Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI HSG môn SINH học lớp 8 HAY, đầy đủ, CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.8 KB, 50 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC LỚP 8
I.Cấu tạo tế bào
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện chức năng
nhất định của cơ thể.
Bảng 2: thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ
quan

Các cơ quan trong Chức năng của hệ cơ quan
hệ cơ quan

Hệ vận
động

Cơ và xương

Vận động, di chuyển

Tiêu hóa Miệng, ống tiêu
Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho
hóa, tuyến tiêu hóa cơ thể
Tuần
hồn

Tim và hệ mạch

Vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế
bào, mang chất thải CO2 từ tế bào đến cơ quan
bài tiết.

Hô hấp



Phổi và đường dẫn Thực hiện trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và
khí
mơi trường.

Bài tiết

Thận, ống dẫn
Lọc máu tạo nước tiểu
nước tiểu, bong đái

Thần
Não, tủy, dây TK, Điều hòa, điều khiển, phối hợp hoạt động của
kinh
hạch TK
các cơ quan.
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể cịn có da, các giác quan, hệ sinh dục
giúp duy trì nịi giống, hệ nội tiết giúp điều hịa quá trình trao đổi chất của cơ thể
bằng hoocmon.

1


Câu1
a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất.
Trả lời:
a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất.
*Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hệ thần kinh
Hệ tiêu hóa


Hệ hơ hấp

Hệ bài tiết

Hệ tuần hồn

Hệ vận đơng

*Tính thống nhất:
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động: Khi chạy, hệ vận động
làm việc với cường độ lớn. Lúc đó , các các hệ cơ quan khác cũng tăng cương
hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô
hôi tiết nhiều.
2


- Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tính thống
nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của cơ chế thần kinh
và cơ chế thể dịch.
Câu 2: So sánh tế bào động vật và thục vật? Chứng minh tế bào là đơn vị
cấu trúc, đơn vị chức năng?
a, Tế bào động vật
Tế bào thực vật
- Khơng có thành tế bào, màng được - Có thành tế bào, màng được cấu tạo
cấu tạo bằng Protein và Lipit.
bằng xenlulô.
- Không có lạp thể.
- Có lạp thể, sắc lạp, bột lạp, lạp thể.
- Khơng có khơng bào hoặc rất nhỏ.

- Có khơng bào lớn
- Có trung tử.
- Chất dự trữ là glicogen.
- Khơng có trung tử.
- Chất dự trữ là hyđơrat các bon
b, * Tế bào là đơn vị cấu trúc:
- Từ các dạng sinh vật đơn giản, đến các dạng sinh vật phức tạp, đều có đơn vị
cấu tạo cơ bản là tế bào đã tạo nên cơ thể sống.
- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan lại có một cấu trúc riêng
biệt và giữ chức năng khác nhau.
- Cấu tạo điển hình của một tế bào gồm: Màng tế bào được cấu tạo bởi chất
nguyên sinh, gọi là màng sinh chất. Màng sinh chất có vai trò quan trọng trong
việc trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt
động sống của tế bào, trong chất tế bào có nhiều bào quan, có chức năng quan
trọng như: Ti thể, lạp thể, thể gôngi, trung thể, lưới nội chất, ribơxơm thực hiện
q trình sống của tế bào.
* Tế bào là đơn vị chức năng:
- Tất cả các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống( sinh trưởng,hô hấp,tổng hợp,phân
giải) đều diễn ra trong tế bào.
- Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về mặt trao đổi chất, giữ vai trò điều
khiển chỉ đạo.
- Dù ở bất cứ phương thức sinh sản nào thì tế bào đều là mắt xích nối các thế hệ
thơng qua vật chất di truyền( NST và ADN)

3


II. Hệ Vận động
Câu 1: Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Trả lời:

Những đặc điểm tiến hoá:
+ Thể hiện qua sự phân hóa ở chi trên và tập trung ở chi dưới
- cơ chi trên phân hóa thành các nhón cơ phụ trách những cử động linh hoạt của
bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển.
- Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe ( như cơ mông, cơ
đùi...)
Giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy...) linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư
thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng.
- Ngồi ra, ở người cịn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngơn
ngữ nói.
- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt
Câu 2: Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động
vật thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Trả lời:
Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và
lao động:
- Thể hiện qua sự phân hóa ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới.
+ Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt
của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ vận động ngón cái rất phát triển.
+ Cơ chí dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe (như cơ mông, cơ
đùi, cơ bắp chân).
+ Giúp cho sự vận động di chuyển (chạy, nhảy…) thoải mái và giữ cho cơ thể có
thể thăng bằng trong giáng đứng thẳng.
- Ngồi ra ở người cịn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngơn
ngữ nói.
- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
Câu 3:1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Luyện tập cơ
thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và
hệ cơ ?
4



2. Giải thích ngun nhân có hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ
bóng đá.
Trả lời:
1.* Khả năng co cơ phụ thuộc vào:
- Trạng thái thần kinh: Tinh thần sảng khối, vui vẻ, ý thức cố gắng thì lực co
cơ tốt hơn.
- Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng cơ co mạnh hơn.
- Lực co cơ : Lực co càng mạnh công sinh ra càng lớn.
- Khả năng dẻo dai bền bỉ của cơ: Làm việc lâu mỏi.
* Tác dụng của luyện tập cơ thường xuyên:
+ Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó làm năng suất lao
động cao.
+ Xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối, tăng năng lực hoạt động của các cơ
quan khác: tuần hồn, hơ hấp, tiêu hoá, làm cho tinh thần sảng khoái.
2. - Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động
được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động nhiều, ra mồ hơi dẫn đến mất
nước, mất muối khoáng, tế bào thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều
kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ đầu độc cơ, làm cơ
khơng co duỗi bình thường được dẫn đến hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột
rút”.
Câu 4: Nêu rõ vai trị của các loại khớp, cho ví dụ. Vì sao buổi sáng cơ thể
người lại cao hơn buổi tối ?
Trả lời:
Vai trò của các loại khớp:
- Khớp bất động: Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan bên
trong hoặc nâng đỡ.
Ví dụ: Khớp ở hộp sọ bảo vệ não, khớp ở xương chậu giúp nâng đỡ cơ thể.

- Khớp bán động: Giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức
tạp, cử động của khớp hạn chế.
Ví dụ: Khớp ở các đốt của cột sống.

5


- Khớp động: Giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu
cầu lao động và hoạt động và hoạt động phức tạp.
Ví dụ: Khớp ở cổ tay và chân.
- Giữa các khớp nối nhau có các mô sụn. Đêm ngủ cơ thể ở trạng thái nằm thư
giãn, tầng sụn không bị dồn nén nên được lới lỏng khoảng cách, hút vào đó một
lượng dịch nước mơ tương đối nhiều. Do có khả năng đàn hồi đôi chút nên lớp
sụn dày lên làm cho các xương nối nhau vơ tình dày ra. Cịn cả ngày lao động,
cơ thể bị dồn nén từ đầu đến chân. Các tầng sụn bị sức ép nặng làm cho co ngắn
lại, dẫn đến là chiều cao cơ thể rút ngắn đi.
Câu 5: Có hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Ngâm một xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl
10% với thời gian 10 đến 15 phút.
Thí nghiệm 2: Đốt một xương đùi ếch trên ngon lửa đèn cồn đến khi khơng
cịn khói bay lên. Hãy xác định kết quả trong hai thí nghiệm trên ? Từ đó
em hãy rút ra kết luận ?
Trả lời:
*Kết quả trong hai thí nghiệm
- TNo1: Xương cịn giữ ngun hình dạng nhưng rất rẻo có thể cuộn buộc
lại được. Lấy đoạn xương này đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì cháy tan hết thành
khói.
- TNo2: Xương cịn giữ ngun hình dạng nhưng cứng chắc và giòn, dùng búa
đập nhẹ xương vỡ tan, cho những mảnh vỡ vào trong dung dịch HCl 10% với
thời gian 10 đến 15 phút thì những mảnh vỡ này tan hết trong dung dịch HCl.

*Từ từ hai TNo trên rút ra kết luận
- Thành phần bị cháy trong xương là thành phần hữu cơ (cốt giao), phần
còn lại cứng và giòn không bị cháy là thành phần vô cơ (can xi) tan trong dung
dịch axit HCL.
- Xương có 2 thành phần chính là:
+ Cốt giao (hữu cơ) tạo cho xương có sự đàn hồi.
+ Canxi (vơ cơ) tạo cho xương có sự rắn chắc.

6


Câu 6: Sự phân hóa khác nhau giữa xương tay với xương chân thích nghi
với tư thế đứng thẳng và lao động như thế nào ?
Trả lời:
- Đứng thẳng chi dưới đảm nhiệm toàn bộ chức năng nâng đỡ cơ thể và di
chuyển, chi trên được giải phóng thích nghi với chức năng mới: Cầm nắm công
cụ lao động
- Đứng thẳng và LĐ Sự phân hóa đến sự phân hóa X chi trên và X chi dưới:
+ Xương chi trên: Nhỏ, đốt ngón dài, các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện
được với các ngón khác thích nghi với việc cầm nắm công cụ và thực hiện các
động tác lao động phức tạp
+ Xương chi dưới: To khỏe, các khớp khơng linh hoạt bằng chi trên nhưng chắc
chắn thích nghi với chức năng nâng đỡ sức nặng toàn cơ thể và giúp cơ thể di
chuyển.
Câu 7: a/Giải thích vì sao khi đến tuổi trưởng thành cơ thể không cao thêm
được nữa?.
b/ Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em cần làm gì để sơ cứu và bang bó
cho người đó?
Trả lời:
a/ Đến tuổi trưởng thành cơ thể khơng cao thêm được nữa:

-Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những
tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương, xương dài ra là nhờ sự phân chia các tế
bào ở sụn tăng trưởng.
-Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20
tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng
thành, sụn tăng trưởng khơng cịn khả năng hóa xương, do đó người khơng cao
thêm.
b/ Gặp người bị tai nạn gay xương:
-Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong
nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ
đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
- Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương,
băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
7


III. Hệ Tuần hoàn
Câu 1: 1. Em hãy phát biểu các khái niệm: huyết áp, huyết áp tối đa, huyết
áp tối thiểu?
2. Những nguyên nhân nào làm thay đổi huyết áp của cơ thể ?
Trả lời:
- Huyết áp: là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình di
chuyển.
- Huyết áp tối đa: là huyết áp tạo ra khi tâm thất co lại. Ở người bình thường chỉ
số huyết áp tối đa khoảng 120mmHg/cm2
- Huyết áp tối thiểu: là huyết áp xuất hiện khi tâm thất giãn ra. Ở người bình
thường huyết áp tối thiểu khoảng từ 70 - 80mmHg/cm2
Những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp: Có ba nguyên nhân làm thay đổi
huyết áp trong cơ thể
- Nguyên nhân thuộc về tim: tim co bóp nhanh mạnh tạo nên lực di chuyển của

máu lớn do đó làm tăng huyết áp và ngược lại
+ Khi cơ thể hoạt động, tim tăng cường co bóp để tăng lực đẩy máu di chuyển
để cung cấp đủ ôxi cho tế bào nên huyết áp tăng
+ Cảm súc mạnh như sợ hãi, vui quá mức gây ảnh hưởng đến dây thần kinh
giao cảm làm tim đập nhanh mạnh, làm huyết áp tăng
+ Một số hố chất như: nicơtin, rượu, cafein,... khi vào máu tác động vào tim
làm tim đập nhanh cũng gây tăng huyết áp
- Nguyên nhân thuộc về mạch
Mạch càng kém đàn hồi, khả năng co giãn kém, huyết áp tăng, trường hợp này
thường gặp ở những người cao tuổi
- Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đậm đặc lực tác dụng lên mạch càng
lớn, huyết áp càng tăng. Ngồi ra chế độ ăn uống có liên quan đến thành phần
hoà tan trong máu cũng làm thay đổi huyết áp. Ví dụ như ăn mặn q, lượng
muối khống hồ tan trong máu tăng cũng là nguyên nhân tăng huyết áp.
Câu 2: Có 4 người là Hoa, Huệ, Hồng, Nhung (có 4 nhóm máu khác nhau).
Lấy máu của Hoa hoặc Hồng truyền cho Huệ thì bình thường, lấy máu của
Hồng truyền cho Hoa hoặc Nhung truyền cho Hồng thì xảy ra tai biến, còn
máu của Hoa truyền cho Hồng vẫn bình thường. Xác định nhóm máu của
bốn người nói trên?
Trả lời:

Theo đề bài 4 người nêu trên có nhóm máu không trùng nhau.
8









Dựa theo sơ đồ truyền máu Huệ nhận được 2 nhóm máu thì Huệ có máu
AB. (1đ)
Máu Hoa vừa cho được Huệ vừa cho được Hồng. Vậy Hoa có máu O.
(1đ)
Lấy máu Nhung truyền cho Hồng thì tai biến.Vậy nếu Nhung có máu A
thì Hồng có máu B (1đ) hoặc ngược lại. (0.5đ)

Câu 3: a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?
b. Có người cho rằng : “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng
sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng khơng? Vì sao?
Trả lời:
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó.
Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính:
+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các
động vật khác (miễn dịch bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại
bệnh đó nữa (miễn dịch tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ
miễn dịch với bệnh đó.
- Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích
thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể
khỏi bệnh(bị động).
Câu 4: Hãy cho biết một chu kỳ co dãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên
tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
Trả lời:
- Một chu kỳ hoạt động tim gồm 3 pha, khoảng 0,8 giây, pha co 2 tâm nhĩ 0,1
giây; pha co 2 tâm thất 0,2 giây, giãn chung 0,4 giây.
- Tâm nhĩ co 0,1 giây, ghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây thời

gian nghỉ ngơi nhiều đủ phục hồi hoạt động.
Câu 5 a. Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vịng
tuần hồn như thế nào?
9


b. Trong một gia đình, cha có nhóm máu AB, mẹ có nhóm máu O,
người con gái có nhóm máu B, người con trai có nhóm máu A.
Người con trai khơng may bị tai nạn cần truyền máu thì người bố có
thể truyền máu cho con trai được khơng ? Vì sao ? Cịn ai trong gia đình có
thể truyền máu cho người con trai đó được ? Vì sao?
Trả lời:a)* Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vịng
tuần hồn:
- Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết. Mô cơ tim là mơ có đặc tính
co rút rất nhanh và mạnh tạo ra một lực lớn đẩy máu vào vịng tuần hồn.
- Độ dày thành các khoang tim khơng giống nhau. Thành cơ ở tâm thất dày hơn
thành cơ ở tâm nhĩ khi co bóp tạo ra một lực khoẻ đầy máu vào động mạch còn
tâm nhĩ chỉ đầy máu xuống tâm thất.
+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải giúp tâm thất trái đẩy máu vào
vịng tuần hồn lớn với đoạn đường xa và dài hơn. Tâm thất phải đầy máu vào
vịng tuần hồn nhỏ với đoạn đường ngắn hơn.
- Các van tim: Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất giúp cho máu chỉ chảy
theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất. Giữa tâm thất với động mạch có van tổ
chim ngăn không cho máu từ động mạch chảy ngược về tim.
- Tim được bao bọc bởi màng tim, mặt trong của màng tiết dịch nhày có tác
dụng làm giảm ma sát, giúp tim hoạt động dễ dàng và tạo năng lượng đến ni
tim.
b.- Bố có nhóm máu AB khơng thể truyền cho con trai nhóm máu A vì:
Trên hồng cầu của người cha có kháng ngun A và B, cịn trong huyết tương
của người con trai có kháng thể bêta, khi truyền máu thì kháng thể bêta trong

huyết tương của người con trai sẽ gây kết dinh kháng nguyên B trên hồng cầu
của người cha mà gây tai biến cho người nhận máu.
- Người mẹ nhóm máu O có thể cho được người con trai vì:
Trên hồng cầu của người mẹ khơng có kháng ngun A và B nên hồng cầu của
mẹ khơng bị kết dính trong huyết tương của người con trai
Câu 6: Trong hệ mạch huyết áp ở đâu là thấp nhất ? Cao nhất ? Vì sao tim
hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ
mạch ?
Trả lời:
10


- Huyết áp cao nhất động mạch chủ
- Huyết áp thấp nhất tĩnh mạch chủ
- Vì dóng máu khi chảy từ động mạch chủ sang mao mạch tĩnh mạch chủ có
huyết áp giảm dần, động mạch chủ có huyết áp cao nhất và tĩnh mạch chủ có
huyết áp thấp nhất. Sự chênh lệch và huyết áp làm cho máu vẫn chảy khi tịm
nghỉ.
Câu 7: 1. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ
cơ thể ?
2. Vacxin là gì ? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm
vacxin ?
Trả lời:
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.
- Sự tiết ra kháng thể để vơ hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô
B thực hiện.
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
- Vắc xin là chế phẩm có tính kháng ngun dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ
động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ

thể.
- Người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin vì: Hệ miễn dịch nhận
diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác
nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để
tấn cơng tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy
động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào
lympho nhớ.
Câu 8. a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?
b. Có quan niệm cho rằng: “ Tiêm văc xin cũng giống như tiêm thuốc
kháng sinh cho cơ thể nhanh khỏi bệnh” điều đó có đúng khơng? Vì sao?
c. Hãy mơ tả đường đi của máu từ đầu tới tay phải?
Trả lời:
- KN MD: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó.
11


- Các loại miễn dịch chính: 2 loại
+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể không bao giờ mắc một số bệnh của động vật khác
( MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và khơng mắc lại bệnh đó nữa ( MD
tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phịng văc xin của một bệnh nào đó sẽ
miễn dịch với bệnh đó.
- Ý kiến đó sai.
- Vì:
+ Tiêm văc xin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu hoặc
chất độc do VK, VR tiết ra để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại
bệnh đó ( chủ động).
+ Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể
khỏi bị bệnh ( bị động).
- Đường đi của máu từ đầu tới tay phải:

Máu đi theo con đường: từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên → tâm nhĩ phải → Tâm
thất phải → Động mạch phổi → Phổi → Tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái →
Tâm thất trái → động mạch chủ → động mạch nhỏ hơn → Tay phải.
Câu 9: Trong một buổi lao động ở trường, bạn Anh đã vơ tình làm bị
thương bạn Bắc ở động mạch tay.
a. Em phải làm thế nào để băng bó vết thương cho bạn Bắc?
b. Em hãy giải thích cho các bạn trên vết thương xảy ra q trình, hiện
tượng gì? Q trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Phân biệt
huyết tương huyết thanh trên vết thương đó?
Trả lời:
a. Các bước sơ cứu:
- Dùng ngón tay cái do tìm động mạch cánh tay, khi thấy có dấu hiệu mạch đập
rõ thì bóp mạnh để làm ngưng chảy máu ở vết thương vai ba phút.
- Buộc garô dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng
cao hơn vết thương về phía tim, với lực ép đủ làm cầm máu, cứ 15 phút lại nới
dây garô ra và buộc lại.
- Sát trùng vết thương ( nếu có điều kiện) đặt gạc và bơng lên miệng vết thương
rồi băng lại rồi đưa đến cơ sở y tế cấp cứu.
12


b.
- Trên vết thương xảy ra q trình đơng máu, hình thành cục máu đơng bịt kín
vết
thương. Ý nghĩa bảo vệ cơ thể chống mất máu.
- Huyết tương là chất lỏng màu vàng nhạt chiếm 55% thể tích máu, thành phần
90% là nước còn lại là các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết, muối khoáng,
chất thải .....
- Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất chống đông.
Câu 10:

a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hồn.
b) Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c) Trong cơ thể có những loại mạch máu nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo
phù hợp với chức năng của từng loại mạch.
Trả lời:
Vế a: Trình bày được 5 chức năng của hệ tuần hoàn, cho 0,75 điểm.
Gồm các ý:
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với
môi trường bên ngoài bằng con đường thể dịch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ô xy đến từng tế bào và mang đi các sản
phẩm không cần thiết cho tế bào do qua trình hoạt động sống thải ra để đưa ra
ngồi cơ thể.
- Điều hịa nhiệt độ cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể
Vế b:
Mô tả đúng, cho 0,5 điểm. Gồm các ý:
Máu đi từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải rồi từ tâm nhĩ phải
máu được dồn xuống tâm thất phải . Sau đó từ tâm thất phải đến phổi qua động
mạch phổi rồi từ phổi theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. Máu từ tâm nhĩ
trái đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua động mạch về tay phải
Vế c:
Gồm các ý:
* Trong cơ thể gồm có 3 loại mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch,(0,25
điểm)
13


* Phân tích được đặc điểm cấu tạo của từng loại mạch phù hợp với chức năng,
cho 1,5 điểm. Gồm có các ý sau:

a) Động mạch: (cho 0,5 điểm)
- Động mạch có chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan.
- Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng: Thành động mạch khá dày, dai
và đàn hồi, gồm 3 lớp:
+ Ngoài là màng liên kết với các nhánh thần kinh
+ Giữa là những sợi đàn hồi và những sợi cơ trơn
+Trong cùng là một lớp biểu bì.
Thành cơ động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi có ý nghĩa tạo lực co khá mạnh
để hỗ trợ lực đẩy máu của tim đưa máu tuần hoàn, ngoài ra cịn giúp động mạch
có thể dãn ra dễ dàng => tránh tổn thương do áp lực máu
b) Tĩnh mạch: (cho 0,5 điểm)
- Tĩnh mạch có chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim
- Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng:
+ Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp nhưng ít sợi đàn hồi và nhiều sợi cơ trơn
nên khi đứt thì miệng tĩnh mạch dẹp xuống làm cho máu đông lại
+ Các tĩnh mạch chân có van xếp hướng về tim để máu khơng bị trở ngại do
trọng lực khi chuyển về tim.
c) Mao mạch: (cho 0,5 điểm)
- Mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi giữa máu và tế bào.
- Có những đặc điểm cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng:
+ Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào; bề mặt tiếp xúc lớn giúp
thuận lợi cho việc khuếch tán các chất giữa máu và tế bào xảy ra dễ dàng.
+ Đường kính của mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong mạch rất chậm,
giúp máu và tế bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất.
Lưu ý: Nếu HS không trả lời riêng các loại mạch mà nêu gộp ở phần phân tích thì
cũng cho điểm tối đa.
Câu 11: a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn?
b) Nếu ta dùng băng buộc chặt phía trên khuỷu tay
thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) phồng lên thành
từng đoạn như trong hình vẽ bên. Hãy giải thích tại

sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như
vậy?
Trả lời:
a. Năm chức năng của hệ tuần hoàn :
14


- Mang các chất dinh dưỡng, oxi đến các tế bào
- Mang các chất độc hại, các sản phẩm dư thừa và khí cacbonic từ tế bào ra khỏi
cơ thể
- Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách co hoặc dãn mạch máu dưới da hoặc
mang nhiệt từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.
- Giúp bảo vệ cơ thể: các tế bào bạch cầu tiêu diệt tác nhân gây bệnh; tế bào tiểu
cầu giúp đông máu khi bị thương
- Bảo đảm việc điều hòa hoạt động và liên lạc giữa các cơ quan thông qua các
hoocmon. Cụ thể là máu mang các hoocmon từ các tuyến nội tiết tới các cơ quan
khác nhau để điều hòa hoạt động của các cơ quan này.
b. Nếu ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng
tay) nổi lên thành từng đoạn là vì :
- Trong tĩnh mạch có các van một chiều ngăn khơng cho máu chảy ngược lại.
- Khi mạch máu phía trước bị tắc do bị băng buộc chặt lại, máu không chảy về
tim được; trong khi đó tay lại nắm chặt khiến các cơ co lại ép lên thành tĩnh
mạch làm cho máu từ phía dưới vẫn dồn lên làm phồng tĩnh mạch.
Câu 12: a) Lấy máu của 4 người: Yên, Dũng, Bắc, Giang.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt
(Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương,
thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết
tương
Yên

Dũng
Bắc
Hồng cầu
Yên
Dũng
+
+
Bắc
+
Giang
+
+
Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu khơng bị ngưng kết.
Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?
Trả lời:
a. Nhóm máu của từng người như sau :
Yên
Dũng
Bắc
Giang

Nhóm máu O
Nhóm máu AB
Nhóm máu A hoặc B
Nhóm máu B hoặc A
15

Giang
+

+
-


Câu 13
a/ Bốn người có 4 nhóm máu khác nhau, Ba nhận được máu của Lan và
Hường không xảy ra tai biến, lấy máu của Hường truyền cho Lan hoặc
lấy máu của Nam truyền cho hường thì xảy ra tai biến. Hãy biện luận để
tìm ra nhóm máu của mỗi người.
b/ Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van
nhĩ thất (van nhĩ thất đóng khơng kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có
thay đổi khơng? Giải thích? Từ đó đề ra các biện pháp hạn chến bệnh hẹp
hoặc hở van tim.
Trả lời:
a/
-Vì 4 người có 4 nhóm máu khác nhau mà Ba nhận được máu của Lan và hường
không xảy ra tai biến ->Ba có nhóm máu AB
-Lấy máu Hường truyền cho Lan thì xảy ra tai biến vậy Hường khơng thuộc
nhóm máu O.
-Lấy máu của Nam truyền cho Hường cũng xảy ra tai biến vậy Nam cũng khơng
thuộc nhóm máu O ->Vậy Lan phải thuộc nhóm máu O
Nhóm máu của Hường và Nam xảy ra một trong hai khả năng;
+ Hoặc Hường có nhóm máu A, Nam có nhóm máu B
+ Hoặc Hường có nhóm máu B, Nam nhóm máu A.
b/
* Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất
(van nhĩ
thất đóng khơng kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể:
- Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả
làm cho máu bơm

lên động mạch mỗi lần giảm.
-Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể
tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại
tâm nhĩ.
- Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ
quan, duy trì
hoạt động của cơ thể
16


*Các biện pháp hạn chế bệnh hẹp hoặc hở van tim:
+ Khơng sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping...,
hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...
+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm dể nếu phát hiện khuyết tật liên quan
đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù
hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
Câu 14: a, Nêu tóm tắt sự tuần hồn máu trong hai vịng tuần hồn của
người? Hệ tuần hồn có tính tự điều chỉnh như thế nào?
b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?
c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó
như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao khơng nên ăn mặn?
Trả lời:
a,Tuần hồn máu trong hai vịng tuần hồn của người là:
- Vịng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải ĐM phổi
Phổi(TĐK
nhường CO2 nhậnO2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi)TM phổi
Tâm nhĩ trái.
- Vịng tuần hồn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái
ĐM chủ
Tế bào của các cơ quan( TĐC nhường O 2 cho tế bào,nhận CO2 biến máu đỏ tươi

thành máu đỏ thẫm)
TM chủ Tâm nhĩ phải.
- Hệ tuần hồn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hồn làm việc liên
tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con
người.
+ Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co
giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng.
+ Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hịa hoạt động của tim khi
tăng nhịp và giảm nhịp.
+ Hệ tuần hồn có đội qn bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các
loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch.
+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đơng máu trong
máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan
với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ
có cơ chế này mà hệ tuần hồn ln là một dòng trong suốt.
b, Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở
trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi
tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp
17


lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi
càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép của máu lên thành mạch càng giảm
dần.
c, 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số
này là huyết áp bình thường. Huyết áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180
mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp.
* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:
- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên
thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút

nước tăng huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động
mạch, đột quỵ, tử vong.
Câu 15: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1
ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu
kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?
c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Trả lời:
a. Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là:
7560 : (24.60) = 5,25 (lít)
Số lần tâm thất trái co trong một phút là:
(5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần)
Vậy số lần mạch đập trong 1phút là: 75 lần
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim là:
60: 75 = 0,8 (giây)
c. Thời gian của các pha:
- Thời gian của pha giãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> Thời gian pha thất co là 3x.
Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 => x = 0,1 (giây)
Vậy thời gian tâm nhĩ co: 0,1 giây
Thời gian tâm thất co: 0,1. 3 = 0,3 giây
Câu 16:a. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu , nêu các nguyên tắc đảm bảo an
toàn khi truyền máu cho bệnh nhân.
18


b.Ở người bình thường khỏe mạnh nếu đem cho một lượng máu nhất định
thì có hại đến sức khỏe khơng? Vì sao?

Trả lời:
a *Vẽ sơ đồ truyền máu: (hs vẽ đúng như SGK sinh học 8)
* - Phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu xem hồng cầu của người cho có bị
huyết tương của người nhận gây ngưng máu khơng.
- Phải xét nghiệm máu của người nhận và người cho trước khi truyền máu để
xác định nhóm máu rồi từ đó lựa chọn nhóm máu thích hợp tránh hiện tượng
ngưng máu gây tử vong.
- Phải xét nghiệm máu để kiểm tra máu người cho xem có nhiễm HIV/AISD
hoặc có chứa mầm bệnh nguy hiểm khơng.
b .Cho máu khơng có hại đến sức khỏe.
Vì: Hoạt động của quá trình trao đổi chất trong máu rất dồi dào , tuổi thọ bình
quân của hồng cầu là 120 ngày , của bạch cầu 13 ngày hoặc vài tuần. Còn tiểu
cầu khoảng từ 6 đến 9 ngày sẽ bị yếu dần, mất đi sức sống rồi bị phá vỡ , do đó
các tiểu cầu mới luôn bổ sung thay thế. Cho nên trong cơ thể
con người bình thường hàng ngày đều có một lượng tế bào máu chết đi và lại có
một lượng tế bào máu được sản sinh ra .
Một người khỏe mạnh , trong một lần lượng máu lấy đi nếu không vượt q
10% tổng lượng máu cơ thể thì khơng có gì ảnh hưởng đến sức khoẻ . Bởi ngay
sau đó lượng máu mất đi sẽ được bù bằng lượng máu tuần hoàn. Do vậy một
người khoẻ mạnh một lần cho máu từ 200- 300 ml khơng hề có hại gì cho sức
khoẻ.
Câu 17:
Em hãy nêu đặc điểm của bạch cầu, tiểu cầu thích nghi với chức năng của
nó đảm nhận
Trả lời:
Về chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi
khuẩn, vi rút . Để thích ứng với chức năng này , bạch cầu có những đặc điểm sau
đây:
 Bạch cầu có thể tự thay đổi hình dạng , nhờ đặc điểm này chúng có thể kéo
dài ra để xuyên qua thành mạch máu, hoặc di chuyển qua các kẽ gian bào đến

nơi có vi khuẩn, vi rut xâm nhập.
+ Bạch cầu có thể tự tạo ra các chân giả : để bao lấy các vi khuẩn , vi rút rồi đưa
vào trong tế bào chất . Sau đó tiết ra chất phá huỷ vi khuẩn virut ta gọi đây là
khả năng thực bào của bạch cầu .
+ Bạch cầu cịn có khả năng sản xuất ra kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên
do vi khuẩn và virut tạo ra.
*Đặc điểm của tiểu cầu thích nghi với chức năng của nó
19


Chức năng của tiểu cầu là tham gia vào quá trình tạo đơng máu giúp cho cơ thể
tránh mất máu khi bị đứt mạch để thích nghi với chức năng này tiểu cầu có các
đặc điểm như:
 Tiểu cầu có chứa một loại enzim gây đông máu.
 Tiểu cầu rất dễ vỡ khi mạch máu bị đứt nhờ đó nó có thể giải phóng ezim để
gây đơng mẳ.
IV. Hệ Hơ hấp
Câu 1. a. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí
có tác dụng làm ấm, làm ẩm khơng khí đi vào phổi và tham gia bảo vệ phổi
tránh khỏi các tác nhân có hại?
Trả lời:
* Đặc điểm có tác dụng làm ấm, làm ẩm khơng khí khi đi vào phổi:
+ Khoang mũi có lớp mao mạch dày đặc có tác dụng làm ấm khơng khí trước
khi đi vào phổi
+ Trong khoang mũi và khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày có tác dụng làm
ẩm khơng khí khi đi vào phổi
* Đặc điểm của đường dẫn khí có chức năng bảo vệ phổi:
+ Khoang mũi có nhiều lơng mũi có tác dụng ngăn cản các hạt bụi có kích thước
lớn.
+ Chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra có tác dụng giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lơng

rung ln chuyển động có tác dụng quét các hạt bụi ra khỏi khí quản.
+ Sụn thành thiệt (nắp thanh quản) đậy kín đường khí quản để thức ăn khơng lọt
vào đường khí quản
+ Họng có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào lim phơ tiết kháng thể
để vơ hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.
Câu 2. Suy hơ hấp là gì ? Nguyên nhân gây ra suy ho hấp ? Bệnh nhân bị
suy hơ hấp các hệ cơ quan khác có bị ảnh hưởng như thế nào ?
Trả lời:
- Suy hô hấp là suy giảm khả năng TĐC khi ở phổi dẫn đến thiếu oxi cho quá
trình TĐC ở tế bào.
Nguyên nhân : Do vi rút sống ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp đặc biệt chủ
yếu là ở các phế nang của phổi làm mất khả năng TĐK ở các phế nang.

20


- Hậu quả : Suy ho hấp, cơ thể thiếu oxi, trao đổi chấ giảm, cơ thể thiếu năng
lượng, tất cả các quá trình đều hoạt động yếu dần .
Câu 3: Một người bình thường, hơ hấp thường 18 nhịp/phút, người này hô
hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hơ hấp thường cần 400 ml
khơng khí/phút; người hơ hấp sâu cần 600 ml/phút.
1. Hãy tính lưu lượng khí lưu thơng, khí vơ ích và hữu ích tới phế nang, cho
biết khí vơ ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là
150 ml.
2. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.
Trả lời:
- Một người thở bình thường 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml khơng khí:
+ Khí lưu thơng /phút là: 18 400ml = 7200 (ml)
+ Khí vơ ích ở khoảng chết là: 150ml . 18 = 2700 (ml).
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 7200ml – 2700ml = 4500 (ml).



Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600ml

+ Khí lưu thơng /phút là: 600ml.12 = 7200 (ml)
+ Khí vơ ích ở khoảng chết là: 150ml . 12 = 1800 (ml)
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là : 7200ml – 1800ml = 5400 (ml)
Sự khác nhau giữu hô hấp thường và hô hấp sâu:
Hô hấp thường
- Diễn ra một cách tự nhiên, không ý
thức.
- Số cơ tham gia vào hoạt động hơ
hấp ít hơn (chỉ có sự tham gia của 3
cơ: Cơ nâng sườn, cơ giữa sườn ngồi
và cơ hồnh).
- Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn

Hơ hấp sâu
- Là một hoạt động có ý thức.
- Số cơ tham gia vào hoạt dộng hơ hấp
nhiều hơn (ngồi 3 cơ tham gia trong hơ
hấp thường cịn có sự tham gia của cơ ức
địn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ
sường.
- Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn.

Câu 4: Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần của khí hít vào và thở ra
của bạn Dũng học sinh lớp 8.
O2


CO2

N2

Hơi nước

Khi hít vào

20,96%

0,03%

79,01

ít

Khi thở ra

16,04%

4,10%

79,50

Bão hòa

21


a. Biết rằng số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít

vào một lượng khí là 480 ml. Hãy cho biết trong một ngày bạn học sinh này
đã lấy từ mơi trường bao nhiêu lít khí O2 và thải ra mơi trường bao nhiêu lít
khí CO2 qua con đường hơ hấp?
Trả lời:
a. Ta có:
- Lượng khí lưu thơng /phút là: 480 x 18 = 8640 ml
- Lượng khí lưu thơng trong ngày là: 8640x24x60 = 12,441,600 ml = 12441,6 lít
Vậy:
- Lượng khí O2 mà bạn Dũng lấy từ môi trường là:
12441,6 x (20,96%-16,04%) = 612,1 lít
- Lượng khí CO2 mà bạn Dũng đã thải ra mơi trường là:
12441,6 x (4,1% - 0,03%) = 506,3 lít
Câu 5: Vào ngày 23/03/2018 vụ cháy tại chung cư Carina Plaza đã làm 13
người chết, 48 người bị thương và gây thiệt hại nặng nề về tài sản ( nguồn
vnexpress.net). Vụ cháy đã gióng lên hồi chng cảnh báo về ý thức con
người trong việc phòng chữa cháy.
a. Vụ cháy tại chung cư Carina Plaza có thể sinh ra những tác nhân chủ
yếu nào gây hại cho hệ hô hấp, nêu tác hại chính của các tác nhân đó?
b. Theo em những hành động cần thiết thường làm để thoát khỏi đám cháy
là gì? Giải thích ý nghĩa của những hành động đó?
Trả lời:
a.
*. Q trình cháy có thể sinh ra các tác nhân chủ yếu sau:
- Khói, bụi
- Các chất khí nitơ ơxit (NOx), lưu huỳnh ơxit (SOx), các bon ôxit (CO),
cacbonic (CO2)…..
22


*. Tác hại.

- Khói, bụi giảm khả năng lọc sạch của đường dẫn khí gây bệnh phổi……
- Nitơ ơxit (NOx): Gây viêm sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí , gây chết ở
liều cao.
- Lưu huỳnh ơxit (SOx): Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng.
- Các bon ôxit (CO, CO2 ): Chiếm chỗ của ôxi trong máu, giảm hiệu quả hơ hấp,
có thể gây chết….
b.
- Cúi thấp người khi di chuyển đơi khi phải bị dưới sàn vì khói ln bay lên cao.
- Lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc khơng khí chống nhiễm khói
khi hít thở.
- Dùng chăn, mền nhúng nước chùm lên tồn bộ cơ thể và chạy thốt nhanh ra
ngoài đám cháy.
- Báo cho mọi người xung quanh và tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người
hướng dẫn thoát nạn.
Câu 6: Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra
ở một người bình thường:
O2
20,96%

CO2
0,03%

N2
79,01%

Hơi nước
Ít

Khí hít
vào

Khí thở ra
16,40%
4,10%
79,50%
Bão hồ
a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra
của người nói trên.
b. Giả sử người nói trên hơ hấp bình thường là 18 nhịp / 1 phút, mỗi nhịp
hít vào một lượng khí là 450 mililit (ml). Hãy tính:
- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng
con đường hô hấp trong một ngày.
- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng
con đường hô hấp trong một ngày.
Trả lời:
a) - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn trong khí hít vào là do O 2 đã
khuếch tán từ khí phế nang vào máu trong mao mạch ở phổi.
23


- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao hơn trong khí hít vào là do CO 2 đã khuếch tán
từ máu trong mao mạch ở phổi ra khí phế nang.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau khơng nhiều, ở khí thở ra có
cao hơn chút ít là do tỉ lệ O 2 bị hạ thấp hẳn, sự khác nhau này không có ý nghĩa
sinh học.
- Hơi nước bão hồ trong khí thở ra là do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc
tiết chất nhầy phủ tồn bộ đường dẫn khí.
- Ta có:
+ Lượng khí lưu thơng / phút là: 450ml x 18 = 8100ml.
+ Lượng khí lưu thơng / ngày là: 8100 x 24 x 60 = 11664000 ml = 11664 lít.
- Vậy:

+ Lượng khí O2 mà người đó đã lấy từ môi trường là:
11664 x (20,96% - 16,4%) = 531,8784 lít.
+ Lượng khí CO2 mà người đó đã thải ra mơi trường là:
11664 x (4,1% - 0,03%) = 474,7248 lít.
Câu 7: a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường
nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thơng. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít
vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml.
Hỏi
1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức
2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường
b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ
thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày
đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời
gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy
tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha
trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.
c. Vì sao đại dịch viên phổi cấp do virus Corona gây nên lại làm cả thế giới
khiếp sợ? Bằng những hiểu biết của mình em hãy nêu cơ chế lây nhiễm, biện
pháp phịng và tránh đại dịch nói trên?
Trả lời: a)
Kí hiệu V: Thể tích khí
Gọi V lưu thơng là X ml => V khí hít vào bình thường là 7X ml
24


1. V khí thở ra gắng sức = V hít vào sâu - V dung tích sống.
V (thở ra gắng sức) = 5200 - 3800 = 1400 (ml)
2. V hít vào thường = V lưu thông + V thở ra thường (1)
V thở ra thường = V thở ra sâu + V dự trữ
= 1400 + 1600 = 3000 ml

Thay vào (1) ta có: 7X = X + 3000
= > 6 X = 3000 ml
X = 500 ml
V khí hít vào thường là: 7 x 500 = 3500 ml
V (thở ra gắng sức) = 1400 ml
V (hit vào thường) = 3500 ml
b) - Số chu kì tim trong một phút:
+ Lượng máu mà tâm thất trái co và đẩy đi trong một phút là: 7560 : (24. 60) =
5,25 lít.
+ Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25. 1000) : 70 = 75 (lần)
+ Vậy số chu kì tim trong một phút là : 75 lần.
- Thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kỳ tim:
+ Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là: (60 : 75) = 0,8 (s).
+ Thời gian của pha dãn chung là: (0,8 : 2) = 0,4 (s)
+ Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây � thời gian pha thất co là 3x.
+ Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 � x = 0,1 (s).
+ Vậy trong một chu kì co dãn của tim: Thời gian của pha nhĩ co là 0,1s; pha
thất co là 0,1 . 3 = 0,3s.
- Nguy hiểm, số lượng người chết nhiều, thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như
chính trị, xã hội.
- Thời gian ủ bệnh dài, khơng có biểu hiện bệnh, các chủng virus biến đổi liên
tục.
* Cơ chế lây nhiễm:
- Lây nhiễm qua tiếp xúc với người mang mầm bệnh.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp với những vật dụng mà người bệnh đã tiếp
xúc.
- Lây nhiễm trong cộng đồng.
* Biện pháp phòng tránh.
HS nêu các biện pháp phòng tránh chủ yếu đang được tuyên truyền …
25



×