Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận tây hồ (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS đông thái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.37 MB, 101 trang )

Đ Ạ I MỌC' Q U Ố C G IA H A N Ộ I
TRƯ Ờ NG ĐỌI
HỌC
K H O A HỌC
XÃ HỘ
I v à NHÂN VĂN ọ u ố c G ìn




K H O n x ã HỘI HỌC

TRƯƠNG THỊ KIM HOA

LUẬN VẢN THẠC SỲ
N H U C Ầ U G IÁ O D Ụ C

sức K H O Ẻ

S IN H S Ả N V Ị T H À N H N IÊ N

lẠ C Á C TR Ư Ờ N G T R U N G H Ọ C c ơ SỞ T R Ê N Đ ỊA B À N Q U Ậ N T Â Y H ồ

{Nghiên cứu trường họp tại trường THCS Đ ông Thái)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30

G IÁ O V IÊ N H U Ớ N G D A N : TS. p h ạ m v á n Ọ U U Y Ê T

HÀ NÔI - 2007




LỜI CẨM ON
T rong quá trìn h thực hiện Luận vãn Thạc sỹ: Nhu cầu giáo dục sức khoé
sin sán vị thành nièn tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Tây Hổ
(Nhiên cứu tại trường TH C S Đ ông Thái - Quận Tây Hồ - Hà N ội). Tôi đã nhận
đưc sự g iú p đỡ nhiệt tình của các thầy cỏ giáo và các bạn học viên cao học trong
lĩn vực nghiên cứu Xã hội học, đặc biệt là thầy giáo TS. Phạm Vãn Ọuyết, người
đãận tình hướng dẫn và giú p đỡ tơ i rất nhiêu trong quá trình học và viết luận
vă X in trân trong gứi lời cảm ơn thầy có và các bạn.
T ô i x in chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô giáo và học sinh các
trưng TH C S Đ ông Thái đã giú p đỡ tơi tận tình đê hồn thành luận văn. X in gửi
lời;ám ơn tới các đồng nghiệp đã giú p đỡ tơ i trong q trình thực hiện đề tài:

"Niu cầu giáo dục sức khoe sinh sấn vị thành niên tại các trường trung học
Cơ ỏ trên địa bàn Quận Tày Hổ "
X in trân trọng cảm ơn./.

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2007

Trương Thị Kim Hoa

1


BANG CA C ( HI VIET TA I
1

VTN


>

SKSS

SUC K H O E SINH SAN

THCS

T R U N G HOC CO SO

BPTT

BIEN PHAP T RA NH TH AI

SA VY

DIE U TRA Q U O C GIA X E VTN VA IN

WHO

TO CH U C Y TE T H E GI()I

ml

4

c
1

XHKN


VI T H A N H NIEN

X U A T HIEN KINH N G U Y E T

s

LTQDTD

LAY T R U Y E N Q UA DUCiNG TINH DUC

)

UN FPA

Q U Y DAN SO LIEN H O P Q U O C

(0

UN IC E P

Q U Y NHI D O N G LIEN H O P Q U O C

11

T H PT

T R U N G HOC PHO T H O N G

12


XH T D

XAM HAI TIN H DUC

13

KHH(if)

KE H O A C H HOA GIA DINH

2


M ụ c lục
L o i ca m o n

1

B á rịĩ các chữ viẽt tá t

-

PHvNVlỚĐẤU

3

1.

L ý do chọn đề tà i..............


6

2.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn....................

7

3.

M ụ c đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................

7

3.1

M ụ c đích nghiên cứu..........................................................................

7

3.2

N hiệm vụ nghiên cứu...........................................................................

7

4.

Đ ô i tượnu. khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................


8

5.

Phương pháp nghiên cứu..........................

6

G iả thuyết nghiên cứu.........................................................................

10

7

K hun g lý th u y ế t....................................................................................

11

9

P H ÍN N Ộ I D U N G C H ÍN H
Ch-Tưng 1: C ơ sở lý lu ậ n và thự c tiề n

12

1.1

Cơ sở lý lu ậ n ..........................................................................................


12

1.11

Chú nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịc h sử.......

12

1.12

Quan d iê m của Đ ảng và Nhà nước.................................................

13

1.13

Các hướng tiế p cận lý thuyết Xã H ộ i H ọ c .....................................

14

1.2

Các khá i niệm công c ụ .......................................................................

15

1.21

Sức k h o ẻ ..................................................................................................


15

1.2 2

Sức klioỏ sinh sán..................................................................................

16

1.2 3

V ị thành n iê n .........................................................................................

16

1.2 4

G iáo d ụ c ..................................................................................................

16

1.3

V ài nét về địa bàn nghiên cứu..........................................................

16

1.4

T ổ nu quan về tình hình nghiên cứu


1.4 1
1.4 2

T in h hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình nghiên cứu trong nước

3

18
19
20


'hương 2 Nhu cáu giáo dục sức khoé sinh san trong nhà trường cho học
inh tại các trườn ị» TH C S ờ Qún Tây Hị

ĩ. 1

Sự cán thiết phái giáo dục SKSS cho học sinh Trung học cơ so'

25

!. 1. 1.

Đạc điểm tám sinh lý của tuổi THCS

26

ĩ. 1.1.1.


Đặc điếm sinh học

26

’..1.1.2.

Đặc điếm tâm lý

28

!. 1.2.

Những nguy cơ về SKSS với nhóm tuổi THCS

29

Nguy cơ về mang thai ngồi ý muốn, nạo phá thai

30

!. 1.2.2.

Nguy cơ về lâv nhiễm qua đường tình dục HIV/A1DS

31

ĩ. 1.2.3.

Nguy cơ về tình trạng bị xâm hại tình dục


33

!.2.

Thực tế nhận thức, hành vi SKSS cùa học sinh THCS ở quận

1.2.1.

36

Tây Hổ.
1.2. 1.

Nhận biết của học sinh THCS về SKSS

36

1.2.2.

Nguồn thông tin học sinh THCS tìm hiếu chăm sóc SKSS

49

VTN
ĩ.2.3.

Nhu cầu của học sinh THCS về nội dung chương trình chăm

57


sóc SKSS VTN
'.3.

Thực trạng giáo dục SKSS trong nhà trường tại các trường

60

THCS trên địa bàn Quận Tây Hồ.
.3.1.

Nội dung giáo dục SKSS trong các trường THCS .

61

.3.2.

Nguồn thông tin học sinh biết về nội dung giáo dục

63

SKSSVTN
.3.3.

Nội dung SKSS đã được giáo viên giảng dạy trên lớp

65

.3.4

Nội dung giáng dạy đáp ứng nhu cáu của học sinh


67

.4.

Thực trạng phương pháp giáo dục nội dung SKSS trong nhà

69

tnrờnce
.4 .1

Phương pháp giáo dục nội dung SKSS

69

.4.2

Ciiáo viên trao đổi các nội dung liên quan SKSS

73

.5.

Nhu càu cua học sinh về giáo dục SKSS troim nhà trường

75

4



Nhu cấu



75

nội dung giáo dục SKSS

Nhu cáu về nội dung tâm sinh lý tuổi VTN

76

Nhu cáu về nội dung vệ sinh kinh nguyệt

78

Nhu cầu



nội dung tình

dục

an tồn và lành mạnh tuổi

V IN

80


Nhu cáu về nội dung phòng tránh thai dành cho VTN

83

Nhu cầu về nội dung dấu hiệu tuổi dậy thì

89

Nhu cầu vê nội dung phịng tránh các bệnh lây truyền qua

92

đường tình dục
Nhu cầu về nội dung thu tinh, thụ thai và sự phát triển của

95

thai
Nhu cầu về nội dung cấu tạo cơ quan sinh dục

96

Nhu cầu về giảng dạy SKSS

92

Nhu cầu về các giờ giảng SKSS

92


Nhu cầu môn học giáo dục giới tính

95

Nhu cầu của học sinh về phương pháp giảng dậy

96

Kết luận và khuyên nghị

97

5


PHẤN MÕ ĐẨU
1 . Lý ílo chọn đe tài

Từ sau hội nghị dân số và phát triển tụi Cairo thánii 9/1994, SKSS nói
chung SKSSVTN nói riêng, ln là vàn đề được sự quan tâm cua tát ca các nước
tiré n

thê ui ới nói chung, trong đó có Việt Nam.
Tuổi vị t h à n h niên là một trong giai đoạn sôi nổi v à phức tạp nhất c ù a mỗi

e uộc đời con người, thời điểm mà giới trẻ đảm nhận trách nhiệm mới tự mình học
hỏi. thử nghiệm và khám phá. Các em đi tìm bản sắc riêng c ủ a chính mình, áp
dụnũ những giá trị được lĩnh hội từ thời thơ ấu và phát triển thêm các kỹ năng
mới


để trở thành những người lớn có trách nhiệm và biết quan tâm tới người

khác. Khi được giúp đỡ và động viên, các em sẽ phát triển tích cực và trở thành
t hanh viên có nàng lực đóng góp cho gia đình và cộng đồng. Với sự sáng tạo và
l ịng nhiệt thành cua mình, giới tré có thế tạo ra nhiều thay đổi tích cực, đem lại

một thế giới tốt đẹp hơn cho bán thân các em và mọi người.[4; 16]
Khi các em bước vào tuổi vị thành niên đó là giai đoạn diễn biến khó khăn
của đời người, bỗng chốc từ một đứa trẻ hồn nhiên vô tư bước sang tuổi vị thành
niên đặc biệt khi bước vào dậy thì. Đó là sự hồn thiện của cơ quan sinh sán đã
được ngủ yên từ khi nằm trong bào thai, đến khi chào đời, thời thơ ấu.v.v. và khi
hước vào tuổi VTN tính tình thay đổi, vui, buồn... bắt đầu quan tâm đến bạn bè,
có trách nhiệm hơn, lơ đãng hơn, chăm chút bản thân hơn, đặc biệt đánh dấu
hằng dậy thì lúc này các em bát đầu nghĩ, quan tâm đến bạn khác giới hoặc nghĩ
vỏ tình dục, điều này hết sức bình thường xảy ra trong cuộc đời VTN. hoặc VTN
tự kìm hãm nhu cáu hoặc khơng có nhu cầu về tình dục cũng là điều hết sức bình
thường, nhưng nếu họ có kiến thức về SKSS khi gặp khó khăn và phiền tối thì họ
sẽ biết phái làm thế nào để tránh các hậu quá đáng tiếc mà hầu hết VTN thường
gặp(ỉláo dục SKSS cho VTN là một nội dung cùa chương trình bậc THCS.
Nam học 2004 - 2005, ngành giáo dục - đào tạo đã đưa nội đunu sinh sán vào
sách s i n h học lớp 8 đ ể giảng dạy, giúp các em c ó những kiến thức, kỹ năng c ư

6


han VC SKSS. Nubien cứu này đặt ra câu hỏi thực trạng nội dung và phươnụ pháp
ui áo dục SKSS trong nhà tnrờng? Việc giảng dạy của tháy cò giáo và nội duim về
SKSS tronu
sinh? Nghiên

cứu này
o nhà trườnu
c đáp
I ứng
c nhu cầu của học
.
c?
J mong
c
muốn cmm cấp phán tích thây rõ lợi ích mà chương trình giáo dục SKSS mang lại
và cung cấp các nhà quán lý, thầy cỗ giáo nội dung, phương pháp giáng dậy phù
hợp hơn với thực tế nhu cầu của học sinh. Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích kết
qua nghiên cứu, chúns tơi hướng tới việc đề xuất một số giải pháp và khuyên
nalìị tập trung và chọn đề tài: "nhu cầu iịiáo dục sức khoe’ sinh sừn vị thành niên
tai các trườn ạ truniỊ học c ơ s ơ trên đia bàn Quận Tủy H ố

2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiền của luận vãn

2.1. Ý nghĩa lý luận
Nchiên cứu này góp phần nhìn nhận giáo dục SKSS VTN trong các trường
THCS cần quan tâm đáp ứng nhu cầu thực sự của học sinh về nội dung và phưưnu
pháp giáo dục SKSS
2.2. Ỷ nghĩa thực tiễn

Đề xuất các nội dung và phưưng pháp tiếp cận đế đáp ứng nhu cầu của học
s.nh vồ giáo dục SKSS trong hệ thống giáo dục trong các trường THCS.
3. Mục đích nghiên cứu
- Chi ra thực trạng giáo dục SKSS trong nhà trường tại các trường THCS
t:ên địa bàn quận Tây Hồ.
- Thấy được thực trạng nhu cầu về phưưng pháp giáo dục trong nhà trường

của học sinh THCS.
-

Biết được nhu cẩu học sinh THCS về nội dung giáo dục SKSS trong nhà

tường.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đói tượng nghiên cứu
Nhu cáu về giáo dục SKSSVTN tại các trường THCS trên địa bàn Quận
'~âv Hổ.

7


4 .2. Khách the nghiên cứu

Học sinh tại trường THCS Đơng Thái.
-

Các nhà quan lý, giáo viên

4 .3. Lìnlt vực nghiên cứu: Xã hội hục dan sớ
4 .3. Phạm vi nghiên cứu

* Khóne ỉiian nahiên cứu: Tại trườn Ü THCS Đónu Thái - Quận Táy Hồ Hà Nội.
* Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2006 - tháng 9 năm 2007
5 . Phương pháp nghiên cứu
5.7. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp phàn tích tài liệu

Tài liệu thu được cho nghiên cứu từ các nghiên cứu liên quan, một sô bài
báo. tạp chí, các văn bản chính sách.
Phàn tích tài liệu dựa trên nghiên cứu đánh giá chương trình chăm sóc
SKSSVTN do Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em quận Tây Hổ thực hiện tháng 12
năm 2006, được sử dụng đối với học sinh từ lớp 6 - đến lớp 9 tại 2 trường THCS
Nhật Tăn, Chu Văn An được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng
số phiếu thu và xứ lý là 404 phiếu.
* Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong quá trình thực hiện các phỏng
ván sau và thảo luận nhóm cũng như điều tra thu thập thơng tin định lượng, tại
các trườn« THCS Đơng Thái, Nhật Tân, Chu Vãn An- Quận Tây Hồ - Hà Nội.
* Phương pháp phỏng vân bằng bảng hỏi
Đ ược

áp dụng đối với học sinh lớp 9 tại trường THCS Đỏng Thái. Lựa

chọn học sinh lớp 9 là lớp cuối bậc THCS đế đánh giá chương trình íiiáo dục
SKSS cho học sinh bậc THCS. Chúng tơi tiến hành điều tra bằng báníi hói tồn
bộ học sinh khôi 9 với tổng số phiếu thu và xử lý là 217 phiếu.
Báng hịi xây đựiìũ với 14 câu hỏi và tập trung nhận thức cua học sinh vê
clnrưng trình Chàm sóc SKSSVTN quốc ízia. ncuổn thơim tin tìm hiếu về SKSS và

8


trọn tỉ tam tạp tmiiii vào đánh giá thực trạng

phương pháp giáo dục SKSS troiiií

các nhà trường và nhu cầu của học sinh vào các nội dunu SKSS đang dược giang

day tại các trườnü THCS.
:!: Phương pháp tháo luận nhóm
- Tháo luận nhỏm được tiến hành với nhổm cán bộ quán lý và giáo viên
manu dạy món sinh học tại các trường THCS trên địa bàn quận, tập trung vào
thực trạng

phương pháp và nội dung giáng dạy, việc đáp ứng nhu cầu của học

sinh.
- Thảo luận nhóm tiến hành nhóm học sinh nam, nữ học lớp 9, tập trunu
vào thao luận nhóm về nhu cầu nội dung, phương pháp giáng dạy SKSS.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
- Nghiên cứu tiến hành phỏng vân sâu với giáo viên dạy bộ môn sinh học
vé ihuận lợi và khó khăn khi giảng dạy về SKSS.
- Phỏng vấn được tiến hành cán bộ quản lý về các thực trạng giảng dạy cua
giáo viên phần SKSS và nhu cầu cần giáng chuyên sâu của học sinh
- Phỏng vân được tiến hành học sinh vể phương pháp giảng dạy của các
thầy cò và nhu cầu các em muốn đề cập các nội dung chuyên sâu về SKSS.
5.2. Phương p h á p chọn mâu

Mẫu được chọn trong số học sinh lớp 9 của trường THCS Đông Thái. Tổng
sò' mầu cho báng hỏi là 2 17.
- Mầu chọn cho phỏng vân sâu là có chủ định phù hợp với mục đích
Hiiliién cứu.
- Nghiên cứu tiến hành tập trung vào học sinh lớp 9, vì đây là nhóm học
sinh có thê’ đánh giá và thế hiện đầy đủ nhất giáo dục của nhà trường về chương
trình SKSS ở bậc THCS. Các nhóm học sinh từ lớp 6,7,8 đã được tiến hành đánh
giá “Thực tế nhận thức, hành vi SKSS của học sinh THCS (VQuận Tây Hồ” do
l ý han Dãn sị, uia đình và trẻ em Quận thực hiện thánu 12 năm 2006.


9


6. (ỉ ỉa t h u y ế t n g h i ê n cứu

6 . 1. Học sinh THCS Quận Tây Hồ có nhu cầu cao végiáo dục SKSS từ hệ
thõng iiiáo dục chính thống trong nhà trường.
6.2. Với những nội dung giáo dục SKSS

khác nhau, nhucầu của họcsinh

THCS cũng khác nhau theo giới tính, lứa tuổi.
6.3. Học sinh THCS Quận Tây Hồ có nhu cầu về các phương pháp giáo
dục SKSS khác nhau theo giới tính, lứa tuổi.
7. Khung lý thuyết:

V

V

Nội dung giáo due
SKSS VTN

Phương pháp giáo dục
SKSS VTN

10


P h a n II Nộ i d u n g c h í n h

C h ư ơ n g 1: C ư so lý lu ậ n và t h ự c tiễn

I. I. Cơ sớ lý luận
/././. Q uan ííieni Mar.xirt Ví' chú nghĩa duy vật hiện chứng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sớ lý luận cơ bán là nguyên tác chung
cho mọi khoa học nói chung và khoa học xã hội học nói riêng. Vân dụng tổng
hợp những lý luận này tuân theo yêu cầu sau:
- Những quy luậ t vận độn« phút triển của xã hôi phai được xem xét khách
quan như nỏ đang tồn tại.
- Những hiện tượng xã hội phải dược xem xét tron lĩ mối quan hệ biện
chứng với nhau.
- Xem xét các hiện tượng xã hội phải hướng đến cái bản chất, khơng tới cái
ngẫu, bất bình thường.
- Tn thú các nguyên tắc lịch sử cụ thể.
- Xem xét yêu tô con người mang hán chất xã hội, trong tính hiện thực của
nó, “con người là tổng hịa các môi quan hệ xã hội", đồng thời cũng là chú thế
cua xã hội. Từ đó coi việc ra sức phát huy nhân tố COI1 người, coi chiến lược con
người là điểm mâu chốt của sự phát triển kinh tê - xã hội.
’.1.2. Quan điểm cùa Dání> và Nhà nước

Đáng và Nhà nước luôn quan tâm đến yếu tỏ con người trong đó chất
ưựng dặt lên hàng đầu, vì vậy ln dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
lurơng trình SKSS VTN là một nội dung quan trọng trong Chiến lược CSSKSS
}c nia, giai đoạn 2001

2010 được Thủ tướng Chính phú ký tại Quyết định

>ố: 136/QĐ- TTG ngày 28/11/2000 và Quyết định số 01/2006/QĐ - DSGĐTE
mày 17/3/2006 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số. gia đình và trẻ em ban
lành chiến lược truyền thông giáo dục chuyên đổi hành vi về dân số,

SkSS/kl 1HGĐ uiai đoạn 2006-2010. Bao gồm các chi tiêu phấn đáu cho giai
loạn này:

11


M ụ c tiêu:

Nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng sơng cơ hán vé SKSS,
SKSS/KHHGĐ, tình dục an tồn, phịng chống HIV/AỈDS, ma t mại dâm
nhan uỏp phân tạo hành vi đúng đán, có lợi cho SKSS VTN, Thanh niên, kế ca
than!' niên đã kết hòn.
- Chỉ tiêu cán đạt:
+ 95 °/c VTN. TN, kế cá thanh niên đã kết hỏn nêu được những kiến thức,
kỹ rúng sốrni cơ bán liên quan đến chăm sóc SKSSVTN, TN. Giới, giới tính và
tình .lục an tồn.
V 90% VTN, TN, kê cả thanh niên đã kết hôn chấp nhận thực hiện các

hành vi có lợi về chăm sóc SKSSVTN, TN, giới, HIV/A1DS, tình dục và tình dục
antcàn.
+ Góp phần giảm tý lệ VTN, TN mang thai ngoài ý muốn, sinh con ở tuổi
VTN.
+ Góp phán giảm tỷ lệ VTN, TN mắc các bệnh lây truyển qua đường tình
dục HIV/AIDS [ 19 J
Ngoài ra Bộ y tế xây dựng kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ chăm sóc
\à rùng cao sức khoẻ của VTN, TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định
liưứrg đến 2020. Trong đó hoạt động cùa giai đoạn 2006-2010, như sau.
M ụ c ti ê u 2: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của VTN và TN trong

\iộc tự báo vệ và nâng cao sức khoé bán thân liên quan đến SKSS/SKTD,

HIV'AIDS. tai nạn thương tích, sử dụng chất gây nghiện và sức khoẻ tâm thần.
Chi tiêu:
+ 80 % VTN, TN hiểu biết về thời điểm dễ có thai và 90 % hiểu biết vé
các 31HT.
+ 809Í VTN. TN thành thị và 70% VTN. TN nơng thơn biết cách giữ gìn
ệ s nlì đirờnn sinh sán và các bệnh lây truyền qua tình dục.

12


-h 80 ('/< VTN. TN thành thị và 70 °/( VTN, TN nơng thổn biết ve Iicti cung
cap và có thê tiếp cạn dịch vụ, tư vân cho những vấn đề tâm sinh lý của lứa tuổi.
[201
I , I J . C á c hướnạ tiếp cận lý thuyết Xã hội học

Lv thuyết về nhu cầu

Nhu cầu ià khái niệm được nhiều ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng
vào cúc lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Có nhiều cơng trình nghiên cứu vè
nhu càu và cùng di đến một nhàn định: "Nhu cưu lừ mội trong những nguồn iịổc
nội tạt sinh ra tính tích cực của con người

[ ] ;21 ].

Theo từ điên tiếng Việt: "Nhu cầu điều đ ị i hỏi cua đời sống tự nhiên vcì
x ã hội. Nhu cầu vê ăn, ớ, mặc. Nhu cầu v é sách báo, thoa mãn nliu cần vật chất
và văn lio ú .”[\ 1:725]

Theo nghĩa hẹp, nhu cầu được hiểu là yêu cầu cần thiết của con người để
sống và tồn tại. Theo nghĩa rộng thì "nhu cầu là tất c à những yêu cầu của con

người đ ể tồn tại dê hạnh phúc và iỊĨảni đau khô " [2; 15].

Nhà kinh tế học Philip Kotier cho rằng: “Nliu cầu là sự đ ò i hỏi tất yếu mà
con tìi>ười cần dược tlioci mãn đê tồn tại và ph á t triển " [3;28].

A. Maslow cho rằng, ở con người, ngay từ khi mới ra đời đã có các lớp nhu
cầu p h â n loại một cách nhất qn, tính lơgíc nhất qn chứng tỏ một trật tự xuất
hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển cá thể. Tuy nhiên, hệ thống nhu cầu
có tính chất thứ bậc này lại hết sức linh hoạt và biến động. Căn cứ vào các đặc
trưng cơ bản cua nhu cầu, A. Maslow đã phân chia nhu cầu từ cấp thấp đến cấp
cao theo một hệ thống 5 bậc và sắp xếp nó theo thứ tự hình tháp được gọi là tháp
nhu cầu.
- Nhóm nhu cầu cáp thấp bao gồm:
+ Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu tối thiểu cần thiết cho quá trình phát trien tự
ihién cùa con người: ăn, mạc, ngủ, nghi, chơi...

13


+ Nhu cáu an toàn: Nhu cáu được háo vệ hán thán, bao vệ tài sán, được
Siỏny yên ổn, ví dụ như báo hiểm, uống nước sạch, khơng khí đế tổn tại...

- Nhóm nhu câu cấp cao bao gồm:
+ Nhu câu xã hội: Nhu cầu được yêu thương, nhu cáu lệ thuộc, mong
mn có quan hệ với người khác, sự quan tâm, sự phối hợp hoạt động...
+ Nhu cầu được kính trọng về các giá trị bán thân, sự độc lập, sự công
nhận thanh quá và tôn trọng từ người khác...
+ Nhu cáu tự khẳng định mình: phát triển nhân cách, tự hồn thiện, phát
hiuy những tiềm nâng của mình...Ị6;20]


Theo A.Maslow, nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự phàn cấp các mức độ
quan Irọng với nguyên tác nhu cầu ở cấp độ nào thấp hơn phải được thỏa mãn thì
mới náy sinh các nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, khơng nhất thiết phải thoa mãn
hồn tồn một nhu cầu nào đó như quan điểm của A. Maslow mà chỉ cần thoa
màn một phần nhu cầu cấp dưới nào đó con nguời đã muốn thực hiện nhu cầu cấp
cao hơn.
Tóm lại, việc sắp xếp thứ bậc các nhu cầu như trên chỉ mang tính tương
đỏi. Tuy nhiên, việc vận dụng thang nhu cầu của A. Maslow vào việc nghiên cứu
nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh THCS hiện nay có một ý nghĩa đáng kể, bởi
việc biết rõ học sinh THCS đang ở bậc thang nhu cầu nào, các nội dung giáo dục
SKSS sẽ có thể hướng tới việc thoả mãn nhu cầu đó. Trong phạm vi nghiên cứu
cúa đề tài, nhu cầu giáo dục SKSSVTN của học sinh THCS được giới hạn ở hai
nội dung: nhu cẩu về nội dung giáo dục SKSS được giảng dạy trong nhà trường
và nhu cầu phương pháp giảng dạy nội dung liên quan SKSS.
1.2. Các khái niệm cơng cụ:
1.2.1. Định nạ/ùa sức khóe:
"Sức khóe lủ m ột trạng thoải mủi hotìn tồn vê thê c h ấ t , tinh thán vù xã
hội. chứ khỏìHị p h á i lù m ột tình trạtìíỊ klìóníỊ bệnh tật ìiax tàn tậ t" . [21 ]
1.2.2 Dinh nghĩa SKSS:

14


Trong kluion khổ định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y té Thế giới
(WHO) tại hội II12hỊ Quốc tê về Dân số và Phát trien họp ớ Cairo - Ai cập tháng
9/1994 thì SKSS được định nghĩa như sau: “Sức k h oe sinh san lìi một iraníỊ thủi
klioc 'm ạnh hủi liocì Vi’ th ế chất, tinh tliần Ví) x ã hội troiìiỊ tất c à mọi klnu cạnli
h en quan LÍên hẹ thâhíỊ sinh san chứ khơng p h á i clií lủ khủng bệulì tạt hay tổn
thưónX vể h ệ thong sinlì sán ” Ị 21]


Như vậy SKSS là sự hồn hảo của hệ thơng sinh sán được xem xét đỏng
thời ca hai mặt sinh học và tinh thần xã hội.
1 .2.3. SKSS VTN là những nịi chmạ nói chunạ của SKSS nhưng dược ứng dụng
phù hợp cho lứa tuổi V T N .
- Các nội dung ưu tiên về giáo dục SKSS VTN.

+ Đặc điếm và dấu hiệu tuổi dậy thì.
+ Sự phát triển tâm, sinh lý tuổi VTN.
+ Tinh bạn và tình yêu tuổi VTN.
+ Tinh dục lành mạnh và tình dục an tồn.
+ Phịng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kê cả HIV/A1DS.
- K h ái niệm vị thành niên dược thừa nhận
đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng

vé m ặt văn hoá xã hội: là giai

thành. Cách xácđịnhVTN



thê khác nhau tuv theo từng thời điểm. [ 2 1 ].
1.2.4. G iáo dục:

“ Giáo dục có thê được định nghĩa như một q trình truyền thơng được
tiên hành một cách hệ thống và có cơ cấu chặt chẽ giữa người truyền thơng và
nhóm đối tượng đặc thù nhằm khuyến khích việc tìm hiếu và phân tích thơng tin
đế có được những quyết định căn cứ trên những thông tin ấy, dần tới những thay
đổi trong nhận thức, thái độ và hành động” [ 1 l;385j.
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội được thành lập tháng 10/1995 trên cơ sớ

sát nhập từ 3 phường quận Ba Đình và 5 xã huyện Từ Liêm, với diện tích tự nhiên
là 24 knr. Dân số thời điểm 01.01.2007 là 113.078 người [23]. Quận có 3 trường

15


m u

I 1 trưịĩìũ THCS, I 1 trường tiếu học và 12 trườn u mán non, có

2

phịng

khám đa khoa. 8 trạm y tế phường. Trong đó 5/12 trường THCS, 6/1 1 trường Tiếu
học, 6/12 trườim mầm non. 5/8 trạm y tế phường, đạt chuẩn quốc gia và 4/8
pliườnu đạt liêu cliuán xã, phường phù hợp với trẻ em [24].
Trong tổng số trường của 3 bậc học Mầm non, Tiếu học, Trung học cơ sớ
có 539 lớp trên 34 trường với sở học sinh 19.267 trên tồn quận. Bậc THCS có
165 lớp 8 trường cơng lập, có 13 lớp 3 trường dân lập với tổng số học sinh 6581
em, so học sinh được học ngày 2 buổi là 3822 chiếm tý lệ 50,5%, với đội ngũ
i-iáo viên 374/374 người đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, xếp loại chuyên mồn
nghiệp vụ loại iiiỏi: 278 người, đạt loại khá: 96 người, không có ũiáo viên đạt loại
truiìiĩ hình và kém. Kết quả phân loại giáo viên xuất sắc: 276 người, khá: 98,
không có loại trung bình, kém. Số giáo viên đang trong hợp đồng: 50 người [26 ].
So với các bậc học Mần non, Tiểu học cho thấy đội ngũ giáo viên trong hệ thống
giáo dục Quận Tây hổ bậc THCS là giáo viên đạt chuẩn 100% điểu này cho thấy
\iệc dạy và học cho học sinh có rất nhiều thuận lợi. Ngành giáo dục cũng đưa
mục tiêu vào năm học với việc thành lập 8/8 trường công lập thành lập Câu lạc bộ
thăm sóc SKSSVTN với các hoạt động định kỳ, xây dựng góc tư vấn, và đặt các

hịm thư tư vấn và giải đáp CSSKSS, đội ngũ giáo viên tham gia các buổi tập huấn
chuyên sâu vé SKSS, đầu tư và hỗ trợ về khoa học công nghệ đưa các giờ giảng
thí điểm về SKSS năm học 2006- 2007 tại trường THCS Phú thượng trên cơ sở
học giải phẫu cơ quan sinh dục nam, nữ và các phần khác liên quan SKSS trên
má) chiếu. Từ năm học 2007-2008 Phòng giáo dục triển khai 7 trường còn lại
trên địa hàn Quận, đồng thời ký hợp đồng trách nhiệm với Uỷ ban DS,GĐ-TE
quận hồ trợ tư ván trực tiếp cho học sinh khối 8,9 tuyên truyền về SKSS.Ị25]
Trường THCS Đỏng Thái là trường được đánh giá có đội ngũ giáo viên
.huân sau trườn e THCS Chu Văn An, chất lượng học tập tương đơi đồng đều, với
rung bình một lớp từ 40

45 học sinh/ lớp, mỗi khối có 5 lớp. Tổng số học sinh

à 85(ì. Năm học 2006-2007 trường được cơng nhận là trường chuẩn quốc gia ờ

nức (lộ 1. Tnrờne THCS Đơng Thái có đội ngũ cán hộ qn lý, giáo viên luôn

16


tâm huyết với nulié, luôn quan tâm chất lượng giáo dục và tạo mọi đióu kiện

CO'

sớ \ạt chát cho học sinh về học tập, dặc hiệt nhà trường chú trọim tổ chức sinh
hoại ngoại khoá tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích. Năm 2006, câu lạc hộ
SKSS 9X của trường đạt giúi nhì tồn thành phơ Hà Nội về giao lưu “ Mỏ hình
CSSKSSVTN- TN cộng đổng”ị 24 I
Chươnu trình CSSKSSVTN ln nhận được sự quan tâm của Quận uý, Hội
đông nhàn dàn. uỷ ban nhân dân và sự ủng hộ của Ban giám hiệu các nhà trường,

thầ\ cô giáo, phụ huynh và các em học sinh. Đây là hoạt động thường niên cua
ngành giáo dục và luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu và học sinh,
chính các em đưa

V

tưởng và mong muốn sự cởi mở thân thiện về SKSS tạo một

sân chơi lý thú với nhiều chú đề liên quan đến SKSS “VTN nói về mình”, “VTN
khám phá tuổi thán tiên”... thường xuyên được đưa vào các buổi sinh hoạt ngoại
khoá 1 học kỳ/ lấn đã phần nào giải tỏa những bức xúc, lo lắng và trang bị kiến
thức cơ bản nhất về SKSS cho học sinh.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ sau Hội nghị về Dàn số và Phát triển tại Cairo năm 9/1994, SKSS nói
chung và SKSSVTN được đề cập nhiều và các nước trên thế giới quan tâm. Trong
những năm gần đây trong, ngồi nước có nhiều nghiên cứu khá thú vị và đề cập
nhiéu vấn đề SKSS đồng thời các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm về vấn
đề này.
Trong khuôn khổ của đề tài tôi xin được đề cập những cơng trình nghiên
cứu tiêu biếu và đặc sắc, những nhận định về SKSSVTN trong nhiều các đề tài
của các nhà nghiên cứu.
Xu hướng giáo dục SKSS/KHHGĐ ở một số nước trong khu vực và quan
điếm của các nhà nghiên cứu về vấn đề này.
Giáo dục dân số đã được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển quan tâm như một ưu tiên trong chính sách dân số quốc gia.
Tnróv năm 1994. chính sách dân số và nội dung của giáo dục các nước đều tập
trung vé dân số phát trien quy mô dân số. di cư, KHHGĐ.... Năm 1994, Hội nuhị

17



dán sò và phát trien (ICPD) tại CAIRO đã đánh dâu một mốc quan trọng trong sự
thay đói mục tiêu uiáo dục dân sô các quốc gia. 1CPD đã kêu gọi các nước chú
troiijZ lum nữa vào sức khoẻ sinh sán. đặc biệt là SKSS vị thành niên i I6 |.
1.4.1. M ột so Iiiihicn cứu VC SKSS VTN ơ nước HIỊOÌIÌ.

Nghiên cứu vé SKSSVTN được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhát là các
qiKH uia phát trien, nhưng thường được gọi với những tên khác nhau, chảng hạn
như sue khoe VTN hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên.
Đầu tư ch« vị thành niên: Chứng kiến sự phát trien ciìa các em.
Theo cơng ước Quốc te về Quyền trẻ em năm 1989, trẻ vị thành nién có
các quyển, bao uỏm quyền được thông tin và phát trien các kỹ nàng, được tiếp
cận vơi các dịch vụ như giáo dục, y tế, giải trí và pháp lý; Có quyền được sống
trong một mơi trường an tồn và có các cơ hội tham gia và được mọi người lắng
nghe ý kiến của mình. Những quốc gia đã phê chuẩn Cơng ước cần có các biện
pháp cần thiết để báo vệ các quyền này.
Tuy nhiên, thế giới hiện nay đang gặp nhiều khó khăn thách thức trong
\iệe thực hiện Quyền bảo vệ trẻ em, giới trẻ đang gánh chịu những hậu quá nặng
nể của đại dịch HIV/AIDS. 50% số trường hợp nhiễm mới là ở thanh thiếu niên
từ 1 5 - 2 4 tuổi. Mỗi năm có khống 4 triệu vị thành niên tự tử. Có khoảng
300.000 trẻ em phái đi lính, hầu hết các em cịn ở tuổi vị thành niên. Mỗi năm có
gần 1 triệu em bị lơi kéo các cuộc chiến tranh liên miên xung đột các quốc gia.
Các kết qua nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ tình dục, nạo hút thai và sinh
cỏ ư VTN trên thế giới gây cho chúng ta hết sức bất ngờ. Theo WHO. hàng năm
cỏ khoáng 20 triệu ca nạo phá thai khơng an tồn. Theo UNFPA, hiện nay mỗi
răm có khốnti 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10% sơ phụ nữ sinh con trên
tie giới. MỸ là quốc gia có tỷ lệ nữ VTN mang thai sớm cao nhất ớ các nước phát
t iến, có khoảng 20% số phụ nữ đẻ trước tuổi 20.[ 16; 121
Các nghiên cứu cụ thế cho thây, ớ Châu Phi. thai nuhén ngoài dự định đao
(.ỘIH’. lừ 50-90% trong sỏ VTN chưa chồng và 25-40% trong số VTN có chồng, ờ

i.ènia, sơ VTN có thai Iiíiồi
dư. đinh
£2 là 74% và nhóm có
o
. trong
c nhóm chưa ch ổno

18


chóng 47f/í, CỊIÌ có Pêru, số VTN mung thai ngồi dự định ớ các nước Mỹ

La

tinh dao độiiũ từ 20 52%.I 14;25|
Các số liệu tổng hợp về tình trạng VTN sinh con ngồi ý muốn (V một số
klui vực có ty lệ cao là Mỹ- La tinh: 40 - 50%, Bắc phi và Tây á; 15

23 c/( . Ân

độ va PAKISTAN: 16%, Philippin, Bangladesh, Srilanku và Thailan: 23-41%...
Với tình träne
dư. dinh
như trên, mỗi năm có tới 4,4 triệu
c manu
c thai ngồi
c
.
ca nạo phá thui cíia VTN. Chẳng hạn, ở Cộng hồ Tanzania có khoảng 71% các
cuộc nạo phá thai rơi vào trẻ VTN, trong khi số đó VTN chỉ chiêìn 24% mẫu

dieu tra. Mang thai và nao phá thai sớm là một trong nguyên nhân cơ bản tàn phá
SKSSVTN trên thế giới hiện nay.[9; 17]
Theo ước tính cúa WHO, mỗi năm có khoảng 250 triệu người mắc các
bệnh LTQĐTD. trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao thứ 2 sau nhóm 20-24 tuổi.
Sở dĩ nhóm thanh niên các bệnh lây truyền QHTD cao là do khi QHTD nhóm
này thường khơng sứ dụng BPTT an toàn là bao cao su. Cùng với tình trạng
ỌHTD sớm, có thai và sinh đẻ sớm, mắc các bệnh LTQĐTD gia tăng nhanh, thực
trạng VTN ngày càng dính líu và tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại
câm...
Với những thực trạng nêu trên, rõ ràng khía cạnh của vấn đề SKSSVTN
cang trớ thành một nguy cơ dẫn tới suy thoái ở nhiều quốc gia trong giai đoạn
fhát trien hiện nay, chính thực tê này đang đặt nhân loại trước những thách thức
\ò cùng nan giái. Đê thay đổi tình trạng nêu trên, thực tê chúng ta sớm phái có
nột chiên lược mới mang tính tồn cầu vë SKSSVTN. [9; 17ị
1.4.2. M ột sỏ nghiên cứu SKSSVTN à Việt Nam thời ạian qua

Nghiên cứu SKSSVTN mới xuất hiện ở Việt Nam cùng với q trình đổi
nơi va hồ nhập. Mặc dù cịn mới mẻ, nhưng chúng ta đã sớm nhận ra vị trí quan
t ọng cua giai đoạn 10-19 tuổi trong quá trình phát trien của cuộc đời mỗi con
mười nên chi hơn 10 năm qua cùng với sự lãnh đạo cua Đáng và Nhà nước và sự
tú trợ íiiúp vé mặt tài chính và khoa học của các tổ chức quốc tế đã có hàng chục
tone trình nghicn cứu, đề tài về các vân đé cơ ban của SKSSVTN. Tuy nhiên các

19


imhiôn cứu này thường được tiếp cận y tẽ - bệnh học, hoặc tiếp cận ilưới nóc độ
xứ ly sơ liệu, sail dây một số nghiên cứu và đề tài về SKSSVTN
Tác giá Thạc sĩ Nguyền Mỹ Hương năm 2001. Uỷ ban quốc gia dân số
K lllKìl) với nhữnu nội dung “N h ữ n g yếu t ố ả n h h ư ớ n g đ è n m a n g thai vị

th àn h n i ê n ”. Đã dề cập những con sô đáng báo động vé việc trỏ vị thành niên có

thai chú yếu ờ độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi, mỗi nám có khống 300.000 ca nạo hút
thai ớ độ tuổi nàv. có cá biệt nhiều trẻ đã nạo hút thai nhiều lần (có VTN 16 tuổi
troiiü vịng 5 tháng đã hút thai tới 3 lần) Ị7;20Ị. Tác giá không đi sâu vào phàn
tích những yêu tố ánh hưởng đến sự mang thai của VTN... chủ yêu dựa trên các
sô liệu thu thập từ các trune tâm dịch vụ

KHHGĐ và xử lý các sơ liệu. .. vì vậy

khó plìán ánh những tác động ảnh hưởng vị thành niên mang thai. Đây là Vấn đề
bức xúc và manu tính thời sự. nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở những con sô
nạo hut thai cúa tuổi VTN.
Tác giả Nguyễn Hương Quế - Trung tâm tư vấn SKSS/VTN thành phơ Hồ
Chí Minh năm 2003. Đề tài “N h ữ n g y ê u t ố tác đ ộ n g đến việc m a n g th a i và nạo
ph á thai ở tu ổi th a n h thiếu n i ê n ”. Trong nghiên cứu này tác giá đề cập đến ánh

hư»Viig cùa việc trẻ vị thành niên mang thai và nạo phá thai từ sự thiếu quan tâm
của cha mẹ, tác hại của sự thiếu bầu không khí cảm thơng và u thương, trẻ
thiếu kiến thức về CSSKSS, ảnh hưởng của quan niệm tự do hố tình dục, sự dễ
dàng có được các dịch vụ nạo phá thai và hậu quả là sự lựu chọn cưới vội hoặc
nạo phá thai Ị 12:21 j. Nghiên cứu này chi phản ánh các tác nhân trẻ VTN có quan
hệ tình dục dần đến có thai trách nhiệm một phần thiếu về sự quan tâm cùa cha

Ban Giáo dục Dân số

Kế hoạch hố gia đình thuộc Bộ giáo dục và đào

t io năm 2001 có đề tài “Giáo d ụ c dàn s ố trong các nhà tròng Việt N a m vàn đê
\à giíii p h á p ” đã đánh giá việc thực hiện các chương trình giáo dục dân số tại


tác trườnII THCS và PTĨH cho thây không có giáo viên giáng dạy chuyên sâu
chu you lồng ghép vào buổi học ngoại khố hoặc mơn giáo dục cơng dân. sinh
lọc và địa lý, vì vậy việc truyền tái kiến thức học sinh rát sơ sài và giáo viên íiập

20


Il ÍIIU túng khi giáng dạy trê khơng dám hỏi sợ cơ cho là bậy hạ, về phía giáo viên
klìóim có kiên thức chun sâu lĩnh vực này nên ln láim tránh càu hỏi của học
sinh. Vì vậy cân tang cường những dieu kiện tối thiếu cần thiết một cách tươnII
X

ứníĩ với yêu cáu đặt ru về đội ngũ giáo viên, về hệ thông tài liệu, phương tiện

dạy học và kinh phí 13.29ị.
Kết q triển khai chương trình giáo dục dân số, SKSSVTN ớ trường
THPT, từ nhữnu năm 1982

1992, với sự tài trự của Quỹ dân số

Liên hợp

Quốc (UNFPA) ngành giáo dục đã tiến hành dự án: ' D ự án giáo dụ c dân s ố
tr o n g n h à trường p h ổ t h ô n g ”. Tại thời điếm này, lãnh đạo Bộ giáo dục và đào

tạo cìmg với Cóim đồn giáo dục Việt Nam ban hành Chỉ thị SỐ:13/CTLT về
L

ơn lí tác giáo dục dân


sỏ-

KHHGĐ, trong các trường học. Đến cuối tháng 10

năm 2005, trên toàn quốc về cơ bán đã hoàn thành tập huấn cho 390 giảng viên
cấp tinh, 1.010 cán bộ quản lý và 8.619 giáo viên các trường học THPT về thực
hiện chương trình giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên; tuyên truyển,
giáo dục chủ trương, chính sách dân số- KHHGĐ trong các trường học [ 14;23].
Trong gần 25 năm, kế từ năm 1982 đến nay, thực hiện chương trình giáo
duc dàn sơ, sức khoẻ, SKSSVTN trong các trường học đã cho chúng ta những kết
q đáng khích lệ.
Tuy vậy, mặc dù chương trình giáo dục dân số, SKSSVTN đã có sự quan
tàm. chi đạo đầu tư và triển khai trong nhiều năm, được tổng kết, đánh giá, song
còn nhiều bất cập. Việc giáo dục dân số, sức khoẻ, SKSSVTN, giới tính cho họe
sinh PTTH mới chỉ dừng lại tiểu dự án, đề án thứ nghiệm, các nghiên cứu cịn tản
mạn chắp vá, chưa có một chiến lược ở mức quốc gia. Kinh phí triển khai giáo
dục dân số, sức khoẻ, SKSSVTN thường bị động và cịn ít so với số giáo viên
hiện có, chi tập trung tập huấn cho giáo viên ở một số bộ môn với thời gian ngắn,
chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa được cập nhật thông tin và bổ sung kiến
thức, do đó khá năng đưa nội dunu kiến thức giáo dục dân sị, sức khoe.
SKSSVTN cịn nhiêu khó khăn, hạn chế. Phương tiện dạy học thiếu, nhất là các
tài liệu uiáng dạy. hướng dẫn kv năng nghiệp vụ vé công tác dân sô. Tài liệu

21


tham kháo cịn thiêu clura cập nhật thơng tin, sách vé giáo dục dân số, sức khoe,
sinh sán còn nuhèo về nội dung, ít về sơ lượng. Sách tham kháo cho phụ huynh
và học sinh cịn ít và nghèo nàn.

Điều tra Quốc gia về VỊ thành niên và Thanh niên (SAVY) năm 2003 là
cuộc (liều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên lán đáu tiên được thực
hiện O' Việt Nam. Điều tra sứ dụng dàn mẫu hộ gia đình cua Tổng cục Thống kẽ
được Hến hành với 7.584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 ở 42 tính, thành
phơ từ những vùng thành thị lớn nhất cho tới vùng nông thôn xa xôi, với sự phối
hợp giữa Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đổnũ Liên hợp quốc ( UNICEF). Thanh thiếu niên thuộc diện điều tra tại địa bàn
được mời tới một địa điểm, phỏng vấn trực tiếp và tự điền vào một số càu hỏi
tương đối nhạy cảm mà họ muốn tự mình trả lời. Kết quả điều tra là nguồn thơng
tin bổ ích về đời sống xã hội, thái độ và hoài bão của thanh thiếu niên Việt Nam
hôm nay.
Thái độ và lối sống truyền thống thanh thiếu niên vẫn cho là chuẩn mực ở
Việt Nam với tình dục trước hơn nhân vẫn được coi là khơng đúng đắn, nhóm
bạn chơi thân chủ yếu là cùng giới và rất ít người chấp nhận vấn đề tình dục đồng
giới. Với các mối quan hệ trở nên thân mật, thì vấn đề hơn, đụng chạm vào
những vùng kín và quan hệ tình dục (QHTD) cũng khơng phổ biến. Khi đã có
quan hệ tình dục thì quyết định này dường như cũng được cân nhắc kỹ với mối
quan hệ tương đối bền chặt trong một môi trường tương đối an toàn. Khuynh
hướng này cho thấy giá trị đạo đức trong tình u vẫn được duy trì.
Có khoang 1/3 nam thanh niên thành thị độc thân và 1/4 nam thanh niên
nỏniĩ thơn độc thân tuổi 22-25 có quan hệ tình dục trước hơn nhân trong khi chỉ
có rất ít nữ thanh niên trả lời là có. Phán đơng thanh thiếu niên khơng chấp nhận
tình dục trước hơn nhân, tuy nhiên tỷ lệ nữ đã có gia đình, thơng báo có QHTD
triróc hỏn nhân tương đối cao so với nữ chưa có gia đình. Nhiều phát hiện từ
SAVY cho thây xã hội nhìn nhận vấn để tình dục trước hơn nhân ở nam và nữ có
khác nhau.

11



Mặc dù thanh thiếu niên biết được hiệu quá của hao cao su (BCS) nhưng
thái đọ với BCS còn khá tiêu cực, đồng nhất BCS với những quan hệ không đàng
hoàng như mại dâm. Các phương tiện tránh thai được các cặp vợ chồng sử dụng
nhiêu nhưng những người độc thân có QHTD thì sứ dụng khơng thường xun.
2/3 nữ thanh thiếu niên còn hiếu biết hạn chế về thời điếm dễ có thai nhất trong
chu kỳ kinh nuuyệt. Nói chung mại dâm được giới trẻ nhìn nhận với thái độ
khỏnu đồng tình. Tuy nhiên thanh thiếu niên cũng tỏ thái độ thông cám nhất định
với các yếu tố phức tạp đã đẩy một số người vào con đường mại dâm. Nam thanh
niên có QHTD với gái mại dâm thơng báo có sử dụng BCS khá thường xuyên.
Số có thai và phá thai chủ yếu tập trung ở nữ thanh niên đã lập gia đình, số
liệu cho thấy vẫn cịn những định kiến với những người chưa lập gia đình mà có
thai. Phá thai xuất hiện trong cả 2 nhóm có gia đình và chưa lập gia đình nhưng
so sánh với các nghiên cứu khác, tý lệ phá thai tìm thấy ở SAVY có vẻ rất thấp.
Rõ ràng ràng vấn đề phá thai là một vấn đề nhạy cảm đặc hiệt ở nữ thanh niên
chưa lập gia đình.
Các chương trình truyền thông cũng như việc tiếp cận tốt với các nguồn
thòng tin cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam được cung cấp nhiều thông tin về
sức khỏe sinh sán, đặc biệt là các biện pháp tránh thai (BPTT), mặc dù hơi ít
thơng tin về các bệnh lây truyền qua đưừng tình dục. Tuy nhiên mức độ chính
xác của thơng tin nắm được nhìn chung vẫn chưa đạt được như mong muốn.
Phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt Tivi, là nguồn thông tin phổ biến
nhất về sức khỏe sinh sán. Các nhà chuyên môn (thầy thuốc, giáo viên) xếp thứ
hai, nhóm thiếu niên ở trường thường nhận được thơng tin từ giáo viên. Nhóm
thanh niên nam 22-25 tuổi thường nhận được thông tin từ bạn bè. Thanh thiếu
niên nữ thường kiếm tìm nguồn thơng tin từ gia đình đặc biệt từ cha mẹ nhiều
hơn thanh niên nam. Nhóm nữ 14-17 tuổi kể hoặc hỏi người khác về hiện tượng
dậy thì cua mình nhiều hơn các chị lớn đã từng hỏi/kế; đây là một dấu hiệu đáng
khích lệ cho thấy nhận thức đã tăng lên và có sự cởi mở hơn trong việc trao đổi
nhữnu ván đề thầm kín [27; 16].


23


Tóm lại: Các thơng tin điêu tra diu Savy mang lại đã đe cập một điện rộnu
liên quan nhiều đốn quan hệ tình dục cua nhóm thanh niên trước hơn nhãn và sử
dụIU ’ các biện pháp tránh thai và một phán tìm hiếu cúc em biết gì liên quan đến
tIIói dạy thì. cuntí cấp ello VTN-TN các nguồn kiến thức từ ai và nguồn phương
tiện iliỏng tin đại chúng nào, đồng thời Iiũhièn cứu dừng lại ớ nhóm tuổi 14- 25.
dâv là nhóm VTN - TN dã bước vào tuổi dậy thì . Nhóm trẻ 10 -13 tuổi là học
sinh THCS đây là nhóm trẻ bước vào tuổi VTN sớm khi đó kiến thức cua trẻ vé
các ván đề sức khỏe rất ít, đặc biệt các thơng tin vé SKSS cùng không biết, giai
đoạn này hầu như trẻ không được trang bị kiến thức mà gia đình và nhà trường lại
cho rằnII trẻ quá bé đề cập vé SKSS chúng ta đang tạo ra một lỗ hỏng kiến thức
và clìăni sóc trẻ VTN thời kỳ khủng hoang nhất là với trẻ bước vào tuổi dậy thì.
Đề tài luận văn "Nhu cầu giáo dục SKSSVTN cho học sinh tại các
trường THCS tren địa bàn Quận Tày H ổ ” được thực hiện tại trường THCS

Đỏng Thái mong muốn đóng góp vào việc giáo dục SKSS VTN được nhìn nhận
một cách tổng thê và có định hướne rõ ràng về giáo dục SKSS cho trẻ vị thành
niên từ năm đầu cita cấp học THCS.

24


×