Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯƠNG nộp 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 25 trang )

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 9 LÀM TỐT BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ”.
Tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học: 2018 – 2019
1.HỌ VÀ TÊN
:
2.CHỨC VỤ
: Giáo viên Ngữ văn.
3.ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : Trường THCS .
4.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang
được đẩy mạnh, thực hiện một cách mạnh mẽ. Là một giáo viên, bản thân tôi
nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy
học, để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục đang hướng tới
việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đặc biệt là năng lực
hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực giải quyết các vấn đề. Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập cho học sinh…Trước những yêu
cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các
phương pháp kĩ thuật dạy học mới cho phù hợp để tăng khả năng thực hành,
vận dụng lí thuyết khi làm bài tập làm văn cho học sinh, phát huy tính tích cực,
tự giác của các em, học sinh chủ động trong tồn bộ q trình tìm hiểu, phát hiện
và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy, dạy
Tập làm văn là hình thành cho học sinh năng lực tư duy, năng lực cảm nhận và
sáng tạo. Muốn thế người giáo viên cần biết cách tổ chức, khuyến khích học
sinh tự mình tìm ra kiến thức mới, phát triển kĩ năng và hình thành thái độ.
Trước những đổi mới mạnh mẽ đó, tơi nhận thấy việc dạy và học kiểu văn
nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống trong giai đoạn đổi mới hiện nay rất


quan trọng, mảng đề tài này đề cập đến nhiều phương diện của đời sống. Thông
thường những hiện tượng mà chúng ta hay đề cập tới là những hiện tượng nổi
bật tạo được sự chú ý và tác động đến đời sống xã hội. Việc giáo viên định
hướng để giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời
sống không những cần thiết đối với các em mà qua đó giúp ta hình dung được
thái độ, sự đánh giá, đề xuất các ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống của
1


các em. Giáo viên cịn có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trước
mỗi sự việc hiện tượng đặt ra.
Trong q trình giảng dạy mơn ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy kĩ năng làm bài
nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống của học sinh chưa thật thành thạo.
Các em còn lúng túng, chưa biết nhận dạng đề bài, xác định sai kiểu bài và chưa
biết cách tổ chức sắp xếp ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài, hành văn chưa
mạch lạc, bố cục không rõ ràng nhất là với đối tượng học sinh từ trung bình trở
xuống.
Theo như GS.TS Trần Đình Sử đã khẳng định: “Nói đến làm văn nghị luận
trong nhà trường học sinh thường ngại ngùng thấy khó, khơ khan, ít hứng thú,
nhiều khi nhìn thấy đề văn mà cảm thấy đầu óc trống rỗng”. Vậy phải làm thế
nào để khắc phục được tình trạng nêu trên? Câu hỏi đặt ra là cần phải tìm ra một
phương pháp cụ thể để giúp cho học sinh dễ dàng hơn khi viết bài. Đó chính là
giáo viên cần phải giúp học sinh nhận diện đúng dạng đề, tìm ý và lập dàn ý. Để
lập được một dàn ý chính xác thì cần phải tìm và sắp xếp ý cho thích hợp. Đó
được coi là một thao tác rất quan trọng để chuẩn bị cho việc viết bài nghị luận xã
hội về một hiện tượng đời sống.
Vì vậy, qua đề tài này tôi muốn đề xuất một vài phương án như giúp học
sinh nhận dạng đề, cách lập ý cho bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống để các em làm tốt hơn dạng văn nghi luận này, tạo tiền đề cho việc học
các dạng nghị luận tiếp theo. Đó chính là lí do tơi chọn đề tài: “Một vài giải

pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng
trong đời sống ”.
5.NỘI DUNG
5.1 Những khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của đề tài :
5.1.1 Thuận lợi :
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, luôn tạo điều kiện
cho tôi đầu tư nghiên cứu giảng dạy và đổi mới phương pháp. Hệ thống máy
chiếu được trang bị đầy đủ, hiên đại, được kết nối mạng phục vụ cho giáo viên
và học sinh trong việc giảng dạy, học tập, tìm kiếm thơng tin…
Bản thân là một giáo viên đã dạy lớp 9 nhiều năm, khi dạy kiểu bài nghị
luận về sự việc hiện tượng đời sống, tơi đều tự rút ra cho mình một vài kinh
nghiệm nhỏ để giúp học sinh làm tốt nhất có thể dạng bài nghị luận này.
Mặt khác, tơi thấy hứng thú với đề tài này vì đây là những vấn đề liên
quan đến đời sống hàng ngày của các em nên sẽ góp phần định hướng cho học
sinh có ý thức quan tâm hơn đến những hiện tượng đời sống xã hội, có khả năng
nhạy bén trước những vấn đề của cuộc sống, nhận thức đúng đắn trước các hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống để có sự ứng xử phù hợp.
2


Đa số học sinh có ý học tập, nắm bắt kiến thức tương đối nhanh khi giáo
viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, các em cũng đã được làm quen với dạng văn nghị
luận ở lớp 7 nên lên lớp 9 các em khơng cịn bỡ ngỡ khi đứng trước một vấn đề
cần bàn luận. Mặt khác, dù đây là đề Tập làm văn nghị luận nhưng có sẵn cơng
thức để học sinh làm bài nên thuận lợi hơn cho cả giáo viên và học sinh.
5.1.2 Khó khăn :
Nhìn chung hiện nay nhiều học sinh chưa thật sự thích học mơn Ngữ văn.
Bởi đây là một bộ mơn khá khó với các em, khối lượng kiến thức và kĩ năng mà
các em phải nắm tương đối nhiều so với các môn khác. Thêm nữa, học sinh cịn
phải có tư duy, khả năng sáng tạo cao khi học tập bộ môn nên các em ngại học

môn Văn cũng là lẽ thường.
Mặt khác, địa bàn xã ………..trên 60 % học sinh là người dân tộc thiểu
số, trình độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức không đồng đều tạo sự chênh lệch khá rõ
rệt, một số em còn thụ động trong giờ học. Kiến thức xã hội của các em cịn ít,
chưa có vốn sống thực tế. Nhiều em học sinh đồng bào thường xuyên sử dụng
tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngơn ngữ phổ thơng cịn hạn
chế ảnh hưởng đến kĩ năng diễn đạt. Hơn nữa khi học dạng văn nghị luận này,
ngồi việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cịn cần tích lũy
những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội.
Trước một đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, các em
thường bị lúng túng bởi các vấn đề có tính chất mở rộng, liên quan đến thực tế
cuộc sống. Các em gặp khó khăn khi nhận dạng sự việc liên quan đến vấn đề gì
và cần lựa chọn kiến thức nào? Có các bước lập ý ra sao …? Vì vậy, dạy kiểu
bài này giáo viên mất khá nhiều thời gian để định hướng cho các em.
Trong chương trình phân bố dạy kiểu bài này trong bốn tiết: một tiết tìm
hiểu về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, hai tiết về cách làm
kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và một tiết kết hợp với chương
trình địa phương phần Tập làm văn. Sau bốn tiết thực học và vận dụng, học sinh
đi ngay vào viết bài viết số 5: kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời
sống. Thực tế kiến thức về kiểu nghị luận này tương đối rộng mà chỉ bốn tiết
ngắn ngủi rồi yêu cầu học sinh vận dụng làm bài viết sao cho có hiệu quả là một
khó khăn đối với các em.
Bản thân tôi được phân công dạy lớp 9 đại trà nên đa số là học sinh trung
bình, mặt bằng chất lượng của lớp thường chưa cao.
5.1.3 Sự cần thiết của đề tài :
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tơi thấy việc định hướng
giúp học sinh nhận diện đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống là rất cần thiết, luyện cho học sinh kĩ năng phân tích
đề, tổ chức sắp xếp ý phù hợp, biết xây dựng một dàn ý cụ thể, chi tiết tránh
3



thiếu ý, lạc ý sau này khi các em làm bài. Từ đó, có thể góp phần nâng cao chất
lượng của bộ môn Ngữ văn.
Đặc trưng nổi bật của dạng văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
là đề cập đến những vấn đề gần gũi trong cuộc sống xung quanh các em, thậm
chí có những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhờ
tính thời sự và gần gũi đó có thể đánh thức được ở người học thái độ quan tâm
đến đời sống, xã hội; trang bị tư duy nhạy bén với cuộc sống cho các em. Mặt
khác dạng văn này cịn giúp học sinh được trực tiếp trải nghiệm…Chính vì
những đặc trưng trên, giáo viên có thể giúp các em tìm thấy sự hấp dẫn mới mẻ
và khơng cịn cảm thấy nặng nề áp lực khi học văn nữa.
Mỗi sự việc, hiện tượng đời sống đều có biểu hiện riêng, khi tiến hành
cho học sinh tìm hiểu dạng đề này thì giáo viên định hướng cho các em tìm hiểu
nhiều sự việc hiện tượng trong đời sống như hiện tượng ăn quà vặt, hiện tượng
xả rác bừa bãi; hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh; hiện tượng nói tục chửi
thề hay cả những sự việc như đề ơn đáp nghĩa, giúp đỡ bạn nghèo, học sinh
nghèo vượt khó…Từ đó, kĩ năng nhận biết cuộc sống của học sinh sẽ đa dạng
hơn. Giáo viên có thể rèn luyện thêm về kĩ năng sống cho các em thơng qua việc
tìm hiểu dạng văn này.
Chúng ta đang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
nhằm mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng
lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con
người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Với
giải pháp này giáo viên còn giúp phát huy ở học sinh năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực tự học, tăng cường việc học tập trong nhóm, năng lực
nhận thức, đánh giá thực tiễn xã hội.
Qua đề tài này, giáo viên giúp học sinh tự phân tích đề và tự xây dựng
một dàn ý trước bất kì một vấn đề thực tiễn nào mà đề bài yêu cầu.
Tóm lại, để viết được một bài văn, đoạn văn nghị luận về sự việc hiện

tượng đời sống thuyết phục, học sinh cần rèn nhiều kĩ năng khác nhau trong đó
kĩ năng nhận diện đề và cách lập dàn ý là quan trọng nhất. Vì vừa để có cơ sở
cho học sinh làm tốt bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống vừa khắc
phục được những khó khăn mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng lớp học đại trà của bản thân nói riêng và chất lượng bộ mơn
trong nhà trường nói chung.
5.2 Phạm vi áp dụng :
Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho học sinh lớp 9
THCS Tân Châu với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời
sống.
5.3. Thời gian áp dụng:
4


Khảo sát: tháng 8/ 2016
Nghiên cứu tài liệu như sgk, phương pháp giảng dạy các giáo viên trong
tổ, thư viện tài liệu giáo dục, bài giảng điện tử trên trang web “bạch kim” từ
tháng 9/2016.
Thực nghiệm trên học sinh lớp 9a4, 9a5 : từ 2/1/2016 đến 24/1/2016. Viết
hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm: cuối tháng 1/2016. Áp dụng năm học 2016 –
2017; 2017 – 2018 thu được kết quả khả quan và sẽ tiếp tục hoàn thiện để áp
dụng cho năm học tiếp theo.
5.4. Giải pháp thực hiện:
5.4.1 Tính mới của đề tài :
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp dạy kiểu bài rèn kĩ
năng làm bài văn nghị luận cho học sinh đã được chú trọng song vẫn chưa phát
huy được tính tích cực của học sinh. Trong những khâu tôi muốn định hướng
giúp học sinh trong giải pháp này là nhận diện đề tìm ý và lập dàn ý thì ở
phương pháp trước đây của tôi và đồng nghiệp vẫn làm là giáo viên dạy theo
khn mẫu nhất định, cịn thuyết trình nhiều chưa chú ý đến năng lực tư duy

sáng tạo của học sinh. Mặt khác, từ trước đến nay giáo viên chủ yếu chỉ chú ý
vào các đề trong sách giáo khoa, phần luyện tập dạng bài này trong sách giáo
khoa cịn ít chính vì thế ảnh hưởng đến phương pháp dạy của giáo viên và kết
quả học tập của học sinh. Những phương pháp thường làm là cho các em tìm
hiểu một văn bản cụ thể “Bệnh lề mề” giúp học sinh hiểu văn bản đề cập đến
hiện tượng gì trong đời sống, hiện tượng ấy có biểu hiện như thế nào? Nguyên
nhân nào tạo nên hiện tượng đó; Tác hại của hiện tượng đó đối với bản thân với
xã hội. Qua đó học sinh rút ra đây là hiện tượng đáng khen hay đáng chê. Cũng
qua văn bản này học sinh khái quát lên khái niệm “Nghị luận về sự việc hiện
tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng
khen hay đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ”. Học sinh xác định những yêu
cầu về nội dung là phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt
lợi, hại, đúng sai và u cầu về hình thức có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực,
bố cục mạch lạc.
Đến bài cách làm kiểu bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống,
giáo viên cho học sinh đọc các đề văn trong sách giáo khoa chỉ ra điểm giống và
khác nhau để phát hiện đề thuộc hiện tượng tốt hay hiện tượng xấu sau đó mỗi
em nghĩ ra một đề tương tự.Tiếp tục giáo viên cho học sinh đọc văn bản nói về
hiện tượng Phạm Văn Nghĩa giúp học sinh tiến hành tìm hiểu đề, tìm ý...
Thơng thường trong khâu này giáo viên thường hướng dẫn học sinh xác
định các nội dung sau:
+ Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

5


+ Đối tượng: Xác định đối tượng là sự việc hiện tượng đáng khen hay
đáng chê.
+ Xác định phạm vi nghị luận trong sự việc hiện tượng được đề cập.
+ Thao tác nghị luận phân tích hay chứng minh...

Bước tiếp theo hướng dẫn học sinh lập dàn ý: trong phần này, giáo viên
hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo bố cục chung của bài nghị lận về sự việc hiện
tượng đời sống:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Như vậy nhìn vào hướng dẫn ở trên cho thấy giáo viên chưa chú trọng đến
các hoạt động của học sinh; cách hướng dẫn học sinh học tập chưa hấp dẫn, ít tổ
chức họat động nhóm, chưa phát triển năng lực và khả năng quan sát,tư duy;
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tự học; tăng cường việc học
tập trong nhóm; năng lực nhận thức, đánh giá thực tiễn xã hội… của học sinh.
Đặc biệt chưa chú trọng đến hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Học sinh chỉ
mới tập trung vào hai hiện tượng là hiện tượng tốt và hiện tượng xấu điều này sẽ
gây khó khăn cho học sinh khi phân biệt dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí và
dạng đề về sự việc hiện tượng đời sống. Mặt khác, dàn ý cịn chung chung
khơng rõ ràng về hiện tượng tốt và hiện tượng xấu… Chính vì những hạn chế
trên tơi đưa ra một số giải pháp như sau:
* Giúp học sinh củng cố hệ thống lí thuyết :
Thực tế, văn nghị luận học sinh đã được làm quen từ năm lớp 7 và đến lớp
9, các em được học nâng cao hơn về vấn đề nghị luận. Vì vậy khi bắt đầu giảng
dạy kiểu bài này giáo viên củng cố một số kiến thức đã học ở lớp 7 về luận
điểm, luận cứ, lập luận… để học sinh nắm vững hơn kiến thức. Yêu cầu này
giáo viên phát phiếu học tập, giao nhiêm vụ cho học sinh làm cá nhân ở nhà
trước, lên lớp thảo luận nhóm thống nhất theo bảng sau:
Luận điểm
Luận cứ
Lập luận
Là ý kiến thể hiện tư Là lý lẽ, dẫn chứng đưa Là cách nêu luận cứ để dẫn
tưởng, quan điểm của ra làm cơ sở cho luận đến luận điểm.
bài văn.

điểm.
- Trả lời câu hỏi: nói - Lí lẽ là những đạo lí, lẽ - Lập luận bao gồm:
cái gì?
phải đã được thừa nhận,
+ Suy lí.
- Luận điểm được thể nêu ra là được đồng tình.
+ quy nạp.
hiện ở nhan đề, dưới - Dẫn chứng là sự việc,
+ Diễn dịch.
dạng câu khẳng định.
số liệu, bằng chứng để
+ So sánh.
xác nhận cho luận điểm.
+ Nhân quả.
+ Tổng - phân - hợp.
6


- Các thao tác nghị luận
Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích so
thường sử dụng gồm:
sánh, bác bỏ.
- Luận điểm, luận cứ là nội dung của bài văn thì lập luận tạo nên giá trị về
hình thức của bài văn.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 này, giáo viên tiếp tục giúp học sinh
nắm chắc về các nội dung:
* Khái niệm: “Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn về
một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay một
vấn đề đáng suy nghĩ”.
Từ khái niệm giáo viên giúp học sinh hiểu kiểu bài này đề cập đến các

hiện tượng có vấn đề và có ý nghĩa giáo dục đã xảy ra trong đời sống như các
hiện tượng: bạo hành trẻ em, bạo lực học đường, nghiện game, tai nạn giao
thơng; suy nghĩ về văn hóa đọc sách hiện nay của học sinh…Từ những hiện
tượng này, giáo viên định hướng để học sinh có kĩ năng quan sát thực tế, kể
thêm nhiều sự việc hiện tượng ngay trong cuộc sống thực mà mình tận mắt
chứng kiến, học sinh phân tích để tìm ra ý nghĩa giáo dục ở vấn đề mình bàn
bạc, đánh giá.
* Hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách lập ý cho bài văn nghị
luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
+ Nhận diện đề.
Giáo viên trình chiếu một số đề bài và hình ảnh liên quan
Đề 1: Hiện tượng vứt rác bừa bãi ở địa phương em hiện nay?.
Đề 2: Hiện nay, đa số học sinh học qua loa, đối phó. Em hãy viết bài văn
nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng trên?.
Đề 3: Nêu suy nghĩ của em về những tấm gương học sinh nghèo vượt khó
mà em biết.
Đề 4: Đạo lí uống nước nhớ nguồn?.
Đề 5: Nhân dân ta thường có câu: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây
chùm lại nên hòn núi cao”. Em suy nghĩ gì về câu tục ngữ ấy?
Đề 6: Ý nghĩa của việc đọc sách?
Đề 7: Nêu suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của học sinh hiện nay?
Với 7 đề trên, giáo viên giao nhiêm vụ cho học sinh thảo luận nhóm nhận
diện vấn đề nghị luận, phân biệt đâu là hiện tượng xã hội đâu là đạo lí tư tưởng.
Học sinh đã nhận diện được đề 1, 2, 3 là nghị luận về hiện tượng đời sống.
Đối với đề 6, 7 các em vẫn còn lưỡng lự nhưng qua gợi ý của giáo viên,
học sinh đã phát hiện ra đề 7 cũng là dạng đề về sự việc hiện tượng đời sống. Từ
đây giáo viên giúp hoc sinh hiểu thêm cùng một đề tài nhưng có khi là dạng đề
7



văn nghị luận về tư tưởng đạo lí nhưng cũng có khi lại là dạng đề nghị luận về
sự việc hiện tượng đời sống nên các em phải nắm vững đặc trưng của mỗi kiểu
bài nghị luận…Các em rất hứng thú khi học tập vì đã nhận diện đúng đối tượng
cần nghị luận.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên trình chiếu một số hình ảnh để học
sinh nhận diện và giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận nhóm chỉ ra các
hiện tượng trong đời sống và phân biệt hiện tượng tích cực và hiện tượng tiêu
cực:

( H.1)

8


(H.2)

(H.3)

9


(H.4)
Quan sát hình ảnh, học sinh đã nhận diện được H1;H2;H3 là hiện tượng
tiêu cực; H4 là hiện tượng tích cực. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cho học
sinh chơi trò chơi ai nhanh hơn để giới thiệu thêm các hiện tượng khác.
GV nhấn mạnh để các em nắm chắc các dạng cụ thể:
+ Dạng 1: Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu
cực như: Ơ nhiễm mơi trường; tai nạn giao thơng; hút thuốc lá trong trường học;
quay cóp trong học hành thi cử …
+ Dạng 2: Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích

cực: Phong trào thanh niên tình nguyện; nghĩa cử cao đẹp trong đời sống hiện
nay; những tấm gương hiếu thảo vượt khó của học sinh…
+ Phân tích đề: HS thường có một nhược điểm: cầm đề là viết ngay. Đây là một
trong những nguyên nhân làm bài viết các thấp điểm hoặc có khi lệch hướng.
Vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh phải đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích đề
để học sinh sẽ không mắc phải những lỗi như xa đề, lạc đề. chú ý những từ
khóa của đề để phân tích, giải thích vấn đề trong đề bài thật chính xác. Tiếp đến,
các em hãy đánh giá xem hiện tượng xã hội đó đúng hay sai, có các mặt lợi và
hại thế nào, từ đó mà nêu ý kiến của bản thân có đồng tình hay khơng và rút ra
bài học, cách giải quyết cho bản thân và xã hội? Để cho đánh giá đúng sai đó
thuyết phục, giáo viên hướng dẫn các em cần lấy những dẫn chứng thực tế xác
thực. Lưu ý HS: Văn nghị luận về sự việc hiện tượng là những kiến thức thật
100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, quan sát cuộc sống và đọc
10


báo, theo dõi các phương tiện thông tin thường xuyên là bí quyết giúp các em
cập nhật những thơng tin mới làm dẫn chứng sắc sảo cho bài viết của mình.
+ Tìm luận điểm
Việc xác định luận điểm hầu như học sinh biết cách xác định. Cịn việc
tìm và nêu luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ luận điểm có những địi
hỏi cao hơn vì phải tự trả lời các câu hỏi đặt ra ở luận điểm. Nghĩa là việc trả lời
các câu hỏi mà luận điểm đưa ra chính là các luận cứ của luận điểm ấy. Điều này
lại tùy thuộc vào năng lực của từng cá nhân. Tuy vậy phải thấy rằng học sinh
biết cách xác định và xác định được những luận điểm của vấn đề, nêu được một
số ý làm luận cứ, tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng có thể được coi là đạt mức
trung bình so với yêu cầu đề ra của bài làm.
b. Thực hành tìm ý và lập dàn ý đại cương :
Kĩ năng tìm ý lập dàn ý rất quan trọng. Ý của bài văn thể hiện năng lực
suy nghĩ, tư duy của người viết. Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho

nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic, khoa học, giúp người viết làm chủ nội
dung và thời gian.
Trong quá trình tìm hiểu, giáo viên giúp học sinh thảo luận chia sẻ để tìm
ra đặc trưng riêng của mỗi dạng bài. Tùy thuộc vào mỗi dạng đề bài để có dàn ý
khái quát cho phù hợp.
Ví dụ 1 :
Trước một hiện tượng xấu

Trước một hiện tượng tốt

MB : Giới thiệu hiện tượng đời sống MB : Giới thiệu hiện tượng đời sống
cần nghị luận.

cần nghị luận.

TB : Giải thích hiện tượng đời sống, TB : Giải thích hiện tượng đời sống,
làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái
niệm trong đề.

niệm trong đề

- Biểu hiện và ảnh hưởng của hiện - Biểu hiện và ảnh hưởng của hiện
tượng đời sống, thực tế vấn đề đang tượng đời sống, thực tế vấn đề đang
diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra
sao đối với đời sống, thái độ của xã hội sao đối với đời sống, thái độ của xã hội
đối với vấn đề.

đối với vấn đề.

- Nguyên nhân…


- Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng…
11


- Phân tích tác hại…

- Biện pháp nhân rộng hiện tượng…

- Biện pháp khắc phục…

- Phê phán hiện tượng trái ngược…

- Bài học cho bản thân…

- Bài học cho bản thân…

KB : Đánh giá chung về hiện tượng…

KB : Đánh giá chung về hiện tượng…

Nêu suy nghĩ và hướng hành động của Nêu suy nghĩ và hướng hành động của
bản thân đối với vấn đề.

bản thân đối với vấn đề.

c. Ví dụ cụ thể :
Ví dụ 2 :Trước một hiện tượng tốt:
*Mở bài : Việt Nam vốn là một quốc gia có rất nhiều truyền thống nhân văn cao
đẹp như lịng u nước, tinh thần đồn kết, sự đồng cảm, chia sẻ…Một trong

những biểu hiện của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy . Đó
chính là (… ). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
*Thân bài :
+ Giải thích khái niệm …
+ Biểu hiện của vẻ đẹp … đó là…
+ Đánh giá hiện tượng tốt để lại nhiều tác dụng và ý nghĩa tích cực tới mọi mặt
của đời sống hiện nay ( chứng minh kết hợp dẫn chứng).
+ Tuy nhiên, bên cạnh đó ta thấy cịn có rất nhiều những biểu hiện trái ngược
cần lên án. Đó là hiện tượng…
+ Qua hiện tượng trên mọi người cần rút ra cho mình bài học…
*Kết bài : Tóm lại (…), là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn đến đời
sống xã hội của chúng ta. Mỗi cá nhân, tập thể cần học tập, phát huy để môi
trường sống của chúng ta ln tốt đẹp…
Ví dụ 3 : Trước một hiện tượng xấu:
* Mở bài :
Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai
nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong
những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện
tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
* Thân bài:
- Giải thích:
12


+ Trước hết ta cần hiểu (…) là gì ?
+ Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu)
Ví dụ: đề bàn về tai nạn giao thông.
Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì ? Tai nạn giao thơng là tai
nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao
thông đường bộ, tai nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai

nạn giao thơng đường hàng khơng. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông
đường bộ.
Bàn luận: Từ việc chỉ ra biểu hiện ở trên ta cần tìm ra ngun nhân. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân…
Từ nguyên nhân đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại
nhiều tác hại gây ảnh hướng rất lớn tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh)
Qua việc phân tích những tác hại ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc
phục: (trình bày biện pháp)
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để khơng dính vào những tác
hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn
hóa lành mạnh. (Trình bày thêm)
*Kết bài: Tóm lại, (…) là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn
đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói
xấu ấy ra khỏi mơi trường sống của chúng ta. Vì một (…) văn minh, tất cả hãy
nói khơng với (…)
* Gắn hoat động học với động trải nghiệm thực tế :
GV ra đề để học sinh làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: làm đề bài về hiện tượng xả rác bừa bãi ở trường trung học cơ sở Tân
Châu.
Nhóm hai: Hiện tượng thực phẩm khơng an tồn tại xã Tân Châu.
Nhóm 3: Hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh trường em.
Nhóm 4: Sự việc tương thân tương ái trong học sinh trường THCS Tân Châu.
GV định hướng:
Trước hết các em cần quan sát để nhận diện sự việc đúng theo yêu cầu của
đề bài. Sau đó quay phim, chụp hình các biểu hiện của hiện tượng đó hoặc ghi
chép ngắn gọn vào sổ tay. Sẽ rất thành công nếu khi quan sát các em phát hiện
những chi tiết bất ngờ, thú vị. Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài
làm của các em thêm sinh động, cụ thể và độc đáo.
Sau khi đã phát hiện ra vấn đề, các em sẽ huy động tổng lực tư duy giải
thích, phân tích, đánh giá bình luận phản biện để giải quyết vấn đề đặt ra. Khi đã

13


giải quyết được vấn đề các em vận dụng định hướng vận dụng kết quả giải quyết
vào thực tiễn đó là rút ra bài học cho em và những người thân xung quanh mình
qua hiện tượng em vừa làm.
Các em cùng nhau tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thơng tin, phân tích,
lập dàn ý và trình bày bằng bài Powerpoint nộp lại cho giáo viên. Giáo viên sẽ
bố trí thời gian để các em được trình bày sản phẩm khuyến khích lấy điểm nếu
nhóm làm tốt.
Như vậy để có một bài văn nghị luận sâu trước hết học sinh cần phải nắm
được bản chất hiện tượng đó, yêu cầu về nội dung, hình thức khi làm bài và đặc
biệt là việc giúp học sinh nhận diện dạng đề, phân tích đề, tìm luận điểm, luận
cứ, cách lập luận; triển khai các dạng dàn bài là điều hết sức quan trọng và cần
thiết. Nhưng việc tiến hành rèn luyện cho học sinh khơng thể gói gọn trong bốn
tiết được mà địi hỏi giáo viên ln kiên trì có thể vừa kết hợp giao việc về nhà
vừa kết hợp lồng ghép trong các tiết dạy có nội dung liên quan. Từ đó, định
hướng cho học sinh tìm hiểu kĩ hơn về kiểu văn nghị luận về sự việc hiện tượng
đời sống. Ngoài ra, giáo viên kết hợp với những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
của học sinh để lồng ghép khuyến khích học sinh tìm thêm các sự việc việc hiện
tượng, trình bày những nhận xét đánh giá ngắn gọn bằng dàn ý ví dụ như hiện
tượng ăn quà văt, xả rác bừa bãi; hiện tượng hút thuốc lá trong phịng vệ sinh
nam; hiện tượng vơ cảm; hiện tượng nghiện game trốn học hay cả những sự việc
tốt như giúp bạn nghèo ăn tết, tiết kiệm điện, nước trong nhà trường, nhặt được
của rơi trả người đánh mất.. Từ đó kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em.
5.4.2 Khả năng áp dụng:
Với đề tài này, có thể áp dụng cho học sinh lớp 9 trong dạng bài nghị luận về
một sự việc, hiện tượng đời sống.
5.4.3 Kết quả thực hiện :
Trong nhiều năm giảng dạy lớp 9 đặc biệt là đối với các em vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy vài kinh nghiệm nhỏ này đã đem đến sự
chuyển biến trong việc làm văn nghị luận cho các em. Các em đã xác định đúng
các dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, lập được dàn ý
chi tiết cho đề bài. Phân biệt được nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời
sống với nghị luận về tác phẩm văn học, nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, hay nghị
luận về một tư tưởng đạo lí.
Các em đã định hướng đúng các nội dung kiến thức cần nghị luận. Bài
làm đã mạch lạc, rõ ràng hơn, biết trình bày quan điểm của mình về các sự việc
hiện tượng đó và rút ra cho mình những bài học, những hành động đúng đắn
nhất.
14


Nhiều em đã quay được những clips rất sinh động về các sự việc hiện
tượng gần gũi và rất hào hứng. Khơng những vậy các em đã trình bày khá mạch
lạc những điều mắt thấy tai nghe…
Kết quả khảo sát:
T LỚ T.SỐ CHẤT LƯỢNG
GHI
Giỏi Khá
>5
Yếu
Kém
T P
CH
Ú
1
9a4 30
0
4 13.3 18 60.0 6 20.0 6 20.0

3
0
0
0
2
9a5 30
0
4 13.3 17 56.6 6 20.0 7 23.3
3
7
0
3
Kết quả sau khi rèn kĩ năng:
T LỚ T.SỐ CHẤT LƯỢNG
GHI
Giỏi
Khá
>5
Yếu
Kém
T P
CH
Ú
1
9a4 30
2 6.66 4 13.3 20 66.6 4 13.3
3
6
3
2

9a5 30
3 10.0 6 20.0 18 60.0 3 10.0
0
0
0
0
6.BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VÀO
THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ :
6.1 Bài học kinh nghiệm :
Vì thời lượng cho việc dạy kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong
đời sống là rất ít nên giáo viên cần linh hoạt tích hợp, liên hệ thực tế trong một
số bài giảng văn có những vấn đề liên quan để có thể định hướng và giáo dục
thêm cho các em. Hoặc khi dạy các dạng nghị luận khác giáo viên có thể so sánh
sự giống và khác nhau của các dạng nghị luận để các em cũng cố thêm kiến thức
đã học.
Kịp thời động viên khuyến khích những ý tưởng đúng, sáng tạo. Phát
huy năng lực tư duy, biện luận và phản biện trước các vấn đề.
Giáo viên cần lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh, để định hướng
kiến thức cho học sinh.
Khuyến khích học sinh tìm hiểu kiến thức từ thực tế cuộc sống bằng các
buổi tham quan, ngoại khóa…ghi chép theo nhóm và vận dụng cơng nghệ thơng
tin vào việc trình bày ý tưởng của mình để trình bày trước lớp trong một số tiết
học có liên quan đến kiến thức văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong
đời sống.
15


6.2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên.
Sự tích lũy kiến thức xã hội của học sinh là một quá trình lâu dài khơng

thể tích lũy một sớm một chiều mà là cả một quá trình trải nghiệm, tiếp nhận
kiến thức. Vì vậy, giáo viên cần biết định hướng vùng kiến thức để các em kịp
thời xâu chuỗi, bổ sung thông qua sách vở, hệ thống các kiến thức từ những văn
bản nhật dụng các em đã học, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè,
người thân, thầy cô…
Trong thời điểm hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường nảy sinh nhiều vấn
đề khiến xã hội đang rất quan tâm như: văn hóa, các quan hệ xã hội, pháp luật,
kinh tế… đó là những vùng nhạy cảm, thiết nghĩ giáo viên ngoài việc cung cấp
thêm kiến thức để học sinh nắm bắt được thì cũng cần hướng dẫn, khuyến khích
các em thường xun tìm hiểu thêm thơng tin qua việc đọc sách, báo, truy cập
Internet , thâm nhập thực tế…để vốn kiến thức của các em phong phú hơn, giúp
các em viết văn trôi chảy và tự tin trong quá trình làm văn liên quan đến vấn đề
nghị luận xã hội.
Giáo viên cần tăng cường tiết phụ đạo để có nhiều thời gian bồi dưỡng,
cung cấp thêm kiến thức cho các em. Để làm tốt hơn dạng bài này, giáo viên cần
hướng dẫn cho các em đọc những tài liệu nào, quan sát, ghi chép những gì…Khi
viết các em phải biết chắt lọc những thông tin như thế nào. Để gắn liền việc học
đi đôi với hành, củng cố luyện tập những kiến thức lí thuyết đã học, giáo viên
cần cho các em thực hành nhiều, viết nhiều ( có thể là những đoạn văn ngắn)
liên quan đến nhiều vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.
* Đối với học sinh.
Yêu cầu đối với các em là phải đọc sách nhiều hơn, am hiểu xã hội nhiều
hơn, tập kĩ năng tranh luận, suy luận một vấn đề, biết nhận thức vấn đề đó đúng
hay sai; đúng sai như thế nào để hình thành cho các em một tư tưởng đúng đắn,
có lập trường vững vàng.
Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường, Đồn,
Đội tổ chức để tích lũy thêm kiến thức xã hội, liên hệ thực tế cho bài viết thêm
sinh động.
Cần chú ý kĩ năng lập dàn ý chi tiết trước bất cứ một đề bài nào mà các
em gặp trong quá trình làm văn.

7.KẾT LUẬN :
Trong giảng dạy, bên cạnh việc giúp học sinh nắm bắt kiến thức trọng tâm
của bài học thì việc rèn luyện kĩ năng sẽ giúp học sinh có đinh hướng trong việc
16


tìm hiểu, phân tích đề và tạo lập văn bản khi thực hành. Cho nên việc hướng dẫn
học sinh cách làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sẽ góp
phần nâng cáo chất lượng dạy và học, đáp ứng được chuẩn kiến thức và kĩ năng
trong phương pháp dạy học mới hiện nay.
Kinh nghiệm trên là rút từ thực tế khi hướng dẫn học sinh trong giảng dạy
và tiếp tục hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận. Kinh nghiệm đã
giúp học sinh có kĩ năng làm bài, gỡ bí cho học sinh nhất là đối tượng học sinh
từ trung bình trở xuống, đã từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh
ở bộ môn Ngữ văn.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chất chủ quan của bản thân. Dựa
trên tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức, tôi rất mong nhận được sự góp ý, đánh
giá chân thành của quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp để sáng kiến của tơi
có thể hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tân Châu, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện

17


MỤC LỤC
Mục
1
2

3
4
5
5.1
5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.2
5.3
5.4
5.4.1
5.4.1.
1
5.4.1.
2
5.4.2
5.4.3
6
7

Nội dung
Họ tên
Chức vụ
Đơn vị công tác
Lý do chọn đề tài
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi, khó khăn và sự cần thiết của đề tài
Thuận lợi
Khó khăn
Sự cần thiết của đề tài

Phạm vi áp dụng
Thời gian áp dụng
Giải pháp thực hiện
Tính mới của đề tài
Giúp học sinh củng cố hệ thống lí thuyết.
Hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách lập ý cho bài văn
nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Khả năng áp dụng
Kết quả thực hiện
Bài học kinh nghiệm rút ra
Kết luận
Mục lục

Trang
1
1
1
1
2
3
3
4
4
5
5
5
5
6
5
9

9
10
11
12

Nhận xét, đánh giá bằng điểm của Hội đồng SKKN cấp trường.
.......................................................................................................................................
18


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét.
19


(Ký tên đóng dấu của đơn vị)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

20



21


MỤC LỤC
Mục
1
2
3
4
5

Nội dung
Họ tên
Chức vụ
Đơn vị công tác
Lý do chọn đề tài
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Trang
1
1
1
1
2
22


5.1

5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.2
5.3
5.4
5.4.1
5.4.1.
1
5.4.1.
2
5.4.2
5.4.3
6
7

Thuận lợi, khó khăn và sự cần thiết của đề tài
Thuận lợi
Khó khăn
Sự cần thiết của đề tài
Phạm vi áp dụng
Thời gian áp dụng
Giải pháp thực hiện
Tính mới của đề tài
Giúp học sinh củng cố hệ thống lí thuyết.
Hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách lập ý cho bài văn
nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Khả năng áp dụng
Kết quả thực hiện
Bài học kinh nghiệm rút ra

Kết luận
Mục lục

3
3
4
4
5
5
5
5
6
5
9
9
10
11
12

ơi tên là Vũ Thị Thiết cịn được gọi là Vũ Nương, q ở Nam Xương. 
Cuộc đời của tơi đầy hạnh phúc nhưng cũng chứa đầy nước mắt.Tơi là 
một người phụ nữ nơng thơn bình thường với nhiều ước mơ. Mọi người 
trong làng u mến thường khen tơi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu 
mong cho tơi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng 
hạnh phúc.
Tơi đã gặp và thành vợ chàng Trương. Chàng rất mực u thương tơi, 
nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tơi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho 
23



đến hành động đều giữ đúng khn phép nên gia đình ln được êm 
ấm.
Cuộc sống của tơi đang êm ềm trơi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tơi 
phải ghi tên tịng qn. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lịng tơi trĩu nặng lo 
âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, 
đói rét, bệnh tật, việc qn khó liệu, thế giặc khơn lường, lịng tơi thương
chàng vơ hạn. Tơi khơng mong chàng lập cơng để được ấn phong hầu 
mà chỉ mong chàng bình an trở về là tơi đã thoả nguyện. Giờ phút chia 
tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tơi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt 
nhồ lệ, lịng tái tê chua xót.
Ngày tháng khắc khoải trơi qua. Trong lịng tơi, mùa xn tươi vui bướm 
lượn đầy vườn ; hay mùa đơng giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng 
chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng ln đằng đẵng, thường trực trong lịng. 
Đến kì sinh nở, tơi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng 
mẹ chồng tơi, vì nhớ thương con mà ốm đau mịn mỏi. Tơi đã hết lịng 
thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. 
Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tơi, xót 
thương mẹ vơ hạn, tơi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.
Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mịn, nhớ thương khơn xiết, cuối cùng 
Trương Sinh đã trở về. Tơi vơ cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng 
cuộc đời, có ai mà đốn trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ 
đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi 
giận la mắng om sịm. Chàng cho rằng tơi đã phản bội chàng, khơng giữ 
tình u chung thuỷ với chàng. Tơi bàng hồng sửng sốt. Nước mắt tơi 
ứa ra. Tơi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : Thiếp vốn con nhà nghèo 
khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, cơng dung 
ngơn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ 
vì lửa binh chứ khơng vì lí do gì khác.Trong ba năm cách biệt, thiếp một 
mực giữ gìn tiết hạnh, khơng tơ son điểm phấn, khơng bén gót chốn chơi
bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin 

thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp. Nhưng bao nhiêu lời nói 
chân thành, tha thiết cũng khơng làm chàng tin. Hàng xóm thương tơi 
cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. 
Chàng mắng nhiếc tơi thậm tệ rồi đánh đuổi tơi đi. Lịng tơi đau đớn, xót 
xa, cay đắng đến tuyệt vọng.
24


Tơi đã nương dựa vào chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hồ
thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng 
sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con tha thiết, nhưng tơi đâu cịn 
mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ vậy, tơi bèn tắm gội
sạch sẽ rồi ra bến Hồng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : Con 
dun phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết 
mà bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. 
Nếu con phản bội chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tơm, diều quạ
và chịu để mọi người phỉ nhổ. Sau đó, tơi gieo mình xuống sơng tự vẫn. 
Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung 
cứu vớt, cho tơi nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Xuống thiên cung, tơi gặp lại Phan Lang ­ người cùng làng. Nghe Phan 
Lang kể gia cảnh chồng con tơi, nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ
mẹ cha cỏ gai rợp mắt, lịng tơi xót thương, ai ốn. Được biết chàng 
Trương đã hiểu đúng ngọn ngành sự việc và vẫn thương nhớ tơi, tơi rất 
vui, bối rối nhưng lại cũng cảm thấy tủi cực bởi mình vẫn chưa được 
minh oan. Khi Phan Lang trở lại trần gian, tơi bèn gửi cho Trương Sinh 
một chiếc hoa vàng và nhắn chàng nếu cịn nhớ tới chút tình xưa nghĩa 
cũ xin lập một đàn giải oan ở bến sơng, tơi sẽ về. Trương Sinh liền làm 
theo. Tơi ngồi trên kiệu hoa về gặp chàng. Thấy tơi, chàng vội gọi. Nhìn 
chàng và nghe tiếng chàng gọi, lịng tơi bồi hồi, xót xa khơn xiết. Nhưng 
giữa chúng tơi đã có một khoảng cách khơng sao hàn gắn được. Tơi 

cũng đã thề với đức Linh Phi nên khơng thể trở về nhân gian được nữa. 
Tơi tạ ơn chàng đã lập đàn giải oan rồi quay lại thuỷ cung dù trong lịng 
cịn bao lưu luyến cõi trần.

25


×