Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Luật môi trường THỨ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.64 KB, 13 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
Câu 1: Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Nhận định sai.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường là các quan hệ phát sinh trực tiếp trong
hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Nghĩa là quan hệ xã hội
trong hoạt đông khai thác, quản phải phát sinh một cách trực tiếp thì mới là đối tượng
điều chỉnh của Luật Mơi trường.
Ví dụ: Khai thác gỗ để làm bàn ghế, trong trường hợp này, chỉ có hành vi khai thác gỗ
mới là hành vi tác động trực tiếp đến môi trường, vậy đây là quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật Môi trường. Hành vi chế biến gỗ thành bàn ghế hay các vật
dụng liên quan không tác động trực tiếp đến môi trường nên Luật môi trường không
điều chỉnh trừ trường hợp hoạt động chế biến này gây ảnh hưởng đến môi trường như
hành vi đốt, sả thải, …
Câu 2: Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam.
Nhận định sai.
Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo
vệ các yếu tố môi trường song khơng thể nói Luật Mơi trường là một ngành luật độc
lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của mơi trường, mơi
trường khơng bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính, các quốc gia cần
có sự hợp tác để bảo vệ mơi trường nên khi nói tới Luật Mơi trường là phải nói tơi tất
cả luật quốc gia và luật quốc tế về môi trường.


Câu 3. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ
sở đảm bảo cân đối, hài hịa giữa kinh tế-xã hội-mơi trường.
Nhận định sai.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ trên


cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường. Tức sự phát trển này phải đáp ứng nhu cầu hiện tại trên cơ sở đảm bảo
cân đối, hài hịa giữa kinh tế, xã hội, mơi trường và phải không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai.
CSPL: Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT 2014.
Câu 4: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm mơi trường gây ra là hình thức trả tiền
theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nhận định sai.
Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là nghĩa vụ tài chính để chủ
thể có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ,có hành vi xả thải vào mơi
trường, có hành vi khác gây tác động tới môi trường => Đây là hành vi hợp pháp.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là một dạng trách nhiệm pháp lý, là biện
pháp khắc phục cho hành vi trái pháp luật, là hậu quả bất lợi đối với các chủ thể, là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi gây tác động cho môi
trường.
 Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không là hình thức trả tiền
theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Câu 5: Nguồn của Luật Môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam
về môi trường.
Nhận định sai.
Nguồn của Luật môi trường gồm các văn bản pháp luật có chưa đựng quy phạm pháp
luật mơi trường, cụ thể:


- Pháp luật quốc tế: Các điều ước quốc tế về môi trường, Tập quán quốc tế, Phán quyết
cơ quan tài phán quốc tế
VD: Công ước Viên 1985, Nghị định thư Kyoto, Nghị định thư Montreal 1987, Công
ước Boon
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường.
Câu 6: Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

khơng phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường.
Nhận định đúng.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp
trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Mà môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật nên đối tượng điều chỉnh là các quan
hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo.
Cịn các di sản văn hố phi vật thể là các di sản có giá trị về tinh thần nên không thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường
CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 7: Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền lập.
Nhận định sai.
Chỉ có Báo cáo môi trường quốc gia mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập đó là
Bộ Tài ngun và Mơi trường lập. Cịn báo cáo ĐTM thì khơng phải ln do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền lập mà có thể do chủ các dự án thuộc đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực
hiện. Chủ dự án này có thể là tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước.
Vậy báo cáo ĐTM không phải ln do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập mà có thể
là tổ chức, cá nhân thực hiện nên nhận định này sai.


CSPL: Khoản 6 Điều 134 và khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 8: Mọi báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông
qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Nhận định sai.
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật BVMT 2014 thì Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan
được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có

liên quan.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định như: Bộ tài nguyên và môi trường; Bộ, cơ quan
ngang Bộ; Bộ quốc phịng, bộ cơng an; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
=> Thẩm định qua hai hình thức là thơng qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc
lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan chứ khơng quy định về trường hợp nào
giao cho Tổ chức dịch vụ thẩm định được phép thẩm định.
CSPL: Điều 23, 24 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 9: Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội
đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Nhận định sai.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội
đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược được thành lập.
Thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý
kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
=> Báo cáo ĐMC và ĐTM không được thẩm định qua tổ chức dịch vụ thẩm định.
CSPL: Điều 16, 24 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 10: Pháp luật môi trường VN cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu.
Nhận định sai.


Thể hiện qua:
Nghị định 38/2015/ NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu: Theo Điều 2 quy định
Nghị định này áp dụng đối tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất thải và
phế liệu nhập khẩu trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm
đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT quy định phế liệu nhập khẩu phải
thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành, đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương
ứng trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất
được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như: Mai, vỏ động vật thân mềm,
động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống, Thạch cao.
=> Vậy nếu chất thải và phế liệu thuộc danh mục cho phép nhập khẩu và đáp ứng yêu
cầu quy định thì vẫn được nhập khẩu.
Câu 11: Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất nguy
hại.
Nhận định sai.
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2014: Quản lý chất thải là quá trình phịng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải.
Theo Điều 90, 91 Luật BVMT 2014 thì:
Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải chất thải nguy
hại là cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại
(Khoản 1 Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT).
Xử lý chất thải nguy hại: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý
chất thải nguy hại.


Phân loại, thu gom, lưu giữ: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc giao cho cơ sở có
giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại
khơng có năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
=> Không phải mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất
nguy hại mà chỉ có những chủ thể quy định tùy theo từng giai đoạn.
Câu 12: Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng.
Nhận định sai.

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật BVMT 2014 thì Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức
giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường.

 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường bắt buộc áp dụng.
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT 2014 thì Tiêu chuẩn mơi trường là mức giới hạn
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ
nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước
và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2018 thì:
Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu
chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm
pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
 Tiêu chuẩn môi trường không bắt buộc áp dụng.
Câu 13: Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo
vệ môi trường.
Nhận định sai.
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản


tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường
2016).
Tiêu chuẩn quốc tế được các quốc gia thỏa thuận và xác định trong các ĐƯQT thì khi
quốc gia tham gia ĐƯQT đó tiêu chuẩn quốc tế sẽ bắt buộc áp dụng đối với quốc gia
thành viên của đó.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì Tiêu

chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tuy nhiên toàn bộ hoặc một phần tiêu
chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm
pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, tiêu chuẩn môi trường không phải luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện
để bảo vệ môi trường, nếu được viện dẫn trong văn bản QPPL của quốc gia hoặc quy
chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn được áp dụng bắt buộc.
CSPL: Khoản 1 Điều 23 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018.
Câu 14: Tiêu chuẩn mơi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây
dựng, ban hành và công bố.
Nhận định sai.
Theo khoản 3 Điều 11 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật 2006 thì khơng chỉ có cơ
quan Nhà nước mà cịn có các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, và các tổ chức xã hội
- nghề nghiệp cũng có quyền xây dựng và cơng bố tiêu chuẩn cơ sở. Và tiêu chuẩn cơ
sở chỉ áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn ( khoản 3 Điều
119 Luật bảo vệ môi trường).
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật 2006 thì tiêu
chuẩn cơ sở do những người đứng đầu các tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của
Luật này tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
Như vậy, các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở tại khoản 3 Điều 11 Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật 2006 sẽ do những người đứng đầu tổ chức xây dựng
và cơng bố. Cịn đối với việc ban hành thì Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất
bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia, Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở sẽ giữ quyền


xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở (khoản 1,3 Điều 21 Luật tiêu chuẩn và quy
chuẩn kĩ thuật 2006).
CSPL: khoản 3 Điều 11; Khoản 1 Điều 20; khoản 1,3 Điều 21 VBHN Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật 2018.
Câu 15: Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành.

Nhận định sai.
Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 27 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006: đối
với việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp
dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q
trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc
điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27.
Như vậy, không phải mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành mà Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có
thể ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 27 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018.
Câu 16: Quy chuẩn kĩ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả tỉnh thành.
Nhận định sai.
Theo điểm a khoản 2 Điều 27 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018 thì
đối với QCĐP thì do UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban
hành để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương và cho phù hợp với đặc điểm
về địa lý khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Cho nên QCĐP không giống nhau ở các tỉnh thành mà sẽ ban hành cho phù hợp điều
kiện từng địa phương.
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 27 VBHN Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018.


Câu 17: Quy chuẩn kỹ thuật mơi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả
nước.
Nhận định sai.
Vì theo Điều 26 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018 thì QCKTMT
gồm có QCKT quốc gia và QCKT địa phương.
Theo Khoản 3 Điều 34 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018 thì đối

với quy chuẩn ký thuật quốc gia về mơi trường mới có hiệu lực ban hành trong phạm
vi cả nước. Còn quy chuẩn kỹ thuật địa phương chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành QCKT đó
chứ khơng có giá trị bắt buộc trong cả nước.
CSPL: Khoản 3 Điều 34 VBHN Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018.
Câu 18: Mọi Thông tin môi trường điều được công khai.
Nhận định sai.
Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết,
chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự: Khoản 29 Điều 3 Luật BVMT 2014.
Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 LBVMT thì đối với các Thơng tin mà thuộc
danh mục bí mật của nhà nước thì sẽ khơng được cơng khai vì vậy khơng phải mọi
Thông tin môi trường điều được công khai.
CSPL Khoản 1 Điều 34 LBVMT 2014.
Câu 19: Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi
trường chiến lược.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 3 Luật bảo vệ mơi trường 2014 thì Đánh giá mơi trường chiến lược
là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến mơi trường, làm nền tảng
và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững.


Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo Luật Bảo vệ mơi trường 2014 có
những quy hoạch, kế hoạch, chiến lược được quy định trong Điều 13 Luật này. Cho
nên dự án do cơ quan nhà nước nếu không phải là một trong các đối tượng được nêu
trong Điều 13 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 thì sẽ khơng phải ĐMC, cịn nếu thuộc
các đối tượng trên thì phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
CSPL: Điều 3, Điều 13 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Câu 20: ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê

duyệt.
Nhận định sai.
Vì ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch.
Sau đó, trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm
vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. Cơ quan thẩm định báo
cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá mơi trường chiến lược cho cấp có thẩm quyền
phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch rồi trên căn cứ đó mà cắp có thẩm quyền
mới phê duyệt.
=> ĐMC được thực hiện trước khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
Sau khi thực hiện ĐMC qua quá trình báo cáo, thẩm định thì mới phê duyệt.
CSPL: Khoản 2 Điều 14, Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 21: Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì đối tượng phải thực
hiện đánh giá tác động môi trường gồm:
 Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ;
 Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích
lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng;


 Dự án có nguy cơ tác động xấu đến mơi trường.
Do đó, khơng phải mọi dự án đều phải tiến hành ĐTM và ngoài ra, đối với dự án quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 thì chính phủ sẽ quy định danh mục dự án
chi tiết đáp ứng tiêu chí thì mới phải tiến hành ĐTM.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 thì việc ĐTM phải thực
hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Còn giai đoạn trước khi đi vào hoạt động sẽ có rất

nhiều thời điểm nên khó xác định được cụ thể giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn nào.
CSPL: Khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 22: Chủ dự án có thể tự lập báo cáo ĐTM.
Nhận định đúng.
Vì chủ dự án thuộc đối tượng quy định phải ĐTM tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn
thực hiện ĐTM và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ĐTM.
Kết quả thực hiện đánh giá tác động mơi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh
giá tác động mơi trường
=> Khi chủ dự án tự mình thực hiện ĐTM thì sẽ tự lập báo cáo ĐTM thể hiện kết quả
thực hiện đó
Ngồi ra, cịn quy định các trường hợp chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các
trường hợp tại Điều 20
CSPL: Khoản 1, 3 Điều 19, Điều 20 Luật BVMT 2014.
Câu 23: Tất cả các báo cáo ĐTM đều có thể thẩm định thơng qua hình thức lấy ý
kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Nhận định sai.
Vì theo Khoản 1 Điều 24 Luật BVMT 2014 thì Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ
quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ
chức có liên quan.
Trường hợp các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực
hiện thơng qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan khơng nhất


thiết phải thông qua hội đồng thẩm định. Nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì các
báo cáo ĐTM phải được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định chứ khơng được
thẩm định thơng qua hình thức lấy ý kiến.
CSPL: Khoản 5 Điều 14 Nghị định 18/2015, khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường
2014.
Câu 24: Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có

thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Nhận định sai.
Vì sau khi được phê duyệt thì chủ đầu tư còn phải thực hiện các yêu cầu của quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức thực hiện biện pháp
bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và
phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực
hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có
nguy cơ tác động xấu đến mơi trường do Chính phủ quy định. Lập kế hoạch quản lý
môi trường, thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các cơng trình xử lý chất thải
phục vụ giai đoạn vận hành. Sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi
trường kiểm tra, xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường thì dự án mới được
vận hành => Trải qua quá trình phê duyệt đến khi được vận hành dự án. Lúc đó, hoạt
động ĐTM mới kết thúc.
CSPL: Khoản 1 Điều 20 và Điều 26, Điều 27 LBVMT 2014, Điều 16 NĐ 18/2015.
Câu 25: Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là thực hiện đánh giá
tác động môi trường.
Nhận định sai.
Theo Khoản 23 Điều 3 Luật BVMT 2014 thì Đánh giá tác động mơi trường là việc
phân tích, dự báo tác động đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp
bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Căn cứ theo Điều 19 Luật BVMT 2014 thì thực hiện đánh giá tác động môi trường
được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, còn kết quả thực hiện đánh giá tác động
mơi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Vì vậy, thực


hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường không phải là thực hiện đánh giá tác động
môi trường mà là giai đoạn thể hiện kết quả trong việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường.
 Thực hiện đánh giá tác động mơi trường là thực hiện việc phân tích, dự báo tác
động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể. Còn thực hiện báo cáo đánh giá

tác động môi trường là thể hiện kết quả của việc đánh giá tác động môi trường
CSPL: Khoản 23 Điều 3, Điều 19 Luật BVMT 2014.
Câu 26: Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không
phải lập báo cáo ĐTM.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 29 Luật BVMT 2014 thì đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi
trường không chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không phải lập báo cáo ĐTM mà
còn là phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án
đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
CSPL: Điều 29 Luật BVMT 2014.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×