Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.71 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 29-34
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0028

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH TỔ CHỨC
VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Huyền Oanh và Đỗ Thị Bích Thảo
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng là một nội dung không thể thiếu được
trong chương trình đào tạo cử nhân ngành cơng tác xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Vì thế, tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển
cộng đồng cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
là yêu cầu quan trọng và cần thiết hiện nay.
Từ khóa: Thực hành, tổ chức và phát triển cộng đồng, công tác xã hội.

1.

Mở đầu

Thực hành, thực tập công tác xã hội là một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sinh viên theo học chuyên ngành công tác xã hội, là một trong những môn học bắt
buộc tại tất cả các bậc từ trung cấp đến cao đẳng, đại học chuyên ngành công tác xã hội.
Trong hệ thống giáo dục tại Mỹ, ngành công tác xã hội được coi là một ngành ứng dụng/thực
hành (giống các ngành y, luật, báo chí, y tá, kinh doanh, khách sạn, vv. . . ) và phân biệt với các
ngành thuộc về hàn lâm như xã hội học, kinh tế học, triết học, tâm lí học. Tính ứng dụng của
cơng tác xã hội nằm ở chỗ chun mơn của người có bằng cơng tác xã hội là một chun mơn cụ
thể, trực tiếp, có thể chuyển giao và lặp lại, và có tính chun sâu cao mà người ngồi ngành, nếu
khơng được đào tạo, sẽ khơng thể tự có được.


Ở Việt Nam, nội dung chương trình đào tạo cử nhân chun ngành cơng tác xã hội có sự
khác nhau nhất định giữa các cơ sở đào tạo, tuy nhiên tất cả các trường đều nhận thức được tầm
quan trọng của thực hành, thực tập nghề đối với sinh viên. Các cơ sở đào tạo thực hành công tác
xã hội hiện nay đều xây dựng mô hình triển khai các hoạt động thực hành thực tập dưới sự hướng
dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của các giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập và sự hỗ trợ của nhân
viên tại cơ sở thực hành, thực tập. Tuy nhiên, chương trình đào tạo nói chung và đào tạo công tác
xã hội – một ngành khoa học còn non trẻ ở Việt Nam hiện nay còn nặng về lí thuyết và việc tổ
chức cho sinh viên cơng tác xã hội đi thực hành, thực tập còn gặp rất nhiều hạn chế, bất cập.
Vì thế nâng cao chất lượng thực hành, thực tập nói chung và thực hành tổ chức và phát triển
cộng đồng nói riêng trong đào tạo cơng tác xã hội hiện nay cả về hình thức đào tạo và đa dạng về
Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 2/5/2016
Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail:

29


Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Huyền Oanh và Đỗ Thị Bích Thảo

nội dung là một yêu cầu cấp thiết, nhằm giúp sinh viên chuyên ngành công tác xã hội ở Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội biết gắn lí thuyết tổ chức và phát triển cộng đồng vào thực tiễn, biến
những kiến thức sách vở thành kiến thức, kĩ năng tay nghề giúp cho các em trưởng thành, có thể
vững vàng, tự tin và trở thành tác viên phát triển cộng đồng chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn và xã hội.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Vai trò của thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng trong đào tạo sinh
viên ngành công tác xã hội


Thực hành trong đào tạo công tác xã hội là một một bộ phận quan trọng cấu thành kĩ năng
và thái độ nghề nghiệp của sinh viên. Thực hành nghề với mục tiêu mở rộng và tăng cường liên kết
với các cơ sở để rèn luyện kĩ năng, thái độ nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp cho sinh viên.
Qua đó nhằm đánh giá, nhận xét nhận thức, thái độ, phẩm chất nghề nghiệp của từng sinh viên.
Thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng là một nội dung không thể thiếu trong khung
chương trình đào tạo ngành cơng tác xã hội, điều này xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động
thực hành đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng.
Thông qua thực hành môn học tổ chức và phát triển cộng đồng, sinh viên ngành công tác xã hội sẽ
đạt được một số kiến thức và kĩ năng sau:
- Hình thành ý thức và cái nhìn tồn diện về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hố,
tình hình an sinh xã hội. . . của một cộng đồng cụ thể.
- Hội nhập với người dân trong cộng đồng mà mình đang thực hành.
- Rèn luyện những kĩ năng chuyên mơn về quản lí dự án và làm việc nhóm, với cộng đồng
(xây dựng hồ sơ cộng đồng, nhận diện nhu cầu, tổ chức cộng đồng, truyền thông giao tiếp, huấn
luyện cộng đồng,. . . ).
- Phát triển, củng cố tinh thần dấn thân vì một xã hội cơng bằng.
- Rèn luyện tác phong chuyên nghiệp của một tác viên phát triển khi làm việc với nhóm và
cộng đồng.
- Thực hành phát triển cộng đồng cịn giúp sinh viên hình thành và phát triển thái độ đạo
đức nghề nghiệp. Sinh viên được học những nguyên tắc, chuẩn mực, đạo đức thơng qua các hoạt
động thực tiễn và q trình thâm nhập cộng đồng. Qua đó sinh viên sẽ hiểu được cần phải làm gì
để giữ vững những nguyên tắc và chuẩn mực ấy, điều gì cần làm, điều gì khơng nên làm và tn
thủ trong q trình hành nghề.
Có thể nói, thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng là một trong những hoạt động có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên theo học chuyên ngành công tác xã hội. Qua những trải
nghiệm thực tế sinh viên phát hiện ra những điểm mạnh và hạn chế về kiến thức, kĩ năng của mình
khi làm việc với cộng đồng. Từ đó, định hướng cơng việc của mình sau khi tốt nghiệp ra trường.

2.2.


Vị trí thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng trong thực hành công tác
xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo về cử nhân ngành CTXH ban hành
năm 2011, các học phần thực hành tại khoa công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
được phân bổ từ năm thứ hai đến năm thứ tư, sinh viên trải qua 2 lần thực hành: công tác xã hội
30


Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng cho sinh viên...

cá nhân, công tác xã hội nhóm và thực hành 3 là thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng cụ thể
khung chương trình được phân bổ như sau: với 67 học phần tương đương với 130 tín chỉ. Trong đó
số mơn học này có 3 mơn thực hành chiếm 8 tín chỉ: gồm thực hành 1: CTXH cá nhân 3 tín chí,
thực hành 2: CTXH nhóm 3 tín chỉ, thực hành 3: Phát triển cộng đồng 2 tín chỉ, và 6 tín chỉ dành
cho thực tập (1 tín chỉ tương đương với 15 tiết học trên lớp). Theo cách này số giờ thực hành tổ
chức và phát triển cộng đồng là 30 tiết.
Như vậy, có thể thấy rằng thực hành 3 - thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng vẫn cịn
tương đối ít về mặt thời gian và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong đào tạo sinh viên chuyên
ngành công tác xã hội.

2.3.

Nội dung và cách thức tiến hành thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng
ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông
qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa người dân

với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng.
Đây cũng là một phương pháp tác nghiệp tạo ra sự thay đổi xuất phát từ nhu cầu đích thực của
người dân trong cộng đồng, làm tăng sự tham gia và quyền tự quyết của người dân, trao quyền cho
người dân phát huy nội lực và mang lại sự công bằng cho sẽ hội. Khi được hỏi phần lớn các bạn
sinh viên đều cho rằng với phương pháp này thì khả năng ứng dụng vào xã hội Việt Nam sẽ mang
lại tính thiết thực cao và mang lại những thay đổi lớn cho cộng đồng. Đây sẽ là phương pháp áp
dụng tốt nhất nếu như sự thay đổi phù hợp với những kì vọng và mong đợi của người dân.
Hiện nay, cách thức tổ chức và triển khai hoạt động thực hành phát triển cộng đồng tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau:
Hoạt động 1: Tuần thứ 1, diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sinh viên được phổ
biến nội quy, quy chế mục đích và yêu cầu của đợt thực hành. Sinh viên ơn lại một số lí thuyết cơ
bản liên quan đến cộng đồng.
Hoạt động 2: 4 tuần, tiếp theo tại cơ sở cộng đồng với các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sinh viên phải thiết lập được mối quan hệ với địa phương, tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến cộng đồng. Đánh giá và nhận xét về cộng đồng.
Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập thông tin, phỏng vấn điều tra các hộ dân tổng hợp các vấn
đề xác định nhu cầu của cộng đồng thông qua các hộ dân. Xây dựng chương trình hành động và
thiết kế dự án cho cộng đồng.
Khi được hỏi về thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng có quan trọng khơng, thì phần
lớn các bạn sinh viên đều cho rằng rất quan trọng chiếm tới 90%; còn quan trọng chiếm 10%. Với
câu hỏi chương trình thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng có phù hợp với lí thuyết khơng thì
100% các bạn sinh viên đều cho rằng là phù hợp. Việc phân bổ thời gian có phù hợp khơng? thì
nhóm nghiên cứu thu nhận được kết quả là có 60% số em được hỏi cho là phù hợp, 40% số em
sinh viên cho rằng không phù hợp khi số tín chỉ của thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng chỉ
là 2 tín chỉ.
Với câu hỏi về cách thức triển khai có đảm bảo chất lượng thực hành không? Phần lớn các
bạn sinh viên trả lời chưa, vì chương trình thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng là làm việc
với cộng đồng kém phát triển địi hỏi phải có sự trải nghiệm ở cộng đồng nhiều hơn.
31



Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Huyền Oanh và Đỗ Thị Bích Thảo

Với câu hỏi sau q trình thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng các bạn đã có những
thay đổi gì? Kết quả điều tra cho thấy, thay đổi về kĩ năng chiếm tới 45%, kiến thức chiếm 30%,
còn thay đổi về thái độ và hành vi chiếm 25%. Kết quả này cho thấy, sinh viên công tác xã hội
trường Đại học Sư phạm đánh giá rất cao tầm quan trọng của đợt thực hành, vì đây là cơ hội để họ
áp dụng những kiến thức lí thuyết được học trên ghế nhà trường.
Giai đoạn 3: Tổng kết và chia tay với cộng đồng
Hoạt động 3: Tuần thứ 5 - tuần cuối của đợt thực hành sinh viên viết và hoàn thiện báo cáo,
nộp báo cáo lắng nghe những nhận xét và góp ý của giáo viên hướng dẫn thực hành.
Hiện nay, hoạt động thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội về cơ sở thực tập vẫn chủ yếu là do Nhà trường và Khoa cung cấp, các bạn sinh viên chỉ
cần ghi tên và lựa chọn cơ sở thực hành. Thực hành tại cộng đồng là hoạt động được rất nhiều bạn
sinh viên lựa chọn và được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Khi xuống đó các bạn sinh
viên đã được chính người dân tạo điều kiện và hợp tác trong mọi hoạt động. Nhưng hạn chế là
bản thân chương trình thực hành này lại khơng thể đưa ra một kế hoạch can thiệp nhằm phát triển
cộng đồng. Vì các em khơng có kinh phí và những kinh nghiệm về triển khai, thực hiện và quản lí
chương trình phát triển cộng đồng vì thế đây vẫn là một ẩn số đối với sinh viên.

2.4.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng
đồng cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội

Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều thay đổi trong cách thức
tiến hành và triển khai hoạt động thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng để phù hợp với khung
chương trình đào tạo ngành cơng tác xã hội đủ về nội dung và chun mơn cần có. Tuy nhiên, chất
lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng chưa cao phần vì cơng tác tổ chức cịn nhiều bất
cập, và công tác thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

quy trình thực hành cơ sở thực hành, đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành, người dân tại cộng
đồng, kiểm huấn viên... Vì vậy, cần nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng
cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ đó tạo ra một
mạng lưới cơ sở thực hành, đội ngũ cán bộ công tác xã hội hành nghề chuyên nghiệp.
Đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Cân đối, điều chỉnh thời gian thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng cho phù hợp với
u cầu đề ra.
Đa dạng hóa các hình thức thực hành, cần liên kết và thiết lập mạng lưới các cơ sở thực
hành, các tổ chức và cộng đồng.
Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế giữa
giáo viên thực hành với địa phương, đội ngũ kiểm huấn viên, những chuyên gia trong và ngoài
nước về lĩnh vực thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng.
Nhà trường cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên
thực hành tham gia các dự án phát triển cộng đồng. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết với các
chương trình đào tạo nước ngồi để học hỏi kinh nghiệm cũng như có những phối hợp đào tạo.
Đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở Khoa Công tác Xã hội
Đội ngũ giáo viên thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng có vai trò quan trọng đối với
chất lượng thực hành của sinh viên vì họ chính là người giúp đỡ, hỗ trợ, định hướng cho sinh viên
trong suốt quá trình thực hành. Do đó, cần có những thầy cơ có chun mơn, có kinh nghiệm làm
32


Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng cho sinh viên...

việc với các tổ chức và dự án về phát triển cộng đồng. Khi vừa có cả kiến thức và kinh nghiệm thực
tế thì giáo viên thực hành mới có thể hướng dẫn một cách đầy đủ và sâu sắc cho sinh viên. Tuy
nhiên, thực tế đội ngũ giáo viên thực hành tại trường hiện nay mới chỉ có kiến thức lí thuyết sâu
rộng nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế làm việc với cộng đồng. Do vậy, nhà trường cần khuyến
khích các giáo viên hướng dẫn thực hành và các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ
nhằm tăng năng lực và kĩ năng cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hướng

dẫn thực hành.
Đối với sinh viên công tác xã hội
Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của sinh viên khi thực hành tại cộng đồng. Các em
cần phải hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng đối với
tay nghề, đạo đức của mình trong tương lai. Muốn vậy, sinh viên phải có chuẩn bị tốt về tinh thần,
kiến thức, kĩ năng trước khi xuống cộng đồng, lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho lần thực hành,
chủ động linh hoạt trong từng vấn đề cụ thể, thiết lập được mối quan hệ tin cậy với chính quyền và
người dân địa phương. Thái độ hòa nhã, cởi mở và chân thành, tâm lí tự tin vượt qua mọi khó khăn
chứ khơng có tâm lí đối phó khi đi thực hành là chỉ cần có bản nhận xét tốt của địa phương.
Mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng học phần thực hành rất quan trọng đối với nghề
nghiệp sau này. Vì vậy sinh viên cần cố gắng học tập, trau dồi kiến thức lí thuyết và vững vàng
trong thực hành.
Có ý thức tự giác, thực hành, thực tập mọi lúc, cần chủ động tìm kiếm các cơ sở thực hành
điều này sẽ giúp các em thích nghi dễ hơn và năng động hơn.
Sinh viên cần có sự liên hệ, hợp tác với nhà trường, khoa trong quá trình thực hành. Tự bản
thân sinh viên đem kiến thức áp dụng vào thực tiễn, các bạn cũng là một kênh thông tin tốt để nhà
trường điểu chỉnh nội dung giảng dạy sát với thực tiễn hơn.
Đối với cơ sở thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng
Cơ sở cần có những quy định rõ ràng về việc tiếp nhận sinh viên và tạo điều kiện tốt nhất
để sinh viên tiếp cận và thu thập thơng tin, định hướng kế hoạch chương trình hành động tại cộng
đồng.
Liên hệ chặt chẽ với giáo viên hướng dẫn thực hành, đảm bảo và thực hiện tốt yêu cầu, quy
định của đợt thực hành.
Cơ sở là cầu nối giữa các trường đào tạo, cơ sở sẽ là nơi đánh giá, so sánh năng lực của các
bạn sinh viên giữa các trường, đồng thời lĩnh hội tiếp nhận những kết quả tốt mà sinh viên mang
lại từ đó góp ý chỉnh sửa những hạn chế trong chương trình đào tạo cho các trường đào tạo về công
tác xã hội.

3.


Kết luận

Thực hành tổ chức và phát triển cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong chương trình đào
tạo cơng tác xã hội. Có thể thấy chương trình đào tạo thực hành tại khoa công tác xã hội Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang được triển khai khá tốt và có những thành tích đáng ghi nhận.
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội, đội ngũ nhân viên cơng tác xã hội, thì cần
chú ý đến chất lượng các học phần thực hành, thực tập nói chung và học phần thực hành tổ chức
phát triển cộng đồng nói riêng. Vì vậy, quan tâm giải quyết tất cả các giải pháp này sẽ là cơ sở
vững chắc để chúng ta tạo ra sự thay đổi bước ngoặt trong thực hành tổ chức và phát triển cộng
đồng hiện nay.
33


Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Huyền Oanh và Đỗ Thị Bích Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Huyền Oanh, 2015. Mơ hình thực hành nghề Cơng tác xã hội
cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội). Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Công tác xã hội Việt Nam thách thức tính
chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển. ISBN 978-604-59-5001-2. Nxb Lao động.
[2] Báo cáo về đào tạo ngành công tác xã hội và những kinh nghiệm xây dựng chương trình đào
tạo ngành công tác xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2013). Hội nghị triển khai đề
án phát triển nghề Công tác xã hội trong giáo dục đại học giai đoạn 2013 - 2020.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004. Chương trình khung đào tạo cơng tác xã hội trình độ Cử nhân
và Cao đẳng.
[4] Khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. Đề án về thực hành, thực tập
của sinh viên ngành công tác xã hội.
[5] Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên khoa Công tác xã
hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giải pháp và khuyến nghị”, (2013). Khoa Công tác xã hội,
Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Nâng cao tính chun nghiệp cơng tác xã hội vì phát triển
và hội nhập”, (2013). NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Đặng Thị Huyền Oanh, 2015. Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề cơng tác
xã hội (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Luận văn thạc six Công tác xã
hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
ABSTRACT
Ways to improve the quality of community development for students
of social work at Hanoi National University of Education
Community development practice is an important module in specialized social work
training at the Faculty of Social Work, Hanoi National University of Education and at this time
the quality of community development for students of social work at Hanoi National University of
Education needs to be improved.
Keywords: Practice, community development, social work.

34



×