì nó đặt các cá
nhân vào một cái khung giá trị và quy tắc đã hình thành qua các q trình xã hội
hóa. Như vậy, tơn giáo chiếm một vị trí cơ bản trong q trình này vì nó góp phần
thiêng liêng hóa những chủ định đạo đức - luân lý của những trao đổi xã hội và làm
cho chúng trở thành hiển nhiên”. [Sabino Acquaviva, Enzo Pace, 1998].
Rodney Stark và William Sims Bainbridge cho rằng tôn giáo là một nỗ lực
cần thiết để thỏa mãn những ước muốn hay chúng đưa ra những phần thưởng bảo
đảm. Trong cuộc sống của con người có những sự tước đoạt hoặc có những cái con
người ao ước mà khơng thể được thỏa mãn bằng các phương tiện trần tục. Do đó
tơn giáo là một nỗ lực để đảm bảo cho các phần thưởng con người ao ước khi thiếu
vắng các phương tiện lựa chọn. Tơn giáo giải thích cho con người về các phần
thưởng, lý do và cách thức để đạt được phần thưởng cũng như chi phí bỏ ra để đạt
được phần thưởng đó.
Hai nhà xã hội học này chỉ ra rằng tôn giáo đem lại cho con người một sự
đền bù. Bởi có những phần thưởng và mong ước của con người là khơng thể có
được hoặc thậm chí khơng tồn tại. Trong trường hợp đó tơn giáo giải thích rằng con
người có thể đạt được điều đó trong một tương lai xa hoặc trong một bối cảnh nào
đó khơng giải thích được. Những đền bù thường là những hứa hẹn rất chung và liên
quan tới cái siêu tự nhiên. Tôn giáo đem lại cho con người một tập hợp các niềm tin


17


về cách đạt được những phần thưởng chung nhất cũng như tập hợp sự đền bù cho
các khả năng hay các phần thưởng không thể đạt được ngay trước mắt.
Dựa trên lý thuyết trao đổi, Stark và Bainbridge xem các chuyên gia tôn giáo
và các tổ chức tôn giáo như các phần thưởng trao đổi, những cách giải thích và các
nhân tố đền bù với người khác. Các chuyên gia tôn giáo như các thầy tu, là trung
gian giữa thượng đế và con người, truyền đạt cho con người cái mà thượng đế muốn
ở họ và những đền bù mà thượng đế sẽ hồn lại cho con người. Theo đó, các thầy tu
và các tổ chức tơn giáo có một quyền lực đáng kể trong xã hội và có ảnh hưởng tới
các chuẩn mực và tiêu chuẩn của hành vi [Hoàng Thu Hương, 2012].
Cách tiếp cận của Stark và Bainbridge đã chỉ ra mối quan hệ giữa cái được
(phần thưởng) và cái mất (chi phí) mà tơn giáo đem lại cho con người. Đồng thời họ
chỉ ra vai trò của các chuyên gia tôn giáo và các tổ chức tôn giáo trong việc thực
hiện sự trao đổi giữa thượng đế và con người.
Nhìn chung cách tiếp cận lý thuyết trao đổi trong nghiên cứu về tôn giáo cho
rằng con người khi tham gia vào một tôn giáo tức là họ đã tham gia vào một quá
trình trao đổi. Sự trao đổi này không hẳn là sự trao đổi vật chất mà là sự trao đổi có
tính “tượng trưng”. Khi tham gia vào quá trình trao đổi này, cái mất (chi phí) con
người có thể nhìn thấy được song cái được (phần thưởng) lại thường vơ hình. Có
thể con người có được sự động viên, niềm tin, cảm giác thanh thản… sau khi tham
gia các nghi lễ hay hoạt động tôn giáo [Hoàng Thu Hương, 2012].
Vận dụng quan điểm lý thuyết trao đổi vào nghiên cứu người tham gia các
tôn giáo mới địi hỏi chúng ta cần phân tích được mối quan hệ giữa cái được (phần
thưởng) và cái mất (chi phí) của những người này từ đó hiểu được động cơ, nhu cầu
của họ. Đồng thời trong khi phân tích sự trao đổi này cũng cần phải chú ý tới các
nhân tố tác động tới nó.
1.2. Các khái niệm cơng cụ

1.2.1. Nghi lễ, nghi lễ Phật giáo và hoạt động nghi lễ Phật giáo
- Nghi lễ hay còn gọi là sự thực hành tơn giáo: là một tín đồ thực hiện một
tập hợp những quy định về nghi thức mà một tín ngưỡng tơn giáo nào đó, ít hay

18


×