Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển công chúng báo điện tử qua fanpage (khảo sát trên fanpage thanhnien vn và tuoitre vn từ 1 2017 đến 8 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

TRỊNH MỸ HƢỜNG

PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG BÁO ĐIỆN TỬ QUA FANPAGE
(Khảo sát trên Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn từ 1/2017 đến 8/2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

TRỊNH MỸ HƢỜNG

PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG BÁO ĐIỆN TỬ QUA FANPAGE
(Khảo sát trên Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn từ 1/2017 đến 8/2017)

Mã số

: 60320101

Chuyên ngành: Báo chí học

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NHÃ

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Nhã và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
jtrình nào khác.
.

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trịnh Mỹ Hƣờng


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Nhã, người đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin ghi nhận nơi tơi lịng biết ơn đối với sự hỗ trợ của các thành viên Tập đồn
Novaon – Đại lý chính thức của Google và Facebook tại Việt nam đã giúp tơi trong
q trình tìm kiếm và tìm hiểu số liệu khảo sát để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lớp Cao học báo chí K18 - Khoa Báo chí Truyền thơng,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, bạn Lê Tuấn Dung, chị
Trần Thị Tuyết, bạn Cao Lệ Quyên…cùng các thành viên trong lớp ; đồng gửi lời
cảm ơn đến anh Lê Việt – Phóng viên báo Tiền Phong đã giúp tơi rất nhiều trong
q trình khảo sát thực nghiệm phục vụ nghiên cứu luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ khó khăn,
động viên và tạo điều kiện giúp tơi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Trịnh Mỹ Hƣờng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG
BÁO ĐIỆN TỬ QUA FANPAGE ..........................................................................13
1.1. Khái niệm Báo điện tử, Facebook, Fanpage ..................................................13
1.1.1. Khái niệm báo điện tử và đặc điểm báo điện tử .............................................13
1.1.2. Khái niệm Facebook và đặc điểm của Facebook ...........................................16
1.1.3. Khái niệm Fanpage và đặc điểm của Fanpage...............................................20
1.2. Sự phát triển của Facebook tại Việt Nam và quy định của nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mạng xã hội...........................................................21
1.2.1. Sự phát triển của Facebook tại Việt Nam .......................................................21
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến thói quen đọc tin tức trên Facebook của công chúng........23
1.2.3. Quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa
vụ khi sử dụng mạng xã hội của tổ chức và cá nhân. ...............................................32
1.3. Công chúng truyền thông hiện đại, công chúng báo điện tử và công chúng
trên mạng xã hội ......................................................................................................35
1.3.1. Công chúng truyền thông hiện đại ..................................................................35
1.3.2. Cơng chúng báo điện tử và vai trị phát triển công chúng báo điện tử ..........37
1.3.3. Công chúng trên mạng xã hội .........................................................................43
1.3.4. Vai trò của việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong việc phát triển công
chúng của báo điện tử ...............................................................................................44
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................49

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG BÁO ĐIỆN TỬ
QUA FANPAGE THANHNIEN.VN VÀ TUOITRE.VN ....................................50
2.1. Giới thiệu báo Thanhnien.vn, Tuoitre.vn ......................................................50
2.1.1. Giới thiệu Thanhnien.vn ..................................................................................50
2.1.2. Giới thiệu Tuoitre.vn .......................................................................................51
2.2. Thực trạng sử dụng hình thức và nội dung trên Fanpage để tiếp cận công
chúng của Thanhnien.vn và Tuoitre.vn ................................................................53


2.2.1. Cách thức phát triển về hình thức trên Fanpage để tiếp cận công chúng của
Thanhnien.vn và Tuoitre.vn.......................................................................................53
2.2.2. Cách thức phát triển về nội dung trên Fanpage để tiếp cận công chúng của
Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn .......................................................................65
2.3. Hiệu quả của phát triển công chúng qua Fanpage của Thanhnien.vn và
Tuoitre.vn .................................................................................................................76
2.3.1. Đưa Facebook trở thành một kênh thông tin mới của tồ soạn đến với cơng chúng..76
2.3.2. Tăng số lượng cơng chúng (Fans) trên Fanpage............................................77
2.3.3. Tương tác của công chúng trên Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn ..........79
2.3.4. Tăng lượt truy cập cho 2 tờ báo điện tử Thanhnien.vn và Tuoitre.vn ............81
2.3.5. Tăng doanh thu cho toà soạn ..........................................................................87
2.4. Đánh giá chung thực trạng sử dụng Fanpage Facebook của Thanhnien.vn
và Tuoitre.vn để phát triển công chúng ................................................................88
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................90
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG QUA FANPAGE CHO BÁO ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................91
3.1. Những vấn đề đặt ra khi phát triển cơng chúng qua Fanpage ....................91
3.1.1. Duy trì hoạt động Fanpage và lượng công chúng đã tiếp cận được ..............91
3.1.2. Quản lý cơng chúng trên Fanpage – Bài tốn khó .........................................92
3.1.3. Các cơ báo báo điện tử chưa xây dựng được đội ngũ chuyên trách chuyên nghiệp .....95

3.1.4. Thách thức với sự phát triển của Facebook....................................................96
3.2. Giải pháp trong vấn đề phát triển công chúng qua Fanpage báo điện tử
cho báo điện tử tại Việt Nam hiện nay ..................................................................97
3.2.1. Xây dựng một đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp và am hiểu về Facebook
trong toà soạn báo ....................................................................................................97
3.2.2. Thường xuyên cử các chuyên trách tham gia các lớp kỹ năng đào tạo của Facebook ....98
3.2.3. Đánh giá, phân tích hiệu quả phát triển cơng chúng trên Fanpage định kỳ để
có những chiến lược mới ...........................................................................................99


3.2.4. Ln nâng cao chất lượng hình thức, nội dung trên Fanpge .......................102
3.2.5. Đăng bài đúng thời điểm và nâng cao chất lượng đường truyền kỹ thuật ...104
3.2.6. Đầu tư kinh phí cho quảng cáo trên Facebook .............................................105
3.2.7. Phải có chiến lược thử nghiệm cho các tính năng mới của Facebook .........107
3.2.8. Tăng cường công tác quản lý và kết hợp cùng Facebook để đưa ra những giải
pháp hiệu quả trong việc quản lý công chúng ........................................................109
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................111
KẾT LUẬN ............................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................119


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Thống kê ngƣời dùng mạng xã hội của hãng nghiên cứu Statista (7/2017)............17
Hình 1.2: Thống kê và dự báo số lƣợng ngƣời dùng Facebook tại Việt Nam ..........21
Hình 1.3: Thống kê số lƣợng ngƣời dùng trên Facebook qua trang
của Facebook đƣợc sử dụng
cho những tài khoản quảng cáo trên Facebook ................................................22
Hình 1.4: Thống kê số ngƣời sử dụng Facebook bằng điện thoại di động ...............23
Biểu đồ 1.5: Kết quả khảo sát thiết bị đƣợc ngƣời dung truy cập Facebook nhiều nhất ....24

Biểu đồ 1.6: Thống kê khảo sát tần suất số lần sử dụng Facebook của độc giả .......25
Biểu đồ 1.7: Thống kê khảo sát thời điểm sử dụng Facebook của độc giả...............25
Biểu đồ 1.8: Thống kê khảo sát tần suất đọc các link tin tức báo chí thơng qua Facebook 26
Biểu đồ 1.9: Thống kê khảo sát hình thức tiếp nhận và chia sẻ tin tức của độc giả .26
Hình 2.1: Fanpage Thanhnien.vn đã đƣợc Facebook chứng thực ............................54
Hình 2.2: Fanpage Tuoitre.vn đã đƣợc Facebook chứng thực ..................................54
Hình 2.4: Hình dại diện Fanpage thanhnien.vn năm 2010 và 2015 ..........................56
Hình 2.5: Hình đại diện Fanpage Tuoitre.vn năm 2011 và 2017 ..............................56
Hình 2.6: Ảnh bìa Thanhnien.vn ...............................................................................57
Hình 2.7: Ảnh bìa của Tuoitre.vn đang dùng là video ..............................................57
Hình 2.8: Ảnh bìa của Thanhnien.vn quảng cáo cho Pepsi (12/2016) .....................58
Hình 2.9: Ảnh bìa của Tuoitre.vn quảng bá cho sự kiện 10.000 bƣớc chân kết hợp
cùng đơn vị tài trợ Vinamilk ............................................................................59
Hình 2.10: Thống kê số lƣợng post và hình thức post trên Fanpage Thanhnien.vn từ
tháng 1/1017 đến tháng 8/2017 ........................................................................60
Hình 2.11: Thống kê số lƣợng post và hình thức post trên Fanpage Tuoitre.vntừ
tháng 1/1017 đến tháng 8/2017 ........................................................................60
Hình 2.12: Hình thức Video và video live tream trên Fanpage Thanhnien.vn .........62
Hình 2.13: Các tin tức đƣợc đăng tải bằng hình thức hình ảnh trên Tuoitre.vn .......63
Hình 2.14: Thống kê thời gian post bài theo khung giờ của Thanhnien.vn theo
Fanpagekamar...................................................................................................64


Biểu đồ 2.15: Thống kê khảo sát về tin tức mà độc giả quan tâm trên Fanpage ......66
Hình 2.16: Hình ảnh nội dung dẫn dắt khi hiển thị trên điện thoại di động của
Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn ...............................................................69
Hình 2.17: Hashtag sử dụng trên Fanpage Thanhnien.vn và Tuoitre.vn ..................73
Biểu đồ 2.18: Thống kê khảo sát của độc giả khi lựa chọn Fanpage để đọc tin tức
trên Facebook ...................................................................................................77
Hình 2.19: Số lƣợng Fans (công chúng) tăng trên Fanpage Thanhnien.vn từ tháng 1 - 8/2017 ....78

Hình 2.20: Số lƣợng Fans (cơng chúng) tăng trên Fanpage Tuoitre.vn từ tháng 1 - 8/2017 ....78
Hình 2.21 Thống kê tƣơng tác của công chúng trên Thanhnien.vn từ tháng 1 – 8/2017 ........79
Hình 2.22: Thống kê tƣơng tác của công chúng trên Tuoitre.vn từ tháng 1 – 8/2017 ...............80
Biểu đồ 2.23 Số lƣợng truy cập vào website Thanhnien.vn .....................................82
Biểu đồ 2.24: Nguồn đem lại truy cập đế website Thanhnien.vn .............................82
Hình 2.25: Nguồn truy cập đến từ các site liên kết của Thanhnien.vn .....................83
Biểu đồ 2.26: Nguồn truy cập đến từ mạng xã hội của Thanhnien.vn......................83
Biểu đồ 2.27: Số lƣợng truy cập vào website Tuoitre.vn..........................................84
Biểu đồ 2.28: Nguồn đem lại truy cập đến website Tuoitre.vn ................................84
Hình 2.29 Nguồn truy cập đến từ site liên kết Tuoitre.vn ........................................85
Biểu đồ 2.30 Nguồn truy cập đến từ mạng xã hội Tuoitre.vn...................................85
Hình 3.1 Một số quy định của Thanhnien.vn dành cho độc giả trên Fanpage..........94
Hình 3.2 Các báo điện tử hồn tồn có thể nhắm đến công chúng của các tờ báo khác ..106
Biểu đồ 3.3 Thống kê việc sử dụng links và Instant Articles của một số hãng thông
tấn trên thế giới ...............................................................................................108
Hình 3.4: Một trong những kêu gọi trên trang Facebook Việt Nam về vấn đề ngăn
chặn phát tán tin giả sau đó đƣợc Tuoitre.vn đƣa lại lên Fanpage .................110


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo số liệu thống kê từ Facebook tháng 7/2017, Facebook đã đạt 2 tỷ ngƣời
dùng trong 1 ngày, nhƣ vậy cứ 7 ngƣời trên trái đất thì có một ngƣời dùng Facebook
để kết nối bạn bè và ngƣời thân. Đồng thời theo số liệu thống kê mới nhất tính đến
tháng 1 năm 2017, dân số Việt Nam đã chạm mốc gần 95 triệu ngƣời với khoảng
53% dân số sử dụng Internet tức tính ra sẽ có khoảng 50 triệu ngƣời dùng. Trong
đó, theo thống kê của Facebook công bố tháng 7 năm 2017, Việt Nam hiện có
khoảng 40 - 45 triệu ngƣời dùng Facebook, trung bình mỗi ngày, ngƣời dùng bỏ ra
khoảng 2,5 giờ để truy cập mạng xã hội này. Đó là một con số không hề nhỏ và tỷ lệ
thuận với con số đó là sự lan truyền theo cấp số nhân của các thông tin trên mạng xã

hội Facebook.
Sự phát triển nhƣ vũ bão và sức lan tỏa kỳ diệu của mạng xã hội Facebook
đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách công chúng tiếp cận và trao đổi thơng tin.
Có nhiều tiện ích mà Facebook mang lại cho ngƣời dùng: Thông tin nhanh, khối
lƣợng thông tin phong phú, đƣợc cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải
trí…Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng làm thay đổi hình thức giao tiếp giữa
các cá nhân, giữa các nhóm cơng chúng với nhau đó là khả năng kết nối, tạo liên kết
dễ dàng, thuận tiện, cập nhật nhanh và khơng bị giới hạn bởi chiều khơng gian.
Chính vì vậy, trong thời đại đƣợc gọi là “Thế giới phẳng” này, khơng thể phủ nhận
rằng, các hình thức giao tiếp của báo chí đặc biệt là báo điện tử với công chúng
cũng đang bị tác động và thay đổi mạnh mẽ.
Trong những năm qua, Facebook không chỉ là kênh giải trí và kết nối thơng
tin cá nhân mà cịn là nơi phản ánh quan điểm của dƣ luận trƣớc những vấn đề nóng
của xã hội hiện nay liên quan đến chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, pháp luật…từ đó
trở thành một diễn đàn phản ánh dƣ luận xã hội và trong nhiều trƣờng hợp, sự lan
tỏa của Facebook ban đầu là ảo song cuối cùng lại tác động đến báo chí truyền
thơng chính thống, khiến các cơ quan phải lƣu tâm và tham khảo. Chính vì vậy, để
tồn tại và phát triển, báo chí phải tự thích nghi với môi trƣờng mới và cập nhật các

1


phƣơng tiện truyền thơng mới để tối ƣu hóa việc tiếp nhận thơng tin của mình tới
cơng chúng. Trên thế giới, các tập đồn truyền thơng lớn nhƣ AP, Thời báo
NewYork, BBC, CNN đang cố gắng kết nối với các mạng xã hội để giúp ngƣời sử
dụng có thể chia sẻ, trao đổi, bình luận một cách dễ dàng hơn với bạn bè. Hãng tin
tức CNN cũng đã kết nối chuyên mục chính trị “The Forum” với Facebook cho
phép mọi ngƣời trao đổi ý kiến về các cuộc tranh luận tổng thống và giúp họ xem
đƣợc các bình luận của bạn bè. Ơng KC Estenson, giám đốc điều hành CNN.com
nói: “Việc kết nối giúp đƣa CNN.com tới nơi công chúng tụ tập và chia sẻ suy nghĩ

với nhau”. Nếu biết dùng đúng cách, mạng xã hội Facebook sẽ trở thành một cơng
cụ vơ cùng hữu hiệu để báo chí nâng cao hiệu quả khai thác cơng chúng.
Ngồi ra, tính đến năm 2017 tại Việt Nam với 112 báo điện tử, 23 tạp chí
điện tử và 258 trang thơng tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí nên việc để
công chúng tiếp cận thông tin đến tờ báo của mình là một điều hết sức khó khăn.
Trong khi đó sự phát triển của Facebook trong việc chia sẻ trực tiếp các thơng tin
đăng tải, cơng chúng sẽ có xu hƣớng đọc trực tiếp trên đó thay vì vào trực tiếp một
trang báo điện tử nào đó để đọc và tìm kiếm thơng tin làm cho thói quen đọc bảo
của cơng chúng đang có sự thay đổi.
Nắm bắt đƣợc xu hƣớng này, nhiều tờ báo điện tử tại Việt Nam đã bắt đầu áp
dụng việc ứng dụng Facebook vào hoạt động bằng cách lập Fanpage chính thức và
cập nhật dẫn tin tức từ tờ báo của mình trực tiếp lên Fanpage nhƣ: Tuổi trẻ online,
Thanh niên online, Dân trí, VnExpress, Tiền phong online, Vietnamnet… Trong đó
một số tờ báo điện tử đã áp dụng rất thành công trong việc ứng dụng Fanpage
Facebook để nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin đến với công chúng nhƣ
Fanpage Thanhnien.vn với hơn 1,3 triệu ngƣời sử dụng, Tuổi trẻ online với hơn 2
triệu ngƣời sử dụng, VnExpress với hơn 2,7 triệu ngƣời sử dụng.
Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook mang nhiều điểm lợi cho ngƣời dùng song
cũng nhƣ “con dao hai lƣỡi”, nếu không biết cách sẽ gây phản tác dụng. Bên cạnh
đó, khơng phải tờ báo điện tử nào cũng đánh giá đúng vai trò và sức mạnh của việc
ứng dụng Facebook và không phải tờ báo điện tử nào lập Fanpage cũng thu hút

2


đƣợc công chúng. Câu hỏi đặt ra là Fanpage Facebook hiện nay đang đƣợc báo điện
tử ứng dụng nhƣ thế nào? Mỗi cá nhân ở xã hội dƣờng nhƣ đã quen với việc chia sẻ
và kết nối trên Facebook, các trang thông tin điện tử cũng đang dành nhiều đầu tƣ
cho việc đẩy mạnh Facebook để tăng lƣợng truy cập cho website của họ, vậy các tờ
báo điện tử đã và đang làm gì để tận dụng khối cộng đồng to lớn trên mạng xã hội

phổ biến nhất ở Việt Nam này cho mục đích phát triển cơng chúng của mình? Liệu
thực sự đây có phải là một kênh tiếp cận công chúng hiệu quả và ƣu việt đến đối
tƣợng đích so với các kênh khác? Và các tờ báo điện tử Việt Nam hiện nay nên làm
gì để có thể thu hút đƣợc cơng chúng của mình qua Fanpage một cách tốt nhất?
Chính vì thế, để sử dụng có hiệu quả hình thức tiếp cận mới này nhằm thu
hút và phát riển cơng chúng của mình, các tờ báo điện tử phải có những nghiên cứu
định hƣớng một cách rõ ràng. Đây cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển
công chúng báo điện tử qua Fanpage” làm luận văn thạc sỹ nhằm đƣa ra cái nhìn
tổng quát nhất về hình thức thu hút và phát riển công chúng mới của báo điện tử
hiện nay. Đồng thời, thơng qua đó, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị và giải pháp
để nâng cao hiệu việc phát triển công chúng qua Fanpage của các tờ báo điện tử,
phù hợp với xu hƣớng cũng nhƣ đem lại hiệu quả tối ƣu. Đây là đề tài mang tính
ứng dụng thực tiễn rất cao trong thời điểm hiện tại và thực sự cần thiết trong việc
ứng dụng các phƣơng thức tiếp cận công chúng mới và nâng cao hiệu quả đƣa thông
tin đến với công chúng của báo điện tử Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Ngày nay Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung đang làm mƣa, làm
gió trong các hoạt động truyền thơng và truyền tải tin tức với các dịch vụ, ứng dụng
đƣợc thực thiện nhanh chóng, nhấn mạnh vào sự kết nối và hợp tác. Mạng xã hội đã
và đang thay đổi phƣơng thức kết nối và tƣơng tác công chúng theo một cách rất
riêng, đồng thời tạo nên một sức hút kỳ diệu đối với các nhà nghiên cứu. Qua thống
kê của tác giả, có khá nhiều cơng trình trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này:

3


Cuốn sách của tác giả David KirkPatrick (2011), Mark Zuckerberf CEO của
năm 2010 – Hiệu hứng Facebook và cuộc Cách mạng toàn cầu của Mạng xã hội,
Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội là câu chuyện lịch sử ra đời và phát triển đầy lôi

cuốn của Facebook. David KirkPatrick là biên tập viên cao cấp chuyên viết về mảng
công nghệ, máy tính và những tác động của Internet đối với xã hội của tạp chí
Fortune. Cuốn sách mang đến những cái nhìn rõ nét về Facebook thơng qua việc mơ
tả chân thực và chi tiết những sóng gió mà Facebook phải vƣợt qua, từ đó đƣa ra
những phân tích sâu sắc về sự ảnh hƣởng của mạng xã hội với nhân loại.
Ra mắt động giả vào giữa năm 2013, cuốn sách của tác giả Dave Kerpen
(2013), Likeable Social Media (Truyền thông xã hội), Nhà xuất bản Alpha Books,
Hà Nội khẳng định mạng xã hội đang trở thành một xu thế tất yếu trong ngành tiếp
thị trực tuyến. Với việc truyền thông mạng xã hội, dƣờng nhƣ khoảng cách về thời
gian, khơng gian dƣờng nhƣ khơng giới hạn, tính tƣơng tác hai chiều cao. Cuốn
sách hé lộ những bí mật thú vị của Dave Kerpen trong việc xây dựng một thƣơng
hiệu thông qua 18 chiến lƣợc ngắn gọn giúp tạo nên một phƣơng thức tƣơng tác
ngƣời dùng có sức hấp dẫn thông qua tuyền thông xã hội trực tuyến.
Hai tác giả Kipp Bodnar & Jeffrey L.Cohen cùng cuốn sách Cẩm nang
truyền thông xã hội B2B, Nhà sách Việt, Hà Nội sẽ trao cho những ngƣời làm
marketing những chiến thuật trong truyền thông xã hội, sự hiểu biết để viết ra nội
dung sâu sắc, cách phân tích dữ liệu và các phƣơng pháp báo cáo; tất cả sẽ đƣa bạn
lên trình độ đỉnh cao về marketing B2B. Đây là cuốn sách nghiêng về thực hành,
với các bƣớc chỉ dẫn chi tiết, bài bản.
Ngồi ra cịn rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới nhƣ:
-

Holly Korda & Zena Itani (2013), Harnessing social media for health
promotion and behavior change (Sử dụng mạng xã hội trong các chiến dịch
truyền thông thay đổi hành vi và nâng cao sức khỏe), SASE journals.

-

Gary Vaynerchuk (2010) Đam mê khám phá – Kiến tạo thành công từ sức
mạnh của truyền thông Mạng xã hội, NXB Lao động xã hội.


4


Có thể thấy mạng xã hội đang trở thành một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm
nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Tuy nhiên chủ yếu nội dung về mạng xã
hội đƣợc tìm thấy trong các cuốn sách đều hƣớng tới nội dung thƣơng mại nhằm
xây dựng các chiến lƣợc và cách thức đểt tiếp thị và quảng cáo hiệu quả trên mạng
xã hội.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về ứng dụng mạng xã hội trong công tác truyền
thông và hoạt động báo chí từ khoảng 10 năm trở lại đây đã trở thành mối quan tâm
của rất nhiều học giả. Có thể tìm thấy rất nhiều cơng trình nghiên cứu, luận văn,
khóa luận, bài báo khoa học, tham luận hội nghị…tập trung vào các vấn đề liên
quan đến việc ứng dụng mạng xã hội trong các hoạt động truyền thơng và báo chí.
Một số tác phẩm nhƣ “Truyền thơng Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa” của
TS. Lƣu Hồng Minh, “Báo chí truyền thơng hiện đại” của PGS.TS Nguyễn Văn
Dũng, “Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Nguyễn Thị Hậu,
và dặc biệt cuốn “Báo chí và mạng xã hội” do TS. Đỗ Chí Nghĩa chủ biên đã cung
cấp cơ sở thực tiễn về truyền thơng và báo chí trong bối cảnh hiện đại, trong đó bao
gồm việc đề cập đến các hình thức truyền thông mới nhƣ mạng xã hội.
Trong cuốn “Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Thị Hậu đã đƣa ra những lý thuyết về mạng xã hội sát với thực tiễn hiện
nay. Làm rõ khái niệm về mạng xã hội, đặc điểm, quá trình hình thành, phát triển
của mạng xã hội ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tác
giả đã đƣa ra những câu hỏi thảo luận khá lý thú nhƣng cũng khá phức tạp về việc
quản lý các mạng xã hội ảo nhƣ thế nào và làm sao để phát huy đƣợc mặt tích cực
của loại hình tổ chức “ảo” phục vụ cho xã hội “thực”. Từ việc phân tích thực tiễn
tình hình sử dụng mạng xã hội ở giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đƣa ra
những ƣu nhƣợc điểm của hình thức giao tiếp này và khẳng định rằng giá trị của

mạng xã hội phụ thuộc vào ngƣời sử dụng nó bởi xét cho cùng mạng xã hội là một
cơng cụ để con ngƣời giao tiếp và chia sẻ thông tin trong bối cảnh công nghệ cao và
thế giới phẳng.

5


Cịn cuốn sách “Báo chí và mạng xã hội” do TS. Đỗ Chí Nghĩa chủ biên lại đƣa
ra những nhận định và đánh giá về sự tác động qua lại giữa mạng xã hội và báo chí
chính thống trên cơ sở phân tích bản chất của mạng xã hội và những đặc thù của
mạng xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều đề tài luận văn, khóa luận tốt nghiệp trong nƣớc nghiên cứu
về Facebook và mạng xã hội trong mối liên hệ với truyền thơng, báo chí nhƣ:
-

Hồng Thị Hải Yến (2012), Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ
Việt Nam từ 2010 đến năm 2011 – Thực trạng và giải pháp (Khảo sát mạng
Facebook, zingme và Go.vn), Luận văn Thạc sĩ, Khoa báo chí & truyền
thơng – ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngồi việc làm rõ những vấn
đề lý thuyết chung về mạng xã hội, luận văn đã chỉ ra những mặt tích cực và
tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Đồng thời luận văn cũng đƣa
ra các kinh nghiệm, giải pháp và mơ hình trong vấn đề quản lý giới trẻ Việt
Nam sử dụng mạng xã hội.

-

Lê Minh Thanh (2010), Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thơng tin
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa báo chí & truyền thông – ĐHKHXH&NV,
ĐH Quốc gia Hà Nội. Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu về mặt
nội dung và hình thức thơng tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt

Nam.

-

Trần Thị Oanh (2013), Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thơng tin trên
mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa báo chí & truyền thơng –
ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Khóa luận đã làm rõ các vấn đề, mối
quan hệ, vai trò của mạng xã hội đối với báo chí và ngƣợc lại trong việc sử
dụng thông tin trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, khóa luận đƣa ra đƣợc những
giải pháp, phƣơng thức để báo chí có thể tận dụng đƣợc những mặt tích cực
của mạng xã hội.

-

Nguyễn Thị Minh Thu (2014), Sử dụng mạng xã hội Facbeook để quảng bá
hình ảnh cho báo trực tuyến, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa báo chí & truyền
thơng – ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội . Khóa luận bƣớc đầu đã

6


nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động Fanpage của báo trực tuyến ở góc độ
quảng bá hình ảnh, đồng thời cũng đã đề cập đến một số vấn đề của việc sử
dụng thông tin trên mạng xã hội hiện nay đối với báo trực tuyến.
-

Nguyễn Minh Hạnh (2013), Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng thông
tin trên diễn đàn, mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và
Tun truyền. Khóa luận đã có những khảo sát bƣớc đầu về vấn đề báo điện
tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội.


-

Chu Thị Hoài Thƣơng (2011), Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Việt Nam
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của báo điện tử Việt Nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Học viện Báo chí và Tun truyền. Khóa luận đã nghiên cứu và đánh
giá sự phát triển của mạng xã hội hiện nay và sức ảnh hƣởng của nó tác động
đến báo điện tử.

-

Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2011), Tác động của mạng xã hội đối với báo điện
tử ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận
văn tập trung phân tích tác động của mạng xã hội đến ở các khía cạnh thu thập
thơng tin, nội dung thơng tin và xu hƣớng tƣơng tác đối với báo điện tử.

-

Dƣơng Nam Hoàng (2013), Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông
tin của báo điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí
và Tun truyền. Ngồi hệ thống lý thuyết chung, luận văn đã phân tích, làm
rõ những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý
thơng tin của báo điện tử.

Ngồi ra, cịn một số những bài báo đƣợc đăng tải trên một số tạp chí nhƣ Sự
vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong mơi trường hội tụ truyền thơng
của tác giả Nguyễn Thành Lợi đăng trên Tạp chí Ngƣời làm báo số tháng 10,11,
12/2013; Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí của tác giả Nguyễn Thị
Trƣờng Giang, tạp chí Tun giáo số 6 năm 2014.
Nhìn chung, các nghiên cứu và sách viết về mạng xã hội trong nƣớc và trên thế

giới khá đa dạng và phong phú. Song chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu đi sâu
đánh giá hiệu quả của việc phát triển công chúng qua Fanpage đối với báo mạng

7


điện tử. Do đó, có thể khẳng định đề tài có tính mới, khơng trùng lặp và tính thực
tiễn rất cao song đây cũng sẽ là thách thức cho tác giả. Tác giả hi vọng rằng đề tài
“Phát triển công chúng báo điện tử qua Fanpage” sẽ mang lại những góc nhìn mới
về một cơng cụ tiếp cận cơng chúng mới trong thời đại cơng nghệ số.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng phát triển công chúng của báo điện tử qua hoạt động của
Fanpage các tờ báo điện tử. Phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng thu hút cơng
chúng trong cách thức tổ chức, hình thức, hiệu quả tiếp cận cơng chúng của các
Fanpage để tìm ra những thành công và hạn chế trong việc phát triển cơng chúng.
Từ đó luận văn sẽ đƣa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả
thu hút và phát triển công chúng qua Fanpage cho báo điển tử Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ứng dụng mạng xã hội
Facebook trong việc tiếp cận và phát triển công chúng của báo điện tử Việt
Nam hiện nay. Qua đó thấy đƣợc mạng xã hội là một hình thức mới hữu ích
và quan trọng giúp công chúng tiếp cận thông tin báo điện tử nhanh hơn và
đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời cũng giúp báo điện tử tiếp cận đƣợc nguồn
công chúng mới tiềm năng.

-


Đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động thông qua số liệu trực tiếp trên
Fanpage để thu hút và phát triển công chúng của các tờ báo điện tử thơng qua
các Fanpage chính thức của 2 trang báo điện tử Thanhnien.vn và Tuoitre.vn
để tìm ra đƣợc những thành công, hạn chế. Đồng thời khảo sát xu hƣớng tiếp
cận thông tin của công chúng qua mạng xã hội Facebook bằng việc khảo sát,
phân tích, nhận xét, đánh giá số liệu hoạt động cụ thể của các Fanpage.

-

Tham khảo cách thức thu hút và phát triển công chúng của các Fanpage báo
điện từ hiệu quả trong nƣớc, có sự đối chiếu, so sánh về cách thức tổ chức,
hình thức hoạt động của các Fanpage có số lƣợng ngƣời sử dụng tƣơng

8


đƣơng. Đồng thời đƣa ra một số kinh nghiệm trên Fanpage của một số hãng
thông tấn lớn trên thế giới. Qua đó, rút kinh nghiệm và đƣa ra khuyến nghị,
giải pháp để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Facebook trong việc tiếp cận
và phát triển của báo điện tử.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cách thức tiếp cận, thu hút và phát
triển công chúng của báo điện tử thơng qua Fanpage, khảo sát trên Fanpage
chính thức của 2 trang báo điện tử: Tuoitre.vn, Thanhnien.vn
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu luận văn là Fanpage của Thanhnien.vn, Tuoitre.vn. Đây
là 2 tờ báo điện tử ứng dụng Fanpage hoạt động có hiệu quả tốt hiện nay với
lƣợng ngƣời sử dụng lớn và tƣơng tác tốt.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài của luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp phân tích tài liệu: Sƣu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống và
khái qt hóa những lý thuyết cũng nhƣ các cơng trình đã đƣợc đăng tải trên
sách báo, tạp chí và những cơng trình nghiên cứu thực tiễn các các tác giả có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động
nghiên cứu của đề tài.

-

Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung trong thông tin số liệu
Fanpage của 2 trang báo điện tử Thanhnien.vn và Tuoitre.vn để thấy đƣợc
thành công, hạn chế trong việc phát triển công chúng báo điện tử qua
Fanpage.

-

Điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp khảo sát điều tra
bằng 305 bảng hỏi đối với cơng chúng sử dụng mạng xã hội Facebook trên
chính các Fanpage đƣợc nghiên cứu trong việc tiếp nhận các thông tin từ
Facebook, vấn đề tiếp cận các thông tin từ các Fanpage so với vào trực tiếp
báo điện tử. Bên cạnh đó ghiên cứu, đánh giá xem cơng chúng có thƣờng

9


xuyên theo dõi và tƣơng tác trên các Fanpage không? Cơng chúng thích
những nhóm nội dung gì? Cơng chúng đánh giá chất lƣợng nội dung của

Fanpage nhƣ thế nào?
-

Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 3 nhóm đối
tƣợng là đại diện Facebook tại Việt Nam, Admin phụ trách Fanpage, phóng
viên báo điện tử. Nội dung của phiếu câu hỏi phỏng vấn sâu về các thông tin
liên quan đến việc phát triển Fanpage của các đối tƣợng về việc ứng dụng
Fanpage nhƣ một hình thức mới để tiếp cận công chúng.

-

So sánh đối chiếu: Tác giả sẽ tiến hành so sánh đối chiếu cách thức hoạt
động giữa các Fanpage có lƣợng ngƣời sử dụng tƣơng đƣơng để đánh giá
Fanpage nào hoạt động có hiệu quả đối với cơng chúng để có thể đƣa ra các
giải pháp hoạt động cụ thể cho các Fanpage báo điện tử.
Trên cơ sở dữ liệu đã có sẽ phân tích, tổng hợp và khái quát trong quá trình

thực hiện nghiên cứu để hình thành những kết luận liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn bƣớc đầu đề cập đến những lý luận về mạng xã hội Facebook và ứng
dụng Facebook đối với việc phát triển công chúng báo điện tử Việt Nam hiện nay.
Luận văn cũng là tài liệu tổng quan về việc ứng dụng mạng xã hội Facebook nhƣ
một hình thức tiếp cận cơng chúng mới đối với báo chí. Bên cạnh việc đƣa ra lý
thuyết đã đƣợc nghiên cứu và công bố về mạng xã hội, luận văn còn triển khai
nghiên cứu, phát triển một cách bài bản các nội dung liên quan đến kinh nghiệm
thực tiễn nâng cao hiệu quả phát triển cơng chúng của báo điện tử hiện nay, từ đó
gợi ra hƣớng phát triển hiệu quả cho hoạt động của các Fanpage báo điện tử hiện
nay trong việc tiếp cận, thu hút công chúng trên mạng xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, đề tài của luận văn mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn
cơng nghệ số bùng nổ nhƣ hiện nay. Thông qua khảo sát, phân tích, đánh giá cụ thể,

10


xây dựng tài liệu có hệ thống về một hình thức truyền tải thông tin mới đến với
công chúng phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời, thông qua đó, đƣa ra
khuyến nghị và giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả của hình thức tiếp cận cơng
chúng mới, phục vụ cho sự phát triển công chúng của báo chí thơng qua mạng xã
hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng.
Bên cạnh đó, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng cho đội ngũ nhà
báo, cơ quan quản lý báo chí quan tâm đến việc ứng dụng các phƣơng tiện tiếp cận
cơng chúng mới trong thơng tin.
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển báo điện tử qua Fanpage
Facebook
Nội dung của Chƣơng 1 là những kiến thức lý kuận chung về khái niệm, đặc
điểm và lịch sử hình thành phát triển của báo điện tử và mạng xã hội Facebook hiện
nay. Xu hƣớng ứng dụng mạng xã hội Facebook của báo chí Việt Nam hiện nay. Từ
đó tác giả nêu ra vai trò của mạng xã hội Facebook đối với báo điện tử và ngƣợc lại,
qua đó khẳng định mạng xã hội Facebook là một công cụ hữu ích và quan trọng của
báo điện tử giúp cơng chúng tiếp cận báo điện tử nhanh hơn và đạt hiện quả tốt hơn.
Chương 2: Thực trạng phát triển công chúng qua Fanpage Thanhnien.vn và
Tuoitre.vn
Nội dung chủ yếu của chƣơng 2 là các số liệu thống kê, các dẫn chứng và các
khảo sát cụ thể của Fanpage báo điện tử Tuổi trẻ online, Thanh niên online. Tác giả
phân tích thực trạng phát triển công chúng Facebook của báo điện tử qua 2 Fanpage

này thông qua nghiên cứu cách thức tổ chức nội dung, hình thức thơng tin, có sự so
sánh đối chiếu giữa các Fanpage với các trang báo điện tử và giữa các Fanpage với
nhau. Đồng thời có sự khảo sát điều tra xã hội học đối với công chúng và phỏng vấn
đội ngũ quản trị, phóng viên để từ đó nêu ra đƣợc những thành cơng, hạn chế trong
việc thu hút và phát triển công chúng qua Fanpage báo điện tử Việt Nam hiện nay.

11


Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển công
chúng qua Fanpage báo điện tử Việt Nam hiện nay.
Nội dung chƣơng 3 là những vấn đề đặt ra khi tiếp cận, khai thác và phát riển
công chúng qua Fanpage của báo điện tử. Từ đó tác giả đƣa ra những khuyến nghị
và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển công chúng của báo
điện tử Việt Nam hiện nay nhằm phù hợp với xu hƣớng cũng nhƣ đem lại hiệu quả
tối ƣu trong việc tiếp cận các thông tin của công chúng trên mạng xã hội Facebook.

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG
BÁO ĐIỆN TỬ QUA FANPAGE
1.1. Khái niệm Báo điện tử, Facebook, Fanpage
1.1.1. Khái niệm báo điện tử và đặc điểm báo điện tử
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, Internet
thực sự đem lại cho con ngƣời một cuộc các mạng thông tin khi đã làm thay đổi
hoàn toàn phƣơng thức truyển tải, tiếp nhận và trao đổi. Khoảng cách không gian và
thời gian bị phá vỡ hoàn toàn. Với khả năng kết nối mở, Internet trở thành mạng
thông tin lớn nhất thế giới, xuất hiện và tham gia trong mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Các dịch vụ và ứng dụng chạy trên nền Internet cũng không ngừng phát triển,
tạo ra một kỷ nguyên thƣơng mại điện tử và kỹ thuật số.
Trong bối cảnh phát triển của khoa học kỹ thuật và Internet, đối với lĩnh vực
thông tin, báo điện tử đƣợc cơng chúng đón nhận và xem nhƣ địa chỉ tin cậy và
nhanh chóng nhất để tiếp nhận tin tức mới nhất trong đời sống xã hội. Năm1992,
trang báo điện tử đầu tiên trên thế giới Chicago Tribune ra đời đầu và nhanh chóng
trở thành một trong những trang báo điện tử lớn nhất của Hoa Kỳ và là nhật báo
chính của miền Trung Tây nƣớc này.
Tại Việt Nam, năm 1997, tạp chí Quê hƣơng đã cho ra đời tờ báo trực tuyến
đầu tiên. Đây là tờ tạp chí của Uỷ ban về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trực thuộc
Bộ ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trƣơng
ngày 3/12/1997. Tiếp nối là sự ra đời của hàng loạt các tờ báo điện tử khác nhƣ
Vietnamnet.vn, Thanhnien.vn, dantri.com…
Về khái niệm báo điện tử, tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo
chí Việt Nam số 12/1999, QH10, ngày 12/6/1999 có quy định về Báo điện tử. Trong
đó quy định báo in (bao gồm báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn), báo nói
(các chƣơng trình phát thanh), báo hình (các chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình
nghe – nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện kỹ thuật khác nhau), báo
điện tử (thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
13


thiểu số Việt Nam, tiếng nƣớc ngồi. Theo đó, các trang thông tin điện tử chỉ đƣợc
gọi là báo điện tử khi đã đƣợc Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam cấp “Giấy
phép hoạt động báo điện tử” [1]
Trong cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí” của PGS.TS Nguyễn Đức Dũng
(Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2010) cũng đã đƣa ra cách hiểu chung nhất của
các nhà nghiên cứu lý thuyết về Báo điện tử. Theo đó, Báo điện tử là một loại hình
báo chí “Đƣợc sinh ra từ sự phát triển vƣợt bậc về khoa học công nghệ thông tin;
hoạt động đƣợc nhờ các phƣơng tiện kỹ thuật tiên tiến số hố, các máy tính nối

mạng và các server, các phần mềm ứng dụng…” [5, tr.220].
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Đức Dũng cũng trích dẫn quan niệm của Tiến
sỹ Báo chí Mark Dueze về Báo điện tử “Báo điện tử là hình thức báo chí kế tiếp thứ
tƣ sau báo in, báo nói, báo hình nhƣng lại có những đặc điểm khác hẳn so với các
loại hình báo chí truyền thống. Báo điện tử sử dụng cơng nghệ cao nhƣ một nhân tố
quyết định. Các phóng viên báo điện tử phải lựa chọn phƣơng tiện nào tốt nhất để
đăng một câu chuyện (tính đa phƣơng tiên), phải đặt ra một không gian, đƣờng dẫn
để tạo sự tƣơng tác giữa tác phẩm và cơng chúng (tính tƣơng tác cao), phải cân nhắc
để kết nối, đồng thời mở rộng những câu chuyện, đƣa ngƣời đọc từ không gian khác
(tính siêu văn bản) [5, tr.221]
Theo TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang trong cuốn Báo mạng điện tử - Đặc
trƣng và phƣơng pháp sáng tạo “Báo mạng điện trử là một loại hình báo chí đƣợc
xây dựng dƣới hình thức một trang web, phát hành trên mạng internet, có ƣu thế
trong chuyển tải thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phƣơng tiện và tƣơng
tác cao [11, tr 11]
Nhƣ vậy “Báo điện tử là loại hình báo chí/phương tiện truyền thơng đại
chúng ra đời muộn hơn truyền hình, phát thanh và báo in, có khả năng cung cấp
thơng tin sống động bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh chỉ trong vài phút đến vài
giây, với số trang không hạn chế. Báo điện tử hội tụ những ưu thế của báo in, báo
nói, báo hình; sử dụng yếu tố cơng nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình
sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng của mạng Internet toàn cầu”

14


Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với các loại hình báo chí khác nhƣng sự ra đời
của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng thông tin mới cho nền báo chí hiện
đại. Tại Việt Nam, báo điện tử đã nhanh chóng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng và
ngày khẳng định đƣợc vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của
đất nƣớc, tạo nên một mạng thông tin sôi động. Nhờ những đặc điểm thế mạnh của

mình, báo điện tử đã có những bƣớc bứt phá trong mơi trƣờng thơng tin cạnh tranh
sôi động nhƣ hiện nay:
Trƣớc hết, đặc điểm của báo điện tử đó chính là tính thời sự, thơng tin đƣợc
cập nhật nhanh, nội dung phong phú và đa dạng. Tất cả các thơng tin nóng hổi nhất
sẽ đƣợc cập nhật một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu độc giả. Là loại
hình báo chí phát triển song hành cùng với sự phát triển công nghệ, ngày nay, chỉ
cần có kết nối Internet, ngƣời ta có thể đọc báo mạng điện tử trên nhiều thiết bị di
động nhƣ máy tính, điện thoại di dộng, máy tính bảng… ở bất cứ nơi đâu và vào bất
kì thời điểm nào. Bên cạnh đó, những thơng tin đƣợc đăng tải trên báo điện tử đƣợc
trải rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế chính trị đến lĩnh vực văn hố xã hội, cơng
chúng có thể tìm đƣợc những thơng tin họ muốn một cách đơn giản và dễ dàng bằng
một cú click chuột.
Thứ hai, báo điện tử có khả năng tích hợp đa phƣơng tiện: văn bản, hình ảnh
tĩnh, đồ hoạ, âm thanh, video, hình ảnh động, các chƣơng trình tƣơng tác…giúp tác
phẩm báo chí trở nên đa dạng, hấp dẫn, thu hút công chúng hơn so với các loại hình
truyền thống.
Thứ ba, báo điện tử là một kho lƣu trữ thông tin, dữ liệu khổng lồ, gần nhƣ là
không giới hạn, tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng tra cứu, tìm hiểu. Nhờ đó, báo điện
tử mang đến cho bạn đọc sự chủ động về chọn cách tiếp nhận thông tin, nội dung
thông tin, thời gian tiếp cận…chỉ bằng những thao tác đơn giản trên thiết bị.
Thứ tƣ, báo điện tử có tính liên kết cao. Có thể thấy, một bài viết trên báo
điện tử có thể tạo các đƣờng dẫn liên kết link với những bài báo khác, thơng tin
khác, tạo nên một hệ thống thơng tin có tính xuyên suốt, dài kỳ, thuận tiện cho độc
giả trong việc theo dõi thơng tin hoặc tìm hiểu các tin tức liên quan đến vấn đề.

15


Thứ năm, tính tƣơng tác chính là một trong những lợi thế quan trọng giúp
phân biệt Báo điện tử với các loại hình báo chí khác. Khi yếu tố tƣơng tác tích hợp

vào báo chí trực tuyến, nó trở thành đặc trƣng để gọi tên và phân biệt báo điện tử
với các loại hình báo chí truyền thống. Báo điện tử cho phép công chúng tham dự
nhiều hơn và trở thành một phần quan trọng ngay khi họ click chuột vào một đƣờng
dẫn trên trang báo. Tính tƣơng tác của báo điện tử trao cho cơng chúng quyền kiểm
sốt dịng thơng tin chảy xunh quanh mình. Nó kết nạp cơng chúng thành một phần
của diễn biến thông tin, làm tăng khả năng chủ động theo dõi hoặc tìm kiếm của họ
với những nội dung mà họ muốn. Tính tƣơng tác tạo điều kiện cho công chúng tham
gia sản xuất thông tin một cách phi tuyến tính với nhiều phƣơng thức khác nhau.
Tính tƣơng tác mang lại tiềm năng phát triển mối quan hệ bền chặt và tin cậy giữa
báo điện tử và cơng chúng.
Có thể thấy, những đặc điểm thế mạnh cơ bản trên đây chính là những lợi thế
cạnh tranh cho báo điện tử trong cuộc chạy đua thông tin. Tuy nhiên hiện nay, thực
tế cho thấy không phải tờ báo điện tử nào cũng phát huy đƣợc hết thế mạnh của
mình. Bên cạnh đó, sự ra đời của các kênh truyền thông xã hội, đặc biệt là mạng xã
hội Facebook khiến cho cuộc đua cạnh tranh thông tin và tiếp cận công chúng càng
trở nên gay cấn. Vậy các trang báo điện tử cần làm gì để có thể tiếp tục phát triển và
phát huy đƣợc những lợi thế của mình? Chỉ có tờ báo điện tử nào nhận thức đƣợc
thế mạnh của báo điện tử cùng thời thế phát triển và phát huy nó một cách hiệu quả
thì mới có thể cạnh tranh thắng lợi với các tờ báo khác mặc dù cùng loại hình hay
khác loại hình.
1.1.2. Khái niệm Facebook và đặc điểm của Facebook
Chúng ta đang sống trong một thế giới tồn cầu hố, “một thế giới phẳng”, kỉ
nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, con ngƣời nỗ
lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp
ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, internet nói chung và các mạng xã hội
nói riêng là những cơng cụ vơ cùng tiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời
muộn hơn một số bậc tiền bối nhƣ: Myspace, Yahoo!Blog,…nhƣng nó đã nhanh

16



×