Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) di sản vật thể làng cổ việt nam và hàn quốc qua hai trường hợp làng đường lâm và an đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------

KIM KI HYUN

DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
QUA HAI TRƢỜNG HỢP LÀNG ĐƢỜNG LÂM VÀ AN ĐÔNG

Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học củaGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Mọi tham khảo dùng trong
luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình
nào.

1


LỜI CẢM ƠN

Dưới sự hướng dẫn củaGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, tác giả đã chọn đề tài:


“Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp làng Đường Lâm
và An Đông” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Việt Nam học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của
thầy giáo đã giúp tác giả hoàn thiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Học viên

Kim Ki Hyun

2


MỤC LỤC
BẢN ĐỒ LÀNG ĐƢỜNG LÂM (VIỆT NAM) ...................................................... 6
BẢN ĐỒ LÀNG AN ĐÔNG (HÀN QUỐC) ........................................................... 8
DANH MỤC ẢNH – SƠ ĐỒ VẼ............................................................................ 10
DANH MỤC BẢNG – BIỂU .................................................................................. 11
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 12
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 12
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 15
4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 16
5. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu ..................................................................... 16
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 17
6.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 17
6.2. Thu thập dữ liệu và xử lý số liệu ............................................................... 17
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 18
8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: ............................................................................................................ 19
DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM .................................................... 19

1. 1. Giới thiệu chung về làng cổ Đƣờng Lâm .................................................. 19
1.2. Diện mạo vật chất làng Đƣờng Lâm .......................................................... 26
1.2.1. Di tích kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng .................................................... 27
1.2.1.1. Đình ................................................................................................. 27
1.2.1.2. Chùa ................................................................................................ 29
1.2.1.3. Đền phủ ........................................................................................... 32
1.2.1.4. Đền thờ và lăng Ngô Quyền ............................................................ 32
1.2.1.5. Đền thờ Phùng Hưng ....................................................................... 33
1.2.1.6. Miếu ................................................................................................ 34
1.2.1.7. Nhà thờCông giáo ........................................................................... 34
1.2.2. Di tích kiến trúc cơng cộng khác ............................................................ 35
1.2.2.1. Cổng Làng ....................................................................................... 35
Ảnh 1.9: Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm.............................................. 35
1.2.2.2.Ngõ ................................................................................................... 36

3


1.2.2.3. Xóm ................................................................................................. 36
1.2.2.4.Giếng ................................................................................................ 36
1.2.2.5.Điếm ................................................................................................. 37
1.2.2.6.Đình Mơng Phụ ................................................................................ 38
1.2.2.7.Nhà thờ họ ........................................................................................ 39
1.2.2.8.Văn chỉ ............................................................................................. 40
1.2.2.9.Nhà thờ của phường thợ mộc ........................................................... 40
1.2.2.10.Ao ................................................................................................... 40
1.2.2.11. Nghĩa địa ....................................................................................... 41
1.2.2.12. Chợ ................................................................................................ 42
1.2.2.13. Đường xá và bờ vùng bờ thửa ....................................................... 43
1.2.2.14. Trường học .................................................................................... 43

1.2.3. Di tích nhà cổ và các vật dụng trong nhà ............................................... 44
1.2.3.1. Nhà cổ ............................................................................................. 44
1.2.3.2. Các vật dụng trong nhà ................................................................... 53
CHƢƠNG 2: ............................................................................................................ 56
DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ AN ĐÔNG ........................................................... 56
2. 1. Giới thiệu chung về làng cổ An Đông........................................................ 56
2.2. Diện mạo vật chất của An Đông ................................................................. 64
2.2.1. Di tích kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng .................................................... 64
2.2.1.1. Đình, chùa ....................................................................................... 64
2.2.1.2. Đền Bongjeongsa ............................................................................ 65
2.2.1.3. Đền thờ Leehwang .......................................................................... 65
2.2.1.4. Miếu Samsindang ............................................................................ 66
2.2.1.5. Nhà thờ ............................................................................................ 66
2.2.2. Các di tích cơng cộng khác ..................................................................... 67
2.2.2.1. Khu dân cư nghệ nhân Jirye ............................................................ 67
2.2.2.2. Cổng làng ........................................................................................ 68
2.2.2.3. Ngõ .................................................................................................. 70
2.2.2.4. Nhà thờ họ ....................................................................................... 70
2.2.2.5. Thư đường ....................................................................................... 71
2.2.2.6. Nghĩa địa ......................................................................................... 72
2.2.2.7. Chợ .................................................................................................. 72

4


2.2.2.6. Bảo tàng dân gian An Đông ............................................................ 72
2.2.3. Di tích nhà cổ truyền thống và các vật dụng trong nhà .......................... 75
2.2.3.1. Nhà cổ ............................................................................................. 75
2.2.3.2. Các vật dụng trong nhà ................................................................... 84
CHƢƠNG 3: ............................................................................................................ 86

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG CỔ VIỆT NAM VÀ
HÀN QUỐC ............................................................................................................. 86
3.1. Những tƣơng đồng và dị biệt giữa làng cổ của Việt Nam và Hàn Quốc . 86
3.1.1. So sánh về Di tích kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng giữa hai làng cổ An
Đông và Đường Lâm ........................................................................................ 87
3.1.2. So sánh về các di tích cơng cộng khác ................................................... 89
3.1.3. So sánh về tổ chức không gian của một ngôi nhà cổ ............................. 92
3.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ ở Đƣờng Lâm và
An Đông ............................................................................................................... 95
3.2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ Đường Lâm ........ 95
3.2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ An Đông .......... 100
3.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 102
3.3.1. Kinh nghiệm Xây dựng thương hiệu qua di sản quốc gia của Hàn Quốc
........................................................................................................................ 102
3.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kiến nghị trong việc bảo tồn phát
huy di tích ....................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110

5


BẢN ĐỒ LÀNG ĐƢỜNG LÂM (VIỆT NAM)

Bản đồ 1. Thị xã Sơn Tây trong khơng gian hành chính của Hà Nội
Nguồn: www.bando.com.vn

Bản đồ 2. Đường Lâm trong không gian Thị xã Sơn Tây
Nguồn: www.google.co.kr/maps


6


Bản đồ 3. Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Nguồn: www.google.co.kr/maps

7


BẢN ĐỒ LÀNG AN ĐÔNG (HÀN QUỐC)

Bản đồ 4. Tỉnh An Đông trong không gian của bán đảo Triều Tiên
Nguồn: www.china-koreacenter.com

Bản đồ 5.Tỉnh KyungSangBukĐô (Thành phố An Đông)
Nguồn: map.naver.com

8


Bản đồ 6. Làng An Đông
Nguồn: www.google.co.kr/maps

Sơ đồ1. Sơ đồ du lịch của làng An Đông :
Nguồn: www.hahoe.or.kr

9


DANH MỤC ẢNH – SƠ ĐỒ VẼ

Ảnh 1.1. Đường Lâm ngày thường ........................................................................... 21
Ảnh 1.2. Người dân làm tương ................................................................................. 24
Ảnh 1.5: lăng Ngô Quyền ......................................................................................... 33
Ảnh 1.6: Đền thờ Phùng Hưng.................................................................................. 34
Ảnh 1.7: Miếu mẹ ..................................................................................................... 34
Ảnh 1.8: Nhà thờ ....................................................................................................... 35
Ảnh 1.9: Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm .......................................................... 35
Ảnh 1.11: Giếng hè ................................................................................................... 37
Ảnh 1.12: Đình Mông Phụ ........................................................................................ 38
Ảnh 1.13: Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh ....................................................... 40
Ảnh 1.14: Ao làng ..................................................................................................... 41
Ảnh 1.16.: Chợ .......................................................................................................... 42
Sơ đồ 1.1. Làng cổ Đường Lâm ................................................................................ 44
Ảnh 1.17. Nhà cổ hơn 100 năm ................................................................................ 45
Ảnh 1.18: Sân một ngôi nhà cổ ................................................................................. 47
Ảnh 1.19: Giếng nước và khu tắm giặt một ngôi nhà cổ .......................................... 48
Ảnh 1.20: Nhà có kiến trúc dạng chữ nhất................................................................ 50
Ảnh 1.21: Cửa của một căn nhà cổ ........................................................................... 52
Ảnh 1.22: Bên trong gian nhà chính ......................................................................... 54
Ảnh 1.23: Các vại làm tương được đặt ngoài sân ..................................................... 54
Ảnh 2.2: Lễ hội mặt nạ .............................................................................................. 61
Ảnh 2.3: Ngôi nhà Yangjindang ............................................................................... 63
Ảnh 2.4: Đình ở kyeonjeongsa .................................................................................. 64
Ảnh 2.5: Đền Bongjeongsa với chùa đá ba tầng ....................................................... 65
Ảnh 2.6: Cây cổ thụ 600 tuổi ở miếu Samsindang ................................................... 66
Ảnh 2.7: Nhà thờ tôn giáo của người dân Ha Huê .................................................... 67
Ảnh 2.8:Khu dân cư nghệ nhân Jirye ........................................................................ 68
Ảnh 2.9: Các mặt nạ gỗ được đặt ngay ở cổng làng ................................................. 69

10



Ảnh 2.10: Ngõ làng ................................................................................................... 70
Ảnh 2.11: Thư đường Byeongsanseowon ................................................................. 71
Ảnh 2.12: Ngôi làng và khu chợ ............................................................................... 72
Ảnh 2.13: Khu bảo tàng truyền thống hiện đại và qui mô lớn của An Đông ........... 73
Ảnh 2.14: Tái hiện văn hóa thờ cúng tại bảo tàng .................................................... 74
Sơ đồ 1.2. Làng cổ Ha Huê (An Đông) ..................................................................... 74
Ảnh 2.15: Cổng vào của nhà quí tộc ......................................................................... 78
Ảnh 2.16: Cổng vào của gia đình thường dân........................................................... 78
Ảnh 2.17: Các gian nhà theo hình chữ nhật .............................................................. 79
Ảnh 2.18: Gian bếp mang lại cảm nhận về sự ấm êm của gia đình .......................... 80
Ảnh 1.19: Vườn nhà .................................................................................................. 81
Ảnh 2.20: Nhà của người dân thường ....................................................................... 83
Ảnh 2.21: Phía sau nhà là khoảng sân để phơi các vại tương ................................... 84
Ảnh 2.22: Các vật dụng cần thiết trong nhà .............................................................. 85

DANH MỤC BẢNG – BIỂU

Bảng 3.1.1. Những điểm giống và khác giữa làng cổ Đường Lâm và An Đông ...... 87
Bảng 3.1.2. Các điểm giống và khác nhau của các di tích cơng cộng khác.............. 90

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mỗi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống
dân tộc luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát
triển, là linh hồn, sức sống của quốc gia, dân tộc đó. Chính vì vậy, việc giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đóng một vai trị vô cùng quan trọng trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cùng nằm trong khu vực Đông Á, lại sớm tiếp thu ảnh hưởng của nền văn
hóa Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa và lịch sử. Tính chất bán đảo nối liền lục địa và đại dương, nền tảng
nơng nghiệp lúa nước với kết cấu xóm làng ổn định, bền vững, văn hóa ẩm thực
phong phú đa dạng lấy gạo làm lương thực chính cùng lịch sử sinh tồn và phát triển
nhiều lần phải đối mặt với giặc xâm lăng… tất cả những yếu tố đó chính là cơ sở
bền vững cho một mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia, hai dân
tộc.
Từ những xuất phát điểm giống nhau trên lĩnh vực văn hóa, lịch sử, nhiều
nhà nghiên cứu nhận thấy diện mạo vật chất của nhân dân Việt Nam và Hàn Quốc
có nhiều nét tương đồng. Từ xa xưa làng xã đóng một vai trị quan trọng trong đời
sống người Phương Đơng nói chung. Ở Hàn Quốc cũng như Việt Nam, làng là đơn
vị văn hóa cơ sở, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng lâu bền của dân tộc.
Làng là nơi bao đời nay người dân cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh
hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dịng tộc, xóm
giềng. Làng là mơ hình để người xưa theo đó mà mở rộng ra xây dựng tổ chức quốc
gia, đơ thị. Làng cịn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại
lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước. Văn hóa làng chính là hệ thống
những giá trị hình thành qua bao đời trong tồn bộ các hoạt động đó, và đến lượt
mình, nó cũng chính là cơng cụ, là phương tiện tổ chức và duy trì tồn bộ các hoạt

12


động này. Nó đi vào ký ức mỗi người dân bằng hàng loạt những giá trị vật chất và
tinh thần rất gần gũi và thân thương. Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được
quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách phong phú
qua hội làng.Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính cộng

đồng làng và tính tự trị của làng là những giá trị nổi trội nhất. Bên cạnh đó cịn là
các phẩm chất quan trọng khác như: tính ưa hài hịa, khuynh hướng thiên về âm tính
(mà tính trọng tình, hay tình làng là một biểu hiện của nó), tính tổng hợp và tính
linh hoạt.Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt Nam cũng như
Người Hàn Quốc đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình.Chẳng thế mà nhiều nhà
nghiên cứu đã từng khẳng định có nghiên cứu văn hóa làng xã mới hiểu rõ hơn về
văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên đứng trước q trình đơ thị hóa phát triển khơng ngừng nghỉ, việc
giữ gìn và bảo tồn các cơng trình kiến trúc truyền thống càng trở nên cấp thiết. Bởi
đó chính là chiếc cầu nối gần nhất giúp thế hệ trẻ có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện
và sâu sắc về lịch sử văn hóa của dân tộc cũng như chiếc nơi văn hóa lớn chung cho
cả khu vực, cả nhân loại. Trên tinh thần đó, tơi quyết định lựa chọn đề tài “DI SẢN
VẬT THỂ LÀNG CỔ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC QUA HAI TRƯỜNG HỢP
LÀNG ĐƯỜNG LÂM VÀ AN ĐÔNG” làm luận văn thạc sỹ của mình. Với đề tài
này, tơi sẽ tập trung sâu vào làng Mông Phụ của Việt Nam và làng Ha Huê của Hàn
Quốc để làm rõ thêm về di sản văn hóa làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc, qua đó
đánh giá vị trí, vai trị của văn hóa làng cổ truyền trong cơng cuộc xây dựng và phát
triển ở mỗi đất nước và góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa
hai quốc gia và với hai dân tộc, hai văn hóa trong vùng Đông Nam Á.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về các đặc trưng văn hóa làng xã nói chung và diện mạo vật chất
truyền thống của làng xã nói riêng vốn là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan
tâm tìm hiểu. Khơng khó khăn gì để chúng ta có thể tìm được các tài liệu có liên
quan đến đề tài này trên các phương tiện truyền thơng hay các tạp chí khoa học
chun ngành. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đây vẫn là một mảnh đất màu mỡ,

13


cần tiếp tục được tìm hiểu và khai thác. Mỗi một ngơi nhà, một cây cột… đều ẩn

chứa trong đó cả một kho tàng lịch sử văn hóa thú vị. Nói cách khác nó chính là cây
cầu, là sợi dây nối hiện tại và quá khứ, truyền thống và hiện đại… để mỗi chúng ta
hiểu sâu, hiểu rõ hơn về chính gốc gác, cội nguồn của mình.
Đường Lâm là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng Đường Lâm hiện vẫn giữ được các đặc trưng cơ
bản của một ngơi làng Việt với cây đa, giếng nước, sân đình và những ngôi nhà đá
ong hàng trăm năm tuổi. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết hay tìm
hiểu về Đường Lâm như: Mơng Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng của Nguyễn
Tùng (chủ biên); Nghiên cứu liên ngành trong mối quan hệ tương tác của điều kiện
tự nhiên với đời sống văn hóa(trường hợp làng cổ Đường Lâm) của Nguyễn Thị
Phương Anh; Đường Lâm - Sơn Tây: Một chặng huyền sử thế kỷ XX của Trần Trọng
Dương và Nguyễn Tô Lan; Làng cổ Đường Lâm - nơi thời gian ngừng lại của Phan
An; Làng Việt cổ Đường Lâm với phát triển du lịch của Đào Duy Tuấn; Định hướng
và một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hang
hóa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Tây của Kiều Vĩnh Tồn; Đường Lâm Kẻ
Mía đất văn vật ngàn năm của Kiều Thu Hoạch…v. v...
Cùng với Đường Lâm, ngôi làng mang tên An Đông tại tỉnh Kyoungju cũng
là một địa danh nổi tiếng của Hàn Quốc. Nơi đây lưu giữ gần như nguyên vẹn hàng
trăm ngôi nhà cổ từ xa xưa với lối kiến trúc và văn hóa độc đáo. Đến với An Đơng
người ta như được chìm đắm vào một thế giới cổ xưa, tạm gác lại những lo toan của
cuộc sống đời thường. Chính vì những giá trị to lớn ấy, An Đông cũng được khá
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài Hàn Quốc quan tâm như Đi tìm làng Hwa-Hye
An Đơng của Seo Su Young(서서서서서서서서서서서서서서); Làng Hwa-Hye
An Đông và Thế giới của làng Hwa-Hye An Đông - Di sản văn hóa thế giới của Lim
Jae Hae(서서서서서서서서서서 - 서서서서서서서서서서서서서서서서); Làng
Hwa-Hye của Lee Sang Hae và Jeong Sung Mo(서서서서서서서서서서서서);

14



Làng Hwa-Hye An Đông - nhà nghèo và nhà dân của Kim Kyong
Hee(서서서서서서서서서서서 - 서서서서서서); Di sản làng Hwa-Hye An Đơng
của Kim Young Jik(서서서서서서서서서서서서)…v.v...
Tuy nhiên, các cơng trình, bài viết trước đó chỉ chú ý nghiên cứu về Đường
Lâm và An Đông theo từng các lĩnh vực chuyên môn theo các chuyên ngành cụ thể
và rất ít các nghiên cứu này tập trung vào di sản văn hóa vật thể của mỗi làng và
dường như chưa có bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào đặt vấn đề so sánh hai
làng cổ truyền được coi là tiêu biểu nhất của hai nước (An Đơng là Di sản Văn hóa
Thế giới về làng cổ truyền của Hàn Quốc; còn Đường Lâm là Di sản Quốc gia đặc
biệt làng cổ đầu tiên của Việt Nam) để tìm ra các nét tương đồng và dị biệt trong
diện mạo vật chất của mỗi ngôi làng cổ Đường Lâm, An Đơng, góp phần làm sáng
rõ hơn giá trị quốc gia và giá trị nổi bật tồn cầu của các ngơi làng này, làm cơ sở
đưa ra những giải pháp tích cực và hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị của hai di
sản làng cổ hết sức đặc biệt của mỗi nước và của chung nhân loại.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về di sản vật thể tại làng cổ.
- Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tơn giáo – tín
ngưỡng, di tích các kiến trúc cơng cộng, di tích nhà cổ... ) của làng Đường Lâm,
Việt Nam
- Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tơn giáo – tín
ngưỡng, di tích các kiến trúc cơng cộng, di tích nhà cổ... ) của làng An Đơng, Hàn
Quốc
- So sánh các nét tương đồng và khác biệt trong diện mạo vật chất của hai
làng Đường Lâm và An Đông, các quy chế và giải pháp bảo tồn làng cổ ở mỗi làng.
- Đề xuất thêm một số ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản làng cổ
của Việt Nam và Hàn Quốc.

15



4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào làdi sản, di sản vật thể ?
- Diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tơn giáo – tín ngưỡng, di tích các kiến
trúc cơng cộng, di tích nhà cổ... ) của làng Đường Lâm, Việt Namnhư thế nào?
- Diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tơn giáo – tín ngưỡng, di tích các kiến
trúc cơng cộng, di tích nhà cổ... ) của làngAn Đông,Hàn Quốc như thế nào?
- Nét tương đồng và dị biệt trong diện mạo vật chất của Đường Lâm và An
Đông?
- Làm thế nào để nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy giá trị các di sản vật
thể làng cổ tại hai ngôi làng này ?
5. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Toàn bộ diện mạo vật chất của hai làng Đường Lâm và An Đơng: di tích
kiến trúc tơn giáo - tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ Thiên chúa giáo, đền, miếu, am,
qn…); di tích các kiến trúc cơng cộng (cổng làng, hào lũy làng, điếm canh, bến
thuyền, chợ làng, cây đa, giếng nước, ao làng, đường làng, ngõ xóm…); nhà ở
truyền thống (cổng nhà, khn viên gia đình, nhà trên, nhà ngang, nhà bếp, nhà vệ
sinh, chuồng trại chăn nuôi, các công cụ và vật dụng trong nhà…); từ đường dòng
họ, nhà thờ chi họ...
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu nét tương đồng và
dị biệt trong diện mạo vật chất của hai làng Mông Phụ và Ha Huê từ đó có được cái
nhìn khái qt về di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian, điều kiện cũng như năng lực nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên tác giả luận văn chỉ nghiên cứu trong địa bàn làng
cổ Đường Lâm và An Đông thông qua những điều tra được tiến hành với các cơ

16



quan quản lý, phụ trách cũng như bản thân những người dân sinh sống tại khu vực
này.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá và so sánh các giá trị đặc trưng
và những biến đổi văn hóa ở hai làng Đường Lâm, An Đông chủ yếu từ năm 2014
đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Quy trình nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn

Khái niệm về di
sản, di sản vật
thể làng cổ

Phỏng vấn

Điều tra, khảo sát,
chụp ảnh, đo vẽ…

Quan sát

Tìm hiểu
diện
mạo vật
chất của
hai ngơi
làng cổ
Đường
Lâm và

An Đơng

Tìm ra các
nét tương
đồng và
khác biệt
trong diện
mạo vật
chất tại hai
ngôi làng cổ

Một số giải
pháp giúp
nâng cao
công tác bảo
tồn

6.2. Thu thập dữ liệu và xử lý số liệu
+ Dữ liệu thứ cấp: Qua nghiên cứu, báo cáo có liên quan đến Đường Lâm và
An Đông
+ Dữ liệu sơ cấp:
- Quan sát thực tế, chụp ảnh, đo vẽ các cơng trình kiến trúc tại Đường Lâm
và An Đông.

17


Sau khi thu thập tiến hành xử lý số liệubằng phương pháp thống kê và tổng
hợp.
7. Đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Nghiên cứu về di sản vật thể làng cổ khơng phải là đề tài
mới, đã có nhiều nhà nghiên cứu bỏ nhiều cơng sức tìm hiểu, nhưng phần nhiều là
nghiên cứu trên góc độ văn hóa – lịch sử. Điểm mới trong đề tài này của tác giả là
tìm hiểu di sản vật thể làng cổ làng Đường Lâm và An Đông với tư cách là điểm du
lịch hấp dẫn nhưng còn nhiều điều bất cập cần khắc phục nhất, từ đó đưa ra những
giải pháp để phát triển du lịch ở đây một cách bền vững, như là một cách để bảo tồn
những di sản của ông cha ta để lại.
Về mặt thực tiễn: Thực tế hiện nay, phát triển du lịch bền vững là vấn đề
chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam và Hàn Quốc. Thực trạng du lịch ở
Đường Lâm và An Đơng cũng vậy. Đề tài có những đóng góp: trình bày thực trạng
du lịch hiện nay ở làng cổ, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm phát
triển du lịch bền vững ở làng cố Đường Lâm và An Đơng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 4 phần:
 Chương 1: DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
 Chương 2: DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ AN ĐÔNG
 Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG CỔ
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

18


CHƢƠNG 1:
DI SẢN VẬT THỂ LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM
1. 1. Giới thiệu chung về làng cổ Đƣờng Lâm
Nếu gõ máy tính tìm kiếm địa điểm tham quan cho du khách ở Hà Nội thì
khơng thể đếm nổi số lượng kết quả của Đường Lâm. Nơi đây đã và đang là nơi thu
hút nhiều sự quan tâm của mọi người bởi những nét cổ xưa cịn lưu lại và được gìn
giữ một cách khá vẹn nguyên trong lối kiến trúc làng mạc cũng như nhà ở của người
dân. Vì vậy, nói đến làng cổ Đường Lâm, không chỉ người dân thị xã Sơn Tây mà

người dân Thủ đô và rất nhiều du khách trong nước, nước ngoài biết đến và coi đây
là biểu tượng cho lối kiến trúc và văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Xã Đường Lâm là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ, với nền văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước, được biết đến với
những cái tên rất thuần Việt, như “Đất kẻ Mía”[24, tr.20] , “Làng Việt cổ”[25,
tr.10], “Làng cổ đá ong”[34, tr.50]…
Nơi đây là một quần thể các di tích lịch sử có mật độ dày đặc, với 50 di tích
có giá trị, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng, trong đó những giá trị di tích
đặc biệt như đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngơ Quyền, chùa Mía, cổng làng Mơng
Phụ.
Đặc biệt nơi đây cịn lưu giữ được 37 ngơi nhà cổ có giá trị niên đại từ 200400 năm, 74 ngôi nhà cổ loại 1 có niên đại trên 100 năm và 1.051 ngôi nhà kiến trúc
truyền thống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Làng cổ ở Đường Lâm được xếp hạng là
“Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam.
Đường Lâm là xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở
thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa
quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông

19


Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí
Minh. Con sơng Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường
Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá
Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xn Sơn, phía
Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đơng Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đơng giáp
phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với
huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.Đường Lâm là đất sinh
hai vua lừng danh trong lịch sử là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền –
Vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.Nơi đây là quê hương nhiều danh nhân nổi
tiếng khác như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng),Giang Văn Minh, bà chúa

Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng),Phan Kế Toại, Hà Kế
Tấn, Kiều Oánh Mậu, Phan Kế An...
Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc
Thọtrấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mơng Phụ, Đơng Sàng, Cam Thịnh, Đồi Giáp và
Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với
phong tục, tập quán, và tín ngưỡng lâu đời và ít biến đổi. Trong số các làng cổ thuộc
Đường Lâm, làng cổ trọng điểm Mông Phụ là trung tâm nghiên cứu, khảo sát của
chúng tôi.
Để đến làng cổĐường Lâm, từ trung tâm Hà Nội,có thể đi theo hai đường.
Một là, đi theo đường 32 đi khoảng 40 km đến thị xã Sơn Tây hoặc xi theo cao
tốc Láng - Hồ Lạc khoảng 20 km tới ngã ba Hoà Lạc, rẽ phải theo đường 21A lên
thị xã Sơn Tây. Có thể tới làng cổ ở Đường Lâm bằng các phương tiện giao thông
như: Ô tô, xe máy, xe đạp đều rất thuận tiện.
Làng cổ Đường Lâm trở nên đặc biệt bởi, khá nhiều nét kiến trúc cổ vẫn còn
được bảo lưu từ cấu trúc cổng làng, đình, chùa, miếu, ao làng, giếng nước... và đặc
sắc nhất là những ngơi nhà cổ cịn giữ được hầu như nguyên vẹn kiểu thức kiến trúc
cổ kính, những nét đặc trưng nhà ở dân gian vùng châu thổ sông Hồng. Theo thống
kê, hiện nay, chỉ ở làng Mơng Phụ đã có tới khoảng 100 gian nhà cổ, làng Cam

20


Thịnh có 17, Đồi Giáp có 8, Phụ Khang có 13 nhà cổ tiêu biểu. Những ngơi nhà có
niên đại trên 200 năm chiếm khoảng 5%, còn lại chủ yếu là nhà có niên đại dưới
100 năm. Đây là loại nhà cổ nhất như nhà của gia đình ơng Hà Văn Lâm, Hà
Nguyên Huyến, Cao Văn Toàn, bà Vũ Thị Ấm, thuộc loại những ngơi nhà cổ điển
hình. Hầu hết các nhà cổ ở đây đều có cổng, tường rào, sân, vườn, bình phong, nhà
chính, nhà phụ, bếp, khu chăn nuôi...rất quen thuộc với các làng xưa ở Thăng LongHà Nội – những đặc điểm dường như khơng cịn nhiều lắm ở những nơi khác. Nét
độc đáo của ngôi nhà cổĐường Lâm là hệ thống nhà cổ được xây bằng đá ong - vật
liệu sẵn có đào lên từ lịng đất, rất phổ biến ở vùng Sơn Tây - xứ Đoài xưa. Ở đây

nhà xây bằng đá ong, cổng làng, cổng nhà, tường rào, giếng nước cũng thường được
xây bằng đá ong. Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà
chính và nhà phụ, thường kết cấu theo kiểu chữ "Nhất", chữ "Nhị", chữ "Đinh" và
chữ "Mơn", trong đó có những ngơi nhà được xây dựng từ năm 1803 và nhiều ngôi
nhà từ giữa thế kỷ XIX.

Ảnh 1.1. Đƣờng Lâm ngày thƣờng
Nguồn: www.duonglamvillage.com
Trong khuôn viên, ngơi nhà chính là hạng mục lớn nhất, là nơi cư trú của gia
đình, là nơi thờ cúng tổ tiên… có từ ba đến bốn thế hệ cùng sinh sống, với những
đặc điểm gồm bộ khung, hệ thống cột cái, cột quân, cột hiên và các bộ vì kèo, kẻ
bẩy, ván mê, mái nhà…Khn viên tồn bộ ngơi nhà và vườn khoảng vài ba trăm
mét vuông. Nhà kết cấu theo kiểu năm gian hai chái, năm hàng chân cột, dựng theo
kiểu quá giang vượt tường. Gian giữa là nơi thờ tự và tiếp khách làm theo kiểu cổ,
mái được làm bằng ngói ta, nền lát gạch nung. Tường đá ong, rui mè đều làm bằng

21


gỗ. Nhà chính phân biệt với hiên bằng cửa gỗ. Ngồi hiên có tám hàng cột chạy
ngang từ đầu đến cuối nhà. Cột nhà và cột hiên được kê trên tảng đá tròn. Các nhà
loại này còn tương đối nguyên vẹn như thời khởi dựng.
Mái nhà lợp ngói mũi, tường xây bằng đá ong, rui hoàng bằng gỗ, cột được
kê trên hòn đá. Bức đố lụa ngăn gian bên với buồng cũng bằng gỗ. Có nhà trang trí
hoa văn, có nhà chỉ để gờ nổi. Những ngôi nhà loại này còn giữ được khá nguyên
vẹn kiểu thức ban đầu. Cổng được xây bằng đá ong, gạch và lợp bằng ngói ri.
Bao quanh các ngôi nhà cổ là đường làng, ngõ xóm quanh co thấp thống
những hàng cau, vườn cây lưu niên xanh tốt, thấp thống bên những mái đình, cây
đa, cổng làng, giếng nước, điếm canh, tạo nên một không gian cổ kính, trầm
mặc.Đường Lâm có thể xem như một không gian sống truyền thống của cư dân

nông nghiệp chưa bị tác động nhiều của lối sống đơ thị hóa.
Theo cố GS sử học Trần Quốc Vượng, Đường Lâm là “đất đắc địa, nằm ở
thế tọa sơn vọng thủy - lưng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng. Đây là
vùng đất cổ và cũng là “Tứ giác nước” được bao bọc bởi sơng Đà, sơng Tích. Trong
địa phận Đường Lâm có 36 đồi gị là vùng trước núi của non Tản, cịn rất nhiều địa
điểm, di tích lịch sử, văn hóa” [39, tr.56] .
Nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc còn ghi dấu ấn tại Đường Lâm. Thời
Hùng Vương, ở đây, cùng mấy làng lân cận còn rất nhiều địa danh được nhắc trong
truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Thời Hai Bà Trưng, có đến hơn 10 vị tướng
của Bà. Đây cũng là quê hương, là đất thang mộc của hai vị vua là Phùng Hưng và
Ngơ Quyền. Đất này cịn có các danh nhân như bà chúa Mía, Giang Văn Minh, Kiều
Oánh Mậu...
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, Kẻ Mía xưa và Đường Lâm hơm nay đã
có nhiều thay đổi, nhưng về tổng thể khu vực này vẫn bảo lưu được cơ cấu không
gian làng của làng cổ thuần Việt với những đặc trưng và giá trị khác nhau.
Di tích lịch sử văn hóa ở Đường Lâm rất phong phú, đa dạng, bao gồm hệ
thống các di tích và các nguồn tư liệu văn bia, minh văn tôn thờ Tản Viên Sơn

22


Thánh, các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng, các vị anh hùng dân tộc như Phùng Hưng,
Ngô Quyền, Thám hoa Giang Văn Minh.
Trong 16 di tích ở Đường Lâm có 7 di tích đã được xếp hạng di tích quốc
gia, 1 di tích đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây cũ xếp hạng. Đặc biệt có chùa
Mía là di tích đã bảo lưu được một số tượng và đồ thờ khá lớn, gồm 287 pho tượng,
là ngôi chùa có số tượng lớn trong các ngơi chùa của cả nước.
Chùa Mía nằm trong danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cổng làng Mông
Phụ cũng là một trong những cổng làng có giá trị độc đáo và về kiến trúc có niên đại
sớm ở Hà Nội. Ngồi ra cịn có những cổng xóm, cổng nhà, điếm canh, giếng nước

cổ, cây cổ thụ… rất tiêu biểu của làng quê Việt Nam.
Ở Đường Lâm hiện nay còn bảo lưu được các lễ hội truyền thống tôn vinh
các anh hùng dân tộc, các anh hùng văn hóa và phong tục tập quán địa phương. Đặc
biệt, cịn lưu giữ hơn hai nghìn trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả, sắc
phong của các vị thành hồng làng, gia phả của các dịng họ, gia đình; hồnh phi
câu đối, văn tự trên các văn bản khắc gỗ ở các di tích, các truyền thuyết cổ tích, tục
ngữ ca dao, dân ca hết sức phong phú.
Nơi đây còn là quê hương của những sản vật độc đáo như cơm phố Mía, gà
Mía. Các nghề truyền thống như nghề làm đường, mật, bánh kẹo, làm tương, dệt vải
thô, khổ hẹp vẫn được bảo tồn và là nguồn thu nhập chính của người dân địa
phương. Đường Lâm cịn hội đủ các giá trị văn hóa của làng cổ Việt Nam. Trên bất
kỳ phương diện nào thì nơi đây cũng được xem là một làng cổ tiêu biểu của cả
nước. Quá trình hình thành và phát triển của Đường Lâm là một dòng chảy liên tục,
tạo nên một khơng gian văn hóa độc đáo, hàm chứa những di sản văn hóa lớn, có
giá trị về nhiều mặt.Bên cạnh những giá trị vật chất, làng cổ còn là nơi hội tụ văn
hoá tinh thần, văn hoá ẩm thực phong phú với nhiều sản vật dân gian cùng lối sống,
nếp sống của cộng đồng dân cư khu vực đã tạo nên phần hồn cho làng cổ ở Đường
Lâm. Đó chính là giá trị phi vật thể của di tích đáng được trân trọng giữ gìn.

23


Trong tâm thức của người dân xứ Đoài, mọi người vẫn còn nhớ những câu ca
dao gợi lại ký ức xưa.
“Kẻ Mía kéo mật hộn đường
Dưa hấu, dưa gang là làng Mông Phụ.
Chẳng đi nhớ cháo dốc Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đơng Viên.”
[]
Về ẩm thực, xưa kia Đường Lâm cơm gạo cũng khan hiếm như các xã quanh

vùng, nhưng cũng có những đặc sản như mía, mật, tương, gà Mía... Vào dịp tết
Ngun Đán, ngồi những món ăn cổ truyền ra, ở Đường Lâm cịn có đặc sản gà
Mía. Gà ni để tế Thành hồng làng và sử dụng trong ngày giỗ tết và biếu xén. Gà
Mía khi luộc chín có mầu trắng, mỡ vàng ăn giịn và không nát, thịt chắc, vị ngọt
đậm. Câu ca dao "Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đơng Viên" là nhớ về ký ức ẩm thực
ở đây.
Trong các thứ nước chấm ở Đường Lâm, tương là một thứ nước chấm được
người Đường Lâm ưa dùng trong bữa ăn. Tương dùng để chấm rau muống luộc,
tương gừng chấm thịt trâu, bò, kho cá và để ngâm một số thức ăn để dành. Ngoài ra,
ở Đường Lâm cịn có đặc sản kẹo bột. Kẹo được làm bằng mật mía Đường Lâm,
được các nghệ nhân làng Đông Sàng nấu mật bằng kĩ thuật gia truyền, quật và cắt,
rắc bột gạo nếp hoa vàng thơm phức, phủ mỏng bên ngồi chiếc kẹo. Kẹo bột Đơng
Sàng ăn giịn, thơm, có thể để được vài ba tháng trong hũ kín.

Ảnh 1.2. Ngƣời dân làm tƣơng
Nguồn:Tác giả luận văn

24


×