Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.04 KB, 7 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

Kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết
Dengue của người dân tại phường mễ trì, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội, năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Lê Thị Bích Liên1, Phạm Văn Thân1

TĨM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400
đối tượng nghiên cứu là chủ hộ gia đình hoặc người đại
diện hộ gia đình sống trên địa bàn phường Mễ Trì, quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm đánh giá kiến thức
và thực hành về phòng chống SXH Dengue. Kết quả cho
thấy tỉ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu có kiến thức đạt
chiếm 60%. 69,7% đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt
về phịng chống bệnh SXH. Nghiên cứu chỉ ra được mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi và kiến thức
phòng chống SXH Dengue; mối liên quan giữa trình độ và
thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của các đối
tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Sốt xuất huyết, Dengue
Summary
Knowledge and practice regarding
dengue fever prevention of people
living in Metri, Nam Tu Liem, Ha noi and
related factor
This cross sectional study was conducted with 400
people who are head of households or representative living
in Me Tri, Nam Tu Lien district, Hanoi to describe the


knowledge and practice in preventive dengue fever. The
result show that the right knowledge of dengue fever of
people is 60%. There are 69,7% people have right practice
about preventive dengue fever. Findings indicated with
related factor between age and knowledge of dengue fever
prevention; the relation between academic level of people
and practice in preventive dengue fever.
Từ khóa: Dengue fever
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
SXH Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính do virut gây nên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

xếp vào loại một trong các bệnh đáng quan tâm nhất do
muỗi truyền. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh,
ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong
50 năm qua [1].
Tại Việt Nam, SXH Dengue lưu hành ở hầu hết các
tỉnh/thành phố trên cả nước nhưng phổ biến hơn ở khu
vực phía Nam với 85% ca mắc và 90% ca tử vong trên
tổng số ca mắc và tử vong của cả nước. Bệnh xảy ra quanh
năm nhưng thời kỳ cao điểm của dịch là từ tháng 6 đến
tháng 10 hàng năm [2]. Theo số liệu thống kê của Cục Y
tế dự phịng - Bộ Y tế tính đến 31/12/2017, cả nước đã ghi
nhận 183.287 trường hợp mắc SXH tại 63/63 tỉnh thành
phố trong đó có 32 trường hợp tử vong.
Tại Hà Nội, luỹ tích từ đầu năm 2019 đến tháng
7/2019, thành phố ghi nhận 998 trường hợp mắc, số mắc
có xu hướng gia tăng trong các các tuần tiếp [3]. Tình
hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến trên địa bàn Hà Nội
và một số phường. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và

chưa có vắc xin phịng bệnh, nên việc phòng chống bệnh
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có sự hiểu biết
và tham gia của cộng đồng vào phịng chống bệnh. Vì
vậy với mong muốn (1) Đánh giá kiến thức, thực hành về
phòng, chống SXH Dengue của người dân tại phường Mễ
Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019; (2) Một số
yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống
SXH Dengue của đối tượng nghiên cứu., chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống SXH Dengue của người dân tại phường
Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 và một
số yếu tố liên quan”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ gia đình hoặc
người đại diện hộ gia đình sống trên địa bàn phường Mễ
Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

1. Trường Đại học Thăng Long
Tác giả chính: Lê Thị Bích Liên
Điện thoại: 097 232 1285; Email:
Ngày nhận bài: 09/09/2020

112

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 17/09/2020

Ngày duyệt đăng: 01/10/2020



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu
được tiến hành tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội. Từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng
công cụ điều tra là bảng hỏi định lượng
Cỡ mẫu và chọn mẫu
n = Z2(1-α/2)

- Đánh giá kiến thức và thực hành chung về phịng
chống SXH của người dân phường Mễ Trì dựa vào tổng
điểm người dân đạt được qua các câu hỏi. Dùng hai mức:
ĐẠT và CHƯA ĐẠT. Đối tượng đạt 2/3 tổng điểm trở
lên thì được tính là ĐẠT.
2.5. Kỹ thuật phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm epidata 3.1 để nhập liệu và phần

mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Sử dụng các thuật tốn
trong thống kê mơ tả để đưa ra các tỷ lệ và tỷ lệ %. Sử
dụng phương pháp kiểm định khi bình phương để so sánh
hai tỷ lệ và tỷ suất chênh OR, CI 95% và p để xác định
mối liên quan.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng duyệt đề cương của
trường Đại học Thăng Long thông qua. Được Uỷ ban
nhân dân phường Mễ Trì, Trung tâm Y tế quận Nam Từ
Liêm cho phép thực hiện nghiên cứu tại địa bàn phường.

p(1- p)

d2
Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng
tỉ lệ cho nghiên cứu mơ tả cắt ngang
Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu: Hệ số tin
cậy ứng với 95% (α=0,05), Z2(1-α/2) = 1,96; p: Là tỷ lệ
người dân có thực hành đạt về phịng chống bệnh SXH
Dengue. Lấy p=0,38 [4]; d: Sai số mong muốn tuyệt đối
so với p, chọn d = 0,05. Thay vào công thức trên tính
được n= 362. Trên thực tế chúng tơi đã chọn được 402
đối tượng cho nghiên cứu.
Chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành
phòng bệnh SXH
- Đánh giá kiến thức và thực hành đạt của ĐTNC về
phòng chống bệnh SXH ở từng câu hỏi.

III. KẾT QUẢ

3.1. Kiến thức và thực hành phòng bệnh SXH
Dengue của ĐTNC
3.1.1. Kiến thức phòng bệnh SXH Dengue của
ĐTNC

Bảng 1. Kiến thức của ĐTNC về sự nguy hiểm của bệnh SXH (n=402)
Bệnh SXH có nguy hiểm

Số lượng

Tỷ lệ %



368

91,5

Khơng

25

6,2

Khơng biết

9

2,3


Kết quả nghiên cứu nêu tại Bảng 1 cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đã biết được sự nguy hiểm của
SXH (91,5%).
Bảng 2. Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu của bệnh SXHD (n=402)
Dấu hiệu của bệnh SXH

Số lượng

Tỷ lệ %

Sốt cao liên tục > 2 ngày

351

87,3

Mệt mỏi, đau (đau đầu, đau cơ, đau hớ mắt….)

273

67,9

Có nớt, chấm xuất huyết trên da

284

70,6

Không biết

14


3,5

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

113


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Phần lớn ĐNTC đều biết đến các dấu hiệu của bệnh SXH như sốt cao liên tục > 2 ngày (87,3%) và có nớt, chấm
x́t hút trên da (70,6%).
Bảng 3. Kiến thức phòng bệnh SXH của ĐTNC (n=402)
Phịng bệnh SXH

Số lượng

Tỷ lệ %



370

92,0

Khơng


24

6,0

Khơng biết

8

2,0

Diệt bọ gây (loăng quăng)

285

77,0

Diệt muỗi/ tránh muỗi đốt

346

93,5

5

1,4

Súc rửa dụng cụ chứa nước

265


65,9

Đậy kín DCCN

288

71,6

Thả cả vào dụng cụ chứa nước do y tế hướng dẫn

270

67,2

Dọn dẹp dụng cụ phế thải, thu gom phế thải, rác thải

336

83,6

Không biết

14

3,5

Phun hóa chất do y tế hướng dẫn

360


89,6

Ngủ màn kể cả ban ngày

229

57,0

Mặc quần áo dài

133

33,1

Vợt, quạt điện xua muỗi, bẫy muỗi

322

80,1

2

0,5

Biết bệnh SXH có thể phịng được

Biện pháp phịng bệnh SXH (n1=370)

Khơng biết
Các biện pháp kiểm sốt, diệt bọ gậy


Các biện pháp xua/ diệt muỗi

Khơng biết
Bảng 3 cho thấy 92,0% đối tượng biết bệnh SXH có
thể phịng tránh. 93,55 đối tượng quan tâm đến diệt muỗi
và tránh muỗi đốt. Tuy nhiên chỉ có 77% đối tượng quan
tâm và biết được các biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy.
Các biện pháp diệt muỗi như phun hóa chất (89,6%),

114

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

dùng vợt, bẫy, hương xua muỗi (80,1%) đã được nhiều
đối tượng quan tâm. Các biện pháp phòng tránh muỗi
đốt như ngủ màn kể cả ban ngày (57%) và mặc quần áo
dài tránh muỗi (33,1%) còn chưa được nhiều đối tượng
biết đến.


EC N
KH
G
NG

VI N

S


C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 1. Đánh giá kiến thức chung về phòng chống bệnh SXH của ĐTNC (n=402)

Kết quả đánh giá cho thấy có 60% ĐTNC có kiến
thức chung đạt.

3.1.2 Thực hành phòng bệnh SXH Dengue của
ĐTNC

Bảng 4. Thực hành súc rửa các DCCN trong nhà của ĐTNC (n=402)
Thực hành súc rửa DCCN

Số lượng

Tỷ lệ (%)



349

86,8

Khơng

53

13,2


1 t̀n/lần

279

69,4

2 t̀n/lần

58

14,4

Hơn 2 tuần/lần

65

16,2

Thường xuyên súc rửa DCCN trong nhà

Định kỳ thay rửa/ vệ sinh dụng cụ chứa nước

Kết quả nghiên cứu có 86,8% đối tượng thường xuyên thực hiện súc rửa DCCN, trong đó có 69,4% súc rửa
hàng tuần.
Bảng 5. Thực hành đậy nắp DCCN của ĐTNC (n=402)
Thực hành đậy nắp DCCN

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Thường xuyên

318

79,1

Thỉnh thoảng

80

19,9

Không bao giờ

4

1,0

Số ĐTNC thường xuyên đậy nắp DCCN chiếm 79,1%

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

115


2020


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 6. ĐTNC tự sử dụng hoá chất diệt bọ gậy, diệt muỗi (n=402)
Tự sử dụng hoá chất

Số lượng

Tỷ lệ %



212

52,7

Khơng

190

47,3

Khoảng một nửa (52,7%) ĐTNC tự sử dụng hóa chất để diệt muỗi và bọ gậy.
Hình 2. Đánh giá thực hành chung của ĐTNC về phòng chống SXH (n=402)

Chỉ có khoảng 2/3 (69,7%) đối tượng nghiên cứu có
thực hành đạt về phịng chống bệnh SXH.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ
và thực hành phòng chống bệnh SXH Dengue của ĐTNC


Bảng 7. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống SXHD với tuổi của ĐTNC (n=402)
Nhóm tuổi

Kiến thức chưa đạt

Kiến thức đạt

OR (CI 95%)

p

< 30

23 (46,9)

26 (53,1)

1

1

30 – 59

124 (42,9)

165 (57,1)

1,2 (0,6 – 2,1)

0,6


≥ 60

14 (21,9)

50 (78,1)

3,1 (1,4 – 7,1)

< 0,05

Bảng 7 cho thấy nhóm ĐTNC từ 60 tuổi trở lên có khả năng có kiến thức đạt cao hơn 3,1 lần ĐTNC dưới 30 tuổi
(p<0,01; OR = 3,1).
Bảng 8. Mối liên quan giữa thực hành phòng chống SXHD với tuổi của ĐTNC (n=402)
Nhóm tuổi

Thực hành chưa đạt

Thực hành đạt

OR (CI 95%)

p

< 30

20 (40,8)

29 (59,2)


1

1

30 – 59

92 (31,8)

197 (68,2)

1,47 (0,79 – 2,7)

0,2

≥ 60

10 (15,6)

(84,4)

3,7 (1,5 – 9,0)

<0,05

Bảng 8 cho thấy nhóm ĐTNC từ 60 tuổi trở lên có khả năng có thực hành đạt cao hơn 3,7 lần ĐTNC dưới 30 tuổi
(p<0,05; OR = 3,7).

116

Tập 60 - Số 7-2020

Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 9. Mối liên quan giữa thực hành phịng chống SXHD với Trình độ học vấn của ĐTNC (n=402)
Trình độ học vấn

Thực hành chưa đạt

Thực hành đạt

TC, CĐ, ĐH, SĐH

81 (40,5)

119 (59,5)

≤ THPT


41 (20,3)

161 (79,7)

Bảng 9 cho thấy nhóm đối tượng có trình độ trung
cấp, cao đẳng trở lên có khả năng thực hành chưa đạt

OR (CI 95%)

p

2,6 (1,7 – 4,1)

<0,05

cao hơn 2,6 lần đối tượng có trình độ THPT trở xuống
(p<0,05; OR = 2,6).

Bảng 10. Mối liên quan giữa thực hành với kiến thức phòng chống SXHD của ĐTNC (n=402)
Kiến thức

Thực hành chưa đạt

Thực hành đạt

OR (CI 95%)

p

KT chưa đạt


95 (59,0)

66 (41,0)

KT đạt

27 (11,2)

214 (88,8)

11,4
(6,8 – 18,9)

<0,05

Bảng 10 cho thấy nhóm có kiến thức chưa đạt có khả
năng thực hành chưa đạt cao hơn 11,4 lần đối tượng có
kiến thức đạt (p<0,05; OR = 11,4).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức về bệnh SXH Dengue của đối
tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 91,5% người dân
biết bệnh SXH là nguy hiểm. Kết quả này thấp hơn so với
kết quả của Nguyễn Hải Đăng năm 2012 (98,0%) [5].
Khi được hỏi về dấu hiệu của bệnh SXH, phần lớn
người dân biết đến các dấu hiệu như sốt cao liên tục > 2
ngày (87,3%) và có nớt, chấm xuất huyết trên da (70,6%)
và mệt mỏi, đau (đau đầu, đau cơ, đau hố mắt…) với
67,9%. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 (81%; 62,5% và
47,25%) [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân biết
bệnh SXH có thể phịng là 92%. Tỷ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 (88%)
[6]. Biện pháp phòng bệnh SXH được nhiều đối tượng
biết đến nhất là diệt muỗi/ tránh muỗi đốt với 93,5%, tiếp
đó là diệt bọ gậy (loăng quăng) với 77,0%. Kết quả này
của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị
Thuý Hường năm 2017, phần lớn người dân biết đến biện
pháp diệt bọ gậy/loăng quăng hơn (90,3%) sau đó mới đến
diệt muỗi/ phịng muỗi đốt với 66,6% [7].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân có kiến
thức đạt chiếm 60%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 tại học

viện Y học cổ truyền (88,75% t) [6].
4.2. Thực hành phòng chống SXH Dengue của
đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 83,8% người dân có
thực hành tổng vệ sinh nhà cửa 1 tuần/ lần. Kết quả này
cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Thuý Hường năm
2017 (78,0%) [7]. Việc sử dụng hoá chất diệt muỗi, bọ
gậy thường đem lại hiệu quả nhanh, lâu dài và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng hố chất diệt muỗi/ bọ gậy
có thể tiềm ần nhiều nguy cơ không mong muốn như ảnh
hưởng đến sức khoẻ hay gây nhờn thuốc dẫn đến hiện
tượng kháng thuốc cho cả cộng đồng. Trong nghiên cứu
của chúng tơi có tới 52,7% đối tượng tự sử dụng hoá chất
diệt bọ gậy, diệt muỗi. Kết quả của chúng tôi thấp hơn

so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thuý Hường năm
2017 (85,2%) [7] tuy nhiên cao hơn so với kết quả nghiên
cứu của Huỳnh Ngọc Ánh năm 2014 (34,7%) [8]. Đánh
giá thực hành chung của đối tượng nghiên cứu về phòng
bệnh SXH cho thấy có 69,7% đối tượng có thực hành đạt.
Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với kết quả của một
số nghiên cứu trước đâu như nghiên cứu của Nguyễn Thị
Quỳnh Trang năm 2012 (19,9% đối tượng có thực hành
đúng) [9].
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái
đợ và thực hành phịng chống SXH Dengue của người
dân tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
năm 2019
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng dưới
30 tuổi có khả năng có kiến thức chưa tốt cao hơn 3,1
lần đối tượng có độ tuổi từ 60 trở lên (p<0,01; OR =
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

117


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

3,1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị
Thuý Hường năm 2017, nhóm đối tượng từ 18-30 tuổi
chỉ có tỷ lệ đạt kiến thức bằng 0,446 lần so với nhóm trên
30 tuổi (OR=0,446; 95%CI: 0,26-0,767; p<0,05) [7].
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố tuổi
và thực hành phòng chống SXHD của đối tượng nghiên

cứu. Nhóm đối tượng dưới 30 tuổi có khả năng thực
hành chưa đạt cao hơn 3,7 lần đối tượng có độ tuổi từ 60
trở lên (p<0,01; OR = 3,7). Kết quả này tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Sử năm 2017 [10].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa
trình độ học vấn và thực hành phòng chống SXHD của
đối tượng nghiên cứu. Nhóm đối tượng có trình độ trung
cấp, cao đẳng trở lên có khả năng thực hành chưa đạt
cao hơn 2,6 lần đối tượng có trình độ THPT trở xuống
(p<0,01; OR = 2,6). Đối tượng có kiến thức chưa tốt
có khả năng thực hành chưa đạt cao hơn 11,4 lần đối

2020

tượng có kiến thức tốt (p<0,01; OR = 11,4). Kết quả này
tương đồng với kết quả một số nghiên cứu trước đây như
nghiên cứu của Nguyễn Đình Sử năm 2017.
V. KẾT LUẬN
Kiến thức chung đạt của ĐTNC không cao (60%),
Thực hành chung về phòng chống SXHD của ĐTNC đạt
chưa cao (69,7%). Chỉ có 19,3% ngủ màn cả ngày và đêm.
Có tới 52,7% tự sử dụng hoá chất diệt muỗi và bọ gậy.
Các yếu tố liên quan đến kiến thức của người dân
trên địa bàn phường Mễ Trì bao gồm: tuổi (OR=3,1,
p<0,01); nghề nghiệp (OR=1,7, p<0,05); yếu tố liên quan
đến thực hành của người dân bao gồm: tuổi (OR= 3,7,
p<0,01); nghề nghiệp (OR=2,2, p<0,01) và trình độ văn
hóa (OR=2,6, p<0,01). Ngồi ra, nghiên cứu còn chỉ ra
mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của người dân
(p<0,01; OR = 11,4).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự án Hướng tới loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam, truy cập ngày 28/02/2019, tại trang web http://www.
eliminatedengue.com/viet-nam/sxhd.
2. WHO, Thông tin cần biết về sốt xuất huyết, truy cập ngày 1/09/2019, tại trang web />vietnam/topics/dengue/factsheet/vi/.
3. Hoàng Ngân (2019), Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống và điều trị Sốt xuất huyết, truy cập ngày
1/09/2019, tại trang web />4. Lê Đức Trung (2016), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về bệnh Sốt xuất
huyết của người dân tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2015, Khố luận tốt nghiệp ngành
Y tế cơng cộng, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
5. Nguyễn Hải Đăng (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt xuất
huyết Dengue của học sinh cấp III ở quận Ơ Mơn, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế
công cộng, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2018), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt
xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện y học cổ truyền, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại
học Thăng Long, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Thuý Hường (2017), Kiến thức- thái độ-thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh
sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội năm 2017, Khố luận cử nhân Y tế cơng
cộng, Trường Đại học Thăng Long.
8. Huỳnh Ngọc Ánh (2014), Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phịng bệnh SXHD
của người dân xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm2014, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường
Đại học Y tế công cộng.
9. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012), Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng
chống sốt xuất huyết Dengue tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công
cộng, Trường Đại học Y tế cơng cộng, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Sử (2017), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất
huyết Dengue của người dân xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội năm 2017, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại
học Thăng Long.

118


Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn



×