Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hình thức kiến trúc công sở tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.53 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN NGUYÊN VŨ

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CÔNG SỞ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kiến trúc

8580101
Mã số: ………….

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH SƠN

Đà Nẵng, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu
nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác.

Đà Nẵng, năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Nguyên Vũ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường đại học Bách Khoa-Đại học Đà
Nẵng, tới Khoa đào tạo Sau đại học, tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô
giáo. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS. KTS. Lê Minh Sơn đã tận tâm hướng dẫn, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn sĩ.

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các
đồng nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động viên
và chia sẻ để tơi có thể hoàn thành luận văn.
Đà Nẵng, năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Nguyên Vũ


iii

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CƠNG SỞ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Nguyên Vũ Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số:

Khóa: 34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt – Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là đô thị loại 1 trung

tâm cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào
tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi
trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa q nhanh đã tạo ra sự khơng đồng bộ về kiến trúc của một đô thị
mới. Sự xuất hiện của nhiều cơng trình với một lối kiến trúc tùy hứng, đơn điệu có tính vay mượn,
sự thiếu hài hịa giữa các cơng trình xây dựng và cảnh quan thiên nhiên đã làm cho thành phố mất
dần đi những bản sắc riêng về kiến trúc của một đô thị “trẻ” hướng biển, nhìn sơng mà ít nơi nào
có được. Cùng với sự xuất hiện của vật liệu và kỹ thuật mới, trước những đòi hỏi và những yêu
cầu mới, trước sự ảnh hưởng của các trào lưu kiến trúc mới... hình thức kiến trúc đã phát triển đa
dạng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Từ quan điểm trên, có thể nhận thấy hình thức của kiến
trúc cơng sở thành phố Đà Nẵng tương đối tự phát và chưa có định hướng rõ ràng.
Luận văn này sẽ làm một nghiên cứu khảo sát hình thức kiến trúc cơng sở tại thành phố Đà Nẵng,
phân loại và đánh giá những hình thức kiến trúc cơng sở hiện có, để từ đó có những đề xuất định
hướng phát triển hình thức kiến trúc cơng sở cho thành phố.
Từ khóa – thành phố Đà Nẵng; kiến trúc công sở; phân loại; đánh giá; định hướng.

THE FORMS OF ARCHITECTURE IN DA NANG CITY
Abstract - Danang is a centrally-run city of Vietnam, one of the national center cities, a center of
economics, finance, politics, culture, tourism, society, education and training, science and
technology, specialized health of the Central Region - Central Highlands and the whole country.
In recent years, Da Nang has actively invested in building infrastructure, improving the
environment, raising social security and being considered a "living city" of Vietnam.
However, the rapid urbanization process has created an asynchronous architecture of a new urban
area. The appearance of many works with an architecture of arbitrary, monotonous, borrowing,
the lack of harmony between the construction and the natural landscape has made the city lost its
identity “The architecture of a "young" city facing the sea, overlooking the river”. Along with the
emergence of new materials and techniques, in response to new demands and requirements, by
the influence of new architectural trends architectural forms have developed in a variety of
directions. different. From the point of view, the form of Danang office architecture is relatively

spontaneous and has no clear orientation.
This dissertation will do a survey on the form of office architecture in Da Nang city, classify and
evaluate the existing forms of office architecture, from which there are proposals for development
orientation form office architecture for the city.
Key words - Da Nang city; office architecture; classify; evaluate; orientation.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CÔNG SỞ ............................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................................ viii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG LUẬN VĂN ................................................. ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CƠNG SỞ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC
ĐIỂM .................................................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm kiến trúc công sở ......................................................................................... 4
1.1.1 Kiến trúc công sở là gì ........................................................................................... 4
1.1.2 Mối liên hệ giữa giữa kiến trúc cơng sở và chủ nghĩa hình thức ............................. 4
1.1.3 Những đặc điểm của kiến trúc cơng sở................................................................... 5
1.2 Hình thức kiến trúc cơng sở nước ngồi, trường hợp các nước phát triển ...................... 5
1.2.1 Kiến trúc công sở Mỹ ............................................................................................ 5
1.2.2 Kiến trúc công sở Pháp ........................................................................................ 10
1.2.3 Kiến trúc công sở Nhật Bản ................................................................................. 15
1.2.4 Kiến trúc công sở Singapore ................................................................................ 19

1.3 Hình thức kiến trúc cơng sở tại Việt Nam ................................................................... 25
1.3.1 Kiến trúc công sở thời kỳ Phong kiến (trước năm 1875) ...................................... 25
1.3.2 Kiến trúc công sở tại Việt Nam thời Pháp thuộc (1875-1950) .............................. 30
1.3.3 Kiến trúc công sở tại Việt Nam thời Mỹ xâm lược (1950-1975) ........................... 38
1.3.4 Kiến trúc công sở tại Việt Nam thời kỳ bao cấp (1975-1986) ............................... 41
1.3.5 Kiến trúc công sở tại Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2000) ............................... 42
1.3.6 Kiến trúc công sở tại Việt Nam đương đại (2000-2018) ....................................... 46
Kết luận chương 1 ............................................................................................................ 51
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CƠNG SỞ TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................................................. 52
2.1 Liệt kê các cơng trình trong phạm vi khảo sát ............................................................. 52
2.2 Phân loại .................................................................................................................... 54
2.2.1 Cơng trình theo hình thức Nhại Cổ ...................................................................... 56
2.2.2 Cơng trình theo hình thức Tân Cổ Điển ............................................................... 57
2.2.3 Cơng trình theo hình thức chiết trung................................................................... 60
2.2.4 Cơng trình theo hình thức hiện đại ....................................................................... 64
2.2.5 Cơng trình theo hình thức Hiện Đại Mới .............................................................. 75
2.2.6 Cơng trình theo hình thức Khơng gian Hậu Hiện Đại ........................................... 84
2.2.7 Cơng trình theo hình thức kiến trúc nhại Hightech ............................................... 90
2.2.8 Cơng trình theo hình thức kiến trúc Hightech....................................................... 92


v
Kết luận chương 2 ............................................................................................................ 93
CHƯƠNG 3: NHÌN NHẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC
CƠNG SỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................... 94
3.1 Những nhìn nhận về hình thức kiến trúc công sở thành phố Đà Nẵng ......................... 94
3.1.1 Đối với các cơng trình theo hình thức Nhại Cổ .................................................... 94
3.1.2 Đối với các cơng trình theo hình thức Tân Cổ Điển ............................................. 96
3.1.3 Đối với các công trình theo hình thức Chiết Trung............................................... 96

3.1.4 Đối với các cơng trình theo hình thức kiến trúc Hiện Đại ..................................... 97
3.1.5 Đối với các cơng trình theo hình thức hiện đại mới .............................................. 99
3.1.6 Đối với các cơng trình theo hình thức khơng gian hậu hiện đại ............................ 99
3.2 Đề xuất định hướng phát triển hình thức cơng sở theo chủ đề cho thành phố Đà Nẵng
...................................................................................................................................... 100
3.2.1 Đà Nẵng, cơ hội phát triển du lịch và lễ hội ....................................................... 100
3.2.2 Đà Nẵng, thành phố của những cơng trình kiến trúc Tân Biểu Hiện ................... 102
3.2.3 Đà Nẵng, phát triển thành phố theo xu hướng xanh............................................ 103
3.3 Những hạn chế về hình thức kiến trúc cơng sở tại thành phố Đà Nẵng ...................... 105
Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 109
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 1.11

Bảng 1.12
Bảng 1.13
Bảng 1.14
Bảng 1.15
Bảng 1.16
Bảng 1.17
Bảng 1.18
Bảng 1.19
Bảng 1.20
Bảng 1.21
Bảng 1.22
Bảng 1.23
Bảng 1.24
Bảng 1.25
Bảng 1.26
Bảng 1.27
Bảng 1.28
Bảng 1.29
Bảng 1.30
Bảng 1.31
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Nội dung
Phân tích cơng trình Nhà trắng, Mỹ
Phân tích cơng trình Điện Capitol, Mỹ
Phân tích cơng trình Tịa thị chính Buffalo, Mỹ
Phân tích cơng trình Điện lysée, Pháp
Phân tích cơng trình Nhà Quốc hội, Pháp

Phân tích cơng trình Tịa án Paris, Pháp
Phân tích cơng trình Tịa thị chính Paris, Pháp
Phân tích cơng trình Tịa thị chính Tokyo, Nhật
Phân tích cơng trình Tịa nhà quốc hội Tokyo, Nhật
Phân tích cơng trình Trạm cảnh sát Kumamoto-Kita, Nhật
Phân tích cơng trình Tịa nhà Quốc hội cũ, Singapore
Phân tích cơng trình Tịa nhà Quốc hội mới, Singapore
Phân tích cơng trình Tịa thị chính, Singapore
Phân tích cơng trình Tịa án tối cao, Singapore
Phân tích cơng trình Kinh thành Huế, Huế
Phân tích cơng trình Điện Thái Hịa, Huế
Phân tích cơng trình Thành Cổ Loa, Hà Nội
Phân tích cơng trình Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh
Phân tích cơng trình Bưu điện Sài Gịn
Phân tích cơng trình Dinh tồn quyền Đơng Dương, Hà Nội
Phân tích cơng trình Dinh Thống Sứ, Hà Nội
Phân tích cơng trình Trụ sở Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh
Phân tích cơng trình Ngân hàng Nhà nước, Hồ Chí Minh
Phân tích cơng trình Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội
Phân tích cơng trình Dinh độc lập, Sài Gịn
Phân tích cơng trình Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội
Phân tích cơng trình Văn phịng Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, Hà Nội
Phân tích cơng trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Hà Nội
Phân tích cơng trình Nhà Quốc hội, Hà Nội
Phân tích cơng trình Trụ sở Bộ Tài chính, Hà Nội
Phân tích cơng trình Bảo tàng Hà Nội
Danh mục các cơng trình khảo sát
Phân tích cơng trình Chi cục thuế quận Hải Châu
Phân tích cơng trình Tịa án nhân dân cấp cao TP. Đà Nẵng


Trang
7
8
9
11
12
13
14
16
17
18
20
21
22
23
26
27
28
31
32
33
34
35
36
39
40
43
44
47

48
49
50
52-53
56
57


vii

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 2.22
Bảng 2.23

Bảng 2.24
Bảng 2.25
Bảng 2.26
Bảng 2.27
Bảng 2.28
Bảng 2.29
Bảng 2.30
Bảng 2.31
Bảng 2.32
Bảng 2.33
Bảng 2.34
Bảng 2.35
Bảng 2.36
Bảng 2.37

Phân tích cơng trình Tịa án nhân dân TP. Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Thành ủy Đà Nẵng
Phân tích cơng trình UBND phường Vĩnh Trung
Phân tích cơng trình UBND phường Thanh Khê Tây
Phân tích cơng trình Trụ sở Ban tun giáo Thành Ủy
Phân tích cơng trình Trụ sở Ban tổ chức Thành Ủy
Phân tích cơng trình Tịa án nhân dân quận Liên Chiểu
Phân tích cơng trình Chi cục thuế quận Liên Chiểu
Phân tích cơng trình Ủy ban kiểm tra Thành Ủy Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Trụ sở làm việc khối An ninh nhân dân và
Xây dựng lực lượng cơng an TP. Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Trụ sở Bộ thơng tin & truyền thơng tại Đà
Nẵng
Phân tích cơng trình Cơng ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Trụ sở Đảng ủy khối các cơ quan

Phân tích cơng trình Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung
Trung bộ
Phân tích cơng trình Cảng thành phố Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Chi cục Thuế Thành phố Đà Nẵng
Phân tích cơng trình UBND phường Thanh Khê Đơng
Phân tích cơng trình Bảo hiểm xã hội quận Liên Chiểu
Phân tích cơng trình Tổng cơng ty điện lực tại Miền Trung
Phân tích cơng trình Trung tâm truyền hình TP. Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Văn phịng Trung ương Đảng
Phân tích cơng trình UBND phường Bình Hiên
Phân tích cơng trình Quỹ đầu tư phát triển TP. Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Kiểm tốn Nhà nước khu vực III
Phân tích cơng trình UBND phường Hải Châu 2
Phân tích cơng trình Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Thư viện khoa học tổng hợp
Phân tích cơng trình Trung tâm Văn hóa quận Hải Châu
Phân tích cơng trình Cung thiếu nhi Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Đà
Nẵng
Phân tích cơng trình Cơng viên phần mềm Đà Nẵng
Phân tích cơng trình Trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng
Kết quả khảo sát hình thức kiến trúc các công sở

58
59
60
61
62
63

64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85-86
87
88-89
90
91
92-93
93



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Nội dung
Chi cục thuế quận Hải Châu
Tòa án nhân dân và Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Đà
Nẵng
Trụ sở Ban tổ chức Thành Ủy và Ban tuyên giáo Thành Ủy
Chi cục Thuế và Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
Chi cục thuế quận Liên Chiểu và Công ty cổ phần cấp nước Đà
Nẵng
UBND phường Hải Châu 2 và Trung tâm truyền hình TP Đà
Nẵng
Cung thiếu nhi Đà Nẵng
Marina Bay Sands – Singapore

Trụ sở CCTV Bắc Kinh và Trụ sở cơng ty Apple tại Mỹ
Nhà trưng bày Hồng Sa – Đà Nẵng
Naman Spa – Đà Nẵng
FPT Complex Đà Nẵng
Phi Long Plaza Đà Nẵng

Trang
95
96
97
98
98
99
100
101
102
102
103
104
105


ix

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG LUẬN VĂN
Cá nhân tác giả nhận định
Kiến trúc nhại Hightech: Bản chất của kiến trúc Hightech là phô diễn kỹ thuật,
công nghệ và vật liệu mới nhất. Những cơng trình thiết kế theo xu hướng kiến trúc
Hightech nhưng không sử dụng vật liệu, công nghệ mới và khơng tiết kiệm năng lượng
nên có thể được nhận định là Nhại Hightech.

Kiến trúc Tân biểu hiện: Chủ nghĩa Tân Biểu Hiện (Neo-Expressionism) là
phong trào kiến trúc trong những năm 1950 và 1960 của thế kỉ 20 gợi nhớ lại phong
trào kiến trúc Biểu Hiện đầu thế kỉ sau một thời gian bị bác bỏ. Đặc điểm của kiến trúc
Tân Biểu Hiện là coi trọng hình thức hơn công năng, kỹ thuật mới và tác dụng truyền
cảm xúc của cơng trình đặt trên u cầu sử dụng. Ý nghĩa còn được mở rộng để chỉ bất
cứ kiến trúc nào thể hiện một số phẩm chất của phong trào ban đầu như: bóp méo,
phân mảnh, truyền đạt cảm xúc xung đột..


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công sở được xây dựng bằng ngân sách và bằng tiền của người đóng thuế nên
phải phục vụ cho những mục đích chân chính. Hình thức kiến trúc của cơng sở khơng
thể phù phiếm và gây lãng phí.
Kiến trúc cơng sở là loại hình kiến trúc chính thống. Loại hình kiến trúc này
phản ánh những tư tưởng và nhận thức chính thống. Những biểu hiện trong kiến trúc ở
dạng tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội, đến suy nghĩ và sự lựa
chọn thẩm mỹ của cộng đồng.
Công sở do các kiến trúc sư thiết kế nên trách nhiệm của cá nhân của các kiến
trúc sư là rất lớn.
Nghiên cứu này thực hiện một khảo sát các cơng trình kiến trúc công sở tại
thành phố Đà Nẵng theo những mục tiêu, những đối tượng, từ đó đề xuất các giải pháp
có hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động xây dựng công sở trong giai đoạn mới.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn
2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu hay tài liệu về chủ nghĩa hình thức trong kiến trúc công sở ở
Việt Nam từ trước đến nay rất ít, chủ yếu chỉ có vài bài báo khoa học .
Ví dụ, Nguyễn Tất Thắng [1] Mơ hình cơng sở nào cho chính quyền hành chính
các cấp ở Việt Nam. Bài báo tập trung nói đến vấn đề cần xây dựng ngay các tiêu

chuẩn, định mức về diện tích làm việc, gắn với các tiêu chuẩn về nhà cao tầng với các
chức năng và cơng năng sử dụng có tính chất hỗn hợp, hỗn dung… thay thế cho các
tiêu chuẩn, định mức cũ đã lạc hậu.Việc quy hoạch, thiết kế và quyết định đầu tư xây
dựng mơ hình cơng sở cần phải được nghiên cứu, xem xét trên nhiều phương diện
khác nhau ứng với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng tỉnh, thành phố và địa
phương sao cho đảm bảo được với những định hướng mà phần lớn các nhà chuyên
môn đã khẳng định: Đáp ứng công năng sử dụng, góp phần hiện đại hóa cơng sở và cải
cách nền hành chính Quốc gia đi đơi với những yêu cầu về tiết kiệm tài nguyên, năng
lượng, an ninh quốc phịng, ứng phó với biến đổi khí hậu….
Hay, Ngơ Dỗn Đức [2] Bệnh hình thức trong kiến trúc cơng sở. Bài báo nói về
tình trạng sao chép, bắt chước và xây dựng tràn lan khắp nơi kiểu “kiến trúc Pháp”
cùng với sự theo đuổi hình thức, trang trí rườm rà, diêm dúa và đắp điếm ở nhiều cơng
trình kiến trúc, đặc biệt là ở các cơng trình cơng sở nhà nước ta hiện nay.
Ngoài ra, Trần Quốc Bảo [3]Kiến trúc cơng sở Hà Nội đương đại với “bóng
ma” kiến trúc Pháp thuộc. Bài báo nêu ra hiện trạng vào năm 2010 có hơn 90% trụ sở
UBND các phường thuộc Hà Nội đều theo kiến trúc nhái Pháp thuộc, và chỉ ra nguyên
nhân của biểu hiện hình thức trong kiến trúc công sở thời kỳ đổi mới.


2

[1] TS. KTS Nguyễn Tất Thắng, 2017. Mơ hình cơng sở nào cho chính quyền
hành chính các cấp ở Việt Nam-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng).
[2] TS. KTS Ngơ Dỗn Đức, 2008. Bệnh hình thức trong kiến trúc cơng sở Phó Chủ tịch hội kiến trúc sư Việt Nam.
[3] ThS. KTS Trần Quốc Bảo, 2010. Kiến trúc công sở Hà Nội đương đại với
“bóng ma” kiến trúc Pháp thuộc (Đại học xây dựng Hà Nội).
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân loại và gọi tên chính xác các biểu hiện của chủ nghĩa hình thức trong
kiến trúc cơng sở.
- Làm rõ bản chất, nguyên nhân của sự phổ cập những hiện tượng của chủ nghĩa

hình thức trong kiến trúc công sở.
- Đề xuất các cơ sở khoa học để lành mạnh hóa nền kiến trúc theo hướng hiện
đại hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các cơng trình kiến trúc cơng sở tại thành phố Đà Nẵng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Các công trình được xây dựng từ năm 2000 cho đến nay (2018).
Về không gian: Luận văn nghiên cứu những công sở ở khu vực trung tâm thành
phố Đà Nẵng. Cụ thể là các quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Liên Chiểu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê các cơng trình công sở trong phạm vi nghiên cứu.
- Khảo sát, chụp hình thu thập hình ảnh thực tế.
- Sử dụng phương pháp phân loại nhóm, phân hạng sử dụng thang điểm trong
nghiên cứu định tính để phân loại và đánh giá các cơng trình.
- Đề xuất các xu hướng kiến trúc thích hợp.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
để trả lời cho các câu hỏi đã làm gì và làm như thế nào.
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu tại bàn (Desk review)
Quan sát¸ chụp hình
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát lấy số liệu từ hiện trường
Quan sát và ghi chép dữ liệu
Tập hợp và phân tích giữ liệu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án này của tác giả sẽ đóng góp ý nghĩa khoa học cụ thể về:



3

Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề nhằm chứng minh được bản chất của từng
biểu hiện cụ thể, tránh cách làm thiên về mơ tả cảm tính.
Đưa ra những nhận định mang tính lý luận và thực tiễn, giúp định hướng thẩm
mỹ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc cơng sở.
5.2 Ý nghĩa thực tiển
Thống kê, khảo sát một cách cẩn thận hình thức kiến trúc các công sở tại thành
phố Đà Nẵng, việc làm này nhằm mục đích đưa ra một số liệu nghiên cứu rõ ràng,
chính xác. Thực sự vấn đề này cho đến nay chưa có bất cứ một cá nhân hay cơ quan
chuyên môn nào ở Đà Nẵng thực hiện hay công bố chính thức.
Lập danh mục và phân loại các hình thức kiến trúc trên các số liệu, thơng tin,
hình ảnh thu thập được.
Đề xuất xu hướng kiến trúc thích hợp cho kiến trúc công sở.
Cung cấp cứ liệu khoa học khả tín cho các nghiên cứu liên quan đến hình thức
kiến trúc cơng sở tại thành phố Đà Nẵng.
6. Đóng góp mới của luận văn
Thống kê, lập danh mục, phân loại của từng hình thức kiến trúc các cơng sở tại
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất xu hướng kiến trúc thích hợp cho kiến trúc công sở.
7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận án gồm các phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận - Kiến nghị.
Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hình thức kiến trúc cơng sở
Chương 2: Khảo sát và phân loại hình thức kiến trúc công sở tại thành phố Đà
Nẵng
Chương 3: Nhận định hình thức kiến trúc cơng sở và đề xuất phát huy xu hướng
hình thức kiến trúc cơng sở cho thành phố Đà Nẵng
Danh mục tài liệu tham khảo gồm 08 tài liệu.



4

CHƯƠNG 1: HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CƠNG SỞ
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
1.1 Khái niệm kiến trúc công sở
1.1.1 Kiến trúc cơng sở là gì
Cơng sở là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước được thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc dịch vụ công.
Bao gồm cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các cơ quan hành chính sự nghiệp có tư
cách pháp nhân cơng quyền nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc dịch vụ
công.
Kiến trúc công sở là một hoặc tổ hợp cơng trình trụ sở làm việc của các cơ quan
Nhà nước.
1.1.2 Mối liên hệ giữa giữa kiến trúc công sở và chủ nghĩa hình thức
Hình thức là danh từ diễn tả cái tồn thể, những gì làm thành bề ngồi của sự
vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung.
Hình thức kiến trúc là vẻ bên ngồi của cơng trình, là khái niệm bao gồm những
vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý
nghĩa và giá trị thẩm mỹ kiến trúc của cơng trình. Từ những nội dung ấy của hình thức
kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các cơng trình kiến trúc có chung
những phong cách kiến trúc riêng, đặc trong cho các thời kỳ lịch sử.
Chủ nghĩa hình thức là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực
triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật.. dùng để chỉ hiện tượng chú trọng đến cái
bên ngoài hơn nội dung bên trong.
Một vật thể nào cũng có hình thức bên ngồi, kiến trúc cũng khơng ngoại lệ,
hình thức kiến trúc là dáng vẻ, thể hiện từ tổng thể như hình khối, tỷ xích với mơi
trường xung quanh, tạo sự đa dạng bề mặt, tương quan giữa vật liệu, ánh sáng, màu
sắc, trang trí. Hình thức bên ngồi địi hỏi sự chú ý từ công năng bên trong, không
cứng nhắc dập khuôn (như đối với cơng trình cơng nghiệp) nhưng cũng khơng được

gây cản trở nhu cầu sử dụng, giảm tiện nghi và khơng tiết kiệm năng lượng, lãng phí
chi phí. Với những chức năng có đặc thù, nhiều hình thức kiến trúc biểu thị được cơng
năng và tính chất cơng trình. Hình thức kiến trúc của cơng trình là nơi tạo ra cảm nhận
thẩm mỹ đầu tiên, là nơi thu hút ánh mắt nhìn của con người đối với cơng trình đó, vì
vậy hình thức kiến trúc rất quan trọng. Hình thức kiến trúc không chỉ để làm đẹp, giải
quyết các chi tiết, sử dụng vật liệu, màu sắc,.. bên ngoài mà cịn mang cơng năng như
che mưa nắng, giảm bức xạ, mở tầm nhìn, giúp con người gần gũi với thiên nhiên hay
phục vụ trưng bày quảng cáo, bảo vệ, an ninh..
Giải quyết hình thức cho một vật thể kiến trúc là phải thích hợp với bản thân
cơng trình đó đồng thời thích ứng với mơi trường và con người xung quanh, chính mơi
trường khác nhau làm cho kiến trúc thêm đa dạng và phong phú. Sáng tạo và lựa chọn
hình thức kiến trúc cho một đối tượng cụ thể cần phải xuất phát từ một mục tiêu định


5

hướng tới, đó chính là ý tưởng. Khơng nên dựa theo cảm hứng tùy nghi bình thường
hoặc chỉ chú trọng đơn thuần đến cảm thụ thẩm mỹ sẽ dễ dàng sa vào chủ nghĩa hình
thức.
1.1.3 Những đặc điểm của kiến trúc cơng sở
- Tính chất đại chúng, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của quảng đại quần
chúng nhân dân, đông đảo người cùng đến sử dụng.
- Những công trình này thường được ưu tiên tọa lạc nơi có vị trí đẹp, trung tâm,
diện tích đất lớn nhưng số tầng khơng nhiều (thường từ 3-9 tầng).
- Hình thức kiến trúc đa dạng, pha tạp giữa hiện đại và cổ điển nhưng tựu chung
là tơn sự bề thế, hồnh tráng.
- Tổng mặt bằng thường được chia thành các khối lớn, nhỏ, có mật độ xây dựng
khơng cao.
- Hình khối cơng trình thường là mỏng, hướng ra hai hoặc ba phía để tăng diện
tích bề mặt chính, có thể có tầng mái giả để tôn thêm chiều cao.

- Mặt bằng các tầng có nhiều tuyến hành lang chạy dọc, ngang, chéo, song
song, chữ V, chữ U.. khá phức tạp, chia cắt sàn thành những khu vực chính, phụ,
phịng, ban..
1.2 Hình thức kiến trúc cơng sở nước ngồi, trường hợp các nước phát triển
Trong sự phát triển chung của kiến trúc công sở, kiến trúc Việt Nam không thể
tự biệt lập mà cần hội nhập với kiến trúc thế giới. Sự đa dạng trong phong cách kiến
trúc công sở luôn tự tiếp nhận thêm các yếu tố ngoại nhập từ các nước trên thế giới.
Cần xem xét nghiêm túc sự xuất hiện của xu hướng kiến trúc “ngoại nhập” như một sự
tất yếu của quá trình thuộc địa, quá trình hội nhập – cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, với
một phép thử của xã hội để tiếp thu cái mới, cái hiện đại, cũng như đào thải những “cái
xấu – cái ngoại lai” như là một sự đấu tranh tự thân hướng đến các giá trị chân – thiện
– mỹ trong kiến trúc.
Vì vậy, đánh giá kiến trúc cơng sở của một số quốc gia có ảnh hưởng lớn trên
thế giới hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về kiến trúc
cơng sở thế giới là điều cẩn thiết. Dẫn chứng một số quốc gia như sau:
- Kiến trúc công sở Mỹ
- Kiến trúc công sở Pháp
- Kiến trúc công sở Nhật
- Kiến trúc công sở Singapore
1.2.1 Kiến trúc cơng sở Mỹ
Tuy Mỹ khơng có những di tích lịch sử mang tính chất lâu đời, nhưng lối kiến
trúc hiện đại biểu tượng của ngành kiến trúc tại Mỹ và sự ảnh hưởng bởi nhiều trường
phái kiến trúc đã mang lại những nét rất đặc trưng cho các công sở tại quốc gia này.
Khi người châu Âu đặt chân lên vùng đất mới châu Mỹ, họ đem theo lối kiến
trúc cổ kính và kỹ thuật xây dựng từ châu Âu để áp dụng ở những xứ thuộc địa. Do đó,


6

các kiến trúc thời thuộc địa chịu ảnh hưởng chính từ trường phái kiến trúc kiểu Anh

hoặc kiểu Tây Ban Nha. Tuy nhiên, lối kiến trúc của thổ dân da đỏ Pueblo hiện diện tại
đây trước đó cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể.
Sau khi Quốc Hội Mỹ tuyên bố độc lập cho 13 tiểu bang thuộc địa, lối kiến trúc
kiểu Anh vẫn mang tầm ảnh hưởng khá mạnh vào việc xây dựng các cơng trình chính
phủ vào thời gian đầu của lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, qua đến khoảng đầu thế kỷ thứ 19,
theo xu hướng muốn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Anh quốc về mọi mặt, các kiến
trúc sư Mỹ bắt đầu bị thu hút bởi tinh thần dân chủ của Hy Lạp và bắt đầu chú ý đến
các kiến trúc theo kiểu Hy Lạp và La Mã. Từ đó, các tịa nhà chính phủ tại Mỹ xây
trong thời điểm này bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của nền văn Hy Lạp kết hợp với
kiểu kiến trúc tân cổ điển tại La Mã nhưng mang những đường nét và lối trang trí nhẹ
nhàng, đơn giản hơn. Thế kỷ 19 cũng là thời điểm mà Mỹ ưa chuộng kiểu kiến trúc
Neo-Gothic của thời Trung Cổ.
Một đóng góp rõ ràng của nước Mỹ cho ngành kiến trúc là những tòa nhà chọc
trời với đường nét mạnh mẽ và dứt khoát đã khiến chúng trở thành biểu tượng của sức
mạnh tư bản. Được tạo nên nhờ những kỹ thuật xây dựng mới và việc phát minh ra
thang máy, tòa nhà chọc trời đầu tiên xuất hiện ở Chicago vào năm 1884.
Những kiến trúc sư từ Châu Âu đến Mỹ trước Thế Chiến II cũng tác động mạnh
vào nền kiến trúc hiện đại của Mỹ, góp phần tạo nên lối kiến trúc quốc tế được áp
dụng vào việc xây các cơng sở vĩ đại, trong đó có các tịa nhà chọc trời. Các tịa nhà
chính phủ và tháp chọc trời hiện nay đã được thiết kế theo kiểu kiến trúc có tên gọi là
Federal Modernism.
Nước Mỹ là nơi hội tụ của rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đã tạo cho nước
Mỹ rất đa dạng trong trường phái kiến trúc, từ kiểu kiến trúc Cổ Điển cho đến Tân
thời. Nếu lối kiến trúc kiểu Anh và Tây Ban Nha mang nét quý phái, thì đường nét
kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ xưa tạo được sự tôn nghiêm, trong khi kiểu kiến trúc
hiện đại sẽ mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ không thể thiếu trong một xã hội phát triển.
Một số phân tích, dẫn chứng các cơng trình tiêu biểu của kiến trúc cơng sở Mỹ:
- Nhà Trắng
- Ðiện Capitol
- Tịa thị chính Buffalo



7

Cơng trình
1. Địa điểm
2. Năm xây dựng
3. Phong cách kiến trúc

White House – Nhà Trắng
Mỹ
1792 - 1800
Kết hợp giữa phong cách kiến trúc Phục Hưng và Tân
Cổ Điển

4. Hình ảnh

5. Mặt bằng

Mặt đứng

6. Phân tích
Cơng trình được xây dựng khơng quá cầu kì đem lại cảm giác thân thiện hơn với người
dân nước Mỹ. Sử dụng các thủ pháp của kiến trúc Phục Hưng và Hy Lạp, La Mã.
Bảng 1.1: Phân tích cơng trình Nhà trắng Mỹ,
Nguồn: />

8

Cơng trình

1. Địa điểm
2. Năm xây dựng
3. Phong cách kiến trúc

Ðiện Capitol
Mỹ
1973
Kết hợp giữa phong cách kiến trúc Hy Lạp, La Mã và
Phục Hưng

4. Hình ảnh

5. Mặt bằng

Mặt đứng

6. Phân tích
Điện Capitol mang dáng vẻ đồ sộ, vừa mang nét kiến trúc cổ kính và hiện đại. Cơng
trình có bố cục đối xứng hoàn toàn, sử dụng các chi tiết kiến trúc Hy Lạp, La Mã và
Phục Hưng.
Bảng 1.2: Phân tích cơng trình Điện Capitol, Mỹ,
Nguồn: />

9

1.
2.
3.
4.


Cơng trình
Địa điểm
Năm xây dựng
Phong cách kiến trúc
Hình ảnh

5. Mặt bằng

Tịa thị chính Buffalo
Mỹ
1931
Pha trộn giữa Kiến Trúc Chicago với Cổ Điển

Mặt đứng

6. Phân tích
Cơng trình vừa có phong cách kiến trúc hiện đại, vừa giữ được bản sắc thời đại. Tịa
nhà là những khối hình học cơ bản mang tính kinh điển trong bố cục khơng gian,
những tuyến hình đơn giản, được lấy cảm hứng hội họa lập thể và chủ nghĩa kết cấu
trong kiến trúc. Mặt bằng bố trí phi đối xứng kết hợp bố cục mặt đứng, hình khối cân
bằng đối xứng, cao độ mái cao tạo cảm giác uy nghiêm, hùng vĩ nhưng vẫn hài hòa.
Bảng 1.3: Phân tích cơng trình Tịa thị chính Buffalo, Mỹ,
Nguồn: />

10

1.2.2 Kiến trúc công sở Pháp
Khảo sát qua lịch sử các phong cách kiến trúc ở phương Tây từ cổ đại đến hiện
đại, có thể thấy rằng, Pháp là một trong những cái nơi vừa góp phần bảo lưu, gìn giữ
các phong cách kiến trúc cổ điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra những phong cách kiến

trúc mới hết sức độc đáo và ấn tượng. Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp của kiến
trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, cái nôi chung của kiến trúc châu Âu.
Lịch sử kiến trúc thế giới nói chung và lịch sử kiến trúc châu Âu nói riêng đã để
lại rõ nét từng dấu ấn trên bước phát triển của mình trong kiến trúc Pháp. Chính vì thế
mà có thể nói rằng kiến trúc Pháp được thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc nhân
loại. Nhưng cũng từ nước Pháp, nhiều phong cách kiến trúc tiêu biểu đã được hình
thành và lan rộng ra toàn châu Âu như phong cách kiến trúc Roman, kiến trúc Gothic,
kiến trúc Rococo. Các kiến trúc sư Pháp cũng là những người đi đầu trong việc tạo
dựng nên những thể thức kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị
cổ điển Hy – La với bản sắc văn hóa Pháp cũng như với dấu ấn và hơi thở của thời đại
để tạo ra những cơng trình và phong cách rất riêng.
Với những đặc trưng riêng của mình, kiến trúc Pháp xứng đáng là một nền nghệ
thuật lớn của nghệ thuật kiến trúc thế giới. Kiến trúc Pháp không chỉ ảnh hưởng sâu
sắc tới các phong cách kiến trúc của châu Âu, mà theo bước chân của các đoàn quân
viễn chinh Pháp, nền nghệ thuật này đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xơi trên thế giới,
tại cả những vùng đất có những điều kiện hoàn toàn khác biệt về tự nhiên, khí hậu và
bản sắc văn hóa – trong đó có Việt Nam.
Một số phân tích, dẫn chứng các cơng trình tiêu biểu của kiến trúc cơng sở
Pháp:
- Điện Elysee
- Tịa nhà Quốc hội Pháp
- Tịa án Paris
- Tịa thị chính Paris


11

1.
2.
3.

4.

Cơng trình
Địa điểm
Năm xây dựng
Phong cách kiến trúc
Hình ảnh

5. Mặt bằng

Elysée Palace - Điện Elysee
Pháp
1718 - 1722
Kiến trúc Cổ Điển

Mặt đứng

6. Phân tích
Xét tổng thể, cơng trình này là đại diện mẫu mực của phong cách kiến trúc cổ điển
châu Âu, vừa sang trọng, vừa lịch thiệp.
Bảng 1.4: Phân tích cơng trình Điện lysée, Pháp, Nguồn:
/>

12

1.
2.
3.
4.


Cơng trình
Địa điểm
Năm xây dựng
Phong cách kiến trúc
Hình ảnh

5. Mặt bằng

Palais Bourbon - Tòa nhà Quốc hội Pháp
Pháp
1722
Kiến trúc Cổ Điển

Mặt đứng

6. Phân tích
Cơng trình là một quần thể rộng lớn có kiến trúc mang đặc tính của hai thời kỳ rõ rệt.
Mặt phía Nam là quảng trường Palais Bourbon với chiếc cổng uy nghi, hàng cột trang
trí phong phú, khoảng sân rộng, hàng hiên thanh lịch, mang dáng vẻ của một dinh thự
hồng gia. Ở phía Bắc, tịa nhà mang nét cân xứng hồn hảo, chính giữa là hàng 12
cột thức Corinth nâng đỡ cho phần mái cao với những bức phù điêu, đem lại cho cơng
trình nét uy nghiêm của một "ngơi đền pháp luật".
Bảng 1.5: Phân tích cơng trình Nhà Quốc hội, Pháp,
Nguồn: Palais_Bourbon


13

1.
2.

3.
4.

Cơng trình
Địa điểm
Năm xây dựng
Phong cách kiến trúc
Hình ảnh

5. Mặt bằng

Palais de Justice, Paris – Tòa án Paris
Pháp
1240
Kiến trúc Cổ Điển

Mặt đứng

6. Phân tích
Bố cục đối xứng tạo cảm giác nghiêm trang khi đi vào bên trong cơng trình.
Bảng 1.6: Phân tích cơng trình Tịa án Paris, Pháp,
Nguồn: />

14

1.
2.
3.
4.


Cơng trình
Địa điểm
Năm xây dựng
Phong cách kiến trúc
Hình ảnh

5. Mặt bằng

Hơtel de ville de Paris - Tịa thị chính Paris
Pháp
1874 - 1882
Phong cách nghê thuật Phục Hưng

Mặt đứng

6. Phân tích
Được xây dựng theo lối quy hoạch của Pháp với quảng trường ở phía trước và Nhà thờ
Đức Bà nằm kế bên. Tịa nhà có mặt tiền chính rất dài,
Bảng 1.7: Phân tích cơng trình Tịa thị chính Paris, Pháp,
Nguồn: />

15

1.2.3 Kiến trúc công sở Nhật Bản
Sau đại chiến thế giới thứ II, vào những năm 50 của thế kỷ XX, các kiến trúc sư
Nhật Bản nhận được những hợp đồng của chính phủ thiết kế hàng loạt các cơng sở để
xây dựng trên khắp cả nước. Thế là nở rộ một cao trào xây dựng với nhiều sáng tạo nổi
tiếng và đến năm 1960 thành lập trường phái Chuyển hóa luận là trào lưu kiến trúc
hiện đại Nhật Bản, đã đưa Nhật Bản lên hàng một trong những quốc có nền kiến trúc
hiện đại mang đậm đà bản chất dân tộc nhất trên thế giới hiện nay.

Kiến trúc Nhật Bản có một lịch sử rất lâu đời. Nó được bắt đầu vào thế kỷ thứ
năm trước Công Nguyên. Kể từ thời điểm đó kiến trúc Nhật Bản đã có những thay đổi
đáng kể. Kiến trúc đương đại Nhật Bản được ra đời, đồng thời có ảnh hưởng lớn trên
tồn thế giới.
Vì có khí hậu ơn hịa nên kiến trúc truyền thống của Nhật Bản đa phần có cấu
trúc bằng gỗ. Những cách thức và kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng khơng chỉ
phản ánh khí hậu của Nhật Bản mà còn thể hiện được nguồn gốc sâu xa trong sự phát
triển của văn hóa Nhật Bản. Ngồi ra, những vật liệu xây dựng như đất, đá và gạch
cũng được người Nhật sử dụng trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, các kiến trúc
sư Nhật Bản đã sản sinh ra một phong cách kiến trúc tinh tế và đầy kỹ thuật mà sau
này đã trở thành duy nhất và đặc trưng của đất nước Nhật Bản.
Khi Nhật Bản mở cửa vào năm 1868, kiến trúc phương Tây bắt đầu thay thế
những tòa nhà truyền thống của Nhật. Các kiến trúc sư ở Nhật Bản bắt đầu kết hợp các
phương pháp xây dựng truyền thống với thiết kế châu Âu. Họ cũng áp dụng những vật
liệu xây dựng mới như bê tông và thép.
Sau Thế chiến I, dưới ảnh hưởng của Le Corbusier, Mies van der Rohe và Frank
Lloyd Wright, kiến trúc Nhật Bản bắt đầu có những đóng góp của mình với ngành kiến
trúc đương đại. Các kiến trúc sư Nhật Bản như Tange Kenzo hoặc Arata Isozaki đã tạo
ra một phong cách độc đáo và phát triển thiết kế hiện đại mang tính quốc tế. Các cơng
trình kiến trúc thời kỳ này pha trộn phong cách mới với các đặc tính kiến trúc truyền
thống của Nhật Bản.
Trong những năm 1980, các kiến trúc sư Nhật Bản thế hệ thứ hai đã khám phá
những thiết kế hiện đại và hậu hiện đại và bắt đầu có những đóng góp vào sự phát triển
của kiến trúc đương đại. Các kiến trúc sư như Ando Tadao, Hasegawa Itsuko và Toyo
Ito bắt đầu nhận được những đánh giá cao trên toàn thế giới.
Một số phân tích, dẫn chứng các cơng trình tiêu biểu của kiến trúc cơng sở Nhật
Bản:
- Tịa thị chính Tokyo
- Tịa quốc hội Tokyo
- Đồn cảnh sát Kumamoto-Kita



×