Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn ngọc sơn, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thu Hà

Lớp: 23KHMT21

Mã HV: 1582440301004

Chuyên ngành đào tạo: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Ngô Trà Mai và PGS.TS Bùi Quốc Lập với đề tài nghiên cứu trong luận văn: “Đánh
giá hiện trạng chất lượng môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn Ngọc Sơn, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó, khơng phải là bản sao chép của bất kỳ một luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tơi
điều tra, trích dẫn và đánh giá. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung tơi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nguyễn Thu Hà


i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Trà Mai và PGS.TS. Bùi Quốc
Lập, giảng viên hướng dẫn đề tài luận văn, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập cũng như thực hiện và hoàn thành nội dung của đề tài luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ giáo Khoa Môi trường Trường
Đại học Thủy Lợi những người đã cho tác giả kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá
trình học tập tại trường để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn khơng thể hồn thành nếu như không nhận được sự cho phép, tạo điều kiện
và giúp đỡ nhiệt tình của Cán bộ Trung tâm Vật lý và Công nghệ Môi trường – Viện
Vật lý, đã giúp phân tích kết quả mẫu hiện trạng tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Ngọc
Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các anh, chị Ban quản lý Bãi chôn lấp chất thải rắn
Ngọc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tôi
khảo sát và thu thập tài liệu để có cơ dữ liệu phục vụ cho luận văn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã quan
tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt nhiệt tình và năng lực của
mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cơ và các bạn để luận văn này được hồn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Người thực hiện


Nguyễn Thu Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................2
4.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................4
1.1

Tổng quan về BCL .............................................................................................4

1.1.1

Khái niệm chung về BCL ............................................................................4

1.1.2

Phân loại BCL[5] ........................................................................................4

1.1.2.1


Phân loại theo cấu trúc .........................................................................4

1.1.2.2

Phân loại theo chức năng......................................................................4

1.1.2.3

Phân loại theo địa hình .........................................................................4

1.1.2.4

Phân loại theo CTR tiếp nhận...............................................................5

1.1.2.5

Phân loại theo kết cấu ...........................................................................5

1.1.2.6

Phân loại theo quy mô ..........................................................................6

1.1.3

Quy trình vận hành BCL CTR hợp vệ sinh.................................................6

1.1.4

Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt .......................................................8


1.2

Công tác quản lý BCL trên thế giới và ở Việt Nam ..........................................9

1.2.1

Công tác quản lý BCL trên thế giới ............................................................9

1.2.2

Công tác quản lý BCL ở Việt Nam ...........................................................10

1.3

Một số vấn đề môi trường chủ yếu của các bãi rác ở nước ta hiện nay ...........13

1.3.1

Ảnh hưởng của BCL tới môi trường nước ................................................13

1.3.2

Ảnh hưởng của BCL tới môi trường đất ...................................................15

1.3.3

Ảnh hưởng của BCL tới mơi trường khơng khí ........................................16

iii



1.3.4

Ảnh hưởng của BCL đến sức khỏe cộng đồng ......................................... 18

1.3.5

Các cơng việc được thực hiện sau khi đóng BCL..................................... 18

1.3.6

Ảnh hưởng của BCL tới biến đổi khí hậu ................................................. 19

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC BCL CTR NGỌC SƠN, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN ...... 20
2.1

Giới thiệu về xã Ngọc Sơn và BCL CTR Ngọc Sơn ....................................... 20

2.1.1

Giới thiệu về xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An................. 20

2.1.1.1

Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 20

2.1.1.2


Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 21

2.2

Hiện trạng của BCL CTR Ngọc Sơn ............................................................... 22

2.3

Hiện trạng công tác quản lý BCL CTR Ngọc Sơn .......................................... 31

2.4

Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu .................................. 31

2.4.1

Hiện trạng mơi trường khơng khí ............................................................. 33

2.4.2

Hiện trạng mơi trường nước...................................................................... 37

2.4.3

Hiện trạng môi trường đất ......................................................................... 42

2.5

Dự báo khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ................ 46


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BCL CTR NGỌC SƠN, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN........ 57
3.1.1

Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 57

3.1.2

Cở sở pháp lý ............................................................................................ 59

3.2

Các biện pháp về quản lý ................................................................................. 60

3.2.1

Các công cụ pháp luật ............................................................................... 60

3.2.2

Nâng cao năng lực quản lý môi trường tại BCL Ngọc Sơn ...................... 61

3.2.3

Biện pháp giáo dục, truyền thông môi trường .......................................... 62

3.3

Các biện pháp về kỹ thuật ................................................................................ 63


3.3.1

Phân loại CTR tại nguồn ........................................................................... 64

3.3.2

Thực hiện việc chôn lấp CTR tại BCL CTR Ngọc Sơn theo đúng báo cáo

ĐTM đã được phê duyệt ......................................................................................... 66
3.3.3

Cải tạo hệ thống xử lý NRR hiện tại của BCL Ngọc Sơn ........................ 67

3.3.4

Xử lý đốt rác phát điện .............................................................................. 69

3.3.4.1

Lựa chọn công nghệ đốt ..................................................................... 70

iv


3.3.4.2

Dây chuyền công nghệ Cool Plasma Adaptive ARC .........................71

3.3.4.3 Những sản phẩm từ lò đốt plasma [17]..................................................74
3.3.4.4


Biện pháp xử lý các loại CTR trơ như tro của lò đốt, ........................74

3.3.4.5

Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ bể chứa rác .....................................76

3.3.4.6

Xử lý khí thải của lị đốt rác ...............................................................76

3.3.4.7

Quy trình xử lý NRR ..........................................................................77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................90
1. Kết luận ...................................................................................................................90
2. Kiến nghị.................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................92
PHỤ LỤC ......................................................................................................................94
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................94
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................109

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các bước của quy trình vận hành BCL CTR hợp vệ sinh [5] ......................... 7
Hình 2.1 Sơ đồ Vị trí BCL CTR Ngọc Sơn – Theo bản đồ hành chính xã Ngọc Sơn,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An .................................................................................. 24

Hình 2.2 Hiện trạng BCL CTR Ngọc Sơn .................................................................... 25
Hình 2.3 Sơ đồ thu gom và thốt nước ......................................................................... 26
Hình 2.4 Mương thốt nước mưa bao quanh BCL CTR Ngọc Sơn .............................. 27
Hình 2.5 Ao thu NRR .................................................................................................... 27
Hình 2.6 Vị trí hịa lẫn NRR từ mương dẫn nước ra khe Lèn Ngồi .............................. 27
Hình 2.7 Đường điện và đường giao thông tại BCL CTR Ngọc Sơn ........................... 28
Hình 2.8 Các bước của quy trình vận hành BCL CTR Ngọc Sơn hiện tại ................... 29
Hình 2.9 Sơ đồ thu gom và xử lý NRR hiện tại của BCL CTR Ngọc Sơn ................... 30
Hình 2.10 Sơ đồ tổ chức quản lý của BCL CTR Ngọc Sơn.......................................... 31
Hình 2.11Vị trí lấy mẫu hiện trạng BCL CTR Ngọc Sơn ............................................. 45
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của BCL CTR Ngọc Sơn sau khi điều chính ............. 61
Hình 3.2 Phân loại rác thải tại nguồn theo phương án 1 ............................................... 65
Hình 3.3 Phân loại rác thải tại nguồn theo phương án 2 ............................................... 66
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình xử lý NRR tạm thời tại BCL Ngọc Sơn sau cải tạo ............ 68
Hình 3.5 Sơ đồ cơng nghệ Cool Plasma Adaptive ARC ............................................... 72
Hình 3.6 Sơ đồ cơng nghệ sản xuất gạch block và dịng thải ....................................... 75
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý NRR BCL CTR Ngọc Sơn ........................ 78
Hình 3.8 Sơ đồ cân bằng nước trong bể chứa rác ......................................................... 82
Hình 3.9 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải BCL CTR Ngọc Sơn .................. 88

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại BCL theo diện tích [5] .....................................................................6
Bảng 1.2 Các phương pháp xử lý CTR phổ biến khu vực Đông Nam Á [6] ................10
Bảng 1.3 Thành phần nước rò rỉ của BCL mới và đã hoạt động một thời gian [9] ......14
Bảng 1.4 Tỷ lệ thành phần các khí sinh ra chủ yếu từ BCL [11] ..................................17
Bảng 2.1 Tọa độ các điểm khép góc của BCL CTR Ngọc Sơn ....................................23
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất BCL CTR Ngọc Sơn ................................................23

Bảng 2.3. Thiết bị đo đạc lấy mẫu phân tích .................................................................32
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu khơng khí khu vực BCL CTR Ngọc Sơn................................34
Bảng 2.5a Chất lượng khơng khí trong khu vực BCL CTR Ngọc Sơn .........................34
Bảng 2.5b Chất lượng khơng khí khu vực xung quanh BCL CTR Ngọc Sơn ..............36
Bảng 2.6 Vị trí lấy mẫu mơi trường nước .....................................................................37
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt BCL CTR Ngọc Sơn ......................38
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm BCL CTR Ngọc Sơn....................40
Bảng 2.9 Vị trí lấy mẫu mơi trường nước thải BCL CTR Ngọc Sơn............................41
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng NRR BCL CTR Ngọc Sơn ..........................41
Bảng 2.11 Vị trí lấy mẫu đất BCL CTR Ngọc Sơn .......................................................42
Bảng 2.12 Kết quả phân tích chất lượng mơi trường đất BCL CTR Ngọc Sơn ............43
Bảng 2.13 Dự báo tỷ lệ tăng dân số của huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đến năm
2030[12].........................................................................................................................46
Bảng 2.14 Dự báo dân số huyện Quỳnh Lưu phát sinh đến năm 2030 .........................46
Bảng 2.15 Lượng CTR sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại huyện
Quỳnh Lưu theo giai đoạn[13] [14]...............................................................................47
Bảng 2.16 Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
.......................................................................................................................................48
Bảng 2.17 Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ngành thương mại – dịch
vụ của huyện Quỳnh Lưu [13] [14] ...............................................................................49
Bảng 2.18 Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ ngành thương mại – dịch vụ
của huyện Quỳnh Lưu đến năm 2030............................................................................50
Bảng 2.19 Lượng chất thải CTR y tế phát sinh tại Việt Nam [5]..................................51

vii


Bảng 2.20 Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ ngành y tế đến năm 2030 . 52
Bảng 2.21 Thành phần chất thải rắn công nghiệp[15] .................................................. 53
Bảng 2.22 Các thơng số cần trong tính tốn trong cơng nghiệp huyện Quỳnh Lưu [14]

....................................................................................................................................... 53
Bảng 2.23 Dự báo khối lượng CTR công nghiệp không nguy hại đến năm 2030 ........ 54
Bảng 2.24 Tổng khối lượng CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại, ..... 55
Bảng 3.1 Nhân sự của BCL sau khi bổ sung và điều chỉnh .......................................... 62
Bảng 3.2 Tổng hợp so sánh một số công nghệ đốt ....................................................... 70
Bảng 3.3 Thống kê kích thước của các bể của hệ thống xử lý ...................................... 86

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CTR

Chất thải rắn


CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NRR

NRR

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Official Development Assistance

QCKTQG

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SCR


Song chắn rác

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BVMT đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính tồn cầu, ngày càng được nhiều các
quốc gia trên thế giới quan tâm và trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội.
Những năm gần đây, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế
và q trình đơ thị hóa thì tình trạng ơ nhiễm cũng ngày càng trở nên trầm trọng, trong
đó nguồn gây tác động đến mơi trường đang được quan tâm nhiều nhất là CTR sinh
hoạt, CTR công nghiệp không nguy hại.
CTR đang là mối đe dọa trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân các đô thị.
Năm 2016, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, lượng CTR thông thường

phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm. Dự báo của Bộ xây dựng và Bộ
Tài nguyên và môi trường đến năm 2018 thì khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng
44 triệu tấn/năm. [1]
CTR được xử lý chủ yếu bằng hình thức chơn lấp hợp vệ sinh và chơn lấp khơng hợp
vệ sinh. Cả nước có 548 BCL rác thải, trong đó có 337 BCL khơng hợp vệ sinh, lộ
thiên, khơng có hệ thống thu gom, xử lý NRR... [2]
Tỉnh Nghệ An có tỷ lệ thu gom CTR thấp, khoảng 40 – 50%, chủ yếu xử lý bằng hình
thức chơn lấp tại các bãi rác như: Diễn Châu, Nam Đàn, Tân Kỳ, Hưng Nguyên, Đông
Vinh, Nghi Yên, Cồn Lim, Vĩnh Tân, Quỳ Hợp, Ngọc Sơn... BCL Ngọc Sơn được phê
duyệt ĐTM là BCL hợp vệ sinh, có chức năng tiếp nhận CTR sinh hoạt thông thường và
CTR công nghiệp không nguy hại cho toàn khu vực huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
BCL CTR Ngọc Sơn, nằm tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, với diện
tích 54.602,4 m2 và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4/2013. Mỗi ngày BCL CTR
Ngọc Sơn Ngọc Sơn tiếp nhận khoảng 65-68 tấn CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp không
nguy hại trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. BCL CTR Ngọc Sơn bao gồm: 3 ô chôn lấp rác
thải và 4 ao thu gom và xử lý NRR. NRR được để lắng tự nhiên tại 4 ao và chảy lần lượt
qua mỗi ao bằng các cống thống với nhau giữa các ao. Nước rác sau khi chảy qua 4 ao
được dẫn ra khe nước Lèn Ngồi cách BCL CTR Ngọc Sơn 500m.[3]
1


Tính đến thời điểm hiện tại, BCL CTR Ngọc Sơn đã đi vào hoạt động được 4 năm.
Trong quá trình hoạt động bãi rác đã gây ra một số vấn đề môi trường như: Lượng
NRR hầu hết chưa được kiểm soát về lưu lượng và xử lý đạt quy chuẩn quy định. Mùi
hôi, thối, ruồi, muỗi xung quanh bãi rác ảnh hưởng lớn đến đời sống của người
dân...Đã có một số bài báo đề cập đến vấn đề môi trường BCL CTR Ngọc Sơn, trong
đó có đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích giảm thiểu ơ nhiễm, tuy nhiên cho đến
nay chất lượng môi trường khu vực vẫn chưa được cải thiện. Vì vậy việc lựa chọn đề
tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn Ngọc
Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường”

là cần thiết, nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường BCL CTR Ngọc Sơn, đồng
thời đề xuất các biện pháp BVMT áp dụng cho BCL CTR Ngọc Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hoạt động bãi chôn lấp chất thải rắn Ngọc Sơn, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật & quản lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường
khu vực nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường khu vực BCL CTR Ngọc Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực BCL CTR Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát và đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực BCL CTR Ngọc Sơn.
- Đánh giá tình hình cơng tác bảo vệ mơi trường BCL CTR Ngọc Sơn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng
công tác bảo vệ môi trường BCL CTR Ngọc Sơn.

2


4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: Thu thập và xử lý số liệu hiện có liên quan đến đề
tài và các số liệu về kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, kế thừa các kết quả, số liệu nghiên cứu liên quan về:
chất lượng nước mặt, nước thải,... của các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu về khu
vực nghiên cứu.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm: Trong q trình điều tra,
khảo sát hiện trường, tác giả đã phối hợp với Trung tâm môi trường của Viện Vật lý để
tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí, nước, đất tại

khu vực nghiên cứu và khu vực xung quanh môi trường nền, sau khi lấy mẫu tại hiện
trường được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Các mẫu môi trường nền sau
khi lấy tại hiện trường được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
Dựa trên số liệu phân tích của Viện Vật lý, tác giả luận văn đã xử lý số liệu để đưa ra
các nhận định và đánh giá.
- Phương pháp so sánh: Chất lượng môi trường BCL CTR Ngọc Sơn được so sánh với
các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Là phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
khu vực nghiên cứu để xác định hiện trạng giao thông, dân cư, và các đối tượng xung
quanh có thể chịu tác động từ quá trình hoạt động của BCL CTR Ngọc Sơn.
Tác giả luận văn đã phối hợp với Viện Vật lý khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trạng và
hỏi trực tiếp người dân để lấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của BCL CTR Ngọc
Sơn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ.
-Các phương pháp tính tốn: Sử dụng để tính tốn dự báo khối lượng CTR phát sinh,
lượng NRR phát sinh, tính tốn hợp phần của dây chuyền xử lý NRR.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về BCL

1.1.1 Khái niệm chung về BCL
BCL CTR (landfills): Là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, được lựa
chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp CTR nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của
BCL tới môi trường. [4]
1.1.2 Phân loại BCL[5]
1.1.2.1 Phân loại theo cấu trúc

BCL phân theo cấu trúc thành 2 loại gồm BCL hở và BCL hợp vệ sinh:
*) BCL hở là BCL thường gặp ở các vùng nơng thơn, nơi tập chung ít dân cư hay diện
tích đất dư thừa.
*) BCL hợp vệ sinh theo TCVN 6696:2009 thì BCL CTR hợp vệ sinh là khu vực được
quy hoạch về địa điểm, có kết cấu và xây dựng đúng với quy định và công năng để
chôn lấp gồm các ô để chôn lấp các CTR thông thường phát sinh từ các khu dân cư và
các khu công nghiệp. BCL gồm các ô để chôn lấp chất thải, vùng đệm, các cơng trình
phụ trợ như: Trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện và nước, trạm
cân, văn phòng điều hành và các hạng mục khác.
1.1.2.2Phân loại theo chức năng
BCL được phân loại theo chức năng gồm 3 loại:
*) BCL CTNH: Được chôn lấp các CTNH như: chất BVTV, vỏ đựng các chất nguy hại,...
*) BCL chất thải chỉ định: chất thải chỉ định là chất thải khơng độc hại, chỉ có các chất
thải được chỉ định được chôn tại đây mới được chôn.
*) BCL CTR đơ thị là bãi chứa tồn bộ lượng rác thải đô thị được vận chuyển tới BCL.
1.1.2.3 Phân loại theo địa hình
BCL phân loại theo địa hình gồm 3 loại:
*) BCL loại đào hố/rãnh là BCL thường gặp ở những khu vực có độ sâu thích hợp, vật

4


liệu che phủ sẵn có và mực nước ngầm khơng gần bề mặt, thích hợp sử dụng cho
những loại đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi có chiều sâu
lớn, đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.
*) BLC loại bằng phẳng là BCL CTR trên địa hình khu vực tương đối bằng phẳng,
không cho phép đào hố hoặc mương. Khu vực BCL được lót đáy và lắp đặt hệ thống
thu nước rò rỉ.
*) BCL loại hẻm núi/lồi lõm là BCL sử dụng các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai
thác mỏ,… làm BCL CTR. Kỹ thuật đổ và nén chất thải trong khe núi, mõm núi, mỏ

đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn của bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao
phủ, thiết bị kiểm sốt nước rị rỉ, khí thải rác và đường vào khu vực BCL.
1.1.2.4 Phân loại theo CTR tiếp nhận
BCL phân loại theo CTR tiếp nhận gồm 3 loại:
*) BCL CTR khô là BCL các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và
rác công nghiệp).
*) BCL CTR ướt là BCL dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.
*) BCL CTR hỗn hợp là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão.
Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ
nước rác của hệ thống thu nước rác, không để NRR thấm vào nước ngầm.
1.1.2.5 Phân loại theo kết cấu
BCL phân loại theo kết cấu gồm 3 loại:
*) BCL nổi được hiểu là BCL xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng
phẳng, đọ dốc khơng lớn (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m.
Trong trường hợp này, xung quanh BCL phải có các đê không thấm để ngăn chặn
nước rác xâm nhập vào nguồn nước mặt xung quanh cũng như nước mặt xung quanh
xâm nhập vào BCL.
*) BCL chìm khác với BCL nổi là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự
nhiên, mỏ khai thác cũ, hào, mương, rãnh.

5


*) BCL kết hợp được hiểu là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi. Chất thải khơng chỉ
được chơn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
1.1.2.6 Phân loại theo quy mô
BCL phân loại theo quy mô gồm 4 loại:
Quy mô BCL CTR đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng CTR
phát sinh, đặc điểm CTR.


STT
1

Bảng 1.1 Phân loại BCL theo diện tích [5]
Lượng rác
Loại bãi
Dân số đơ thị hiện tại
(tấn/năm)
Nhỏ
≤ 100.000
20.000

Diện tích bãi
(ha)
≤10

2

Vừa

100.000 – 300.000

65.000

10 – 30

3

Lớn


300.000 – 1.000.000

200.000

30 – 50

4

Rất lớn

≥ 1.000.000

>200.000

≥50

1.1.3 Quy trình vận hành BCL CTR hợp vệ sinh

6


1. Chất thải sinh hoạt

2. Đổ vào BCL CTR

Môi trường

Hệ thống
thu gom khí
bãi rác


Khí bãi rác
(CH4, H2S,
CO2, NOx…)

3. San ủi, phun hóa chất,
phun chế phẩm vi sinh

4. Đầm chặt

NRR

5. San đất phủ

Hệ thống xử lý NRR

Nguồn tiếp nhận

6. Hoàn thổ, cải tạo
mơi trường

7. Đóng cửa BCL

Hình 1.1. Các bước của quy trình vận hành BCL CTR hợp vệ sinh [5]
*) Thuyết minh các bước của quy trình vận hành BCL CTR hợp vệ sinh:
Bước 1: Thu gom, vận chuyển CTR về BCL
Việc thu gom, vận chuyển CTR về BCL sẽ được thực hiện theo đúng quy hoạch đối
với mỗi BCL.
Bước 2: Đổ vào BCL CTR
CTR sau khi được thu gom, vận chuyển về BCL sẽ được đổ trực tiếp vào BCL.

Bước 3: Ngồi việc san ủi, phun hóa chất sẽ bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh. Việc
bổ sung chế phẩm vi sinh có tác dụng phân giải nhanh các hợp chất chất hữu cơ có
trong rác thải sinh hoạt do các vi sinh vật có trong chế phẩm phun vào rác. Ngoài ra
các vi sinh vật này sẽ tạo ra các chất kháng sinh gây ức chế các vi sinh vật có hại, làm
giảm mầm bệnh và mùi hôi từ BCL. [5]
7


Bước 4: Đầm chặt
Để làm giảm thể tích của các lớp rác, tiết kiệm diện tích chơn lấp thì CTR sẽ được đầm
chặt bằng các xe lu.
Bước 5: San đất phủ
San đất phủ được thực hiện hàng ngày, trung gian và cuối cùng với bề dày tối thiểu lần
lượt là 15cm; 30cm, 60cm. Mục đích chính sử dụng lớp che phủ hàng ngày là kiểm
soát các tác nhân gây bệnh, mùi hôi, không cho thấm nước và ở một mức độ nào đó
cịn phịng tránh hỏa hoạn. CTR nên được đầm nén trước che phủ hàng ngày. Việc
đầm nén rác sẽ làm bằng phẳng diện tích chơn rác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
che phủ và dĩ nhiên là vận hành cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ mặt bằng phẳng.
Bước 6: Tiến hành hoàn thổ, cải tạo mơi trường
Việc tiến hành hồn thổ, cải tạo mơi trường được thực hiện theo đúng Nghị định
38/2015/NĐ-CP. Việc hoàn thổ, cải tạo mơi trường sau khi đóng cửa BCL có tác dụng
làm giảm thiểu tác động của BCL tới môi trường, tái sử dụng được diện tích đất sử
dụng làm BCL.
Bước 7: Đóng cửa BCL
Sau khi thực hiện đầy đủ 6 bước nêu trên, đến một mức nào đó theo đúng thiết kế,
BCL sẽ phải đóng cửa do khơng cịn dung tích chứa.
1.1.4 Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt
Hiện nay ở các nước đang phát triển trong đó có cả nước ta thì các phương pháp xử lý
CTR sinh hoạt gồm:
- Phương pháp thiêu đốt là quá trình xử lý chất thải ở nhiệt độ cao để xử lý triệt để

CTR sinh hoạt, đảm bảo loại trừ các độc tính, giảm thiểu thể tích rác đến 90-95% và
tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Lượng tro, xỉ sinh ra từ q trình đốt CTR sinh
hoạt có thể được mang đi chôn lấp hoặc tái sử dụng. Lượng nhiệt sinh ra được tận
dụng để phát điện, tái sử dụng nguồn tài nguyên rác.

8


- Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là lưu giữ CTR sinh hoạt trong một khu vực và có
phủ đất lên trên. Phương pháp này sẽ kiểm soát sự phân huỷ của các CTR sinh hoạt
khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chơn lấp sẽ bị tan
rữa nhờ q trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các
chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amoni và một số khí như
CO 2 , CH 4 .
- Phương pháp ủ sinh học (ủ compost): Phương pháp này là quá trình ủ sinh học áp
dụng đối với các chất hữu cơ có trong CTR sinh hoạt không độc hại. Lúc đầu chất thải
rắn hữu cơ sẽ được khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và
nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu ln ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời
gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ơxy hố sinh hố các chất hữu cơ.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO 2 , nước và các hợp chất hữu cơ bền
vững như lignin, xenlulo, sợi…
- Phương pháp tái chế CTR: Phương pháp này là hoạt động thu hồi lại chất thải có
trong thành phần của chất thải sinh hoạt, sau đó được chế biến thành những sản phẩm
mới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
1.2

Công tác quản lý BCL trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Công tác quản lý BCL trên thế giới
Ngày nay, việc chôn lấp CTR vẫn là phương pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng

ở các nước phát triển. Ngay những nước có trình độ tiên tiến như Mỹ, Anh, Thụy
Điển, Đan Mạch thì xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp vẫn được sử dụng như là
phương pháp chính. Tồn bộ lượng CTR đơ thị ở Hy Lạp được xử lý bằng phương
pháp chôn lấp. Ở Anh, lượng CTR hàng năm khoảng 18 triệu tấn trong đó chỉ 6%
được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, 92% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Ở Đức lượng CTR hàng năm khoảng 19.483 triệu tấn, trong đó 2% được sản xuất phân
Compost, 28% được xử lý bằng thiêu đốt, 69% đem chôn lấp.[6]
Singapore là một nước đang phát triển nhưng đã sớm quan tâm đến việc xử lý CTR.
Tuy là một nước nhỏ diện tích đất khơng nhiều, vì vậy đất nước này đã chọn biện pháp
xử lý rác thải của mình là đốt và chôn lấp. Những thành phần rác thải không cháy
được chôn lấp ngoài biển. BCL rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn
9


nước biển ở một hịn đảo nhỏ ngồi khơi Singapore. Rác được chia làm hai loại, loại
cháy được đem đốt cịn loại khơng cháy được chuyển tới chơn lấp rác trên biển tiết
kiệm được diện tích đất trên đất liền và mở rộng đất khi đóng bãi, mơi trường nước thì
bị thu hẹp lại. Khí thải được xử lý nghiêm ngặt và tránh sự dịch chuyển chất ô nhiễm
từ dạng lấp sang dạng khí.
Tại Trung Quốc mức phát sinh trung bình lượng CTR là 0,4kg/người/ngày, ở các
thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/người/ngày. Lượng chất thải không thu gom
được đổ vào các sông, đổ thành thành đống, đốt hoặc xử lý không theo quy định. Tuy
nhiên mấy năm gần đây hầu hết các thành phố lớn đề chuyển sang chôn lấp hợp vệ
sinh và sử dụng nhiều công nghệ thiêu đốt. Hiện nay, trong 660 thành phố có khoảng
1000 BCL lớn, chiếm hơn 50.000ha đất và ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ
dành khoảng 100.000ha đất để xây dựng các BCL mới. Trong thập kỷ qua, Trung
Quốc mới bắt đầu xây dựng các BCL hợp vệ sinh và phần lớn chất thải vẫn đang gây
ra các vấn đề nan giải về môi trường ở nước này. [6]
Các phương pháp xử lý CTR thông dụng đang được áp dụng ở các nước đang phát
triển trình bày trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2 Các phương pháp xử lý CTR phổ biến khu vực Đơng Nam Á [6]
Hình thức xử lý (%)
Tên nước

Phân vi sinh

Chôn lấp
hở

Chôn lấp
hợp vệ sinh

Đốt

khác

Indonesia

15

60

10

2

13

Malaysia


10

50

30

5

5

Myanmar

5

80

10

-

5

Philippines

10

75

10


-

5

Singapore

-

-

30

70

-

Thailand

10

35

35

5

15

Việt Nam


3

70

25

-

2

1.2.2 Công tác quản lý BCL ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay CTR được xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Một phần rất nhỏ
được xử lý bằng phương pháp làm phân vi sinh – compost, phương pháp đổ bỏ chất

10


thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến. Phương pháp thiêu đốt đang áp dụng cho
CTNH y tế và một phần chất thải cơng nghiệp. Như vậy có thể nói, ở nước ta kỹ thuật
xử lý CTR cịn chưa cao. Phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng
hình thức chơn lấp.
Năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường – Bộ Xây dựng ban hành thông tư
liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD – hướng dẫn các quy định về môi
trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành BCL. Quy định vận hành
BCL gồm: Chất thải được chở đến BCL phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân)
và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo
đúng các ô quy định cho từng loại chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên
20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm nhất thiết phải được trang bị hệ thống cân
điện tử để kiểm soát định lượng chất thải. Chủ vận hành BCL phải xác định đúng các
chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCL và phải lập sổ đăng ký theo dõi

định kỳ hàng năm và được lưu trữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian
vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL. Chất thải phải được chôn lấp
thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ hàng ngày theo trình tự:
Một là, chất thải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 – 8 lần) thành
những lớp có chiều dày tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén
0,52 tấn – 0,8 tấn/m3.
Hai là, phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi đã được đầm chặt
(theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 – 2,2m. Chiều dày lớp đất phủ phải đạt 20cm. Tỷ
lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10 – 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.
Ba là, đất phủ phải có thành phần hạt sét >30% đủ ấm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ
phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày
khoảng 15 – 20cm. Các ơ chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở
dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng
mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng. Các phương
tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra
khỏi phạm vi BCL. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thường xuyên hoạt động và
được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các
11


hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp. Nước rác khơng
được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các
tiêu chuẩn quy định (QCVN). Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ
thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại
tưới lên BCL để tăng cường quá trình phẩn hủy chất thải trong những điều kiện sau:
Chiều dày các lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4m; phải áp dụng kỹ thuật tưới đều
trên bề mặt; không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp
cuối cùng.
Tháng 12 năm 2001, Bộ Xây dựng đã ban hành TCXDVN 261:2001 – BCL CTR –
tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quy định về các hạng mục cơng trình phải có trong

BCL, các u cầu thiết kế về kết cấu đáy thành BCL, yêu cầu về hệ thống thu gom
NRR, hệ thống thu hồi khí và cách bố trí.
TCXDVN 261:2001 mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn thiết kế cho BCL CTR. Vì vậy,
năm 2004 Bộ Xây dựng đã tiếp tục ban hành TCXDVN 320:2004 - BCL chất thải
nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu thiết kế, xây dựng
BCL chất thải nguy hại như yêu cầu về khu đất xây dựng, yêu cầu về khu tiền xử lý
(nơi phân loại CTNH và xử lý CTNH không được phép chôn lấp thành CTNH được
phép chôn lấp), khu xử lý nước rác, khu phụ trợ và khu chôn lấp với các yêu cầu cụ thể
hơn TCXDVN 261:2001 như yêu cầu về phải có hệ thống lớp lót đáy và thành kép
gồm 5 lớp do chất thải có tính độc và tính ăn mòn, yêu cầu hệ thống thu gom nước rác.
Năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường ban hành TCVN 6696:2009 - CTR
– BCL hợp vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trường đưa ra các yêu cầu về bảo
vệ môi trường khi lựa chọn vị trí BCL, thiết kế BCL, xây dựng BCL và yêu cầu bảo vệ
mơi trường khi khai thác vận hành, đóng cửa của BCL.
NRR sau xử lý trước đây thường dùng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Đến năm
2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN 25:2009/BTNMT – QCKTQG
về nước thải của BCL CTR (thay thế TCVN 5945:2005). Quy chuẩn quy định nồng độ
tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của BCL CTR khi xả vào
nguồn tiếp nhận.

12


Năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 6696:2009 thay thế cho
TCVN 6696:2000 ở trên, về cơ bản tiêu chuẩn khơng có gì thay đổi nhiều.
Tính đến hết năm 2015, phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ
biến ở Việt Nam. Tuy nhiên phương pháp này lại gây ra một số ảnh hưởng tới môi
trường như: nảy sinh các côn trùng và vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm tới sức khỏe con
người, vấn đề NRR khơng có hệ thống thu gom xử lý triệt để, mùi hôi thối, nguy cơ
cháy ngầm gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và ảnh hưởng đến cảnh

quan khu vực.[7]
Ngoài việc xử lý CTR bằng phương pháp chơn lấp thì hiện tại ở Việt Nam có một số
nhà máy đã và đang hoạt động xử lý CTR bằng phương pháp sản xuất phân Compost
như nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành
phố Yên Bái; nhà máy đốt rác phát điện như Nhà máy xử lý rác thải 300 tấn/ngày và
phát điện 5MW tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Khu xử
lý rác thải huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội.
1.3

Một số vấn đề môi trường chủ yếu của các bãi rác ở nước ta hiện nay

1.3.1 Ảnh hưởng của BCL tới môi trường nước
Biện pháp xử lý CTR bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh để lại mối đe dọa lớn nhất
đối với môi trường tại BCL là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rị rỉ. Nhìn
chung, nước rị rỉ từ BCL là ngun nhân chính dẫn tới suy thối chất lượng mơi
trường nước mặt, nước ngầm và đất nếu không được kiểm sốt chặt chẽ.
Trong hầu hết các BCL, nước rị rỉ từ BCL bao gồm chất lỏng đi vào BCL rác từ các
nguồn bên ngoài như: nước mặt, nước mưa, nước ngầm và chất lỏng tạo thành trong
quá trình phân hủy các chất thải. Thành phần của nước rò rỉ rác phụ thuộc vào thành
phần của rác, của các giai đoạn phân hủy đang diễn ra, độ ẩm của rác và các phản ứng
lý, sinh, hóa xảy ra trong BCL cũng như quy trình vận hành chơn lấp rác. Trong thành
phần nước rò rỉ từ rác nồng độ các chất là rất cao như: BOD, COD, Nitơ hữu cơ, NO 3 -,
NH 3 -N, độ kiềm, cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép. [9]

13


Bảng 1.3 Thành phần nước rò rỉ của BCL mới và đã hoạt động một thời gian [9]
Thành phần


Giá trị, mg/l
BCL hoạt động 2 năm

BCL hoạt động hơn 10 năm

BOD 5

2.000÷20.000

100÷200

TOC

1.500÷20.000

80÷160

COD

3.000÷60.000

100÷500

TSS

200÷2.000

100÷400

N hữu cơ


10÷800

80÷120

N ammoniac

10÷800

20÷40

NO 3 -

5÷40

5÷10

Photpho tổng

5÷100

5÷10

Photpho Octo

4÷80

4÷8

1.000÷10.000


200÷1.000

4,5÷7,5

6,6÷7,5

Độ cứng

300÷10.000

200÷500

Ca

200÷3.000

100÷400

Mg

50÷1.500

50÷200

K

200÷1.000

50÷400


Na

200÷2.500

100÷200

Cl-

200÷3.000

100÷400

SO 4 2-

50÷1.000

20÷50

Fe tổng

50÷1.200

20÷200

Độ kiềm
pH

Nếu nước rị rỉ từ BCL khơng được thu gom lại và xử lý sẽ đi vào nguồn nước mặt, nước
ngầm và ngấm vào đất trong khu vực và vùng lân cận. Việc đi vào môi trường xung

quanh sẽ gây ra hậu quả cho sinh vật và người dân thông qua nước ngầm và nước mặt.
Tại một số BCL CTR như: Bãi rác An Nhơn, tỉnh Bình Định (khoảng 20ha); Bãi rác
Hòn Rọ, tỉnh Khánh Hòa (khoảng 20 ha); Bãi rác Đa Phước (khoảng 200ha); Bãi rác
Lạng Sơn đã gây bức xúc cho người dân khu vực do khơng có cơng tác quy hoạch và
quản lý tốt. [1]

14


Nguyên nhân cụ thể là do mùi hôi thôi bốc ra từ bãi, cùng với việc NRR từ bãi rác đen
ngịm, hơi thối khơng được xử lý triệt để chảy theo kênh, mương làm chết lúa và nhiều
cây trồng của người dân địa phương, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và gây thiệt
hại về kinh tế. Nước giếng trong một số thơn thấm NRR đục ngầu, có mùi hơi, người
dân không dám sử dụng phải đi chở nước sạch về ăn gây ảnh hưởng đến hoạt động
sinh hoạt của người dân khu vực, dẫn đến bức xúc trong cộng đồng. [10]
Ảnh hưởng của BCL tới môi trường nước mặt và nước ngầm là:
- Tác động đến nguồn nước mặt: Nước mưa, nước rị rỉ từ bãi rác nếu khơng được
kiểm soát chặt chẽ, xử lý triệt để và bơm thốt ra ngồi khu xử lý đổ vào các mương
lạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực.
- Tác động đến nguồn nước ngầm: Nước thấm từ bãi rác xuống mạch nước ngầm gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Các chất trong nước thải thấm từ BCL có thể phân ra thành
4 loại sau: Các ion và các nguyên tố thông thường (Ca, Mg, Fe, Na,…); các kim loại
nặng có vết (Mn, Cr, Ni, Pb, Cd); các hợp chất hữu cơ thường đo dưới dạng TOC hoặc
COD và chất hữu cơ riêng biệt như phenol; các vi sinh vật. [9]
Ảnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ oxy hóa chậm
trong nước ngầm (oxy hòa tan thấp và lượng vi sinh vật hiếu khí thấp). Ngồi ra các kim
loại nặng và vi sinh vật có thể thấm qua đáy và thành bãi xuống nước ngầm. Nước ngầm
sẽ bị ơ nhiễm khơng thích hợp là nguồn nước cấp sinh hoạt cho dân xung quanh.
1.3.2 Ảnh hưởng của BCL tới môi trường đất
Trước tiên việc sử dụng quỹ đất làm BCL đã chiếm rất nhiều diện tích đất trong khu

vực. Đất trong khu chơn lấp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước rò rỉ nếu thấm xuống.
Các chất ô nhiễm như kim loại nặng dưới dạng ion linh động, các chất khó phân hủy
thâm nhập vào đất làm thay đổi trạng thái ban đầu của đất, các mẫu đất xét nghiệm ở
phần lớn các bãi rác cho thấy độ mùn rất cao, một số mẫu bị ô nhiễm kim loại nặng, vi
sinh vật gây bệnh và những chất độc hại khác. [10]
Theo kết quả điều tra của Viện Y học và Vệ sinh môi trường xét nghiệm với một số
mẫu đất tại một số bãi rác như: bãi rác Lạng Sơn, bãi rác An Nhơn, bãi rác Hịn Rọ thì
tất cả mẫu đều bị nhiễm kí sinh trùng, mẫu thấp nhất là 5 trứng/100g đất và mẫu cao
nhất là 15 trứng/100g đất.
15


×