Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIÊP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.79 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIÊP.
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Điện tử công nghiệp:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện tử công nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Điện tử công nghiệp.
- Tên giao dịch: Industrial electronic company
- Tên viết tắt: CDC
- Trụ sở giao dịch: 444- Bặch Đằng – quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội
- Tên cơ quan sáng lập: Viện máy và dụng cụ công nghiệp
- QĐ thành lập: 269 QĐ/TC NSĐT ngày 22/05/93 thuộc Bộ Công nghiệp
nặng
- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Điện tử công nghiệp tiền thân là công ty dịch vụ điện tử
VESCOI, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp trực thuộc
Tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam được thành lập ngày 24 tháng 10 năm
1984 theo QĐ số 160 thuộc Tổng cục Trưởng Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin
học.
Năm 1993, thành lập lại công ty điện tử 1. Tên giao dịch quốc tế lúc này
là VIECO. Trụ sở giao dịch ở 11B-Phan Chu Trinh- quận Hoàn Kiếm - Tp Hà
Nội, đặt chi nhánh riêng ở Tp HCM và thị xã Lạng Sơn; chi nhánh có con dấu
riêng, tròn theo quy định hiện hành.
Đến ngày 22/06/1996 theo QĐ số 1719/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp, công ty được đổi tên thành công ty điện tử công nghiệp.
Sau 20 năm thành lập, cùng với sự phát triển chung của cả nước cũng như của
ngành, công ty đã lớn mạnh không ngừng về doanh số, cơ sở vật chất, tài sản và
nhân sự nhờ việc tăng cường sức mạnh cả về quản lý và thay đổi máy móc thiết
bị hiện đại, sản phẩm của công ty được khách hàng tín nhiệm. Từ chỗ mới thành
lập, công ty không có địa điểm sản xuất kinh doanh, phải đi thuê địa điểm tại
phố Huế, nay đã có địa điểm sản xuất kinh doanh riêng của mình tại 444-Bạch
Đằng-quận Hoàn Kiếm-Tp Hà Nội khang trang, rộng rãi, diện tích 2500m2 với
đầy đủ trang thiết bị. Nhân sự công ty đã tằng từ 07 người nay lên 225 người.


Công ty luôn hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà
nước và có tích lũy để phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo suy trì và nâng
cao đời sống cán bộ công nhân viên chức toàn công ty.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty:
2.1.2.1: Đặc điểm tổ chức quản lý:
Công ty Điện tử công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, và
được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định.
Là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân trực thuộc tổng
công ty điện tử và tin học Việt Nam đảm nhận nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh thuộc ngành điện tử và tin học, cũng như nhiều yêu cầu đột xuất. Công ty
Điện tử công nghiệp đã tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả
với tổng số 225 cán bộ công nhân viên. Bộ máy quản lý của công ty được tổ
chức theo kiểu trực tuyến, nghĩa là giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Phía dưới là các phòng ban chức năng, nhiệm vụ riêng.
Quan hệ trong tổ chức là quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin.
Ban lãnh đạo công ty gồm 3 người: Giám đốc là người đứng đầu công ty,
trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn
thể công ty với cơ quan cấp trên và trước pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là hai phó
giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban phụ trách một số lĩnh vực
công tác của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đã được giao.
* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Văn phòng: bao gồm các bộ phận hành chính tổ chức, bảo vệ, y tế, có
nhiệm vụ thực hiện công tác nội chính trong công ty, công tác văn thư lưu trữ,
quản lý toàn bộ thiết bị văn phòng toàn công ty.
- Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo: phụ trách việc tổ chức tuyển dụng,
đào tạo lao động và cán bộ theo chủ trương của công ty. Xây dựng các phương
án quản lý phân công lao động, tiền lương, BHYT, BHXH và các chế độ chính

sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinh
doanh của công ty. Là phòng có chức năng tham mưu đắc lực cho ban lãnh đạo
công ty. Thông qua tình hình mua sắm, nhập máy móc, thiết bị; tổ chức công tác
hạch toán kế toán, thực hiện công tác quản lý đầu tư dự án, các chương trình kế
toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: phụ trách các vấn đề liên
quan đến xuất nhập khẩu. Như nhập khẩu linh kiện theo đơn đặt hàng, theo dõi
đầu ra đầu vào.
- Phòng khoa học, nghiên cứu và phát triển: có nhiệm vụ nghiên cứu các
sản phẩm mới, thiết bị mới để ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
của công ty, tăng được uy tín của công ty trên thị trường.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Phòng tài chính-kế toán có 7 người, gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán
thanh toán, 1 kế toán giá thành và tiêu thụ, 1 kế toán ngân hàng, 2 phó phòng và
1 thủ quỹ.
- Kế toán trưởng là người giúp giám đốc trong tổ chức điều hành tổng
hợp công tác kế toán tài chính toàn công ty.
- 2 phó phòng và các nhân viên kế toán còn lại chịu trách nhiệm giúp kế
toán trưởng trên các lĩnh vực cụ thể do kế toán trưởng giao.
- Kế toán thanh toán: phụ trách theo dõi thu, chi, tạm ứng các khoản
BHXH, KPCĐ.
- Kế toán giá thành và tiêu thụ: phụ trách theo dõi tình hình tiêu thụ sản
phẩm, giá thành các loại sản phẩm.
- Kế toán ngân hàng: trực tiếp giao dịch với ngân hàng.
- Thủ quỹ: quản lý hóa đơn chứng từ, cấp phát tiền và các công việc có
Kế toán trưởng
Kế toán ngân hàngKế toán thanh toán Kế toán giá thành Thủ quỹ Phó phòng Phó phòng
Nhân viên kế toán ở các trung tâm và xí nghiệp thành viên
liên quan…

Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài chính của công ty
Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, các mẫu biểu
và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hình thức nhật ký
chung. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
2.1.2.2: Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Hiện nay công ty có 16 chi nhánh và trung tâm trực thuộc ( theo dõi trên
sơ đồ)
* Ngành nghề kinh doanh chính:
- Thiết kế sản xuất sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị điện và điện
tử
- Kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và tin học.
- Xây lắp các đường dây và trạm điện.
- Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ điện tử tin học
- Kinh doanh thương mại sản phẩm tự động hóa và chất trợ nghiền xi
măng
- Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, kinh doanh các vật tư, thiết bị điện tin học
phục vụ các ngành, thiết bị lạnh và điều hòa không khí, thiết bị và phụ kiện cho
đường dây tải, trạm điện, các thiết bị cảnh báo, cảnh vệ.
- Tích hợp hệ thống
- Dịch vụ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện
tử-tin học.
- Đại lý cho các hãng nước ngoài về các lĩnh vực nêu trên
- Dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh XNK máy móc, trang thiết bị và dụng
cụ y tế
- Kinh doanh các thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật, thiết bị phòng thí
nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị đo lường
- Kinh doanh máy công cụ và tư liệu sản xuất
- Nghiên cứu thiết kế, sản xuất và kinh doanh các hệ thống truyền thông

kỹ thuật số.
- Tư vấn thiết kế xây dựng các công trình điện có cấp điện áp đến 35
KW
* Quy trình sản xuất:
Công ty điện tử công nghiệp là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh
doanh thương mại khi có khách hàng đặt hàng như: xây lắp các trạm biến thế,
lắp ráp các phần mềm tin học theo từng đặc thù mà khách hàng yêu cầu. Doanh
nghiệp phải lên hạch toán mua các chi tiết (nếu có thể sản xuất được thì mua
nguyên vật liệu) sao cho phù hợp với đơn đặt hàng sau đó đưa về phân xưởng
để tiến hành sản xuất và lắp ráp.
Công ty chủ yếu đi đấu thầu hợp đồng, nếu thắng thầu công ty đi mua một số
linh kiện về lắp giáp thành sản phẩm rồi bán ra thị trường.
* Các yếu tố đầu vào:
Để kinh doanh có hiệu quả công ty thường xuyên tìm nguồn cung ứng
cho mình đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.
Với đặc thù và điều kiện kinh doanh của công ty hiện nay, nguồn hàng vào của
công ty đã được cải thiện nhờ có nguồn hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài
như một số mặt hàng điện tử điện lạnh.
* Cơ sở vật chất:
Hoạt động của công ty là sản xuất và kinh doanh, nhưng chủ yếu công ty
chú trọng vào hoạt động thương mại nhiều hơn, phần sản xuất do cơ sở vật chất
và yếu tố con người cho hoạt động này còn hạn chế nên chưa thực sự phát triển.
Do đặc thù kinh doanh nên công ty không có kho chứa hàng lớn để sản xuất
hàng hóa vì thế mảng sản xuất hàng hóa của công ty còn hạn chế. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường.
2.1.3: Tình hình thị trường:
Với phương châm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thị trường của công
ty rất lớn. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương án tiếp cận thị trường có hiệu

quả, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, dịch vụ hậu mãi…để đáp ứng kịp thời và uy
tín với khách hàng. Thị trường của công ty rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam.
Đối tác bao gồm các doanh nghiệp, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ trong nước thuộc nhiều
lĩnh vực sản xuất như: điện, than, xi măng, giấy, dệt, thể thao…đáp ứng yêu cầu
của khách hàng, phối hợp giải quyết nhiều hợp đồng kinh tế khoa học kỹ thuật
cao.
Bên cạnh đó, công ty đã và đang có mối quan hệ mật thiết với những văn
phòng đại diện, cụ thể như sau: nhà phân phối của SCHNEIDER, SIEMENS,
OMRON, TOSHIBA…Công ty đã trở thành nhà tích hợp hệ thống và phân phối
sản phẩm cho nhiều hãng. Thời gian qua hai bên đã có nhiều hợp tác và thực
hiện nhiều hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực tự động hóa và tin học.
2.2: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện tử công nghiệp trong
hai năm 2005-2006:
Công ty điện tử công nghiệp còn nhiều hạn chế về chức năng sản xuất
nhưng đã chú trọng vào việc kinh doanh để bù đắp những hạn chế còn tồn tại.
Để đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua và xu hướng dự báo trong thời gian tới, chúng ta hãy xem
xét mảng kinh doanh của công ty được biểu hiện qua bảng 1:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006
CHỈ TIÊU
Đvt
Năm 2005 Năm 2006
1. Doanh thu bán hàng
Đồng 227,419,913,52
6
251,236,117,49
4
2. Doanh thu thuần
Đồng 227,414,853,52

6
251,236,117,49
4
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
Đồng
3,646,351,412 4,177,428,882
4. Lợi nhuận sau thuế
Đồng
2,625,373,017 3,007,748,796
5. TSLN VKD (trước thuế)
%
1.55 1.66
6. TSLN VCSH
%
49.09 56.11
7. Số lao động
Người
225 230
8. Thu nhập bình quân 1
CNV
đ/ng/thán
g
1,720,000 1,850,000
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng lên
trong hai năm 2005 và 2006. Doanh thu năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là
23.816.203.968đ với tỷ lệ tăng là 10,47%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của
công ty trong thời gian qua. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu,
khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, phong
cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu
cầu thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một

cách hợp lý tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận của công ty (năm 2006 tăng
531.077.470 so với năm 2005). Hai chỉ tiêu TSLN VKD và TSLN VCSH cũng
tăng qua các năm thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty không ngừng được
tăng lên. Tuy nhiên, TSLN VKD của công ty vẫn còn thấp cho thấy việc sử
dụng vốn của công ty vẫn chưa thật sự tốt, khả năng sinh lời của đồng vốn chưa
cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong thời
gian tới.
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận năm sau
cao hơn năm trước, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN. Đời sống của
cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể, thể hiện qua mức
thu nhập bình quân: Năm 2005 là 1.720.000đ đến năm 2006 là 1.850.000đ. Số
lao động trong cũng không ngừng tăng lên: năm 2005 là 225 người, năm 2006
là 230 người.
Trong năm 2005-2006 công ty đã ký kết và triển khai nhiều hợp đồng lớn
góp phần mang lại một nguồn thu đáng kể làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho
công ty. Như hợp đồng mở rộng nhà máy điện Uông Bí có trị giá 5 triệu USD,
đường mòn Hồ Chí Minh (27 tỷ), hợp đồng với trường ĐH Bách Khoa (27 triệu
USD), hợp đồng với Tổng cục dạy nghề (8 tỷ)…và nhiều hợp đồng lớn khác.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty điện tử công
nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 vừa qua cho thấy hoạt động sản kinh doanh
đạt hiệu quả cao, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao. Để
đạt được kết quả trên là cả quá trình phấn đấu bền bỉ và sáng tạo không ngừng
của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã thường xuyên chú
ý đổi mới công nghệ sản xuất cũng như công tác quản lý để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
2.3 Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công
ty điện tử công nghiệp:
2.3.1: Một số thuận lợi và khó khăn của công ty:
* Thuận lợi:
- Công ty điện tử công nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh thêm nhiều lĩnh vực mới, xây dựng được nhiều mối quan hệ mật thiết với
những doanh nghiệp, công ty lớn ở nước ngoài như SIEMENS, TOSHIBA,
OMRON…
- Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển đã
tạo điều kiện cho công ty áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ kỹ thuật cao thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, có kiến
thức thực tế, năng động và sáng tạo trong công việc. Đội ngũ cán bộ quản lý của
công ty có trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý và yên tâm công tác
dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, chi bộ Đảng và công đoàn vững mạnh.
- Kinh tế thị trường đã làm tăng số lượng các công ty xuất nhập khẩu, tiêu
thụ sản phẩm trực tiếp; do đó tạo ra sự cạnh tranh đòi hỏi các công ty phải
không ngừng phát huy tính năng động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu
- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản
phẩm thông qua việc tổ chức liên tục các hội chợ triển lãm với quy mô lớn để
các doanh nghiệp có cơ hội tìm đến đối tác ký HĐ SX và tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời các doanh nghiệp có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đối tác,
qua đó để tìm hiểu thị trường.
- Công ty luôn có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Bộ Công nghiệp, ban
giám đốc cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các chi nhánh và trung tâm trực
thuộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty.
* Khó khăn:
- Các sản phẩm điện tử, điện lạnh của công ty đang gặp phải sự cạnh
tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành. Ngày nay, đồ dùng gia đình
ngày càng được ưa chuộng, có thể nói là nhu cầu không thể thiếu được, nhiều
loại sản phẩm cùng nhiều loại mẫu mã khác nhau được tung ra thị trường. Các
hãng khác cũng gia nhập ngành. Vì thế công ty phải tìm cách tạo cho mình đặc
trưng riêng, khác biệt – một điều không phải dễ dàng.
- Do kinh phí hạn hẹp nên công tác Marketing, quảng cáo sản phẩm còn

nhiều hạn chế. Trong những năm tới, việc này cần được chú trọng nhiều hơn.
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế làm
tăng sức ép cạnh tranh trong họat động sản xuất kinh doanh. Sự cạnh tranh sẽ
càng khốc liệt hơn vào những năm tới khi Việt Nam đã chính thức là một thành
viên của tổ chức WTO
- Nguồn hàng của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước
ngoài do đó quá trình sản xuất của công ty còn nhiều hạn chế. Bộ phận sản xuất
còn nhiều hạn chế chưa thực sự mang lại nguồn thu cho công ty, do đó năng
suất lao động của người lao động chưa cao, chưa đều, còn phụ thuộc nhiều vào
yếu tố đi đấu thầu. Nếu thắng thầu, bộ phận sản xuất mới có việc để làm. Đây là
vấn đề mà công ty đang rấy yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
- Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả các loại đầu
vào không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty.
2.3.2: Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty:
Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp
Đvt: đồng
CHỈ TIÊU
31/12/05 31/12/06
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
TỔNG TÀI SẢN
179,611,234,20
7 100
325,171,009,96
9 100
A. Tài sản ngắn hạn
176,732,766,01
9 98.4
322,301,695,75

5 99.12
B. Tài sản dài hạn 2,878,468,188 1.6 2,869,314,214 0.88
TỔNG NGUỒN VỐN 179,611,234,20 100 325,171,009,96 100
7 9
A. Nợ phải trả
174,266,274,60
3 97.02
319,795,528,35
6 98.35
B. Vốn chủ sở hữu 5,344,959,604 2.98 5,375,481,613 1.65
Tổng giá trị tài sản của công ty tính đến ngày 31/12/2006 là
325.171.009.969đ tăng 145.559.775.762đ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là 322.301.695.755đ chiếm tỷ trọng 99,12% trong tổng giá trị
tài sản; Tài sản dài hạn là 2.869.314.214đ chiếm tỷ trọng là 0,88%. Tỷ trọng tài
sản dài hạn trong năm nay giảm so với năm trước (từ 1,6% xuống 0,88%) là do
trong năm 2006 công ty không thực hiện dầu tư nhiều vào TSCĐ mà chú trọng
hơn vào việc khai thác sử dụng công suất của các tài sản được đầu tư từ năm
ngoái, phần giá trị khấu hao nhiều hơn.VLĐ chiếm lớn trong VKD là do đặc
điểm kinh doanh của công ty chủ yếu chú trọng vào hoạt động thương mại hơn
là sản xuất sản phẩm, thực hiện theo hợp đồng là chủ yếu nên đòi hỏi VLĐ rất
lớn.
Về nguồn vốn kinh doanh trong năm 2006 số nợ phải trả của công ty là
319.795.528.356đ chiếm tỷ trọng 98,35% tổng nguồn vốn, phần còn lại là vốn
CSH 5.375.481.613đ chiếm tỷ trọng 1,65%.
Ta đi phân tích chi tiết về nguồn vốn của công ty qua số liệu ở bảng 3:
* Đối với nợ phải trả:
So với đầu năm, tổng nợ phải trả của công ty tăng 145.529.253.753đ với
tỷ lệ tăng là 83,51% so với năm 2005, trong đó nợ ngắn hạn tăng
15.382.637.5326đ với tỷ lệ là 92,77% còn nợ dài hạn giảm 8.297.121.573đ
tương ứng với tỷ lệ 98,11% chiếm tỷ trọng 0,05%. Nguyên nhân này là do nhu

cầu thực tế của công ty, công ty hoạt động chủ yếu thông qua đấu thầu, nhận
thực hiện các hợp đồng lớn, khi thắng thầu công ty phải mua các thiết bị để tiến
hành sản xuất. Do số vốn nhà nước cấp, nguồn kinh phí và các quỹ quá ít không
đủ cho công ty tiến hành sản xuất nên công ty phải tiến hành vay nợ. Sau khi
hoàn thành hợp đồng, bên đối tác sẽ thanh toán tiền cho công ty theo hạn đã ghi
trên hợp đồng, do vậy chu kỳ sản xuất ngắn. Nợ dài hạn giảm là do công ty
chưa có nhu cầu phát triển mở rộng thiết bị dây truyền phục vụ cho sản xuất nên
không có nhu cầu về vốn dài hạn.
Vay và nợ ngắn hạn tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 31,10% cho thấy trong
năm 2006 công ty đã ký kết và triển khai thực hiện được nhiều hợp đồng nên
việc tăng lên của vay và nợ ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý.Tuy nhiên công ty cần
chú trọng hơn tới sự an toàn trong kinh doanh, cần giảm các khoản vay ngắn
hạn vì các khoản vay ngắn hạn là có thời hạn trả gốc và lãi rất nhanh, ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của công ty.
Trong nợ ngắn hạn, các khoản vốn mà công ty có thể chiếm dụng gồm:
Phải trả người bán tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 4,49%. Đây là khoản công
ty chiếm dụng của nhà cung cấp khi chưa đến hạn trả. Thực chất khi mua chịu
công ty phải chịu mức giá cao hơn bình thường, do đó công ty phải chịu một
khoản chi phí nhất định.Mặt khác chi mua chịu, công ty luôn phải chịu sự ràng
buộc kiểm soát của nhà cung cấp nên luôn bị động và phải trả nợ đúng hạn. Tuy
nhiên, khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn nên cũng không làm
cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng cao.
Người mua trả tiền trước tăng với tốc độ khá cao (30,82%) chiếm tỷ trọng
21,47% là do để thực hiện được những hợp đồng lớn này người mua phải ứng
trước cho công ty một khoản tiền nên làm cho khoản người mua trả tiền trước
tăng. Bên cạnh đó, trong năm qua công ty đã thắng thầu nhiều hợp đồng lớn,
hầu hết các công trình đều đạt chất lượng cao và hoàn thành đúng thời hạn nên
nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, tăng được lòng tin với khách hàng
nên cũng làm khoản này tăng đáng kể.
Phải trả người lao động tăng với tỷ lệ 50,04%, đây là khoản công ty có

thể chiếm dụng tạm thời vào múc đích sản xuất kinh doanh mà không phải trả
lãi. Tuy nhiên khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ, trong những năm tới công ty
cần có biện pháp sử dụng triệt để hơn nữa các khoản này.
Các khoản khác như phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác cũng tăng
cao tương ứng với tỷ lệ là 136,53% và 370%
Việc tăng các khoản nợ cho thấy công ty đã tận dụng tốt lợi thế của
người đi mua huy động các khoản chiếm dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Sự tăng lên hoàn toàn hợp lý bởi đây là những khoản nợ mà doanh
nghiệp được chiếm dụng sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không
phải trả lãi. Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản
phải trả phải nộp khác nên ở mức độ vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của công ty.
* Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Cuối năm tăng lên so với đầu năm là
30.522.009đ tương ứng với tỷ lệ 0,57%, chiếm tỷ trọng là 1,65% trong tổng
nguồn vốn. Trong đó, VCSH tăng 102.712.715đ với tỷ lệ 1,93% là do lợi nhuận
chưa phân phối tăng 163610735đ với tỷ lệ 83,35%. Còn quỹ đầu tư và phát
triển, nguồn và kinh phí khác giảm tương ứng với tỷ lệ 5,63% và 52,02%.
VCSH tăng là do công ty cho phép giữ lại một phần lợi nhuận chưa phân phối
để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Để phân tích chính xác hơn về tính hợp lý trong công tác tổ chức vốn
kinh doanh của công ty trong năm 2006, ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau:

×