Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY TOCONTAP HANOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.31 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA
CÔNG TY TOCONTAP HANOI
1. Tổng quan về công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI:
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPXNK TP TOCONTAP:
1.1.1 Quá trình hình thành của công ty CPXNK TP Tocontap:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (VIET NAM NATIONAL
SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY ) được cấp
giấy phép và con dấu hoạt động chính thức ngày 27 tháng 6 năm 2006. Tiền
thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, một công ty xuất nhập khẩu
hàng đầu của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 333/TM/TCCB ngày
31/3/1993 của Bộ Thương mại. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm kế
thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm, cùng có
tên gọi tắt là TOCONTAP HANOI. Trụ sở chính của công ty đặt tại 36 phố Bà
Triệu, Hà Nội, Việt Nam.
Tổng công ty XNK TP TOCONTAP HANOI chính thức đi vào hoạt động
ngày 5 tháng 3 năm 1956 thuộc sự quản lý của Bộ thương mại Việt Nam, với số
vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 200 triệu. Trong nửa thế kỷ xây dựng và hoạt
động của mình, từ những đòi hỏi thực tế khách quan mà cơ cấu tổ chức của
công ty đã nhiều lần thay đổi. Cụ thể:
Năm 1964, toàn bộ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được
tách ra để thành lập công ty ARTEXPORT.
Năm 1972, tách các cơ sở sản xuất của công ty giao cho bộ Công nghiệp
nhẹ quản lý.
Năm 1977, bộ phận XNH hàng dệt may được tách ra thành lập công ty
TEXTIMEX ( hiện nay là Vinatex ).
Năm 1985, tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành lập công ty
MECANIMEX.
Năm 1987, bộ phận da, giả da và giầy dép được tách ra thành lập công ty
XNK da giầy LEAPRODEXIM.
Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiều cán bộ chủ chốt của
công ty đã đi vào miền Nam để thành lập chi nhánh Tocontap tại thành phố Hồ


Chí Minh.
Năm 1990, chi nhánh Tocontap tại thành phố Hồ Chí Minh đã tách hẳn ra
thành lập công ty độc lập và trực thuộc Bộ thương mại lấy tên là Tocontap
Saigon.
Các kho tàng bến bãi của công ty trong quá trình hoạt động cũng được
chuyển giao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương.
Ngày 23/3/1993, Bộ Thương mại đã ra quyết định đổi tên Tổng công ty
xuất nhập khẩu tạp phẩm thành Công ty XNK tạp phẩm.
Mặc dù liên tục có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng sự phát triển kinh
doanh của TOCONTAP HANOI luôn có những thay đổi thích ứng, kịp thời để
vừa đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của nền kinh tế và quốc phòng đất nước trong
từng thời kỳ, vừa tự gây dựng nền móng để ngày càng phát triển thành một
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu thực sự có tiềm lực.
Công ty TOCONTAP HANOI có tài khoản tiền mặt Việt Nam và tài
khoản ngoại tệ tại các ngân hàng : Ngoại Thương Việt Nam, Ngoại thương Hải
Phòng, Ngoại thương Thành Phố Hồ Chí Minh, Đầu tư và phát triển Hà Nội,
Đầu tư và phát triển Hải Phòng, Xuất nhập khẩu Hà Nội, Nông Nghiệp& Phát
triển nông thôn- chi nhánh Láng Hạ, Kỹ Thương Việt Nam.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty đều tuân thủ theo luật thương
mại và các luật khác của Việt Nam.
1.1.2. Quá Trình phát triển công ty:
Trong suốt 50 năm phát triển, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn thử thách
nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của TOCONTAP đều để lại những dấu ấn
đậm nét. Thương hiệu TOCONTAP đã trở nên thân quen với nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt với các đơn vị sản xuất và XNK. Từ
nguồn vốn Nhà nước giao ban đầu là 200 triệu VND, qua nhiều thế hệ xây dựng
và chắt chiu đóng góp, đến nay nguồn vốn Nhà nước tại công ty đã lên đến gần
50 tỷ đồng .
Trong thời kì từ năm 1958 đến 1975 kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn
chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong thời kì đổi mới

chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hoạt động SXKD
ban đầu còn gặp nhiều khó khăn vì chưa quen với cơ chế thị trường cạnh tranh
gay gắt, nhưng công ty đã kịp thời tìm ra hướng đi riêng cho mình và liên tục từ
năm 2000 đến nay luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu được giao, bảo tồn vốn,
kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên được chăm lo và cải thiện. Các
chỉ tiêu về kim ngạch XNK, doanh thu, nộp lãi, nộp ngân sách của những năm
đầu thế kỷ 21 này đều tăng trên dưới 200% so với các năm của cuối thế kỷ 20. Cụ
thể như sau:
Thời kỳ 1956-1960: thời kỳ đất nước vừa ra khỏi cuộc kháng trường kỳ
chống thực dân Pháp, nền kinh tế còn yếu kém, chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu,
nền công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng, kinh doanh XNK còn nhiều bỡ
ngỡ nen kim ngạch XNK của công ty chưa cao. Kim ngạch XNK bình quân mỗi
năm đạt được 28,7 triệu Rúp, trong đó XK là 10,7 triệu Rúp, nhập khẩu là 18
triệu Rúp. Kim ngạch XK của Tổng công ty thời kỳ này bình quân chiếm 20,8%
tổng kim ngạch XK của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 57,9 triệu
Rúp, trong đó XK bằng 29,5 triệu Rúp, NK bằng 28,4 triệu Rúp. Kim ngạch XK
bình quân chiếm 28,8% tổng kim ngạch XK của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1966-1970: Thời kỳ giặc Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền Bắc, hoạt
động xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng công ty đã quyết tâm
giữ vững và đẩy mạnh kim ngạch XNK. Kim ngạch XNK giai đoạn này bình
quân mỗi năm đạt được 84,9 triệu Rúp, trong đó XK bằng 16,5 triệu Rúp, NK
bằng 68,4 triệu Rúp. Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm 33,5% tổng
kim ngạch XK của cả miền Bắc.
Thời kỳ 1971-1975: Những năm đầu giặc Mỹ tăng cường ném bom miền
Bắc, phong toả cảng biển Hải Phòng nhưng kim ngạch XNK của Công ty vẫn
tăng nhanh, bình quân mỗi năm đạt 114,8 triệu Rúp, trong đó XK 32,3 triệu
Rúp, NK bằng 82,5 triệu Rúp. Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm
39,4% tổng kim ngạch XK của cả miền Bắc.
Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ đất nước vươn dậy sau chiến tranh, khắc

phục hậu quả của bom đạn và từng bước đi lên. Kim ngạch XNK bình quân mỗi
năm đạt 217 triệu Rúp. Trong đó XK đạt 75,7 triệu Rúp và NK đạt 141,3 triệu
Rúp. Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm 27,8% tổng kim ngạch XK
của cả nước. Đây là thời điểm đỉnh cao về kim ngạch của TOCONTAP, từ năm
1978, kim ngạch của công ty không còn đạt như trước do toàn bộ bộ phận dệt
may tách ra thành lập công ty TEXTIMEX.
Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 64,3 triệu
Rúp. Trong đó XK bằng 27 triệu Rúp, NK bằng 37,3 triệu Rúp.
Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 69,1 triệu
Rúp. Trong đó XK bằng 33,1 triệu Rúp, NK bằng 36 triệu Rúp.
Thời kỳ 1991-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng
sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của Nhà Nước.
Công ty tiếp tục chia tách và cùng với sự chia tách đó là những mặt hàng và
những thị trường chủ yếu được bàn giao, hàng loạt cán bộ lãnh đạo và kinh
doanh có khả năng và kinh nghiệm ra đi để xây dựng lực lượng nòng cốt của
Công ty mới. Kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt với nhiều công ty thuộc
nhiều thành phần kinh tế được thành lập cùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực,
ngành nghề nên kim ngạch của TOCONTAP bị thu hẹp lại. Kim ngạch XNK
bình quân mỗi năm đạt 16,7 triệu USD, trong đó XK bằng 11,1 triệu USD, NK
bằng 5,6 triệu USD.
Thời kỳ 2001-2005: Thời kỳ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hoá 5 năm,
thời kỳ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh doanh của công
ty trong cơ chế thị trường đã được định hình, cơ chế khoán kinh doanh bắt đầu
áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng tốt, tình trạng làm ăn theo cơ chế bao
cấp đã dần chấm dứt. Trong giai đoạn này kim ngạch XNK liên tục tăng trưởng.
Trong lịch sử nửa thế kỷ xây dựng, tổng kim ngạch của công ty đạt
2.956,75 triệu Rúp và USD trong đó XK: 1.013,8 triệu rúp và USD, NK:1.942,5
triệu rúp và USD.
TOCONTAP HANOI là một trong những công ty xuất nhập khẩu hàng
đầu có quan hệ rộng rãi với các quốc gia khác trên thế giới. Cho đến nay

TOCONTAP HANOI đã thiết lập quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế với trên
70 nước và vùng lãnh thổ, là một trong những công ty có chiều dài lịch sử
phong phú và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ở Việt
Nam. Hoạt động của TOCONTAP HANOI hiện nay không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn bao gồm cả các lĩnh vực khác như đầu tư, hợp
tác, liên doanh, sản xuất, đại lý, vận tải…
Công ty TOCONTAP HANOI có chi nhánh tại thành phố Hải Phòng và
thành phố Hồ Chí Minh, có xí nghiệp TOCAN liên doanh với Canada, có công
ty TNHH Tocontap Handelsgesllschaft GmbH tại Bremen CHLB Đức và các
đại diện thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philipin,
Thái Lan, CHLB Nga, CHLB Đức, Pháp, Anh, Hungary, Tiệp Khắc, Slovakia,
Achentina, Cuba.
Mặc dù từ năm 2005, TOCONTAP phải khẩn trương tiến hành chuyển
đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần- một công việc tốn nhiều
thời gian, công sức, phải giải quyết rất nhiều vấn đề tồn tại và các vấn đề phát
sinh, nhưng hoạt động SXKD vẫn luôn hiệu quả. Hiện công ty có quan hệ với
các khách hàng tại trên 30 nước, là một cầu nối tin cậy giữa các nhà sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa. Hai chi nhánh của công ty tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh
trước đây chỉ làm công tác giao nhận nhưng mấy năm gần đây đã tập trung vào
công tác kinh doanh, mọi hoạt động cũng theo cơ chế khoán và đã thực hiện
được kim ngạch XNK đáng kể. Ngoài xí nghiệp TOCAN chuyên sản xuất chổi
quét sơn XK đi Canada, Mỹ, Úc, năm vừa qua công ty đã thành lập thêm xí
nghiệp liên doanh sản xuất giấy trang trí hoạt động ngay từ những ngày đầu của
năm 2006.
Bên cạnh công tác kinh doanh XNK, các hoạt động khác của
TOCONTAP cũng đạt kết quả cao: Đảng bộ công ty được tặng danh hiệu “
trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền. Công ty đã nhiều lần nhận được bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua và bằng khen của Bộ Thương mại và
Huân chương Lao động bạng ba, hạng nhì. Đặc biệt, năm 2005 với những nỗ
lực và thành tích đã đạt được, công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân

chương Lao động hạng Nhất.
Năm 2006 là năm mở đầu của thời kỳ mới, là thời điểm có tính bước
ngoặt lịch sử khi TOCONTAP HANOI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
một DNNN để hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Mặc dù hoạt động theo
mô hình mới không kém phần bỡ ngỡ nhưng trong 10 tháng đầu năm 2006,
TOCONTAP HANOI vẫn duy trì được phong độ cao, tổng kim ngạch XNK vẫn
đạt 21 triệu USD. Nguồn hàng XK của đơn vị vẫn tiếp tục hiện diện trên những
thị trường truyền thống khai phá thêm thị trường mới khắp nơi trên thế giới như
XK chổi quét sơn đi Canada, hàng may mặc đi Hungary, thảm cói đi Nhật, gạo
đi Philipin và Indonesia… bằng thương hiệu TOCONTAP HANOI.
Có thể thấy rằng trong bất kỳ giai đoạn nào và trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, chiến tranh hay hoà bình, bao cấp hay mở cửa, hoạt động sản xuất kinh
doanh của TOCONTAP HANOI đều để lại những dấu ấn khó phai mờ,
1.2. Cơ cấu bộ máy quản trị của TOCONTAP HANOI:
TOCONTAP HANOI là đơn vị thuộc bộ Thương mại, có tư cách pháp
nhân, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh. Hoạt động và tuân thủ theo Luật Thương mại và các luật khác của Việt
Nam.
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty:
1.2.1.1 Chức năng hoạt động của công ty:
TOCONTAP HANOI là một trong những công ty hàng đầu với chức năng chủ yếu là
tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm:
- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các loại hàng hoá không thuộc danh mục hàng cấm.
- Tổ chức tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu.
- Nhận xuất khẩu uỷ thác, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-Tổ chức thu mua gom hàng từ các nguồn hàng ngoài công ty để phục vụ cho xuất
khẩu.
Ngoài ra công ty còn có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, gia công hàng hoá phục
vụ cho việc xuất khẩu hoặc kinh doanh trong nước.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của công ty:

- Là một doanh nghiệp Cổ phần với số vốn Nhà nước chiếm 30%, công ty có nhiệm vụ
bảo toàn và phát triển tổng số vốn Nhà nước giao cho cũng như số vốn của các cổ đông của
công ty, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính.
- Công ty có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu do nhà nước giao cho, có nhiệm vụ nộp
ngân sách cho nhà nước.
- Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, chịu trách nhiệm về kinh tế và
dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
- Phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, củng
cố, mở rộng các quan hệ kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong và
ngoài nước.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY TOCONTAP
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng
Tổng hợp
PhòngTài chính kế toán
Phòng Tổ chức lao động
Phòng
Hành chính quản trị
- Chi nhánh Hải Phòng
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
- Xí nghiệp TOCAN
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 1,2,3,4,5,6,7
1.2.2.1 Ban Giám đốc:
Đứng đầu là Tổng Giám đốc, do Bộ Thương Mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng Giám
đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động hàng ngày của công ty đến tất cả các phòng,
các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại. Tổng

Giám đốc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động
Công ty và các Quyết định của Hội đồng quản trị. Hiện nay tổng giám đốc công ty là ông Cao
Văn Thuỷ.
Giúp việc cho tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công
việc do Tổng giám đốc giao. Một phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban
quản lý. Một phó tổng giám đốc được uỷ nhiệm duyệt các phương án kinh doanh của công ty,
các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu.Tổng Giám đốc và/hoặc Phó Tổng giám
đốc phê duyệt các phương án kinh doanh của các bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm về
tính hợp lý, chính xác của các quyết định phê duyệt này. Phương án kinh doanh và dự thảo hợp
đồng phải được trình qua Phòng tổng hợp và phòng tài chính kế toán trước khi trình lên Tổng
giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc phê duyệt.
1.2.2.2 Phòng quản lý :
Trước kia, các phòng quản lý của công ty có 10 phòng ban quản lý, năm 1992 có 7
phòng và hiện nay được sắp xếp thu gọn lại còn 4 phòng
 Phòng tổ chức lao động
 Phòng kế toán tài chính
 Phòng tổng hợp
 Phòng hành chính quản trị.
+ Phòng tổng hợp:
Phòng có chức năng tổng hợp các vấn đề đối nội đối ngoại, sản xuất kinh doanh của
công ty. Luôn luôn nắm bắt kịp thời và phân tích số liệu, chính sách thông tin mới nhất ở trong
và ngoài nước liên quan đến hoạt động của công ty, cung cấp cho Tổng Giám đốc và các Phòng
quản lý, kinh doanh để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. lập các
báo cáo tổng hợp trình Bộ chủ quản và các ngành liên quan, thẩm định các phương án kinh
doanh nhập khẩu trước khi trình cứu đồng thời hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch kinh
doanh và báo cáo tổng hợp theo tháng, quý...
Đồng thời phòng tổng hợp còn có nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch các tài liệu phục vụ
cho kinh doanh, tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác hợp tác kinh doanh cho Công ty. Xây dựng kế
hoạch kinh doanh của cả Công ty và kế hoạch giao cho từng bộ phận trong Công ty. Thống kê
tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận kinh doanh, từng cá nhân để phục vụ cho việc

trả lương theo quy chế khoán. Thu thập thông tin về tình hình giá cả hàng hoá, tình hình biến
động thị trường và các thông tin về luật pháp, tập quán thương mại, vận chuyển ở các quốc gia,
giúp ban giám đốc và các phòng kinh doanh nắm rõ tình hình và có các chính sách thích ứng.
Theo dõi, đôn đốc các bộ phận kinh doanh nộp thuế tại các cửa khẩu đúng hạn. Thống
kê các thiệt hại của các bộ phận kinh doanh và của công ty do một bộ phận kinh doanh khác
trong Công ty gây ra việc cưỡng chế thuế do nguyên nhân chủ quan, bất cẩn để có biện pháp
xử lý bộ phận kinh doanh gây ra cưỡng chế.
Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do các bộ phận kinh doanh
trình trước khi chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra trực tiếp. Phòng Tổng hợp phải
kiểm tra số liệu tính toán trên phương án, kiểm tra các điều khoản hợp đồng xem có phù hợp
với quy định của công ty, luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế không. Nếu có sai sót, không
phù hợp thì yêu cầu bộ phận kinh doanh sửa đổi. Khi phương án được phê duyệt và hợp đồng
được uỷ quyền ký thì Phòng Tổng hợp vào sổ theo dõi của công ty.
+ Phòng tổ chức lao động:
Phòng tổ chức lao động có chức năng tổ chức lao động trong công ty theo yêu cầu của
Tổng giám đốc nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch đào
tạo, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, đề xuất
việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong công ty theo quy chế tuyển dụng đề
xuất của các phòng ban và yêu cầu của Tổng giám đốc. Ngoài ra, Phòng tổ chức lao động có
nhiệm vụ tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổng giám đốc các khiếu nại, tố
tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyền lợi của họ trong công ty. Giải quyết các vấn
đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trên cơ sở tuân thủ Bộ luật Lao
động, thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
+ Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách
theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của công ty, chế
độ chính sách của Nhà nước. Kiểm tra các hoá đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào
hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích. Thẩm định các phương án kinh
doanh và dự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới. Phòng tài chính kế toán kiểm tra
điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợp không. Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát,

các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đối chiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh
doanh để đảm bảo các bộ phận kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương án đã được
phê duyệt. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ đối chiếu chứng từ để giúp cho đơn vị hạch toán
chính xác, góp ý và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định hiệu quả
từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cả bộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc
trả lương theo quy chế khoán. Giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các
bộ phận kinh doanh. Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn Ngân hàng hoặc các hình thức huy động
vốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh. Thường xuyên cập nhật và báo cáo Tổng giám
đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty. Lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo
quy định của Nhà nước và các báo cáo nhanh khi cần thiết.
+ Phòng hành chính quản trị:
Phòng quản trị có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý
hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung. Quản lý và sử dụng các con dấu của Công ty
theo đúng quy định của pháp luật. Điều động xe theo yêu cầu của các bộ phận trong công ty và
theo quy định về quản lý và sử dụng xe trong công ty. Điều động các phương tiện, thiết bị đã
mua sắm để phục vụ cho hoạt động của Công ty một cách tiết kiệm, có hiệu quả, gìn giữ những
tài sản hiện có, không để mất mát. Đề xuất việc mua sắm phương tiện làm việc, các nhu cầu
sinh hoạt của Công ty. Phòng có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện làm việc, có biện pháp bảo vệ
môi trường của công ty luôn sạch đẹp và văn minh.
+ Các phòng kinh doanh:
Trước đây TOCONTAP HANOI có 6 phòng nghiệp vụ gồm 3 phòng chuyên xuất và 3
phòng chuyên nhập. Nhưng do tình hình thực tế có nhiều thay đổi nên công ty chuyển chức
năng phòng nghiệp vụ thành phòng xuất nhập khẩu tổng hợp nhằm tận dụng mọi khả năng
quan hệ giao dịch của các thành viên trong toàn công ty.
Hiện nay công ty có 7 phòng XNK tổng hợp:
Các ngành hàng được phân chia theo các phòng như sau:
• Phòng XNK 1: Chuyên kinh doanh XNK các loại giấy và bột giấy như
giấy báo, giấy viết, giấy ảnh và các loại sản phẩm điện tử (máy tính, máy in các loại...)
và phụ tùng.
• Phòng XNK 2: Chuyên kinh doanh XNK các loại văn phòng phẩm, các

hoá mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, xe gắn máy...hàng thủy tinh pha lê, các loại nhạc cụ,
đồ chơi trẻ em, đay và các sản phẩm từ đay, chế phẩm hoá học, cao su và các sản phẩm
từ cao su như săm lốp các loại.
• Phòng XNK 3: Chuyên kinh doanh XNK các loại sản phẩm may mặc,
hàng dệt kim, hàng len dạ... và các loại nguyên liệu dùng cho ngành dệt như bông thiên
nhiên, bông tổng hợp, tơ lụa tự nhiên, tơ len nhân tạo... các loại quần áo bảo hộ lao
động và hàng thêu ren.
• Phòng XNK 4: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng điện tử gia dụng
như vô tuyến, điều hoà không khí, máy hút bụi... các dụng cụ văn phòng, rượu, các loại
sơn và các vật liệu sơn.
• Phòng XNK 5: Chuyên kinh doanh XNK các thiết bị máy móc điện,
dụng cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, bóng đèn, thiết bị văn phòng, gia đình và các
sản phẩm văn hóa như máy quay phim, máy ảnh, các loại băng hình, băng ghi âm, phim
kỹ thuật, các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
• Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, các
loại rau quả, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các thiết bị y tế, các máy móc công
nghiệp, các loại giày dép da và giả da, xe ôtô các loại.
• Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh XNK các sản phẩm mây tre đan,
gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, thảm len và đay, các vật trang trí, các loại bột ngũ
cốc và thực phẩm (bơ, sữa, đồ hộp... ), các thiết bị cho giáo dục và các thiết bị dụng cụ
xây dựng...
Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh, ký
kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao.
Lãnh đạo mỗi phòng là một trưởng phòng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
phòng mình trước tổng giám đốc công ty.
Trưởng phòng là người đại diện cao nhất cho Phòng kinh doanh, có quyền hạn và trách
nhiệm sau:
- Được chủ động giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề
kinh doanh công ty được cấp phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả
cho công ty.

- Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy
thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ… trên cơ sở phương án kinh doanh và nội dung
hợp đồng đã được phê duyệt.
- Được sử dụng vốn kinh doanh của công ty theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt và
theo khế ước vay vốn ký với công ty. Chịu trách nhiệm trước công ty về việc bảo toàn vốn vay
để sử dụng kinh doanh.
- Được quản lý, sử dụng lao động hiện có để thực hiện hoạt động kinh doanh của phòng mình.
Phân công công việc cho cán bộ trong phòng một cách hợp lý, khoa học, để phát huy hết tiềm
năng nhân lực phục vụ kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn có nhiều văn phòng đại diện ở trong nước cũng như ở nước ngoài
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán và thăm dò thị trường. Công ty có các
chi nhánh sau:
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hải Phòng.
- Một số văn phòng đại diện ở nước ngoài như CHLB Đức, CHLB Nga, Hungary,
Séc…
- Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữa TOCONTAP và
Canada gọi tắt là TOCAN.
1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công Ty Cổ phần XNK Tạp
Phẩm TOCONTAP- HANOI:
1.3.1.về lĩnh vực hoạt động:
Phạm vi kinh doanh của công ty là xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả các
hàng hóa không thuộc danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam. Hiện tại, công ty
giao dịch buôn bán các nhóm hàng chính sau:
a). Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ
nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt may, da giầy (trừ loại lâm sản
Nhà nước cấm ).
b). Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng,
hóa chất (trừ loại Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải.
c). Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ

hàng hóa ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường ).
d). tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các
tổ chức trong và ngoài nước.
e). Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát
f). Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp
g). Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ
trong nước.
h). Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị
ngành in.
i). Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ
j). Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
k). Kinh doanh gỗ ép định hình.
l). các lĩnh vực khác… khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3.1.1 Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty khá đa dạng, trong đó các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng
lớn. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là
những mặt hàng mà nước ta có lợi thế so sánh và rất được nhà nước khuyến
khích. Vì vậy tính cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng này rất cao,
công ty phải cạnh tranh với những công ty chuyên môn hoá xuất khẩu các mặt
hàng này. Đây là thách thức rất lớn nhưng công ty vẫn đứng vững và không
ngừng nâng cao kim ngạch, mở rộng thị trường.
Bảng 1: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty
Mặt hàng Thị trường
1. Chổi sơn Canada, úc, Anh, Ai Cập
2. Quần áo Canada, Pháp, Slôvakia, Đức, Đài Loan, Tiệp,
Angôla
3. Hàng thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ Tây Ban Nha, úc, Chilê, Mỹ, Anh, Brazil
- Mây tre đan Nhật, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Achentina,Chilê,

Hungarie, Italy, Đức, Hàn
- Thảm bẹ ngô Tiệp
- Thảm cói Hungarie
4. Mũ cát Pháp
5. Cao su Đức, Achentina, Bungarie
6. Thiết bị sản xuất đũa tre Lào
(Theo nguồn tài liệu của phòng tổng hợp)
1.3.1.2 Những mặt hàng nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng mà trong nước
không sản xuất được hoặc những mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước từ
nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều đó cho thấy những mặt hàng nhập
khẩu của công ty gắn rất sát với nhu cầu thị trường.
Bảng 2: Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty
Mặt hàng Thị trường
1. Giấy các loại Hàn Quốc, Inđônêsia, Nga, Anh, Nhật, Thụy
Điển, Hà Lan
2. Rượu vang Pháp, Anh, Nga,
3. Hạt nhựa Đài Loan, ấn Độ, Malaisia, Hồng Kông, Singapo,
Nhật, Hàn Quốc
4. Học cụ Inđônêsia, Đức, Hồng Kông
5. Thép Nhật, Thái, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Thuỵ Sĩ, Singapo
6. Dây điện từ Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan
7. Bình nước nóng Trung Quốc, Italia
8. Tấm PVC Đài Loan, Trung Quốc
9. Sợi Acnylic Trung Quốc, hàn Quốc
10. Dụng cụ thể thao Tây Ban Nha, Hồng Kông, Trung Quốc, Phần
Lan, Đài Loan
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Nhu cầu về các sản phẩm nhập khẩu trong nước ngày càng đa dạng với

khối lượng lớn nhưng công ty chỉ nhập khẩu các sản phẩm với tính chất mùa vụ,
manh mún, chưa có kế hoạch nhập khẩu cụ thể do đó mới chỉ đáp ứng được một
phần rất nhỏ nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai.
1.3.2 Về Vốn và Lao động:
Ngày đầu thành lập, Tocontap là công ty kinh doanh XNK trực thuộc Bộ
Thương mại với số vốn Nhà nước cấp là 200 triệu đồng. Qua nhiều thế hệ chắt
chiu đóng góp, cho đến nay nguồn vốn Nhà nước tại công ty đã lên tới gần 50 tỷ
đồng. Trong đó vốn Nhà nước cấp gần 20 tỷ đồng, còn lại là vốn tự bổ sung từ
lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, với bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp như
đang tồn tại của công ty gây nên tình trạng lãng phí, không hiệu quả. Theo chủ
trương của Nhà nước, công ty tiến hành tinh giảm bộ máy quản lý, tiến hành
nghỉ chế độ cho một số nhân viên đã đến tuổi về hưu, giảm dần lao động quản
lý, tăng cường lao động tạo ra nhiều giá trị giúp củng cố công ty. Hiện nay, tổng
số nhân viên là: 390 nhân viên trong đó có 26 nhân viên quản lý (2005); năm
2004 tổng số nhân viên là: 410 nhân viên trong đó có 27 nhân viên quản lý.
1.3.3 Về Doanh thu và lợi nhuận:
Doanh thu của Công ty tăng trưởng liên tục theo các thời kỳ.Thời kỳ
1956-1980, kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của toàn miền
Bắc. Những năm 1976-1977 kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 217 triệu
rup. Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm 27,8% tổng kim ngạch XK cả
nước. Doanh thu tăng trưởng bình quân 10%-15%Đây là thời kỳ đỉnh cao về
kim ngạch và doanh thu của TOCONTAP.
Thời kỳ 1980-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng
sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Nhà nước.
Công ty tiến hành bàn giao một số mặt hàng chủ lực cho các bộ ngành chuyên
môn. Công ty tiến hành bàn giao mặt hàng dệt và may mặc cho Bộ công nghiệp
nhẹ, tách bộ phận xuất khẩu kim khí thành lập công ty kim khí trực thuộc Bộ
Công nghiệp nặng, tách bộ phận kinh doanh da giầy, giấy và bột giấy thành lập
các công ty trực thuộc các Bộ chuyên ngành. Như vậy là hầu hết các mặt hàng

xuất khẩu đem lại kim ngạch cao đều đã tách khỏi công, nhiều công ty cùng
kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của TOCONTAP bị
thu hẹp lại. Kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm đạt 16,7 triệu USD, trong đó
XK bằng 11,1 triệu USD, doanh thu cũng không đạt mức độ tăng trưởng cao
như trước, mức độ tăng trưởng chỉ còn trên dưới 5%.
0
200
400
600
800
2001 2002 2003 2004 2005
n¨m
doanh
thu
Biểu đồ 1: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2001 - 2005
(đơn vị: tỷ đồng)
(nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Trong giai đoạn 1996-2000, công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc

×