Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch tình nguyện trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 110 trang )

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

NGUYN TH VN DUNG

NGHIấN CU VIC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TÌNH
NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2013

1


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

NGUYN TH VN DUNG

NGHIấN CU VIC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TÌNH NGUYỆN TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN SIÊU



Hà Nội, 2013


MỤC LỤC

DANH MỤC MƠ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................ 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................... 9
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 11
6. Nội dung chủ yếu của đề tài .................................................................................................. 12

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH TÌNH NGUYỆN .... 14
1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch tình nguyện ................................................................. 14
1.1.1. Sự xuất hiện của du lịch đại chúng .............................................................................. 14
1.1.2. Sự xuất hiện và phát triển các loại hình du lịch thay thế ............................................. 15
1.1.3. Sự xuất hiện của Du lịch tình nguyện.......................................................................... 16
1.2. Khái niệm du lịch tình nguyện ........................................................................................... 18
1.3. Một số khái niệm liên quan tới du lịch tình nguyện ........................................................... 20
1.3.1. Du lịch thay thế (DLTT) .............................................................................................. 20
1.3.2. Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) ..................................................................... 22
1.3.3. Du lịch sinh thái........................................................................................................... 22
1.3.4. Các loại hình du lịch khác ........................................................................................... 23
1.4. Nội dung chính của du lịch tình nguyện ............................................................................. 26
1.4.1. Công việc bảo tồn: ....................................................................................................... 26
1.4.2. Công việc phát triển: ................................................................................................... 27
1.5. Đặc trưng của loại hình du lịch tình nguyện ...................................................................... 27

1.5.1. Sự tận tâm, nhiệt tình của khách du lịch tình nguyện.................................................. 27
1.5.2. Đặc điểm điểm đến của DLTN .................................................................................... 28
1.5.3. Mức chi phí cho tour DLTN cao ................................................................................. 28
1.5.4. Sự cân bằng giữa các hoạt động du lịch và hoạt động tình nguyện được đảm bảo ..... 29
1.6. Lợi ích chủ yếu của du lịch tình nguyện ............................................................................ 30
1.6.1. Lợi ích đối với khách du lịch ....................................................................................... 30
1.6.2. Lợi ích đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình DLTN –
Lợi ích kinh tế........................................................................................................................ 33
1.6.3. Lợi ích đối với cộng đồng dân cư tại điểm đến – Lợi ích về Văn hóa Xã hội ....................... 34
1.7. Những tác động của DLTN ................................................................................................ 34
1.8. Du lịch tình nguyện tại một số nước trên thế giới .............................................................. 35
1.8.1. Tại Châu Âu ................................................................................................................ 36
1.8.2. Tại Châu Á .................................................................................................................. 37

CHƢƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH TÌNH NGUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ......................................................................................... 40
2.1. Thực trạng phát triển du lịch tình nguyện tại Việt Nam ..................................................... 40
2.1.1. Đối tượng khách du lịch tình nguyện .......................................................................... 40


2.1.2. Hoạt động chủ yếu của du lịch tình nguyện tại Việt Nam ........................................... 42
2.1.3. Điểm đến phổ biến của Du lịch tình nguyện tại Việt Nam ......................................... 43
2.1.4. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch tình nguyện tại
Việt Nam ............................................................................................................................... 44
2.1.5. Khảo tả một số chương trình DLTN tại Việt Nam ...................................................... 50
2.2. Phân tích SWOT về Du lịch tình nguyện tại Việt Nam...................................................... 55
2.2.1. Điểm mạnh .................................................................................................................. 55
2.2.2. Nguy cơ ....................................................................................................................... 56
2.2.3. Cơ hội .......................................................................................................................... 57

2.2.4. Điểm yếu ..................................................................................................................... 57
2.3. Khái quát chung về hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch tình
nguyện trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 59
(Nguồn:Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và nguồn điều tra của tác giả) ................................. 60
2.4. Nghiên cứu hoạt động xây dựng và tổ chức chương trình Du lịch tình nguyện trên địa bàn
Hà Nội (Cơng ty Buffalo tour, Công ty Viettravel, Công ty PYS travel, Tổ chức phi chính phủ
CSDS) ........................................................................................................................................ 60
2.4.1. Cơng ty du lịch Buffalo tour ........................................................................................ 60
2.4.2. Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Hà Nội (Vietravel Hà Nội) ........................... 63
2.4.3. Công ty du lịch PYS travel .......................................................................................... 64
2.4.4. Tổ chức phi chính phủ CSDS – Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững ................. 64
2.4.5. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu ................................................... 68

CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH
TÌNH NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................................... 72
3.1. Nhận xét đánh giá chung .................................................................................................... 72
3.2. Đề xuất kiến nghị ................................................................................................................ 73
3.2.1. Nâng cao nhận thức về du lịch tình nguyện ................................................................ 74
3.2.2. Dưới góc độ các cơ quan quản lý du lịch .................................................................... 75
3.2.3. Dưới góc độ các đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch Hà Nội ....................................... 76

KẾT LUẬN ............................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 83


DANH MỤC MƠ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Mơ hình 1.1: Sơ đồ loại hình DLTN ………………. ……………............................18
Mơ hình 1.2: Mơ hình cân bằng hoạt động trong DLTN …………….…. …............27
Mơ hình 1.3: Mơ hình đầu ra đầu vào của DLTN.........................................................31


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các loại hình du lịch gần với DLTN ………………. ................................21
Bảng 1.2: Tác động tích cực và tiêu cực của DLTN...…………. ……………..........32
Bảng 2.1: Phân loại đối tượng khách DLTN tại Việt Nam.....................….................39
Bảng 2.2: So sánh chương trình DLTN của các đơn vị, tổ chức tại Việt Nam............45
Bảng 2.4: Mô hình hóa về SWOT.................................................................................36


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng của du lịch hiện đại không chỉ là việc khám phá những vùng đất mới,
tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, khám phá bản thân hay tận hưởng và trải nghiệm
những cảm giác mới lạ. Du lịch hiện nay còn có thể mang lại cảm giác sống có ý nghĩa
hơn, sống “người” hơn, sống khơng chỉ vì mình, vì gia đình, bạn bè mà cịn vì những
người xung quanh, thậm chí vì cả một cộng đồng khơng quen biết, những người có thể ở
cách xa ta đến nửa vịng trái đất. Những loại hình du lịch “có trách nhiệm” như vậy đã và
đang ngày càng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, “Du lịch tình nguyện”
(DLTN) là một loại hình du lịch thực sự có ý nghĩa trong sự phát triển du lịch bền vững –
đã và đang trở thành xu hướng mới của toàn cầu.
Là một khái niệm tuy mới ra đời chưa lâu (khoảng những năm đầu của thập kỷ 70)
nhưng DLTN đã nhanh chóng trở thành một loại hình du lịch được ưa chuộng và phổ
biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, DLTN ngày càng thu hút sự quan tâm và yêu mến
của du khách trong nước cũng như quốc tế. Theo tính chất chung của nó, hoạt động
DLTN trên thế giới, hay DLTN còn đang ở dạng tiềm năng của Việt Nam đều đã đem lại
cho mọi đối tượng khách tham gia, cho cộng đồng xã hội và toàn ngành du lịch những lợi
ích đáng kể với những giá trị mới và những trải nghiệm mới mà nó mang lại. Tuy cịn
tương đối non trẻ nhưng DLTN Việt Nam đã có những dấu hiệu báo trước cho một sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai bởi đã theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu đặc

biệt về mặt tinh thần cho con người trong xã hội hiện đại và phù hợp với điều kiện của du
lịch tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu loại hình DLTN ở Việt Nam cho
đến nay vẫn đang là một vấn đề khá mới mẻ và chưa thực sự được quan tâm chú trọng,
chưa có nhiều nhà làm du lịch nước ta biết đến và khai thác loại hình DLTN này. So với
cả nước, thủ đơ Hà Nội đã có những tổ chức, doanh nghiệp lữ hành đi tiên phong cho
việc mở rộng xu hướng DLTN này. Nhận thấy DLTN là một tiềm năng lớn cho hoạt
động kinh doanh du lịch, đặc biệt với việc đa dạng hóa sản phẩm cho các đơn vị trên địa
bàn Hà Nội, đồng thời nâng cao giá trị thụ hưởng du lịch cho toàn ngành du lịch nước ta ,
tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
Du lịch tình nguyện trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, những cơng trình nghiên cứu về DLTN đã được đầu tư, tiến hành từ
khá sớm. Đến nay, đã có những hệ thống các cơng trình khoa học nghiên cứu về DLTN
của nhiều nước trên thế giới. Luận văn chủ yếu tham khảo tài liệu liên quan đến DLTN từ
các tài liệu tiếng Anh. Những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng về DLTN đã được công bố
trên thế giới mà tác giả thu thập được và trở thành một trong số những tài liệu tham khảo
quan trọng chủ yếu cho đề tài này có thể kể đến như:
Volunteer tourism-Experiences that make a difference của tác giả Stephen
Wearing, Trường Đại học Công nghệ, Sydney, Australia: Cung cấp những căn cứ khoa
học cho việc tiếp cận DLTN. Cung cấp một cái nhìn khái quát về các hiện tượng của
DLTN toàn cầu, nguồn lực và sự phát triển của nó như một khái niệm mới. Cuốn sách đã
tập trung mơ tả những lợi ích, hay tác động tích cực về mặt xã hội, mơi trường mà DLTN
đem lại và những điều kiện tiên quyết để hoạt động du lịch này thành công.
New Horizons in Tourism Strange Experiences and Stranger Practices của tác giả
Tej Vir Singh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển du lịch, Lucknow, Ấn Độ, là một khối
lượng lý thuyết lớn về các chủ đề du lịch, nghiên cứu rất nhiều trường hợp và xu hướng
du lịch mới của thế giới hiện nay, đặc biệt là xu hướng du lịch có lợi cho người nghèo
khó, du lịch tình nguyện, du lịch sinh thái.

Journey of discovery in Volunteer Tourism, International Case Studay
Perspectives của Kevin D.Lyons – Trường Đại học Newcastle, Australia và Stephen
wearing trường Đại học Kỹ thuật Sydney, Australia đã Cung cấp thông tin về sự phát
triển của DLTN, những hoạt động đa dạng và mô tả và khẳng định sức mạnh của các mối
quan hệ phức tạp giữa các chủ thể trong hoạt động du lịch này, giữa tình nguyện viên,
cộng đồng địa phương, các tổ chức thương mại, phi phương mại và các đơn vị tham gia,
hỗ trợ và phát triển DLTN. Nghiên cứu các trường hợp, ví dụ điển hình về DLTN trên thế
giới. Khám phá kinh nghiệm thu thập được từ khách DLTN; đánh giá, khảo sát thực
trạng, xu hướng phát triển DLTN hiện tại và tương lai tại một số nước trên thế giới..
Ngồi ra cịn khơng ít các cơng trình nghiên cứu khác về du lịch mà tác giả chưa
thể liệt kê hết. Nhìn chung, đây là một vấn đề đã và đang rất được quan tâm tìm hiểu và
nghiên cứu trong những năm gần đây và cũng đã nhận được sự hỗ trợ, tham gia của nhiều
tổ chức uy tín về du lịch trên thế giới.


Tại Việt Nam, hoạt động DLTN tuy khơng cịn hồn toàn quá mới mẻ nhưng vẫn
chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng. Chưa có nhiều những nghiên cứu
chuyên sâu về DLTN tại Việt Nam. Tác giả cũng đã sử dụng nguồn tài liệu do các công
ty, tổ chức chuyên về DLTN cung cấp cùng với tập hợp các bài viết liên quan đến vấn đề
này, tuy nhiên những bài viết này thường chỉ tồn tại dưới dạng bài viết nhỏ được đăng tải
trên các các website, diễn đàn lớn ở Việt Nam. Rất ít các bài viết nghiên cứu về DLTN
tại Việt Nam được tìm thấy trong thời điểm hiện tại.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: Thống nhất cách hiểu về DLTN, những lợi ích cơ bản của
DLTN đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình DLTN, với
cộng đồng địa phương và với khách DLTN. Dựa trên cơ sở vận dụng các vấn đề lý luận
và thực tiễn cũng như tình hình phát triển chung của DLTN trên thế giới và tại Việt Nam,
đề tài nhằm nhận xét đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình
DLTN của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
DLTN trên địa bàn Hà Nội. Rút ra những kinh nghiệm chung về kinh doanh sản phẩm

DLTN đúng với bản chất và ý nghĩa của nó (tức vừa mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp, vừa đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương điểm đến và đem lại
cho du khách tham gia những trải nghiệm mới, kỹ năng mới và nhận thức sâu sắc hơn về
cuộc sống). Từ những nhận định của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp lữ hành đi tiên
phong trong việc tổ chức tour DLTN trên địa bàn Hà Nội với kết quả nghiên cứu đạt
được, đề tài đưa ra những giải pháp và đề xuất mang tính thực tiễn nhằm phát triển du
lịch tình nguyện tại Việt Nam.
Ý nghĩa của đề tài: Đề tài trước nhất đã cung cấp một hệ thống lý thuyết về loại hình
DLTN, mang lại cái nhìn tồn diện, cụ thể, sâu sắc hơn về loại hình du lịch mới này nhằm
nâng cao về mặt nhận thức cho toàn xã hội về giá trị và lợi ích mà DLTN đem lại; kết quả
nghiên cứu của đề tài cịn có thể góp phần cho sự phát triển của hoạt động du lịch ở Việt
Nam nói chung và hoạt động DLTN nước ta nói riêng. Ngồi ra, góp phần vào việc nghiên
cứu đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu:


- Loại hình DLTN và những lợi ích DLTN đem lại cho 3 nhóm đối tượng chính là:
khách du lịch, cộng đồng địa phương tại điểm đến và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
kinh doanh chương trình du lịch tình nguyện.
- Tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình DLTN của một số tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình DLTN trên địa bàn Hà Nội.
Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được bao quanh trong các
vấn đề cơ bản nhất mang tính lý luận cũng như thực tiễn về DLTN, thực trạng phát triển
DLTN Việt Nam hiện nay so với tình hình phát triển DLTN nói chung trên thế giới.
Đồng thời tiến hành nghiên cứu hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình
DLTN của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình DLTN trên địa
bàn Hà Nội thông qua một số tài liệu khảo sát thực tế.
Về không gian nghiên cứu: đề tài giới hạn thực hiện khảo sát tại một số tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình DLTN trên địa bàn Hà Nội.

Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong khoảng thời
gian 2 năm 2011, 2012. Các khảo sát tại điểm được tiến hành nhiều đợt, đảm bảo tính đa
dạng thời gian và tính mùa vụ của không gian nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của tác giả
bao gồm:
• Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu thứ cấp thông qua việc sưu tầm, tham
khảo và xử lý các tài liệu sẵn có như: các bài báo cáo, các bài viết, sách, internet... đặc
biệt là nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó cịn có các
chương trình du lịch có khai thác loại hình du lịch này tại của các tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp kinh doanh chương trình du lịch tình nguyện tại Việt Nam.
•Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch vì nó
cho kết quả mang tính xác thực. Việc khảo sát thực địa khi xây dựng một chương trình du
lịch là việc khơng thể thiếu, giúp cho việc xây dựng những tour DLTN trở nên hợp lý cả
về thời gian, lộ trình, và tính khả thi. Khi tiến hành khảo sát thực tế sẽ có điều kiện hiểu
rõ hơn về các tour DLTN được tổ chức bởi các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh


chương trình du lịch tình nguyện trên Hà Nội như thế nào. Từ đó đối chiếu, bổ sung hoặc
sửa đổi những thơng tin cần thiết.
•Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn một số nhà quản lý,
những chuyên gia chuyên về tổ chức loại hình DLTN trên địa bàn Hà Nội. Các câu trả lời
phỏng vấn của họ là cơ sở rõ ràng và thực tế nhất về nhận thức, quan điểm, khả năng
cũng như thực tiễn xây dựng và tổ chức và thực hiện chương trình DLTN của các tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch tình nguyện hiện nay.
Về các doanh nghiệp lữ hành, tác giả đã chọn các doanh nghiệp theo tiêu chí về
chủ sở hữu, quy mô của tổ chức và đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau để có một

cái nhìn bao quát toàn cảnh về hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
DLTN của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội.
Công ty Du lịch Buffalo tour là doanh nghiệp tư nhân có đối tượng khách hàng
mục tiêu là khách du lịch quốc tế, một doanh nghiệp đi tiên phong và uy tín trong lĩnh
vực tổ chức các chương trình DLTN.
Cơng ty Du lịch PYS travel là doanh nghiệp tư nhân quy mơ nhỏ nhưng có đối
tượng khách hàng mục tiêu là khách du lịch nội địa tổ chức khá thành cơng loại hình du
lịch này.
Cơng ty Lữ hành Viettravel là doanh nghiệp nhà nước và có đối tượng khách rất
đa dạng từ khách nội địa, khách Việt kiều cho tới du khách nước ngoài.
Với các tổ chức khác, tác giả lựa chọn nghiên cứu phỏng vấn sâu đại diện tổ chức
CSDS, tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội duy nhất xác định DLTN là sản phẩm trọng tâm
của họ, xây dựng và tổ chức thực hiện thành cơng rất nhiều chương trình DLTN trong
nước, đối tượng khách hàng rất phong phú.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so
sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
6. Nội dung chủ yếu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm các
nội dung cơ bản với ba chương nghiên cứu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tình nguyện


Chương 2: Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch tình
nguyện trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng và tổ chức chương trình du
lịch tình nguyện trên địa bàn Hà Nội.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH TÌNH NGUYỆN


1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch tình nguyện
1.1.1. Sự xuất hiện của du lịch đại chúng
Trở lại những giai đoạn đầu của du lịch trong lịch sử. Vào thế kỷ 16, các hoạt
động ngoại giao kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu học tập nâng cao hiểu biết phát triển
mạnh tại các nước phát triển ở Châu Âu. Nhiều gia đình quý tộc đã tham gia các tour du
lịch dài tới 3 năm đến các thành phố nổi tiếng của Châu Âu để nâng cao hiểu biết. Các
hành trình này được gọi là Grand tour. Hiện tượng “Grand tour” này đã minh chứng một
cách rõ ràng về sự phát triển thời kì đầu của du lịch quốc tế. Tuy nhiên cũng chính từ
đây, động cơ du lịch bắt đầu thay đổi. Cảnh đẹp và thiên nhiên ở những vùng họ đến đã
khiến cho du lịch từ mục đích học tập và văn hóa đã dần dần nhường chỗ cho du lịch vì
mục đích thư giãn và ngắm cảnh.
Từ những năm 1770 của cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu giải trí ngày càng
tăng dẫn đến nhu cầu về phương tiện giao thông để thực hiện chuyến đi cũng tăng. Theo
sau những tiến bộ, phát triển của giao thông như đường sắt, đường biển, đường bộ, bản
chất của du lịch cũng thay đổi nhanh chóng. Ngay cả ngành hàng khơng được sử dụng
ngày càng rộng rãi vào mục đích du lịch, giải trí.., du lịch nhanh chóng trở thành hàng
hóa bị bán cho khách du lịch tiềm năng đang ngày càng gia tăng về số lượng.
Thuật ngữ “du lịch đại chúng” (mass tourism) hay còn được gọi dưới cái tên là du
lịch ồ ạt, được ra đời vào ngày 7-5-1941 khi chuyến đi bằng tàu hỏa đầu tiên do Thomas
Cook thực hiện đã đi từ ga Leicester đến miền Bắc nước Anh. Từ lần đó, du lịch đã phát
triển từ chỗ dành riêng cho giới quí tộc trở thành hoạt động dành cho hàng chục triệu
người trên toàn cầu. Đến thế kỉ 19, du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch khơng cịn
phải đối mặt với khó khăn khi gặp và tiếp xúc với cộng đồng bản địa bởi họ có thể nhìn
ngắm qua những chiếc xe ơ tơ an tồn và ở trong những khách sạn mà khơng ảnh hưởng
gì đến cư dân. Qui mơ các nhóm và tần suất các chuyến đi tăng lên , từ đó dần xuất hiện
cụm từ “ du lịch đại chúng”. Sự phát triển ồ ạt của du lịch quốc tế đã thể hiện qua lượng
khách quốc tế toàn cầu tăng từ xấp xỉ 25,3 triệu năm 1950 đến 625 triệu năm 1998



(UNWTO, 1999). Năm 1998 thu nhập từ du lịch đạt mức 445 triệu USD (UNWTO,
1999). Ngành du lịch thu hút 200 triệu lao động trên toàn thế giới, năm 1999 chiếm 11%
tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.
Sự tăng nhanh của du lịch là kết quả của sự tăng nhanh về thời gian rỗi, thu nhập,
cải thiện hệ thống giao thông, thay đổi nhân khẩu học và phát triển kĩ thuật trong truyền
thông. Tuy nhiên, du lịch đại chúng đã gây ra sự nhiễu loạn sinh thái và xã hội tại một số
khu vực bị biến đổi. Trong khi hầu hết những tài liệu có được về những ảnh hưởng tiêu
cực của du lịch là từ các nước đang phát triển, thì các nước phát triển cũng khơng là
ngoại lệ. Du lịch đại chúng mang lại rất ít những đền bù về mặt chất lượng cho điểm đến
tham quan, người dân bản địa và những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nó bị phê phán do
đem đến lợi nhuận cho ngành du lịch trong lĩnh vực mà mục tiêu phát triển khơng phải vì
người dân địa phương và đầu tư một khoản tiền rất nhỏ vào các điểm tham quan du lịch
là nơi lưu giữ và đem lại nguồn thu. Khách sạn và những khu nghỉ dưỡng sang trọng là
những nơi tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của du lịch đại chúng đến du lịch nói chung. Việc
quảng bá khách sạn dựa trên cơ sở của số lượng lớn, thu hút càng đông du khách càng
tốt, đặc biệt vào mùa vụ. Vào mùa vụ, người dân địa phương thời điểm đó sẽ làm việc
trong các vị trí được trả cơng chỉ dựa đơn thuần vào số lượng khách đến thăm quan. Đó
chỉ là sự chuyển đổi của người dân địa phương từ lối sống tự cấp, từ túc truyền thống
sang một lối sống khác, lối sống phụ thuộc. Cuối cùng, sự hấp dẫn mà thu hút và đáp ứng
được những nhu cầu của khách lại được sáng tạo và chuyển đổi dựa trên những giá trị
văn hóa truyền thống. Kết quả của sự chú trọng vào thương mại hoá các nguồn tự nhiên
và văn hoá là xuất hiện một lối sống giả tạo..
Những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đại chúng đến môi trường sinh thái cũng
như đời sống xã hội đó chính là một lí do cơ bản dẫn đến sự xuất hiện của du lịch thay
thế (hay du lịch theo nhóm nhỏ)
1.1.2. Sự xuất hiện và phát triển các loại hình du lịch thay thế
Du lịch thay thế (alternative tourism) còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau
như du lịch lựa chọn, du lịch có cân nhắc.. là đặc trưng cho du lịch ở nửa sau của thế kỉ
20. Du khách bắt đầu tìm kiếm loại hình du lịch mới và phản đối loại hình du lịch đại
chúng. Quan trọng hơn là xã hội đã nảy sinh nhu cầu nhu cầu cao hơn: nhu cầu khẳng

định chỗ đứng trong xã hội. Du lịch ba lô, du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái là các


loại hình du lịch thay thế nổi lên trong thời gian này, từ đó thơng qua sự phổ biến của
chúng đã xác lập chỗ đứng như đoạn thị trường mục tiêu. Thị trường phát triển cho phép
du khách chọn chuyến đi họ cảm thấy phù hợp nhất với mong muốn và nhu cầu đồng thời
vẫn duy trì được địa vị xã hội của mình.
Theo như Krippendorf (1982), triết lý ẩn sau của du lịch thay thế, loại hình du lịch
có chủ trương đối lập hẳn với loại hình du lịch đại chúng, là để bảo đảm cho các chính sách
du lịch không chỉ đơn thuần tập trung vào kinh tế, mà hơn thế nữa phải chú trọng vào nhu
cầu của thị trường về môi trường ở những điểm chưa bị khai thác và coi trọng nhu cầu của
người dân địa phương. [21, tr.82] Cách tiếp cận này chú trọng đặt nguồn tự nhiên và văn
hố nằm ở vị trí hàng đầu trong quy hoạch và phát triển, thay vì chú trọng khi đã quá
muộn. Cũng như vậy, loại hình du lịch thay thế mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước để
loại ra những ảnh hưởng xấu bên ngoài, thúc đẩy sự phát triển để giành lại quyền quyết
định những vấn đề mấu chốt hơn là nhường sự quyết định cho các tổ chức và cá nhân bên
ngoài.
1.1.3. Sự xuất hiện của Du lịch tình nguyện
Ngày nay, loại hình cụ thể của du lịch thay thế như du lịch sinh thái và bây giờ là
DLTN đang ngày càng phổ biến. Du lịch sinh thái và DLTN bản thân chúng, những năm
gần đây là chủ đề của nhiều thảo luận trong hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và
phát triển. Điều khoản về du lịch sinh thái và DLTN cơ bản được điều chỉnh hướng tới sự
bền vững để đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và điểm đến. Trọng tâm
tài liệu này là nhân tố môi trường, cộng đồng dân cư tại điểm đến, đa dạng sinh học và
những thay đổi yếu tố môi trường không bảo tồn được. Kết quả là DLTN gần đây đã nổi
lên như một hiện tượng trong nhóm khách du lịch thay thế.
Thật ra ý tưởng kết hợp hoạt động tình nguyện với lữ hành không phải là một ý
tưởng mới. Trong thực tế, nó đã xuất hiện cả nghìn năm trước ở rất nhiều nền văn hóa khác
nhau và các quan điểm tơn giáo trên tồn thế giới. Các nhà truyền giáo, bác sĩ, thủy thủ,
nhà thám hiểm, vô số những người khác đã mang đến các dịch vụ khác nhau cùng với

chuyến đi của họ. Đó là những manh nha của loại hình DLTN có từ xa xưa. Cịn ngày nay,
tổ chức Peace Corps (Mỹ), do Thượng Nghĩ sĩ, sau là thống Mỹ John Kenedy thành lập
vào năm 1960 chính là tổ chức đã khiến DLTN trở nên được biết đến và quan tâm một
cách chính thức hơn. Kenedy đã kêu gọi các sinh viên của trường đại học Michigan phục


vụ cho đất nước vì mục đích hịa bình bằng cách sống và làm việc tại các nước đang phát
triển. Từ đó trở đi, tổ chức này đã trở thành một cơ quan của chính phủ Liên bang cống
hiến vì hịa bình và hữu nghị trên thế giới.
Tổ chức này đã mở đầu rất nhiều các phong trào như phong trào theo học các
ngành dịch vụ vào năm 1965, sự bùng nổ của phong trào du học nước ngoài vào thập
niên 70, phong trào du lịch sinh thái vào những năm 1980, du lịch tình nguyện và trách
nhiệm xã hội những năm 90. Hơn 139 quốc gia đã mời trên 190.000 tình nguyện của
Peace Cops tới làm việc về các vấn đề như giáo dục về HIV - AIDS hay công nghệ thông
tin và bảo vệ môi trường. Ngày nay, Peace Corps cịn có vai trị quan trọng hơn bao giờ
hết, cống hiến không mệt mỏi cho các lĩnh vực trọng yếu và mới nổi lên như công nghệ
thông tin và phát triển kinh doanh, đào tạo hơn 1000 tình nguyện viên mới cho Dự án
ngăn chặn khẩn cấp sự lây lan của AIDS của tổng thống Mỹ. Các tình nguyện viên của
Peace Corps cịn giúp đỡ cho vơ số các cá nhân muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản
thân họ, con cái và chính cộng đồng của họ nữa. Du lịch tình nguyện hiện đại có được sự
phát triển sâu rộng như ngày hơm nay có đóng góp khơng nhỏ của Peace Corps trong
việc thúc đẩy tăng trưởng của loại hình du lịch này. Tuy nhiên cũng khơng thể khơng kể
đến các nhân tố khác có đóng góp cho sự tăng trưởng của DLTN như: sự phát triển của
thơng tin liên lạc tồn cầu, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, thu nhập tăng
cao, lòng bác ái và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân, tơn giáo và tín ngưỡng...
Cho tới nay, DLTN (voluntourism) đang phát triển mạnh và ngày càng đươc nhiều
người ưa chuộng. Theo cuộc thăm dò mới đây nhất của msnbc.com và Condé Nast
Traveler thì hơn phân nửa (55%) những người được phỏng vấn cho biết là họ có ý thích
muốn tham dự một cuộc nghỉ hè kết hợp với cơng tác tình nguyện. Và tài liệu cũng thống
kê được: trong số hơn 1,600 người đươc phỏng vấn thì 20% đã có tham gia ít nhất một

chuyến du lịch như vậy và trong số những người chưa tham gia lần nào thì hai phần ba
(62%) nói có nhiều triển vọng họ sẽ tham gia một chuyến. Ngoài ra 95% số người đã
tham gia cho biết rất có thể họ sẽ lại tham gia nữa. [18, tr.82]
Tuy được coi là loại hình du lịch mới nhưng theo giáo sư Donald E. Hawkins dạy ở
đại học George Washington, trong một diễn đàn về DLTN mang tên "Closing Remarks”,
ông đã nhận định đúng trước rằng DLTN năm 2010 sẽ trở thành một trong những loại hình
du lịch hàng đầu tại thị trường Hoa Kỳ. DLTN nổi lên như một “xu hướng giải trí thời


thượng” và mong ước muốn mở rộng DLTN cùng với lữ hành sẽ cịn tiếp tục gia tăng. Điều
đó báo hiệu một tương lai tươi sáng cho thị trường DLTN ở Hoa Kỳ nói riêng và thị trường
DLTN tồn cầu nói chung. [24, tr.100]
1.2. Khái niệm du lịch tình nguyện
Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ để chỉ DLTN như: volunteer tourism,
voluntourism, volunteer holidays, volunteer vacations ..v..v.. Và cũng có khá nhiều định
nghĩa trên thế giới về DLTN của rất nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đưa ra:
 Theo từ điển Wikipedia:
“Du lịch tình nguyện là cơ hội cho mọi người tạo ra sự khác biệt tích cực trong
cuộc sống của những người khác hoặc giúp cải thiện và đóng góp vào xã hội, văn hóa,
hoặc mơi trường khi đi du lịch. Nó cũng là cơ hội cho mọi người ở hầu hết các lứa
tuổi hịa mình vào đời sống ở nước ngoài đầy thách thức, trải nghiệm nền văn hóa
khác một cách trực tiếp và học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh”.
(Volunteer vacations are an oppoturnity for people to make an difference in the
lives of the others or to help improve and contribute to society, culture or the
environment while on vacation.It is also a chance for people of nearly any age to
immerse themselves in foreign or challenging circumstances, experiences a different
culture first-hand and learn more about the world they live in.)
 Theo Stephen Wearing trong “ Volunteer tourism - A experience makes a
difference”:
“Du lịch tình nguyện là hiện tượng kết hợp du lịch với tình nguyện, áp dụng

cho những du khách vì rất nhiều lí do, tình nguyện theo một cách có tổ chức, thực
hiện các chuyến đi nhằm mục đích hỗ trợ hoặc giảm nghèo đói về vật chất cho các
nhóm người trong xã hội, bảo tồn một môi trường nhất định hoặc nghiên cứu các lĩnh
vực xã hội và môi trường”
(Volunteer tourism is the phenomenon combining travel with voluntary work,
applies to those tourists who, for various reasons, volunteer in a organized way to
undertake holidays that might involve aiding or alleviating the maerial poverty of some
groups in society, the restoration of certain environment or reaseach into aspects of
society or environment)


 Du lịch tình nguyện trong bài “A better understanding of the VT experience”
của Đại học James Cook lại là:
“Du lịch tình nguyện là loại hình dựa trên những người đi du lịch tình nguyện
trả tiền, làm việc cho các dự án xã hội và bảo tồn trên toàn thế giới với mục đích du
hành bền vững nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương, nghiên cứu khoa học
và bảo tồn hệ sinh thái”.
(Volunteer tourism make use of holiday- makers who volunteer to fund and work
on social or conservation projects around the world and aim to provide sustainable
alternative travel that can assist in community developments, scientific research or
ecological restoration.)
 Trang web voluntourism.org định nghĩa:
“Du lịch tình nguyện là sự kết hợp lồng ghép giữa dịch vụ liên quan đến tình
nguyện ở điểm đến với các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như nghệ thuật,
văn hóa, địa lí, lịch sử và giải trí khi đang ở điểm đến”.
(In a more refined and balanced approach, VolunTourism is the integrated
combination of voluntary service to a destination with the

traditional


elements

of

travel and tourism - arts, culture, geography, history, and recreation - while in the
destination.)
Tuy nhiên, qua các quan điểm về DLTN của các tác giả trên thế giới nêu trên, tác
giả nhận thấy việc lựa chọn sử dụng định nghĩa DLTN của Tổ chức Peace Corps, tổ chức
được coi là người sáng lập ra loại hình DLTN làm cách hiếu DLTN xuyên suốt tại luận văn
là phù hợp hơn cả. Tổ chức Peace Corps đã định nghĩa về DLTN một cách thống nhất và
phù hợp với DLTN tại Việt Nam hiện nay như sau:
“Rất đơn giản, du lịch tình nguyện là sự kết hợp của hai từ du lịch và tình
nguyện. Du lịch tình nguyện là sự tổng hợp những yếu tố tốt nhất của lữ hành và du
lịch như nghệ thuật, văn hóa, địa lí, các di sản, mơi trường tự nhiên và giải trí với cơ
hội để giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến bao gồm cư dân, điểm tham quan và các yếu tố
khác nữa”.
(Very simply, VolunTourism is a combination of the words volunteerism and
tourism. VolunTourism integrates the best of travel and tourism – arts, culture, ography,


heritage sites, the natural environment, and recreation – with the opportunity to serve
and enhance the destination – its people, places, and thing).
Qua đó, tác giả cũng rút ra một số điểm tương đồng trong các định nghĩa DLTN:
 Là một nhánh của du lịch phi đại chúng, du lịch thay thế.
 Là hình thức du lịch mà du khách tham quan điểm đến và tham gia vào các dự án
ở cộng đồng địa phương.
 Các dự án này thường việc thiết kế cho khách du lịch tình nguyện làm cơng việc
bảo tồn hoặc công việc phát triển. Các công việc bảo tồn có thể là đi đến các địa điểm
khác nhau ở vùng địa lí khác nhau như Châu Phi, Châu Á và Nam Mĩ giúp các vấn đề về
môi trường… Công việc phát triển thường là các trợ giúp về y tế, tham gia phát triển

kinh tế, xã hội và giúp bảo tồn di sản, văn hóa…
1.3. Một số khái niệm liên quan tới du lịch tình nguyện
Du lịch
Tourism

Du lịch đại chúng
Mass tourism

Văn hóa
Cultural

Giáo dục
Educational

Du lịch thay thế

Alternative tourism

Khoa học
Scientific

Khám phá
Adventure

DL Nơng nghiệp
Agritourism

Du lịch tình nguyện
volunteer tourism
Du lịch sinh thái

ecotourism

Mơ hình 1.1: Sơ đồ loại hình DLTN [24, tr.82]
1.3.1. Du lịch thay thế (DLTT)
Những tính chất và đặc điểm của du lịch thay thế được tác giả Stephen Wearing
khái qt hóa tại Báo cáo hội nghị năm 1990, trích dẫn trong Weaver 1991:


 Hướng tới bảo tồn, bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn lực thiết yếu của du lịch.
 Khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các điểm thu hút khách du lịch và cơ sở hạ
tầng, giữ văn hóa bản địa làm nền tảng, phát triển theo cách thức bổ sung cho các thuộc
tính bản địa.
 Đảm bảo sự phát triển cơ sở hạ tầng ở mức có lợi cho điều kiện địa phương, chứ
không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên cũng như xã hội, không dẫn
tới việc tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.
 Hướng tới giảm thiểu tác động môi trường, và tránh tác động tiêu cực của sự phát
triển du lịch lan tràn trước đây từng xảy ra ở nhiều khu vực kém phát triển. (Saglio, 1979;
Gonsalves, 1984; Kozlowski, 1985; Travis, 1985; Bilsen, 1987).
 Khơng làm nghèo/bịn rút dân cư địa phương, mà ngược lại lợi ích thuộc về cộng
đồng địa phương. (Yum, 1984).
 Không chỉ nhấn mạnh vào bền vững sinh thái mà cịn chú trọng bền vững văn hóa.
Hình thức du lịch này khơng phá hoại văn hóa bản địa, mà định hướng sự tôn trọng của
du khách đối với các thực thể văn hóa bản địa, thơng qua giáo dục và những cuộc “gặp
gỡ” có tổ chức. (Holden, 1984). [24, tr.82]
Như vậy du lịch thay thế phát triển theo các hướng với các loại hình du lịch sau:
 Hướng dựa vào tài nguyên: du lịch sinh thái, du lịch đại mạo, du lịch nơng nghiệp
 Hướng dựa vào văn hố: du lịch văn hoá, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch bản
địa
 Hướng dựa vào kinh tế: Du lịch từ thiện nguyện, du lịch vì người nghèo..
 Hướng du lịch định hướng hoạt động: Du lịch khám phá, du lịch tâm linh, du lịch

tình nguyện..
 Hướng dựa vào cơ sở quản lý


1.3.2. Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), cũng như Khoản
21, Điều 2, Chương I, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 thì phát triển du lịch bền vững
được quan niệm là “sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của
họ”.[4, tr.81]
Như vậy, phát triển du lịch bền vững là đáp ứng các nhu cầu hiện tại trong khi vẫn
bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. Ba yếu tố cân bằng trong phát triển du lịch
bền vững gồm: kinh tế, xã hội và môi trường.
So với du lịch sinh thái (Ecotourism), du lịch bền vững bao gồm cả khu vực thành
thị lẫn nơng thơn, cả di sản văn hố và di sản lịch sử - tức phạm vi đề cập của nó rộng
hơn du lịch sinh thái.
Du lịch tình nguyện ln hoạt động hướng đến lợi ích cho cộng đồng, xã hội và có
đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của vùng. Và chắc chắn
rằng việc phát triển du lịch tình nguyện cũng đóng góp rất lớn cho việc bảo tồn, gìn giữ
các giá trị tự nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống của địa phương. Bản thân người tham
gia loại hình du lịch này đều nhận thức được rằng cần phải bảo tồn những giá trị sinh học
và tài nguyên môi trường đang ngày càng có nguy cơ bị đe doạ ở điểm đến.
1.3.3. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái và DLTN là những loại hình nằm trong du lịch thay thế và cùng
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Hai loại hình này có một số điểm chung là:
- Là những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hố địa phương
- Phải có sự tham gia của cộng đồng
- Hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững
Tuy nhiên, so với du lịch sinh thái, về cách thức tổ chức thực hiện, DLTN có một
số điểm khác biệt sau:

- DLTN chỉ khai thác trên địa bàn mang tính đặc thù với cơng việc tình nguyện: ví
dụ những nơi cịn kém phát triển, cần có sự chung tay góp sức để bảo tồn và phát triển.
- Sự hấp dẫn của DLTN chính là việc khách DLTN được tham gia các hoạt động
của các chương trình, dự án phát triển và dự án về bảo tồn, tham gia các chương trình này,


du khách chủ yếu phải lao động và cống hiến một cách tự nguyện cơng sức và trí lực của
mình vào các dự án tình nguyện nhằm giúp đỡ cộng đồng điểm đến.
1.3.4. Các loại hình du lịch khác
Một số loại hình du lịch khá gần gũi với DLTN có thể kể đến đó là: du lịch từ
thiện, du lịch nơng thơn, du lịch xanh, du lịch vì cộng đồng, du lịch có trách nhiệm…
Những loại hình du lịch này có rất nhiều đặc điểm hoạt động liên quan đến loại hình du
lịch tình nguyện, chính vì vậy để phân biệt DLTN với những loại hình du lịch này cũng
như tìm ra mối liên hệ giữa chúng, tác giả xin đưa ra một bảng so sánh các loại hình du
lịch gần với DLTN gắn với một số tiêu chí như sau:
Bảng 1.1. Các loại hình du lịch gần với du lịch tình nguyện
Loại

Du

lịch

hình

thiện

Từ Du lịch nơng Du lịch có trách Du lịch cộng đồng
thôn

nhiệm


DL
Đặc

Kết

trƣng

khách

nối

du Dựa vào các giá Giúp tăng trưởng Là hình thức du lịch
với trị thiên nhiên và kinh tế, đảm bảo tới các điểm đến tự

người dân với văn hóa vùng tính tồn vẹn mơi nhiên, các nền văn
các cộng đồng nơng thơn nhằm trường,

tạo

cơng hóa bản địa nhằm

khó khăn nhằm thỏa mãn nhu bằng xã hội, tăng mang lại lợi ích cho
giúp các nhà cầu nghỉ ngơi, cường lao động, tơn người
tài trợ có cơ giải

trí,

dân


địa

nghỉ trọng văn hóa địa phương bằng cách

hội gặp gỡ và dưỡng, phục hồi phương,

tạo

ra giúp họ duy trì

hiểu rõ hơn về sức khỏe và tìm những sản phẩm du quyền tự ra quyết
cộng đồng mà hiểu tập quán lịch có chất lượng, định về việc tổ chức
họ hỗ trợ. Là văn

hóa

làng hàm lượng văn hóa du lịch tại địa bàn

cơ hội để du quê, mang lại lợi và giá trị đạo đức sinh sống của họ.
khách có thể ích
tài

trợ

cho

cộng cùng giá trị trải

tiền/ đồng địa phương nghiệm cao hơn.


hiện vật cho và đóng góp cho Bản chất của loại
cộng đồng địa việc bảo tồn các hình du lịch này
phương và trực di

sản

thiên chứa đựng những


tiếp tìm hiểu nhiên và văn hóa đặc trưng của phát
những tài trợ bản địa

triển du lịch bền

đó của họ được

vững,

sử dụng như

mang tính phổ quát,

thế nào.

định

tuy
hướng

nhiên


cao

hơn, thậm chí điều
chỉnh tất cả các loại
hình du lịch khác
nhằm hướng đến
mục tiêu phát triển
hài hịa ngành du
lịch, đem lại bình
đẳng cho tất cả chủ
thể tham gia vào
q trình phát triển
du lịch
Điểm

- Khơng chú -

đến

trọng

Tiến

hành - Có thể tiến hành - Cụ thể phát triển

quá trong phạm vi tại mọi điểm đến, tại các khu vực

nhiều đến các các vùng nông khu vực đang được khơng có điểm đặc
điểm đến đẹp, thơn (làng quê khai thác hay khu biệt về tài nguyên

hay các khu du đồng bằng châu vực tiềm năng của tự nhiên, nhưng có
lịch nổi tiếng..

thổ, vùng quê du lịch

đặc trưng riêng về

- Chủ yếu là ven biển, vùng

văn hóa

khu vực cộng quê miền núi…)

- Có thể phát triển

đồng chưa phát

tại các đô thị

triển,

những

nơi cần sự hỗ
trợ về vật chất,
tinh thần.
Gắn

Các hoạt động Ít nhiều có sự Cung


với

chủ yếu hướng tham

gia

cấp

những x

của trải nghiệm thú vị


cộng

đến giúp đỡ cộng đồng địa cho du khách thông

đồng

cộng đồng địa phương và chia qua mối liên kết
phương,

và sẻ lợi ích về giữa khách du lịch

phải xuất phát kinh tế cho cộng và người dân địa
từ nhu cầu cần đồng

phương, tạo hiểu

thiết giúp đỡ


biết về các vấn đề

nhất từ cộng

văn hóa, xã hội và

đồng

mơi trường tại địa
phương, tơn trọng
văn

hóa

phương,

địa
khuyến

khích sự tôn trọng
lẫn nhau giữa khách
du lịch và người
dân địa phương; tạo
dựng niềm tin, lịng
tự hào dân tộc cho
cộng đồng.
Đóng

X


X

Đóng góp tích cực x

góp cho

vào việc bảo tồn

cơng

các di sản thiên

tác bảo

nhiên và văn hóa

tồn

nhằm duy trì một
thế giới đa dạng

Diễn

x

x

Có hoạt động này x


giải

nếu gắn với trách

mơi

nhiệm

trƣờng

trường. Trong đó,

về

Mơi

việc giáo dục và
nâng cao nhận thức
về môi trường cho


du khách là một
nhiệm vụ lớn khơng
thể thiếu
X

Sự

Có sự tham gia Có sự tham gia trực Cộng
tiếp


đồng

địa

của tiếp của cộng đồng phương tham gia,

tham

trực

gia của

cộng đồng dân dân cư tại chỗ

chịu trách nhiệm, ra

cộng

cư tại chỗ

quyết định, thực thi
và điều hành dự án

đồng
địa
phƣơng
1.4. Nội dung chính của du lịch tình nguyện

Hầu như tất cả các các chương trình DLTN của các tổ chức phi chính phủ và các

cơng ty lữ hành tổ chức đều được tạo nên bởi việc kết hợp giữa hoạt động của du lịch và
hai nội dung hoạt động chính liên quan đến cơng việc tình nguyện là công việc bảo tồn
thiên nhiên hay bảo vệ môi trường (sau đây được gọi tắt là: công việc bảo tồn) và công việc
phát triển xã hội (sau đây được gọi tắt là: công việc phát triển)
1.4.1. Công việc bảo tồn:
Những Chương trình/Dự án DLTN về lĩnh vực bảo tồn ở trên thế giới bao gồm các
hoạt động chủ yếu như:
Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đường bờ biển
Giáo dục về môi trường cộng đồng, di sản tự nhiên và nhân tạo
Bảo vệ nguồn nước, quản lý đất một cách bền vững và bảo tồn đô thị.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, bảo vệ môi trường được quy định là
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm
cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài ngun thiên nhiên.
Có thể lấy một ví dụ điển hình từ một xu thế du lịch thời thượng của năm 2009.
Đó là du khách đến các nước Cộng hồ Nam Phi và Châu Á để tắm cho chim cánh cụt.
Do hậu quả mỗi lần các tàu chở dầu gặp nạn đều có vài trăm con chim cánh cụt bị dính


dầu, lớp dầu bám vào có thể sẽ giết chết chúng. Khách DLTN được trực tiếp tham gia
bảo vệ động vật bằng cách đi bắt các con chim cánh cụt bị dính bẩn, tắm và chăm sóc cho
chúng, rồi thả ra. Một ví dụ đơn giản về hoạt động bảo tồn của DLTN nữa đó là đã có
những tour du lịch nhặt rác, dọn dẹp khu vực sinh thái và môi trường du lịch sạch sẽ tại
điểm đến của du khách tại Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới.
1.4.2. Công việc phát triển:
Bên cạnh công việc bảo tồn thì DLTN cịn có một mảng khác rất quan trọng đó là
cơng việc phát triển. Những dự án du lịch tình nguyện trên thế giới nhằm hướng tới sự
phát triển gồm đủ hình thức hoạt động: từ việc dạy tiếng Anh, tin học ở các trường nông
thôn ở Trung Quốc, xây sân chơi, trường học, giúp đỡ nạn nhân sóng thần, động đất...

cho đến giúp đỡ trẻ em bất hạnh ở Bangkok, Thái Lan; giúp đỡ trẻ em mồ cơi ở
Campuchia hoặc thậm chí tình nguyện ở ngay trung tâm của Singapore phồn thịnh..
Một trong những hoạt động phát triển thông thường nhất là giúp đỡ trẻ em hồn
cảnh và có rất nhiều cách, chẳng hạn như dạy tiếng Anh cho trẻ ở Isan hay những vùng bị
ảnh hưởng của đợt sóng thần cuối năm ngối, giúp nhà trẻ mồ côi... Ở Lào, du khách
thường chọn xây trường học. Du khách là nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa muốn cống hiến tay
nghề của mình với việc khám chữa bệnh miễn phí cịn các nhà ký sinh học được gửi đến
các tổ chức về bảo vệ môi trường, thanh niên tay chân cứng cáp thì chọn đào giếng, xây
nhà vệ sinh, nhà tắm và trường học cho trẻ em.
1.5. Đặc trƣng của loại hình du lịch tình nguyện
1.5.1. Sự tận tâm, nhiệt tình của khách du lịch tình nguyện
Thay vì sống tại các khách sạn và ăn tại các nhà hàng sang trọng, khách DLTN sẽ
sống chung với người dân địa phương, chia sẻ khẩu phần ăn và chỗ ngủ với người dân
địa phương, thay vì chỉ đến các điểm có phong cảnh đẹp, khu du lịch nổi tiếng, sầm uất
thì họ cùng chung tay làm việc và chia sẻ những vấn đề khó khăn với cộng đồng trong
tour DLTN.
Khách DLTN thường là những người có nhận thức cao về cái tôi cá nhân, về các
giá trị trong cuộc sống, nhận thức được trách nhiệm đối với cộng đồng và ln muốn
đóng góp cơng sức của mình cho cuộc sống của cộng đồng, vì một thế giới tương lai tốt
đẹp hơn. Hết mình, nhiệt tình và chuyên tâm vào những cơng việc có ý nghĩa, họ tham


×