Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ HỒNG PHƢƠNG

ỨNG PHÓ VỚI CÁC HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN CỦA
NGƢỜI DÂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

LÊ HỒNG PHƢƠNG

ỨNG PHÓ VỚI CÁC HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
CỦA NGƢỜI DÂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC


HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Hào Quang

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài khóa luận tốt nghiệp đều có
nguồn gốc rõ ràng và trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam kết này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

Lê Hồng Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy
cơ giáo Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tơi những
kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lịng u mến, tâm huyết với nghề
nghiệp.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Hào Quang
ngƣời Thầy đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tơi rất tận tình trong suốt q trình
thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của Thầy, tơi đã có đƣợc nhiều
kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp CH - CTXH2 - K2012 đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn cán bộ lãnh đạo và ngƣời dân xã Y Can, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ nhân viên Tài nguyên và
Môi trƣờng xã, huyện đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
nghiên cứu tại địa phƣơng.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhƣng do kiến thức của bản
thân về lĩnh vực nghiên cứu chƣa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu
cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cơ giáo để khóa luận của tơi đƣợc
hồn chỉnh và chất lƣợng hơn.
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

Lê Hồng Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4
3. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 13
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ................................................................ 13
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 15
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 15
9. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 15
10. Bố cục luận văn ......................................................................................... 18
NỘI DUNG..................................................................................................... 19
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 19
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 19

1.1.1 Các khái niệm công cụ ........................................................................... 19
1.1.2 Một số lý thuyết ứng dụng ..................................................................... 24
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 32
1.2.1 Đặc thù địa bàn nghiên cứu.................................................................... 32
1.2.2 Chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về vĩ mơ và chính sách của địa phƣơng
về ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan .................................................. 38
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI CÁC
HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI
DÂN XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI ....................... 42
2.1 Thực trạng hiện tƣợng thời tiết cực đoan và cảm nhận của ngƣời dân xã Y
Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về hiện tƣợng thời tiết cực đoan ........... 42
2.1.1 Thực trạng hiện tƣợng thời tiết cực đoan ............................................... 42


2.1.2 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra............................................. 48
2.1.3 Cảm nhận của ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về
hiện tƣợng thời tiết cực đoan........................................................................... 50
2.2 Hậu quả của hiện tƣợng thời tiết cực đoan theo cảm nhận của ngƣời dân
xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................................................... 58
2.2.1 Hậu quả của hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá cao .............................. 58
2.2.2 Hậu quả của hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài ..................................... 60
2.2.3 Hậu quả của hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn ..................................... 63
2.2.4 Hậu quả của hiện tƣợng thời tiết trái mùa .............................................. 64
2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan ....... 66
2.3.1 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá
cao. .................................................................................................................. 66
2.3.2 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài. ..... 67
2.3.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn ...... 69
2.3.4 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa ...... 72
2.4 Một số ứng phó của ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

đối với hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong các nghề nổi bật ......................... 73
2.4.1 Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề
trồng lúa........................................................................................................... 73
2.4.2 Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề nuôi lợn.... 76
2.4.3 Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề
kinh doanh. ...................................................................................................... 79
CHƢƠNG III: ĐỀ UẤT GIẢI PHÁP VÀ HƢỚNG TỚI ÂY DỰNG MƠ
HÌNH ỨNG PHÓ VỚI CÁC HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DÂN XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH
YÊN BÁI ......................................................................................................... 82
3.1 Nhu cầu liên kết để ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ......... 82


3.2. Đánh giá nguồn lực cộng đồng taị xã Y Can trong việc ứng phó với các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng ........................................... 84
3.2.1 Nguồn lực vốn có của ngƣời dân ........................................................... 84
3.2.2 Nguồn lực cộng đồng ............................................................................. 89
3.2.3 Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc xây dựng mơ
hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan. ............................................. 93
3.3 Đề xuất giải pháp và hƣớng tới xây dựng mô hình ứng phó với các hiện
tƣợng thời tíêt cực đoan ở cộng đồng ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái. ................................................................................................... 98
3.3.1 Đề xuất giải pháp ứng phó với các hiện tƣợng thời tíêt cực đoan ở cộng
đồng ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh n Bái. ............................ 98
3.3.2 Hƣớng tới xây dựng mơ hình ứng phó với các hiện tƣợng thời tíêt cực
đoan ở cộng đồng ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. ..... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 114
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 119
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 126



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ NN & PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

CBA

Tiếp cận dựa vào cộng đồng

COP

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

CTXH

Cơng tác xã hội

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu


IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KNK

Khí nhà kính

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MONRE

Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng

TTCĐ

Thời tiết cực đoan

PRA

Bộ công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia

PTCĐ

Phát triển cộng đồng

UNDP


Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc

UNEP

Chƣơng trình Mơi trƣờng Liên Hợp quốc

UNFCCC

Cơng ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

WB

Ngân hàng Thế giới

WMO

Tổ chức Khí tƣợng Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng tại trạm Yên Bái năm 2009. ...... 35
Bảng 2.1: Đặc trƣng nhiệt độ tháng (0C) tại Yên Bái (Đơn vị tính: 0,1 độ C) ....... 42
Bảng 2.2: Bảng thay đổi nhiệt độ tại trạm Yên Bái ........................................ 44
Bảng 2.3: Đặc trƣng mƣa tháng (mm) tại trạm Yên Bái (Đơn vị tính: mm) .. 45
Bảng 2.4: Các khu vực và diện tích xảy ra khi ngập úng ............................... 47
Bảng 2.5: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra ................................... 48
Bảng 2.6: Sinh kế của các hộ gia đình ............................................................ 50
Bảng 2.7: Sự biến đổi khí hậu trong 20 năm qua ............................................ 52
Bảng 2.8: Sự gia tăng nhiệt độ và mùa hè trong 20 năm qua ......................... 53

Bảng 2.9: Thực tế suy giảm nhiệt độ vào mùa đông trong 20 năm qua ......... 53
Bảng 2.10: Thực tế xuất hiện hiện tƣợng mƣa lũ cực lớn trong 20 năm qua ......... 54
Bảng 2.11: Thực tế xuất hiện hiện tƣợng bão cực lớn trong 20 năm qua ....... 55
Bảng 2.12: Ngƣời dân bật quạt về mùa đông.................................................. 57
Bảng 2.13: Hậu quả nhiệt độ tăng rất cao ....................................................... 59
Bảng 2.14: Hậu quả mƣa lớn, mƣa kéo dài ..................................................... 61
Bảng 2.15: Hậu quả bảo lớn, cấp độ mạnh ..................................................... 63
Bảng 2.16: Hậu quả thời tiết trái mùa ............................................................. 65
Bảng 2.17: Thực tế ứng phó với nắng gắt, nhiệt độ quá cao .......................... 67
Bảng 2.18: Thực tế ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài ............... 68
Bảng 2.19: Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn ............ 70
Bảng 2.20: Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa .................... 72
Bảng 2.21: Ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề trồng lúa . 73
Bảng 2.22: Ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề ni lợn ...... 77
Bảng 2.23: Ứng phó của trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề kinh doanh ..... 79
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của việc liên kết cộng đồng ................................ 83
Bảng 3.2: Những kinh nghiệm để ứng phó với thiên tai ................................. 88
Bảng 3.3: Mức độ cần thiết phải đánh giá các nguồn lực cộng đồng ............. 89
Bảng 3.4: Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc xây
dựng mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan .............................. 94


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ xã Y Can trong huyện Trấn Yên ........................................ 33
Hình 2.1: Tổng số đợt nắng nóng 5 năm n Bái .......................................... 44
Hình 2.2: Hồ sơ lịch sử thiên tai xã Y Can ..................................................... 46
Hình 2.3: Làng mạc khơng cịn sau trận lũ lịch sử (1968).............................. 47
Hình 2.4: Thiệt hại do cơn bão số 5 năm 2012. .............................................. 56
Hình 2.5: Nắng nóng là ngun nhân chủ yếu gây cháy rừng ........................ 60
Hình 2.6: Ngƣời dân gặt lúa bị ngập trắng nứớc ............................................ 62

Hình 2.7: Mƣa lũ do bão: Ngƣời dân trèo lên nóc nhà kêu cứu ..................... 64
Hình 2.8: Cây nổ hoa trắng dự báo nƣớc lũ khi có bão .................................. 71
Hình 2.9: Cán bộ tập huấn cho ngƣời dân trồng giống lúa mới ..................... 75
Hình 2.10: Trồng giống lúa mới cho thu hoạch năng suất cao ....................... 75
Hình 2.11: Trồng thêm khoai xen canh tăng thêm nguồn thu ........................ 76
Hình 2.12: Giống lợn Đen có sức chống chịu với thời tiết cực đoan ............. 78
Hình 2.13: Cán bộ Thú y của Tổ chức Tầm nhìn thế giới kiểm tra chất lƣợng
mơ hình đệm lót sinh học ................................................................................ 79
Hình 2.14: Xƣởng cơ khí của anh Triệu Văn Sơn (thơn Hạnh Phúc). ............ 80
Hình 3.1: Chƣơng trình hành động của Huyện ủy Trấn n.......................... 95
Hình 3.2: Mơ hình VAC................................................................................ 100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời tiết cực đoan (TTCĐ) đang là vấn đề “nóng” và trở thành thách thức lớn
đƣợc nhiều quốc gia quan tâm. Thời tiết cực đoan đã, đang và sẽ tác động nghiêm
trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trƣờng trên phạm vi tồn thế giới. Nhiệt độ tăng
cao, lƣợng mƣa ngày càng lớn, bão cực mạnh… ảnh hƣởng đến nông nghiệp, gây
rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tƣơng lai. Vấn
đề thời tiết cực đoan đi kèm với biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn
diện và sâu sắc q trình phát triển và an ninh tồn cầu nhƣ năng lƣợng, nƣớc,
lƣơng thực, xã hội, việc làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thƣơng mại
[24].
Điển hình nhƣ ở các châu lục trên thế giới, thời tết cực đoan đang ngày một gia
tăng với tần suất và mức độ rất lớn. Năm 2012, hơn 1.200 ngƣời đã thiệt mạng do
trận lở đất kinh hoàng tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc và hơn 500 ngƣời vẫn mất
tích. Lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc năm nay đã giết chết hơn 3000 ngƣời và khiến
12 triệu ngƣời phải rời bỏ nhà cửa. Mùa xuân năm 2011 vùng Tây nam Trung Quốc
cũng đã phải chống trọi với một trận khô hạn đƣợc coi là tồi tệ nhất trong vòng một

thế kỷ và sau đó vùng đất khơ hạn này lại bị lũ lụt tàn phá. Cơn mƣa dữ dội cuối
tháng 7/2012 đã khiến mực nƣớc sông Indus dâng cao, nhấn chìm một vùng lãnh
thổ rộng lớn của Pakistan, khiến ít nhất 1.600 bỏ mạng, hơn 2 triệu ngƣời mất nhà ở
và khoảng 20 triệu ngƣời chịu ảnh hƣởng [16, t23].
Trận hạn hán tồi tệ mùa hè năm 2012 khiến tình trạng đói nghèo thêm trầm
trọng, ảnh hƣởng tới 10 triệu ngƣời ở 4 quốc gia Tây Phi. Tại Niger, đất nƣớc bị ảnh
hƣởng sâu sắc nhất, 7,1 triệu ngƣời chịu cảnh đói ăn vì mất gia súc và mùa màng
trong khi giá ngũ cốc leo thang gấp đôi. Trong khi đó, năm ngối mƣa dữ dội đã phá
hủy hoa màu và khiến tình hình sản xuất các loại ngũ cốc ở các quốc gia Tây Phi bị
ảnh hƣởng nghiêm trọng, kể cả nƣớc láng giềng Chad và Nigeria.
Tháng 4 /2012, trận lụt và sạt lở đất đã tấn công Rio de Jaaneiro của Brazil
(Châu Mỹ) sau khi trận mƣa nhƣ trút nƣớc chƣa từng có trong bốn thập kỷ đã khiến
212 ngƣời bỏ mạng. Lũ lụt một lần nữa hoành hành trở lại vào tháng 6 ở các bang
Alagoas và Pernambuco của Ấn Độ, khiến ít nhất 1000 ngƣời mất tích.

1


Đầu tháng 8/2012 một khối băng có diện tích 260 km vng đƣợc phát hiện đã
tách khỏi dịng sơng băng ở Greenland, phía sát Bắc Cực. Đây là đảo băng lớn nhất
tách ra ở Bắc Cực trong nửa thế kỷ quan sát. Nhiệt độ của một mùa hè nóng nhất
trong vịng 150 năm lịch sử khí hậu tồn cầu đƣợc coi là nguyên nhân gây ra hiện
tƣợng này. [49].
Theo báo cáo của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH)
(Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung
bình tồn cầu và mực nƣớc biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt
trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung
bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm. Việt Nam
đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề nhất của BĐKH,
trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị

tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai cập) và đồng
bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo các kịch bản BĐKH đƣợc công bố bởi Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), cho đến cuối thế kỷ 21 thời tiết cực đoan đã làm
nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam có thể tăng khoảng 2,3 độ C, tổng lƣợng
mƣa năm và lƣợng mƣa mùa mƣa tăng trong khi đó lƣợng mƣa mùa khơ lại giảm,
mực nƣớc biển có thể dâng khoảng từ 75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 19801999. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng
sơng Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các tỉnh
khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập
trên 20% diện tích,khoảng 10-12% dân số nƣớc ta bị ảnh hƣởng trực tiếp và tổn thất
khoảng 10% GDP. Tác động của thời tiết cực đoan, BĐKH đối với nƣớc ta là rất
nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. [13].
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã không ngững nỗ lực nghiên cứu và
tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả của hiện tƣợng thời tiết cực đoan và
biến đổi khí hậu. Và các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, trong tƣơng lai những
ảnh hƣởng lớn của các hiện tuợng thời tíêt cực đoan và biến đổi khí hậu sẽ cịn gia
tăng nhiều hơn nữa. Chính vì thế, câu chuyện ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết

2


cực đoan gắn liên với việc quản lý rủi ro thiên tai địi hỏi có sự tham gia của nhiều
cấp, ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các tổ chức trong và ngồi nƣớc. Cơng
tác ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, quản lý rủi ro thiên tai càng trở
nên cấp bách trong bối cảnh BĐKH.
Ở Việt Nam, nhiều tổ chức chính trị - xã hội tham gia và hỗ trợ các cơ quan
quản lý nhà nƣớc trong quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan. Thời
gian qua, Việt Nam đã thành lập đƣợc một hệ thống quản lý rủi ro thiên tai tốt từ
trung ƣơng đến địa phƣơng, đƣợc tổ chức khá chặt chẽ và khơng ngừng đƣợc củng
cố, hồn thiện để đáp ứng đƣợc các thách thức ngày càng tăng. Các tổ chức này có

chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng trong công tác điều hành, phối
hợp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và các hiện tựơng thời tiết cực đoan. [50, tr6]
Tại địa bàn nghiên cứu xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một xã
miền núi, địa hình phức tạp, nằm cạnh sơng Hồng. Ngồi ra trên địa bàn xã có nhiều
các con suối chảy qua. Địa hình của xã có cả vùng thấp ven sông Hồng và vùng núi
cao. Nơi đây thƣờng đối mặt với các loại thiên tai và các hiện tuợng thời tiết cực
đoan nhƣ nắng gắt, mƣa cực lớn, lũ sông, lũ suối, lũ quét và hạn hán ảnh hƣởng lớn
đến sản xuất nông nghiệp và đồi sống của ngƣời dân. Xã có 7 nhóm dân tộc đang
sinh sống trong đó có 2 nhóm chính là Kinh và Dao. Ngƣời dân địa phƣơng có
những kinh nghiệm, kiến thức bản địa đƣợc lƣu truyền, phổ biến từ nhiều năm nay
trong ứng phó với các thiên tai trên.
Tuy nhiên, trong cơng tác ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, trên
địa phƣơng này cịn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó và khắc phục những
hậu quả khi có hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra. Chính vì thế, cần huy động một
nội lực quan trọng và cần thiết xây dựng một hệ thống phịng ngừa ứng phó với hiện
tƣợng thời tiết cực đoan.
Chính vì thế, nhằm đánh giá tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và
năng lực ứng phó của cộng đồng, từ đó khuyến nghị các biện pháp ứng phó sao cho
phù hợp, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ứng phó với các hiện tượng
thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu xã Y Can, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) làm luận văn tốt nghiệp của mình.

3


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, khái niệm hiện tƣợng thời tiết cực đoan, sự nóng lên tồn cầu khơng
cịn xa lạ với mọi ngƣời dân nữa, ngƣợc lại nó đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự tiềm ẩn
của nhiều nguy cơ, hậu quả tác động của nó. Nhiệt độ tồn cầu gia tăng cùng với sự

thay đổi trong phân bố năng lƣợng trên về mặt Trái đất và bầu khí quyển đã dẫn đến
sự thay đổi của hệ thống hồn lƣu khí quyển và đại dƣơng mà hậu quả của nó dẫn
đến sự thay đổi lớn về thời tiết và khí hậu [60]. Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng,
thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng ở các khu vực trên
thế giới. Điều đó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và
cộng đồng thế giới.
Ở một góc độ tƣơng đối có thể chia các nghiên cứu này thành ba nội dung nhƣ:
(1) Nghiên cứu các xu thế biến đổi và tính biến động của các hiện tƣợng thời tiết và
khí hậu cực đoan trong mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu dựa trên sự quan trắc của
mạng lƣới trạm khí tƣợng. (2) nghiên cứu ứng dụng các mơ hình khí hậu tồn cầu
và khí hậu khu vực để mơ phỏng khí hậu hiện tại, qua đó đánh giá khả năng nắm bắt
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan của các mơ hình. (3) Nghiên cứu dự báo hạn mùa
và dự tính khả năng xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết cực đoan với các quy mô
khác nhau [51].
Nhƣng nhìn chung, các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan đều đƣợc lồng ghép với nhau trong quá trình nghiên cứu. Bởi hiện
nay, mặc dù chƣa có nghiên cứu nào khẳng định hiện tƣợng thời tiết cực đoan do
biến đổi khí hậu gây ra, nhƣng xoay quanh vấn đề này, nhiều nhà khoa học cho
rằng, giữa chúng có mối liên hệ và tác động đến nhau. Đôi khi chúng là hệ quả của
nhau, gây nên những ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con ngƣời.
Nghiên cứu đầu tiên của nhà khoa học Arrhenius ngƣời Thụy Điển vào năm
1896 đã chỉ ra rằng, BĐKH đã đƣợc cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ
dẫn đến khả năng cao hiện tƣợng nóng lên toàn cầu. Đến cuối thập niên 1980, khi
nhiệt độ bắt đầu tăng lên, các nghiên cứu về hiện tƣợng nóng lên tồn cầu đƣợc các
nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Tổ chức IPCC đƣợc ra đời do Tổ chức

4


Khí tƣợng Thế giới (WMO) cùng với Chƣơng trình Mơi trƣờng Liên hiệp quốc

(UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ
thuật và KT - XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra”.
Kể từ đó đến nay nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập
trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là
tại quốc gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có
Việt Nam.
Sự ra đời của IPCC vào đầu thập kỷ 1980 đã đánh dấu bƣớc quan trọng về
nhận thức và hành động của toàn thế giới trƣớc thảm họa BĐKH tồn cầu. Là một
tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ tất cả các quốc gia, IPCC đã tổng hợp hàng loạt
các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng
lên của mực nƣớc biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải
dƣơng...), từ tác động của nó đối với tự nhiên, mơi trƣờng, các đối tƣợng KT – XH
đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lƣợc ứng phó tồn cầu. Các báo cáo
của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh
của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên
nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18)… Qua các báo cáo của IPCC, từ
cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung là nhiệt độ trung bình
tồn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ khơng khí trung bình tồn cầu trong thế kỷ
XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển;
thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [13, tr9].
Hiện tƣợng thời tiết cực đoan và BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự
nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại. Việc bỏ tiền ra chi phí
cho việc khơi phục thiệt hại sau những thiên tai đã làm thâm hụt vào ngân sách các
quốc gia. Theo Nicolas Stem - nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng
Thế giới (WB), thì trong vịng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do thời tiết cực đoan,
BĐKH gây ra cho tồn thế giới ƣớc tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng ta khơng
làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản phẩm
nội địa (GDP), cịn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định KNK ở mức
550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ cịn khoảng 1% GDP (Nicholas Stern , 2007).


5


Trong phạm vi các nƣớc Đông Nam Á, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu đƣợc đăng tải. Phan Văn Tân và nnk. (2010) đã nghiên cứu xu thế giáng thủy
ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đơng Nam Á và nam Thái
Bình Dƣơng. Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên)
nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đơng Nam Á. Phân tích số liệu giáng thủy
ngày ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1950 đến 2000, đã chỉ ra
rằng số ngày ẩm ƣớt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các
nƣớc này, trong khi đó cƣờng độ giáng thủy trung bình của những ngày ẩm ƣớt lại
có xu thế tăng lên. Số ngày khơ liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu
vực bị ảnh hƣởng bởi giáng thủy trong thời kỳ gió mùa mùa đơng. Sự giảm hiện
tƣợng mƣa trong thời kỳ mùa khơ cũng đƣợc tìm thấy ở Myanma. [24].
Một nghiên cứu của Badjeck và cs (2010) ở Bangladesh về tác động của những
dao động và thay đổi khí hậu đến sinh kế dựa vào thủy sản cho biết, sự ấm lên toàn
cầu ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh lƣơng thực, đe dọa sinh kế của 36 triệu ngƣ dân
và ảnh hƣởng đến gần 1,5 tỷ ngƣời tiêu dùng thủy sản trên thế giới. Và để ứng phó
với BĐKH và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan thì cần chú ý: (i) cung cấp trƣớc
thông tin dự báo về BĐKH hỗ trợ cho lập kế hoạch ứng phó; (ii) cần cơng nhận và
tận dụng các cơ hội có lợi từ BĐKH đối với ngành thủy sản, (iii) các chiến lƣợc
thích ứng với BĐKH cần đƣợc thiết kế trên quan điểm đa ngành, liên ngành, và (iv)
phải ghi nhận những đóng góp tiềm năng của thủy sản trong các nỗ lực giảm nhẹ.
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các hiện tuợng
thời tiết cực đoan, các nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu trong mối tƣơng quan với
biến đổi khí hậu. Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và xây dựng nên những cơng
trình khoa học mang ý nghĩa lớn cho nhân loại, đó là cơ sở tiền đề cho việc dự báo
và ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ đang ngày càng nghiêm trọng.
Từ năm 1987, trong đề tài “Xây dựng một số phƣơng pháp dự báo hạn vừa,

hạn dài nhiệt độ mùa đông và mƣa mùa hè khu vực phía bắc Việt Nam”, Phạm Đức
Thi (cùng cs.) [31, tr17] đã xây dựng các phƣơng pháp dự báo nhiệt độ trung bình
tháng và mùa đối với mùa đơng. Nhóm tác giả cố gắng tìm các dấu hiệu để phát

6


hiện những mùa đơng có dao động nhiệt độ mang tính chất dị thƣờng. Đồng thời, đề
tài cũng xây dựng các chỉ tiêu dự báo hạn vừa các đợt không khí lạnh, và các đợt rét
đậm, rét hại, dự báo dài hạn thời kì xuất hiện đợt rét đậm đầu tiên trong mùa đơng ở
khu vực phía bắc Việt Nam. Đối với mùa hè, phƣơng pháp dự báo chuẩn sai lƣợng
mƣa tháng và mùa, dự báo lƣợng mƣa cũng nhƣ các chỉ tiêu dự báo hạn vừa thời kì
xuất hiện các đợt mƣa thời kì đầu mùa mƣa ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ cũng
đƣợc xây dựng. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra tháng đƣợc coi là tháng rét đậm
hay ấm đậm trong mùa đông khi giá trị tuyệt đối của chuẩn sai nhiệt độ trung bình
tháng đó bằng hoặc lớn hơn giá trị độ lệch tiêu chuẩn. Mùa đông đƣợc coi là rét
đậm hay ấm đậm khi giá trị tuyệt đối chuẩn sai nhiệt độ trung bình ba tháng bằng
hoặc lớn hơn giá trị sigma của nhiệt độ 3 tháng đó. Rét hại hay ấm hại lấy ngƣỡng
1.5. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra các nhận xét về các mùa đông lạnh kỷ lục .
Năm 2009, Phan Văn Tân (cùng cs.) [39, tr241-251] cũng đã thử nghiệm bƣớc
đầu ứng dụng mơ hình khí hậu khu vực RegCM3 để dự báo nhiệt độ trung bình
tháng và tổng lƣợng mƣa tháng cho ba tháng mùa hè 6-8/1996 khi sử dụng sản
phẩm kết xuất của mô hình khí hậu tồn cầu CAM làm điều kiện ban đầu và điều
kiện biên (RegCM-CAM). Các trƣờng dự báo của RegCM-CAM đã đƣợc đánh giá
bằng cách so sánh với sản phẩm mô phỏng tƣơng ứng của RegCM3 với đầu vào là
số liệu tái phân tích ERA40 và nhiệt độ mặt nƣớc biển phân tích OISST (RegCMERA). Kết quả dự báo nhiệt độ và lƣợng mƣa của RegCM-CAM còn đƣợc so sánh
trực tiếp với số liệu phân tích CRU (nhiệt độ) và CMAP (lƣợng mƣa), và đánh giá
định lƣợng cho khu vực Việt Nam bằng cách nội suy về vị trí trạm và so sánh với số
liệu quan trắc từ mạng lƣới trạm khí tƣợng thơng qua các chỉ số thống kê. Kết quả
nhận đƣợc cho thấy, về cơ bản các trƣờng nhiệt độ và lƣợng mƣa dự báo của

RegCM-CAM phù hợp tốt với sản phẩm mô phỏng của RegCM-ERA cũng nhƣ với
các trƣờng phân tích CRU, CMAP. Trên khu vực Việt Nam, RegCM-CAM thƣờng
dự báo nhiệt độ thấp hơn quan trắc; sai số dự báo nhiệt độ của RegCM-CAM trung
bình khoảng 2 độ C, khá ổn định và có tính hệ thống. RegCMCAM cũng cho lƣợng
mƣa dự báo ở Việt Nam thấp hơn thực tế, tuy nhiên sai số còn khá lớn và không thể
hiện rõ qui luật. Trong ba tháng thử nghiệm, dự báo lƣợng mƣa của RegCM-CAM
cho tháng 6/1996 là hợp lý nhất.

7


Trong đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến các yếu
tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến
lƣợc ứng phó” Phan Văn Tân (cùng cs.) đã làm sáng tỏ mức độ biến đổi, tính chất
biến đổi và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ nhiệt
độ, lƣợng mƣa, bão và áp thấp nhiệt đới, nắng nóng, rét hại, mƣa lớn, hạn hán ...
Ngồi ra, đề tài cịn nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng các mơ hình khí hậu khu vực
với điều kiện ban đầu và điều kiện biên từ trƣờng dự báo toàn cầu của hệ thống mơ
hình kết hợp khí quyển – đại dƣơng CAM-SOM để dự báo mùa các trƣờng khí hậu
và các hiện tƣợng cực đoan ở Việt Nam. Kết quả với 3 mơ hình khí hậu khu vực
đƣợc sử dụng đều có sai số hệ thống đối với hầu hết các yếu tố và hiện tƣợng khí
hậu cực đoan. Cụ thể với các ECE xác định theo IPCC, tất cả các mơ hình đều cho
khuynh hƣớng dự báo hạn mùa thấp hơn so với thực tế đối với các chỉ số TXx,
TXn, TNx, TNn, DTR, Rx1day, Rx5day, R95p, R99p, TX90p, R25 và R50 tại hầu
hết các vùng khí hậu. Đối với các chỉ số cịn lại, có sự khác biệt giữa các mơ hình
tƣơng ứng cho từng vùng khí hậu. Tƣơng tự cho các ECE xác định theo PA2, các
mơ hình RCM đƣợc nghiên cứu chỉ thống nhất trong khuynh hƣớng sai số đối với
các ECE liên quan đến khơng khí lạnh, trong khi đối với các ECE liên quan đến
mƣa lớn và nắng nóng, khuynh hƣớng sai số thƣờng trái dấu giữa các mơ hình với
nhau và thay đổi theo từng vùng khí hậu. Có thể thấy các khuynh hƣớng sai số trong

dự báo hạn mùa về cơ bản thống nhất với khuynh hƣớng sai số trong pha mô phỏng
tại hầu hết các ECE và vùng khí hậu. Kết quả này chứng tỏ tính ổn định của các
RCM đƣợc nghiên cứu ở đây. [24, tr276].
Trong những năm vừa qua, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Mơi trƣờng
đã đƣa vào hệ thống nghiệp vụ dự báo dị thƣờng tổng lƣợng mƣa mùa và nhiệt độ
trung bình trên cơ sở phƣơng pháp thống kê. Kết quả đƣợc biên tập thành “Thơng
báo và dự báo khí hậu” ra hàng tháng và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên lên website
của Viện ( Các thơng báo này tổng kết diễn biến khí hậu 3
tháng trƣớc 22 đó và đƣa ra dự báo khí hậu cho 3 tháng tiếp theo. Diễn biến khí hậu
đƣợc xem xét trên cả quy mơ tồn cầu và Việt Nam với các biến nhiệt độ, mƣa,
nắng, bốc hơi, chỉ số ẩm và một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt. Dự báo khí hậu 3
tháng bao gồm các nhận định chung về diễn biến khí hậu thế giới và khu vực (hiện

8


tƣợng ENSO) và dự báo khí hậu cho Việt Nam (nhiệt độ, lƣợng mƣa, xốy thuận
nhiệt đới và khơng khí lạnh) [53]. Tuy nhiên, các bản tin vẫn còn khá nghèo nàn và
đặc biệt là chƣa thể có những thơng tin dự báo về các điều kiện khí hậu cực trị. Qua
tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về bài tốn dự báo hạn mùa các hiện
tƣợng khí hậu cực đoan, có thể nhận thấy 3 điểm cần lƣu ý. Thứ nhất, về mặt
phƣơng pháp, hiện nay phƣơng pháp mơ hình động lực tỏ ra có ƣu thế hơn và đƣợc
phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Phƣơng pháp thống kê, tuy có ƣu điểm khơng
u cầu cao về mặt tài ngun tính tốn, nhƣng cũng có nhiều nhƣợc điểm, nhất là
trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong đó, việc khơng tính đến mối quan hệ vật lý
giữa các biến đƣợc dự báo, không nắm bắt đƣợc những phát triển đột biến của khí
quyển cũng nhƣ việc phụ thuộc nhiều vào nguồn số liệu điểm trạm vốn khơng đầy
đủ và hồn thiện ở nhiều khu vực, là những khuyết điểm chính. Phƣơng pháp mơ
hình động lực, tuy cần tài ngun tính tốn lớn, cả về tài ngun máy tính và nguồn
nhân lực, nhƣng lại giải quyết đƣợc hầu hết các hạn chế trên của phƣơng pháp thống

kê. Điểm thứ hai, so với sự phát triển trên thế giới thì dự báo hạn mùa ở Việt Nam
cịn khá “thô sơ”, với không nhiều các nghiên cứu và nghiệp vụ còn phụ thuộc
nhiều vào phƣơng pháp thống kê. Trong khi đó, những năm gần đây, có khơng ít
các mơ hình khí hậu khu vực đã và đang đƣợc thử nghiệm cho khu vực Việt Nam
[24, tr132]. Hơn nữa, việc dự báo hạn mùa đƣợc các yếu tố, hiện tƣợng khí hậu cực
đoan khá mới mẻ ở Việt Nam. Điểm thứ ba, trong lĩnh vực nghiên cứu mô phỏng và
dự báo ECE bằng các mơ hình số, kể cả mơ hình tồn cầu và mơ hình khu vực, các
GCM nói chung cũng nhƣ các RCM nói riêng đƣợc ứng dụng tái tạo cũng nhƣ dự
báo trƣờng khí hậu. Các trƣờng khí hậu sau khi đƣợc tái tạo hoặc 23 dự báo sẽ là cơ
sở để xác định các ECE theo các kĩ thuật khác nhau. Với cùng một mơ hình, kết quả
mơ phỏng, dự báo có thể tốt cho khu vực này nhƣng lại kém cho một khu vực khác.
Ngay trên cùng một khu vực, yếu tố, hiện tƣợng này có thể mơ phỏng hoặc dự báo
tốt nhƣng yếu tố, hiện tƣợng khác lại có sai số lớn, thậm chí khơng chấp nhận đƣợc.
Từ đó, tác giả nhận thấy việc hƣớng đến nghiên cứu khả năng ứng dụng mơ hình
khí hậu khu vực vào bài toán dự báo hạn mùa ở Việt Nam để dự báo một số chỉ số
khí hậu cực đoan là một hƣớng tiếp cận mới, rất có ý nghĩa và cần thiết. Để giải
quyết bài tốn này, chúng tơi tập trung vào hai khía cạnh. Đầu tiên là đánh giá đƣợc
khả năng mô phỏng hạn mùa một số trƣờng cơ bản của mơ hình khí hậu khu vực

9


RegCM phiên bản 4.2 với đầu vào từ trƣờng dự báo thực CFS. Dựa trên kết quả thu
đƣợc, tác giả sẽ lựa chọn và tiến hành đánh giả khả năng mơ phỏng một số chỉ số
khí hậu cực đoan.
Trong Báo cáo tóm tắt phục vụ các nhà hoạch định chính sách (SPM) trình bày
những kết quả chính của Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai
(QLRRTT) và các hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí
hậu (BĐKH) (“SREX Việt Nam”) cũng nghiên cứu và chỉ ra những tác động lớn
của hiện tựong TTCĐ và BĐKH [51, tr98]. SREX Việt Nam đƣợc xây dựng dựa

trên Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH về QLRRTT và các
hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH (“SREX”) (IPCC, 2012a).
Tƣơng tự nhƣ vậy, SPM này đƣợc xây dựng dựa trên tóm lƣợc SPM của báo cáo
SREX (IPCC, 2012b).
SREX Việt Nam phân tích tình hình ở Việt Nam theo những kết quả của báo
cáo SREX toàn cầu. SREX Việt Nam đánh giá các tài liệu của Việt Nam về BĐKH,
các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan („cực đoan khí hậu‟) và tác động của
những hiện tƣợng này đối với xã hội và phát triển bền vững. SREX Việt Nam đánh
giá sự tƣơng tác của các yếu tố khí hậu, mơi trƣờng và con ngƣời có thể dẫn đến
những tác động và thiên taivà các phƣơng án quản lý các loại hình rủi ro, nhằm mục
tiêu thúc đẩy thích ứng với BĐKH và quản lý các hiện tƣợng cực đoan và thiên tai ở
Việt Nam.

Xu thế nhiệt độ 2m [ 25,tr243].
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên cứu môi trƣờng,
Trƣờng Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu những lựa chọn để giải

10


quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích
ảnh hƣởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thƣờng
xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề
cập tới cộng đồng cảm nhận nhƣ thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính
quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó với thảm
họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán.[19, tr67].
Trong một báo cáo nghiên cứu đã đƣợc công bố tháng 7 năm 2012 của 2 tác
giả Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân, Đại học quốc gia Hà nội đăng trên Tạp chí
khoa học số 3S, 2012 về kết quả Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một
số yếu tố khí tƣợng cho giai đoạn 1961-2007. Báo cáo kết luận xu thế biến đổi của 7

yếu tố khí tƣợng trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc đánh giá cho giai đoạn 1961-2007 khi
sử dụng phƣơng pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phƣơng pháp ƣớc
lƣợng xu thế của Sen. Kết quả cho thấy nhiệt độ tăng rõ rệt trên toàn Việt Nam,
trong đó nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh hơn nhiệt độ cực đại ngày, đặc biệt trên khu
vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lƣợng mƣa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và
tăng lên ở phía Nam. Tốc độ gió cực đại ngày thể hiện xu thể giảm khá rõ, đặc biệt
là ở khu vực Nam Trung Bộ. Sự biến đổi của độ ẩm tƣơng đối cực tiểu ngày khơng
thể hiện rõ qui luật, trong khi đó lƣợng bốc hơi tiềm năng có xu thế biến đổi rõ rệt,
với mức tăng, giảm phụ thuộc vào từng vùng cụ thể. Kết quả nghiên cứu cụ thể nhƣ
sau:
- Về nhiệt độ: Trên toàn Việt Nam, T2m tăng rõ rệt trên hầu khắp các trạm.
Mức tăng cao (~0.035ºC/năm) đƣợc xác định cho khu vực miền Trung và một số
trạm thuộc vùng Bắc Bộ. Mức tăng phổ biến vào khoảng 0.015-0.025ºC/năm.
Một số trạm thể hiện xu thế nhiệt độ tăng nhƣng giá trị tƣơng đối nhỏ nhƣ trạm
Hà Nam, Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Thiết (~0.012ºC/năm). Một số trạm khác tuy
cho xu thế tăng nhƣng không thoả mãn mức ý nghĩa 10% là Sapa, Bắc Quang,
Thái Bình, Hà Tĩnh, Trƣờng Sa. Trạm Huế cho xu thế giảm, tuy nhiên lại không
thoả mãn mức ý nghĩa 10%.
- Về lƣợng mƣa: Có thể thấy khơng giống nhƣ nhiệt độ, xu thế của lƣợng mƣa
biến động khá mạnh theo khơng gian. Nhìn chung, khu vực phía Bắc giảm mƣa

11


trong khi khu vực từ Trung Trung Bộ (khoảng vĩ tuyến 17) trở vào lƣợng mƣa có xu
hƣớng tăng. Điều này phù hợp với các nhận định từ các nghiên cứu trƣớc đây [4-6].
Một điểm đáng lƣu ý là xu thế giảm mƣa từ Bắc Trung Bộ trở ra nhìn chung là nhỏ
và ít thoả mãn mức ý nghĩa 10%, ngoại trừ một số trạm thuộc khu vực đồng bằng
sông Hồng. Trong khi đó, lƣợng mƣa có xu thế tăng rõ rệt nhất trên một số trạm
thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khu vực Nam Bộ nhìn chung có xu

thế mƣa tăng nhẹ, tuy nhiên khơng thật rõ ràng (không thoả mãn mức ý nghĩa 10%).
Lý giải nguyên nhân về sự phân hoá xu thế tăng mƣa tại hai miền khác nhau của
Việt Nam là một chủ đề khá quan trọng và thú vị dành cho các nghiên cứu sâu hơn
trong tƣơng lai. [25].

Xu thế lƣợng mƣa ngày và lƣợng mƣa trung bình năm [25,tr145].
* Nghiên cứu tại khu vực xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của
Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu. Tỉnh Yên Bái để xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và
Truyền thơng phịng ngừa thiên tai – Bộ tài nguyên môi trƣờng tiến hành đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực vào tháng 4 năm 2011.
Năm 2010, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã có một nghiên
cứu nhỏ về Đánh giá sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu
này chỉ thực hiện cho ba xã của huyện Văn Yên, tuy nhiên báo cáo nghiên cứu chƣa
sâu về các tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.
Địa bàn xã Y Can và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái chƣa có nghiên cứu nào
về ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng. Do đó, với đề
tài này là nghiên cứu đầu tiên. Nó là căn cứ cho địa phƣơng hoạch định các chính
sách, xây dựng các chƣơng trình dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan, cũng nhƣ giúp cho việc lồng ghép ứng phó vào lập kế
hoạch kinh tế xã hội của chính quyền địa phƣơng và các ngành, lĩnh vực. Đồng thời,
quan trọng nhất là đề tài sẽ xây dựng mối liên kết cộng đồng, huy động nội lực cộng

12


đồng chung tay ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhằm giúp ngƣời dân
có đủ năng lực, khả năng thích ứng khi có hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra.

Qua các nghiên cứu, chúng tôi thấy, hầu hết các nghiên cứu thuộc ngành
chuyên môn thủy văn học, chƣa hoặc có rất ít các nghiên cứu hiện tƣợng TTCĐ
dứoi cách nhìn của khoa học xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công tác xã hội nghiên
cứu về ứng phó với TTCĐ dựa vào phát triển cộng đồng.
3. Ý nghĩa khoa học
3.1 Ý nghĩa lý luận:
Ứng dụng một số quan điểm và lý thuyết về công tác xã hội (CTXH) đặc biệt
về phát triển cộng đồng (PTCĐ) để đánh giá nguồn lực của cộng đồng để ứng phó,
đánh giá các nguồn lực và liên kết thành sức mạnh.
Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng ứng dụng liên kết cộng đồng để ứng phó với các
hiện tƣợng TTCĐ.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Với ngƣời dân: Giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc đầy đủ nguồn lực để ứng phó
với TTCĐ. Đồng thời, sử dụng những nguồn lực ngƣời dân đang có liên kết với các
nguồn lực khác, tạo nên sức mạnh tổng hợp ứng phó với TTCĐ.
Với Chính quyền đia phƣơng: Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất với chính quyền
địa phƣơng những biện pháp để ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ.
Từ đó, đề xuất chính sách đối với các cấp trên khai thác chính sách và năng lực
của địa phƣơng có những định hƣớng, kế hoạch và biện pháp ứng phó kịp thời, phù
hợp và hiệu quả hơn với các hiện tƣợng này.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Dựa vào cộng đồng, liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng ứng phó với các
hiện tƣợng TTCĐ.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Các hộ gia đình sống ở xã Y Can
Chính quyền địa phƣơng
Các tổ chức xã hội đồn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…

13



Các dòng họ lớn: Đặc biệt ngƣời đại diện trƣởng thôn, trƣởng bản
Nhà trƣờng; Trạm y tế
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái.
Phạm vi thời gian: Luận tiến hành từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 10 năm
2014. Các số liệu về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đƣợc hồi cứu trong giai đoạn
1992 đến năm 2012.
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
có nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, nghiên cứu này
nhấn mạnh đến phạm vi nghiên cứu ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ trong việc
nghiên cứu thực trạng và cảm nhận của ngƣời dân, hậu quả và cách ứng phó của ngƣời
dân với hiện tƣợng TTCĐ. Từ đó tìm giải pháp, xây dựng mơ hình ứng phó phù hợp
đảm bảo đời sống sản xuất cho ngƣời dân phát triển ổn định cuộc sống.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá thực tế nhận thức về hậu quả và khả năng
ứng phó của ngƣời dân với TTCĐ. Qua đó, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích
đánh giá nguồn lực của cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi TTCĐ để xây
dựng nhóm biện pháp và mơ hình ứng phó tốt nhất.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc nghiên cứu liên kết nguồn
lực dựa vào cộng đồng.
Phân tích đánh giá thực trạng ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ của ngƣời
dân dựa vào cộng đồng xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phân tích, đánh giá nhu cầu nguồn lực cộng đồng trong việc xây dựng mơ hình
cộng đồng ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ.
Xây dựng mơ hình liên kết các nguồn lực dựa vào cộng đồng để ứng phó với

các hiện tƣợng TTCĐ.

14


7. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay, cộng đồng cảm nhận thế nào về hậu quả TTCĐ và có những biện
pháp gì để ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ?
Cộng đồng có nhu cầu gì trong việc ứng phó với TTCĐ và để ứng phó với
TTCĐ cộng đồng có những nguồn lực gì?
Làm thế nào để liên kết cộng đồng nhằm phát huy tối đa những nguồn lực đó
trong ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, cộng đồng có những biện pháp ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ.
Tuy nhiên, những biện pháp đó mang tính rời rạc và chƣa có tính liên kết.
Cộng đồng có nhu cầu lớn, có nhiều nguồn lực nhƣng họ chƣa biết cách liên
kết để ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ.
CTXH có vai trị quan trọng trong việc liên kết các nguồn lực của cộng đồng
trong ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ. Chính vì thế, sử dụng phƣơng pháp pháp triển
cộng đồng của CTXH là một giải pháp hiệu quả huy động sức mạnh tổng hợp của
cộng đồng ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu dựa vào chính nội lực của cộng đồng trên cơ sở phân
tích đánh giá thực trạng, nhận thức những biện pháp và nguồn lực mà cộng đồng
đang có để tìm cách kết nối ngƣời dân, tăng khả năng liên kết cộng đồng để ứng phó
với các hiện tƣợng TTCĐ. Cộng đồng trong nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu nhƣ là
một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các tiểu hệ thống với các vai trò, chức năng đặc
trƣng. Do vậy, nghiên cứu cố gắng đánh giá đầy đủ các loại nguồn lực có trong các
tiểu hệ thống của cộng đồng. Vận dụng một số lý thuyết trong công công tác xã hội

nhƣ : lý thuyết nhu cầu của Maslow, Lý thuyết hệ thống…
9.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
9.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã tìm
hiểu một số tài liệu nhƣ: Báo cáo địa phƣơng từ cấp xã đến cấp huyện từ 20 năm nay,

15


×