Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------------------------------------

CAO THANH THUẬN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------------------------------------

CAO THANH THUẬN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Lê Thảo

Hà Nội, 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Cao Thanh Thuận


LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc đời mỗi học viên, niềm vui lớn nhất là lúc nhận được tấm
bằng tốt nghiệp cao học, đó khơng chỉ đơn thuần là chứng chỉ hồn thành khóa
học, mà quan trọng hơn, nó cịn là một minh chứng về sự khẳng định năng lực
bản thân của mỗi người. Với tôi, khi bắt tay vào làm luận văn tốt nghiệp, tôi rất
lo lắng, nhưng tôi nghĩ đây sẽ là một thử thách chứa đầy hạnh phúc cho những ai
dám vượt qua. Tơi ln tin chắc điều đó vì quanh tơi, có rất nhiều sự ủng hộ,
giúp đỡ, cổ vũ động viên từ các thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa du lịch học –
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đem hết tâm huyết, truyền
dạy cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm làm việc quý báu, giúp người
học có hành trang vững chắc để phục vụ tốt cho cơng việc của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn ơng Tạ Quy, Vụ phó - Phó Giám đốc Cơ quan
đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Đăng Vũ,
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, các anh chị trong
phòng Nghiệp vụ Du lịch, cùng UBND huyện Lý Sơn, đã tạo điều kiện tốt nhất,
cung cấp tư liệu, hình ảnh để tơi hồn thành bài viết của mình.

Là một phần cuộc sống của tơi, tơi vơ cùng biết ơn cha mẹ và những
người thân trong gia đình đã luôn bên tôi, động viên, cung cấp cho tôi những
điều kiện sống và học tập tốt nhất để tôi có thể thực hiện ước mơ của mình.
Và cuối cùng, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến người đã cho tơi kiến
thức q giá để tơi có thể tự tin hồn thành và bảo vệ luận văn, đó là TS. Phạm
Lê Thảo – Vụ phó Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch. Trong q trình viết luận văn,
Cơ đã tạo điều kiện cho tôi phát huy năng lực bản thân, cung cấp cho tôi những
phương pháp tiếp cận đề tài một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Chân thành cảm tạ!
Cao Thanh Thuận


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 3
6.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....... 6
1.1.Các khái niệm về du lịch ................................................................................... 6
1.1.1.Du lịch ........................................................................................................... 6
1.1.2.Khách du lịch ................................................................................................. 6
1.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ du lịch ........................................... 7
1.1.4.Lao động trong ngành du lịch ......................................................................... 9
1.1.5.Thị trường du lịch........................................................................................... 9
1.1.6. Thu nhập du lịch.......................................................................................... 10

1.1.7.Sản phẩm du lịch .......................................................................................... 11
1.1.8.Điểm du lịch, tuyến du lịch ........................................................................ 12
1.1.9.Loại hình du lịch ........................................................................................ 13
1.2.Phát triển du lịch ........................................................................................... 16
1.2.1.Khái niệm ................................................................................................... 16
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ............................................ 17
1.2.3. Quy hoạch phát triển du lịch ........................................................................ 22
1.3.Khái quát chung về du lịch Quảng Ngãi ....................................................... 24
Chƣơng 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN ..................................................................................... 27
2.1.Tiềm năng du lịch huyện đảo Lý Sơn ........................................................... 27
2.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................................. 27


2.1.2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 28
2.1.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 50
2.1.4. Những đặc điểm về dân cư, xã hội ............................................................ 52
2.2.Thực trạng phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn ..................................... 55
2.2.1. Lượng khách và tổng thu du lịch .............................................................. 55
2.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................... 56
2.2.3.Nguồn nhân lực du lịch .............................................................................. 58
2.2.4.Thị trường và sản phẩm.............................................................................. 59
2.2.5.Các điểm du lịch, tuyến du lịch trên đảo.................................................... 60
2.2.6.Công tác quản lý nhà nước về du lịch ........................................................ 61
2.2.7.Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ........................................................... 62
2.2.8.Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tại Lý Sơn (SWOT) ....... 62
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN ..................................................................................... 70
3.1.Những căn cứ xây dựng định hướng ............................................................. 70
3.1.1.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2025 ...................................................................................................... 70
3.1.2.Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn ....................... 70
3.2.Định hướng phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn ......................................... 71
3.2.1.Định hướng phát triển các dịch vụ du lịch ................................................. 71
3.2.2.Định hướng khai thác các tuyến du lịch trên đảo....................................... 73
3.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch ........................................................ 74
3.2.4.Định hướng đầu tư phát triển du lịch ......................................................... 75
3.2.5Định hướng các chỉ tiêu phát triển .............................................................. 76
3.3.Giải pháp phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn ............................................ 79
3.3.1.Về quy hoạch phát triển du lịch và quản lý thực hiện quy hoạch .............. 79
3.3.2.Về cơ chế chính sách .................................................................................. 82
3.3.3.Về huy động vốn đầu tư ............................................................................. 83
3.3.4.Về phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 84
3.3.5.Về giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa............................................................ 86


3.3.6.Về phát triển sản phẩm du lịch ................................................................... 86
3.3.7.Về ứng dụng khoa học và công nghệ ......................................................... 89
3.3.8.Về xúc tiến, quảng bá du lịch ..................................................................... 90
3.3.9.Về liên kết phát triển du lịch ...................................................................... 91
3.3.10.Về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ............................................ 92
3.3.11.Về đảm bảo an ninh, quốc phòng ............................................................. 95
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT


TÊN VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa

3

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu dân số theo thành phần kinh tế năm 2013 ........................................52
Bảng 2.3: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tại Lý Sơn từ 2009-2013 .....................56
Bảng 2.2 : Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn Lý Sơn (tháng 6/2014) .......................57
Bảng 3.1: Dự báo lượng khách du lịch đến Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020 ..................78
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu khách sạn của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020..................... 79

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động du lịch của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020........... 79


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn, mang lại lợi ích kinh tế cao khơng chỉ ở Quảng Ngãi nói riêng mà cho cả
nước nói chung. Với lợi thế về sự đa dạng của các nguồn tài nguyên du lịch được phân
bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch Quảng Ngãi trong những năm qua đã
có sự tăng trưởng vượt bậc. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã
và đang đầu tư, khai thác các khu du lịch, khu kinh tế Dung Quất và các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh với quy mô ngày càng lớn và đa dạng. Du lịch đã góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân;
phát huy được một phần tiềm năng các nguồn tài nguyên; đồng thời góp phần vào sự
chuyển dịch kinh tế chung của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Để hoạt động du lịch tại Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc, muốn thu hút được du
khách, kéo dài thời gian lưu trú, mang lại lợi nhuận cao hơn, thì bên cạnh việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, còn cần phải xây dựng một sản phẩm du
lịch đặc trưng, một điểm nhấn cho du lịch Quảng Ngãi. Thuộc vùng đồng bằng duyên
hải miền Trung, tỉnh có lợi thế về tài nguyên du lịch biển, và Lý Sơn là nơi có đầy đủ
tiềm năng để có thể quy hoạch phát triển thành một điểm du lịch lí tưởng.
Nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 14 hải lý, được bao bọc
bởi biển Đông, Lý Sơn như một chiến hạm nổi, tiền đồn canh giữ sự bình yên của lãnh
hải Việt Nam. Người dân đảo bao đời chất phác, bao lớp cha ông đã nối tiếp nhau xây
dựng nên mảnh đất thanh bình tươi đẹp. Nơi đây nổi tiếng với nhiều danh thắng đẹp
như chùa Hang, hang Câu, những bờ biển uốn lượn soi bóng rặng dừa, những đồng tỏi
mênh mông bát ngát…
Cù lao Ré – đảo Lý Sơn là nơi ra đời của Hải đội Hoàng Sa, đội quân góp phần
quan trọng trong việc đánh dấu chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại hai quần đảo Hồng
Sa và Trường Sa trên biển Đơng. Trên đảo cịn lưu giữ nhiều bằng chứng, tài liệu lịch

sử liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hiện là vấn đề mang tính thời sự hiện
nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vương quốc tỏi Lý Sơn, nơi trồng giống tỏi được
cơng nhận là ngon nhất Việt Nam, cịn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, danh thắng đặc
sắc, các lễ hội đặc trưng của vùng Trung Bộ và chỉ riêng có ở nơi đây. Đặc biệt, Lễ
Khao lề thế lính Hồng Sa là một lễ thức hết sức độc đáo, được đánh giá là một lễ hội
1


mang đậm tính nhân văn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân
huyện đảo, vừa tri ân những người có cơng trong việc giữ gìn biên cương tổ quốc, vừa
yên lòng những người còn sống, và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong lịch
sử giữ gìn và xây dựng của cha ơng. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
Lễ Khao lề thế lính Hồng Sa ở huyện đảo Lý Sơn và mỗi cơng trình đều có những
đóng góp nhằm làm sáng tỏ những giá trị văn hóa, tính độc đáo của nó trong kho tàng
lễ hội cổ truyền của dân tộc. Nghiên cứu các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng qua các di
tích, lễ hội dân gian ở một địa phương cụ thể như đảo Lý Sơn sẽ góp phần vào việc
xây dựng tồn cảnh về văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội dân gian ở miền Trung Việt Nam.
Cuối cùng, là người con của quê hương núi Ấn sơng Trà, tác giả có vốn hiểu
biết về đảo Lý Sơn. Qua luận văn, tác giả muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé của
mình vào việc phát triển hoạt động du lịch Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện
đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Củng cố lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo Lý Sơn.
Vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý.
- Kết quả của cơng trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan quản
lý nhà nước xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sát với thực tiễn các tài nguyên của
đảo Lý Sơn.

- Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và những
người nghiên cứu tiếp theo.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận đã được trang bị vào đánh giá tiềm năng, hiện trạng
hoạt động du lịch tại đảo Lý Sơn, đề ra những biện pháp hợp lí góp phần phát triển du
lịch Lý Sơn theo hướng bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, và tạo thêm một
sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho du khách khi đến với Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
2


-

Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch.

-

Khảo sát, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du

lịch huyện đảo Lý Sơn.
-

Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch tại Lý Sơn

trong thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên và
hoạt động du lịch tại huyện đảo Lý Sơn từ thực tế trong những năm qua.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển
du lịch nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Lý Sơn.
Giới hạn về thời gian và không gian
Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu, phân tích số liệu phục vụ đánh
giá thực trạng phát triển, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại huyện đảo Lý
Sơn trong thời gian 05 năm (từ 2009 – 2013).
5.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều cơng trình, khảo cứu về văn hóa, lịch sử, các đề án phát triển kinh
tế - xã hội Lý Sơn như : “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã, bảo vệ tại trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh), năm 1992. Tác giả
nghiên cứu về lịch sử hình thành đảo Hồng Sa và Trường Sa, về việc ra đời đội
Hoàng Sa tại Lý Sơn. Đây là một đề tài khoa học lịch sử có giá trị rất lớn trong việc
khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam;
“Lý Sơn – Đảo du lịch lí tưởng” của tác giả Lê Trọng do nxb Văn hóa Thơng tin
ấn hành tại Hà Nội năm 2007, là tập hợp các bài viết giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các
yếu tố kinh tế xã hội nói chung của Lý Sơn. Tuy nhiên, quyển sách chưa nêu ra được
các định hướng để phát triển du lịch;
“Non nước Việt Nam” của Trung tâm công nghệ thông tin (Tổng cục Du lịch
Việt Nam), do nxb Văn hóa Thơng Tin ấn hành tại Hà Nội năm 2007, chỉ nêu vài dòng

giới thiệu sơ lược về Lý Sơn là một điểm du lịch ở Quảng Ngãi;
3


“Quảng Ngãi một số vấn đề lịch sử văn hóa” của tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nội
dung sách chia làm 3 phần: Con người, lịch sử, văn hóa. Trong đó tác giả cũng dành một
số trang nói về quần đảo Hoàng Sa như “Người dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng
Sa 170 năm trước”[tr.66-69], hay trong phần hiện tượng văn hóa dân gian tác giả có bài
“Lễ hội Khao lề thế lính Hồng Sa”[tr.110-127]... Tác giả Nguyễn Đăng Vũ đã phân tích
và đi sâu nghiên cứu nhiều chi tiết đặc sắc của Lễ Khao lề thế lính Hồng Sa;
Ngồi ra cịn một số bài viết, tác phẩm, phóng sự... liên quan đến đề tài đã được
xuất bản, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Luận văn đã tập trung tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau, từ cơ sở đó tổng kết
các tiềm năng và nguồn lực để đánh giá thực trạng và xây dựng các phương hướng
phát triển cho hoạt động du lịch tại Lý Sơn.

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn: Tác giả đã khảo sát
thực địa và phỏng vấn người dân địa phương cũng như những nhà quản lý du
lịch tại Quảng Ngãi, để từ đó kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài
nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác
về huyện đảo Lý Sơn.
6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản được sử
dụng phổ biến trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này
được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh
thổ du lịch. Với địa bàn huyện đảo Lý Sơn, từ các nguồn tài nguyên ban đầu, phân loại
để tạo nên các sản phẩm du lịch khác biệt, không trùng lắp nhưng mang tính liên hồn

hỗ trợ nhau. Bài luận văn sử dụng phương pháp phân tích những ưu, khuyết điểm,
những lợi thế bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối với việc khai thác,
phát triển các tiềm năng du lịch tại Lý Sơn.
6.3. Phương pháp thống kê du lịch: Đây là phương pháp khơng thể thiếu
trong q trình nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất
của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển của hoạt động du
lịch, trên cơ sở đó đưa ra các nhận định và dự báo.

4


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia
thành 3 chương. Cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch.
Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.

Các khái niệm về du lịch

1.1.1. Du lịch
Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào đó
để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian nhàn rỗi để

tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm thực, xem
các chương trình biểu diễn nghệ thuật…. hay chỉ đơn giản quan sát các môi trường
xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm các cơ hội
kinh doanh, cơng tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kĩ
thuật… Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và không gian,
và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều
có cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Qua định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy du lịch được tách thành hai phần, có
mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là:
-

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá

nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
-

Lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong

quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú.

1.1.2. Khách du lịch
Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch
của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Nói
đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người

đến nơi khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn
hoá, nghệ thuật, thể thao… Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trị là một du
khách có nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lịch. Điều này có
6


nghĩa để trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau:
- Có thời gian rỗi;
- Có khả năng thanh tốn;
- Có nhu cầu cần đươc thoã mãn.
Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Roma (Italia) để thảo luận về
du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch là
công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít
nhất là 24 giờ mà ở đó họ khơng có nơi ở thường xun, nhưng cũng khơng cơng nhận
những người nước ngồi ở q một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện
hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống
nước này sang làm việc nước khác”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến”. Trên cơ sở đó, khách du lịch có quyền lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du
lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch
của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp
đồng và bảo hiểm du lịch khi sử dụng các dịch vụ du lịch, dựa trên cơ sở quy định hiện
hành. Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm bảo an tồn
về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch, được cứu trợ, cứu nạn
trong trường hợp khẩn cấp. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân cung
cấp dịch vụ gây ra. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trị hết sức quan trọng trong q trình tạo

ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du
lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của
ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ
thuật. Du lịch là ngành sản xuất nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều
thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hố du lịch địi hỏi phải có một hệ
thống các cơ sở, cơng trình đặc biệt…
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những
chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Để
đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp
xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất
7


kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định
của du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:
- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch.
- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quý trình xây dựng và khai thác cơ sở vật
chất kỹ thuật.
- Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.
Nếu nói du lịch là sự di chuyển của một cá nhân hay một tập thể từ vùng này
đến vùng khác, từ nước này đến nước khác để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và
tinh thần nhằm tạo cho cuộc sống tươi đẹp thêm thì phục vụ du lịch lại là một guồng
máy sản xuất và cung ứng các dịch vụ từ công tác tuyên truyền quảng cáo, vận chuyển,
hướng dẫn đến việc phục vụ ăn, ngủ, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội... địi hỏi được
tiến hành một cách đồng bộ, ăn khớp nhịp nhàng và yêu cầu ngày một được cải tiến,
nâng cao phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Trong đó, việc cung ứng chỗ ăn nghỉ
cho du khách là một dịch vụ không thể thiếu.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê

buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách
sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”. Cơ sở lưu trú du lịch được phân thành:
- Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang
thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian lưu trú.
- Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưu trú
du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơn các cơ sở đạt
tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt,
giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng.
Đối với những người đi du lịch, điều mà họ quan tâm đầu tiên là cảm tưởng mới
mà họ nhận được ở nơi họ đến du lịch, có thể nói ngành du lịch là ngành xuất khẩu các
cảm tưởng. Do vậy các dịch vụ du lịch phải làm sao tạo được cảm tưởng mới cho
khách, gợi cho họ những cảm tưởng đẹp. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có những cái đẹp
đặc trưng khác nhau, ở nước này dân tộc này muốn tìm hiểu cái đẹp ở nước khác, dân
tộc khác.
“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch” [Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005].
Vì vậy các dịch vụ du lịch phải mang sắc thái của dân tộc, trong đó tính dân tộc
độc đáo tiêu biểu phải được chọn lọc, nâng cao, tạo được cảm xúc tốt đẹp cho
8


khách. Đây là một yêu cầu lớn của những người làm cơng tác du lịch. Chính vì vậy, du
lịch có thể xem như một dạng nghỉ ngơi tích cực của con người, đồng thời nó là một
thành phần khơng thể thiếu được trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người
trong thời đại hiện nay.

1.1.4. Lao động trong ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh

ngày càng cao ở cấp địa phương, quốc gia cũng như toàn thế giới. Thực tế đó
địi hỏi mỗi quốc gia, địa phương và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn ngày
càng phải quan tâm hơn, tìm cách thức để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, mong muốn
của khách hàng và tạo ra giá trị cao hơn cho họ. Để thực hiện được mục đích
này, có rất nhiều yếu tố liên quan nhưng yếu tố quyết định đó chính là nguồn
nhân lực du lịch.
Theo tác giả Phạm Trọng Lê Nghĩa [Bài giảng môn Tổng quan Du lịch,
trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, tr.29]: “Lao động du lịch là bao gồm
những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu
cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội”.
Du lịch là hoạt động gắn trực tiếp với con người nên nguồn nhân lực cần
có chất lượng cao, số lượng đủ, có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ du khách với
tâm lý, nhu cầu, ngơn ngữ, văn hóa… rất khác nhau; cần có phong thái, bản sắc,
ấn tượng riêng để tạo thương hiệu. Kỹ năng lao động phải được du khách thừa
nhận. Lao động trong kinh doanh du lịch có những nét đặc trưng riêng biệt so
với lao động trong các lĩnh vực khác.
1.1.5. Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du
lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh
doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.
Theo nghĩa hẹp: Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là
vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người
mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch.
Theo nghĩa rộng: Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh
tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị
9


trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.
Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ:

- Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn
cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch
của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh
nhân nước ngoài. Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới
quốc gia.
- Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm
trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy
sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc
gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.
Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch:
-

Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du

khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.
-

Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy

đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch:
-

Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực

hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.
-

Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện


để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán
sản phẩm ở tương lai.
-

Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử

dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị
trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng bn bán của một hay các khu vực
thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách
tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách. Sự tuyển chọn thị
trường mục tiêu giúp các nhà marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện
quảng cáo để đạt tới thị trường đó.

1.1.6. Thu nhập du lịch
Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và đang từng
bước hướng đến một ngành kinh tế mũi

nhọn của đất nước. Cùng với sự phát triển
10


kinh tế - xã hội, Du lịch Việt Nam ngày càng đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế. Hoạt
động du lịch diễn ra sôi động từ đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển, hải đảo đến
vùng núi, cao nguyên.
Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút
sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập
không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các
ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa
phương. “Thu nhập du lịch là toàn bộ những lợi ích về kinh tế thu được từ việc bán các
dịch vụ và sản phẩm du lịch”. Thu nhập du lịch chủ yếu từ sự chi tiêu của du khách, vì

vậy, để tăng thu nhập từ du lịch thì bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, kéo dài thời gian lưu trú, kích thích sự mua sắm của du khách… còn cần nâng
cao chất lượng đội ngũ lao động để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách
du lịch.

1.1.7. Sản phẩm du lịch
Du lịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật, giao thông, nền kinh tế phát triển đời sống con người
được nâng lên thì nhu cầu phát triển du lịch càng lớn. Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi
nước, con người đang nghĩ đến việc dành một phần thu nhập của mình hàng năm cho
du lịch. Du lịch càng phát triển thì khuynh hướng tiêu thụ dịch vụ du lịch đang tạo nên
thị trường du lịch rộng lớn, khơng cịn ở phạm vi một ngành kinh tế hay ở một nước.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các
nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một đơn vị, một vùng hay một quốc
gia nào đó.
Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau
(xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch):
- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Hàng hố tiêu dùng và đồ lưu niệm;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
11


1.1.8. Điểm du lịch, tuyến du lịch
1.1.8.1. Điểm du lịch

Đối với quốc gia, vùng, miền và các nhà làm du lịch thì điểm du lịch được xem
là nguồn lực, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần cạnh tranh, khai thác
nguồn khách và đem lại nguồn thu cho mình. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005)
điểm du lịch được định nghĩa như sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Vì vậy, điểm du lịch phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
- Gắn liền với nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
- Tạo điều kiện công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.
- Đem lại nguồn thu và quảng bá cho đất nước và cộng đồng địa phương.
Các sản phẩm, dịch vụ tại điểm du lịch càng phong phú, độc đáo, chất lượng,
giá cả hợp lý thì càng chiếm được cảm tình, kích thích tiêu dùng và quay lại của du
khách. Điều này đỏi hỏi những nhà quản lý, người kinh doanh tại điểm, khu du lịch
cần có chính sách về sản phẩm cũng như giá hợp lý để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch cần gắn liền với
việc đầu tư, bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật phù hợp, phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền
vững.
1.1.8.2. Tuyến du lịch
Các điểm du lịch, các khu du lịch được nối với nhau sẽ tạo thành tuyến du lịch.
Trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh (trong lãnh thổ
của một tỉnh, thành phố); tuyến nội vùng (trong phạm vi lãnh thổ của một vùng du
lịch); tuyến liên vùng (giữa các vùng du lịch); hoặc tuyến liên quốc gia (giữa các quốc
gia và vùng lãnh thổ). Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể
phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy… Theo quy định tại
khoản 9, điều 4, chương I của Luật Du lịch (2005): “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết
các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”.
Các tuyến du lịch được xem là những sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định

các tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu

chuẩn nhất định để đảm bảo được tính
12


hấp dẫn cao của sản phẩm du lịch đặc biệt này. Để xác định các tuyến du lịch cần căn
cứ vào một số tiêu chí chính sau đây: Định hướng tổ chức khơng gian du lịch chính
của tồn lãnh thổ; Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của các cảnh quan trên toàn tuyến
và ở các điểm dừng tham quan du lịch; Các khu, điểm nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với
khả năng thu hút khách; Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao
thông và các cửa khẩu quốc tế, về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; Sự phân bố và xu
hướng của các luồng khách du lịch; Sự trong sạch của mơi trường tự nhiên và văn hóa
xã hội; Các điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhu cầu giao lưu và hội nhập
khu vực và quốc tế.
Mặt khác, việc lập tuyến tham quan du lịch phải dựa vào nguồn tài nguyên du
lịch có thể khai thác, dựa vào nhu cầu của khách du lịch và khả năng cung cấp các dịch
vụ cho khách du lịch tại các điểm đến. Để lập tuyến tham quan, thông thường cần có
những chuyên gia về những nội dung liên quan tới các đối tượng tham quan trên tuyến
tham quan dự định lập, trong đó có cả hướng dẫn viên du lịch.
Quá trình lập tuyến tham quan du lịch cần được bắt đầu bằng việc tìm hiểu,
nghiên cứu tư liệu liên quan tới các điểm du lịch, các đối tượng có thể lựa chọn cho
tham quan cùng với các tài liệu về lịch sử, địa lý, văn hoá, kinh tế – xã hội của địa
phương có điểm du lịch, có đối tượng tham quan. Chính từ nguồn tư liệu này, các
chuyên gia và hướng dẫn viên được cung cấp một cách cơ bản ban đầu những hiểu biết
phục vụ cho việc lập tuyến tham quan và cho việc hướng dẫn khách sau này.
1.1.9. Loại hình du lịch
1.1.9.1. Du lịch biển đảo
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, với
hàng ngàn đảo ven bờ với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng hàng loạt bãi

tắm đẹp. Những bãi biển như Cát Bà, Lăng Cô, Non Nước, Cam Ranh, Mũi Né, Vũng
Tàu… khơng thua kém hoặc có thể nói vượt trội về độ hấp dẫn so với những tuyến
điểm biển nổi tiếng thế giới như Pattaya, Phuket, Ko-Samui (Thái Lan), hay Bali
(Indonesia), Penang, Langkawi (Malaysia). Khơng chỉ có biển, Việt Nam cịn sở hữu
nhiều vịnh đẹp thuộc đẳng cấp quốc tế như Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới,
Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Ngồi những hịn đảo đã
q quen thuộc như Phú Quốc, Cát Bà, Cơn Đảo, Tuần Châu… cịn nhiều hịn đảo
hoang sơ như Quan Lạn, Cù Lao Chàm, Cù Lao Câu, Lý Sơn… có tiềm năng rất lớn
13


để phát triển du lịch.
“Du lịch biển đảo là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván, mơ tơ
nước…). Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào mùa nóng
với nhiệt độ nước biển và khơng khí trên 200C”. [Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch
Việt Nam, 2013, tr.15].
Du lịch biển đảo là sự tổng hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau như nghỉ
dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học… có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng khác nhau
của du khách.
Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy, hoạt động du lịch biển
đảo chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí hậu. Khí hậu xác định độ dài và chất lượng
của mùa du lịch cũng như đóng vai trị chính trong quyết định lựa chọn điểm đến và
chi tiêu của khách du lịch. Do tính chất bất thường của thời tiết nên hoạt động du lịch
biển diễn ra khơng thường xun, liên tục.
Bên cạnh đó, các điểm du lịch biển đảo là đối tượng dễ bị tổn thương trước
những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính những tác động xấu
của biến đổi khí hậu gây nên những thay đổi về mơi trường, ảnh hưởng đến hoạt động
du lịch biển đảo như: Thay đổi nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học, mất thẩm mỹ
cảnh quan, xói mịn ven biển, thiên tai…

Đối với người dân vùng ven biển, phát triển du lịch biển đảo đã mang lại cơ hội
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể đời sống của họ. Bộ mặt của nhiều địa phương
cũng đã được tân trang với việc xây dựng cơ sở lưu trú mới cũng như nâng cấp cơ sở
hạ tầng du lịch như vùng biển Mũi Né (Bình Thuận), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý
Sơn (Quảng Ngãi)…
1.1.9.2. Du lịch sinh thái
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương
với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các
hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu
“Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
14


Theo các nhà chuyên môn, du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào các giá
trị thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững. Ở một khía cạnh khác, có thể hiểu du lịch sinh thái là loại
hình du lịch mà lợi ích của nó gắn chặt với trách nhiệm bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương.
Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh
thái cịn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn
gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển,
các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng văn hóa… Loại hình này hiện đang thu hút sự
chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới.
1.1.9.3.

Du lịch cộng đồng


Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch được sở hữu bằng quản lý cộng đồng,
các hình thức này gồm: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, Du lịch nông thôn, Du
lịch làng, Du lịch bản địa và Du lịch văn hóa…Dựa trên cách hiểu này thì Việt Nam nơi có cộng đồng dân cư đa dạng về sắc tộc và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú sẽ là lợi thế rất lớn để phát triển loại hình du lịch độc đáo này. Thực tế, trong thời
gian gần đây, du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển khá mạnh ở Việt Nam. Trong đó, Sa
Pa (Lào Cai) hay bản Lác (Mai Châu, Hịa Bình) được xem là những điển hình cho sự
thành cơng của mơ hình homestay (khách du lịch cư trú tại nhà của người dân địa
phương) tại Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch
sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương
đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế
địa phương".
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái
cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về mơi trường, văn hóa xã hội. Du
lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép
khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường
của họ".
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên
nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch cộng đồng đề
cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống
15


cho cộng đồng. Với khách du lịch, du lịch cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao
nhận thức về mơi trường và giao lưu văn hố, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của
cộng đồng. Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du
lịch bền vững, nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.
1.2.

Phát triển du lịch


1.2.1. Khái niệm
Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính phủ xác định phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, phục
hồi sức khỏe của nhân dân và khách du lịch quốc tế; góp phần nâng cao dân trí, tạo
việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiệu quả của ngành Du lịch thường
được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình
quân của khách, chi tiêu bình qn của khách, đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính
quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ,
ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng
động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của
cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thơng tin truyền
thơng – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước.
Nguyên tắc phát triển du lịch
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hồ giữa
kinh tế, xã hội và mơi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch
văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du
lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an
tồn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch.
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong
phát triển du lịch.
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình
16



×