Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(Luận văn thạc sĩ) gia đình của người pà thẻn ở xã hồng quang, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang truyền thống và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

LÊ THỊ THANH

GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI PÀ THẺN Ở XÃ HỒNG
QUANG, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Dân tộc học

Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

LÊ THỊ THANH

GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI PÀ THẺN Ở XÃ HỒNG
QUANG, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam

Hà Nội - 2013

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1.1. Kết quả điều tra dân số theo dân tộc cụ thể ở từng thôn

20

Bảng 1.2. Cơ cấu thành phần tộc ngƣời thôn Thƣợng Minh, xã Hồng Quang,

21

huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Bảng 2.1. Ngƣời quyết định hôn nhân của ông (bà) trong xã hội truyền thống

41

Bảng 4.1. Số thế hệ trong hộ gia đình của ngƣời Pà Thẻn ở xã Hồng Quang,

79

huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Bảng 4.2. Mong muốn sống cùng ai khi về già?


80

Bảng 4.3. Số ngƣời trong một hộ gia đình

83

Bảng 4.4. Phân cơng lao động trong gia đình hiện nay

85

Bảng 4.5. Ngƣời quyết định hôn nhân của thanh niên hiện nay

86

Bảng 4.6. Quan niệm về sinh con trai và con gái ở ngƣời Pà Thẻn

90

Bảng 4.7. Cơ cấu giới tính (nam/nữ) qua các cuộc tổng điều tra dân số

90

Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái

95

3


MỤC LỤC

Mở đầu

Trang
3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU, ĐỊA 8
BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết và một số khái niệm

8

1.1.1. Cơ sở lý thuyết

8

1.1.2. Một số khái niệm cơ bản

10

1.2. Tổng quan nghiên cứu về gia đình và ngƣời Pà Thẻn

12

1.2.1. Những nghiên cứu về gia đình

12

1.2.2. Những nghiên cứu về ngƣời Pà Thẻn

14


1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và ngƣời Pà Thẻn ở xã Hồng 15
Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, mơi trƣờng vùng ngƣời Pà Thẻn cƣ trú

15

1.3.2. Tên gọi, nguồn gốc tộc ngƣời và dân số của ngƣời Pà Thẻn

17

1.3.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tộc ngƣời

21

Chƣơng 2. CẤU TRÚC, QUY MÔ, QUAN HỆ VÀ CHỨC NĂNG CỦA 31
GIA ĐÌNH
2.1. Cấu trúc gia đình

31

2.2. Quy mơ gia đình

36

2.3. Quan hệ gia đình

38

2.4. Các chức năng cơ bản của gia đình


43

Chƣơng 3. CÁC NGHI LỄ TRONG CHU KÌ ĐỜI NGƢỜI CỦA GIA ĐÌNH 52
3.1. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con cái

52

3.2. Nghi lễ cƣới xin

58

3.3. Nghi lễ ma chay

67

Chƣơng 4. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI PÀ THẺN VÀ 78
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
4.1. Những biến đổi về cấu trúc, quy mô, mối quan hệ, chức năng, nghi 78
lễ và phong tục trong gia đình
4.1.1. Những biến đổi về cấu trúc và quy mơ gia đình

4

78


4.1.2. Những biến đổi trong quan hệ gia đình

84


4.1.3. Những biến đổi về chức năng của gia đình

89

4.1.4. Những biến đổi về nghi lễ chu kì đời ngƣời trong gia đình

97

4.2. Nguyên nhân biến đổi

105

4.2.1. Tác động từ quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc

105

4.2.2. Tác động từ điều kiện kinh tế - xã hội

107

4.2.3. Tác động từ sự giao thoa văn hóa

108

4.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay

110

Kết luận


114

Tài liệu tham khảo

117

Phụ lục

121

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập
tồn diện, sâu rộng. Q trình đó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
dẫn đến những biến đổi của các thiết chế xã hội truyền thống. Gia đình là một thiết
chế xã hội - văn hố đặc thù. Với tƣ cách là một tế bào của xã hội, gia đình có vai
trị quan trọng trong việc hình thành và ni dƣỡng nhân cách con ngƣời. Đồng
thời, gia đình là nơi bảo lƣu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, có ảnh hƣởng lớn
đến sự lƣu giữ và phát triển của văn hoá tộc ngƣời. Trong quá trình đổi mới và hội
nhập hiện nay, gia đình đang là đối tƣợng chịu tác động mạnh mẽ và có những
biến đổi lớn lao cùng sự chuyển mình của đất nƣớc.
Với dân số 6.811 ngƣời [38, tr135], Pà Thẻn đứng thứ 41/54 dân tộc trong
cả nƣớc. Địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Pà Thẻn là hai tỉnh Hà Giang (5.771
ngƣời), Tuyên Quang (877 ngƣời) [38, tr.150,153] và thƣờng là những nơi đặc biệt
khó khăn. Nhƣ các dân tộc anh em khác, ngƣời Pà Thẻn cũng chịu tác động khơng
nhỏ của q trình đổi mới và tồn cầu hóa. Gia đình của ngƣời Pà Thẻn - nơi lƣu

giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang diễn ra những thay đổi cùng sự phát
triển của kinh tế - xã hội.
Trong nhiều thập kỉ qua, đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu về ngƣời
Pà Thẻn, nhƣng chƣa có cơng trình chun khảo dân tộc học về gia đình của dân
tộc này. Vì vậy, nghiên cứu về gia đình và những biến đổi của gia đình ngƣời Pà
Thẻn là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong bảo lƣu và phát triển các giá
trị văn hoá truyền thống tộc ngƣời trƣớc cơn lốc tồn cầu hố và đổi mới. Xuất
phát từ tình hình thực tế trên, tơi lựa chọn vấn đề: “Gia đình của người Pà Thẻn ở
xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang: truyền thống và biến
đổi” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua nghiên cứu này, sẽ góp thêm tƣ liệu về gia
đình ngƣời Pà Thẻn ở Việt Nam nói chung và ngƣời Pà Thẻn ở Tuyên Quang nói
riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn chỉ ra những yếu tố tích cực và những hạn
chế của gia đình truyền thống, của sự biến đổi trong gia đình hiện đại, góp phần

6


bảo lƣu và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình ngƣời Pà
Thẻn ở Việt Nam.
2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã xác định một số câu hỏi
nghiên cứu chính và lấy đó làm cơ sở quy chiếu cho quá trình nghiên cứu thực địa,
thu thập thơng tin cũng nhƣ phân tích số liệu. Những câu hỏi nghiên cứu đó là cơ
sở để xác định các nội dung nghiên cứu của luận văn, cụ thể nhƣ sau:
1. Gia đình truyền thống của người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang? Đây là câu hỏi thuộc dạng câu hỏi mô tả, là cơ sở định
hƣớng trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tại thực địa. Nội dung nghiên cứu
của câu hỏi này là nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản của gia đình truyền thống
ngƣời Pà Thẻn (quan niệm về gia đình, cấu trúc, quy mơ, các quan hệ trong gia
đình, các chức năng của gia đình và các nghi lễ trong gia đình).

2. Gia đình người Pà Thẻn hiện nay đã biến đổi như thế nào so với gia đình
truyền thống? Là một câu hỏi thuộc dạng cấu trúc và so sánh, câu hỏi này nhằm
phân tích những biến đổi của gia đình của ngƣời Pà Thẻn trƣớc tác động của nhiều
yếu tố, trong đó trực tiếp là sự tác động từ biến đổi kinh tế - xã hội. Đây chính là
câu hỏi quan trọng nhất và là mục đích căn bản mà luận văn muốn hƣớng đến.
3. Những nhân tố nào tác động đến sự biến đổi gia đình của người Pà Thẻn
và quan niệm của chủ thể văn hóa trước sự biến đổi ấy? Đây là một câu hỏi thuộc
dạng cấu trúc, với mục đích tìm ra ngun nhân và những nhân tố tác động đến gia
đình, dẫn đến sự biến đổi trong gia đình của ngƣời Pà Thẻn. Đồng thời, tìm hiểu
tâm tƣ, nguyện vọng, thái độ của ngƣời Pà Thẻn trƣớc những biến đổi trong gia
đình của họ.
3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là gia đình ngƣời Pà Thẻn, bao gồm
những vấn đề cơ bản: quan niệm, cấu trúc, quy mơ, quan hệ gia đình, chức năng và
các nghi lễ gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là gia đình truyền thống và những biến đổi
trong thời hiện đại, nên khung giới hạn truyền thống là trƣớc năm 1986 (gắn với

7


công cuộc đổi mới đất nƣớc). Tuy nhiên, biến đổi là một q trình, nên niên đại
trên chỉ mang tính chất tƣơng đối. Thực chất, sự biến đổi trong gia đình của ngƣời
Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang có thể nhận thấy
rõ nét nhất chỉ khoảng vài thập niên gần đây (từ khoảng những năm 90 của thế kỷ
XX trở lại đây).
- Địa bàn nghiên cứu của luận văn là xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang. Đây là địa bàn cƣ trú tập trung và cƣ trú lâu đời của ngƣời Pà Thẻn,
cịn bảo lƣu nhiều giá trị văn hố tộc ngƣời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng trong luận văn là điền dã dân tộc học,
để thu thập đƣợc thông tin đầy đủ, đa chiều, chân thực và có giá trị, chúng tơi đã
vận dụng một số kỹ năng nhƣ sau:
- Quan sát: là kỹ năng phục vụ mục đích khái qt cảnh quan, mơi trƣờng cƣ
trú, cách bố trí làng bản, lối sinh hoạt của các thành viên trong gia đình ngƣời Pà
Thẻn và sự giao tiếp của họ đối với cộng đồng. Kỹ năng quan sát giúp chúng tôi thu
thập những thông tin ban đầu về đối tƣợng nghiên cứu để định hƣớng chính xác hơn
những vấn đề câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
- Quan sát tham dự: với mục đích nghiên cứu thơng qua những trải nghiệm
thực tế tại thực địa, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng
ngày của các hộ gia đình, quan sát tham dự các nghi lễ gia đình. Thơng qua kĩ năng
này, chúng tôi đã thiết lập đƣợc mối quan hệ thân thiết với cộng đồng ngƣời Pà Thẻn
ở Hồng Quang và có những thông tin đáng tin cậy phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Điều tra theo bảng hỏi: do điều kiện đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu (đa
số ngƣời dân không biết đọc và viết tiếng phổ thông) nên chúng tôi chủ yếu sử
dụng bảng hỏi bán cấu trúc, tức là phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bảng hỏi. Kết
quả điều tra theo bảng hỏi đƣợc tiến hành xử lý số liệu và phân tích định lƣợng kết
hợp với kết quả định tính.
- Phỏng vấn: gồm phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu (chọn đại diện
theo tuổi, giới, nghề nghiệp) và phỏng vấn ngẫu nhiên (với cả hai loại hình phỏng
vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm). Trong quá trình nghiên cứu tại thực địa, chúng

8


tôi đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với các hộ gia đình Pà Thẻn tại xã
Hồng Quang và nhiều cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên, phỏng vấn nhóm. Để đảm bảo
tính tồn diện và khách quan, chúng tơi đã chú trọng đến tính đại diện của ngƣời
cấp tin. Cụ thể, chúng tôi đã phỏng vấn các đối tƣợng: thầy cúng, trƣởng họ,
trƣởng thôn, những ngƣời làm công tác xã hội (phụ nữ, văn hóa), cán bộ y tế, cán

bộ chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân tại xã Hồng Quang.
- Hồi cố: thông qua phỏng vấn hồi cố những ngƣời cao tuổi trong cộng đồng
nghiên cứu để tái hiện lại gia đình truyền thống của ngƣời Pà Thẻn và thu thập thông
tin đánh giá, nhận xét về những biến đổi của gia đình hiện đại. Phƣơng pháp hồi cố
đã đƣợc áp dụng kết hợp trong quá trình phỏng vấn với đối tƣợng là ngƣời già và
ngƣời trung tuổi.
- So sánh: trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp
so sánh giữa truyền thống và hiện đại để thấy đƣợc sự biến đổi của gia đình
ngƣời Pà Thẻn.
Bên cạnh đó, luận văn cịn tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm bổ
sung các kiến thức cịn thiếu sót trong q trình triển khai thực hiện đề tài.
5. Nguồn tƣ liệu của luận văn
- Nguồn tƣ liệu chính của luận văn đƣợc thu thập qua các đợt điền dã dân
tộc học từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2013. Thơng qua phân tích, xử lý các số liệu
định lƣợng và định tính, chủ yếu qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm,
quan sát, điều tra xã hội học … với những ngƣời dân và các hộ gia đình tại địa bàn
nghiên cứu, đặc biệt là những ngƣời có uy tín và hiểu biết trong cộng đồng ngƣời
Pà Thẻn ở xã Hồng Quang.
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đƣợc cơng bố về gia đình và về
ngƣời Pà Thẻn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Các nguồn tài liệu thống kê của Trung ƣơng và địa phƣơng liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng:

9


Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết, tổng quan về tài liệu, địa bàn và tộc ngƣời

nghiên cứu
Chƣơng 2. Cấu trúc, quy mơ, quan hệ và chức năng của gia đình
Chƣơng 3. Các nghi lễ trong chu kì đời ngƣời của gia đình
Chƣơng 4. Những biến đổi của gia đình ngƣời Pà Thẻn và một số vấn đề đặt
ra hiện nay

10


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU,
ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết và một số khái niệm
1.1.1. Cơ sở lý thuyết
Luận văn nghiên cứu về gia đình truyền thống và những biến đổi trong gia
đình hiện đại của ngƣời Pà Thẻn, tập trung ở những biến đổi về quan niệm, cấu
trúc, quy mơ, chức năng, quan hệ gia đình và các nghi lễ gia đình. Vì vậy, hƣớng
tiếp cận chủ yếu là về nhân học văn hoá - xã hội với lý thuyết biến đổi văn hố,
thơng qua cách tiếp cận chức năng - cấu trúc và lý thuyết giới.
Phát triển là qui luật tự nhiên, tất yếu của bất cứ xã hội nào và sẽ kéo theo
những biến đổi về văn hóa. Do vậy, biến đổi về văn hóa có thể đƣợc hiểu là quá
trình vận động của tất cả các xã hội. Với tƣ cách là một phạm trù lịch sử, văn hóa
ln vận động và biến đổi để duy trì và phát triển các yếu tố truyền thống. Sự biến
đổi đó ngày càng rộng lớn về quy mơ và mạnh mẽ về cƣờng độ, nhất là trong bối
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Biến đổi văn hóa là một q trình
diễn ra trong tất cả các xã hội, nhất là ở các nƣớc đang tiến hành cơng nghiệp hóa.
Tuy nhiên, biến đổi văn hóa khơng diễn ra theo đƣờng thẳng, một chiều nhƣ quan
điểm của thuyết Tiến hóa đơn hệ (L.H. Morgan và E.B. Taylor), mà nó phụ thuộc và
chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa truyền thống và vai trò của các
cộng đồng, dân tộc chủ thể trong sự lựa chọn và tiếp biến văn hóa. Khi nghiên cứu
về biến đổi văn hóa, trong đó có tiếp biến văn hóa - dùng để chỉ q trình thay đổi

văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa độc lập nhau; sự tiếp xúc đó
làm tăng đặc tính của nền văn hóa này trong nền văn hóa kia. Tiếp biến gồm nhiều
q trình khác nhau nhƣ: truyền bá, thích nghi, phản ứng lại, gồm nhiều kiểu tái tổ
chức văn hóa - xã hội sau quá trình tiếp xúc và sau cùng là “tan rã văn hóa”.
Lý thuyết biến đổi văn hóa đƣợc vận dụng trong luận văn để lý giải sự biến
đổi của các phong tục tập quán trong gia đình, những nhận thức về xã hội mới tác
động vào cơ cấu gia đình truyền thống tạo nên những văn hóa mang tính thích ứng

11


với biến đổi môi trƣờng tự nhiên - xã hội, sự biến đổi ấy xuất phát từ chính nội bộ
tộc ngƣời. Đó là sự lựa chọn mang tính chọn lọc nhằm bảo lƣu và phát triển văn
hóa tộc ngƣời mà cụ thể là gia đình truyền thống.
Một phƣơng pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có ảnh hƣởng lớn trong nghiên
cứu nhân học là thuyết chức năng - cấu trúc do Malinowski (1884 - 1942) và
Radcliffe Brown (1881 - 1955) làm đại diện. Họ xem văn hóa nhƣ một cơ chế toàn
vẹn, bao gồm các thành phần, các bộ phận hay các sự vật, hiện tƣợng cấu thành, có
quan hệ với nhau, hợp thành một cơ cấu, trong đó mỗi bộ phận có một chức năng
nhất định. Nền văn hóa nào trong tiến trình phát triển cũng đều có thể tạo ra một hệ
thống cân bằng ổn định, trong đó mỗi bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Vì
thế, các xã hội và các nền văn hóa hịa nhập tƣơng đối tốt và ổn định.
Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda đã đƣa ra những vấn đề cơ bản của
nghiên cứu nhân học về gia đình ở chƣơng 18 - Thân tộc và chƣơng 19 - Hơn nhân
và gia đình, trong cuốn Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh. Theo
cách tiếp cận này, vấn đề gia đình đƣợc nhìn nhận từ góc độ thực tế với mơ hình
cấu trúc có tính đại diện, hệ thống thân tộc đƣợc đặt tên theo các xã hội đại biểu
cho các mơ hình gốc của từng loại hình gia đình. Họ cịn đƣa ra quan điểm về cấu
trúc gia đình với cách phân loại: gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng và
gia đình liên hợp những anh em (chị em) cùng gia đình của họ chung sống

[17,tr.323-327].
Luận văn sử dụng cách tiếp cận chức năng - cấu trúc trong nghiên cứu gia
đình của ngƣời Pà Thẻn, coi gia đình là một đơn vị quan trọng thực hiện những
chức năng cơ bản và then chốt đối với xã hội. Trên cơ sở phân tích quan niệm, cấu
trúc, quy mô, chức năng, quan hệ và các nghi lễ trong gia đình, luận văn xem xét
các mối liên hệ đƣợc mở rộng ra bên ngoài hƣớng đến họ hàng, làng bản và cộng
đồng của ngƣời Pà Thẻn.
Gia đình thƣờng bao gồm thành viên của hai giới nam và nữ. Hai giới này
khơng chỉ có những nét chung và sự giống nhau nhất định, mà cịn có nhiều khác
biệt. Những khác biệt này gồm cả các đặc điểm sinh học lẫn các đặc điểm về văn
hóa - xã hội. Trong nhiều trƣờng hợp, hai giới khơng bình đẳng với nhau, dù họ
12


sống cùng một gia đình và sự khơng bình đẳng này thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau [5,tr.107]. Bất bình đẳng giới trong gia đình là hiện tƣợng khá phổ biến
ở Việt Nam, đặc biệt là các gia đình phụ hệ - phụ quyền. Tuy nhiên, sự bất bình
đẳng giới trong gia đình ấy thƣờng do văn hóa quy định hơn là do yếu tố sinh học.
Luận văn sử dụng lý thuyết giới trong xem xét sự biến đổi nhận thức và hành động
của ngƣời Pà Thẻn về vai trị của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thân
phận của ngƣời phụ nữ, vấn đề phân công lao động, vấn đề phân chia thành quả lao
động, vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh, vấn đề nhận con nuôi, vấn đề đa thê…
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản:
Gia đình
Gia đình là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội chuyên
biệt. Mỗi ngành khoa học khác nhau thƣờng có những quan điểm, góc nhìn và
khung lý thuyết riêng khi xem xét gia đình. Việc xác định nội hàm của khái niệm
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đối tƣợng nghiên cứu của một ngành
khoa học. Dân tộc học coi gia đình là một thiết chế xã hội - văn hóa đặc thù, là nơi
lƣu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của tộc ngƣời và “là liên kết những

ngƣời có gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân hay quan hệ thân thuộc. Đó
chính là mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những ngƣời
anh (chị) em và họ hàng thân thuộc khác” [24,tr.56]. Các nhà xã hội học coi gia
đình “là một nhóm ngƣời, có quan hệ với nhau bởi hơn nhân, huyết thống hoặc
quan hệ nghĩa dƣỡng, có đặc trƣng giới tính qua quan hệ hơn nhân, cùng chung
sống, có ngân sách chung” [48,tr.38].
Luật hơn nhân và gia đình ở nƣớc ta quy định tại điều 8: Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau
[40,tr.10]. Luận văn sử dụng khái niệm gia đình theo quan niệm của các nhà dân
tộc học và theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 của nƣớc ta. Trong luận văn,
khái niệm gia đình với ý nghĩa dùng để chỉ một tập hợp các cá nhân sống chung
dƣới một mái nhà, tạo thành một đơn vị xã hội, có mối liên hệ dựa trên cơ sở của
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng nhằm thực hiện các

13


chức năng cơ bản nhƣ: sinh đẻ, sản xuất, giáo dục, văn hóa…
Hộ gia đình
Khi nghiên cứu về gia đình, luận văn cũng lƣu ý phân biệt khái niệm gia
đình và hộ gia đình. Hộ gia đình đƣợc hiểu nhƣ một nhóm ngƣời sống chung một
mái nhà, có thể có quỹ chi chung. Hộ có thể gồm những ngƣời có quan hệ ruột thịt,
họ hàng hay bạn bè quen biết. Có trƣờng hợp là hộ độc thân sống một mình, có
trƣờng hợp hộ gồm hai, ba ngƣời phụ nữ hay nam giới hoặc ngƣời già ở chung với
nhau [36,tr.62]. Hộ gia đình thực chất là một phạm trù xã hội mang tính pháp lý
trong quản lý nhân khẩu của chính quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, khái niệm gia đình
thƣờng đề cập đến các mối quan hệ giữa các thành viên bên trong gia đình, cịn
khái niệm hộ gia đình xem xét mối quan hệ giữa gia đình với Nhà nƣớc, xã hội.
Phong tục là thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, đƣợc

mọi ngƣời công nhận và tuân theo [46, tr.1216]. Phong tục sinh ra do nhu cầu cuộc
sống, phát triển và định hình theo sự định hình của xã hội, tạo nên nếp sống truyền
thống. Sinh hoạt phong tục cho thấy rõ rệt tâm thức folklore và ứng xử folklore
của quần chúng qua sự bền vững và biến đổi của nó [45, tr.779].
Tập qn là thói quen hình thành từ lâu đời và đã trở thành nếp trong đời
sống xã hội của một cộng đồng dân cƣ, đƣợc mọi ngƣời công nhận và tuân theo
[46, tr. 1393].
Kiêng kị là sự cấm đoán đƣợc chấp nhận mang tính nghi lễ để ngăn chặn
việc tiếp xúc với một đồ vật, một ngƣời hay một hoạt động. Những cấm kỵ thông
thƣờng gồm những điều ngăn cấm để hoạt động của cộng đồng đƣợc diễn ra yên
ổn và không bị các đấng tối cao mà cộng đồng đó tơn vinh trách mắng.
Có thể thấy, phong tục, tập quán, kiêng kỵ đƣợc hình thành trong quá trình
lịch sử, qua những hoạt động sống của con ngƣời, đƣợc cộng đồng thừa nhận, trao
truyền qua các thế hệ và đƣợc tuân theo ở một địa phƣơng trong một cộng đồng
dân cƣ nhất định. Đó là những quy định bất thành văn (hoặc thành văn) chi phối
hoạt động sống của con ngƣời ở một mức độ nhất định. Nó mang tính bền vững
tƣơng đối và vận động, biến đổi cùng sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội.
Nghi lễ là một trong những hình thức biểu hiện của văn hóa tộc ngƣời, là

14


hình thức bắt buộc phải tiến hành trong một buổi lễ. Nghi lễ là những ứng xử giữa
con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên và đƣợc lặp đi lặp lại
thành thói quen và đƣợc thể hiện bằng những quy ƣớc đƣợc cộng đồng thừa nhận.
Nghi lễ thƣờng là những hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tơn
giáo, nó mang tính biểu tƣợng chuyển tải các thơng điệp về địa vị văn hóa và xã
hội của các cá nhân.
Văn hóa tộc người đƣợc hiểu là tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và
phi vật thể giúp cho việc phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác, các nhóm

khác. Văn hóa tộc ngƣời là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc
ngƣời. Văn hóa tộc ngƣời là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trƣng,
đặc thù tộc ngƣời, nó thể hiện chức năng cố kết tộc ngƣời, hình thành nên truyền
thống tộc ngƣời [45, tr.356].
Những khái niệm cơ bản trên đây là khái niệm công cụ để luận văn tiếp cận,
lý giải và làm sáng tỏ vấn đề gia đình truyền thống và hiện đại của ngƣời Pà Thẻn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về gia đình và ngƣời Pà Thẻn
1.2.1. Những nghiên cứu về gia đình
Nghiên cứu về gia đình trên thế giới đã có một q trình lâu dài với sự quan
tâm của rất nhiều học giả, nhƣng nghiên cứu gia đình dƣới góc độ dân tộc
học/nhân học thực sự phát triển từ thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, từ cuối những năm 60
của thế kỉ XX, với yêu cầu xây dựng và cải tạo miền Bắc xã hội chủ nghĩa về mọi
mặt, việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số (trong đó có nghiên cứu gia đình) đƣợc
chú ý hơn. Từ khi sự nghiệp đổi mới bắt đầu và tác động đến mọi mặt của đời sống
xã hội, công tác nghiên cứu gia đình đƣợc đặc biệt chú trọng. Các cơng trình
nghiên cứu về gia đình của các học giả trong và ngoài nƣớc tập trung chủ yếu vào
một số vấn đề cơ bản sau:
- Về định nghĩa gia đình: hầu hết các học giả đều cho rằng: khơng có định
nghĩa thống nhất và phổ biến cho gia đình vì, quan niệm về gia đình trong một xã
hội này khác với quan niệm gia đình ở xã hội kia. (Mai Huy Bích, Phạm Quang
Hoan, Tƣơng Lai, Clark W.Soransen,…). Thậm chí, ngay trong một xã hội, một
nền văn hóa, quan niệm về gia đình có thể thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác,

15


từ nơi này sang nơi khác và từ thời này sang thời kia.
- Về cấu trúc gia đình: một số tác giả sử dụng khái niệm “hình thái gia
đình” (Clark W.Soransen, Emily A.Schulz và Robert H.Lavanda, Phan Hữu Dật,
Mai Huy Bích…). Tuy nhiên, nội hàm của hai khái niệm này tƣơng ứng nhau.

Luận văn sử dụng khái niệm cấu trúc gia đình.
Các học giả trong và ngồi nƣớc đều thống nhất quan điểm: cấu trúc gia
đình khá đa dạng và khơng có một cấu trúc phổ biến cho tất cả gia đình thuộc các
nền văn hóa khác nhau. Dù xét gia đình theo khía cạnh nào đi nữa (số thế hệ trong
gia đình, cách tính dịng dõi, sự phân chia quyền lực trong nội bộ các thành viên,
nơi cƣ trú, số ngƣời tham gia trong quan hệ hôn nhân, số lần kết hôn, phạm vi lựa
chọn kết hôn hay số con), ta đều thấy một đặc điểm chung là sự nhiều hình nhiều
vẻ của gia đình. Luận văn sử dụng cách phân loại cấu trúc gia đình theo số thế hệ
trong gia đình với những biến thể của cấu trúc ấy.
- Về chức năng của gia đình: các cơng trình nghiên cứu về gia đình thƣờng
tập trung làm rõ các chức năng cơ bản của gia đình, nhƣ: chức năng tái sản xuất ra
con ngƣời, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa, chức năng giáo dục, chức năng
xã hội (Phan Hữu Dật, Phạm Quang Hoan, Đỗ Thúy Bình, Robert Lowie…).
- Về quan hệ gia đình: một số tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, đặc biệt phân tích thân phận của những thành viên trong
gia đình (Nguyễn Văn Chính, Đỗ Thúy Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh
Khiếu…). Một số cơng trình khác đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa gia đình
và các thiết chế xã hội khác: dịng họ, làng xã (Phan Đại Dỗn, Phí Văn Ba, Emily
A.Schulz và Robert H.Lavanda…).
Những nghiên cứu về mối quan hệ gia đình cho ta thấy đƣợc bản chất của
gia đình với những mối quan hệ chằng chéo, phức tạp giữa quá khứ, hiện tại và
tƣơng lai; giữa gia đình, dịng họ và cộng đồng làng xã. Cùng với những nghiên
cứu mang tính cấu trúc và chức năng, nghiên cứu mối quan hệ gia đình sẽ trang bị
một cách nhìn tồn diện và sâu sắc về gia đình.
- Về biến đổi gia đình: các tác giả, dù theo lý thuyết nào, đều cho rằng: gia
đình khơng phải là một cấu trúc tĩnh, mà là một q trình theo nghĩa nó biến đổi

16



theo thời gian. Quá trình biến đổi ấy đƣợc thể hiện rõ nét qua sự biến đổi: về quan
niệm đối với gia đình, cấu trúc gia đình, chức năng của gia đình, quan hệ gia đình,
các nghi lễ trong gia đình… (Morgan, Ăngghen, Phan Hữu Dật, Mai Huy Bích, Đỗ
Thúy Bình, Phạm Quang Hoan…).
Đối với việc lấy mốc để so sánh sự biến đổi gia đình ở Việt Nam, các học
giả thƣờng lấy mốc từ Cách mạng tháng Tám và đặc biệt là sau đổi mới để so sánh
trạng thái gia đình truyền thống và hiện đại.
Về nguyên nhân biến đổi gia đình ở Việt Nam, các nghiên cứu đều chỉ ra
nhân tố gây biến đổi gia đình là do q trình cơng nghiệp hóa, trực tiếp là nhà nƣớc
với những cải biến kinh tế, văn hóa và xã hội mà nhà nƣớc chủ trƣơng thiết kế nhằm
thay đổi gia đình cũ, tạo ra gia đình mới cho phù hợp với hệ thống kinh tế - xã hội
mới (Mai Huy Bích). Biến đổi gia đình cịn có ngun nhân “nội tại” từ bản thân các
dân tộc trong quá trình cộng cƣ với các cộng đồng khác (Vƣơng Xn Tình).
Ngồi ra, những nghiên cứu về gia đình cịn đề cập các vấn đề cách phân
loại, quy mô, tập tục chu kỳ đời ngƣời, vấn đề về giới…
Những nghiên cứu này giúp chúng tôi các lý thuyết cơ bản và các khái niệm
cơng cụ về gia đình để luận giải những tài liệu thực tiễn thu thập qua các đợt điền dã.
1.2.2. Những nghiên cứu về người Pà Thẻn
- Các cơng trình chung thƣờng là nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể nhƣ:
ngơn ngữ (Trần Trí Dõi), dân số (Khổng Diễn) của các dân tộc ở Việt Nam, tập tục
chu kỳ đời ngƣời (Đỗ Đức Lợi) của nhóm Hmơng - Dao có đề cập ngƣời Pà Thẻn.
Hoặc là những giới thiệu khái quát về các tộc ngƣời trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam (Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Nguyễn Khắc Tụng, Ngơ Vĩnh Bình,
Nguyễn Văn Huy).
- Các cơng trình chuyên khảo về ngƣời Pà Thẻn thƣờng tập trung ở một số
vấn đề sau:
+ Về thành phần tộc ngƣời: bằng những tƣ liệu điền dã dân tộc học, các tác
giả (Phan Hữu Dật, Việt Bằng, Nông Trung, Nguyễn Khắc Tụng) đã so sánh và
chứng minh: Ngƣời Pà Thẻn tự gọi là Pà Hƣng. Pà Thẻn là tên các dân tộc khác gọi,
tộc danh đó khơng biểu thị ý nghĩa xấu gì trong quan hệ dân tộc, mà cịn gắn liền với


17


cách giải thích sự hình thành nhóm ngƣời này (nhóm ngƣời Tám họ). Pà Thẻn là một
tộc ngƣời độc lập trong nhóm ngơn ngữ Hmơng - Dao và có thể coi đây là nhóm
ngƣời có nhiều quan hệ giữa Hmơng và Dao (bác bỏ quan niệm của Bonifacy coi Pà
Thẻn là một nhóm của ngƣời Hmơng).
+ Về hoạt động sản xuất: các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra xã hội Pà Thẻn
sau định canh định cƣ có sự biến đổi về mọi mặt: kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục,
văn hóa…(Trần Mạnh Cát). Sau hơn 25 năm đổi mới đất nƣớc, ở vùng ngƣời Pà
Thẻn đã có những biến đổi vƣợt bậc về mọi mặt so với thời kỳ hợp tác hóa nơng
nghiệp, đặc biệt là so với thời kỳ họ còn du canh du cƣ. Từ khi có quyết định
135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ, những biến đổi
trong hoạt động sinh kế của ngƣời Pà Thẻn đã trở nên sâu rộng khắp các lĩnh vực,
kể cả biến đổi về ý thức sản xuất (Trần Hồng Hạnh).
+ Về văn hóa truyền thống: gần đây có hai cơng trình chun khảo về văn hóa
truyền thống của ngƣời Pà Thẻn, đề cập hầu hết các khía cạnh cuộc sống của ngƣời Pà
Thẻn. Các cơng trình này tập trung chủ yếu vào các phân tích văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần, văn học nghệ thuật và tri thức dân gian song vẫn còn khái quát, chƣa
nghiên cứu sâu về văn hóa xã hội và gia đình (Ninh Văn Hiệp, Nông Quốc Tuấn).
Những nghiên cứu này giúp chúng tôi có kiến thức tổng quan, khái quát về
đối tƣợng nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chƣa có cơng
trình nào đề cập một cách hệ thống và chi tiết về gia đình của ngƣời Pà Thẻn. Đó
là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của
ngƣời Pà Thẻn ở Việt Nam.
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và ngƣời Pà Thẻn ở xã Hồng
Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường vùng người Pà Thẻn cư trú
Xã Hồng Quang trƣớc đây thuộc huyện Chiêm Hóa, từ tháng 01/2011, huyện

Lâm Bình đƣợc thành lập, huyện gồm 3 xã của huyện Chiêm Hóa (Bình An, Thổ Bình,
Hồng Quang) và 5 xã của huyện Na Hang (Lăng Can, Thƣợng Lâm, Khuôn Hồ, Phúc
Yên, Xuân Lập). Xã Hồng Quang là một trong những xã khó khăn nhất của huyện về
điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, giao thơng đi lại…

18


Xã Hồng Quang cách thị trấn Chiêm Hóa 61 km về phía Tây. Từ quốc lộ II,
đến thành phố Tuyên Quang, ngƣợc lên thị trấn Chiêm Hóa 67 km, theo con đƣờng
liên xã từ thị trấn đến ngã ba Minh Đức 37 km, rẽ trái theo con đƣờng liên xã và
liên thôn 24 km đến trung tâm xã Hồng Quang, đi thẳng theo con đƣờng liên thôn
đến hết địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 12 km, chúng ta đến đƣợc Thƣợng
Minh (nơi cƣ trú tập trung của ngƣời Pà Thẻn ở Hồng Quang). Phía Bắc giáp xã
Hữu Sản (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) và xã Bình An (huyện Lâm Bình);
phía Nam giáp các xã Tân Mĩ, Trung Hà (huyện Chiêm Hóa); phía Đơng giáp các
xã Thổ Bình, Bình An (huyện Lâm Bình) và xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa);
phía Tây giáp xã Liên Hiệp, Hữu Sản (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang)1.
Tổng diện tích đất đai xã Hồng Quang là 5881,66 ha, trong đó có 265,86
ha là đất nơng nghiệp (chiếm 4,4% tổng diện tích); 791,0 ha là đất rừng sản xuất
(chiếm 13,5% tổng diện tích); diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 4.706,45 ha (80%
tổng diện tích); cịn lại là đất chƣa sử dụng 35,73 ha (chiếm 2,1% tổng diện
tích)2. Do thiếu đất sản xuất nơng nghiệp nên ngƣời dân ở xã Hồng Quang
thƣờng làm nƣơng ở diện tích rừng tự nhiên. Ngồi các nƣơng cũ (Cốp Phay,
Khuổi Thâng, Khuổi Cụng, Khuổi Hon, Khuổi Pạo, Lúng Trang, Thông Bảng…),
các nƣơng mới khơng đƣợc chính quyền thừa nhận và vẫn quy vào diện tích rừng
tự nhiên. Do đó, tổng diện tích này lên đến 80% diện tích đất đai tồn xã, trên
thực tế, diện tích rừng tự nhiên khơng cịn nhiều nhƣ thế.
Địa hình xã Hồng Quang bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống suối và nhiều dãy núi
đất. Có những đỉnh núi cao đến 1.587 m (đỉnh Chặm Chu giáp Hà Giang). Giữa các

dải núi cao và vùng đồi đất là các thung lũng nhỏ, tập trung dân cƣ. Các thung lũng
đƣợc bao quanh bởi hệ thống núi đất nên hệ thống rừng tự nhiên ở đây cịn khá lớn.
Khí hậu ở Hồng Quang có tính chất Á nhiệt đới, đƣợc phân chia thành hai
mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thƣờng có mƣa nhiều và mƣa rào tập
trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lƣợng mƣa cao nhất là 300,3 mm/tháng, mùa này
thƣờng xảy ra lũ lụt. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau,

1
2

Xem địa bàn nghiên cứu tại Bản đồ tỉnh Tuyên Quang (Phụ lục)
Theo báo cáo của Ban địa chính, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, năm 2013

19


thƣờng có gió mùa Đơng Bắc, sƣơng mù, sƣơng muối. Nhiệt độ trung bình năm là
22,60C, cao nhất là 37,70C và thấp nhất là 4,20C. Độ ẩm trung bình là 85% [1,tr7-9].
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Hồng Quang nhiều lợi thế, sự giàu có về tài
ngun khống sản cũng nhƣ thế mạnh về lâm thổ sản. Đất đai có độ phong hóa tốt,
lƣợng mƣa và độ ẩm thích hợp. Hồng Quang có đủ điều kiện để phát triển trồng cây
lƣơng thực (lúa, ngô, sắn…), cây công nghiệp (sả, chè, các loại cây họ đậu,…), chăn
nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nghề rừng cũng nhƣ các ngành công nghiệp khai
thác và chế biến. [1,tr.10].
1.3.2. Tên gọi, nguồn gốc tộc người và dân số của người Pà Thẻn
Ở Trung Quốc, ngƣời Pà Thẻn có tên gọi là Hoa Lan Dao, là một trong bốn
ngành Dao ở Trung Quốc, nhƣng ở Việt Nam, ngƣời Pà Thẻn đƣợc coi là một tộc
ngƣời riêng biệt [44, tr.7]. Đồng bào tự gọi mình là Pa Hơng me, hay Hơng me
(ngƣời Hơng), Pà Hƣng (Pà Hơng). Hiện nay chƣa có cách giải thích thuyết phục
về ý nghĩa của chữ Hơng. Cịn tên gọi Pà Thẻn (Pà-tẻn), tức là tên các đồng bào

khác gọi đồng bào, là do hai chữ âm Hán Bát tính (tám họ) mà ra, nghĩa là tộc
ngƣời có tám họ gọi là Pà-tẻn. Tám họ đó là: Sìn, Phù, Tái, Lìu, Tấn, Ván, Làn,
Húng [12, tr.569]. Các dân tộc khác còn gọi họ là Mèo Đỏ, Mèo Lài, Mèo Hoa.
Ở Việt Nam, ngƣời Pà Thẻn cƣ trú chủ yếu ở huyện Chiêm Hóa (nay đƣợc
tách ra một phần là huyện Lâm Bình) của tỉnh Tuyên Quang và huyện Bắc Quang
của tỉnh Hà Giang. Theo các nhà khoa học, họ đến Việt Nam từ vùng Than Lô
(Trung Quốc) cách ngày nay khoảng 200-300 năm. Theo truyền thuyết họ sang Việt
Nam bằng đƣờng biển qua Móng Cái, Thái Nguyên, theo các suối lớn lên Linh Phú
rồi ngƣợc theo sông Gâm đến vùng Lăng Can (huyện Lâm Bình). Sau đó, chuyển
đến vùng Hữu Sản, Hồng Quang và phần lớn vƣợt sang vùng tả ngạn sơng Gâm đến
các xã Tân Trịnh, n Bình, Tân Lập. Trên đƣờng đến Lăng Can, một bộ phận
ngƣời Pà Thẻn ở lại Linh Phú, Trung Sơn sống giữa đồng bào Tày [49, tr.337].
Tuy nhiên, về nguồn gốc của ngƣời Pà Thẻn xã Hồng Quang, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang, qua q trình điền dã chúng tơi có những tƣ liệu sau:
Ngƣời Pà Thẻn ở xã Hồng Quang vốn là dân du canh du cƣ, chuyển từ
Quảng Đông - Trung Quốc qua Hà Giang đến Thƣợng Minh đƣợc 4 đời (tính 1 đời

20


khoảng 20 đến 25 năm). Đến nay họ vẫn còn quan hệ đồng tộc và thân tộc với bên
kia biên giới và kí ức về cuộc thiên di vẫn cịn nguyên vẹn. Theo lời các ông thầy
cúng (Húng Văn Hin, Phù Văn Thành, Phàn Văn Đơng) thì khi tiễn hồn ngƣời chết
sang thế giới bên kia, họ thƣờng đƣa thẳng từ Thƣợng Minh, qua Hà Giang, sang
Trung Quốc và lên trời.
Ơng Phù Đức Di (ngun Bí thƣ Đảng uỷ xã Hồng Quang) nói: “Ơng nội
tơi là một trong 5 gia đình chuyển đến Thượng Minh đầu tiên, cái kiềng ơng mang
từ Trung Quốc sang đến nay vẫn còn nhưng đã bị han rồi, khơng dùng được nữa”
(Nói rồi ơng chỉ vào góc bếp cho chúng tơi xem cái kiềng).
Các cụ già kể lại rằng, có 5 gia đình đầu tiên chuyển đến Thƣợng Minh là

gia đình của 5 dịng họ lớn ở Thƣợng Minh bây giờ: Húng, Sìn, Phàn, Phù anh cả
và Phù em út3. Đến đầu những năm 1930, một số gia đình chuyển đến từ các nơi
khác: họ Làn, Tái, Tấn, Dƣơng, Tấm, Phù em thứ hai. Đến Thƣợng Minh, ngƣời
Pà Thẻn chỉ phát nƣơng làm rẫy trên những dãy núi đất bao quanh bản. Các gia
đình sống lẻ tẻ, du canh du cƣ theo các nƣơng mới. Khi có chủ trƣơng định canh
định cƣ của Nhà nƣớc với chính sách “hạ sơn” cho đồng bào Hmơng, Dao, Pà
Thẻn, các gia đình vốn cƣ trú ở Thƣợng Minh là ngƣời Tày, ngƣời Kinh chuyển ra
ngoài trung tâm xã Hồng Quang, xã Minh Quang, xã Thổ Bình, xã Phúc Sơn và
nhƣờng thung lũng Thƣợng Minh cho đồng bào Hmông, Dao, Pà Thẻn. Hàng năm
vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, ngƣời Pà Thẻn tổ chức lễ cúng ma làng. Thực
chất là họ tiến hành các nghi lễ cúng tế và tổ chức các trò chơi dân gian của ngƣời
Tày trong lễ hội Lồng tồng (xuống đồng). Sau khi tổ chức lễ hội này, các hoạt
động nơng nghiệp mới chính thức đƣợc bắt đầu cho một năm sản xuất mới.
Bà Bàn Thị Tài (ngƣời Dao, Bí thƣ Chi bộ thơn Thƣợng Minh) cho rằng:
“Những năm gần đây, trong thôn tổ chức lồng tồng không đến nơi, đến chốn nên
ma làng không phù hộ, đời sống của bà con mấy năm nay gặp nhiều khó khăn”.
Quan niệm ma làng trong tâm thức của ngƣời dân Thƣợng Minh chính là
3

Phù anh cả cịn gọi là Phù To (Cabơ Cộ), Phù em út cịn gọi là Phù Gio bếp (Cabơ Caxi), Phù em thứ hai
cịn gọi là Phù Đê (Cabơ Cađe). Đó là các chi của dịng họ Phù, do q trình du canh du cƣ nên tổ chức
dịng họ khơng cịn ngun vẹn, bị xé lẻ, xáo trộn và mỗi chi gắn với một truyền thuyết riêng (xem phần đời
sống tinh thần) (Theo lời giải thích của ơng Phù Đức Di, thơn Thƣợng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang).

21


ma của ngƣời Tày - chủ nhân đã khai phá thung lũng Thƣợng Minh hiện nay cho
ngƣời Pà Thẻn. Sau năm 1954, với chính sách khai hoang đƣa đồng bào miền xuôi

lên miền núi để xây dựng kinh tế, ở Thƣợng Minh có hơn 10 hộ gia đình ở Thái
Bình, Thanh Hóa cùng ngƣời Tày khai hoang vùng đất này. Sau năm 1975, ngƣời
Kinh trở về quê hƣơng và ngƣời Tày chuyển ra ngoài trung tâm xã Hồng Quang,
xã Minh Quang, xã Phúc Sơn, xã Thổ Bình, để lại thung lũng Thƣợng Minh cho
đồng bào Hmông, Dao, Pà Thẻn làm chủ. Từ đó, họ sống định canh định cƣ ở đây,
canh tác ruộng nƣớc là chính và chỉ cịn một ít nƣơng cũ (do Nhà nƣớc không cho
phép phát nƣơng bừa bãi). Do đó, hàng năm, cƣ dân ở Thƣợng Minh phải tổ chức
cúng ma làng với ý nghĩa xin phép và cầu mong sự bảo trợ của chủ nhân vùng đất
này để bắt đầu một mùa sản xuất mới.
Khu vực Hồng Quang gần Hữu Sản (Bắc Quang, Hà Giang), Tân Trịnh,
Tân Lập (Quang Bình, Hà Giang) - nơi tập trung đông đảo ngƣời Pà Thẻn và giữ
đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống, trong khi ở Linh Phú chỉ cịn 40 hộ gia đình,
cƣ trú cùng ngƣời Tày và văn hóa truyền thống mờ nhạt.
Những cứ liệu trên cho thấy, ngƣời Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tun Quang có q trình di cƣ trực tiếp bằng đƣờng bộ từ Trung Quốc,
qua Hà Giang và đến Tuyên Quang chứ không thể là bằng đƣờng thuỷ nhƣ ngƣời
Dao mà các nhà khoa học trƣớc đây từng nói.
Xã Hồng Quang có tất cả 5 dân tộc anh em là Kinh, Tày, Hmông, Dao và
Pà Thẻn. Tổng số dân cƣ của Hồng Quang là 3.598 ngƣời (1756 nam và 1842 nữ)
phân bố ở các dân tộc nhƣ sau:
1. Dân tộc Tày: 1.436 ngƣời (704 nam; 732 nữ).
2. Dân tộc Dao: 1.361 ngƣời (673 nam; 688 nữ).
3. Dân tộc Pà Thẻn: 521 ngƣời. Trong đó, ngƣời Pà Hƣng: 412 ngƣời (192
nam; 220 nữ) và ngƣời Thuỷ: 109 ngƣời (58 nam; 51 nữ)4.

4

Về ngƣời Thủy, ở thôn Thƣợng Minh (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) ngƣời Pà
Thẻn gọi họ là Na Mẻo, các dân tộc khác thƣờng gọi họ là Sủi, Suẩy. Theo Viện Dân tộc học (1978), Các
dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, thì tiếng Thuỷ thuộc nhóm ngơn ngữ

Tày-Thái và đƣợc xếp là một dân tộc riêng biệt. Theo nghiên cứu thực địa của Trần Trí Dõi (1999) trong
cuốn Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, thì Thủy là một
bộ phận của ngƣời Pà Thẻn di cƣ từ Nà Hang lên [13, tr.105]. Theo Khổng Diễn [14, tr.126] và theo Danh

22


4. Dân tộc Kinh: 157 ngƣời (68 nam; 89 nữ).
5. Dân tộc Hmơng: 115 ngƣời (53 nam; 62 nữ).
Ngồi ra cịn có một số ngƣời Nùng, ngƣời Thái do trao đổi hơn nhân mà có.
Ở Hồng Quang có những dân tộc chỉ tập trung ở một khu vực nhất định
phù hợp với tập quán canh tác của họ, nhƣ dân tộc Dao ở Khuổi Xoan, Thẳm Hon;
dân tộc Tày ở Bản Tha…vì ở đây có những cánh đồng ruộng nƣớc phù hợp với tập
quán canh tác ruộng nƣớc của ngƣời Tày, dân tộc Pà Thẻn và Hmông ở Thƣợng
Minh là chính.
Bảng 1.1: Kết quả điều tra dân số theo dân tộc cụ thể ở từng thơn
(tính đến tháng 01 năm 2013)
TT

Dân tộc

Kinh

Tày

1
Thƣợng Minh
2
Khuổi Xoan
3

Bản Tha
4
Nà Nghè
5
Bản Luông
6
Nà Chúc
7
Pooi
8
Thẳm Hon
9
Lung Luông
Tổng số dân(dân tộc)

0
0
5
10
18
39
12
3
70
157

0
4
226
405

277
311
86
0
127
1436

Dao Hmông

Pà Thẻn

Khác

495
12
0
6
6
0
0
0
2
521

4
0
0
0
1
1

0
0
2
8

Thôn
96
423
5
50
0
49
143
345
250
1361

82
0
0
0
0
0
0
1
32
115

Tổng
số dân

(thôn)
677
439
236
471
302
400
241
349
483
3598

(Nguồn: Thống kê tại Công an xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang)
Thơn Thƣợng Minh là nơi tập trung đông nhất các thành phần dân tộc trong
5 dân tộc ở Hồng Quang. Tổng số dân của Thƣợng Minh là 677 ngƣời với 140 hộ,
trong đó ngƣời Pà Thẻn chiếm phần lớn (495/677 ngƣời5) và là dân tộc có dân số
đơng nhất ở Thƣợng Minh. Chính vì thế văn hóa tộc ngƣời có điều kiện bảo lƣu và
ảnh hƣởng đến các dân tộc khác.

mục các thành phần dân tộc Việt Nam, ngƣời Thủy là một nhóm thuộc dân tộc Pà Thẻn [47,tr.244]. Ở địa
phƣơng, ngƣời Thủy đƣợc coi là một dân tộc riêng biệt.
5
Số hộ gia đình Pà Thẻn ở Hồng Quang là 81 hộ, trong đó có: 1 hộ có thu nhập chính từ bn bán nhỏ, 3 hộ
có thu nhập chính từ lƣơng (cơng chức nhà nƣớc), 1 hộ có thu nhập chính từ chăn ni và 76 hộ có thu nhập
chính từ sản xuất nông nghiệp.

23


(Nguồn: Thống kê tại Công an xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang)

1.3.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội tộc người
Là vùng núi cao nên cơ sở vật chất ở Hồng Quang còn nghèo nàn, giao thơng
đi lại khó khăn. Những năm gần đây, các chƣơng trình của Nhà nƣớc, dự án của các
tổ chức khác nhau nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
đã góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng của xã Hồng Quang. Tồn xã có một
con đƣờng rải nhựa (phía tây của xã) là trục đƣờng 279 nối Tuyên Quang và Hà
Giang; 3 km đƣờng bê tông và hệ thống đƣờng mịn liên xã, liên thơn cấp phối
nhƣng đã xuống cấp, đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mƣa. Xã có một trạm y tế,
một điểm bƣu điện - văn hóa xã, một chợ, một trƣờng phổ thơng cơ sở và mỗi thơn
có 5 lớp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5); một lớp nhà trẻ - mẫu giáo. Tuy nhiên, học
sinh học phổ thông cơ sở và phổ thơng trung học đi lại vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất
là từ Thƣợng Minh, nhà cách trƣờng 12 km đƣờng núi, dốc và nhiều suối. Các em
học sinh phải ở trọ gần trƣờng hoặc đi từ sáng sớm để đến trƣờng.
Hoạt động kinh tế:
Nông nghiệp trồng trọt là ngành kinh tế chính của ngƣời Pà Thẻn ở xã
Hồng Quang. Đồng bào sinh sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa nƣớc và làm
nƣơng. Trƣớc đây, khi còn du canh du cƣ, họ chủ yếu làm nƣơng rẫy. Ngày nay,
họ đƣợc chia ruộng theo nhân khẩu (trung bình mỗi khẩu đƣợc 400m2 ruộng nƣớc)
và giao rừng theo hộ gia đình (trung bình mỗi hộ đƣợc 1ha rừng). Ngồi ruộng và
24


nƣơng, ngƣời Pà Thẻn còn làm vƣờn quanh nhà.
Ruộng của ngƣời Pà Thẻn chủ yếu là ruộng bậc thang với quy mơ nhỏ và
một số diện tích nhỏ là ruộng trũng, ruộng gần nơi ở. Nƣơng thƣờng là nƣơng thổ
canh, chất mùn ít và xa nhà. Ngƣời Pà Thẻn thƣờng trồng lúa (nếp, tẻ), trồng ngô
và sắn trên nƣơng. Họ vẫn giữ đƣợc một số giống lúa cổ nhƣ các loại lúa tẻ: mơ ha
la, mơ cị nhà, mơ ta tớ, mô nhỏ; lúa nếp: mô cằm đi, bôn tri, bù mé khó. Ngày nay,
họ cịn cấy các loại lúa giống mới của Nhà nƣớc nhƣ tạp giao, kháng mằn, lƣỡng
quảng ở ruộng nƣớc. Trƣớc đây, ngƣời Pà Thẻn làm một vụ bắt đầu từ tháng 3 và

kết thúc vào tháng 8, tháng 10 sau đó bỏ đất hoang. Ngày nay, đồng bào cấy hai
vụ, thƣờng vụ chiêm từ tháng Giêng đến tháng 5, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10.
Một số gia đình cịn làm thêm vụ đơng theo chƣơng trình của dự án Đa dạng hóa
thu nhập nông thôn (RIDP).
Nƣơng của ngƣời Pà Thẻn hiện nay thƣờng là diện tích rừng đƣợc Nhà
nƣớc giao cho các hộ gia đình để trồng rừng. Tuy nhiên, nghề trồng rừng không
đƣợc đồng bào chú trọng do hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, đồng bào thƣờng phá
rừng làm nƣơng trồng sắn. Ngồi ra họ cịn trồng ngơ, bầu, bí, các loại cây họ đậu,
trồng bông, ớt, hành, tỏi, rau cải trên nƣơng.
Ngƣời Pà Thẻn thích làm nƣơng hơn ruộng nƣớc (nƣơng của ngƣời Pà Thẻn
rất tốt mặc dù là nƣơng cũ, cho năng suất cao; lúa ở ruộng nƣớc thì kém phát triển,
khơng đƣợc chăm sóc kĩ bằng nƣơng). Do khơng có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
nƣớc nên mọi quy trình kĩ thuật chăm sóc cây trồng đều đƣợc tn thủ theo một
quy trình có sẵn do Phịng nơng nghiệp chỉ đạo và đƣợc trƣởng thôn truyền đạt lại.
Ruộng của ngƣời Pà Thẻn thƣờng không tốt bằng ruộng của ngƣời Kinh, ngƣời
Tày. Năng suất cây trồng thấp, đời sống của ngƣời dân tƣơng đối khó khăn, vẫn
cịn gia đình thiếu ăn vào ngày giáp hạt.
Ngoài nƣơng và ruộng, ngƣời Pà Thẻn còn làm vƣờn quanh nhà, thƣờng
trồng các loại rau và cây ăn quả phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Vƣờn của
đồng bào thƣờng có quy mơ nhỏ, đơn giản và khơng đƣợc chăm sóc chu đáo vì
đồng bào lên nƣơng mỗi ngày và rừng đã là “mảnh vƣờn” tự nhiên tốt nhất của họ.
Chăn nuôi là hoạt động kinh tế không thể thiếu đối với ngƣời nông dân

25


×