Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN đà NẴNG THEO HƯỚNG bền VỮNG về môi TRƯỜNG ở đà NẴNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.56 KB, 11 trang )

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TOURISM DEVELOPMENT TOWARDS ENVIRONMENTAL
SUSTAINABILITY IN DANANG CITY
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
ThS. Nguyễn Thị Lệ Hữu
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Phân hiệu Quảng Nam
(Tuyển tập báo cáo hội nghị toàn quốc: “Khoa học trái đất và tài nguyên với
phát triển bền vững – ERSD 2020”, ISBN 978-604-76-2277-1, Nxb. Giao
thông vận tải, tr.160-164. Năm 2020)
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về
thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng theo định hướng bền
vững về môi trường. Kết quả cho thấy, thời gian qua, phát triển du lịch có
trách nhiệm thân thiện với môi trường đang là hướng đi mới mẻ. Đà Nẵng đã
có những giải pháp để phát triển du lịch và đạt được những kết quả kết quả
tốt. Tổng thu du lịch tăng qua từng năm và đóng góp đáng kể vào ngân sách
thành phố, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Đà
Nẵng đang đối mặt với những khó khăn nhất định, nhất là vấn đề môi trường
trong phát triển du lịch. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững về môi trường trong thời gian
tới.
Từ khóa: Du lịch bền vững; du lịch bền vững về môi trường; du lịch
Đà Nẵng.
ABSTRACT
The paper uses the method of collecting secondary documents to study
the current situation of tourism development in Danang city in an
environmentally sustainable orientation. The results show that, over time,
developing environmentally responsible tourism is a new direction. Da Nang
1




has developed solutions to develop tourism and achieve good results. Total
tourism revenue increases year by year and contributes significantly to the
city's budget, but besides the achieved results, the tourism industry in
Danang is facing certain difficulties, especially environmental issues in
tourism development. The article also proposes some solutions to develop
Danang tourism towards environmental sustainability in the coming time.
Key words: Sustainable tourism; environmentally sustainable tourism;
Da Nang tourism.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà
Nẵng. Trong những năm qua, ngành Du lịch Đà Nẵng có mức tăng trưởng
bền vững với lượng du khách ngày càng gia tăng. Đà Nẵng là thành phố trẻ
đang trên đà phát triển nhanh và hướng tới sự phát triển bền vững, việc phát
triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, phát triển du lịch
cũng đồng thời gây ra các áp lực lớn đối với môi trường, mà nguy cơ hiện
hữu lớn nhất hiện nay là vấn đề rác thải nhựa và nước thải gây ô nhiễm. Mặc
dù, ngành cơng nghiệp “khơng khói” đem lại lợi nhuận cao, nhưng bên cạnh
đó, cũng tồn tại những mặt trái tác động đến mơi trường, thiên nhiên. Chính
vì vậy, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững về môi
trường và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với bảo vệ
môi trường ở thành phố Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Phát triển du lịch theo hướng bền vững
Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO - the World Tourism Organisation)
thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan

tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du
2


lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con
người trong khi vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học,
sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con
người”. Như vậy, phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch
ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mơ là thích hợp và
bền vững theo thời gian, khơng làm suy thối mơi trường, khơng làm ảnh
hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền
vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành
công trong phát triển các ngành khác, sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức
ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002
đã xác định “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hồ nhập, đan
xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ kinh tế, hệ văn hoá - xã hội
và hệ mơi trường”. Như vậy, khi xem xét tính bền vững của hoạt động du
lịch, cần có sự đánh giá một cách tổng quát trên cả ba phương diện: kinh tế,
xã hội và môi trường. Phát triển du lịch bền vững mang tính ba chiều, giống
chiếc kiềng ba chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ.
Phát triển du lịch bền vững về môi trường là một trong ba khía cạnh
của phát triển du lịch bền vững, nhằm sử dụng tốt nhất các tài ngun mơi
trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh
thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự
nhiên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các nguồn

tài liệu thứ cấp để nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch theo hướng
bền vững về môi trường ở Đà Nẵng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát
triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3


3.1. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững về môi
trương ở Đà Nẵng
Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch đang được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm, hệ thống các văn bản pháp luật quy định Bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch đã bước đầu được hình thành, tạo hành lang
pháp lý phát triển du lịch bền vững. Nhận thức được vấn đề này, nhiều địa
phương đã và đang có những hành động quyết liệt nhằm bảo vệ môi trường.
Tại Đà Nẵng, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành
phố ở hiện tại và tương lai. Đà Nẵng đã có những giải pháp để phát triển du
lịch và đạt được những kết quả kết quả tốt. Tổng thu du lịch tăng qua từng
năm và đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố (bảng 1).
Bảng 1: Tổng lượt khách Du lịch đến Đà Nẵng và doanh thu từ du lịch
ở Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2019
Tổng lượt khách quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng
qua các năm (triệu lượt)
Năm

2013
2014
2015
2016
2017
2018

2019

Tổng
lượt
khách
3,1
3,8
4,6
5,51
6,6
7,66
8,7

Tăng
trưởng
(%)
17,2
21,9
20,5
17,7
19
15,5
13,4

Tổng
thu (tỷ
đồng)

Tăng
trưởng

(%)

Tăng
Tăng
Khách
trưởng
trưởng
nội địa
(%)
(%)
0,743
17,8
2,347
17
7.784,1
29,8
0,955
28,5
2,8
19,8
9.740
25,1
1,25
30,8
3,35
17
12.700
28,7
1,66
31,6

3,84
12,5
16.000
24,7
2,3
11,3
4,3
11,3
19.403
20,6
2,875
23,3
4,78
11,2
24.060
23,3
3,5
22,5
5,2
8,7
30.973
16,7
(Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp do tác giả thực hiện)
Khách
quốc tế

Sở dĩ đạt được những kết quả trên là do cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp du lịch, người dân Đà Nẵng đã “chung sức, chung lòng”
hướng tới mục tiêu bảo tồn, tu tạo các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát
triển bền vững.

Đà Nẵng đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện,
nước, viễn thông, cảng biển… thuận tiện, đảm bảo cơ sở hạ tầng hiện đại,
4


nhưng không ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường. Việc quản lý ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí do phát thải của các phương tiện giao
thơng và hoạt động dịch vụ luôn được quan tâm thực hiện. Chính quyền
thành phố thường xun kiểm tra cơng tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại
các khu trung tâm thành phố, tuyến đường ven biển, các khu điểm Du lịch,
các điểm tập trung đông du khách; thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt
động Du lịch tại các khu điểm Du lịch, bãi biển Du lịch, các điểm Du lịch tự
phát; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các thị trường khách
trọng điểm nhằm bảo đảm môi trường Du lịch lành mạnh, bền vững.
Với mục tiêu xây dựng Thành phố bền vững về môi trường, Đà Nẵng
đã phát triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, y tế…); cung cấp các
dịch vụ công cộng như vệ sinh mơi trường, trang trí đường phố, an tồn vệ
sinh thực phẩm, quản lý, niêm yết giá… để phục vụ tối đa nhu cầu du khách,
điển hình như việc trồng nhiều cây xanh trên các tuyến phố, hệ thống công
viên, vườn hoa…đồng thời, xây dựng thiết chế văn hóa trong khu dân cư tại
các quận, huyện để người dân hiểu và thực hiện. Bên cạnh đó, cộng đồng
dân cư và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố cùng hành động vì môi
trường thông qua các phong trào "Tết trồng cây", "Ngày Chủ nhật xanh sạch - đẹp", cuộc thi "Mơ hình tiêu biểu phát triển cây xanh"…đã phủ xanh
nhiều tuyến phố; những khu đất trống được thay thế bằng khu vườn hoa
xanh, sạch, đẹp.
Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú tại Đà Nẵng cũng đã
đưa vào chương trình những tour như: đi bộ, đạp xích lơ, đi xe đạp đồng
hành,… kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và nhận được sự
hưởng ứng cao từ cộng đồng dân cư và du khách. Bên cạnh đó, các tour
ngắm voọc, lặn ngắm san hô, câu cá đã được Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà

và các bãi biển Du lịch Đà Nẵng xây dựng nhằm đưa vào khai thác góp phần
giúp du khách ý thức hơn trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn
môi trường.
Ngành Du lịch Đà Nẵng tập trung nâng cao chất lượng Du lịch theo
5


hướng chuyên nghiệp, bảo đảm môi trường Du lịch an ninh, an tồn, sạch
đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Bên cạnh đó, ngành cũng tập trung
phát triển Du lịch theo chiều sâu, hình thành các sản phẩm Du lịch mới có
sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo nhóm sản phẩm như nhóm sản
phẩm Du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; nhóm sản phẩm Du lịch mua sắm,
Du lịch hội nghị/hội thảo (M.I.C.E); nhóm sản phẩm Du lịch văn hóa, lịch
sử, sinh thái, làng nghề; đa dạng hóa các sản phẩm Du lịch bổ trợ như Du
lịch tâm linh, Du lịch thể thao giải trí biển… Với những nổ lực trên, ngày
31/8/2018, thành phố Đà Nẵng đón nhân danh hiệu “Thành phố Xanh quốc
gia năm 2018” do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (wwf) bình chọn.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm về bảo
vệ môi trường được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, giúp người
dân tiếp cận thơng qua nhiều kênh thơng tin, tập huấn, nói chuyện chuyên
đề, họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng, phong trào, sự kiện,
chiến dịch... đã huy động được sự tham gia của toàn thể cộng đồng, tạo sức
lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả nhất định. Qua q trình thực hiện, tồn thành
phố đã xuất hiện nhiều mơ hình hay, cách làm hiệu quả như: “Tổ dân phố
không rác”, “Doanh nghiệp xanh-sạch-đẹp”, “Trường học xanh”, “Ngày chủ
nhật xanh-sạch-đẹp”.
Những hành động trên đã phần nào tạo ấn tượng đẹp với du khách trong
nước và quốc tế. Ngành Du lịch Đà Nẵng đã tích cực tuyên truyền những lợi
ích mà du lịch mang lại cho người dân; đồng thời, Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch Đà Nẵng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch quy

định đối với các tổ chức, cá nhân và các ngành hoạt động liên quan đến du
lịch, trong đó u cầu du khách phải tơn trọng truyền thống văn hóa, phong
tục tập quán địa phương, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội,
tuân thủ những quy định tại từng điểm tham quan.
Tận dụng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, vị trí địa lý
thuận lợi, Đà Nẵng đã và đang tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu như trước đây, sản phẩm du lịch
6


được phát triển mang tính đa dạng với mọi loại hình thì những năm gần đây,
Đà Nẵng đã “đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài
nguyên du lịch bền vững. Bên cạnh việc đầu tư, hình thành các cơ sở lưu trú
du lịch, Đà Nẵng cịn là thành phố biển có hệ thống các khu nghỉ dưỡng chất
lượng cao, nổi tiếng thế giới như: Furama, Novotel, Vinpearl,
Intercontinental, Hyatt, Crowne Plaza, Pullman, Mercure.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng đồng thời gây ra các áp lực lớn đối
với môi trường, mà nguy cơ hiện hữu lớn nhất hiện nay là vấn đề rác thải
nhựa và nước thải gây ô nhiễm. Với nhiều điểm đến như: chùa Linh Ứng,
bãi Bụt, bãi Đa, ghềnh Bàng, mũi Nghê..., mỗi ngày bán đảo Sơn Trà đón
hàng trăm lượt khách đến tham quan, khám phá cảnh quan, thiên nhiên.
Những đợt cao điểm như lễ, Tết, có hàng ngàn lượt khách ghé thăm. Sau mỗi
chuyến đi của khách, nhiều rác thải nhựa khó phân hủy bị bỏ lại, ảnh hưởng
tới mơi trường sống của các loài động, thực vật nơi đây. Sự tăng trưởng
nhanh về số lượng khách du lịch dẫn đển nguy cơ quá tải về môi trường và
hạ tầng phục vụ; các cống xả thải ra biển ảnh hưởng đến môi trường du lịch;
các dịch vụ vui chơi giả trí về đêm phục vụ du khách cịn chưa phong phú;
chất lượng dịch vụ, môi trường kinh doanh du lịch một số nơi, một số doanh
nghiệp còn thiếu lành mạnh.
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững về môi trường ở

thành phố Đà Nẵng hiện nay
Môi trường đóng vai trị quyết định trong việc định hướng phát triển du
lịch theo hướng bền vững. Vì vậy, Đà Nẵng cần thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ để bảo vệ mơi trường, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu
khu vực và hướng đến một nền du lịch xanh, bền vững.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ mơi trường dưới
nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách tham quan
Thông qua việc tuyên truyền và làm chuyển biến nhận thức của các
cấp, các ngành, người dân về vai trị, vị trí của du lịch, tạo ra sự chuyển biến
hơn nữa trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch và nâng cao hiệu
7


lực quản lý nhà nước về các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, nghiên
cứu lịch sử, thể dục – thể thao, chữa bệnh…, kết hợp phát triển với việc bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và giữ gìn an ninh quốc
phịng trên địa bàn thành phố. Tại các khu, điểm du lịch cần bổ sung thêm
pano tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, khẩu hiệu tuyên truyền về
công tác bảo vệ môi trường trên các tàu phục vụ khách du lịch.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch và bảo
vệ mơi trường
Tăng cường vai trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền về phát triển du
lịch và bảo vệ môi trường. Các cơ quan quy hoạch đô thị và quản lý du lịch
thành phố cần hiểu rõ tầm quan trọng của tài sản di sản với vai trò là nguồn
lực kinh tế và quốc gia quan trọng cũng như công nhận giá trị kinh tế và nhu
cầu cần được bảo tồn cẩn thận; giữ gìn các bãi biển sạch sẽ và ưu tiên phát
triển đa dạng, bền vững. Tăng cường trồng cây xanh tại các cơ sở kinh
doanh du lịch. Không nên chặt phá những hàng phi lao ven biển dưới bất kỳ
hình thức nào, vì đây là loại cây có vai trị quan trọng trong việc tạo cảnh
quan sinh thái, giúp chống nạn cát bay mỗi khi có gió bão mạnh. Có chính

sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án du lịch sinh thái, du lịch biển và các
đơn vị áp dụng công nghệ mơi trường. Phối hợp với các cấp chính quyền cơ
sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Ban Quản lý các khu du
lịch để xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ môi trường du lịch. Cùng
với đó, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch phải gắn với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch tài nguyên môi trường; thực
hiện tốt quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và nông
thôn, nhất là các địa điểm du lịch trọng điểm.
Đầu tư, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Nâng cấp, bảo trì, sửa chữa hệ thống giao thơng phục vụ vận chuyển
khách du lịch được tốt hơn để hạn chế phát sinh bụi, đặc biệt là một số tuyến
đường đến các điểm du lịch nổi trội nối các điểm du lịch với các tưyến
đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập
8


trung, hệ thống thoát nước tại các khu du lịch; hạn chế ô nhiễm từ nước thải
sinh hoạt là dùng bể phốt 3 ngăn cho nước thải vệ sinh và bể lắng lọc cho
nước thải tắm rửa. Tỉnh và các doanh nghiệp cũng cần đầu tư thêm các nhà
vệ sinh công cộng di động dọc các đường dạo chơi để phục vụ khách du
lịch. Các đơn vị khi xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch phải tuân thủ các
điều kiện môi trường. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường phải
đạt độ chính xác cao, khơng nên coi đây chỉ là thủ tục khi tiến hành kinh
doanh. Từng bước hoàn hiện và tiến tới toàn bộ các cơ sở dịch vụ du lịch
phải hoàn thiện xử lý nước thải trước khi đưa vào hệ thống thải chung của
thành phố. Các đơn vị phải có thùng rác nắp đậy phân loại chất thải rắn.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ lao động du lịch và
sinh viên ngành du lịch trên địa bàn thành phố
Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ lao động du lịch và sinh viên
ngành du lịch về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp

cho việc nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm du lịch
đối với du khách và ngành du lịch. Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa
văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hóa và
làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của khách và cả
chủ nhà. Điều đó cũng góp phần loại bỏ các thành kiến không tốt và tư
tưởng bài ngoại. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn tại chỗ cho cán bộ,
nhân dân địa phương, nhất là nơi có khu, điểm du lịch.
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá dịch vụ, an toàn vệ sinh thực
phẩm, chèo kéo khách du lịch, gây ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm,
bãi tắm du lịch, bảo đảm an ninh, an tồn cho du khách, tạo ra mơi trường
đầu tư tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham
gia hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Trong khai thác du lịch, các cơ quan
quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ
sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; đặt vấn đề bảo vệ môi trường
trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án,
9


chiến lược phát triển du lịch của thành phố và các khu, điểm du lịch. Bên
cạnh đó, thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng để thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý và khắc phục
các hậu quả ô nhiễm, suy thối mơi trường, bảo vệ đa dạng sinh học do tác
động của hoạt động du lịch.
4. KẾT LUẬN
Sự phát triển của ngành du lịch gắn chặt chẽ, mật thiết với môi trường,
đặc biệt là môi trường tự nhiên nên việc giữ gìn bảo vệ mơi trường là vơ
cùng quan trọng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững. Khi lượng
khách đến Đà Nẵng tăng kéo theo chất thải từ du lịch tăng, đây là mâu thuẫn
nội tại bên trong. Thực trạng phát triển du lịch đã và đang tạo ra những sức

ép nhất định lên môi trường sinh thái của thành phố. Để khai thác tối đa lợi
thế của du lịch, đồng thời kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái giúp
Đà Nẵng trở thành “Thành phố thân thiện môi trường”, thành phố thực sự
đáng sống, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, thì Đà Nẵng
cần có những bước đột phá trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, giải pháp phát
triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng là cần thiết cho chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Đức Thọ (2020), “Đà Nẵng định hướng phát triển du lịch thông
minh”, Tạp chí Du lịch điện tử, .
[2]. Lê Đức Thọ (2019), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thành
phố Đà Nẵng hiện nay – Nhu cầu và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học:
“Đào tạo ngành công nghệ thông tin và du lịch đáp ứng nguồn nhân lực
theo cơ chế đặc thù”, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, tr.344-351.
[3]. Lê Đức Thọ, Lâm Thị Hồng Thắm (2019), “Quan điểm của Hồ Chí
Minh về mơi trường và bảo vệ môi trường với vấn đề xây dựng “thành phố
môi trường” ở Đà Nẵng hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Tư tưởng
10


Hồ Chí Minh ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, Nxb. Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.518-527.
[4]. Đặng Quốc Việt (2020), “Tác động của xu hướng phát triển du lịch
mới đến môi trường và phát triển bền vững Du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du
lịch điện tử, .

11




×