Tải bản đầy đủ (.docx) (255 trang)

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 255 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỦY TÚ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ
TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN.........................................................................................................iii
SUMMARY OF THESIS.....................................................................................................v
MỤC LỤC.......................................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU........................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu........................................................................................1
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu...............................................................................................1
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................5


1.1.3. Khe hở nghiên cứu.................................................................................................6
1.1.4. Sự cần thiết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập CPTPP.......................................................................................................8
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................10
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................10
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................10
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................................11
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................11
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................11
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.......................................................12
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................12
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu...............................................................................................15
1.5. Đóng góp của luận án...............................................................................................15
1.6. Kết cấu của luận án...................................................................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.........................19


3
2.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu................................................................19
2.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.........................................19
2.1.2. Khái niệm tự do hóa tài chính...............................................................................20
2.1.3. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.......................................................21
2.1.4. Khái niệm ổn định ngân hàng...............................................................................23
2.2. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................24
2.2.1. Lý thuyết tự do hóa tài chính trong hội nhập quốc tế về ngân hàng.....................25
2.2.2. Lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối
cảnh hội nhập.................................................................................................................34
2.2.3. Lý thuyết về mức độ ổn định ngân hàng thương mại...........................................40
2.2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.....................46

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng.................49
2.2.6. Phương pháp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP..........................................56
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến nghiên cứu.........................................61
2.3.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.....................61
2.3.2. Các nghiên cứu về mức độ ổn định của ngân hàng thương mại............................62
2.3.3. Các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng thương mại..63
2.3.4. Các nghiên cứu về hiệu ứng từ sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đến các
ngân hàng thương mại nội địa........................................................................................67
2.3.5. Các nghiên cứu về tác động của CPTPP đến ngành ngân hàng............................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................71
CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................72
3.1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................72
3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................73
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.......................................................................73
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng....................................................................74
3.3. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................91
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................92


4
4.1. Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. . .92
4.1.1. Vốn và tài sản.......................................................................................................92
4.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR).....................................................................................93
4.1.3. Huy động vốn và cho vay.....................................................................................94
4.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................................................97
4.1.5. Vấn đề an toàn thanh khoản..................................................................................99
4.1.6. Vấn đề nợ xấu.....................................................................................................100
4.1.7. Một số yếu tố khác.............................................................................................102

4.2. Một số kết quả hoạt động ngân hàng trong khối CPTPP giai đoạn 2010 - 2018........107
4.2.1. Năng lực tài chính..............................................................................................108
4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời..............................................................114
4.2.3. Mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế..........115
4.2.4. Mạng lưới hoạt động..........................................................................................121
4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm...............................................................................124
4.3.1. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam...................................................................................................124
4.3.2. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy mức độ ổn định của các ngân hàng thương
mại Việt Nam...............................................................................................................134
4.3.3. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.............................................................143
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................................146
4.4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu tổng quan............................................................147
4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm........................................................148
4.5. Điểm mạnh, điểm yếu, triển vọng và thách thức đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam khi hội nhập CPTPP.........................................................................................153
4.5.1. Những điểm mạnh các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khối CPTPP.....155
4.5.2. Những yếu điểm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khối CPTPP. .165
4.5.3. Cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh và tăng cường ổn định cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam khi gia nhập CPTPP..................................................................170


5
4.5.4. Những thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc gia tăng vị
thế cạnh tranh và ổn định ngân hàng khi gia nhập CPTPP...........................................178
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................................184
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................185
5.1. Kết quả nghiên cứu chính của luận án.......................................................................185
5.2. Hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường ổn định tài chính

của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP......................187
5.2.1. Nâng cao năng lực tài chính...............................................................................188
5.2.2. Có chiến lược cạnh tranh hiệu quả tại các ngân hàng thương mại Việt Nam......192
5.2.3. Mở rộng đầu tư, phát triển dịch vụ ngân hàng đến khách hàng..........................193
5.2.4. Mở rộng thị trường ra ngoài nước......................................................................195
5.2.5. Kịp thời ứng phó với những biến động từ nền kinh tế vĩ mô trong khối CPTPP.196
5.2.6. Nâng cao năng lực quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực...................197
5.2.7. Xây dựng hành lang pháp lý theo chuẩn mực quốc tế........................................198
5.3. Những hạn chế và hướng phát triển...........................................................................200
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.................................................................................................202
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................i
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU...................................................................................................x
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................... x
PHỤ LỤC 2........................................................................................................................ xv
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................... xviii
PHỤ LỤC 4....................................................................................................................... xix
PHỤ LỤC 5........................................................................................................................ xx
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ............................................xl


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNTT
CPTPP
DN
GDP
FTA
HQHĐKD

IMF
LDR
NIM
NHNN
NHNNg
NHTM
NHTM CP
NHTM NN
NHTM VN
NLCT
ROA
ROE
TCNH
TCTC
TCTD
TTTC
WB
WEF
WTO

Tiếng Anh
Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership
Gross Domestic Product
Free Trade Agreement
International Monetary Fund
Loan to Deposit ratio
Net Interest Margin

Return On Assets

Return On Equity

WorldBank
World Economic Forum
World Trade Organization

Tiếng Việt
Công nghệ thông tin
Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ Xun Thái Bình Dương
Doanh nghiệp
Tổng thu nhập quốc nội
Hiệp định thương mại tự do
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Năng lực cạnh tranh
Lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tài chính ngân hàng
Tổ chức tài chính
Tổ chức tín dụng
Thị trường tài chính

Ngân hàng thế giới
Diễn đàn kinh tế thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về ổn định ngân hàng.....................................................45
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.............64Y
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình hồi quy và tương quan kỳ vọng
8
Bảng 4.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản....................................................................................92
Bảng 4.2: Xếp hạng cạnh tranh năng lực toàn cầu của các quốc gia CPTPP..............................108
Bảng 4.3: Xếp hạng chỉ tiêu phát triển hệ thống tài chính của các nước CPTPP........................109
Bảng 4.4: Tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP.................................110


7
Bảng 4.5: Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng trong nhóm CPTPP............................112
Bảng 4.6: Quy mơ hệ thống ngân hàng và tỷ lệ CAR của nhóm CPTPP năm 2018...................113
Bảng 4.7: Tỷ lệ tiền rộng so với GDP giữa các quốc gia trong CPTPP.......................................116
Bảng 4.8: Tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP.................................117
Bảng 4.9: Mật độ chi nhánh ngân hàng thương mại phân bố trong CPTPP................................119
Bảng 4.10: Mật độ máy ATM phân bố trong các nước CPTPP....................................................119
Bảng 4.11: Chỉ số chiều sâu thơng tin tín dụng của các quốc gia trong CPTPP..........................120
Bảng 4.12: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình Lerner................................................124
Bảng 4.13: Tương quan giữa các biến trong mơ hình ước lượng cạnh tranh...............................125
Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả hồi quy cho mơ hình đo lường năng lực cạnh tranh........................127
Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả các biến trong mơ hình đo lường mức độ ổn định..................134
Bảng 4.16: Tương quan giữa các biến trong mơ hình ước lượng Zscore.....................................135
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mơ hình ước lượng mức độ ổn định của 31 NHTM VN.................138
Bảng 4.18: Bảng thống kê mơ tả các biến trong mơ hình đo lường mức độ ổn định..................143

Bảng 4.19: Tương quan giữa các biến trong mơ hình ước lượng Zscore.....................................144
Bảng 4.20. Tóm tắt kết quả hồi quy tác động của cạnh tranh lên ổn định ngân hàng.................144
Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mơ hình Lerner và kỳ vọng ban đầu...............................................148
Bảng 4.22: Tóm tắt kết quả hồi quy mơ hình ZscoreMH2...........................................................150
Bảng 4.23: Mơ phỏng mơ hình SWOT cho các ngân hàng thương mại Việt Nam......................153
Bảng 4.24: Giao dịch ATM, POS/EFTPOS/EDC (Quý II/2019).................................................158
Bảng 4.25: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khối CPTPP giai đoạn 2010 - 2018.............................165
Bảng 4.26: Số lượng lao động ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.....................................168
Bảng 4.27: So sánh tác động của CPTPP đến nền kinh tế VN đến năm 2030.............................171
Bảng 4.28: Năm đối tác đầu tư thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP......................171
Bảng 4.29: Kim ngạch xuất/nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên CPTPP 2018.............175
Bảng 4.30: Tỷ lệ cấp tín dụng hệ thống ngân hàng khối CPTPP giai đoạn 2017 – 2018............178

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Hệ số an toàn vốn (CAR) của các TCTD 2017 – 2018......................................93
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động của NHTM..............................................96
Biểu đồ 4.3: Hiệu quả sinh lời của hệ thống tín dụng Việt Nam 2010 – 2018........................97
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ NIM bình quân của 31 NHTM VN giai đoạn 2010 - 2018.......................99
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR) năm 2018........................100


8
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018......101
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm của khối CPTPP............................111
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ ROA của các nước CPTPP giai đoạn 2010 – 2018..................................114
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ ROE của các nước CPTPP giai đoạn 2010 – 2018..................................115
Biểu đồ 4.10: Tốc độ tăng trưởng tiền rộng của khối CPTPP...............................................117
Biểu đồ 4.11: Số lượng chi nhánh NHTM bình quân trong khối CPTPP.............................122
Biểu đồ 4.12: Số lượng máy ATM bình quân trong khối CPTPP.........................................123
Biểu đồ 4.13: Chỉ số Lerner bình quân của các NHTM VN giai đoạn 2010 - 2018.............126

Biểu đồ 4.14: Chỉ số Lerner bình quân của các NHTM VN theo hình thức sở hữu.............127
Biểu đồ 4.15: Chỉ số ZscoreMH2 bình quân của 31 NHTM VN giai đoạn 2010 - 2018......136
Biểu đồ 4.16: Chỉ số ZscoreMH2 theo hình thức sở hữu giai đoạn 2010 - 2018..................137
Biểu đồ 4.17: Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam ………………………
157
Biểu đồ 4.18: Số lượng máy ATM tại Việt Nam………………….. ………………………157
Biểu đồ 4.19: Chỉ số chiều sâu tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018………………
158
Biểu đồ 4.20: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018…………159
Biểu đồ 4.21: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống giai đoạn 2013 - 2018 ……..162
Biểu đồ 4.22: Thống kê đầu tư FDI sau khi kết thúc đàm phám CPTPP..............................172
Biểu đồ 4.23: Kim ngạch xuất/nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018..................174
Biểu đồ 4.24: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản các ngân hàng Việt Nam năm 2018.............180


9

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, nhằm cung cấp thông tin khái quát về vấn đề nghiên
cứu của luận án, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản và tổng quan nhất
của nghiên cứu bao gồm: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu
nghiên cứu, đóng góp mới và kết cấu của luận án.
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Hội nhập kinh tế thế giới theo xu thế tự do hóa tài chính được coi là hướng đi thích
hợp trong bối cảnh hiện nay và được nhiều quốc gia thực hiện, trong đó có Việt Nam. Để mở
rộng quy mô và thị trường hợp tác thương mại quốc tế, các quốc gia tiến hành tự do hóa tài
chính từng bước thơng qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trong khu

vực tham gia. Hiện nay, theo tổng hợp từ [ CITATION Tru20 \l 1033 ], Việt Nam có thể được
xem là một trong những nước có số lượng FTA được ký kết nhiều nhất thế giới, với 16 FTA.
Việc ký kết các hiệp định thương mại được kỳ vọng giúp Việt Nam tăng khả năng khai thác
nguồn lực và cơ hội tồn cầu để đẩy nhanh cơng cuộc phát triển, đồng thời gia cường năng
lực thích ứng của quốc gia với sự đổi thay và biến động trong thị trường quốc tế.
Trong các FTA đã được kí kết, Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình
Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – sau
đây gọi là Hiệp định CPTPP) được xem là hiệp định thương mại tự do có quy mơ và tầm cỡ
lớn, có tác động sâu và rộng trên nhiều quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khối
thành viên. Trải qua nhiều cuộc đàm phán, Hiệp định CPTPP được chính thức kí kết tại Chile
vào tháng 3 năm 2018. Khối CPTPP có 11 thành viên với tổng dân số 500 triệu người, tổng
GDP vượt hơn 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng
thương mại thế giới. CPTPP là hiệp định thương mại có quy mô rộng và được đánh giá là
chứa nhiều “tham vọng”. Quan chức cấp cao của các nước tham gia đàm phán đều tin tưởng


10
rằng việc xây dựng thành công Bản mô tả các lĩnh vực đàm phán chính của hiệp định sẽ tạo
cơ sở và động lực cần thiết để kết thúc đàm phán hiệp định thành công. CPTPP được xác
định là một hiệp định mang tính bước ngoặc về thương mại của thế kỷ 21, thiết lập một tiêu
chuẩn mới cho thương mại toàn cầu và đưa ra những vấn đề thuộc thế hệ mới có khả năng
tăng cường năng lực cạnh tranh của các nước thành viên CPTPP trong nền kinh tế tồn cầu.
Khi có hiệu lực, CPTPP sẽ loại bỏ 11.000 dịng thuế của các bên và có khả năng sẽ
đóng vai trị như một khn mẫu cho các điều ước mậu dịch trong tương lai. Nội dung
CPTPP đã xây dựng được khung tổng thể của một hiệp định thương mại thế hệ mới, góp
phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư, tạo cơ sở cho việc hình thành
một Khu vực thương mại tự do trên tồn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời hỗ
trợ việc làm, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống tại các quốc gia.
Theo [ CITATION VụC18 \l 1033 ], các nội dung cam kết trong hiệp định CPTPP
mang 5 đặc trưng chính như sau:

Thứ nhất, Tiếp cận thị trường toàn diện: bãi bỏ thuế quan và các hàng rào khác đối
với thương mại hàng hóa và đầu tư giữa các nước thành viên, tạo ra và duy trì việc làm ngày
càng nhiều. Mục tiêu của CPTPP là thúc đẩy hàng hóa của các nước thành viên được tiếp cận
thị trường của nhau một cách toàn diện, miễn thuế cũng như các hạn chế về dịch vụ được
đồng loạt xóa bỏ nhằm tạo ra cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp cũng như
những lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng.
Thứ hai, Hiệp định khu vực toàn diện: các nước tham gia CPTPP nhất trí xây dựng
một biểu thuế thống nhất cũng như các quy tắc xuất xứ chung để giúp các doanh nghiệp tận
dụng được hiệp định một cách dễ dàng hơn. Cách tiếp cận mang tính khu vực này sẽ giúp
thúc đẩy mạng lưới thương mại khu vực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp và khuyến khích sử dụng các sản phẩm đầu vào của CPTPP. Điều này góp phần tạo
thuận lợi cho sự phát triển sản xuất và chuỗi cung ứng giữa các thành viên trong CPTPP,
đồng thời hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, nâng cao mức sống, cải thiện phúc lợi xã hội và tăng
cường phát triển bền vững ở các nước thành viên.
Thứ ba, Các vấn đề thương mại xuyên suốt: hình thành khung hiệp định trên cơ sở
những thỏa thuận đã thực hiện trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn khác và bằng việc đưa
vào CPTPP có 4 vấn đề mới và mang tính xuyên suốt bao gồm:


11
Gắn kết mơi trường chính sách: các cam kết sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước
thành viên thông qua việc tạo môi trường trao đổi thương mại gắn kết và hiệu quả giữa các
nước trong CPTPP.
Tạo thuận lợi thúc đẩy năng lực cạnh tranh và kinh doanh: các cam kết sẽ nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực của từng nền kinh tế CPTPP và thúc đẩy hội nhập
kinh tế cũng như tạo thêm việc làm thông qua phát triển sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực;
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: các cam kết sẽ giải quyết những quan ngại của doanh
nghiệp vừa và nhỏ về các vấn đề khó khăn trong việc hiểu và vận dụng các hiệp định thương
mại bên cạnh đó khuyến khích họ giao thương quốc tế;
Phát triển: đẩy mạnh tự do hóa thị trường một cách tồn diện và mạnh mẽ, cải thiện

tình hình thương mại và đầu tư, tăng cường kỷ cương và các cam kết khác, bao gồm việc
thiết lập các cơ chế giúp các thành viên trong CPTPP thực thi hiệu quả và tận dụng được tối
đa những lợi ích mà Hiệp định mang lại, qua đó góp phần tăng cường vai trị của những thể
chế quan trọng đối với quản lý và phát triển kinh tế. Góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy
những ưu tiên phát triển kinh tế của từng thành viên CPTPP;
Thứ tư, Những vấn đề mới trong thương mại: tích cực thúc đẩy thương mại và đầu tư
đối với cá sản phẩm và dịch vụ mang tính sáng tạo, trong đó có nền kinh tế kỹ thuật số và
công nghệ xanh, đảm bảo một mơi trường kinh doanh lành mạnh trên tồn bộ khu vực
CPTPP.
Thứ năm, Hiệp định mở: cho phép cập nhật hiệp định phù hợp khi cần thiết để giải
quyết các vấn đề thương mại nảy sinh trong tương lai cũng như các vấn đề mới phát sinh
trong quá trình mở rộng Hiệp định để kết nạp thêm các thành viên mới. Nói cách khác, mục
tiêu cuối cùng của Hiệp định CPTPP là mở rộng cho các quốc gia khác trong khu vực châu Á
- Thái Bình Dương. Các nhóm đàm phán đang tham vấn với những nước bày tỏ quan tâm đến
việc tham gia hiệp định, nhằm giúp các nước này nhận thức được các mục tiêu CPTPP đã
nhất trí theo đuổi. Tính mở của CPTPP có ưu điểm là chỉ bằng đàm phán CPTPP, một nước
có thể cùng có FTA với nhiều nước đối tác. Đây cũng chính là lý do các nước tham gia khó
đạt được sự nhất trí và thời gian đàm phán bị kéo dài.
Hoạt động ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, chính vì vậy việc thực thi các
cam kết trong CPTPP sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân hàng


12
các nước thành viên nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Nhìn
chung, các nội dung được cam kết thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính của CPTPP hướng tới đẩy
mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở các nước thành viên như: Mở rộng cam
kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt
hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài; Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm bảo đảm đầy đủ lợi
ích của các nhà đầu tư; Bảo đảm khơng gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý
thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mơ ổn định. Đối với Việt Nam, các cam kết

trong hiệp định CPTPP mở rộng (so với WTO) đối với một số loại hình dịch vụ mới như: Mở
cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; Dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp
dịch vụ chứng khốn nước ngồi đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính qua biên
giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự
doanh hoặc tài khoản của khách hàng; Mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên
giới; Tăng cường khơng gian chính sách và sự linh hoạt các quy định thông qua bổ sung các
điều khoản mới về “rút lui”, “gia nhập” và “rà soát lại” hiệp định.
Như vậy, mức độ tự do hóa tài chính trong khuôn khổ CPTPP rất cao dù các nước thành
viên được quyền chủ động thực hiện các biện pháp củng cố tính ổn định tài chính và tính
thống nhất của hệ thống tài chính của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như các nước thành
viên được áp dụng các ngoại lệ cần thiết, gồm các biện pháp thận trọng bảo vệ an ninh quốc
gia, quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm bảo đảm mơi trường
đầu tư ổn định, an tồn. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính trong CPTPP, mặc dù yêu cầu
cung cấp nhiều cơ hội tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới nhưng vẫn đảm bảo rằng,
các nước trong CPTPP có đủ năng lực điều hành thị trường và các tổ chức tài chính cũng như
thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng.
Ngành Ngân hàng Việt Nam đóng vai trị trung gian rất quan trọng trong việc kết nối
mọi hoạt động của nền kinh tế, là tiền đề của phát triển kinh tế xã hội, cũng sẽ khơng nằm
ngồi các tác động, ảnh hưởng từ CPTPP. Cùng với sự vận động phát triển của toàn nền kinh
tế và sự phát triển mạnh mẽ của các DN xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh (như dệt may, da
giày, linh kiện điện tử …), ngành ngân hàng sẽ phát huy tối đa vai trò là cầu nối, kênh dẫn
vốn hiệu quả giữa nền kinh tế và các doanh nghiệp, đồng thời mở rộng hệ thống thanh toán
quốc tế giúp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động tới các thị trường


13
mới. Qua đó, hiện thực hóa các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, ngành ngân hàng
cũng cần phải chủ động đánh giá các thách thức khó khăn, các sức ép cạnh tranh phải đối mặt
để có những định hướng, giải pháp phù hợp cho sự phát triển ổn định và bền vững trước bối
cảnh mới.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng trong và
ngoài nước được thực hiện. Nhiều phương pháp đo lường và mơ hình nghiên cứu được đề
cập tùy theo đặc trưng của quốc gia nghiên cứu.
Để đo lường năng lực cạnh tranh và tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh
ngân hàng, các phương pháp đo lường chủ yếu dựa trên 3 chỉ số: phương pháp Panzar và
Rosse (1987) sử dụng chỉ số H, Lerner, Bone. Để đo lường mức độ ổn định ngân hàng, ban
đầu các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là
phương pháp phân tích đơn biến, phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế
học Edward I (1968). Nghiên cứu của Altman được tiến hành ra để dự báo xác suất phá sản
của doanh nghiệp kế thừa từ chỉ số Z-Score của [ CITATION Edw68 \l 1033 ], hàng loạt các
nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định
ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE. Chỉ số thống kê H đã được nhiều học giả
nghiên cứu sử dụng như: [ CITATION Cla01 \l 1033 ], [ CITATION Car09 \l 1033 ],
[ CITATION Soe11 \l 1033 ]. Chỉ số Lerner cũng được nhiều học giả trên thế giới sử dụng
như: nghiên cứu của [ CITATION Ber09 \l 1033 ], [ CITATION Fun13 \l 1033 ],
[ CITATION Fue14 \l 1033 ]…
Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam về năng lực cạnh tranh sử dụng chỉ số H và
Lerner, các nghiên cứu gần đây chủ yếu dùng chỉ số Lerner bởi tính thuận lợi trong việc thu
thập dữ liệu và sự phù hợp của kết quả tính tốn so với tình hình thực tế Việt Nam. Các
nghiên cứu về mức độ ổn định ngân hàng tại Việt Nam sử dụng chỉ số Zscore và thêm các chỉ
số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RAR , RAR
ROA

ROE



Các nghiên cứu về hiệp định CPTPP trong và ngoài nước cho ngành ngân hàng chủ
yếu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nội dung nghiên cứu tập trung

xác định những nội dung cam kết liên quan, những cơ hội, thách thức mà ngành ngân hàng sẽ
đối mặt khi tham gia CPTPP. Có một vài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác


14
động từ sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngồi đến thị trường ngân hàng nội địa
sau kí kết các hiệp định FTA nói chung.
Tại Việt Nam, tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào “đo lường năng lực cạnh tranh và
mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định
CPTPP”. Thông qua việc xác định thực trạng tình hình hiện tại của các ngân hàng thương
mại Việt Nam, so sánh với hệ thống tài chính giữa các nước thành viên, kết hợp kết quả đo
lường thực nghiệm làm căn cứ đề xuất hàm ý chính sách hữu hiệu trong bối cảnh hội nhập
CPTPP. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng có xét tới yếu
tố sự gia nhập của ngân hàng nước ngồi vào Việt Nam rất ít. Tác giả cũng nhận thấy
rằng hầu như chưa có một cơ sở lý thuyết nền tảng về cạnh tranh và ổn
định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế được tập hợp và trình bày
đầy đủ, mang tính khoa học đóng vai trò như lý thuyết nền nghiên cứu tại
Việt Nam.
1.1.3. Khe hở nghiên cứu
Nhìn chung, những vấn đề mà các sản phẩm khoa học trước đó đã đề cập chủ yếu: Đã
khắc hoạ tiến trình Việt Nam tham gia ký kết TPP và CPTPP và những vấn đề được đặt ra khi
Việt Nam tham gia Hiệp định này; Các nhà nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế đã đưa
ra những khuyến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ về những vấn đề phái
đồn đàm phán của Việt Nam cần lưu ý, cũng như là Hiệp định CPTPP mang lại những cơ
hội và thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung; Đề xuất giải pháp: Chính phủ
phải làm gì? Cộng đồng doanh nghiệp phải làm gì? Để nắm bắt cơ hội, hạn chế khó khăn
thách thức khi Hiệp định CPTPP được ký kết và chính thức có hiệu lực thực thi đối với Việt
Nam.
Rất ít tài liệu và cơng trình nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định
của NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, một hiệp định được đánh giá có phạm vi ảnh

hưởng sâu, rộng, mức độ tự do hóa tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế được mở rộng
đánh kể thông qua các nội dung cam kết giữa 11 nước trong khối thành viên. Bên cạnh đó, xu
thế tự do hóa tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với các nội dung cam kết toàn diện
và tiến bộ trong CPTPP, việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng từ sự hiện diện của các
tổ chức tài chính (TCTC) nước ngồi tại Việt Nam là vơ cùng thiết thiết. Đây là cơ sở hàm ý


15
chính sách để các nhà hoạch định chính sách cũng như ban ngành chức năng liên quan đưa ra
những quyết sách đúng đắn dựa theo phạm vi, nội dung đã ký kết, thỏa thuận trong q trình
đàm phán trước đó. Từ đó đề xuất các khuyến nghị và giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam
tăng cường năng lực của mình để nắm lấy cơ hội và vượt qua được những thách thức CPTPP
mang lại.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước cịn có một số khe hở nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, khoảng trống về không gian và thời gian nghiên cứu: Các nghiên cứu trước
đây chủ yếu trong giai đoạn trước năm 2016: Hiệp định CPTPP chưa được ký kết, vấn đề xử
lý nợ xấu và tái cấu trúc đang trong giai đoạn thực hiện, quy mô và thị trường hoạt động của
ngân hàng nước ngoài (NHNNg) tại Việt Nam còn nhiều rào cản và hạn chế, một số ngân
hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) đang trong giai đoạn thí điểm thực hiện theo chuẩn
Base 2. Vì vậy nghiên cứu được tiến hành trên dữ liệu thu thập từ 31 NHTM tại Việt Nam và
11 NHTM có vốn nước ngoài (NH liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) giai đoạn 2010 –
2018.
Thứ hai, khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng để đo lường mức độ ổn định tài chính hoặc đo lường năng lực cạnh
tranh của NHTM VN. Các nghiên cứu về ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
CPTPP chủ yếu là nghiên cứu bằng phương pháp định tính thơng qua một số bài báo, nhận
định chung về thực trạng của ngân hàng Việt Nam hoặc dự đoán những cơ hội và thách thức
mà CPTPP mang lại cho Việt Nam. Để đánh giá những cơ hội – thách thức đến với hoạt động
NHTM VN chủ yếu là các nghiên cứu định tính dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập được.
Trong nghiên cứu này, luận án sử dụng phối hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng

nhằm tăng tính vững làm cơ sở lập luận để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
tính ổn định và khả năng cạnh tranh của NHTM VN. Từ đó là cơ sở để nắm bắt hiệu quả các
cơ hội cũng như kịp thời ứng phó các thách thức từ các cam kết về lĩnh vực ngân hàng trong
CPTPP.
Thứ ba, khoảng trống về các yếu tố đo lường: Trong bối cảnh hội nhập CPTPP, NLCT
và mức độ ổn định ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ các tổ chức tín dụng nước
ngồi tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu trong nước đo lường mức độ ảnh hưởng từ sự hiện diện
NHNNg đến NLCT và mức độ ổn định của NHTM VN vì vậy yếu tố số lượng chi nhánh


16
NHNNg và tỷ lệ tổng tài sản của các NHNNg trên tồn hệ thống tín dụng được đưa vào mơ
hình nghiên cứu.
Thứ tư, khoảng trống về nội dung nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu tập trung xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT và mức độ ổn định của các NHTM VN nói
chung hoặc nghiên cứu về các cơ hội – thách thức của NHTM VN khi tham gia CPTPP. Tuy
nhiên chưa có các nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề đo lường NLCT và mức độ ổn định của
các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, dựa vào một số chỉ tiêu vĩ mô đặc trưng để
so sánh giữa hệ thống NHTM VN với hệ thống tài chính của 10 thành viên cịn lại trong
CPTPP, từ đó làm căn cứ thiết thực xác định triển vọng và áp lực cạnh tranh nhằm góp phần
cho các nhà quản trị ngân hàng những hàm ý chính sách phù hợp nâng cao NLCT, giữ vững
ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP.
Đó là những khe hở nghiên cứu mà tác giả sẽ lấp đầy trong luận án, cũng là những
điểm mới của đề tài.
1.1.4. Sự cần thiết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập CPTPP.
Ngày nay, xu thế tự do hóa tài chính trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
thúc đẩy mở rộng hoạt động thương mại ra thị trường thế giới đang được ủng hộ mạnh mẽ.
Hoạt động thương mại giữa các nước gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hàng của mỗi
quốc gia. Việc các hiệp định thương mại được thực thi theo các nội dung cam kết sẽ tác động

rất lớn đến nền kinh tế quốc gia nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có nhiều hiệp định thương mại tự do kí kết
nhất hiện nay. Trong đó, Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương có
quy mơ lớn được đánh giá mang lại nhiều tiềm năng phát triển cho 11 thành viên, trong đó có
Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc ký kết thành công hiệp định CPTPP là bước ngoặc lớn đánh
dấu cột mốc quan trọng cho sự chuyển mình của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính
ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng đóng vai trị huyết mạch của nền kinh tế quốc gia.
Trong toàn bộ những nội dung được ký kết có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân
hàng, kì vọng sẽ mang đến những triển vọng lớn về mở rộng đầu tư và dịch vụ tài chính mới


17
song cũng là sức ép cạnh tranh bắt buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tự điều
chỉnh, cơ cấu lại phù hợp với tình hình mới.
Với các cam kết mở rộng xóa bỏ rào cản gia nhập giữa các nước thành viên trong khối
CPTPP chắc chắn sẽ có sự gia nhập từ các tổ chức tài chính nước ngồi với quy mơ lớn, trình
độ chun mơn cao, cơng nghệ tiên tiến và loại hình dịch vụ đa dạng sẽ tiến vào thị trường
Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi có sự hiện diện của các tổ chức
tài chính nước ngồi sẽ có nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp đến hệ thống ngân hàng
thương mại trong nước, đặc biệt ở 2 hiệu ứng: hiệu ứng lan tỏa làm gia tăng mức sinh lợi và
làm giảm chi phí hoạt động; cịn hiệu ứng cạnh tranh sẽ làm giảm mức sinh lời và chi phí
hoạt động. [ CITATION Ber98 \l 1033 ]. Điều này có thể sẽ là áp lực cạnh tranh hay tác động
gây bất ổn ngân hàng nhưng đồng thời cũng có thể là cơ hội tiếp cận các tiến bộ từ cộng đồng
quốc tế cho các ngân hàng thương mại nội địa. Vì vậy, để nắm bắt các cơ hội và kịp thời ứng
phó thách thức mang lại từ hiệp định CPTPP, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải
tự xác định thực trạng năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định trong hiện tại, dự đoán được
những áp lực cạnh tranh cũng như các nguy cơ bất ổn để có chiến lược ứng phó thách thức,
nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố giữ vững và gia tăng mức độ ổn định trong hoạt động
ngân hàng trước bối cảnh hội nhập CPTPP.

Khi CPTPP được thực thi đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế thì hoạt động của hệ
thống ngân hàng các nước trong khu vực sẽ có những thay đổi theo nội dung cam kết chung.
Mức độ ổn định tài chính của các NHTM VN cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của việc mở
rộng thị trường, sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại,
áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính trong và ngồi nước. Hội nhập quốc tế về ngân
hàng giúp các NHTM trong nước thông qua môi trường cạnh tranh ngày càng tự do hơn và
phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời giúp ngân hàng trong nước cần nhận thức được tình
hình mới để tự nâng cao, hồn thiện nhằm đương đầu với cạnh tranh và duy trì sự ổn định
của hệ thống tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó, đề
tài “NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG” được tác giả chọn làm nội
dung nghiên cứu.


18
Thông qua việc đo lường năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định của các NHTM VN,
xác định mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đặc trưng nội tại của ngân hàng, yếu
tố ảnh hưởng từ sự gia nhập của ngân hàng ngoại, tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng trong bối cảnh hội nhập nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của các NHTM VN trong
bối cảnh hội nhập CPTPP làm cơ sở hoạch định chiến lược tận dụng tối đa cơ hội, chuẩn bị
chủ động kiểm sốt thách thức góp phần giúp ngân hàng Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu
quả, vững mạnh và nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết quả nghiên cứu
được dùng làm sơ sở khoa học để giúp các nhà quản trị ngân hàng một số hàm ý chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường ổn định cho các
NHTM VN trước bối cảnh thực thi các nội dung cam kết trong hiệp định CPTPP.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ
ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia CPTPP, từ đó

đưa ra các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu của luận án.
Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ tiến hành
nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định thực trạng hoạt động của các NHTM VN và so sánh với các nước thành viên
còn lại trong CPTPP giai đoạn 2010 - 2018.
- Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực
cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP.
- Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định
của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP.
- Đo lường chiều hướng tác động của năng lực cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong
bối cảnh tham gia CPTPP.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh
tham gia CPTPP.
- Hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng
trong bối cảnh tham gia CPTPP.


19
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN so với các nước thành viên
trong CPTPP?
Câu hỏi 2: Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến
năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP?
Câu số 3: Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ
ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP?
Câu số 4: Chiều hướng tác động của năng lực cạnh tranh đến mức độ ổn định của các
NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP?
Câu số 5: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong
bối cảnh tham gia CPTPP?

Câu hỏi 6: Hàm ý chính sách nào giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định
cho các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong bối cảnh tham gia CPTPP.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu thực hiện trên 31 ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tính đến thời điểm 31/12/2018 theo thống kê của NHNN, tổng số NHTM 100% vốn của Việt
Nam là 35 ngân hàng (gồm 4 NHTM Nhà nước và 31 NHTM Cổ phần). Tổng tài sản của 35
NHTM VN tại thời điểm 31/08/2018 là 9.418.330 tỷ đồng. Tổng tài sản của 31 NHTM VN
được tác giả sử dụng tại thời điểm 31/12/2018 là 9.398.556,489 tỷ đồng, chiếm 99,78% tổng
tài sản của các NHTM VN. Như vậy, 31 NHTM được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho
các NHTM tại Việt Nam.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu xác định trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.
Do trong giai đoạn này các NHTM VN bắt đầu áp dụng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010,
trong đó có nhiều quy định mới về tổ chức, quản trị, điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế,
thực hiện việc tái cấu trúc tồn diện hoạt động, trong đó có tái cấu trúc hệ thống quản trị ngân


20
hàng. Đặc biệt là Hiệp định CPTPP được ký kết vào tháng 3/2018 và chính thức có hiệu lực
tại Việt Nam vào 14/01/2019 nên một số chỉ tiêu nghiên cứu theo dữ liệu cập nhật đến hết
quý 3/2019.
- Về mặt nội dung: để thực hiện các mục tiêu được đặt ra, phạm vi nội dung luận án
tiến hành xác định thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN và so
sánh với hệ thống tài chính các nước thành viên còn lại trong CPTPP; đo
lường năng lực cạnh tranh, mức độ định ổn định và chiều hướng tác động
của các yếu tố nghiên cứu đến năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của
các NHTM VN trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP; Từ đó, xác định

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các NHTM VN trong bối
cảnh tham gia hiệp định CPTPP; làm cơ sở lập luận đưa ra các hàm ý chính
sách cho nhà quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn
định cho các NHTM VN, đồng thời có chiến lược phù hợp nắm bắt các cơ
hội và kịp thời ứng phó thách thức trong tình hình mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
1.4.1.1. Phương pháp định tính
Luận án sử dụng các phương pháp liệt kê, phân tích, so sánh, tổng
hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đây nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể
bao gồm hình thành cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, ổn định tài
chính và dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, mức độ
ổn định ngân hàng để xây dựng mơ hình thực nghiệm phù hợp cho Việt
Nam.
Luận án cũng sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả và phân tích kết
quả nghiên cứu, so sánh kết quả tình hình hoạt động của các nước trong
CPTPP. Dựa vào kết quả lược khảo từ các nghiên cứu trước, từ cơ sở lý
thuyết liên quan và kết quả đo lường thực nghiệm, luận án vận dụng mơ
hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với


21
các NHTM VN khi tham gia hiệp định CPTPP mục đích tăng tính vững cho lập
luận đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân
hàng trong bối cảnh gia nhập CPTPP.
1.4.1.2. Phương pháp định lượng
Để thực hiện mục tiêu ước lượng năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định
của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, luận án sử dụng:
Phương pháp đo lường bằng chỉ số Lerner với các chỉ số được hình

thành từ các tiêu chuẩn sẵn có nhằm thực hiện ước lượng năng lực cạnh
tranh và mức độ tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh, thảo
luận từ kết quả đo lường.
- Phương pháp đo lường bằng chỉ số Zscore với các chỉ số được hình
thành từ các tiêu chuẩn sẵn có nhằm thực hiện ước lượng mức độ ổn định
và mức độ tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định, thảo luận từ kết
quả đo lường.
- Các phương pháp kinh tế lượng được thực hiện bằng phần mềm
Stata 14.0, cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu định lượng xây dựng mơ hình
hồi quy, thơng qua các kiểm định phù hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố tác
động đến năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập
CPTPP.
1.4.1.3. Thiết kế khung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu xác định năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của
các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, tác giả tiến hành lược khảo lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài. Từ kết quả tổng quan nghiên cứu, tác giả đề
xuất khung quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:


22

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, mức
độ ổn định, các nội dung trong Hiệp định CPTPP về ngân hàng

Bối cảnh thực tiễn và dữ liệu 31 ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018


Phương pháp định tính

Phương pháp định lượng

Thống kê, phân tích, tổng hợp trên bộ dữ
liệu 11 nước CPTPP giai đoạn 2010 - 2018

Thực trạng tại VN và so sánh với 10
nước CPTPP giai đoạn 2010 - 2018

Chỉ số Lerner

Đề xuất mơ hình
đo lường năng lực
cạnh tranh

Chỉ số Zscore

Đề xuất mơ hình
đo lường mức
độ ổn định

Xác định năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định và chiều
hướng tác động của các yếu tố đến NLCT, ổn định ngân
hàng VN khi tham gia CPTPP

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho các NHTM VN khi tham gia CPTPP


Đề xuất hàm ý chính sách cho các NHTM Việt Nam

Nguồn: Đề xuất của tác giả


23
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và 10
nước thành viên trong CPTPP sử dụng dữ liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2010 –
2018, được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, báo cáo tài
chính của Ngân hàng Nhà nước, dữ liệu công bố tại World Economic Outlook (WEO) của
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Tổng cục thống kê Việt Nam,
Ngân hàng thế giới (Worldbank - WB).
Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm mơ hình đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn
định được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp của 31 ngân hàng thương mại Việt Nam tại cơ sở
dữ liệu Bankscope, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn, tài liệu đại
hội đồng cổ đơng thường niên theo năm của các NHTM chính thức cơng bố, báo cáo tài
chính của Ngân hàng Nhà nước.
Dữ liệu các yếu tố bên ngồi thuộc mơi trường vĩ mô được thu thập từ bộ dữ liệu
WEO của IMF, Tổng cục thống kê Việt Nam, WB.
Dữ liệu có cấu trúc dạng bảng và khơng cân bằng.
1.5. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học: Mơ hình luận án được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về các
học thuyết kinh tế nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của ngân hàng; các
yếu tố đặc trưng cho ngân hàng được sử dụng trong mô hình dựa trên khung phân tích
CAMELS và bộ chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động của IMF, kế thừa từ các nghiên cứu
trước luận án chọn lọc các nhân tố phù hợp với NHTM VN trong bối cảnh hội nhập. Từ đó,
dựa trên lược khảo từ các nghiên cứu trước và tình hình thực tế của các NHTM VN, nghiên
cứu tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy đo lường thực nghiệm thông qua chỉ số Lerner và

Zscore xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT và ổn định của NHTM VN
trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Dựa trên cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, ổn định ngân hàng và
kết quả ước lượng hồi quy làm cơ sở để đưa ra các kết luận. Kết quả này bổ sung tính vững
cho các lập luận, nhận định và bằng chứng thực nghiệm về đo lường NLCT và mức độ ổn
định NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xác định thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM
VN, có so sánh với hệ thống tài chính các nước thành viên trong CPTPP qua một số yếu tố vĩ


24
mô, kết hợp với kết quả đo lường thực nghiệm NLCT và mức độ ổn định, từ đó xác định
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập
CPTPP. Bên cạnh đó, luận án được thực hiện trên bộ dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2010 –
2018, tiệm cận nhất với thời điểm CPTPP được kí kết ở Việt Nam. Luận án đưa ra các hàm ý
chính sách được gợi ý trên cơ sở kết quả nghiên cứu cụ thể. Đây có thể là nguồn tham khảo
hữu ích để các nhà hoạch định chiến lược xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao NLCT
và có chiến lược ổn định NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng chỉ ra được mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cũng như mức độ ổn định tài
chính từ sự hiện diện của các NHNNg đối với với các ngân hàng nội địa. Từ đó, giúp các nhà
quản trị ngân hàng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu làm cơ sở tham khảo để xây dựng
chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường mức độ ổn định ngân
hàng, đồng thời dự đoán được các tình huống để có chiến lược ứng phó với thử thách và nắm
bắt cơ hội mà các cam kết chung trong hiệp định CPTPP mang lại.
1.6. Kết cấu của luận án
Gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: tính
cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trước, khe hở nghiên cứu, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng
góp của của luận án, kết cấu của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm liên quan
Chương 2 trình bày tồn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu: tự
do hóa tài chính, năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các
nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh, mức độ ổn
định ngân hàng, tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở lý thuyết vấn đề nghiên cứu được
trình bày ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu phù


25
hợp để đo lường tác động của các yếu tố đến NLCT và mức độ ổn định của các NHTM VN.
Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mơ tả các biến độc lập và biến phụ
thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM VN. Cuối cùng luận án thực
hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Căn cứ vào các thao tác thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập
ở chương 3, chương 4 tiến hành trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các
mô hình sử dụng để đo lường tác động của các yếu tố đến NLCT, mức độ ổn định của các
NHTM VN. Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy và biện
giải kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu được xác định từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Từ
đó xác định những cơ hội và thách thức đối với các NHTM VN trong bối cảnh gia nhập
CPTPP.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Với kết quả nghiên cứu được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là
tồn bộ các gợi ý về mặt chính sách của luận án liên quan năng lực cạnh tranh và mức độ ổn
định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP nhằm giúp cho các nhà hoạch định
chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc
đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn.



×