Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tây ninh đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 128 trang )

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

PHM TH SNG

PHT TRIN DU LCH TỈNH TÂY NINH
ĐẾN NĂM 2020 TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH T QUC T

luận văn thạc sĩ du lịch

Hà Nội, 2014


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

PHM TH SNG

PHT TRIN DU LCH TỈNH TÂY NINH
ĐẾN NĂM 2020 TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH T QUC T
Chuyên ngành: Du lịch

(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)

luận văn thạc sĩ du lịch

ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH


Hµ Néi, 2014

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ASEAN

Giải thích từ viết tắt
The Association of South - East Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
FDI
Vốn đầu tư nước ngồi
DTLSVHDT
Di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng
ĐNB
Vùng du lịch Đơng Nam bộ
TNB
Vùng du lịch Tây Nam bộ
DTLSVH
Khu di tích lịch sử văn hóa
ĐBSCL
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long
GDP
Tổng thu nhập quốc dân

HĐND
Hội đồng nhân dân tỉnh
KTTĐPN
Kinh tế trọng điểm phía Nam
ICOR
Hệ số đầu tư
INBOUND
Khách du lịch quôc tế đến
OUTBOUND
Khách du lịch là người Việt Nam, người nước ngồi sống
và làm việc
KCN
Khu cơng nghiệp
VQG
Vườn quốc gia
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL
Khách du lịch
KTQ
Khach tham quan du lịch
Khách DLLT
khách du lịch có lưu trú
LHVN
Cơng ty lữ hành Việt Nam
MTDTGPMNVN
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
CPCMLTCHMNVN Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
QHTTPTDL
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

QHTTPTKTXH
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
QC
Quy chế
pH
Độ chua phèn trong môi trường
QH
Kỳ họp Quốc hội đã thông qua Luật
P2O5
Oxit phootspho trong môi trường
MTTN
Môi trường Tây Ninh
CTR
Chất thải rắn
TNMT
Tài nguyên môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
Sở VHTTDL
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh
3


KHKTCN
Viện NCPT Du lịch
SDP
TP
TDTT
TX
SCTV

VTV
HTV7, HTV9
PTTH
TTBQ
XTDT
VQG
Visa
WEC
GMS
GIS
RS
UBND
HDND
UNWTO
UNICEF
JICA
FAO
WB
ADB
NGO
ODA

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Sử dụng phòng
Thành phố
Thể dục thể thao
Thị xã
Truyền hình cáp Saigontourist
Đài truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Phát thanh truyền hình
Tăng trưởng bình quân
Xúc tiến du lịch
Vườn quốc gia
Thị thực
Tổ chức hợp tác Đông Tây
Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng
Geographic Information System
Hệ thống thông tin địa lý
Remote Sensing
Công nghệ viễn thám
Ủy ban nhân dân
Hội đồng Nhân dân
United National World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
The Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
World Bank
Ngân hàng Thế giới
The Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
Non-governmental organization
Tổ chức phi chính phủ
Official Development Assistant

Viện trợ phát triển chính thức

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1- Hiện trạng số lượng khách du lịch
Bảng 2-2- Hiện trạng số lượng xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế
Bảng 2-3- Hiện trạng về cơ sở lưu trú
Bảng 2-4- Hiện trạng về lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh
Bảng 2-5- Hiện trạng dự án và vốn đầu tư phát triển
Bảng 3-1- Dự báo về khách du lịch
Bảng 3-2- Dự báo ngày lưu trú trung bình
Bảng 3-3- Dự báo mức chi tiêu trung bình tổng thu từ khách du lịch
Bảng 3-4- Dự báo thu nhập từ du lịch (GDP) vốn đầu tư
Bảng 3-5- Dự báo đóng góp GDP du lịch so với GDP của tỉnh
Bảng 3-6 - Dự báo hệ số đầu tư ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Bảng 3-7- Dự báo nhu cầu và phân bổ nguồn vốn
Bảng 3-8- Dự báo cơ cấu vốn đầu tư du lịch theo lĩnh vực
Bảng 3-9- Dự báo nhu cầu phòng lưu trú
Bảng 3-10- Dự báo lao động trong ngành du lịch
Bảng 3-11- Nghiên cứu quỹ đất cho du lịch phân theo quản lý và địa bàn
Bảng 3-12- Dự báo phân kỳ dầu tư cho các dự án
Biểu 2-1- Hiện trạnh tỉ lệ khách quốc tế và nội địa có lưu trú trên địa bàn
Biểu 2-2- Hiện trạng cơng suất sử dụng phịng lưu trú trên địa bàn
Biểu 2-3- Hiện trạng phân loại cơ sở lưu trú du lịch
Biểu 2-4- Hiện trạng phân loại lao động trực tiếp và gián tiếp
Biểu 3-1- Dự báo về số lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh

5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................5
1. Mục đích ý nghĩa của đề tài ................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trong và ngoài nƣớc .................................................7
2.1. Ở nước ngoài ....................................................................................................7
2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................8
2.3. Ở tỉnh Tây Ninh ................................................................................................9
3.Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................9
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................9
3.2. Đối tượng .........................................................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................10
4.1. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................10
4.1.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp số liệu .....................................10
4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa và khảo sát ................................................10
4.1.3. Phương pháp bản đồ ...................................................................................11
4.1.4. Phương pháp chuyên gia.............................................................................11
4.2. Phương pháp luận ..........................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .............................................................................12
1.1. Một số khái niệm về du lịch và phát triển du lịch........................................12
1.2. Vị trí, vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế ............................13
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch ...................................15
1.4. Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .......................19
1.5. Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế ..........................................................22
1.6. Điều kiện phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế......23
1.7. Một số xu hướng phát triển du lịch thế giới đến năm 2020 ........................25
1.8. Các yêu cầu đặt ra đối với phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế ...............................................................................................................26

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NINH GIAI ĐOẠN
2007-2012 .....................................................................................................................29
2.1. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................29

1


2.1.1. Thực tiễn phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế .............................................................................................29
Cơ hội, thuận lợi của quốc tế và trong nước đối với du lịch Tây Ninh. ...............29
2.1.2 Thực tiễn phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí
Minh. .....................................................................................................................31
2.2. Khái quát chung về tiềm năng phát triển du lịch Tây Ninh .......................31
2.2.1. Tài nguyên tự nhiên ...................................................................................31
2.2.1.1. Địa hình và khống sản ..........................................................................31
2.2.1.2. Thủy văn ..................................................................................................32
2.2.1.3. Rừng.........................................................................................................33
2.2.2. Tài nguyên nhân văn .................................................................................37
2.2.2.1. Lịch sử .....................................................................................................37
2.2.2.2. Văn hóa ....................................................................................................38
2.2.2.3. Lễ hội .......................................................................................................38
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................39
2.2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải ...................................................................39
2.2.3.2. Hệ thống bưu chính viễn thơng ..............................................................39
2.2.3.3. Hệ thống điện ..........................................................................................40
2.2.3.4. Hệ thống cấp thốt nước.........................................................................40
2.2.4. Cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư trong phát triển du lịch .................40
2.2.4.1. Cơ chế chính sách ...................................................................................40
2.2.4.2. Hợp tác đầu tư .........................................................................................41
2.2.4.3. Các nhân tố kinh tế xã hội khác .............................................................41

2.3. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ .................................................43
2.3.1. Các khu điểm du lịch .................................................................................43
2.3.2. Các tuyến du lịch ........................................................................................43
2.3.3. Các cụm du lịch ..........................................................................................43
2.4. Kết quả phát triển du lịch Tây Ninh .............................................................44
2.4.1. Vai trò du lịch Tây Ninh trong phát triển kinh tế. ....................................44
2.4.2. Kết quả phát triển du lịch của Tây Ninh ...................................................45
2.4.2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch .......................................................45
2.4.2.2. Khả năng khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch ...........47

2


2.4.2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ................................................................50
2.4.2.4. Lao động trong ngành du lịch ................................................................53
2.4.2.6. Hiện trạng tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch .................................55
2.4.2.7. Công tác xã hội hóa hoạt động du lịch ..................................................56
2.4.2.8. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch .....................................................56
2.4.2.9. Quản lý nhà nước về du lịch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch57
2.5. Đánh giá chung ................................................................................................58
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030, TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ......................................................63
3.1. Một số định hƣớng phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020 và định
hƣớng đến năm 2030 ...................................................................................................63
Căn cứ các yêu cầu, điều kiện đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
trong phần lý thuyết và thực trạng phát triển du lịch Tây Ninh, tác giả đƣa ra các
quan điểm và mục tiêu để cùng cả nƣớc hòa nhập vào quốc tế. .............................63
3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................63
3.1.2. Mục tiêu phát triển .....................................................................................63

3.1.3. Các định hướng phát triển chủ yếu ...........................................................64
3.1.3.1. Dự báo chỉ tiêu khách du lịch. .................................................................64
3.1.3.3. Dự báo tổng thu từ khách du lịch, thu nhập du lịch. ...............................68
3.1.3.4. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư ......................................................................69
3.1.3.5. Dự báo về cơ sở lưu trú cho khách du lịch. .............................................71
3.1.3.6. Xác định và phân loại các thị trường khách du lịch ................................72
3.1.3.8. Định hướng các tuyến du lịch. .................................................................82
3.1.3.9. Định hướng đầu tư phát triển du lịch. .....................................................85
3.2. Dự báo tác động môi trƣờng trong quá trình thực hiện dự án...................90
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới ....................................................................95
3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch .......................................95
3.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch ..............................................................................................................96
3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................96

3


3.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng
thương hiệu du lịch ..............................................................................................99
3.3.5. Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch ................. 100
3.3.6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế ........................................................ 103
3.3.7. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước về du lịch ................................... 105
Tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh du lịch. .............................. 109
3.3.8. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lữ
hành ................................................................................................................... 111
3.3.9. Nhóm giải pháp triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ................................................................. 112
3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................114

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 115

4


MỞ ĐẦU
1. Mục đích ý nghĩa của đề tài
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành du lịch Việt Nam trong thời gian dài đã khẳng định vị trí của mình
trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế quan
trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh
tế, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Trong q
trình hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết thân thiện và góp phần
quảng bá nền văn hóa Việt Nam với các nước. Có lẽ khơng ngành kinh tế nào có cơ
hội phát triển và đóng góp vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế như du lịch. Phát
triển du lịch được nhìn nhận là “ngành kinh tế mũi nhọn”, rút ngắn q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thực hiện hóa mục tiêu: “đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản trở thành nước công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.”, Đại
hội lần thứ IX Đảng ta đã nhận định: Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lơi
cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp
tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh”, Đại hội XI “ Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để Đảng và
Nhà nước ta có thể thực hiện các mục tiêu xã hội. Trong q trình tồn cầu hóa và hội
nhập diễn ra trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì địi h i
chúng ta phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa những thành tựu của văn minh
nhân loại nếu khơng muốn bị nơ dịch về văn hóa”.
Được coi là một ngành kinh tế được ưu tiên phát triển, với nhiều tiềm năng và
lợi thế, là điểm đến lý tưởng với du khách quốc tế, ngành Du lịch Việt Nam đã tích
cực hội nhập và mở cửa. Năm 2012, du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ được 6,847
triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch khoảng 160

nghìn tỷ đồng. 10 tháng năm 2013 thu hút 6,119 triệu lượt khách, Mục tiêu của năm
2013 là đón và phục vụ được 7,2 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa,
tổng thu từ du lịch đạt khoảng 190 nghìn tỷ đồng.
Tây Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú rừng, núi, sơng,
hồ, các di tích lịch sử cách mạng miền Nam, các lễ hội tôn giáo, dân gian đặc sắc như
Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, sông Vàm c Đơng, Vườn quốc gia Lị Gị – Xa Mát,
quần thể các di tích lịch sử cách mạng miền Nam, Tịa thánh Cao Đài, Tháp Chót

5


Mạt, Tháp cổ Bình Thạnh …, làng nghề truyền thống mây, tre, nứa, chằm nón lá, đóng
tàu ghe, bánh tráng phơi sương và đặc sắc hơn nữa ẩm thực Tây Ninh nổi tiếng khắp
miền đất nước như: món bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, muối ớt tơm Tây Ninh,
món ăn chay đặc sắc của vùng thánh địa Cao Đài.
Vị trí địa lý Tây Ninh rất thuận lợi cho phát triển du lịch: Tây Ninh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cửa ngõ giao thương giữa thành phố Hồ Chí
Minh và Vương quốc Campuchia có đường xun Á đi qua. Tây Ninh có đường biên
giới 240 km, cịn có 02 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, 4 cửa khẩu quốc gia và 10
cửa khẩu phụ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch Việt Nam – Campuchia – Thái Lan –
Myanma và các nước trong khối ASEAN.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có nhịp độ tăng trưởng chậm,
khơng bền vững. Chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế mặc dù có lợi thế về
đường biên giới. Việc khai thác lợi thế về đường biên giới để hình thành các tour
tuyến du lịch kết nối với các nước trong khu vực ASEAN chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng. Sản phẩm du lịch còn thiếu, chất lượng dịch vụ chưa cao, các cơ sở vui
chơi giải trí thiếu và chậm phát triển. Những cơ sở hạ tầng hiện có chưa đạt chuẩn và
cịn ở quy mơ nh , khơng có khả năng phục vụ số lượng lớn, dịch vụ và cơ sở vật chất
nghèo nàn, lạc hậu. Công tác đầu tư phát triển du lịch còn ở mức thấp chưa thu hút
được các nhà đầu tư lớn nên các khu du lịch trọng điểm của tỉnh không được khai thác

tương xứng với tiềm năng du lịch. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra giải pháp
nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh là yêu cầu nhiệm vụ cấp
thiết. Xuất phát từ lý luận được tiếp thu từ khóa đào tạo Thạc sĩ Du lịch học và thực
tiễn đúc kết được của bản thân hiện đang cơng tác tại phịng Nghiệp vụ Du lịch, Sở
Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Tây Ninh; với mong muốn được đóng góp cho sự
phát triển du lịch Tây Ninh, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn đẩy mạnh hoạt động hội nhập
quốc tế về phát triển du lịch Tây Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh nhà, nâng cao vị thế du lịch Tây Ninh trong khu vực và trên trường quốc tế.
6


Nâng cao năng lực chủ động hội nhập bình đẳng của du lịch Tây Ninh với cộng
đồng du lịch quốc tế, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của Tây Ninh trong
khu vực và trên thế giới.
Dự báo tình hình và xu thế phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực để xây
dựng các giải pháp thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển tiềm năng du lịch Tây
Ninh.
Kiến nghị các nhóm giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững tiềm năng du lịch trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trong và ngồi nƣớc
2.1. Ở nước ngồi
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới
có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình du lịch, lịch sử, những nhân tố ảnh
hưởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955)… được tiến

hành ở Đức từ năm 1930. Tiếp theo đó là các cơng trình đánh giá tổng hợp tự nhiên
phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm
du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của
trường Đại học tổng hợp Matxcơva như E.D.Xmirnova, V.B.Nhefedova… đã nghiên
cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xơ (cũ). Ngồi ra các nhà
địa lí Mỹ như Bơhart (1971), nhà địa lí Anh H. Robinson (1976)… cũng đã tiến hành
đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch.
Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu địa lí du lịch đã được
quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Nhà địa lí du lịch Bêlarut I.I Pirojnik
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch như là đối tượng cho
quy hoạch và quản lý. M. Buchovarôp (Bungari), N.X. Mironhenke (Anh)… đã xác
định đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc
thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để
phát triển du lịch.
Flie Cohen, Toàn cầu hóa, sự hấp dẫn và cơ chế điều tiết, Trung tâm nghiên cứu
khoa học quốc gia Pháp, Hội thảo khoa học "Những thách thức về phương diện pháp
lý của q trình tồn cầu hóa",

7


Báo cáo của các Bộ, ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế
quốc tế
2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến
nay các cơng trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập
trung các vấn đề về tổ chức lãnh thổ khơng gian du lịch, cơ sở lí luận và phương pháp
nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn
Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương…
Nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện

như: đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ
sở lí luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển
Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thơng chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và
vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” – Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông
(1994); “ Cơ sở địa lí du lịch” – Nguyễn Minh Tuệ (1994); “Tổ chức lãnh thổ du lịch”
– Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999)…; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt
Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế của TS. Đỗ Cẩm Thơ năm 2007;
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch của Thạc sĩ Lê Văn
Minh năm 2007; Xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học ở Việt Nam của PGS.TS. Phạm Trung Lương năm 2003; Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Văn hóa,
Thể Thao và Du lịch.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu, dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà
nước; một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các cuộc hội
thảo về du lịch của Việt Nam; một số luận văn, luận án; các đề tài quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa
học địa lí trong và ngồi nước. Tiêu biểu như luận án Tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ du lịch
thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch TP. Hồ Chí
Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004)…
Các Nghị quyết Trung ương và tỉnh Đảng bộ Tây Ninh về vấn đề tồn cầu hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực hóa.
Vận dụng các tài liệu tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực hóa trong
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội như: Tồn cầu hóa - quan điểm và thực tiễn, Viện

8


Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nxb Thống kê, HN, 1999; Nguyễn Văn Dân,
Những vấn dề toàn cầu hóa kinh tế, Nxb KHXH, HN 2001
2.3. Ở tỉnh Tây Ninh

Trên thực tế hiện nay, các cơng trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Tây Ninh
cịn rất ít như có 2 đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển du lịch sinh thái Tây Ninh,
đề tài nghiên cứu khoa học ni và gây giống óc, thằn lằn núi Bà Đen và một số báo
cáo tổng hợp phát triển du lịch Tây Ninh như “Báo cáo quy hoạch tổng phát triển
ngành du lịch Tây Ninh đến năm 2010” của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch và Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh. Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Tây Ninh
về đẩy mạnh khai thác tiềm năng, phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 20122015 và tầm nhìn đến năm 2020
Đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề này trên lãnh thổ của tỉnh như một
cơng trình độc lập.
3.Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích đánh giá
tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Từ đó đề xuất quan điểm,
mục tiêu, giải pháp các kiến nghị phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020, nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch tỉnh Tây Ninh, góp phần đưa ngành du lịch
Tây Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng và về lâu dài là ngành kinh tế mũi nhọn,
đóng góp quan trọng vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Đối tượng
Luận văn tập trung vào các đối tượng sau đây:
- Tài nguyên du lịch Tây Ninh gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn
cho phát triển du lịch.
- Sản phẩm du lịch Tây Ninh.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Nguồn lực du lịch gồm nhân lực và vật lực.
- Tất cả các đối tượng trên đặt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho định
hướng phát triển du lịch Tây Ninh.

9



3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên phục vụ cho việc phát triển
du lịch và kết quả hoạt động du lịch theo 2 khía cạnh ngành và lãnh thổ (các điểm,
tuyến; các cụm du lịch…)
Về phạm vi không gian: tồn bộ tỉnh Tây Ninh diện tích 4.036,24km. Bên cạnh
có sự so sánh, liên hệ với các tỉnh, thành phố lân cận với địa phương, có cùng điều
kiện, tiềm năng phát triển du lịch, nhất là trong vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí
Minh và Tây Nam Bộ.
Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích các dữ liệu thống kê
chủ yếu trong giai đoạn 5 năm 2007 – 2012 , làm cơ sở để dự báo đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp số liệu
Các nguồn tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trên cơ sở tổng
hợp và phân tích những tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như: Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê Tây Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND
tỉnh Tây Ninh, trang thông tin điện tử Tây Ninh, các doanh nghiệp du lịch Tây Ninh,
các Khu du lịch Tây Ninh, Internet, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển du
lịch… tơi đã có được một hệ thống tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên
cứu. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tác giả chọn lọc, tổng hợp,
phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm mục
đích nghiên cứu của luận văn.
4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa và khảo sát
Thơng qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các khu du lịch, điểm du lịch,
các doanh nghiệp du lịch, các cộng đồng dân cư của các nghề và làng nghề truyền
thống đã và đang được phát triển du lịch và những nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng,
phong phú sẽ là những cơ sở cơ bản để nhìn nhận và đánh giá được thực tế tình hình
phát triển cũng như những tiềm năng của lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. Trong

suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành nhiều đợt thực hiện khảo sát các
đối tượng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để kiểm tra, đánh giá xác thực và có
tầm nhìn đầy đủ đối tượng nghiên cứu, ph ng vấn các doanh nghiệp, du khách về du
lịch. Từ đó, cho phép tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện
đối chiếu, bổ sung các thông tin cập nhật cần thiết, cũng như thẩm nhận được giá trị

10


của tiềm năng du lịch, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế, trên cơ sở đó
đề xuất những giải pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
4.1.3. Phương pháp bản đồ
Với đặc thù là mơn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ của các đối
tượng địa lí du lịch, phương pháp bản đồ cho thấy sự phân bố không gian của đối
tượng. Có thể nói, bản đồ là điểm khởi đầu và kết thúc của hoạt động nghiên cứu; cho
phép khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng và tiến hành thể hiện
các kết quả nghiên cứu lên bản đồ. Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng hệ
thống các bản đồ tài nguyên, bản đồ thực trạng và bản đồ định hướng du lịch tỉnh Tây
Ninh.
4.1.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng được vận dụng thơng
qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nhà nghiên cứu
trong vấn đề khai thác các giá trị văn hoá, tự nhiên và định hướng du lịch tỉnh Tây
Ninh từ các cơ quan, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch, các chuyên gia từ Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Khoa Du
lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn …
4.2. Phương pháp luận
Phương pháp biện chứng duy vật: Nghiên cứu phát triển du lịch Tây Ninh trong
mối quan hệ hữu cơ với du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam với các lĩnh vực khác.

Phương pháp duy vật lịch sử: hoạt động du lịch được nghiên cứu trong giai
đoạn 2005-2012 và nghiên cứu phát triển trong tương lai đến năm 2020.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch Tây Ninh giai đoạn 2005-2012.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

11


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm về du lịch và phát triển du lịch
Từ thời cổ đại, du lịch đã xuất hiện như là một hoạt động tự nhiên của con
người nhằm khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh, từng bước vươn lên
làm chủ tự nhiên, làm chủ cuộc sống. Khi sức sản sức xã hội chưa phát triển, du lịch
chỉ là hiện tượng cá biệt như buôn bán, giải trí, du lịch thể thao đã từng xuất hiện ở Hy
Lạp cổ đại với sự ra đời của thế vận hội Olimpic năm 760 trước công nguyên.
Theo Luật Du lịch năm 2006 các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hố,

cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tham quan là hoạt động của khách du lịch
trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức
những giá trị của tài nguyên du lịch. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch
và du lịch có vai trị quan trọng trong hoạt động của đơ thị. Khu du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu
tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về
kinh tế – xã hội và môi trường. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,
phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các
khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch
vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các

12


dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định
trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách
du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là
hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. Phương tiện
chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách
du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. Xúc tiến
du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội

phát triển du lịch. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Du lịch văn hóa là
hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố truyền thống. Mơi trường du lịch là mơi
trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
1.2. Vị trí, vai trị của ngành du lịch trong phát triển kinh tế
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng
nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng
vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trị thống sối. Hiện nay ở các nước có thu
nhập thấp, các nước Nam Á, Châu Phi nông nghiệp vẫn cịn chiếm trên 30% GNP,
cơng nghiệp khoảng 35% GNP. Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nơng nghiệp
chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm quốc dân.
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo hội đồng
du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6%
GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đơ la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử
và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên
thế giới.
Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thể hiện rõ qua
các năm: Cơ cấu GDP năm 2010 ở 3 khu vực (giá 1994): Nông nghiệp, Lâm nghiệp,

13


Ngư nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ là 26,8 % - 29% - 42,2%; GDP bình
quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.390USD (tương đương 26,4 triệu đồng). Đến
năm 2012, cơ cấu kinh tế ở 03 khu vực là 24,8% - 31,0% - 44,2%. Với tốc độ tăng
trưởng bình qn hàng năm thì du lịch đóng góp lớn cho nền kinh tế. Du lịch đã nộp

hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch
cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi,
những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm
thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta.
Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu
khơng thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du
lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công
nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên
cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thường cịn có những nhu cầu tiêu dùng đặc
biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học h i, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là
tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng.
Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh
giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện
được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác
động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của q
trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến
nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch,
du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng
kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch khơng ngừng mở
rộng hoạt động của mình thơng qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng
thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật
tư cho du lịch địi h i phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp,

14



hấp dẫn. Do đó nó địi h i các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát
triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư
trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay nghề cao đáp ứng được
nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu
chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch,
làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm
vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng
hố, điều hồ nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển
hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc
làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du
lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp
hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch
Thứ nhất là tài nguyên du lịch:
Đây là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển du lịch của một quốc gia
hay vùng lãnh thổ nhất định.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn
hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu
thủy văn, hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng khảo cổ kiến trúc, các cơng trình sáng tạo của con
người, và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục

15


đích du lịch. Tài ngun du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức
cá nhân.
Thứ hai là sản phẩm du lịch: Cũng giống như tài nguyên du lịch, sản phẩm du
lịch là đối tượng hấp dẫn du khách là nhân tố quyết định hoạt động du lịch diễn ra hay
không diễn ra.
Sản phẩm du lịch tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu phục vụ
khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Nếu xét về cơ cấu thì sản phẩm du lịch vô cùng
phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ
phận hợp thành có thể chia làm ba loại, đó là: sức thu hút khách du lịch, cơ sở vật chất
kỹ thuật để phát triển du lịch và hạt nhân của sản phẩm phần lớn là dịch vụ mà chất
lượng chủ yếu phụ thuộc vào con người phục vụ. Cũng như sản phẩm dịch vụ, sản
phẩm du lịch không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể ngay cả trong trường hợp
nó có tính sản xuất vật chất, bao hàm trong nó con người, nơi chốn hoạt động tổ chức
và ý tưởng. Tính phức tạp của sản phẩm dịch vụ là cần có sự tiếp xúc giữa người và
người. Mối quan hệ người với người để tạo ra sản phẩm dịch vụ có đặc điểm: Cùng có
mặt về không gian và thời gian, trao đổi thông tin lẫn nhau, nhận thức đánh giá và lựa
chọn lẫn nhau. Phần lớn sản phẩm tạo ra được khách hàng tiêu thụ ngay tại chỗ, tức là
thời điểm sản xuất và tiêu thụ xảy ra liền kế nhau tại một thời điểm. Sản phẩm của các
tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp cho khách du lịch là các loại hàng hóa dịch vụ
phục vụ cho hoạt động du lịch của khách du lịch là các loại hàng hóa dịch vụ phục vụ
cho hoạt động của khách du lịch, do đó bị giới hạn bởi thời gian và khơng gian và địi
h i phải có chất lượng cao, khơng cho phép sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ khơng
hồn hảo vì khơng thể thay thế và đền bù được, cũng rất khó khăn lấy lại lòng tin của

khách. Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bán cho khách du lịch theo
những quy trình cơng nghệ khác nhau do các bộ phận khách nhau cung cấp nên chất
lượng khó đồng nhất nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phục vụ.
Giá trị sử dụng của sản phẩm là thõa mãn nhu cầu có tính đa dạng của khách trong q
trình đi du lịch, trong đó có những nhu cầu ăn, ở, đi lại, tham quan, tìm hiểu, mở rộng
nhận thức, tăng cường giao lưu được tôn trọng. Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản
phẩm du lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch có tính kết hợp của sản phẩm vật
chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị của sản phẩm du lịch cũng trừu tượng
vơ hình mà người ta khó có thể xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cố định và

16


có thể đánh giá thơng qua tiêu dùng, chưa tiêu dùng thì khó có thể đánh giá. Ví dụ:
Trong hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch thì sản phẩm là các ấn tượng, khoái
cảm và các rung động khác trong khách du lịch th a mãn nhu cầu thẩm mỹ của họ.
Trong lưu trú và ăn uống là tạo ra và trao cho khách các dịch vụ nhằm th a mãn nhu
cầu đặc trưng của khách du lịch. Dịch vụ mà khách nhận được là sự trao đổi chứ
không phải là sở hữu, nó khơng bán hay giao qua cho một người thứ ba. Chất lượng
dịch vụ còn gắn liền với đặc điểm tâm lý xã hội của người phục vụ và khách du lịch, vì
thế nó khơng có tính lập lại và ổn định. Mặc khác, dù có ý thức hoặc vơ thức từ người
du lịch, văn hóa đều phải xuyên suốt các mặt hoạt động từ du lịch. Các nhu cầu du lịch
đều chứa đựng đặc trưng văn hóa. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm khơng chỉ
đáp ứng nhu cầu bình thường mà cịn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm, tham
quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hóa. Tất cả hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng
được các nhu cầu du lịch có giá trị đối với khách du lịch ở chỗ nó th a mãn nhu cầu
tìm đến cái mới, các khác biệt nơi ở thường ngày của khách du lịch, giúp khách đáp
ứng được các khát vọng hướng tới giá trị, chân, thiện mỹ ba trụ cột vĩnh hằng phát
triển nền văn hóa nhân loại.

Thứ ba là kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây cũng là nhân tố tác
động không nh tới phát triển của mỗi quốc gia.
Kết cấu hạ tầng nói chung và có vai trị đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát
triển du lịch. Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm: hệ thống đường giao thông các phương
tiện giao thông cùng các các cơng trình cung cấp điện, nước, thơng tin liên lạc cơ sở
lưu trú, ăn uống vui chơi giải trí, mua sắm, nơi đổi tiền, dịch vụ chăm sóc sức kh e…
để phát triển du lịch, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là đòn bẩy quan trọng
cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và chỉ mạng lưới giao thông thuận tiện
nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Ngoài các
điều kiện và kết cấu hạ tầng nêu trên các điều kiện như mạng lưới y tế, bảo hiểm hệ
thống ngân hàng cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển du lịch của mỗi
quốc gia.
Thứ tư là: lao động và chất lượng phục vụ, đây là nhân tố tổng hợp tác động
trực tiếp đến tới phát triển nền kinh tế quốc gia.

17


Lao động trong ngành du lịch chủ yếu là lao động giản đơn và số lượng lao
động trực tiếp sử dụng trong ngành du lịch được sử dụng nhiều hơn so với các ngành
khác. Ví dụ khách sạn 3 sao 100 phòng với tổng mức đầu đầu tư 30-40 triệu USD thì
phải có tối thiểu 100-140 nhân viên, nếu hạng sao cao hơn thì có 140-160 nhân viên,
nhưng một nhà máy hóa chất như vậy chỉ cần 30-40 nhân viên. Mặc dù hiện nay đã có
một số khâu một số cơng việc được máy móc kỹ thuật trợ giúp, song đa số công việc
trong hoạt động du lịch lịch đều do con người trực tiếp đảm nhận và lao động trong du
lịch đa số là lao động phổ thông. Điều đó xuất phát từ đối tượng phục vụ của ngành du
lịch là con người là rất đa dạng về thành phần tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, học vấn,
phong tục, tập qn, sở thích…
Vì thế con người làm việc trong ngành du lịch cần đáp ứng những tiêu chuẩn
đòi h i rất khắt khe của lao động trong ngành du lịch ngồi những tiêu chuẩn: như tiêu

chuẩn 1 ngoại hình và sức kh e tốt, ngoại hình là cái đầu tiên khách du lịch cảm nhận
khi tiếp xúc, nhất là các nhân viên lễ tân…, tiêu chuẩn thứ 2 là kỹ năng nghiệp vụ tinh
thông và biết sử dụng ngoại ngữ và vi tính.., Tiêu chuẩn thứ 3 là có khả năng giao tiếp
ứng xử khéo léo, có đức tính kiên trì và nhẫn nại, cởi mỡ hiếu khách gần gũi và thân
ái, lịch sự ngay cả khi khách hàng có thái độ phản ứng gay gắt; Tiêu chuẩn thứ tư có
đạo đức nghề nghiệp, có tình đồng đội chia sẻ giúp đỡ.
Thứ năm là đặc điểm thời tiết khí hậu, mùa vụ.
Khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du
lịch. Thơng thường khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch và mức độ tác
động khác nhau ở từng vùng. Khí hậu đóng vai trị chính, hạn chế sự cân bằng của các
cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng các tài nguyên du lịch theo thời gian.
Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là cố định mà chúng biến
đổi dưới tác động của nhiều nhân tố như: tự nhiên, kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật tâm
lý, v.v. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có
hoạt động du lịch. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó. Độ dài của thời gian và
cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.
Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh.
Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển
và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lich, điểm du lịch và các nhà

18


kinh doanh du lich. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khach đến vùng du lịch. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số
lượng các cơ sở lưu trú chính.
Thứ sáu: là an ninh trật tự xã hội được đảm bảo
Tình hình chính trị, hịa bình ổn định của đất nước là tiền đề cho sự phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài

nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó ln xảy ra
những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hịa bình thì khơng có
điệu kiện để phát triển kinh doanh du lịch và cũng không thu hút được khách du lịch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp, gián tiếp của khách du lịch theo
các hướng sau: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an
ninh, trật tự xã hội, nạn khủng bố...); Lòng hận thù của dân bản xứ đối với một dân tộc
nào đó (thường xuất phát từ ngun nhân tơn giáo, lịch sử đô hộ ...); Các loại bệnh
dich như tả, lỵ, dịch hạch, sốt rét ...
1.4. Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế là đặc trưng và xu hướng
phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, nó lơi cuốn sự tham gia của hầu hết nền
kinh tế, bất luận đó là nền kinh tế có quy mơ và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế
độ, chính trị - xã hội thế nào. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn là hội
nhập vào một nền kinh tế thế giới đang trong bước chuyển mạnh mẽ sang kinh tế trí
thức. Các nước đi sau chưa hoặc đang trong q trình cơng nghiệp hóa, tất yếu phải
tiến hành q trình này trong điều kiện hội nhập.
Cùng với chính sách mở cửa hội nhập chung của đất nước, theo phương châm
chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, du lịch - một
ngành kinh tế dịch vụ đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác cả song phương và đa
phương.
Thông qua hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam tranh thủ được nhiều hợp tác, hỗ
trợ phát triển, góp phần nâng cao hình ảnh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Trong khuôn khổ hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế đa phương mà du lịch
Việt Nam đã và đang tham gia, việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 2006 đã mở ra cơ hội phát triển mới cùng nhiều thách thức cho ngành du

19



lịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, các cam kết trong lĩnh vực
dịch vụ du lịch của Việt Nam khá thơng thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan du lịch và thực
hiện những cam kết trong WTO. Việc đưa ra chính sách mở cửa thị trường cho phù
hợp cam kết, cho phép các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ du lịch ở
Việt Nam đã tạo sức ép nhất định đối với các doanh nghiệp trong nước phải tự mình
vươn lên, hoặc tìm đối tác để liên kết, liên doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam mở rộng quan hệ và
thâm nhập sâu hơn vào thị trường cung cấp dịch vụ du lịch cả trong nước và ngồi
nước.
Trong khn khổ hợp tác du lịch Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á
(ASEAN), sau hơn mười năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du
lịch cấp chính phủ với tất cả chín nước thành viên khác của khu vực. Du lịch nước ta
đã cùng các thành viên ASEAN ký kết Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN với mục tiêu
xây dựng ASEAN là một điểm du lịch chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng
vào năm 2015. Trên cơ sở đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã xây dựng một kế
hoạch hành động để triển khai hiệp định, tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho
khách du lịch, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân
lực. Một lộ trình hợp tác hướng tới xây dựng cộng đồng chung ASEAN đã được Việt
Nam cùng với các thành viên xây dựng và triển khai với các chương trình hợp tác cụ
thể. Tại Diễn đàn ATF 2009, ASEAN đã ký một th a thuận thừa nhận lẫn nhau về
nghề du lịch ASEAN (MRA), trong đó các nước sẽ từng bước hài hòa các tiêu chuẩn
đào tạo và thừa nhận nghề giữa các nước trong khu vực. Trong hợp tác dịch vụ
ASEAN, du lịch Việt Nam đã cam kết phân ngành dịch vụ lưu trú, cho phép đối tác
ASEAN tham gia liên doanh đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ tổng hợp. Về
lữ hành, cho phép đối tác nước ngoài liên doanh với đối tác nước ta, từng bước tham
gia kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam.
Trong các khuôn khổ đa phương khác, bao gồm Tiểu vùng Mê Công mở rộng
(GMS), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ACMECS,
CLMV... Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực trong việc đưa ra các

sáng kiến và tham gia thực thi các chương trình hợp tác cụ thể về xây dựng sản phẩm,
kết nối tua du lịch, quảng bá, nâng cao năng lực quản lý, tiêu chuẩn hóa. Hợp tác đa

20


×