Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chăm sóc người cao tuổi vùng nông thôn theo chế độ bảo hiểm điều dưỡng ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

MAI THỊ KHÁNH HUYỀN

CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI VÙNG NÔNG THÔN
THEO CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

MAI THỊ KHÁNH HUYỀN

CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI VÙNG NÔNG THÔN
THEO CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở NHẬT BẢN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 08

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Hải Linh

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ Luận văn thạc sĩ tố t nghi ệp chuyên ngành Châu Á
học với đề tài ― Chăm sóc người cao tuổi vùng nông thôn theo Chế độ Bảo hiểm
Điều dưỡng ở Nhật Bản‖ là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi

, được thực hi ện

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Hải Linh.
Mọi trích dẫn trong Lu ận văn này đề u đu ̛ợc ghi nguồn đầy đủ , cụ thể . Luận
văn này không trùng lặp với bấ t cứ nội dung luận văn nào đã công bố .
Tác giả

Mai Thị Khánh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắ c đ ến giáo viên hướng
dẫn PGS.TS. Phan Hải Linh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và khích l ệ, động viên
em trong ś t q trình thực hi ện luận văn thạc sĩ với đề tài ―Chăm sóc người cao
tuổi vùng nông thôn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản‖.
Em xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n các thầ y cô giáo Bộ môn Nhật Bản ho ̣c,
Khoa Đông phương ho ̣c, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đa ̣i ho ̣c Quố c
gia Hà Nội đã chỉ da ̣y, quan tâm giúp đỡ em trong suố t quá trình ho ̣c ậtp, nghiên cứu và
tạo điều kiện để em được có cơ hội được học tập và giao lưu ta ̣i Nhật Bản.
Em cũng xin đu ̛ợc gửi lời cảm o ̛n chân thành đế n các thầ y cô giáo ta ̣i trư ờng
Đại học Senshu (Nhật Bản ), đặc biệt là cô Baba Junko (馬場純子) cùng với các
thầy cô giáo trong Khoa khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Senshu đã chỉ dạy,
quan tâm , giúp đỡ và t ạo điều kiện cho em trong suố t thời gian em lu

̛u ho ̣c ta ̣i


trường.
Ngồi ra, để có thể thực hiện đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ thầy Okuyama Shoji (奥山正司), Giáo sư Đại học Kinh tế Tokyo, cũng chính là
tác giả của nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở khu
vực nông thôn Nhật Bản và thầy cũng là người đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
quá trình thực hiện điều tra thực tế tại làng Tozawa, tỉnh Yamagata. Từ tận đáy
lòng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy.
Cuố i cùng, em xin gửi lời cảm o ̛n đế n gia đình , bạn bè đã ln bên ca ̣nh , ủng
hộ và động viên em trong ś t q trình ho ̣c tập.
Do trình độ cịn hạn chế nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chắ c chắ n luận
văn này sẽ không tránh khỏi những thiế u sót
. Em rấ t mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầ y cơ, các anh chị và các ba ̣n để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018

Mai Thị Khánh Huyền


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.

Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4

3.


Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5

5.

Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................5

6.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .......................................................11

7.

Kết cấu luận văn ................................................................................................12

CHƢƠNG 1 GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở
NHẬT BẢN ..............................................................................................................14
1.1 Dân số và già hoá dân số .................................................................................15
1.2 Già hoá dân số ở khu vực nơng thơn ...............................................................23
1.2.1 Tình trạng già hố ở nông thôn ........................................................................... 23
1.2.2 Cuộc sống của người cao tuổi và nhu cầu điều dưỡng ở nông thôn ................ 26
1.3 Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản ......................................................30
1.3.1 Chính sách phúc lợi dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản trước năm 2000.. 30
1.3.2 Quá trình ban hành Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng năm 2000 .......................... 37
1.3.3 Nội dung của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng...................................................... 41
Tiểu kết .....................................................................................................................49

CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VỀ CHĂM SÓC NGƢỜI CAO
TUỔI VÙNG NÔNG THÔN THEO CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở
NHẬT BẢN ..............................................................................................................50
2.1 Trường hợp làng Tozawa, huyện Mogami, tỉnh Yamagata ............................50
2.1.1 Khái quát về làng Tozawa .................................................................................... 50
2.1.2 Quá trình triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng .......................................... 53
2.1.3 Điều tra phỏng vấn về thực tế áp dụng Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở làng
Tozawa ............................................................................................................................. 57
2.2 Trường hợp thị trấn Sanada, thành phố Ueda, tỉnh Nagano ...........................67


2.2.1 Khái quát về thị trấn Sanada ................................................................................. 67
2.2.2 Quá trình triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng .......................................... 69
2.2.3 Điều tra phỏng vấn về thực tế áp dụng Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở thị
trấn Sanada....................................................................................................................... 71
Tiểu kết .....................................................................................................................76
CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI
VÙNG NÔNG THÔN THEO CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở NHẬT
BẢN ..........................................................................................................................78
3.1 Đặc điểm của dịch vụ chăm sóc người cao tuổi vùng nơng thơn theo Chế độ
Bảo hiểm Điều dưỡng............................................................................................78
3.1.1 Chăm sóc người cao tuổi và thiên vị giới tính trong gia đình ........................... 78
3.1.2 Tính theo mùa và tính khu vực trong sử dụng dịch vụ điều dưỡng ...................... 80
3.1.3 Chăm sóc người già và ảnh hưởng đến nông nghiệp ......................................... 81
3.1.4 Nhu cầu sử dụng dịch vụ nhân viên chăm sóc tại nhà và dịch vụ chăm sóc
thay thế ...............................................................................................................82
3.1.5 Những thay đổi trong cuộc sống của người cao tuổi và người chăm sóc trong
và sau khi sử dụng dịch vụ điều dưỡng......................................................................... 83
3.2 Vấn đề tồn tại...................................................................................................83
3.2.1 Nhân lực trong ngành điều dưỡng ....................................................................... 83

3.2.2 Chi phí sử dụng dịch vụ ........................................................................................ 87
3.2.3 Ngân sách chi trả xã hội ........................................................................................ 88
3.2.4 Giải pháp ................................................................................................................ 88
3.3 Một vài gợi ý chính sách .................................................................................91
Tiểu kết .....................................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................97
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản ............................................................31
Bảng 1.2: Các vấn đề của hệ thống phúc lợi và y tế dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản
trước năm 2000 ...........................................................................................................36
Bảng 1.3: Bảng so sánh sự khác biệt giữa chế độ trước năm 2000 và Chế độ Bảo
hiểm Điều dưỡng .......................................................................................................40
Bảng 1.4: Cơ chế hoạt động của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ..............................42
Bảng 2.1: Dân số và số hộ gia đình làng Tozawa từ sau năm 1965 .........................51
Bảng 3.1: Thống kê số lượng điều dưỡng viên .........................................................84


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Biến động dân số và dự báo già hoá .........................................................20
Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi dựa theo từng hình thái gia đình ............22
Biểu đồ 1.2: Lao động trong ngành nơng nghiệp phân theo nhóm tuổi..........................24
Biểu đồ 1.3: Tỉ lệ giảm của dân số nông thôn và lao động trong ngành nông nghiệp..25
Biểu đồ 1.4: Số người già trên 65 tuổi cần được chăm sóc .............................................28
Biểu đồ 1.5: Sự thay đổi trợ cấp cho bảo hiểm điều dưỡng ở Nhật Bản ........................46
Biểu đồ 1.6: Số người già thuộc nhóm đối tượng bảo hiểm số 1 (trên 65 tuổi) được
nhận định ở các mức độ cần chăm sóc trong giai đoạn từ 2003 - 2013 ..........................47

Biểu đồ 1.7: Tình hình sử dụng dịch vụ điều dưỡng ........................................................48


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Già hoá dân số đang trở thành một trong những vấn đề xã hội trọng tâm. Biến
đổi nhân khẩu học do già hoá dân số gây ra đang và sẽ tạo ra những tác động to lớn
đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình cứ một giây có 2 người bước vào
tuổi 60; cứ 9 người sẽ có một người trên 60 tuổi và dự báo con số này sẽ tăng nhanh
trong những năm tới. Đến năm 2050, số người trên 60 tuổi dự báo sẽ chiếm khoảng
22% dân số thế giới1.
Tại Việt Nam, do tỷ suất sinh và tỷ suất tử giảm cùng với tuổi thọ gia tăng,
nên dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ
trong tổng dân số. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, tỷ lệ người cao
tuổi (tức trên 65 tuổi) so với tổng dân số ở Việt Nam đạt 7,1% vào năm 2014 và
cũng từ năm này, dân số Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn ―già‖ [11, tr. 29].
Già hoá dân số đang gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế, tạo áp lực lên
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ an sinh xã hội, các mối quan hệ gia đình, lối sống
và hệ thống hưu trí quốc gia. Vì lý do đó mà vấn đề già hố dân số được coi
trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam trong những thập
kỷ tới2.
Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với vấn đề
già hoá dân số. Mặc dù đây cũng là vấn đề của nhiều quốc gia phát triển trên thế
giới như Ý, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Pháp,... nhưng Nhật Bản là đất nước có số
lượng người cao tuổi nhiều nhất và tốc độ già hoá dân số diễn ra nhanh hơn bất cứ
quốc gia nào. Theo kết quả thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thơng Nhật Bản, tính
đến ngày 1 tháng 10 năm 2016, dân số nước này đạt 126,93 triệu người, trong đó, số
người từ 65 tuổi trở lên là 34,59 triệu người, chiếm 27,3% trong tổng dân số (nam


1

Như Quỳnh, Hội thảo quốc tế Thích ứng với già hố dân số, đăng trên trang web của Tổng cục dân số - Kế
hoạch hố gia đình, truy cập ngày 10/12/2017
2
Phạm Vũ Hồng, Xu hướng già hố trên thế giới và các vấn đề đặt ra đặc biệt với các nước đang phát
triển, đăng trên trang web của Tổng cục dân số - Kế hoạch hố gia đình, truy cập ngày 10/12/2017

1


giới chiếm 24,3%, nữ giới chiếm 30,1%) và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới [34, tr. 2].
Nhật Bản có tốc độ già hố dân số diễn ra nhanh chóng như vậy nhưng trên
thực tế, q trình già hố diễn ra khơng đồng đều giữa khu vực nông thôn, miền núi
và khu vực thành thị. Khu vực nơng thơn được định nghĩa là vùng có phần đông dân
số tham gia vào hoạt động kinh tế nơng nghiệp và số ít tham gia vào các ngành cơng
nghiệp nặng hay dịch vụ. Ngồi ra, nhiều vùng nơng thơn cũng có mật độ dân số
thấp hơn so với khu vực thành thị3. Khu vực nông thôn được dự đốn là có tốc độ
già hố nhanh hơn 20 năm so với khu vực thành thị và đã sớm trở thành khu vực
―siêu già hoá‖ (超高齢社会). Làm sao để người cao tuổi sống ở khu vực nơng thơn,
miền núi có một cuộc sống ổn định và khoẻ mạnh trong gia đình họ cũng như trong
cộng đồng đang và sẽ trở thành một vấn đề lớn của xã hội già Nhật Bản thế kỷ XXI.
Mặt khác, cũng giống với Việt Nam, ngành nơng nghiệp ở Nhật Bản khơng có
quy định về độ tuổi nghỉ hưu. Người nơng dân có thể tiếp tục làm việc khi họ trên
65 tuổi nếu họ có đủ sức khoẻ. Vì vậy, nơng nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi
không gặp phải những vấn đề thất nghiệp, hay sự mất cân đối trong tuyển dụng
nhân lực… là những vấn đề được cho là do ảnh hưởng của q trình già hố dân số.
Theo nghĩa đó, người cao tuổi ở nông thôn Nhật Bản là lực lượng lao động cống
hiến lâu dài cho nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên mặt khác, các địa phương cần

đề ra chính sách cụ thể nhằm đảm bảo đời sống thể chất và tinh thần cho người lao
động cao tuổi, xây dựng hệ thống hỗ trợ về mặt y tế, phúc lợi đảm bảo cho người
cao tuổi sống và làm việc trong tình trạng khoẻ mạnh và ổn định.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Văn phòng Nội các Nhật Bản, số người cao
tuổi mắc chứng bệnh suy giảm nhận thức năm 2012 là 4,62 triệu người, tức trung
bình cứ 7 người cao tuổi thì có 1 người bị mắc. Tuy nhiên theo dự báo đến năm
2025, con số này sẽ tăng lên 7 triệu và trung bình cứ 5 người cao tuổi thì có 1 người
bị mắc chứng suy giảm nhận thức, hay mất hết khả năng tự lập trong cuộc sống và
cần chăm sóc đặc biệt (nằm liệt giường) [34, tr. 19]. Đây không chỉ là vấn đề phổ
3

truy cập ngày 28/12/2017

2


biến ở khu vực thành thị, tại khu vực nông thơn, miền núi, số lượng người cao tuổi
rơi vào tình trạng trên đang tăng nhanh, khiến việc chăm sóc tại nhà và trong cộng
đồng đang đối mặt với tình trạng quá tải. Nếu trước kia người ta cho rằng trách
nhiệm chăm sóc bố mẹ già là của con cái trong gia đình hoặc của bệnh viện, thì với
tình trạng đơ thị hóa và già hóa khu vực nơng thơn, miền núi hiện nay, hình thức và
mức độ chăm sóc người già đang được phân cấp đa dạng hóa hơn, trong đó vai trị
chăm sóc của cộng đồng địa phương được đề cao.
Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng được Bộ Lao động Y tế và Phúc lợi Nhật Bản
ban hành vào tháng 4 năm 2010 nhằm xây dựng cơ chế hiệu quả và linh hoạt hơn
giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội cho người già tại Nhật Bản. Thuật ngữ ―Chế độ
Bảo hiểm Điều dưỡng‖ mà luận văn sử dụng dựa trên tên gọi chế độ này trong tiếng
Nhật (介護保険制度), nhưng ở Việt Nam có một số học giả dùng thuật ngữ ―Hệ
thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn‖ do dịch từ tiếng Anh là ―Long-term Care
Insurance System‖. Trên thực tế, đây là cách gọi mà những nước ở khu vực châu

Âu và Bắc Mỹ đã và đang sử dụng. Vì luận văn trình bày về chế độ này ở Nhật Bản
nên xin thống nhất sử dụng thuật ngữ sát theo tên gọi tiếng Nhật. Đặc điểm nổi bật
nhất của chế độ này là nếu như trước đây, toàn bộ nội dung dịch vụ cũng như cơ sở
điều dưỡng của người cao tuổi đều do chính quyền địa phương quyết định thì với
chế độ bảo hiểm mới này, người sử dụng dịch vụ được tự do lựa chọn loại hình dịch
vụ và nhà cung cấp thơng qua hình thức hợp đồng. Nói cách khác, chế độ này đánh
dấu sự thay đổi mối quan hệ giữa người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ từ hình
thức ―bắt buộc‖ sang thỏa thuận và ―hợp đồng‖. Điều này đã mở ra một hướng đi
hoàn toàn mới trong lĩnh vực phúc lợi và y tế ở Nhật Bản, góp phần quan trọng giải
quyết những vấn nạn do già hoá dân số gây ra.
Đến nay, sau gần 20 năm triển khai, trải qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi, Chế
độ Bảo hiểm Điều dưỡng không chỉ giải quyết nhiều vấn đề y tế phúc lợi cho người
già ở khu vực nông thôn, miền núi nói riêng và tồn nước Nhật nói chung, mà cịn
góp phần cải thiện một số vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội của các địa phương,
với phương châm nhấn mạnh vai trị chủ động của gia đình và cộng đồng. Mơ hình
phát triển của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản đã được một số quốc gia

3


học tập như Trung Quốc, Hàn Quốc… Thành công bước đầu của Chế độ Bảo hiểm
Điều dưỡng dành cho người cao tuổi tại một số quốc gia phát triển và đang phát
triển đang đóng góp vai trị cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ở
khu vực nơng thơn.
Vì những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề ―Chăm sóc người
cao tuổi vùng nông thôn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản‖ làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ. Tác giả mong muốn thơng qua luận văn có thể đưa ra những
đánh giá khách quan về hiệu quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ chế độ này, từ đó
tìm ra một số gợi ý cho chính sách xã hội tương tự ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tế triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều
dưỡng dành cho người già ở vùng nông thôn Nhật Bản.
Phạm vi thời gian của luận văn là giai đoạn 2000-2016. Trong đó, năm 2000 là
năm Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng dành cho người cao tuổi được ban hành. Năm
2016 là năm tác giả tiến hành điều tra thực địa về chế độ này ở Nhật Bản và chính
thức đăng kí đề tài luận văn.
Phạm vi khơng gian chính của của luận văn là khu vực nông thôn Nhật Bản. Bên
cạnh đó, một số vấn đề so sánh với khu vực thành thị được nêu ra nhằm làm nổi bật khu
vực nghiên cứu chính. Để tìm hiểu và đánh giá chính xác hiệu quả của Chế độ Bảo hiểm
Điều dưỡng này, tác giả lựa chọn phân tích trường hợp 2 không gian cụ thể là làng
Tozawa (戸沢), huyện Mogami (最上), tỉnh Yamagata (山形) và thị trấn Sanada
(真田), thành phố Ueda (上田), tỉnh Nagano (長野).
3. Mục đích nghiên cứu
Là người Việt Nam đang học tập về Nhật Bản, tác giả muốn thơng qua luận
văn này thực hiện 2 mục đích nghiên cứu chính. Thứ nhất là làm sáng rõ vấn đề
chăm sóc người cao tuổi ở khu vực nơng thơn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng tại
Nhật Bản, bao gồm tình hình già hố dân số ở Nhật Bản, q trình chuẩn bị và nội
dung của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng, tình hình áp dụng và vai trị đối với chăm
sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở khu vực nông thôn Nhật Bản. Thứ hai là đánh giá

4


hiệu quả khách quan về chế độ này, chỉ ra những vấn đề tồn tại, từ đó đưa ra một số
gợi ý về chính sách y tế phúc lợi dành cho người già ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau.
Trước hết, luận văn làm sáng rõ bối cảnh ra đời của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng
ở Nhật Bản, bao gồm tình hình dân số, vấn đề chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt ở khu
vực nơng thơn, miền núi, các chính sách bảo hiểm điều dưỡng trước năm 2000.

Luận văn phân tích nội dung cơ bản, cơ chế vận hành và vai trò của Chế độ
Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản.
Để tìm hiểu thực trạng và đánh giá khách quan hiệu quả, vấn đề đặt ra trong
thực tế thực hiện chế độ này, luận văn trình bày sâu 2 trường hợp nghiên cứu mà tác
giả thực hiện ở địa phương Nhật Bản, qua đó đối chiếu với mơ hình chung và lý giải
các vấn đề đặc thù.
Cuối cùng, luận văn đưa ra những nhận xét của tác giả về hiệu quả và những
vấn đề còn tồn tại của chế độ này trong việc đảm bảo cuộc sống ổn định và khoẻ
mạnh cho người cao tuổi ở nông thôn Nhật Bản, đồng thời gợi ý một số kinh
nghiệm cho Việt Nam.
5. Lịch sử nghiên cứu
Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản là chế độ bảo hiểm dành riêng cho
người cao tuổi được thực hiện đầu tiên trên thế giới. Chế độ này ra đời đã làm thay
đổi hoàn toàn cơ chế hoạt động cũng như nội dung triển khai của hoạt động y tế
phúc lợi dành cho người già nói riêng và an sinh xã hội nói chung, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn
đầu thế kỷ XXI. Những ảnh hưởng đó đã thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả
cũng như các nhà nghiên cứu không chỉ ở Nhật Bản mà có nhiều quốc gia khác như
Hàn Quốc, Việt Nam... Trong số đó, các nghiên cứu của các học giả Nhật Bản
chiếm vị trí áp đảo. Dưới đây tác giả luận văn xin điểm lại những thành tựu của giới
nghiên cứu Nhật Bản về vấn đề này qua các mảng nội dung cụ thể.

5


Thống kê, nghiên cứu về xã hội già hóa và phúc lợi xã hội của Nhật Bản
Tại Nhật Bản, những tài liệu thống kê, tổng hợp về già hoá dân số hay hệ
thống an sinh xã hội đã được thực hiện từ khi Nhật Bản bước vào thời kỳ ―xã hội
già hố‖ bắt đầu từ thập kỉ 1970. Có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu như cơng
bố thường niên của Nội các Nhật Bản với nhan đề Sách trắng Xã hội già hoá (高齢

社会白書) xuất bản từ năm 1997. Đây là kết quả điều tra tình hình biến động dân số,
tỉ lệ già hoá dân số và các vấn đề liên quan đến già hoá, cuộc sống sinh hoạt cũng
như chăm sóc y tế phúc lợi cho người cao tuổi trong từng năm. Thơng qua đó, Sách
trắng phân tích, đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất chiến lược phù hợp, hỗ trợ toàn
diện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho người cao tuổi tại
Nhật Bản.
Trong số các nhà nghiên cứu Nhật Bản chuyên phân tích về phúc lợi xã hội,
phải kể đến Furukawa Koujun (古川孝順), với các cơng trình như Lý luận phúc lợi
xã hội (社会福祉論) năm 1993 trình bày về những nội dung cơ bản nhất của phúc
lợi xã hội như lịch sử hình thành, đối tượng, những cải cách, chế độ trợ cấp hỗ trợ;
Cải cách cấu trúc cơ bản của phúc lợi xã hội – những vấn đề và nhiệm vụ (社会福
祉基礎構造改革—その課題と展望) năm 1998 bàn về quá trình cải cách cơ bản
liên quan đến nền tảng phúc lợi xã hội tại Nhật Bản; Vận hành phúc lợi xã hội – tổ
chức và quy trình (社会福祉の運営―組織と過程) năm 2001 với nội dung phân
tích ―hệ thống vận hành‖ của phúc lợi xã hội thơng qua bộ phận chính sách và bộ
phận hỗ trợ, từ đó làm rõ tầm quan trọng của q trình cải cách thể chế phúc lợi xã
hội trong thế kỷ XXI; Mở rộng và hạn định phúc lợi xã hội – phúc lợi xã hội bằng
cách nào để đối ứng hai đầu (社会福祉の拡大と限定―社会福祉学は双頭の要
請にどう応えるか) xuất bản năm 2009.
Bên cạnh đó, khơng thể không nhắc đến Takegawa Shougo (武川正吾), tác
giả cuốn sách Xã hội phúc lợi – chính sách xã hội theo nghĩa rộng (福祉社会 - 包
摂の社会政策) năm 2011. Cuốn sách này được nhiều trường đại học coi là giáo

6


trình giảng dạy khi giới thiệu về vấn đề phúc lợi và xã hội. Trong cuốn sách, tác giả
đã đưa ra nhiều phân tích sắc sảo và dễ hiểu về các chính sách kết nối hai yếu tố này.
Nghiên cứu về Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng
Từ sau khi Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng được ban hành (năm 2010) đến nay,

có rất nhiều cơng trình thống kê và nghiên cứu đi sâu vào chế độ này, gồm nội dung,
quá trình vận hành, áp dụng và những vấn đề tồn tại. Cục Y tế Phúc lợi dành cho
người cao tuổi của Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu và báo cáo thường niên về
lịch sử cũng như những nội dung cải cách chế độ, cơ chế hoạt động, tình hình tài
chính ngân sách, biến động số lượng người cao tuổi cần được chăm sóc cùng với
nhu cầu điều dưỡng, vấn đề tồn tại và hướng giải quyết trong tương lai. Tiêu biểu là
các cơng trình Hiện trạng của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng cơng và vai trị trong
tương lai (公的介護保険制度の現状と今後の役割) năm 2015; Thúc đẩy chăm
sóc người cao tuổi tổng hợp địa phương (地域包括ケアの推進) năm 2010.
Một chuyên gia trong vấn đề Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng là nhà nghiên cứu
Nakai Kiyomi (中井清美). Trong cuốn sách Bảo hiểm Điều dưỡng – xem xét sự
chênh lệch giữa các khu vực (介護保険ー地域格差を考える) năm 2003, ơng đã
trình bày sự chênh lệch trong q trình vận hành chế độ bảo hiểm giữa các địa
phương. Theo ơng, tình trạng này đang trở thành một vấn nạn tại Nhật Bản. Cùng với
các cơ sở tư nhân, hợp tác xã, tổ chức phi lợi nhuận (viết tắt là NPO) và tổ chức phi
chính phủ khác, các nhà chức trách ở từng địa phương đang cố gắng để xây dựng một hệ
thống chăm sóc người cao tuổi phù hợp với tình hình tại chính địa phương mình.
Bên cạnh đó, những vẫn đề tồn tại trong q trình triển khai chế độ bảo hiểm này
tại Nhật Bản cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong số đó có cả học giả người
nước ngoài như tác giả Hàn Quốc Lee Eunshim. Bà đã điều tra về tình hình sử dụng các
dịch vụ điều dưỡng của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng và phát hiện ra một số vấn đề
trong quá trình đăng ký, sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu của bà được trình bày trong cuốn
sách Vấn đề liên quan đến việc tiếp cận với các dịch vụ điều dưỡng (介護サービスへの
アクセスの問題) năm 2014.

7


Nghiên cứu về thực tế áp dụng Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở khu vực nông
thôn, miền núi Nhật Bản nói chung

Có thể nói trong khi nghiên cứu tổng quan về an sinh xã hội hay y tế phúc lợi
trên phạm vi cả nước Nhật đã được thực hiện khá chi tiết thì những nghiên cứu về
thực trạng triển khai của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng tại khu vực nông thôn, hay
những vấn đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi ở khu vực này vẫn khiêm tốn.
Aikawa Yoshihiko (相川良彦) là một trong những nhà nghiên cứu tâm huyết trong
lĩnh vực này. Ông đã tiếp cận và nghiên cứu sâu về chăm sóc người già ở khu vực
nơng thơn thơng qua một số cơng trình như Chăm sóc người cao tuổi ở khu vực
nơng thơn – thực tế chăm sóc tại nhà và triển khai phúc lợi cộng đồng (農村にみる
高齢者介護―在宅介護の実態と地域福祉の展開) năm 2000; Già hố dân số và
nơng thôn (尐子高齢化と農村) năm 2009,... Các cuốn sách của ông tập trung phân
tích cơ cấu gia đình và xã hội ở khu vực nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần
của người cao tuổi tại khu vực này. Ông đã sử dụng phương pháp xã hội học để
phân tích thực tế triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, sự
kết nối giữa các tổ chức, các cơ sở và cộng đồng. Các nghiên cứu của ông đã được
đánh giá cao và được tham khảo cho việc xây dựng chính sách của chính quyền địa
phương, các bộ ban ngành và xây dựng mơ hình cho các cơ sở cung cấp dịch vụ. Có thể
nói đây là những nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai Chế độ Bảo
hiểm Điều dưỡng tại khu vực nơng thơn nói riêng và trên tồn nước Nhật nói chung.
Nghiên cứu trường hợp về thực tế áp dụng Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở
khu vực nông thôn, miền núi
Để đánh giá khách quan tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm này, nhiều nhà
nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn xã hội học.
Không thể không nhắc đến Matsuoka Masanori (松岡昌則) với các cơng trình
Tương trợ trong cuộc sống khu vực nông thôn ngày nay – hỗ trợ sinh hoạt và quan
hệ xã hội cộng đồng (現代農村の生活互助―生活協同と地域社会関係) năm
1991; Cuộc sống người cao tuổi tại khu vực trung du miền núi – trường hợp quận

8



Yoneda, thị trấn Fujisato, huyện Yamamoto, tỉnh Akita (過疎山村における高齢者
生活補完ー秋田県山本郡藤里町米田地区の事例ー) năm 2003 (đăng trong Tạp
chí nghiên cứu xã hội học).
Kurita Akira (栗田明良) đã thực hiện một cuộc điều tra thực tế tại một số khu
vực trung du miền núi Nhật Bản từ năm 2000, khi chế độ bảo hiểm bắt đầu có hiệu
lực. Cơng trình của ơng được coi là nghiên cứu tiền khả thi về vấn đề y tế phúc lợi
cho một số địa phương chuẩn bị triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng. Các kết
quả nghiên cứu của ông được tổng hợp trong cuốn sách Tái thiết hệ thống phúc lợi
“kiểu nông thôn” cho người cao tuổi ở khu vực nông thôn miền núi (中山間地域の
高齢者福祉「農村型」システムの再構築をめぐって) năm 2000.
Một mảng đề tài thú vị khác liên quan đến chế độ điều dưỡng này được học
giả Ando Junko (安藤純子) phân tích trong bài viết Người phụ thuộc là người nước
ngoài sống tại khu vực nông thôn và xã hội cộng đồng – trường hợp làng Tozawa,
tỉnh Yamagata (農村部における外国人配偶者と地域社会ー山形県戸沢村を事
例としてー) năm 2009. Qua đó, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa người phụ
thuộc (cụ thể là người con dâu trong gia đình) là người nước ngồi với người cần
chăm sóc (phần lớn là bố mẹ chồng) để làm rõ hình thức chăm sóc tại nhà cũng như
những khó khăn và tồn tại của việc chăm sóc tại nhà đang gặp phải.
Nhà nghiên cứu Okuyama Shouji (奥山正司) trong các bài viết Cuộc sống và
những hoạt động của người cao tuổi tại khu vực nơng thơn, miền núi (農山村にお
ける高齢者の生活と行動) đăng trong Tạp chí Phát triển cộng đồng năm 1996;
Chăm sóc người cao tuổi vùng nông thôn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng –
trường hợp nông thôn Touhoku (介護保険制度下における農村の高齢者介護ー
主に東北農村の事例を通してー) năm 2005, đã phân tích tình hình chăm sóc
người cao tuổi tại khu vực nơng thơn. Ơng đã đưa ra những đánh giá khách quan về
vai trò của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng trong việc giải quyết những khó khăn mà
vấn đề già hoá dân số đang gây ra.

9



So với nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, các nghiên cứu ở Việt Nam về
vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề người già ở Nhật Bản nói chung, và vấn đề chăm sóc
người cao tuổi ở khu vực nông thôn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng còn rất hạn
chế. Các tài liệu đề cập đến vấn đề này phần lớn là những bài báo hay các bài
nghiên cứu ngắn được đăng trên một số trang báo điện tử như trang web nghiên cứu
khu vực Đông Bắc Á, nghiên cứu Nhật Bản… với nội dung trùng lặp. Trong số đó
có thể kể đến nghiên cứu “Nhật Bản: già hoá dân số và hậu quả” của tác giả Lưu
Ngọc Trịnh đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 2 năm 1992; ―Vấn đề già hoá dân số ở
Nhật Bản” của tác giả Đinh Huy Dương đăng trên báo điện tử của Tổng cục dân số
- kế hoạch hoá gia đình, “Tác động của tình trạng suy giảm dân số ở Nhật Bản” do
Nguyễn Lương Sỹ dịch đăng trên trang điện tử Nghiên cứu quốc tế năm 2016; loạt
bài viết “Già hoá dân số tại Nhật Bản: thực trạng và giải pháp” tác giả Hoàng
Minh Lợi và Nguyễn Hồng Vân đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á năm
2011; “Xã hội già hoá ở Nhật Bản” của tác giả Ngô Hương Lan năm 2012, đăng
trên trang điện tử Nghiên Cứu Nhật Bản; “Điều tra về dân số và gia đình Nhật
Bản”, tác giả Phan Cao Nhật Anh năm 2017. Về cơng trình được cơng bố dưới
dạng sách có thể kể đến cuốn Gia đình Nhật Bản của tác giả Trần Mạnh Cát năm
2011, một tác phẩm cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình già hố dân số tại
Nhật Bản trong gần hai thập kỷ qua. Có thể nói nghiên cứu về Chế độ Bảo hiểm
Điều dưỡng và vai trị đối với chăm sóc sức khỏe ở khu vực nơng thơn Nhật Bản
cịn là mảng đề tài mới mẻ chưa được khai thác ở Việt Nam.
Trên cơ sở tham khảo các cơng trình nghiên cứu kể trên ở Nhật Bản và Việt
Nam, tác giả luận văn nhận thấy, các nghiên cứu hoặc thực hiện theo hướng tiếp cận
tổng quát, hoặc chỉ làm rõ một khía cạnh như Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng hay
một số vấn đề về đặc điểm chăm sóc người cao tuổi tại khu vực nông thôn chứ chưa
liên kết hai mặt này lại với nhau. Đây chính là góc độ nghiên cứu mà tác giả luận
văn lựa chọn, nhằm làm sáng rõ hai vấn đề là chế độ bảo hiểm và chăm sóc người
cao tuổi trong mối quan hệ tác động lẫn nhau. Đồng thời, trên cơ sở phân tích mối
quan hệ đó, tác giả mong muốn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và rút ra bài học

kinh nghiệm để áp dụng vào Việt Nam.

10


6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp một số phương pháp nghiên cứu
của khoa học xã hội và nhân văn, đặc biêt là sử học, xã hội học và khu vực học.
Để làm rõ tình hình già hố dân số và nội dung của Chế độ Bảo hiểm Điều
dưỡng ở Nhật Bản, tác giả áp dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích tư
liệu. Nguồn tư liệu được sử dụng để tổng hợp và phân tích chủ yếu là các thống kê
chính thống của các bộ ngành và địa phương liên quan được xuất bản hay đăng trên
các trang web chính thức. Ngồi ra các nhận định và so sánh được tham khảo trên
cơ sở tìm hiểu các cơng trình gồm sách in, bài báo của các học giả đi trước.
Trong quá trình xắp xếp các nội dung và vấn đề nghiên cứu về quá trình thực
hiện chính sách cũng như thực trạng cơng tác chăm sóc điều dưỡng người cao tuổi
tại khu vực nông thôn Nhật Bản nói chung, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
logic, lịch đại và so sánh đồng đại của sử học.
Bên cạnh đó, tác giả áp dụng phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn sâu
của xã hội học và phương pháp nghiên cứu trường hợp của khu vực học để tìm hiểu
về thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm và ảnh hưởng qua lại với tình hình chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi. Địa điểm điều tra và phỏng vấn là làng Tozawa, huyện
Mogami, tỉnh Yamagata; thị trấn Sanada, thành phố Ueda, tỉnh Nagano và một số
cơ sở điều dưỡng người cao tuổi thuộc hệ thống Azarean Sanada (アザレアンさな
だ). Tác giả luận văn đã thực hiện các cuộc điều tra thực địa với lịch trình sau.
1. Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 8 năm 2016 và từ ngày 18 đến ngày 20 tháng
11 năm 2016, tác giả tiến hành 2 cuộc điều tra và phỏng vấn tại làng Tozawa, huyện
Mogami, tỉnh Yamagata. Đối tượng điều tra bao gồm 3 người đảm nhận vai trị
chăm sóc người cao tuổi trong 3 gia đình nơng dân, 1 cán bộ làm việc tại Phòng y tế
phúc lợi thuộc Uỷ ban làng Tozawa, 2 cán bộ làm việc tại Nhà dưỡng lão đặc biệt dành

cho người cao tuổi Magokorosou (まごころ荘) và 1 điều dưỡng viên của trung tâm
dịch vụ theo ngày Kohana (こはな).
2. Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 năm 2016, tác giả luận văn tiến hành cuộc
điều tra thứ 3 tại địa điểm là thị trấn Sanada, thành phố Ueda, tỉnh Nagano. Đối
11


tượng phỏng vấn gồm có 1 người đảm nhận vai trị chăm sóc người cao tuổi trong
gia đình nơng dân và 1 cán bộ điều hành tại nhà dưỡng lão Azarean Sanada.
Ngoài ra, tác giả luận văn đã đến thăm 4 cơ sở điều dưỡng thuộc hệ thống điều
dưỡng Azarean Sanada trong 2 ngày 12 và ngày 13 và có 1 ngày thực tập tại nhà
dưỡng lão đặc biệt dành cho người cao tuổi Azarean Sanada vào ngày 14 tháng 9.
Nội dung phỏng vấn đối với các địa điểm điều tra trên được chia làm ba phần
chính. Với đối tượng phỏng vấn là người phụ trách cơng việc chăm sóc người cao
tuổi trong gia đình, nội dung buổi phỏng vấn xoay quanh những vấn đề cấu trúc gia
đình và hoạt động kinh tế nơng nghiệp, tình hình cuộc sống sinh hoạt của người già
cần được chăm sóc, cơng việc chăm sóc của người đảm đương vai trị này. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của việc có người cao tuổi cần
được chăm sóc đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp, tình hình sử dụng các dịch vụ
của Bảo hiểm Điều dưỡng và những thay đổi về sức khoẻ và cuộc sống của người
cao tuổi trong và sau khi sử dụng các dịch vụ điều dưỡng. Với đối tượng là cán
bộ quản lý, nhân viên điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, tác giả luận văn khai
thác những nội dung chính như nội dung của các dịch vụ mà cơ sở đó đang
cung cấp, loại hình dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trong năm, những khó
khăn gặp phải trong q trình cung cấp dịch vụ. Với đối tượng là cán bộ làm
việc tại Phòng y tế phúc lợi của làng, nội dung các câu hỏi tổng quát hơn liên
quan đến thực trạng cuộc sống của người cao tuổi, tình hình cung ứng dịch vụ
điều dưỡng, những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết trong quá
trình triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng tại địa phương.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Già hoá dân số và Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quát về dân số, tình hình già hố
dân số ở Nhật Bản nói chung và khu vực nơng thơn nói riêng; khái niệm, cơ chế vận
hành và nội dung của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng.

12


Chương 2: Nghiên cứu trường hợp về chăm sóc người cao tuổi vùng nông
thôn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản
Chương hai là một trong hai chương chính của luận văn. Trong chương này,
tác giả tập trung phân tích q trình ban hành và triển khai Chế độ Bảo hiểm Điều
dưỡng tại hai địa phương là làng Tozawa, tỉnh Yamagata và thị trấn Sanada, tỉnh
Nagano. Tiếp đó, tác giả luận văn phân tích kết quả điều tra phỏng vấn để làm rõ
tình hình cụ thể của việc chăm sóc người cao tuổi tại đây.
Chương 3: Đánh giá thực trạng chăm sóc người cao tuổi vùng nơng thơn theo
Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ở Nhật Bản
Trong chương ba, tác giả sẽ phân tích những đặc điểm sử dụng dịch vụ điều
dưỡng của người cao tuổi vùng nông thơn theo Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng. Từ
đó tác giả chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại và đưa ra một vài gợi ý về chính sách cho
Việt Nam.

13


CHƢƠNG 1
GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐIỀU DƢỠNG Ở NHẬT BẢN
Già hoá dân số là một trong những xu hướng phổ biến của thế kỷ XXI và có

tác động đến tồn bộ các khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội của từng quốc gia,
khu vực và trên tồn thế giới. Dân số già có nghĩa là tuổi thọ dân cư tăng lên và là
hệ quả tích cực của các chính sách phát triển kinh tế, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội.
Hiện nay trên thế giới có gần 7 tỷ người và 1/9 trong số này là người từ 60 tuổi trở
lên. Theo dự báo, đến năm 2050, dân số thế giới đạt 9,2 tỷ người và tỉ lệ người trên
60 tuổi sẽ là 1/5, nghĩa là cứ có 5 người thì có 1 người cao tuổi4. Tuy nhiên, tốc độ
già hoá lại diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực. Tại Bắc Âu và
Bắc Mỹ là hai khu vực sớm trải qua gia đoạn dân số già, các chính phủ đã sớm đưa
ra những chính sách y tế phúc lợi dành cho người cao tuổi, đồng thời tìm kiếm giải
pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của tình trạng này. Tại Châu Á, Nhật Bản là nước đầu
tiên bước vào thời kỳ già hoá. Hiện nay, một số nước phát triển trong châu lục như
Trung Quốc, Hàn Quốc và ngay cả những nước đang phát triển như Thái Lan hay
Việt Nam cũng bắt đầu phải đối mặt với vấn đề này.
Cùng với sự phát triển thần kỳ về kinh tế, điều kiện sống cũng như y tế phúc
lợi Nhật Bản được cải thiện rõ rệt trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đã
góp phần tăng tuổi thọ trung bình của người Nhật, nhưng bên cạnh đó làm phát sinh
một số vấn đề xã hội nan giải, như quan niệm không lấy chồng sinh con dẫn đến tỉ
lệ sinh giảm… khiến dân số Nhật Bản ―già đi‖ nhanh chóng. Nếu thời gian cần thiết
để phần người già trong tổng số dân tăng gấp đôi từ 7 lên 14% ở Pháp là 130 năm, ở
Thuỵ Điển là 85 năm thì ở Nhật Bản chỉ mất có 25 năm [12, tr. 72]. Tốc độ già hố
diễn ra khơng đồng đều giữa các tỉnh thành và đặc biệt là giữa thành thị và nơng
thơn. Theo tính tốn, khu vực nơng thôn Nhật Bản bước vào thời kỳ siêu già của
dân số nhanh hơn 20 năm so với khu vực thành thị [35, tr. 55]. Đó là bởi xu hướng
thời đại khi thế hệ trẻ rời bỏ quê hương ra thành phố lập nghiệp và để lại người cao
4

PGS.TS. Mạc Văn Tiến, Xu hướng già hoá dân số và an sinh xã hội trong thế kỷ 21, đăng trên trang web
Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng, truy cập ngày 10/12/2017

14



tuổi sống độc thân hoặc vợ chồng người cao tuổi sống cùng nhau. Chăm sóc người
cao tuổi tại nhà đứng trước thách thức lớn, đặt ra yêu cầu về ―xã hội hố chăm sóc‖,
tức là nâng cao vai trị của cộng đồng trong cơng tác chăm sóc người cao tuổi. Đồng
thời, những khó khăn trên cũng đặt ra yêu cầu về một chế độ hỗ trợ toàn diện về
phúc lợi, y tế và cuộc sống sinh hoạt để người cao tuổi có một cuộc sống ổn định và
khoẻ mạnh chính tại nơi mà họ đang sống. Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng ra đời năm
2000 đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu đó.
Chương 1 tập trung trình bày về bối cảnh ban hành chế độ này, tiền đề của các chế
độ bảo hiểm trước đó và nội dung của Chế độ Bảo hiểm Điều dưỡng năm 2000.
1.1 Dân số và già hoá dân số
Theo kết quả thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thơng Nhật Bản, tính đến
ngày 1 tháng 10 năm 2016, dân số nước này đạt 126,93 triệu người (nam giới là
61,77 triệu người, nữ giới là 65,17 triệu người), giảm 0,11% so với cùng kỳ năm
trước và đánh dấu năm giảm dân số thứ 6 liên tiếp kể từ năm 2010. Cũng trong
thống kê này, số người từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản là 34,59 triệu người, chiếm
27,3% trong tổng dân số. Nam giới từ 65 tuổi trở lên chiếm 24.3% trong tổng dân
số người cao tuổi, với 15 triệu người; trong khi đó số liệu này ở nữ giới là 19,59
triệu người, chiếm 30,1% [34, tr. 2]. Theo nghiên cứu được Liên hiệp quốc và nhiều
tổ chức quốc tế công nhận do các tác giả Cowgill và Holmes thực hiện năm 1970,
khi tỉ lệ người già trên 65 tuổi vượt trên 7% dân số thì xã hội đó bước vào giai đoạn
già hố dân số5. Nếu áp dụng quan điểm này thì Nhật Bản đã bước vào thời kỳ già
hóa dân số từ những năm 70 của thế kỷ XX.

5

Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970), khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9%
tổng dân số thì dân số được coi là ―già hố‖. Tương tự, 10%-19,9% gọi là dân số ―già‖; 20%-29,9% gọi
là dân số ―rất già‖ và từ 30% trở lên gọi là dân số ―siêu già‖. Nhiều báo cáo của Liên hợp quốc và các tổ

chức quốc tế sử dụng cách phân loại này. Nguồn: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Già hoá
dân số và người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, 7/2011,
trang 2

15


Ở Nhật Bản hiện nay, thế hệ dankai (団塊の世代, tức thế hệ sinh ra trong
cuộc bùng nổ dân số lần thứ nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra trong các
năm 1947~1949) đang bước vào giai đoạn già hố. Cụ thể là theo thống kê của Văn
phịng Nội các Nhật Bản, đến năm 2015, số người thuộc thế hệ này trên 65 tuổi là
33,87 triệu người, và đến năm 2025 khi thế hệ này 75 tuổi, ước tính con số đạt mức
36,77 triệu người. Theo dự báo, tỉ lệ già hoá dân số Nhật Bản tiếp tục tăng lên trong
những năm tới và đến năm 2036, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 33,3%, tức
là cứ 3 người thì có 1 người trên 65 tuổi. Từ sau năm 2042, việc tổng dân số giảm
sẽ tiếp tục kéo theo sự tăng của tỉ lệ già hoá, đến năm 2065, tỉ lệ này đạt 38,4%,
đồng nghĩa với việc cứ 2,6 người thì có 1 người trên 65 tuổi. Cùng với đó, tỉ lệ
người trên 75 tuổi cũng tăng dần qua các năm và đến năm 2065, tỉ lệ này sẽ đạt
25,5% khiến cho lần đầu tiên ở Nhật Bản, cứ 4 người thì có 1 người ở độ tuổi 75
[34, tr. 3].
Theo thống kê của Văn phòng Nội các Nhật Bản, năm 2015 số hộ gia đình có
người già trên 65 tuổi là 23,72 triệu hộ, tăng 23,1% so với năm 1980 và chiếm
47,1% trong tổng số hộ gia đình cả nước. Trong khi số hộ gia đình ba thế hệ sống
cùng nhau có xu hướng giảm thì số hộ chỉ có người già sống cùng con cái chưa kết
hơn, hộ chỉ có hai vợ chồng người già và hộ người già sống độc thân lại có xu
hướng tăng lên. Nếu năm 1980, tỉ lệ gia đình ba thế hệ cao nhất và chiếm hơn một
nửa thì đến năm 2015, số hộ chỉ hai vợ chồng chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 30%.
Như vậy có thể thấy rõ một thực tế là số người già trên 65 tuổi ở Nhật Bản sống
cùng con cái đang ngày càng giảm, từ 69,0% năm 1980 xuống còn 39% năm 2015
và người già sống độc thân đang ngày càng tăng lên [34, tr. 13-15].

―Xã hội già hoá và tỉ lệ sinh thấp‖ (尐子高齢化) đang là cụm từ được dùng
rộng rãi để nói về vấn đề mất cân bằng dân số ở Nhật Bản. Có nhiều ngun nhân
dẫn đến tình trạng già hố dân số, trong đó tình trạng phụ nữ kết hơn muộn, khơng
muốn có con là những ngun nhân hàng đầu của vấn đề tỉ lệ sinh giảm, một trong
những yếu tố góp phần làm già hố dân số.

16


Xét về tỉ lệ sinh đẻ, vào những năm 1970, trung bình một phụ nữ Nhật Bản đẻ
dưới 2,08 người con trong vòng đời. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tỉ lệ sinh cứ tiếp tục
duy trì ở tình trạng thấp như vậy thì sẽ dẫn đến giảm dân số, nhưng trên thực tế, do
tuổi thọ trung bình của người Nhật vẫn tiếp tục tăng lên nên dân số vẫn tăng. Tuy
nhiên từ sau năm 1975 đã giảm xuống là 2,0 người con/phụ nữ, và cho đến năm
2015 thì tỉ lệ này là 1,45 người con/phụ nữ6.
Nhiều biện pháp khắc phục đã được đề ra như tăng cường hệ thống phúc lợi
dành cho người có con nhỏ với nhiều ưu tiên, thực hiện các chính sách khuyến
khích sinh đẻ, hồn thiện hơn nữa môi trường giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo để các bà
mẹ có thể yên tâm gửi con đi làm, giảm bớt gánh nặng việc nhà và chăm sóc con
nhỏ cho phụ nữ... Tuy nhiên, việc giảm mạnh tỉ lệ sinh vốn bắt nguồn từ sự thay đổi
trong ý thức, quan niệm của người Nhật về vấn đề hơn nhân, gia đình và việc sinh
con, dẫn tới lối sống độc thân, sự thu hẹp quy mơ gia đình... của xã hội hậu công
nghiệp7. Lối suy nghĩ ―đã là con người thì ai cũng phải kết hơn‖ đã trở nên lạc hậu.
Kết hơn hay khơng, đó khơng cịn là một vấn đề quan trọng nữa khi có một thực tế
là hiện nay, đa số người Nhật cho rằng ―không nhất thiết phải kết hơn‖, trong khi đó
ý kiến cho rằng ―đương nhiên phải kết hôn‖ chỉ là thiểu số cho thấy xu hướng thích
sống độc thân ngày càng thể hiện rõ trong ý thức, quan niệm của người Nhật Bản.
Kết quả điều tra ý thức người Nhật đối với vấn đề hơn nhân được Viện cứu văn hố
truyền thơng NHK tiến hành 5 năm một lần từ năm 1993 đến nay cho thấy quan
niệm về hôn nhân của người Nhật Bản (tham khảo Biểu đồ 1, Phụ lục).


6
7

truy cập ngày 10/12/2017
truy cập ngày 10/12/2017

17


×