Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.41 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
+ Các loại đa dạng hóa sản phẩm 33
Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan.
Sử dụng khi: 33
Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không
liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp 34
+ Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch: 34
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APTA Hiệp hội Du lịch châu Mỹ
ASEANTA Hiệp hội Du lịch ASEAN
CNN Mạng Tin tức Truyền hình cáp được thành lập năm 1980 bởi
Ted Turner và là một nhánh của Turner Broadcasting System,
sở hữu bởi Time Warner
CTA Hiệp hội Du lịch vùng Caribe
ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
VTV Đài truyền hình Việt Nam
BBC Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc

Ireland

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
GDP Tổng sản phẩm nội địa
WTTC Hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới
PATA Hiệp hội Du lịchChâu Á - Thái Bình Dương
WTO Tổ chức Du lịch thế giới,
JATA Hiệp hội Du lịch Nhật Bản
SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc


MICE Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện,
du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác
SLVO Sea Links Vacation Ownership
VH-TT-DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
+ Các loại đa dạng hóa sản phẩm 33
Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan.
Sử dụng khi: 33
Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không
liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp 34
+ Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch: 34
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa
các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì
những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Ở nước ta, trong suốt 49
năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng.
Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực, nhưng ngành du lịch còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là, chất lượng sản phẩm du
lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản
sắc dân tộc Việt Nam; giá cả đắt hơn so với một số nước khu vực nên khả
năng cạnh tranh yếu. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm du lịch, cách
thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên
nghiệp cao Những điều đó làm cho du lịch Việt Nam ít lợi thế cạnh tranh so
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tính đặc thù của sản phẩm ở từng doanh

nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương chưa được khai
thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế chưa thật đa dạng
cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các loại hình du lịch mới tuy đã được chú ý nghiên
cứu phát triển, song còn hạn chế; cơ chế chính sách còn thiếu thông thoáng,
còn nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch
khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình
du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng
khách, của mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa,
nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên
1
truyền, quảng bá du lịch, nhất là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều
so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin
của khách du lịch và các nhà đầu tư.
Với những hạn chế, yếu kém trên, là người công tác trong ngành du
lịch, tác giả lựa chọn đề tài “Đa đạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà
Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có khá nhiều hội thảo và công trình nghiên cứu nhằm
đẩy mạnh hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của nước ta
- Tăng cường liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Huỳnh Thị Luật, ĐHKTQD (2008).
- Kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Minh Tuấn, Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh (2008).
- Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình
Thuận. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh (2002).
- Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế của
Hoàng Đức Cường, Học vện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999).

- Kinh tế du lịch của Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phát triển. Luận
văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (1997).
Các đề tài nói trên tập trung chủ yếu vào các chủ đề khai thác tiềm
năng của các địa phương để phát triển kinh tế du lịch; các thành phần kinh tế
trong hoạt động du lịch; vấn đề liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch….
Chưa có đề tài nào nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà
Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vẫn là một chủ đề mới.
2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển dịch vụ du lịch; các Nghị quyết, văn bản của Đảng bộ và chính quyền
thành phố Hà Nội; thực trạng về phát triển du lịch Hà Nội, luận văn nhằm
làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch; thực trạng sản phẩm
du lịch của thủ đô Hà Nội và đưa ra các giải pháp khắc phục để du lịch thủ đô
ngày càng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên
ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu
về đa dạng hoá loại hình sản phẩm du lịch ở thủ đô Hà Nội.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: thủ đô Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm du lịch từ
năm 2002 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Cụ thể thu thập những thông tin, số liệu về
hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội thời gian vừa qua. Đồng thời tác giả sử
dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với những người nghiên cứu và
quản lý về lĩnh vực du lịch tìm ra những kinh nghiệm, nguyên nhân của

những tồn tại để đưa ra phương hướng sát hợp và có hiệu quả trong việc đa
dạng hoá sản phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về du lịch, kinh doanh du lịch
và sản phẩm du lịch.
- Đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong thời
gian qua.
3
- Kiến nghị một số phương hướng, giải pháp đa dạng hoá sản phẩm
du lịch của thủ đô Hà Nội.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về du lịch và sản phẩm du
lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2002 - 2008.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đa
dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH
1.1.1. Du lịch và những đặc trưng của du lịch
Du lịch có từ xa xưa gắn với sự ước mơ của con người vì căn tính cơ
bản của con người là vừa thích quen, vừa thích lạ, vừa muốn đi tìm hiểu làm
quen với cái lạ để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, của các nền văn hóa

khác nhau mà ở quê hương mình không hoặc chưa có - qua đó mà tăng thêm
tri thức, tình cảm và bồi dưỡng sức khỏe. Ngày nay, du lịch đã gắn liền với
cuộc sống của hàng triệu người, nó trở thành một ngành kinh tế quan trọng và
chủ yếu không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức của mọi người đối với ngành du lịch vẫn
chưa thống nhất.
Xuất phát từ góc độ của nhà kinh doanh du lịch - người khai phá
ngành du lịch cận đại, Thomas Cook đã nêu ra định nghĩa ngành du lịch tức
là: “Để khách du lịch thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tổ chức sự
nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất”. Người Nhật Bản cho rằng
ngành du lịch là “Công nghệ tin tức” có thể phản ánh tình hình chính trị, nếp
sống xã hội và sự thay đổi tài chính. Người Anh đặc biệt nhấn mạnh sự giao
lưu giữa người với người trong du lịch, coi trọng tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi
ngành du lịch là “Ngành tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình”. Người Mỹ cho rằng rối
loạn chính trị, khủng hoảng kinh tế và thiên tai địch họa đều sẽ dẫn đến sự
tuột dốc của du lịch, vì thế gọi ngành du lịch là “Ngành nghề béo bệu”.
Người Nam Tư gọi ngành du lịch là “Hộ chiếu đi tới hòa bình thế giới”.
5
Các cách nêu trên chỉ là sự giải thích đơn giản dễ hiểu đối với một số
đặc điểm và tác dụng của ngành du lịch chứ chưa vạch rõ bản chất của ngành
du lịch.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh
chóng của ngành du lịch thế giới, việc nghiên cứu của mọi người đối với
ngành du lịch cũng không ngừng đi sâu và đã có rất nhiều quan điểm có tính
chất gợi mở. Các học giả Mỹ, Mathieson và Wall cho rằng: “Du lịch là
ngành nghề có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ khách du lịch
trong và ngoài nước. Du lịch liên quan đến du khách, hình thức lữ hành,
cung cấp ăn, ở, thiết bị và các vật dụng khác, nó cấu thành một khái niệm
tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm
đang hình thành và đang thống nhất”. Cùng quan điểm này, các tác giả khác

của Mỹ là Mcintosh, Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie phát biểu: “Du
lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại
giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá
trình thu hút và đón tiếp khách”. Kuns - một học giả người Thụy Sỹ cho rằng
du lịch là “Công nghiệp giao thông”, ông cho rằng: “Công nghiệp giao
thông có thể được coi là một bộ phận của kinh tế quốc dân, nhiệm vụ của nó
là phục vụ cho khách du lịch rời khỏi nơi thường trú đi thăm viếng nơi khác.
Đó là nền kinh tế tổng hợp do nhiều ngành thương nghiệp và công nghiệp tổ
hợp thành, chức năng của nó là nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách”. Học
giả Nhật Bản, Tiền Điền Dũng trong khái luận về du lịch cho rằng: “Ngành
du lịch là hoạt động kinh doanh đa dạng, do rất nhiều bộ môn du lịch đối lập
khác nhau triển khai nhằm thích ứng với nhu cầu của khách du lịch”. Học giả
Mexico trong cuốn ngành du lịch là môi giới giao lưu của loài người luận bàn
rằng: “Ngành du lịch có thể được xem là tổng các mối quan hệ được hình
thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho khách du lịch”.
6
Như vậy, các khái niệm và các định nghĩa về ngành du lịch trên đây
tuy không thật giống nhau, nhưng đều có hai chỗ tương đồng. Thứ nhất,
ngành du lịch là một ngành kinh tế có tính tổng hợp do hàng loạt ngành liên
quan cùng tổ hợp thành; Thứ hai, nhiệm vụ của ngành du lịch là cung cấp sản
phẩm và dịch vụ cho khách. Do đó, có thể hiểu: Ngành du lịch là ngành kinh
tế có tính tổng hợp lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm cầm
thiết và dịch vụ cho khách du lịch, tạo điều kiện tiện lợi cho hoạt động du
lịch của họ.
Trong thực tế, sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia thường bao gồm
các mục tiêu như: kinh tế, chính trị và xã hội,… Nhà nước thúc đẩy du lịch
phát triển có thể lấy một trong các mục tiêu đó làm chính và có thể xem xét
tới các mục tiêu còn lại, hoặc cũng có thể coi trọng và xác định nhiều mục
tiêu khác nhau. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện và tình hình cụ
thể của nước đó, tuy nhiên cùng với sự thay đổi tương ứng phát triển du lịch

không phải chỉ lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu duy nhất - ngành du lịch là
ngành mà mục tiêu cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc đẩy, xúc tiến, cung
cấp hàng hóa và dịch vụ để tạo ra thu nhập và đóng góp vào thu nhập của nền
kinh tế quốc dân. Ngành du lịch ngoài tính chất cơ bản mang tính kinh tế ra,
so với các ngành khác còn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, ngành du lịch mang tính tổng hợp: hoạt động du lịch là hoạt
động có tính tổng hợp, trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có các
nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm… Vì thế, sản phẩm
và dịch vụ du lịch phải là sản phẩm tổng hợp của sự phối hợp liên ngành như
công ty du lịch, khách sạn du lịch, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch,
đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch…, đồng thời bao gồm các đơn vị sản xuất
của ngành như dệt, ngành xây dựng… và một số cơ sở sản xuất tư liệu phi vật
chất, như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, tài chính, hải quan, bưu
điện, tôn giáo… cuối cùng phải được khác du lịch chấp nhận.
7
Thứ hai, ngành du lịch mang tính phục vụ: ngành du lịch mang tính
phục vụ, bởi vì sản phẩm du lịch chủ yếu cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
khách du lịch như: dịch vụ thiết kế các chương trình du lịch, dịch vụ hướng
dẫn, dịch vụ vận chuyển khách bằng phương tiện vận chuyển khác nhau, dịch
vụ làm các thủ tục liên quan tới quá trình du lịch, dịch vụ cho thuê chỗ trọ,
dịch vụ phục vụ ăn, phục vụ uống, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư
vấn…. Đặc điểm của dịch vụ đã nói lên sự linh hoạt, mềm dẻo trong hoạt
động kinh doanh du lịch nhằm phục vụ khách hàng và thu được tiền và quan
trọng hơn là đối với những người phục vụ làm sao chiều được khách để họ
tiêu thụ các dịch vụ của mình nhằm thu được tiền trong điều kiện thực tế cho
phép của mình. Để thực hiện được tốt nội dung này, đòi hỏi người phục vụ
trong ngành du lịch không chỉ có kỹ năng, nghề nghiệp giỏi mà cần kỹ năng
giao tiếp tốt; phải am hiểu tâm lý khách du lịch để phục vụ tốt; không ngừng
nâng cao danh tiếng và uy tín không chỉ cho cá nhân mà cho cả cơ sở kinh
doanh du lịch của mình.

Thứ ba, ngành du lịch mang tính thời vụ: tính thời vụ thể hiện ở thời
gian hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm, xảy ra dưới tác
động của một số yếu tố xác định, có yếu tố mang tính tự nhiên (sự thay đổi
của thời tiết khí hậu, sự vận động của mặt trời, mặt trăng, sự thay đổi của bốn
mùa), có yếu tố mang tính kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật, có yếu tố mang
tính tâm lý… thể hiện rõ ở nhiều loại hình du lịch, nhất ở các loại hình du lịch
nghỉ biển, thể thao theo mùa,… sự tác động nhiều mặt của tính thời vụ trong
du lịch cho nên đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động,
nhằm hạn chế những tác động bất lợi nêu trên trong toàn ngành và các cơ sở
trực thuộc. Muốn hạn chế tính thời vụ trong du lịch, cần phải xây dựng và áp
dụng một chương trình toàn diện, chú ý cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu,
cố gắng giảm thiểu sự cách biệt mùa vụ, lợi dụng đầy đủ thiết bị và tài
8
nguyên du lịch, tạo ra hiệu quả và lợi ích kinh tế nhiều hơn, hạn chế ảnh
hưởng của tính thời vụ du lịch trong phạm vi quốc gia, ở những trung tâm du
lịch chính và ở từng điểm du lịch…
Thứ tư, ngành du lịch mang tính quốc tế: hoạt động kinh doanh du lịch
còn được phân theo lãnh thổ hoạt động: một là, đón tiếp khách nước ngoài tới
tiến hành hoạt động tham quan du lịch trong nước; hai là, tổ chức khách trong
nước ra nước ngoài du lịch; ba là, tổ chức cho khách trong nước tiến hành
hoạt động tham quan giải trí trong nước. Hai hoạt động đầu đều chứa đựng
nhiều yếu tố quốc tế. cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch quốc tế,
việc tìm mọi cách để thu hút khách nước ngoài tới nước mình du lịch đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nếu muốn có
ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, không phải không có ảnh hưởng tiêu cực
do tính quốc tế của ngành du lịch gây ra, đó là: các thế lực phản động thường
thông qua việc đội lốt là khách du lịch để thâm nhập sâu vào nước sở tại
nhằm móc nối, xây dựng cơ sổ để tuyên truyền, kích động, gây mâu thuẫn nội
bộ giữa các dân tộc, tôn giáo làm mất trật tự, an toàn xã hội của quốc gia đó,

hòng lật đổ chính quyền… Do tính chất này, ngành du lịch cần đặc biệt quan
tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cho nhân viên trong ngành, đặc
biệt là hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hoặc nhân viên có mối quan hệ thường
xuyên với khách du lịch nước ngoài.
Thứ năm, ngành du lịch mang tính nhạy cảm: ngành du lịch có tính
nhạy cảm hơn so với các ngành kinh tế khác. Bởi vì, việc tạo ra và thỏa mãn
sản phẩm du lịch phải chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu nhìn
từ nội bộ ngành du lịch, ngành du lịch do nhiều bộ phận hợp thành. Đặc điểm
này đòi hỏi trình độ tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận có liên quan sao cho
đồng bộ và phải nâng cao trình độ nhận thức của mỗi bộ phận trong hoạt
động kinh doanh thông qua đào tạo và huấn luyện. Nhìn từ bên ngoài, các
yếu tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội… đều có thể ảnh hưởng đối với
9
ngành du lịch, dẫn tới sự đình đốn của du lịch như: động đát, biến đổi về khí
hậu, dịch bệnh hoành hành, khủng hoảng kinh tế, quan hệ giữa các nhà nước
xấu đi, chiến tranh và hoạt động khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc tăng lên…để có
thể khắc phục và hạn chế những hậu quả xấu do các nhân tố trên gây ra, các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh,
hoặc có thể liên kết liên doanh để trở thành các công ty mạnh hoặc các tập
đoàn lớn có tầm cỡ ở khu vực hoặc trên thế giới.
Thứ sáu, ngành du lịch mang tính phụ thuộc: tính phụ thuộc của ngành
du lịch trước hết biểu hiện ở sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia mang tính
định hướng đối với tài nguyên du lịch. Một trong những điều kiện quan trọng
để phát triển du lịch cần có là tài nguyên du lịch phải độc đáo, hấp dẫn. hơn
nữa, tính phụ thuộc của ngành du lịch còn biểu hiện ở tính phụ thuộc vào
trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nguồn khách là yếu tố sống còn
ngành du lịch, mà việc thu hút nguồn khách được quyết định bởi trình độ phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, hoặc khu vực; và ngược lại, trình độ phát triển
kinh tế của nước tiếp đón lại quyết định tới khả năng tiếp đón khách du lịch,
và ảnh hưởng tới chất lượng các dịch vụ ở mức độ nhất định. Biểu hiện khác

nữa về tính phụ thuộc của ngành du lịch còn ở chỗ, đó là phụ thuộc vào sự
hợp tác toàn diện, sự phát triển họp lý giữa các ngành, nghề có liên quan tới
du lịch. Bất cứ một ngành nghề nào có liên quan tới du lịch mà tuột ra khỏi
“mắt xích” thì hoạt động kinh doanh của ngành du lịch sẽ khó có thể đạt được
kết quả như mong muốn.
1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch
Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn
cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực
tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt
động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện gắn liền với đặc
điểm của từng khu vực địa lý. Các điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với
10
nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát
triển du lịch. Các điều kiện đó là:
1.1.2.1. Các điều kiện chung, bao gồm: các điều kiện chung đối với sự
phát triển của hoạt động đi du lịch (như: thời gian nhàn rỗi của dân cư; mức
sống vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao; điều kiện giao
thông phát triển; điều kiện chính trị ổn định, hòa bình); các điều kiện có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch (như: tình hình phát triển kinh tế của
đất nước; điều kiện chính trị ổn định, sự an toàn của du khách).
1.1.2.2. Các điều kiện đặc trưng - các điều kiện cần thiết đối với từng
nơi, từng vùng. Đầu tiên phải kể đến điều kiện về tài nguyên du lịch. Đây là
điều kiện cần thiết, bởi vì không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát
triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng, cũng có thể
do con người tạo ra. Các tài nguyên thiên nhiên thường do: địa hình đa dạng,
phong phú; khí hậu ôn hòa, mát mẻ, thuận lợi cho nghỉ dưỡng; động thực vật
phong phú, đặc sắc; tài nguyên nước; vị trí địa lý mang lại. tài nguyên nhân
văn là các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa
đặc trưng cho phát triển du lịch ở một vùng, một địa danh nào đó có sức hấp
dẫn khách du lịch đến với các mục đích khác nhau.

1.1.2.3. Các điều kiện phục vụ khách du lịch vô cùng quan trọng gồm:
các điều kiện về tổ chức chung như: sự sẵn sàng chuyên nghiệp của bộ máy tổ
chức nhà nước chung và chuyên ngành với hệ thống thể chế quản lý đầy đủ,
hợp lý và đội ngũ cán bộ với số lượng, cơ cấu, trình độ cao… hệ thống các
doanh nghiệp kinh doanh như khách sạn, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ
khác. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở vật chất thuộc
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc ngành du lịch.
1.1.2.4. Các điều kiện về kinh tế bao gồm các điều kiện bảo đảm các
nguồn lực, việc thiết lập và mở rộng các quan hệ kinh tế…
1.1.2.5. Các điều kiện, sự kiện đặc biệt gắn liền với sự năng động sáng
tạo của chính quyền và ngành du lịch tạo nên.
11
1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch
Du lịch phát sinh từ khi ngành thủ công tách ra khỏi nông nghiệp.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, ở nhiều
quốc gia du lịch là ngành kinh tế hàng đầu. Trong những năm tới dự đoán du
lịch sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
1.1.3.1. Xu hướng phát triển của cầu du lịch. Sự phát triển của cầu du
lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau:
- Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn
đánh giá mức sống của dân cư.
- Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch
thay đổi. Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng
khách đến Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối.
- Cơ cấu chi tiêu của du khách thay đổi theo hướng tỷ trọng chi tiêu cho
các dịch vụ cơ bản giảm tương đối, trong lúc tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ
bổ sung tăng lên.
- Du khách có nhu cầu thay đổi hình thức chuyến đi theo hướng tự do
hơn, đa dạng hơn.
- Sự hình thành các nhóm du khách theo độ tuổi với các mục đích và

nhu cầu khác nhau.
- Du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du lịch.
Những xu thế phát triển cần phải được nghiên cứu để kịp thời đáp ứng.
1.1.3.2. Các xu thế phát triển của cung du lịch: có nhiều nhân tố chi phối
sự phát triển của cung du lịch, trong đó, đặc biệt là sự chi phối của cầu du lịch
và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Những năm
tới đây dự đoán các xu hướng phát triển cung du lịch như sau:
- Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều sản
phẩm độc đáo.
12
- Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều
hình thứ tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng.
- Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lịch ngày càng được
nâng cao.
- Ngành du lịch ngày càng được hiện đại hóa trên tất cả các khâu.
- Xu hướng quốc tế hóa trong phát triển du lịch là tất yếu khách quan.
Các quốc gia, các địa phương có xu hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính
tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Tính thời vụ trong du lịch ngày càng được khắc phục.
1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA SẢN
PHẨM DU LỊCH
1.2.1. Sản phẩm du lịch
1.2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và đặc tính của sản phẩm du lịch
+ Khái niệm
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng
nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể
như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu
không khí tại nơi nghỉ mát” (Michael M. Coltman)
Sản phẩm du lịch còn gọi là kinh nghiệm du lịch và nó là tổng thể nên
Krapf nói “một khách sạn không làm nên du lịch”

Điều 4 chương I Luật Du lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”.
+ Đặc tính của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt. những đặc tính này cũng
là những đặc trưng của dịch vụ du lịch. Sau đây là những đặc tính sản phẩm
du lịch:
- Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
13
- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước.
- Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm quá lâu.
- Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng.
- Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau.
- Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế
ngồi nhà hàng không thể để tồn kho.
- Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng
lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút.
- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành
với công ty bán sản phẩm.
- Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao
động về tiền tệ, chính trị.
1.2.1.2. Thành phần sản phẩm du lịch
1.2.1.2.1. Cách sắp xếp sản phẩm du lịch theo tổ chức du lịch thế giới
- Di sản tự nhiên
- Di sản năng lượng
- Di sản về con người
- Những hình thái xã hội
- Những hình thái về thiết chế chính trị, pháp chế, hành chính
- Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở
- Những hoạt động kinh tế, tài chính.

1.2.1.2.2. Cách sắp xếp của Jeffries và Krippendorf
- Các di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Các di sản do con người tạo ra
- Các yếu tố thuộc về con người: tôn giáo phong tục, tập quán
- Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc
- Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: khách sạn,
nhà hàng.
- Các chính sách kinh tế, tài chính, chính sách xã hội.
14
1.2.1.2.3. Cách sắp xếp của Michael M. Coltman
M. Coltman chia sản phẩm du lịch theo hai hướng tài nguyên:
+ Tài nguyên theo hướng Marketing
- Tài nguyên thiên nhiên: phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc
đá, đèo, hệ động vật và thực vật, bãi biển, hải cảng.
- Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: vùng khảo cổ, kiến trúc truyền
thống, nghề thủ công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ lạt, nghi thức, phong tục,
múa hát.
- Nơi giải trí: công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội….
- Các tiện nghi du lịch: chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua
sắm, trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ.
- Khí hậu.
- Các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Hấp dẫn tâm lý: mỹ quan, thái độ hài lòng.
+ Cách sắp xếp theo hướng chức năng điều hành.
- Khả năng mua đất đai.
- Kế hoạch và phân vùng.
- Vận chuyển: đường bộ, đường hàng không, xe lửa, xe đò, tàu bè…
- Phục vụ công cộng: nước dùng, điện, nước thải.
- Kỹ nghệ trợ giúp: công an, cứu hỏa, y tế, nhà thờ, chùa, ngân hàng,
cung ứng lương thực, giặt ủi, các dịch vụ trợ giúp khác.

- Lực lượng lao động: thuê mướn lao động được, khéo léo tay ngề, dạy
ngoại ngữ, dạy kỹ thuật.
- Vốn.
- Thái độ của chính quyền địa phương,
1.2.1.3. Mô hình sản phẩm du lịch
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, người ta rút ra
những yếu tố căn bản để lập nên những mô hình sản phẩm du lịch. Tùy theo
15
yếu tố thiên nhiên của mỗi nước và quan niệm của mỗi tác giả, từ đó có
những mô hình 4S, 3H và 6S.
Mô hình sản phẩm du lịch 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.
1.2.1.3.1. Mô hình 4S
SEA : Biển
SUN : Mặt trời, tắm nắng
SHOP : Cửa hàng lưu niệm, mua sắm
SEX(or SAND) : Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tẵm nắng)
+ Biển (Sea)
Biển là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Những nơi
nào có bãi biển đẹp, sạch sẽ là nơi du khách đổ xô về tắm biển, lướt ván, phơi
nắng, nghỉ dưỡng.
+ Mặt trời (Sun)
Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan trọng.
là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Vào những mùa mưa,
nhiệt độ rất thấp và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này. Vì vậy, họ thường
tìm đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng.
+ Cửa hàng bán đồ lưu niệm, mua sắm (Shop)
Mua sắm là quan trọng đối với khách du lịch, khách đi hầu hết là để
thỏa mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm. Họ muốn biết những nơi xa lạ, biết
phong tục tập quán, lối sống của dân cư địa phương, những nét văn hóa,
sinh hoạt của những sắc tộc, bộ lạc hoang sơ… Và khi ra về ngoài những

ấn tượng, những kinh nghiệm mà họ có được một cách vô hình, họ cần có
một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi của chính bản thân họ, cho
người thân và bạn bè. Đó là sản phẩm hữu hình, những món quà lưu niệm
mang đầy dấu ấn cho suốt cả cuộc đời của họ về một nơi, một vùng, một
nước xa xôi nào đó. Điều này gợi lại cho họ một kỷ niệm khó phai mờ về
một chuyến đi.
16
Cửa hàng bán hàng lưu niệm và sự mua sắm giữ một vai trò quan trọng
trong việc thu hút khách du lịch. Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở nơi
nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm hoặc thuế hải quan quá cao đánh
trên sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm, là những nơi ít khách du
lịch và có thể là nơi mà khách “một đi và không bao giờ trở lại”. Trái lại,
những nơi nào có chính sách thuế khóa về hải quan thoáng, để khuyến khích
khách du lịch mua sắm nhiều là những nơi khách du lịch thường lui tới và
giới thiệu cho bạn bè đi du lịch và chính những nơi này đã thu về một nguồn
ngoại tệ đáng kể cho ngành du lịch.
+ Yếu tố hấp dẫn giới tính (Sex) hay bãi cát (Sand)
Yếu tố hấp dẫn giới tính bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù
hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì chữ sex trong du lịch thể hiện tính khêu gợi,
hấp dẫn và để đáp ứng sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý. Vì vậy, trong du lịch
có từ kèm theo chữ sex, đó là sex - tour.
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, từ khi châu Âu, châu Mỹ, châu Phi
bị dịch bệnh AIDS hoành hành, khách du lịch đổ xô về châu Á, Đông Nam Á,
những nước không kém phát triển về mặt kinh tế mà còn chậm về sự lan tràn
cơn bệnh AIDS để thỏa mãn một phần “nhu cầu không nói ra” và hy vọng
vào một tỷ lệ xác suất cao hơn về sự an toàn so với những nước khác. Nhìn
lại những nước gần Việt Nam, trong những năm gần đây đã thu về một nguồn
lợi kinh tế đáng kể khi thả nổi vấn đề sex trong du lịch, nhưng đằng sau
nguồn lợi và sự phát triển đó, du lịch đã để lại một dấu ấn sâu sắc về sự phá
vỡ đối với xã hội và con người. Nhưng cái lợi của ngành du lịch tại những

nước này điển hình là Thái Lan, theo ước tính của những chuyên gia trên thế
giới, không bù đắp được về sự mất mát, thiệt hại về xã hội, con người.
Nếu loại trừ yếu tố hấp dẫn giới tính (sex) thì yếu tố bãi cát (sand) cũng
hấp dẫn khách du lịch. Với những bãi cát trắng, mịn chạy dài dọc theo bờ
biển sẽ thu hút khách du lịch. Người ta thích phơi mình trên những bãi cát để
17
tắm nắng, nhìn những đợt sóng biển và cũng có nhiều người nhất là trẻ em
thích nô đùa với cát muốn làm dã tràng xe cát niển đông, thích đắp những lâu
đài, những hình tượng thân thương hoặc chôn mình dưới cát…
Biết được tính hấp dẫn của những bãi cát đối với khách du lịch, nên
những vùng không có cát hoặc ít cát như phi luật tân, đã từng đi mua cát về
để tạo thành bãi cát ở những điểm du lịch nhằm thu hút khách.
1.2.1.3.2. mô hình 3H
Thành phần của mô hình 3H bao gồm:
- Heritage : Di sản, nhà thờ.
- Hospitality : Lòng hiếu khách, khách sạn - nhà hàng.
- Honesty : Lương thiện, uy tín trong kinh doanh.
+ Di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa, nhà thờ (Heritage)
Những lĩnh vực thuộc về di sản văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, công
nghệ, những công trình kiến trúc cổ của một vùng, một đất nước, tùy theo
mức độ quan trọng, quý giá có thể trở thành những di sản văn hóa của một
quốc gia, của thế giới.
Song song với việc phát triển du lịch, việc phát triển, bảo tồn, vun đắp
các giá trị truyền thống dân tộc được coi trọng, vì văn hóa là một nhân tố, một
động lực vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển. Giá trị truyền thống dân
tộc việt nam được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn
năm dựng nước và giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hóa dân tộc.
Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng là một yếu
tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế. Hiện nay trên thế giới, khách đi
du lịch nhiều nhất thuộc các nước châu Âu, châu Mỹ. Ở đây đa số người dân

theo đạo thiên chúa, nên dù ở đâu, đi đâu họ cũng cần có nhà thờ để tham dự
thánh lễ vào mỗi ngày chủ nhật. Đây là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối
với họ.
18
+ Lòng hiếu khách, khách sạn - nhà hàng (Hospitality)
Từ Hospitality có nghĩa là lòng hiếu khách. Trong du lịch, từ
Hospitality còn có nghĩa là những dịch vụ trong khách sạn nhà hàng. Dù hiểu
theo nghĩa nào đi nữa thì trong du lịch những yếu tố về lòng hiếu khách,
những dịch vụ trong khách sạn nhà hàng là những yếu tố vô cùng quan trọng
để cấu thành sản phẩm du lịch.
Lòng hiếu khách thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với nhân viên cung
ứng dịch vụ, giữa khách và nhân viên nhà nước như hải quan, công an, nhân
viên ngân hàng, bưu điện, chính quyền địa phương và sự tiếp xúc giữa khách
với cư dân đại phương nơi khách đến tham quan, du lịch. Sự niềm nở, tận tình
giúp đõ khách, trò chuyện với khách một cách vui vẻ khi họ tìm hiểu về phong
tục, tập quán về đất nước họ đến thăm sẽ làm tăng thêm chất lượng sản phẩm.
Làm tốt những công việc này sẽ gây một ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người
khách và sau chuyến đi, họ muốn có dịp để trở lại hoặc giới thiệu cho bạn bè,
người thân đến du lịch. Trái lại, chỉ cần một điều nhỏ xúc phạm đến danh dự
của khách qua sự lạnh lùng, gắt gỏng, hách dịch thì những điều tốt đẹp trong
chuyến đi đều tan biến thành mây khói và khách “một đi không trở lại”.
Hai yếu tố quan trọng để tạo thành tour du lịch trọn gói đó là khách sạn
nhà hàng và vận chuyển. ngoại trừ khách tham quan, hầu hết du lịch đều nghỉ
qua đêm nên cần có khách sạn nhà hàng giải quyết vấn đề lưu trú ăn uống.
Krapf nói: “khách sạn không làm nên du lịch”. Đúng vậy, trong du lịch cần
phải có nhiều khách sạn và nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên khi Krapf nói như
vậy, cho thấy vai trò quan trọng của khách sạn nhà hàng trong du lịch.
+ Tính lương thiện (Honesty)
Tính lương thiện là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kinh
doanh phải lấy chữ tín làm dầu. cho nên vấn đề uy tín với khách là điều cần

thiết, nó đảm bảo lòng tin của khách khi bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chưa
thấy, chưa sử dụng được sản phẩm.
19
1.2.1.3.3. Mô hình 6S
Đây là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của Pháp. Mô hình này bao
gồm những thành phần thuộc 6 chữ S:
- Sanitaire: Vệ sinh
- Santé: Sức khỏe
- Sécurité: An ninh trật tự xã hội
- Sérénité: Thanh thản
- Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ
- Satisfaction: Thỏa mãn
+ Vệ sinh (Sanitaire)
Yếu tố vệ sinh bao gồm: vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ,
nghỉ, vệ sinh môi trường như không khí, nước thải, vệ sinh đường phố, các
điểm tham quan…
Trong vệ sinh thực phẩm, thức uống phải có lý lịch, xuất xứ, phải có
chứng minh nguồn gốc và quá trình hình thành.
Ví dụ, một chiếc bánh ngọt bao gồm bột, đường, sữa, trứng và màu.
Vậy phải chứng minh quá trình hình thành chiếc bánh bằng cách chứng
minh bột mì xuất xứ từ đâu, trứng gà công nghiệp hay gà nuôi ở thôn quê,
gà nuôi bằng thức ăn gì; đường loại gì, có sử dụng đường hóa học không;
sữa bò xuất xứ từ nước nào, của Hà Lan, của Việt Nam hay từ Anh, có sử
dụng từ sữa bò của các nước có bò điên hay không và các loại màu sử dụng
có tính độc hại không…?
Về môi trường, không khí phải trong lành, không bi bụi, khói làm ô
nhiễm. nước thải phải xử lý như thê nào để tránh tình trạng làm ô nhiễm các
dòng sông.
Các điểm du lịch, đường phố phải xanh, sạch và đẹp. điều này nói lên
trình độ dân trí, ý thức của người dân và sự quan tâm của chính quyền.

20
Tại các nước và khu vực như singapore, thái lan, hồng kông đường phố
rất tráng lệ đẹp, sạch sẽ, luôn luôn có những đội cảnh sát du lịch giữ gìn trật
tự và nhặt từng lá cây, từng cọng rác để làm đẹp, sạch thành phố làm cho
khách du lịch có một ấn tượng rất tốt đẹp về những nước này.
+ Sức khỏe (Santé)
Yếu tố sức khỏe bao gồm các loại hình thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng.
Người ta đi du lịch hầu hết là để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau những
năm tháng làm việc căng thẳng về tinh thần và thể chất.
Để thu hút khách đi du lịch vì lý do sức khỏe, các đơn vị cung ứng du
lịch phải kết hợp những yếu tố liên quan đến sức khỏe trong sản phẩm du lịch
như các hoạt động thể thao bao gồm sân golf, lướt ván, bể bơi, sân tennis, leo
núi, câu cá, cắm trại.
Ngoài các loại hình mang tính thể thao trên, các khách sạn cũng cần
có các dịch vụ tắm hơi, masage đa dạng, phong phú, loại hình này chữa một
số bệnh rất hiệu quả.
+ An ninh, trật tự xã hội (Sécurité)
Yếu tố an ninh, trật tự xã hội bao gồm các vấn đề ổn định chính trị,
trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho khách du lịch.
Vấn đề an ninh là yếu tố quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch. Một
vùng, một nước thiếu an ninh thì ngành du lịch không thể phát triển. Bảo vệ
tính mạng cho khách là vấn đề cực kỳ quan trọng. Du khách có thể bị phe đối
nghịch của một quốc gia bắt cóc hoặc sát hại, nên vấn đề giữ gìn tính mạng,
tinh thần, của cải vật chất của khách là vấn đề tất yếu và cần thiết. Để góp
phần vào việc giảm thiểu mức rủi ro và đảm bảo an ninh trật tự cho khách cần
phải thực hiện nhiêu biện phấp đồng bộ giữa chính quyền,các đơn vị cung
ứng du lịch. Về chính quyền phải ổn định chính trị, bài trừ tệ nạn xã hội như
21
ăn xin ,cướp giật, móc túi, nài ép khách mua hàng. Về phía hãng lữ hành phải
trang bị phương tiện vận chuyển tốt nhất và tài xế phải có kinh nghiệm, cẩn

thận. Về khách sạn, phải giữ gìn an ninh, cửa phòng chắc chắn để chống trộm
cắp, chống kẻ lạ đột nhập gây nguy hiểm cho khách.
+ Sự thanh thản (Sérénité)
Ngoài mục đích du lịch công vụ, hầu hét khách đi du lịch vì mục đích
hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản cho tâm hồn để bù đắp vào sự mất mát qua
nhiều năm tháng làm việc cật lực, căng thẳng tinh thần.
Người dân ở các nước tiên tiến, hằng ngày phải làm việc với cường
độ cao trong các nhà máy, công xưởng, văn phòng. Gia đình, vợ chồng,
con cái ít có những dịp đoàn tụ đầy đủ, lâu dài. Vì vậy, nền tảng tình cảm
không bền chặt, không keo sơn dễ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc. Con người
mất thăng bằng về tinh thần, lạc lõng, thiếu chỗ bám tựa. bên cạnh đó,
khoa học và ứng dụng khoa học phát triển như vũ bão, nào là khí giới giết
người hàng loạt như bom nguyên tử, bom hóa học, bom khinh khí, tên lửa
đạn đạo tầm ngắn, tầm xa xuyên lục địa, hệ thống tên lửa phòng chống
chiến tranh giữa các vì sao, các nước lớn, bé đua nhau phát triển, thử
nghiệm vũ khí hạt nhân, và nỗi lợ ám ảnh về những chứng bệnh hiểm
nghèo cùng với những sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt giữa các tập đoàn,
giữa các công ty trong nước và quốc tế đã làm cho con người choáng váng,
mất thăng bằng thật sự, gây nên chứng bệnh thời đại, đó là chứng bệnh
căng thảng thần kinh (stress). Ngoài ra, một chứng khác vô cùng nguy
hiểm đã và đang có nguy cơ giết chết hang triệu người mà hiện nay chưa
tìm ra loại thuốc chữa trị, ngăn ngừa hữu hiệu, đó là bệnh AIDS.
Đứng trước những sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuậtvaf cả
về mặt tinh thần, hàng ngày con người phải đối phó với những công việc
22

×