Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá ảnh hưởng từ dòng thải nước làm mát của nhà máy nhiệt điện cần thơ đến môi trường nước sông trà nóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................................
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2.

Mục đích của đề tài .............................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
1.1. Các nghiên cứu và mơ hình sử dụng trong mô phỏng lan truyền chất ...............4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................4
1.1.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................6
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...............................................................9
1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................9
1.2.2 . Đặc điểm khí hậu .....................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn ......................................................................................18
1.2.4. Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu .....................21
1.2.5. Chất lƣợng nƣớc sông tại khu vực nghiên cứu ...........................................23
1.3. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện Cần Thơ ........................................................26
1.3.1 Công nghệ của nhà máy .............................................................................27
1.3.2 Nhu cầu sử dụng nƣớc và xả nƣớc thải của cơ sở xả nƣớc thải ................27
1.3.3. Hệ thống thu gom xử lý nƣớc thải tại nhà máy ..........................................29
CHƢƠNG 2: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIKE 3 MƠ PHỎNG KHUẾCH TÁN
NHIỆT TỪ NƢỚC LÀM MÁT CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CẦN THƠ ......... 32
2.1. Giới thiệu chung về mơ hình MIKE 3 ...............................................................32
2.1.1. Hệ phƣơng trình cơ bản ..............................................................................33
2.1.2. Phƣơng pháp giải ........................................................................................36
2.2. Số liệu cho mơ hình............................................................................................45




2.2.1. Số liệu địa hình ...........................................................................................45
2.2.2. Số liệu khí tƣợng, thuỷ văn .........................................................................46
2.3. Thiết lập mơ hình ...............................................................................................46
2.3.1. Thời gian tính tốn ......................................................................................46
2.3.2. Điều kiện ban đầu của mơ hình ..................................................................46
2.3.3. Hiệu chỉnh và kiểm chứng kết quả của mô hình ........................................49
2.3.4. Thiết lập lƣới tính tốn ...............................................................................50
2.3.5. Thiết lập các thơng số của mơ hình ............................................................52
2.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình ......................................................................53
2.4.1. Hiệu chỉnh mơ hình.....................................................................................53
2.4.2. Kiểm định mơ hình .....................................................................................55
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN, MƠ PHỎNG, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ TÍNH TỐN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH
HƢỞNG TỚI MÔI TRƢỜNG VÀ HỆ SINH THÁI SƠNG TRÀ NĨC ................... 57
3.1. Xây dựng các kịch bản tính tốn ........................................................................57
3.2. Mơ phỏng lan truyền nhiệt theo các kịch bản ....................................................58
3.2.1. Kịch bản KB1 .............................................................................................58
3.2.2. Kịch bản KB2 .............................................................................................73
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng do nhiệt thải nƣớc làm mát đến môi trƣờng nƣớc khu vực ..
..........................................................................................................................90
3.4 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động của việc lấy và xả nƣớc làm mát
đến chất lƣợng nƣớc ..................................................................................................96
3.4.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng do lấy nƣớc làm mát ..96
3.4.2 Biện pháp giảm thiểu do xả nƣớc làm mát ..................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 98
1.

Những kết quả đã đạt đƣợc ...............................................................................98


2.

Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn ............................................98

3.

Những kiến nghị về hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................99


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trên địa bàn thành phố Cần Thơ ...............14
Bảng 1.2. Giá trị độ ẩm tƣơng đối trong khơng khí tại thành phố Cần Thơ .............15
Bảng 1.3. Sự thay đổi lƣợng mƣa trên địa bàn thành phố Cần Thơ .........................16
Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng ở thành phố Cần Thơ ............................................17
Bảng 1.5 Mực nƣớc bình quân tháng tại trạm Cần Thơ - trên sông Hậu ..................19
Bảng 1.6 Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tháng trên sơng Hậu - tại trạm Cần Thơ .......20
Bảng 1.7. Ngƣỡng nhiệt độ phát triển của tôm trên khu vực nghiên cứu .................23
Bảng 1.8 Chất lƣợng nƣớc mặt của sông Hậu từ năm 2005-2009 ............................24
Bảng 1.9. Kết quả phân mẫu nƣớc mặt tại lƣu vực sông Trà Nóc tại khu vực xả thải
...................................................................................................................................25
Bảng 2.1. Bộ thơng số của mơ hình sau khi hiệu chỉnh ............................................54
Bảng 3.1. Các kịch bản tính tốn ..............................................................................58
Bảng 3.2. Diện tích lớn nhất của vùng nƣớc có nhiệt độ lớn hơn mơi trƣờng 10C và
30C theo KB1 tại đỉnh triều .......................................................................................63
Bảng 3.3. Diện tích lớn nhất của vùng nƣớc có nhiệt độ lớn hơn môi trƣờng 1 0C và
30C theo KB1 tại chân triều ......................................................................................70
Bảng 3.4. Nhiệt độ lớn nhất tại của xả nƣớc thải và cửa thu nƣớc làm mát .............88
Bảng 3.5. Tác động tổng hợp của nƣớc thải đến môi trƣờng và hệ sinh thái thuỷ sinh

...................................................................................................................................93


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ ....10
Hình 1.2. Vị trí nhà máy trên bản đồ hành chính Quận Bình Thủy ..........................11
Hình 1.3. Sơ đồ vị trí của nhà máy trong khu vực ....................................................12
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất nhà máy nhiệt điện Cần Thơ ...........................27
Hình 1.5. Cân bằng sử dụng nƣớc .............................................................................29
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống nƣớc làm mát của nhà máy ..............................................30
Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt.............................................30
Hình 1.8. Sơ đồ hệ thống thu gom nƣớc mƣa nhà máy nhiệt điện Cần Thơ ............31
Hình 2.1. Lƣới sai phân trong khơng gian x, y, z .....................................................36
Hình 2.2. Áp dụng các dữ liệu biên tại một biên trên ...............................................38
Hình 2.3. Hệ số ma sát gió ........................................................................................39
Hình 2.4. Sơ đồ khối mơ tả q trình giải quyết bài tốn .........................................44
Hình 2.5. Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Cần Thơ .....................................................45
Hình 2.6. Biên lƣu lƣợng trên thƣợng lƣu sơng Trà Nóc ..........................................47
Hình 2.7. Biên vận tốc ở thƣợng lƣu sơng Hậu ........................................................48
Hình 2.8. Biên mực nƣớc tại hạ lƣu sơng Hậu ..........................................................48
Hình 2.9. Sơ đồ vị trí vùng và phạm vi nghiên cứu ..................................................50
Hình 2.10. Sơ đồ lƣới tính tốn .................................................................................51
Hình 2.11. Sơ đồ q trình hiệu chỉnh mơ hình ........................................................53
Hình 2.12. Sơ đồ vị trí điểm hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình ................................55
Hình 2.13. Kết quả hiệu chỉnh (từ 1/1/2012 đến 5/1/2012) và kiểm định mơ hình (từ
6/1/2012 đến 10/1/2012) tại lớp 13 ...........................................................................55
Hình 2.14. Kết quả hiệu chỉnh nhiệt độ (từ 12:00AM ngày 2/1/2012 đến 12:00PM
ngày 2/1/2012) và kiểm định mơ hình (từ 12:00PM ngày 2/1/2012 đến 12:00PM
ngày 3/1/2012) tại lớp 13 ..........................................................................................56
Hình 3.1. Thời điểm xét khi mực nƣớc đạt đỉnh triều (9h00 ngày 3/1/2012) ...........59

Hình 3.2. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 13) tại thời điểm 9h ngày 3/1/2012 ............59


theo kịch bản KB1 ......................................................................................................59
Hình 3.3. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 12) tại thời điểm 9h ngày 3/1/2012 ............60
theo kịch bản KB1 ......................................................................................................60
Hình 3.4. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 10) tại thời điểm 9h ngày 3/1/2012 ............61
theo kịch bản KB1 ......................................................................................................61
Hình 3.5. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 5) tại thời điểm 9h ngày 3/1/2012 ..............62
theo kịch bản KB1 ......................................................................................................62
Hình 3.6. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sông Hậu tại thời điểm 9h ngày
3/1/2012 theo kịch bản KB1 .......................................................................................63
Hình 3.7. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sông Hậu tại thời điểm 9h00 ngày
3/1/2012 trong kịch bản KB1......................................................................................64
Hình 3.8. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sơng Trà Nóc tại thời điểm 9h00 ngày
3/1/2012 trong kịch bản KB1......................................................................................65
Hình 3.9. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sơng Trà Nóc tại thời điểm 9h ngày
3/1/2012 theo kịch bản KB1 .......................................................................................66
Hình 3.10. Thời điểm xét khi mực nƣớc tại chân triều (15h00 ngày 13/1/2012) .....67
Hình 3.11. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 13) tại thời điểm 15h00 ngày 13/1/2012 ...67
(chân triều) theo kịch bản KB1 ....................................................................................67
Hình 3.12. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 12) tại thời điểm 15h00 ngày 13/1/2012 ...68
(chân triều) theo kịch bản KB1 ....................................................................................68
Hình 3.13. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 10) tại thời điểm 15h00 ngày 13/1/2012 ...68
(chân triều) theo kịch bản KB1 ....................................................................................68
Hình 3.14. Phân bố nhiệt trên mặt bằng (lớp 5) tại thời điểm 15h00 ngày 13/1/2012 .....69
(chân triều) theo kịch bản KB1 ....................................................................................69
Hình 3.15. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sông Hậu tại thời điểm 15h00 ngày
13/01/2012 (chân triều) trong kịch bản KB1 ...............................................................70
Hình 3.16. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sông Hậu tại thời điểm 15h00 ngày

13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB1 .................................................................71


Hình 3.17. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sơng Trà Nóc tại thời điểm 15h00 ngày
13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB1 .................................................................72
Hình 3.18. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sơng Trà Nóc tại thời điểm 15h00
ngày 13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB1 ........................................................73
Hình 3.19. Phân bố nhiệt trên mặt bằng tại thời điểm 9h00 ngày 3/1/2012 .............74
(đỉnh triều) trong kịch bản KB2..................................................................................74
Hình 3.20. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sông Hậu tại thời điểm 9h00 ngày
3/1/2012 (đỉnh triều) trong kịch bản KB2 ..................................................................75
Hình 3.21. Phân bố nhiệt dọc theo sông Hậu tại thời điểm 9h ngày 3/1/2012 (đỉnh
triều) trong kịch bản KB2 ...........................................................................................76
Hình 3.22. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sơng Trà Nóc tại thời điểm 9h ngày
3/1/2012 (đỉnh triều) trong kịch bản KB2 ..................................................................77
Hình 3.23. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sơng Trà Nóc tại thời điểm 9h ngày
3/1/2012 (đỉnh triều) trong kịch bản KB2 ..................................................................78
Hình 3.24. Phân bố nhiệt trên mặt bằng tại thời điểm 15h00 ngày 13/1/2012 (chân
triều) trong kịch bản KB2 .........................................................................................79
Hình 3.25. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sông Hậu tại thời điểm 15h00 ngày
13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB2 ..............................................................80
Hình 3.26. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sông Hậu tại thời điểm 15h00 ngày
13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB2 ..............................................................81
Hình 3.27. Phân bố nhiệt theo mặt cắt dọc sơng Trà Nóc tại thời điểm 15h00 ngày
13/1/2012 (chân triều) trong kịch bản KB2 ..............................................................82
Hình 3.28. Phân bố nhiệt theo mặt cắt ngang sông Trà Nóc tại thời điểm 9h00 ngày
3/1/2012 trong kịch bản KB2 ....................................................................................83
Hình 3.29. Vị trí các điểm xuất kết quả của mơ hình ...............................................84
Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của nhiệt độ theo thời gian đối với các điểm
xét trong kịch bản KB1 .............................................................................................86

Hình 3.31. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của nhiệt độ theo thời gian đối với các điểm
xét trong kịch bản KB2 .............................................................................................87


Hình 3.32. Phân bố nhiệt khi cửa xả nƣớc thải làm mát nhà máy đặt tại độ sâu 2,5m
so với mặt đất, tại thời điểm đỉnh triều (theo kịch bản KB1) ...................................89
Hình 3.33. Phân bố nhiệt khi cửa xả nƣớc thải làm mát nhà máy đặt tại độ sâu 2,5m
so với mặt đất, tại thời điểm chân triều (theo kịch bản KB1) ...................................89
Hình 3.34. Đồ thị biểu diễn giới hạn sinh thái theo nhiệt độ ....................................92


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nhu cầu sử dụng điện
cũng tăng lên không ngừng. Các nhà máy nhiệt điện đƣợc triển khai xây dựng, trong
đó có nhà máy nhiệt điện Cần Thơ đã đƣợc xây dựng và đi vào vận hành nhằm mục
đích đảm bảo an ninh năng lƣợng cho phát triển kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ khu vực
miền Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, việc phát triển nhà máy nhiệt điện sẽ gây nên một số tác động
không mong muốn đến môi trƣờng và sinh thái. Trong đó, tác động do việc lấy và
xả một lƣợng lớn nƣớc làm mát từ nhà máy nhiện điện là vấn đề cần quan tâm.
Trong quá trình vận hành, nhiệt độ nƣớc làm mát cao hơn nhiệt độ nƣớc sông xung
quanh khoảng 100C. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái nhƣ tăng số lồi ƣa
nóng và giảm số lồi khơng thích nghi đƣợc với nhiệt độ nƣớc sơng tăng; giảm
lƣợng oxi hoà tan, rối loạn khả năng tái sinh của một số loài thuỷ sinh vật,… Các
tác động này đặc biệt nghiêm trọng nếu nhà máy nhiệt điện đƣợc đặt tại khu vực
sinh thái nhạy cảm hoặc có giá trị cao. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tác động do

hoạt động xả thải nƣớc làm mát đến môi trƣờng khu vực xung quanh các nhà máy
nhiệt điện là rất cần thiết, giúp cho các nhà thiết kế, nhà quản lý có cái nhìn tổng
quan về phạm vi và mức độ ảnh hƣởng để điều chỉnh phƣơng án thiết kế hợp lý nhất
về mặt mơi trƣờng, q trình vận hành nhà máy và quá trình ra quyết định phê duyệt
nhà máy.
Với ý nghĩa đó, trong khn khổ luận văn thạc sĩ, học viên lựa chọn đề tài:
“Đánh giá ảnh hƣởng từ dòng thải nƣớc làm mát của nhà máy nhiệt điện Cần Thơ
đến môi trƣờng nƣớc sông Trà Nóc” để xác định phạm vi và mức độ ảnh hƣởng của
dòng xả thải nƣớc làm mát của nhà máy nhiệt điện Cần Thơ đến môi trƣờng nƣớc
khu vực.


2

2. Mục đích của đề tài
Mơ phỏng q trình lan truyền nhiệt của dòng nƣớc thải làm mát nhà máy
nhiệt điện Cần Thơ;
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng nƣớc
khu vực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: môi trƣờng nƣớc và hệ sinh thái sơng Trà Nóc và sơng Hậu nằm
trong vùng ảnh hƣởng do khuếch tán nhiệt từ dòng thải nƣớc làm mát của nhà máy
nhiệt điện Cần Thơ.
- Phạm vi không gian: khu vực cửa ra sông Trà Nóc và sơng Hậu nơi xả thải
nƣớc làm mát của nhà máy nhiệt điện Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian: trong suốt thời gian vận hành của nhà máy trong trƣờng
hợp máy móc làm việc tốt, khơng xảy ra các sự cố bất thƣờng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu nhập và xử lý các số liệu về điều kiện khí
tƣợng, điều kiện thuỷ văn, địa hình, hệ sinh thái thuỷ sinh tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp ph n t ch

ánh giá ố i : Dựa trên các số liệu đã thu thập

đƣợc tiến hành phân tích, đánh giá các chuỗi số liệu đó.
- Phương pháp so sánh: So sánh các Tiêu chuẩn, quy chuẩn mơi trƣờng Việt
Nam.
- Phương pháp phỏng ốn: Để đánh giá sơ bộ phạm vi và mức độ ảnh
hƣởng do nhiệt độ nƣớc sông tăng từ nƣớc thải làm mát của nhà máy nhiệt điện.
- Phương pháp mơ hình tốn: Là cơng cụ chính đƣợc sử dụng cho nghiên
cứu này. Mơ hình MIKE 3 đƣợc sử dụng để mơ phỏng, tính tốn mức độ và phạm
vi ảnh hƣởng do nƣớc làm mát theo các kịch bản khác nhau.
- Phương pháp kế thừa: Tham khảo và kế thừa các kết quả có liên quan đã


3

đƣợc nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả, các cơ quan và tổ chức khác. Những
thừa kế sẽ làm kết quả tính tốn của luận văn phù hợp hơn với thực tiễn của vùng
nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Ứng dụng mơ hình MIKE 3 mơ phỏng khuếch tán nhiệt từ nƣớc
làm mát của nhà máy nhiệt điện Cần Thơ đến sơng Trà Nóc
Chƣơng 3: Xây dựng các kịch bản, mơ phỏng, đánh giá kết quả tính tốn và
đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng tới môi trƣờng nƣớc khu vực


4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Các nghiên cứu và mơ hình sử dụng trong mô phỏng lan truyền chất
1.1.1. Trên thế giới
Các phƣơng trình cơ bản của cơ học chất lỏng có thể đƣợc giải theo sơ đồ
trong không gian của 1 chiều (1D), hai chiều (2D) hoặc 3 chiều (3D). Tƣơng ứng
với các phƣơng trình đó là các mơ hình số 1 chiều, 2 chiều hoặc 3 chiều đồng thời
tính phức tạp cũng lần lƣợt tăng dần. Trong tự nhiên, hầu hết các quá trình thủy
động lực và lan truyền nhiệt ở vùng ven sơng, cửa sơng ven biển nhƣ dịng chảy rối,
thủy triều, ứng suất của gió, tác động của sóng, tác động của nhiệt độ khơng khí, sự
phân tầng nhiệt-muối, dịng chảy nói chung là các q trình 3 chiều. Vì vậy, khi áp
dụng và phát triển các mơ hình tốn vào các vùng nhƣ đã kể trên ngƣời ta cố gắng
lựa chọn các mơ hình 3 chiều.
Mơ hình 3 chiều dựa trên các phƣơng trình cân bằng khối lƣợng hay khuếch
tán đối lƣu của chất vận chuyển. Trong phần lớn các mơ hình 3 chiều, trƣờng dịng
chảy và nồng độ chất vận chuyển đƣợc tổng hợp (intergrated) và tính tốn ở mỗi
bƣớc thời gian. Mơ hình 3 chiều tính đến cả các thành phần bình lƣu và đối lƣu của
quá trình vận chuyển chất và đƣợc dùng khi có sự phân tầng về dịng chảy và vận
chuyển chất. Các mơ hình 3 chiều cung cấp đầy đủ nhất bao gồm cả số lƣợng các
biến của bất kỳ hệ thủy động lực nào. Việc hiệu chỉnh mơ hình cũng đòi hỏi lƣợng
số liệu lớn và phức tạp hơn, bởi vì các chƣơng trình đƣợc yêu cầu phải thể hiện
đƣợc tất cả các quá trình phức tạp của điều kiện thủy động lực diễn ra cả trong 3
hƣớng.
Thông thƣờng các số liệu đầu vào cho mơ hình 3 chiều có đƣợc từ các số liệu
gần đúng của các tài liệu nghiên cứu hơn là từ số liệu khảo sát do việc khảo sát các
tham số này ở điều kiện 3 chiều cho đến nay vẫn cịn nhiều khó khăn. Các mơ hình



5

thủy động lực - vận chuyển chất 3 chiều cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về diễn biến
và sự tƣơng tác của các quá trình diễn ra trong thủy vực. Một ví dụ của kết quả mơ
hình thủy động lực 2 chiều là kết quả đánh giá biến động của các nêm mặn vùng
cửa sơng. Nhiều mơ hình 3 chiều đã đƣợc áp dụng với các qui mô khác nhau nhƣ
trong phịng thí nghiệm, hay quy mơ các khu vực nhỏ. Việc áp dụng mơ hình 3
chiều ở quy mơ vùng lớn thƣờng gặp khó khăn do thời gian gian tính tốn lâu, vì
vậy ngƣời ta thƣờng chỉ mơ phỏng trong phạm vi một thời đoạn, một vài ngày hoặc
một chu kỳ triều.
Trên thế giới và trong nƣớc hiện có nhiều mơ hình thủy động lực đang đƣợc
áp dụng cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nhƣ nghiên cứu, quy hoạch và
thiết kế hệ thống cơng trình.., tiêu biểu có thể kể đến SORBEK, DELFT3D (Hà
Lan), MIKE (Đan Mạch). Tuy nhiên, mỗi mơ hình đều có những ƣu nhƣợc điểm
riêng và cho đến nay vẫn chƣa có một đánh giá toàn diện và chi tiết về khả năng áp
dụng trong thực tế của các mơ hình nói trên. Việc ứng dụng mơ hình 3 chiều cần
thiết nhất ở những vùng có cấu trúc thủy động lực và quá trình vận chuyển phức tạp
với các xốy và biến động mạnh theo không gian. Ngƣời ta đã đi đến kết luận rằng
một mơ hình 2 chiều đƣợc xử lý và thiết lập tốt có thể trở thành một cơng cụ kỹ
thuật chuyên nghiệp cho nghiên cứu động lực học công trình bờ. Một ví dụ khác,
O’Connor và Nicholson cung cấp một mơ hình 3 chiều đầy đủ bao gồm một mơ
hình vận chuyển chất vận chuyển. Katopodi và Ribberink thơng báo về một mơ hình
tựa 3 chiều (quasi-3D) cho chất vận chuyển dựa trên việc giải gần đúng phƣơng
trình khuếch tán- bình lƣu cho sóng và dịng chảy. Briand và Kamphuis đƣa ra một
cách tiếp cận chi tiết việc tính tốn lan truyền nhiệt độ dựa trên kết hợp tính dòng
chảy 3 chiều và phân bổ nồng độ chất vận chuyển theo phƣơng thẳng đứng. Một mơ
hình sai phân hữu hạn 3 chiều cho thủy động lực và vận chuyển chất vận chuyển đã
đƣợc mô tả bởi Cancino và Neves.
Gần đây, trong một số nghiên cứu của Châu Âu về vùng cửa sông thuộc Trung
tâm Khoa học và Công nghệ biển (MAST). Một trong những kết quả của trung tâm

này là một mơ hình kết hợp thủy động lực- sinh thái vùng thềm lục địa gọi là mô


6

hình COHERENS. Đây là mơ hình tổng hợp của các thành phần vật lý nhƣ dòng
chảy, nhiệt độ, độ muối, các module sinh vật phù du, các quá trình sinh- địa- hóa,
chất vận chuyển và module phát tán vật chất theo công thức của Eulerian và
Lagrangian. Tuy nhiên, phần lan truyền nhiệt độ trong mơ hình này chƣa tính đến
những biến động của địa hình đáy.
Viện Thủy lực Delft cũng đã phát triển hệ thống mơ hình tổng hợp (2D/3D) để
mô phỏng điều kiện thủy động lực và lan truyền nhiệt độ dƣới ảnh hƣởng của các
lực khí tƣợng và thủy triều. Mơ hình này tính đến những biến động của địa hình
đáy, q trình lắng đọng, xói lở và có thể tính kết hợp (coupling) các điều kiện thủy
động lực - sóng và lan truyền nhiệt độ ở mỗi bƣớc thời gian trong q trình tính
tốn.
Đáng chú ý là phần lớn các mơ hình thủy động lực - lan truyền nhiệt độ đều
giả thiết là phân bố áp suất thủy tĩnh và dùng các sơ đồ phần tử hữu hạn hoặc sai
phân hữu hạn, phƣơng pháp chuyển đổi hệ tọa độ thẳng đứng sigma, ảnh hƣởng của
các lực đƣợc phân chia giống nhau lên toàn bộ cột nƣớc. Phần lớn các mơ hình này
dùng các biểu diễn đại số để tham số hóa các hệ số rối và dùng các phƣơng trình
bán thực nghiệm với các hệ số đã đƣợc đơn giản hóa.
1.1.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của các cơng cụ tính tốn nên mơ
hình tốn học đã dần đƣợc đƣa vào sử dụng trong việc tính tốn thủy động lực và
lan truyền chất. Các mơ hình đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam là MIKE 21 (Viện
Địa lý, ĐH Thủy lợi, Viện KTTV và MT), SMS (Viện KTTV và MT, Viện Cơ học,
trƣờng ĐHKHTN), MDEC (Trƣờng ĐHKHTN), Delft3D (Viện Tài nguyên và Môi
trƣờng biển, Đại học Thủy lợi). Những lĩnh vực ứng dụng nhiều của mơ hình lan
truyền chất nhƣ phục vụ đánh giá bồi tụ xói lở vùng cửa sơng ven biển Bắc Bộ,

vùng ven biển miền Trung và vùng biển Nam Bộ, đánh giá xu thế bồi tụ xói lở khu
vực Cửa Đáy, lan truyền chất và biến đổi địa hình đáy vùng cửa sơng ven biển Hải
Phịng. Trong những nghiên cứu trên, các mơ hình vận chuyển bùn cát chủ yếu


7

đƣợc dùng để tính tốn dự báo cân bằng của các dịng bùn cát ở vùng ven bờ nhƣng
có ít mơ hình lan truyền nhiệt đƣợc áp dụng.
Ứng dụng khác liên quan đến mơ hình vận chuyển chất liên quan đến lĩnh
vực môi trƣờng là đánh giá phân bố của chất vận chuyển ở các vùng cửa sông ven
biển. Một số nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực này nhƣ ứng dụng mơ hình MIKE
và SMS đánh giá ảnh hƣởng do hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dƣơng đến
quá trình vận chuyển nhiệt ở khu vực này; ứng dụng mơ hình 3 chiều để nghiên cứu
lan truyền nhiệt ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh do NMNĐ Cẩm Phả xả ra, v.v…
Điển hình là các nghiên cứu tƣơng tự về điều kiện thủy động lực và lan
truyền nhiệt ở vùng cửa xả của nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Quảng Ninh và nhiệt
điện Ơ-Mơn (Cần Thơ). Những nghiên cứu liên quan về lan truyền nhiệt ở khu vực
này đã đƣợc tiến hành thơng qua ứng dụng mơ hình MIKE 3 để đánh giá điều kiện
động lực, dự báo lan truyền nhiệt khu vực trong các điều kiện gió đặc trƣng.
Việc ứng dụng các mơ hình tốn học nghiên cứu đặc điểm lan truyền nhiệt ở
vùng cửa xả của nhà máy nhiệt điện ở nƣớc ta vẫn chƣa nhiều và vẫn cịn có những
hạn chế, đặc biệt là vấn đề số liệu đầu vào cho mơ hình. Nguồn số liệu cung cấp cho
các mơ hình ở nƣớc ta thƣờng thiếu số lƣợng, thiếu đồng bộ, hệ thống và cả độ
chính xác. Do đó việc xử lý số liệu đầu vào, hiệu chỉnh các tham số tính tốn để lựa
chọn đƣợc những tham số phù hợp cho mơ hình vẫn là một vấn đề tồn tại cần giải
quyết trong thời gian tới.
Mơ hình DELFT3D. Đây là mơ hình tổng hợp 3 chiều (3D) do Viện Thủy
lực DELFT (Hà Lan) nghiên cứu phát triển gồm có các module cơ bản nhƣ thủy
động lực (DELFT3D-FLOW), sóng (DELFT3D-WAVE), vận chuyển bùn cát

(DELFT3D-SED), chất lƣợng nƣớc (DELFT 3-WAQ) và sinh thái học (DELFT3DECO). Mô hình này có thể mơ phỏng tốt điều kiện thủy động lực - sóng, vận chuyển
bùn cát, chất lƣợng nƣớc ở vùng cửa sông ven bờ. Module thủy động lực
(DELFT3D-FLOW) có thể tính tốn kết hợp đồng thời (online coupling) với các
module khác nhƣ sóng (DELFT3D-WAVE), lan truyền nhiệt độ (DELFT3D-SED).


8

Việc tính tốn kết hợp đồng thời có thể cho thấy đƣợc sự tƣơng tác giữa các quá
trình thủy động lực - sóng và lan truyền nhiệt độ tại mỗi thời điểm tính của mơ hình.
Cơ sở tốn học của mơ hình thủy động lực trong DELFT3D là giải phƣơng trình
Navier Stokes với chất lỏng khơng nén trong nƣớc nơng và phƣơng pháp xấp xỉ
Boussinesq. Sự biến đổi của thành phần vận tốc thẳng đứng trong phƣơng trình
động lƣợng đƣợc bỏ qua. Với mơ hình 3 chiều, thành phần vận tốc thẳng đứng đƣợc
tính tốn từ phƣơng trình liên tục.
Mơ hình MIKE 3 FM đƣợc nghiên cứu tính tốn lan truyền nhiệt trong nƣớc
biển khu vực nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch của tác giả Phạm Văn Tiến, Lê Quốc
Huy, Trần Duy Hiền, Khƣơng Văn Hải. Nghiên cứu đã chứng tỏ mơ hình có thể mơ
phỏng tốt q trình lan truyền và khuếch tán nhiệt trong môi trƣờng nƣớc biển dƣới
tác động của các yếu tố khí tƣợng, thuỷ hải văn trong khu vực nhà máy nhiệt điện
Quảng Trạch.
Vùng cửa sơng Trà Nóc (khu vực tiếp giáp với sơng Hậu) là nơi hằng ngày
tiếp nhận một lƣợng nƣớc ấm xả thải từ quá trình làm mát của nhà máy nhiệt điện
Cần Thơ. Nƣớc thải làm mát thiết bị: 288.000 m3/ngày đêm (khoảng 3,33 m3/s), lƣu
lƣợng tối đa 312 100 m3/ngày đêm (khoảng 3,6 m3/s). Nhiệt độ nƣớc làm mát cao
hơn nhiệt độ nƣớc sông xung quanh khoảng 100C. Điều này dẫn đến mất cân bằng
sinh thái nhƣ tăng số loài sinh vật thủy sinh ƣa nóng và giảm số lồi khơng thích
nghi đƣợc với nhiệt độ nƣớc sơng tăng; giảm lƣợng oxi hoà tan, rối loạn khả năng
tái sinh của một số loài thuỷ sinh vật,… Các tác động này đặc biệt nghiêm trọng nếu
vị trí cửa xả thải nƣớc làm mát của nhà máy nhiệt điện đƣợc đặt tại khu vực sinh

thái nhạy cảm hoặc có giá trị cao. Chính vì vậy đặc điểm lan truyền nhiệt ở vùng
nghiên cứu đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Sau khi cân nhắc, so sánh các mơ hình tốn có thế áp dụng cho khu vực phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn mơ hình MIKE. Các mơđun
MIKE 3 cho phép mô phỏng và tái hiện bức tranh thủy động lực trên tồn miền
nghiên cứu, thay vì chỉ tại một vài điểm nhƣ số liệu đo đạc. Đây là mô hình 3 chiều


9

tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đƣợc sử dụng trong hầu hết các trƣờng đại học, viện
nghiên cứu và các đơn vị tƣ vấn ở trong và ngoài nƣớc với các lợi thế:
- Là bộ phần mềm tích hợp đa tính năng: tính tốn trƣờng sóng, dịng chảy,
vận chuyển chất, diễn biến địa hình đáy;
- Cơ sở tốn học chặt chẽ, chạy ổn định, thời gian tính tốn nhanh.
- Đã đƣợc kiểm nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới;
- Có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có khả năng tích hợp với một số phần
mềm chun dụng khác.
Mơ hình bao gồm các mơ đun sau:
- Mô đun thủy động lực
- Mô đun tải khuếch tán
- Mô đun lan truyền chất.
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ là nhà máy trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ, có diện tích khoảng 63.000m2. Nhà máy
nằm trên bờ phải của sơng Hậu (theo chiều dịng chảy) thuộc Khu vực 2, phƣờng
Trà Nóc, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Khu vực nghiên cứu cách trung tâm
thành phố Cần Thơ 10km về phía Tây Bắc, cách sân bay Cần Thơ khoảng 2km,
cách cảng Cần Thơ khoảng 3km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 130km.

Phía Đơng Bắc là sơng Hậu, phía Đơng Nam là sơng Trà Nóc, phía Tây Nam giáp
đƣờng Lê Hồng Phong, phía Tây Bắc giáp khu cơng nghiệp Trà Nóc I.


10

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa nên khơng ử dụng tỷ


11

Vị trí khu vực
nghiên cứu

Hình 1.2. Vị trí nhà máy trên bản đồ hành chính Quận Bình Thủy
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa nên khơng ử dụng tỷ )


12

Đi Quận Ơ Mơn

Khu KCN Trà Nóc I

CƠNG TY TNHH NHÀ
NƢỚC MTV NHIỆT
ĐIỆN CẦN THƠ


Sông Hậu

Nhà dân

Đƣờng Lê Hồng Phong

Nhà máy chế biến
thực phẩm MÊKO

Điểm lấy nƣớc
làm mát

Chợ Trà Nóc
Nhà dân
Điểm xả nƣớc làm mát
Sơng Trà Nóc

Đi Trung tâm
Tp. Cần Thơ

Cầu Trà
Nóc

Nhà dân

Hình 1.3. Sơ đồ vị trí của nhà máy trong khu vực
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa nên không ử dụng tỷ )


13


1.2.2 . Đặc điểm khí hậu
Khu vực nhà máy nằm trong khu vực mang tính chất nhiệt đới gió mùa
tƣơng đối ơn hồ, có đặc điểm chung của vùng đồng bằng sơng Cửu long. Khí hậu
trong năm đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có đặc điểm:
+ Gió chủ đạo là gió mùa Đơng Bắc
+ Lƣợng mƣa khơng đáng kể, chỉ chiếm khoảng 8% lƣợng mƣa cả năm;
+ Lƣợng bốc hơi lớn
+ Độ ẩm khơng khí nhỏ
- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, có đặc điểm:
+ Gió chủ đạo là hƣớng gió Tây Nam
+ Lƣợng mƣa chiếm khoảng 95% lƣợng mƣa cả năm
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong những năm gần
đây dao động từ 25,6-300C. Nhiệt độ cao nhất trong năm thƣờng vào khoảng tháng
4, tháng 5 và thấp nhất vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và mát nhất khoảng
30C. Sự thay đổi nhiệt độ các tháng trong những năm gần đây đƣợc thể hiện nhƣ
bảng 1.1.
b. Gió và hƣớng gió
Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
dao động từ 2-18m/s (ngoại trừ những cơn gió bão có thể đạt đến tốc độ 40-45m/s),
trong năm có các hƣớng gió khác nhau, bao gồm:
-

Hƣớng gió Đơng – Bắc: từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau;

-


Hƣớng gió Đơng – Nam: từ tháng 2 đến tháng 6;


14

-

Hƣớng gió Tây – Tây Nam: từ tháng 6 đến tháng 10 (đây là thời kỳ mƣa
bão, tốc độ gió đạt ở mức cao);

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Đơn vị: (0C)
Tháng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

TB tháng

1

25,8

25,8


24,3

26,0

25,5

2

25,9

26,0

26,6

27,0

26,4

3

27,6

27,2

28,4

28,4

27,9


4

28,8

28,4

28,8

29,4

28,9

5

28,0

27,3

27,7

30,0

28,3

6

27,7

27,4


28,1

28,1

27,8

7

27,1

27,3

27,1

27,4

27,2

8

27,0

26,7

27,8

27,1

27,2


9

27,2

26,5

27,1

27,6

27,1

10

26,8

27,3

27,4

26,9

27,1

11

26,2

26,5


26,6

27,0

26,6

12

26,5

25,6

27,2

26,4

26,4

27,1

26,8

27,1

27,6

TB năm

(Ng ồn: Trạm kh tượng Cần Thơ 2013)
c. Độ ẩm

Nhìn chung, giá trị độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm tại thành
phố Cần Thơ biến động khơng lớn. Độ ẩm phân hố theo mùa tƣơng đối rõ rệt, giá
trị độ ẩm trung bình thấp nhất vào các tháng mùa khơ (tháng 3 và tháng 4) với giá
trị đạt từ 76-80%, độ ẩm trung bình lớn nhất khoảng 89% vào giai đoạn mùa mƣa


15

(tháng 8 và tháng 9). Giá trị độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 86-87%, chi
tiết đƣợc thể hiện tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Giá trị độ ẩm tương đối trong khơng khí tại thành phố Cần Thơ
Đơn vị: (%)
Tháng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

TB tháng

1

80

82


81

80

80,8

2

79

7

81

79

61,5

3

79

76

77

74

76,5


4

78

79

80

76

78,3

5

86

86

85

77

83,5

6

89

85


83

84

85,3

7

87

84

86

86

85,8

8

88

87

85

87

86,8


9

87

88

85

85

86,3

10

88

86

86

86

86,5

11

83

84


80

85

83,0

12

82

83

79

82

81,5

83,8

83,1

82

82

TB năm

(Ng ồn: Trạm kh tượng Cần Thơ 2013)
d. Chế độ mƣa

Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 hàng năm với
tổng lƣợng mƣa chiếm tỷ lệ khoảng 95% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau với tổng lƣợng mƣa khoảng 5% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa lớn
kéo dài thƣờng xảy ra trên diện rộng, hàng tháng thƣờng xảy ra 1 đến 2 trận mƣa


16

lớn trên 50mm. Lƣợng mƣa cao nhất tập trung vào tháng 09 và tháng 10, thời kỳ
cao điểm mƣa lớn kết hợp với triều cƣờng từ sông Hậu tràn vào thành phố gây ngập
úng và làm tắc nghẽn giao thông trong khu vực nội thành đặc biệt là trên Quốc lộ
91. Lƣợng mƣa ở thành phố Cần Thơ thuộc loại trung bình và đƣợc thể hiện trong
bảng 1.3.
Bảng 1.3. Sự thay đổi lƣợng mƣa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Đơn vị: (mm)
Tháng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

TB tháng

1

18,6


17,8

-

14,7

17,0

2

-

8,0

31,3

-

19,7

3

79,7

223,1-

55,6

0,6


45,3

4

18,7

128,4

2,9

1,1

37,8

5

272,6

173,2

76,0

66,5

147,1

6

174,1


159,5

136,6

195,9

166,5

7

102,8

119,8

116,0

143,8

120,6

8

230,4

216,5

200,6

214,5


215,5

9

187,6

254,5

122,5

120,9

171,4

10

347,2

223,1

133,8

265,4

242,4

11

67,4


147,6

209,5

204,0

157,1

12

2,0

61,3

138,8

82,4

71,1

TB năm

1.501,1

1.509,7

1247,7

1310,0


(Ng ồn: Trạm kh tượng Cần Thơ 2013)
Ghi chú: (-) không mƣa


17

e. Bức xạ mặt trời
Cần Thơ thuộc vùng có giá trị nhiệt lƣợng do ánh sáng mặt trời đem lại khá
cao trung bình của 3 năm 2009-2011 khoảng 156 Kcal/cm2. Bình quân một tháng là
13 Kcal/cm2. Số giờ chiếu sáng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối
mùa khô. Năm 2008, tổng số giờ nắng trung bình trong năm 7,2 giờ/ngày.
Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô. Số giờ nắng trung
bình các tháng khơng thay đổi nhiều qua các năm. Số giờ nắng trung bình cao nhất
thƣờng vào giai đoạn mùa khô (tháng 3 và 4 hàng năm) với khoảng 240 giờ/tháng,
thấp nhất vào tháng 7, khoảng 130 giờ/tháng. Số giờ nắng các tháng ở thành phố
Cần Thơ trong các năm từ 2009 đến năm 2012 đƣợc thể hiện tại bảng 1.4.
Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng ở thành phố Cần Thơ
Đơn vị: (giờ)
Tháng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

TB tháng


1

194,0

201,5

213,4

223,8

208,2

2

251,5

198,6

223,1

273,9

236,8

3

237,3

279,7


280,2

289,2

271,6

4

239,9

241,9

236,6

277,8

249,1

5

177,7

205,2

206,6

257,0

211,6


6

153,4

196,4

240,3

217,5

201,9

7

127,9

229,6

180,0

182,5

180,0

8

135,4

177,5


214,1

183,1

177,5

9

150,1

146,3

131,6

195,5

155,9

10

148,0

199,0

188,1

161,7

174,2


11

178,4

152,9

194,6

182,0

177,0

12

201,9

182,1

242,7

168,6

198,8

2.195,5

2.410,7

2.551,3


2.613,0

TB năm

(Ng ồn: Trạm kh tượng Cần Thơ 2013)


18

1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn
Qua khảo sát đã cho thấy hệ thống sơng, rạch chính xung quanh khu vực
nghiên cứu gồm có:
Sơng Trà Nóc là nhánh sơng nhỏ của sơng Hậu, nằm ở phía Đơng Nam của
khu cơng nghiệp Trà Nóc và đổ vào sơng Hậu. Theo số liệu đo đạc với tần suất
1h/lần do Trung tâm khí tƣợng thủy văn Cần Thơ thực hiện trên sơng Trà Nóc tại vị
trí cách điểm xả nƣớc thải làm mát nhà máy nhiệt điện Cần Thơ khoảng 350m về
phía thƣợng lƣu trong khoảng thời gian từ 0h00 ngày 1/1/2012 đến 0h00 ngày
16/1/2012. Lƣu lƣợng lớn nhất trên sơng Trà Nóc là 216,978m3/s, lƣu lƣợng nhỏ
nhất là 2,2346m3/s. Vận tốc lớn nhất trên sơng Trà Nóc là 4,5m/s; vận tốc nhỏ nhất
là 0,7624m/s (Chi tiết thể hiện trong phụ lục kèm theo luận văn). Đoạn sơng Trà
Nóc chảy qua khu vực nghiên cứu có độ sâu khoảng 3,5m, chiều rộng trung bình
của sơng khoảng 90 m với tổng chiều dài khoảng 5km.
Sông Hậu là một nhánh của sông Mêkông ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 60 km, là nguồn cung cấp nƣớc chính
cho TP. Cần Thơ và các tỉnh khác trong khu vực, vừa là ranh giới tự nhiên giữa TP.
Cần Thơ với 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, thủy lộ quốc tế cho các tàu đi về
Campuchia, Thái Lan,… Đoạn sông Hậu chảy qua khu vực nghiên cứu có độ sâu
khoảng 10 – 14m, bề rộng lớn hơn 1.000m.
Tại lƣu vực sông Hậu, đỉnh triều cao nhất có mực nƣớc 206 cm, chân triều

thấp nhất – 133 cm. Đỉnh triều trung bình dao động từ 104 – 161 cm. Chân triều dao
động trung bình từ 57 – 62 cm (so với cao độ Hịn Dấu). Chế độ thủy văn trên tuyến
sơng Hậu tại khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều biển
Đông thông qua hai cửa biển là cửa Định An và cửa Trần Đề thuộc địa phận tỉnh
Sóc Trăng và Trà Vinh. Tổng lƣợng nƣớc sơng Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ
m3/năm (chiếm 41% tổng lƣợng nƣớc của sơng Mê Kơng), lƣu lƣợng nƣớc bình
qn tại sông Cần Thơ là 14.800 m3/giây, chiếm khoảng 40% tổng lƣu lƣợng xả
nƣớc của sông Mê kông. Vào mùa lũ (từ tháng 7 tới tháng 11) lƣu lƣợng nƣớc lên
tới 35.000 – 40.000 m3/s, lƣu lƣợng giảm xuống còn 2.000 m3/s vào cuối mùa khô


×