Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ DUNG HUYỀN

Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRÂN ĐỨC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...............................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................4
5. Đóng góp của luận án......................................................................................5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .......................................................5
7. Bố cục của luận án...........................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 7


1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................7
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở
miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975................................................................ 7
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc ..... 9
1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết ............................................................................................................18
1.2.1. Những nội dung luận án kế thừa ............................................................18
1.2.2. Những nội dung luận án cần làm rõ .......................................................19
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 .............................................. 21
2.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế ........21
2.1.1. Khái quát y tế dân sự trước năm 1954 ...................................................21
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội sau khi miền Bắc được giải phóng................26
2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế ..................29
2.2. Tổ chức, xây dựng hệ thống y tế dân sự ....................................................32
2.2.1. Hệ thống tổ chức ................................................................................ 32
2.2.2. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ............................................ 45
2.3. Hoạt động y tế dân sự ở miền Bắc ..............................................................50
2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch......................................................... 50
2.3.2. Khám và chữa bệnh cho nhân dân ...................................................... 54
2.3.3. Sản xuất và phân phối thuốc ............................................................... 58
2.3.4 Hoạt động hợp tác quốc tế ................................................................... 63


Chương 3. CHUYỂN HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ
DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ... 70
3.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt
động của y tế dân sự ..........................................................................................70
3.1.1. Tình hình miền Bắc ........................................................................... 70
3.1.2. Chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở

miền Bắc .......................................................................................................... 72
3.2. Chuyển hướng tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự ở
miền Bắc .............................................................................................................75
3.2.1. Chuyển hướng tổ chức ..........................................................................75
3.2.2. Mở rộng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ...............................81
3.3. Hoạt động của y tế dân sự miền Bắc ........................................................87
3.3.1.Thực hiện nhiệm vụ y tế phịng khơng nhân dân thời chiến.............. 87
3.3.2. Phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ..................................... 98
3.3.3. Chi viện cho chiến trường miền Nam .............................................. 104
3.3.4. Tiếp nhận sự hỗ trợ của các nước XHCN ........................................ 108
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................ 114
4.1. Thành tựu ................................................................................................114
4.2.Hạn chế .......................................................................................................136
4.3. Một số kinh nghiệm ..................................................................................141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Cộng hòa Dân chủ

CHDC


Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHDCND

Cộng hòa Nhân dân

CHND

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CHXHCN

Dân chủ Cộng hòa

DCCH

Nhà xuất bản

Nxb

Xã hội Chủ nghĩa

XHCN


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số TT

Chú
thích


Tên bảng

Trang

1

Sơ đồ

Sơ đồ bố trí của hệ thống cấp cứu điều trị

93

2

Bảng 3.1

Tỉ lệ vết thương do các tuyến xử lí ở miền Bắc (1965-1968)

95

3

Bảng 3.2

Cơ cấu bệnh tật và thương tổn tại các cơ sở điều trị dân sự
ở miền Bắc từ năm 1969 đến năm 1971

4


Bảng 3.3

Khối lượng hàng của các nước XHCN viện trợ cho Việt
Nam trong 3 năm 1965-1966-1967

5

Bảng 3.4

Số lượng cán bộ y tế Việt Nam DCCH sang học tập tại
CHDC Đức từ năm 1966 đến năm 1971

6

Sơ đồ

Hệ thống tổ chức của y tế dân sự ở miền Bắc (1954-1975)

96

109

111
117


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, y tế là một trong những
lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự tiến bộ và phát triển bền vững

của xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời kì cận – hiện đại, các quốc gia
đều chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống y tế, nhất là y tế phục vụ nhân dân để
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Sau thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí Hiệp định Genève, lập lại
nền hồ bình ở miền Bắc Việt Nam (7-1954). Hịa bình lập lại, miền Bắc bước vào
thời kì khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, ngành y tế đã nỗ lực thiết
lập, củng cố hệ thống tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân
viên y tế và hoạt động không ngừng hướng đến mục tiêu lấy quần chúng nhân dân
lao động làm đối tượng phục vụ. Với lực lượng cán bộ y tế được bổ sung từ nhiều
nguồn khác nhau, ngành y tế dân sự đã xây dựng mạng lưới y tế phát triển rộng
khắp và hoạt động thống nhất từ tuyến Trung ương đến tuyến địa phương, có nhiều
đóng góp lớn đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Từ năm 1954 đến năm 1975 là khoảng thời gian miền Bắc Việt Nam có nhiều
biến đổi cả về chính trị và xã hội. Khoảng thời gian này, ở miền Bắc hịa bình chiến tranh rồi chiến tranh - hịa bình đan xen, địi hỏi Trung ương Đảng, Chính phủ
và bản thân ngành y tế phải nhạy bén điều chỉnh về tổ chức, hoạt động để phù hợp
với tình hình, triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu của từng giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh. Đặc biệt, trong khoảng thời
gian Mỹ tiến hành chiến tranh đánh phá miền Bắc, ngành y tế đã thực hiện chuyển
hướng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe của nhân dân. Với phương châm “lấy thương binh làm mệnh lệnh, lấy
giường bệnh làm chiến trường, lấy kết quả làm chiến công”, đội ngũ y bác sĩ, nhân
viên y tế đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cấp cứu điều trị cho
những người bị thương bởi chiến tranh hoặc bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học.
Nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà thương, trạm y tế dã chiến… ở các tuyến được khôi
phục, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và phục vụ
chiến đấu. Có thể nói, đây là giai đoạn ngành y tế hoạt động không ngừng nghỉ, đội
ngũ cán bộ y bác sĩ được thử thách, rèn luyện qua lửa đạn chiến tranh, không quản
ngại hy sinh gian khổ, thực sự là những “chiến sỹ áo trắng” được nhân dân tin u,

cảm phục. Chính vì vậy, nghiên cứu y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975 là yêu cầu cần thiết nhằm làm rõ vị trí, vai trị và những đóng góp
của ngành y tế trong tiến trình lịch sử dân tộc.

1


Hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động
này đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố ở các mức độ khác nhau
như: lịch sử ngành y tế nói chung, lịch sử của các bệnh viện, các viện nghiên cứu,
các cơ sở đào tạo cán bộ y tế,... Các cơng trình này đã nêu được một số thành tựu
nổi bật, khái quát được vai trò, hạn chế và bước đầu khẳng định vai trị, vị trí của
ngành y tế ở miền Bắc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân
dân, thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bên
cạnh đó, đã có nhiều cơng trình tập trung nghiên cứu sự kết hợp giữa quân y và dân
y, tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung phân tích hệ thống tổ chức và hoạt động
của ngành quân y, trong khi đó, hệ thống tổ chức và hoạt động của y tế dân sự đóng
vai trò rất lớn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, cứu thương cho nhân dân lại
chưa được các nhà khoa học tập trung tìm hiểu. Chính vì vậy, chủ đề nghiên cứu cơ
cấu tổ chức và hoạt động của ngành y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm
1975 cần được triển khai nghiên cứu nhằm bổ khuyết một khoảng trống lớn trong
mảng nghiên cứu về văn hóa - xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1975, đồng thời tái
hiện chân thực, đầy đủ hoạt động của ngành y tế dân sự với những đóng góp to lớn
của ngành đối với sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành y tế Việt
Nam đang tồn tại một số hạn chế, yếu kém cả về tổ chức, hoạt động, chất lượng đội
ngũ cán bộ, nhân viên viên y tế, về quy hoạch, phân bổ lực lượng cũng như công tác
quản lý khám chữa bệnh.... Những hạn chế đó là mối quan tâm của xã hội, trở thành
những lực cản của quá trình phát triển ngành y tế dân sự. Chính vì vậy, nghiên cứu
thành cơng đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận và thực tiễn

của chiến lược phát triển y tế nói chung, y tế dân sự nói riêng; từ đó góp phần thiết
thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam trong thời kì đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Xuất phát từ các mục đích trên, với mong muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn y tế dân sự miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 nhằm thấy rõ vị trí,
vai trị, tầm quan trọng và những nỗ lực to lớn của ngành y tế dân sự đối với nhiệm
vụ xây dựng và củng cố hậu phương miền Bắc, tác giả chọn đề tài “Y tế dân sự ở
miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho luận án
chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của
ngành y tế dân sự, từ đó rút ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và đưa ra một số kinh
nghiệm trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sưu tầm, hệ thống nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án.

2


- Làm rõ tình hình kinh tế, xã hội miền Bắc và Chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với y tế dân sự
- Phân tích cơ cấu tổ chức của y tế dân sự bao gồm: các tổ chức y tế ở tuyến
Trung ương, tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã, và tổ y tế hợp tác xã) nhằm làm rõ
những bước chuyển hợp lí trong cơ cấu tổ chức để phù hợp với điều kiện lịch sử.
- Phân tích quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế của ngành y tế
dân sự ở miền Bắc.
- Trình bày hoạt động của y tế dân sự thơng qua các nội dung: cơng tác vệ sinh
phịng bệnh; hoạt động khám và điều trị; sản xuất và cung cấp thuốc; hợp tác quốc tế,...

- Đánh giá về thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm của y tế dân sự ở miền Bắc Việt
Nam từ năm 1954 đến năm1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân
sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1954 khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc đến năm
1975 khi đất nước thống nhất; trong đó có bước ngoặt là năm 1965 Mỹ mở rộng
chiến tranh ra toàn miền Bắc và ngành y tế bắt đầu thực hiện sự chuyển hướng trong
tổ chức và hoạt động để phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Về khơng gian: Đề tài giới hạn không gian ở miền Bắc Việt Nam bao gồm các
tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đơng, Hà Giang, Hà Nam, Hải
Dương, Hải Ninh, Hồ Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,
Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng, đặc khu Hòn Gai và khu vực Vĩnh Linh.
Về nội dung nghiên cứu: Tác giả trình bày quá trình xây dựng và phát triển y
tế dân sự trên một số nội dung sau đây:
- Cơ cấu tổ chức của y tế dân sự gồm các tổ chức y tế tuyến Trung ương và
tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã và tổ y tế hợp tác xã);
- Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự;
- Hoạt động của y tế dân sự trên các nội dung: vệ sinh phòng dịch, khám và
điều trị, sản xuất và phân phối thuốc, hợp tác quốc tế…
Một số khái niệm liên quan trong luận án:
- Y tế để chỉ lĩnh vực thực hiện phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
- Dân sự chỉ những việc liên quan đến nhân dân.
- Y tế dân sự là lĩnh vực thực hiện chuyên mơn phịng bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho đối tượng hướng đến là nhân dân. Hay còn gọi là y tế nhân
dân. Sử dụng khái niệm y tế nhân dân để phân biệt với y tế phục vụ quân nhân.


3


4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu về y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975, tác giả
đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước để tìm hiểu các vấn đề của y tế dân sự nằm trong
mối liên hệ với văn hóa - xã hội ở miền Bắc. Từ đó, lý giải cho các hiện tượng
lịch sử, mục tiêu, chính sách, cơ cấu tổ chức, hoạt động của y tế phục vụ nhân
dân trong giai đoạn 1954-1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử,
cơ bản là những phương pháp sau:
- Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử được tác giả luận án sử dụng
khi đặt đối tượng nghiên cứu chính trong sự phát triển chung của lịch sử kinh tế - xã
hội miền Bắc. Các sự kiện được tác giả mô tả, dựng lại theo đồng đại, lịch đại nhằm
làm rõ quá trình xây dựng, củng cố về tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền
Bắc qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975, từ đó tác giả có những đánh giá
tồn diện, khoa học về y tế dân sự trong giai đoạn này.
- Phương pháp logic giúp tác giả tìm được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử,
yêu cầu đặt ra để thiết lập cơ cấu tổ chức và hoạt động y tế dân sự phù hợp với từng
giai đoạn. Thông qua việc điều chỉnh về tổ chức và hoạt động, tác giả rút ra được
nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm của y tế dân sự trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu được sử dụng để thu thập, phân tích và thẩm
định nguồn tài liệu sưu tầm được từ các nguồn: tài liệu lưu trữ, tài liệu báo cáo của
ngành, của các địa phương, sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu liên quan đến

nội dung nghiên cứu của đề tài; phương pháp thống kê có vai trò quan trọng trong việc
thống kê và xử lý các số liệu thu được từ các tài liệu lưu trữ có liên quan đến số lượng
cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ, hệ thống cơ sở vật chất,…; phương pháp mô
tả được áp dụng trong việc khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu lưu trữ, cố gắng mô
tả một cách cụ thể, sống động các nguồn tài liệu đã khai thác được; phương pháp so
sánh được sử dụng để so sánh hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc trong hai giai
đoạn: giai đoạn có chiến tranh và giai đoạn hịa bình; phương pháp chuyên gia (nhờ sự
tư vấn, trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn lịch sử này)
4.3. Nguồn tài liệu
- Thực hiện đề tài, tác giả khai thác nguồn tài liệu gốc tại các phông Phủ Thủ
tướng, Bộ Y tế, Ủy ban kế hoạch nhà nước, Cục Chuyên gia,... thuộc Trung tâm lưu
trữ quốc gia III. Đó là những văn bản được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y
tế, Cục chuyên gia, Sở, Ty Y tế các tỉnh ban hành gồm các nội dung: tổ chức, hoạt

4


động của Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, cơ sở điều trị,
cơ sở sản xuất và phân phối thuốc... Đây là nguồn tài liệu gốc, có độ tin cậy về mặt
sử liệu giúp tác giả có thế đối chiếu với các nguồn tài liệu khác.
- Các cơng trình đã nghiên cứu về y tế hoặc có liên quan đến hoạt động y tế
bao gồm những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam, các cuốn viết về lịch sử ngành
y tế, lịch sử các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo...
- Nguồn tài liệu điền dã: thực hiện đề tài, tác giả đã có những cuộc khảo sát tại
các cơ sở y tế như trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt
Đức, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương,...
5. Đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới công bố có liên quan đến ngành
y tế nói chung, ngành y tế dân sự nói riêng ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975.
- Gợi ý một hướng nghiên cứu chuyên sâu, đó là lĩnh vực y tế trong tổng thể

các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả ln đặt vấn đề nghiên cứu trong bối
cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam để xem
xét, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động
của y tế dân sự trong thời kì 1954-1975. Từ đó, kế thừa, mở rộng, so sánh cơ cấu tổ
chức và hoạt động của y tế dân sự trong các giai đoạn lịch sử trước và sau nó.
- Làm rõ những thành tựu và hạn chế của y tế dân sự trong việc chăm sóc sức
khỏe của nhân dân nói riêng và sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc nói chung.
- Đưa ra một số kinh nghiệm để hoạch định chính sách y tế trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển y tế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu đề tài ngoài bổ sung kiến thức về thực trạng hoạt động y tế trước năm
1954 cịn cung cấp thêm thơng tin về q trình tiếp quản các cơ sở y tế dân sự ở miền
Bắc, đây là yếu tố quan trọng giúp ngành y tế kế thừa về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ
để củng cố hệ thống tổ chức trong giai đoạn tiếp theo. Nếu giải quyết được các yêu cầu
đặt ra, ngoài việc làm rõ cơ cấu tổ chức của ngành y tế dân sự với hai tuyến Trung
ương và địa phương đề tài cịn phân tích sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa các
tuyến trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hơn nữa, nghiên
cứu thành công đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu về chương trình và hoạt động đào tạo
chuyên môn của các cơ sở đào tạo trong các giai đoạn lịch sử. Riêng đối với lịch sử
ngành y tế Việt Nam, nghiên cứu thành công đề tài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống tổ chức từ tuyến Trung ương đến tuyến
địa phương trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.Và cuối cùng, đề tài là loại hình
nghiên cứu lịch sử của một lĩnh vực hoạt động, đó là ngành y tế, chính vì vậy nó có ý
nghĩa quan trọng đối với lịch sử ngành y khoa ở Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu y tế
dân sự ở miền Bắc trong giai đoạn này phải được nhìn nhận cả dưới góc độ sử học và y

5



tế. Cách nhìn biện chứng đó là câu trả lời rõ nhất để lí giải một số câu hỏi về văn hóa
xã hội, nhất là về tính nhân văn, tình yêu thương con người của đội ngũ cán bộ y tế đối
với nhân dân trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân sự
ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975 sẽ cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm trong quá
trình củng cố, xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống y tế Việt Nam đối
với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Xây dựng và phát triển y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1965
Chương 3: Chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc
Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

6


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù đã có một số cơng trình viết về y tế miền Bắc trong thời kì này nhưng
chủ yếu mới điểm qua hoặc chỉ mới đề cập một cách chung chung, mà ở đó cơ cấu tổ
chức, hoạt động, vị trí và vai trị của y tế dân sự ở miền Bắc chưa được đề cập đến.
Trên cơ sở các cơng trình có đề cập đến hoạt động y tế ở miền Bắc, đề tài chia các
công trình thành các nhóm vấn đề chủ yếu sau đây:
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở miền

Bắc từ năm 1954 đến năm 1975
Cơng trình Lịch sử Việt Nam 1965-1975 của tập thể nhóm tác giả Cao Văn
Lượng (chủ biên), Văn Tạo, Trần Đức Cường, Đinh Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Nhật,
Trần Hữu Đính do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2002. Đây là kết quả của đề tài
cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia1 do PGS Cao Văn Lượng làm
chủ nhiệm đề tài. Dựa vào nguồn tài liệu mới, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên
cứu trước đó, cơng trình đã phác họa lại quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội
trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh. Trong phần I, từ trang 50 đến trang 54, các tác
giả đã khái quát hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc với những nét cơ bản nhất, trong
đó xác định nhiệm vụ của ngành y tế trong hoàn cảnh có chiến tranh là vừa phục vụ sản
xuất, vừa phục vụ chiến đấu. Ngồi ra, các tác giả cịn nêu được tầm quan trọng và
chức năng của từng tuyến y tế, trong đó chú trọng đến tuyến huyện, xã. Trong phần III,
từ các trang từ 446 đến 449, các tác giả đã cung cấp nguồn số liệu về số lượng cơ sở
khám chữa bệnh; số lượng cán bộ y tế được phân bổ ở các tuyến Trung ương và địa
phương, đặc biệt là bổ sung các số liệu về số lượng nhà hộ sinh, số lượng phụ nữ được
thăm khám thai; số lượng nhà trẻ, nhóm trẻ;… Qua nguồn số liệu đó, các tác giả nêu
lên một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này là đã xây
dựng được một mạng lưới y tế phủ khắp miền Bắc, nhất là ở khu vực nông thơn. Tuy
nhiên, đây là cơng trình mang tính thơng sử nên hoạt động y tế mới chỉ được đề cập
dưới dạng thống kê số liệu mà chưa có nhiều điều kiện phân tích cơ cấu tổ chức cũng
như hoạt động chuyên môn của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này.
Cơng trình Lịch sử Việt Nam, tập 4 (1945-2005) của tác giả Lê Mậu Hãn,
Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013. Cơng trình được
biên soạn nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt
Nam trong hệ thống giáo dục đại học, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử đất
1

Nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

7



nước, truyền thống dân tộc, cung cấp những bài học kinh nghiệm của lịch sử cho q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Cơng trình được tập thể tác giả nghiên cứu và
trình bày lịch sử Việt Nam đầy đủ, tồn diện về kinh tế, văn hố, xã hội, y tế trong
suốt tiến trình lịch sử từ nguồn gốc cho đến năm 2000 theo một hệ thống nhất quán,
cập nhật những thành tựu và phương pháp nghiên cứu mới. Đây là cơng trình mang
tính thơng sử, vì vậy các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cụ thể,
do vậy, dung lượng nghiên cứu về hoạt động y tế cịn ít.
Trong tập 12 (1954-1965) của Bộ Lịch sử Việt Nam do tập thể tác giả Trần Đức
Cường (chủ biên), Nguyễn Hữu Đạo, Lưu Thị Tuyết Vân biên soạn, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Cơng
trình được thực hiện trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam
của nhiều tác giả, đồng thời cập nhật, bổ sung thêm nhiều tư liệu mới trên tất cả các
lĩnh vực. Với dung lượng hơn 500 trang, các tác giả đã dành hơn 14 trang để nêu và
phân tích những nét cơ bản nhất của hoạt động y tế qua các giai đoạn lịch sử 19551960 và 1961-1965. Trong giai đoạn 1955-1960, với dung lượng gần 4 trang (từ trang
119 đến trang 122), cơng trình đề cập đến các nội dung như cơ sở vật chất, trang thiết
bị y tế, trình độ y học và đội ngũ cán bộ y tế… Trong giai đoạn 1961-1965, các tác
giả dành 10 trang (từ trang 353 đến trang 363) để phân tích những thành tựu đạt được
trong hoạt động khám và chữa bệnh, thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân của
ngành y tế. Tuy nhiên, đây là một cơng trình mang tính thông sử nên các tác giả
nghiên cứu hoạt động y tế ở miền Bắc với một số nét cơ bản mà chưa đi sâu phân tích
cơ cấu tổ chức và vai trị, vị trí của y tế đối với lịch sử dân tộc.
Cơng trình Lịch sử Việt Nam, tập 13 (1965-1975) do tác giả Nguyễn Văn
Nhật (chủ biên), Đỗ Thị Nguyệt Quang, Đinh Quang Hải, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Cơng trình
đã giới thiệu một cách hệ thống từ âm mưu, kế hoạch xâm lược của Mỹ đến chủ
trương xây dựng đường lối kháng chiến của Đảng; nhất là nêu được quá trình xây
dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh của nhân dân miền Nam trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, quân sự, ngoại giao,... Đây cũng là giai đoạn

mà ngành y tế có sự chuyển hướng và hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp lớn
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong tập này, các tác giả nhấn mạnh
đến một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự là xây dựng được mạng lưới
y tế phát triển rộng khắp với nhiều số liệu cụ thể. Tại các trang 91, trang 247,
trang 427 và 428 đã cung cấp các số liệu về số lượng cơ sở y tế, số lượng giường
điều trị, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế… Ngoài bổ sung các số liệu cần thiết, trong
chương III các tác giả còn nhấn mạnh đến một trong những thành tựu lớn của

8


ngành y tế dân sự từ năm 1973 đến năm 1975 là đã chú trọng đến công tác bảo vệ
sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, do đây là cơng trình thơng sử nên các số liệu
về ngành y tế mới chỉ ở dạng thống kê mà chưa phân tích sâu đến hoạt động
chun mơn cũng như vị trí, vai trị của của ngành y tế nói chung, y tế dân sự nói
riêng trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy,
đây là khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu.
Ngồi các cuốn thơng sử, năm 2016, PGS.TS Ngũn Thị Thanh đã chủ biên
cơng trình “Chính sách xã hội ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”.
Đây là cơng trình chun khảo nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền Bắc từ năm
1954 đến năm 1975, tác giả đã đi sâu phân tích các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, y tế
ở miền Bắc theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cơng trình gồm có 3 chương, trong đó
nội dung chính được tập trung ở chương 2 gồm: tình hình miền Bắc sau năm 1954 và
vấn đề đặt ra đối với xã hội miền Bắc; phân tích q trình thực hiện các chính sách xã
hội ở miền Bắc qua từng thời kì. Phân theo từng thời kì lịch sử, tác giả đã nêu lên
được những thành tựu của ngành y tế trên các nội dung như số lượng y bác sĩ, trang
thiết bị y tế, các cơ sở y tế,… trong tổng thể chung của xã hội miền Bắc. Thông qua
nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh, tác giả luận án có thể chắt lọc, kế thừa
nguồn tư liệu có giá trị về hoạt động của ngành y tế.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc

* Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử qn y
Nghiên cứu về y tế dân sự, tác giả tham khảo một số cơng trình viết về lịch sử
qn y để đối chiếu, so sánh và thấy rõ hơn bức tranh về hoạt động y tế nói chung
trong thời kì này, ví như:
Cơng trình Lịch sử 40 năm phục vụ của ngành quân y quân khu 3 (1945-1985)
của bác sĩ Dương Bình, Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1990. Dưới cái nhìn
của người trực tiếp tham gia cơng tác quân y, tác giả đã nêu được quá trình hoạt động
của ngành quân y quân khu III theo tiến trình lịch sử dân tộc. Cơng trình gồm có 6
chương, trong đó chương III và chương IV tác giả viết trực tiếp về hoạt động của
ngành quân y quân khu III trong các giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 và từ năm
1965 đến năm 1975. Trong chương III, tác giả đã phác thảo những nét cơ bản nhất về
hoạt động của quân y quân khu III trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 trên
các nội dung: thực hiện cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh, chấn chỉnh mạng lưới
điều trị để tiếp nhận thương binh, tổ chức các lớp bổ túc văn hóa và chuyên môn cho
cán bộ,... Trong chương IV, nhiệm vụ của ngành quân y quân khu III trong giai đoạn
1965-1975 được xác định gồm: thực hiện nhiệm vụ cấp cứu và điều trị, công tác vệ
sinh phòng bệnh và bảo đảm sức khỏe của bộ đội để tập luyện và công tác; thực hiện

9


khám tuyển nghĩa vụ quân sự để đảm bảo yêu cầu của chiến trường về tiêu chuẩn độ
tuổi và thể lực,... Từ đó, tác giả có những nhận định, đánh giá về vị trí, vai trị của
qn y qn khu III. Tuy nhiên, cơng trình mới đi sâu phân tích nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe của bộ đội trong các chiến trường là chủ yếu.
Cơng trình Lịch sử qn y quân đội nhân dân Việt Nam, tập II (1954-1968),
tập III (1969-1975) của Tổng cục hậu cần xuất bản 5-1991. Công trình là một tập tư
liệu có hệ thống liên quan đến hoạt động của ngành quân y trong từng thời kì lịch
sử. Tập II của cơng trình gồm có 3 chương, ở mỗi chương hoạt động của ngành
quân y được các tác giả đi sâu mô tả khá chi tiết theo từng bước phát triển của lực

lượng quân đội nhân dân. Cụ thể: chương I, mô tả chi tiết hoạt động của ngành quân
y trong giai đoạn xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại trên miền
Bắc, giữ gìn phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1954-1960);
chương II, mô tả khá chi tiết về hoạt động của ngành quân y trong công cuộc xây
dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy hiện đại trên miền Bắc, phát triển bộ đội
chủ lực ở miền Nam, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
đế quốc Mỹ (1960-1965); chương III, mơ tả về hoạt động và vai trị của ngành quân
y trong giai đoạn quân đội nhân dân Việt Nam vừa xây dựng vừa chiến đấu cùng
toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968).
Trong tập III (1969-1975), đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
bước vào giai đoạn quyết liệt, thực hiện mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy
nhào”, giành thắng lợi trọn vẹn, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong tập III, các tác giả đã chia làm 3 chương, trong đó chương I và II đã phản ánh
những hoạt động của quân y ở các cấp chiến lược, chiến trường và chiến dịch trong
giai đoạn này. Cụ thể: chương I, các tác giả khắc họa chi tiết hoạt động của ngành
quân y trong quá trình phục vụ tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mơ lớn, cùng
tồn dân đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (19691972); chương II đã mô tả hoạt động của ngành quân y trong nhiệm vụ thành lập
các quân đoàn, khẩn trương chuẩn bị cùng tồn qn tiến hành cuộc tổng tiến cơng
và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1973-1975). Tham khảo cơng trình này, tác giả luận án tiếp cận và sử
dụng được nguồn tư liệu khá mới, chi tiết, đặc biệt là dựa vào những nhận định,
đánh giá về cơ cấu tổ chức, hoạt động của lực lượng quân y trong giai đoạn này
giúp tác giả luận án có thể khẳng định được vị trí, vai trị của ngành y tế nói chung,
y tế dân sự nói riêng đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân, góp phần
xây dựng hậu phương vững mạnh để đảm đương nhiệm vụ cao cả với chiến trường
miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

10



Cơng trình Lịch sử Học viện qn y (1949-1999) (lưu hành nội bộ) của Nxb Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, 1999. Cơng trình trình bày về sự ra đời, trưởng thành và phát triển
của Học viện Quân y từ những ngày đầu thành lập với tiền thân là trường Quân y sĩ Việt
Nam. Trong chương I, cơng trình đã khái quát hoạt động của trường Quân y sĩ Việt Nam
trong giai đoạn (1949-1957), trong đó có 5 năm trong cuộc kháng chiến chống Pháp và 2
năm trong hồn cảnh hịa bình. Chương II, cơng trình đã khái lược được hoạt động của
trường Sĩ quan Quân y - Viện nghiên cứu y học quân sự trong những năm miền Bắc xây
dựng CNXH và bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1957-1966). Trong
giai đoạn này, cơng trình đã nêu lên một trong những thành tựu đạt được của trường là
phối hợp với trường Đại học Y dược khoa tổ chức các lớp y cao đầu tiên nhằm đào tạo
đội ngũ bác sĩ đa khoa. Chương III, nêu được quá trình hoạt động của trường Đại học
Quân y trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó tác giả nhấn mạnh một
trong những đặc điểm của nhà trường trong giai đoạn này là “nhà trường gắn liền với
chiến trường“, đồng thời nêu được đây là giai đoạn trường Đại học Quân y mở những
lớp đào tạo học viên quân y đầu tiên giúp nước bạn Lào. Như vậy, cơng trình đã khái
quát được cơ cấu tổ chức, hoạt động của trường qua nhiều lần thay đổi tên gọi với những
nét cơ bản nhất. Từ đó, khẳng định được vai trò của trường đối với công tác đào tạo cán
bộ y tế cho quân đội để phối hợp với lực lượng dân y thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân
dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cơng trình Lịch sử Viện quân y 103 (1950-2000) do Học viện quân y biên
soạn, được Nxb Quân đội Nhân dân; Hà Nội ấn hành năm 2000. Cơng trình đã ghi
lại những hoạt động chính với những bước ngoặt, những sự kiện quan trọng mà
bệnh viện quân y 103 đã trải qua. Nội dung của cơng trình gồm: sự ra đời của Viện
qn y với cơ sở ban đầu là đội điều trị 3 được xây dựng và trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Pháp; hoạt động của Viện quân y trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, thống nhất nước nhà. Có thể nói, cơng trình giúp tác giả
tham khảo các hoạt động khám và điều trị của viện, từ đó làm rõ hơn nữa hoạt động
của ngành y tế ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cơng trình Lịch sử bệnh viện phịng không không quân (lưu hành nội bộ) của
Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 2000. Cơng trình ghi lại quá trình xây

dựng và trưởng thành trong phục vụ chiến đấu, điều trị thương bệnh binh của bệnh
viện phòng không, không quân trong suốt chặng đường lịch sử với nhiều biến động
và đã giành được nhiều thắng lợi. Tác giả khẳng định sự trưởng thành và phát triển
của bệnh viện gắn với tiến trình lịch sử của dân tộc, từ đó khẳng định được vị thế của
bệnh viện với nhiệm vụ chăm sóc và chữa trị cho thương, bệnh binh trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

11


Cơng trình “Lịch sử bệnh viện Trung ương Qn đội 108 (1951-2001) (lưu
hành nội bộ); Tổng cục hậu cần Bệnh viện Trung ương quân đội 108; Nxb Quân
đội Nhân dân; Hà Nội, 2001. Cuốn sách khắc họa lại quá trình xây dựng và trưởng
thành của Bệnh viện 108 với nhiều lần thay đổi tên gọi. Tiền thân của bệnh viện
108 là bệnh viện Thủy Khẩu2, sau đó được đổi thành phân viện 8 phục vụ chiến
dịch Biên Giới Thu Đông 1950, bệnh viện Đồn Thủy và trở thành bệnh viện 108.
Cơng trình dành 2 chương (chương II và chương III) để khắc họa quá trình xây
dựng tổ chức và hoạt động của bệnh viện. Trong chương II, các tác giả đã khái
quát được cơ cấu tổ chức và hoạt động của bệnh viện trong điều kiện hịa bình.
Các tác giả khẳng định trong 10 năm (1951-1961), bệnh viện đã xây dựng tổ chức
từ sơ khai đến chính quy, từ cơ sở điều trị quy mô nhỏ tiến tới thành một bệnh
viện lớn. Trải qua 10 năm xây dựng, bệnh viện 108 đã thiết lập được tổ chức thích
hợp, phong phú, đa khoa và đã tích lũy được nhiều kiến thức kinh nghiệm chuyên
môn, từng bước giải quyết được nhiều loại chấn thương, nhiều bệnh nguy hiểm
bằng những kĩ thuật phức tạp. Trong chương III, quá trình chấn chỉnh tổ chức,
nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng nhiệm vụ trong chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam của bệnh viện
được các tác giả tập trung làm rõ. Chính vì vậy, tham khảo cơng trình, tác giả có
thể sử dụng được nguồn sử liệu có giá trị về hoạt động chăm sóc sức khỏe của bộ
đội và nhân dân, nhất là những thành tựu y tế đạt được của bệnh viện 108 trong

hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Cơng trình Lịch sử kết hợp qn dân y Việt Nam (1945-2000) của Nxb Y học; Hà
Nội, 2006. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng phối
hợp nhằm làm rõ hoạt động phối hợp giữa ngành y tế quân đội nhân dân (quân y) và y
tế nhân dân (dân y) trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cơng trình được chia thành 4
chương, mỗi chương các tác giả chia thành các mục nhỏ để đi sâu phân tích sự phối
hợp giữa quân y và dân y trong mỗi giai đoạn lịch sử. Trong mỗi mục, các tác giả tập
trung phân tích sự phối hợp giữa quân y và dân y trên các nội dung như: phối hợp trong
hoạt động đào tạo, trong hoạt động khám và điều trị. Theo đó, mỗi một giai đoạn lịch
sử, sự phối hợp quân dân y được thực hiện khác nhau nhưng đều hướng đến một mục
tiêu chung là khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Cơng trình đã mang lại những
giá trị khoa học giúp tác giả tiếp cận chi tiết một số sự kiện y tế đặc biệt trong giai đoạn
này ở miền Bắc, từng bước cải thiện cách đánh giá phiến diện của các tác giả.
Thủy Khẩu (tiếng Tày là Pác Nậm, nghĩa là miệng nước) là một xã nhỏ thuộc huyện Long Châu, tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc sát biên giới Việt Trung, cách bản Nà Lạn của Việt Nam khoảng 7km, nhưng do quân đội
Việt Nam giải phóng trước khi Hồng quân Trung Quốc tiến sát biên giới, sau đó đã bàn giao lại cho nước
bạn.
2

12


* Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử dân y
Năm 1960, Bệnh viện Bạch Mai xuất bản cuốn “Đặc san bệnh viện Bạch Mai”
để kỉ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam DCCH và chào mừng Đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ III. Cơng trình là tập hợp các bài viết của các giáo sư, bác sĩ, cán bộ
bệnh viện viết về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bệnh viện trong 5 năm đầu xây
dựng CNXH ở miền Bắc. Các bài viết tập trung phân tích những sự kiện như Chính
phủ tiếp quản bệnh viện, tiến hành cải tổ, tổ chức lại cơ cấu, hoạt động và nêu một số
kết quả trong hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện Bạch Mai sau ngày miền Bắc

được hồn tồn giải phóng. Cơng trình đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú về cơ sở
vật chất, hoạt động khám chữa bệnh, số lượng cán bộ y tế, số bệnh nhân được khám
và chữa bệnh lưu động,... Trên cơ sở nguồn tư liệu tiếp cận được, tác giả luận án có
thể tham khảo những thành tựu trong hoạt động khám và điều trị của bệnh viện Bạch
Mai - một trong các cơ sở khám chữa bệnh có quy mơ lớn tuyến Trung ương trong hệ
thống y tế dân sự ở miền Bắc.
Cơng trình “Bốn mươi năm xây dựng ngành y tế”; Nxb Y học, Hà Nội,
1985 là cơng trình tập hợp 10 bài viết đề cập đến những thành tựu của ngành y tế
trong 40 năm (từ năm 1945 đến năm 1985) trên các nội dung: công tác khám và
điều trị, cơng tác vệ sinh phịng dịch, hoạt động đào tạo cán bộ y tế, công tác
dược,… Các bài viết đã được các bác sĩ đầu ngành viết để đánh giá, tổng kết quá
trình xây dựng và phát triển của ngành y tế trên nhiều nội dung. Từ những thành
tựu đạt được, một số kinh nghiệm và phương hướng phát triển của ngành y tế
trong thời gian tiếp theo cũng được các tác giả đặt ra. Chính vì vậy, tham khảo
cơng trình tác giả luận án có thể kế thừa nguồn tư liệu về hoạt động của ngành y
tế, từ đó khái quát được những thành tựu lớn nhất và rút ra nhiều bài học kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế dân sự trong giai đoạn
1954-1975. Không chỉ kế thừa số liệu về hoạt động y tế, tham khảo cơng trình
cịn giúp tác giả hiểu thêm được nhiệm vụ và trách nhiệm đội ngũ cán bộ y tế,
mỗi người dân và của toàn xã hội đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân
dân trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ở miền Bắc.
Cơng trình “Sơ lược lịch sử 90 năm Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội; Nxb
Y học, Hà Nội, 1996 là cơng trình tập thể của nhiều nhân chứng có nhiều cống hiến
trong q trình hình thành và phát triển của bệnh viện Phủ Doãn (nay là bệnh viện
hữu nghị Việt Đức). Để hồn thành cơng trình, các tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu
lưu trữ trong các bảo tàng để đem ra phân tích và đối chiếu. Ngoài ra, những cuộc
hành hương về cội nguồn núi rừng Việt Bắc để nhìn sâu vào lịch sử, từ đó có những
đánh giá khách quan về vị trí, vai trò, của bệnh viện trong những giai đoạn lịch sử

13



khác nhau cũng được tập thể tác giả sử dụng. Cơng trình đã làm rõ sự tham gia tích
cực và năng động của một trong những cơ sở đầu tiên của ngành y tế, gợi mở cho
người đọc hình dung được vai trị bệnh viện Phủ Dỗn trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước. Với 4 chương, các tác giả đã phác họa
những nét cơ bản trong quá trình hoạt động của bệnh viện theo tiến trình lịch sử dân
tộc. Các tác giả đã nêu rõ được bức chân dung của người đặt viên gạch đầu tiên của
bệnh viện Việt Đức là nhà bác học A.Yersin. Khi cách mạng Tháng Tám thành cơng,
lịng u nước chân chính được giác ngộ, nhiều cán bộ cơng nhân viên đã tham gia
hoạt động cứu quốc. Một số người tình nguyện “Nam tiến”, trong khi đại bộ phận
tham gia kháng chiến phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, “Pháo đài Phủ Doãn” đã có
nhiều đóng góp trong hoạt động địch hậu, cứu chữa nhiều thương binh và chiến sĩ
cách mạng. Khi hịa bình được lập lại trên miền Bắc, với sự ủng hộ, giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Hunggari, Pháp, Cu Ba, đặc biệt các chun gia
Cộng hịa Dân chủ Đức, nhiều cơng trình khoa học được tiến hành, góp phần xây
dựng nền y học ngoại khoa với đầy đủ tính khoa học và bản sắc dân tộc. Đặc biệt, khi
Đế quốc Mỹ tập trung không quân đánh phá miền Bắc, bệnh viện trở thành hậu
phương chi viện về y tế cho các tỉnh khu IV và miền Nam góp phần chiến thắng trong
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Năm 1997, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai biên soạn cơng trình “Sơ lược lịch
sử 85 năm bệnh viện Bạch Mai; Nxb Y học, Hà Nội, 1997. Cơng trình đã phác họa
sự ra đời và trưởng thành của Bệnh viện Bạch Mai từ những ngày đầu thành lập
mang tên “Nhà thương Cống Vọng” – là cơ sở chữa bệnh truyền nhiễm nhỏ bé. Trải
qua những bước thăng trầm của lịch sử, bệnh viện từng bước trưởng thành lớn
mạnh, trở thành bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương hồn chỉnh, là cơ sở thực
hành chính của trường Đại học Y khoa Hà Nội. Với kết cấu 5 chương, trong đó
chương III, IV đã tập trung phân tích sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và hoạt động
của bệnh viện trong 10 năm đầu miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1964)
và khi Mỹ mở rộng chiến tranh bắn phá miền Bắc (1965-1975). Trong chương III,

cơng trình đã khái qt hoạt động tiếp quản, quá trình cải tổ về tổ chức và hoạt động
của bệnh viện Bạch Mai sau năm 1954. Trong chương IV, các tác giả đã nhấn mạnh
đến vai trò của bệnh viện Bạch Mai trong hoạt động điều trị và cấp cứu chiến tranh
khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Tham khảo cơng trình, tác giả luận án
được tiếp cận nguồn số liệu về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ và những hoạt động
chuyên môn của bệnh viện trong giai đoạn 1954-1975. Thông qua đó, giúp tác giả
đề tài có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, xác thực về tầm quan trọng của
ngành y tế trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

14


Năm 1998, cơng trình Lịch sử Viện sốt rét, kí sinh trùng và côn trùng (19571997) của tác giả Vũ Nhai được Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản. Cơng trình được
kết cấu 4 chương đã khái quát được sự ra đời, hình thành và phát triển của Viện sốt
rét, kí sinh trùng và cơn trùng từ năm 1957 đến năm 1997. Ngồi việc nêu rõ bối cảnh
ra đời, cơng trình cịn bổ sung thêm nguồn tư liệu về q trình xây dựng tổ chức và
hoạt động của Viện theo tiến trình lịch sử dân tộc. Cơng trình được cấu trúc 4
chương, trong đó chương II, III tập trung vào hoạt động và vai trò của Viện đối với
hoạt động phịng chống bệnh sốt rét và kí sinh trùng ở Việt Nam trong hai giai đoạn
1957-1964 và giai đoạn 1965-1975. Thơng qua hoạt động phịng chống bệnh sốt rét
và kí sinh trùng, tác giả nêu lên một số kết quả trong hoạt động nghiên cứu, từng
bước áp dụng những công trình nghiên cứu khoa học vào cơng tác phịng chống bệnh
sốt rét. Đặc biệt, cơng trình dành dung lượng 5 trang để viết về những đóng góp lớn
của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về kí sinh trùng ở Việt
Nam đối với sự phát triển của Viện sốt rét và kí sinh trùng.
Cơng trình Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam tập II (1954-1975) của Bộ Y tế, do
Nxb Chính trị Quốc gia; Hà Nội ấn hành năm 1999. Cơng trình đã tái hiện được một
thời kì vẻ vang nhưng cũng đầy gian khổ khi cả dân tộc Việt Nam phải chiến đấu
chống một kẻ thù ngoại xâm hùng mạnh. Đế quốc Mỹ đã sử dụng mọi vũ khí tối tân
hiện đại khơng chỉ nhằm hủy diệt con người mà còn tàn phá cả môi trường, sinh thái,

gây nhiều bệnh hiểm nghèo. Công trình được biên soạn với những nội dung cơ bản:
chủ trương, đường lối y tế của Đảng, Nhà nước; quá trình thực hiện các phương châm
cơng tác y tế Việt Nam do Đảng và Chính phủ đề ra; đặc biệt đi sâu phân tích hoạt
động y tế phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện đắc
lực cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam; qua đó rút ra những bài học lịch sử, những
kinh nghiệm về y, dược,... Thông qua các nội dung đó, cơng trình đã tái hiện lại một
giai đoạn lịch sử hào hùng, từng bước khẳng định vị trí, tầm quan trọng của ngành y
tế với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ góp phần vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc thống nhất đất nước. Tham khảo cơng trình tác giả kế thừa nhiều số
liệu về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế,… đặc biệt, tác giả có thể hiểu được hoạt
động của ngành trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy vậy, cơ cấu tổ chức của y
tế dân sự chưa được các tác giả tập trung khai thác.
Cơng trình “Lịch sử Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (1945-2000)” do Nxb
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2001. Cơng trình được biên soạn cơng phu, nghiêm
túc trên cơ sở nguồn tài liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Từ nguồn tài liệu
gốc được khai thác, cơng trình cấu trúc thành 5 chương đã dựng lại quá trình ra đời,
xây dựng, phát triển của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương từ những ngày đầu mới

15


thành lập, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều tấm gương
về lòng yêu nước, về tinh thần chiến đấu quả cảm, về khả năng sáng tạo của đội ngũ
cán bộ nhân viên y tế. Từ đó, các tác giả khẳng định: một trong những đóng góp lớn
nhất của Viện là xây dựng thành công hệ thống y học dự phòng các tuyến từ Trung
ương đến địa phương. Từ các bộ phận chuyên ngành của Viện đã tách ra và hình
thành nhiều Viện nghiên cứu y học dự phòng tuyến trên của ngành y tế. Tham khảo
cơng trình giúp tác giả có cách nhìn khái qt về quá trình hình thành và phát triển
của ngành y học dự phòng, đồng thời kế thừa nhiều số liệu để phục vụ cho quá trình
viết luận án. Tuy nhiên, đây chỉ là một mảng nghiên cứu trong tổng thể hoạt động của

ngành y tế dân sự Việt Nam.
Cơng trình “100 năm Đại học Y Hà Nội, năm tháng và sự kiện”; Trường Đại học
y Hà Nội, 2002. Trên cơ sở nguồn tư liệu được thu thập và những nét đặc trưng của
Trường Đại học Y Hà Nội3, tập thể tác giả đã dựng lên bức tranh hoạt động của một
trong những cơ sở đào tạo cán bộ y tế hàng đầu của đất nước trong suốt chiều dài lịch
sử dân tộc. Cơng trình đã làm nổi bật q trình hoạt động của trường trong những giai
đoạn lịch sử đặc biệt khốc liệt của các cuộc chiến tranh giữ nước. Có thể nói, nơi nào
có dân, có bộ đội, có mặt trận là có sự tham gia tích cực của thầy và trị trường Đại học
Y Hà Nội, góp phần tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam. Cơng trình khẳng định: Trường Đại học Y Hà Nội là cái
nôi đào tạo nhiều bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế thuộc các chuyên ngành y học hiện đại
Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở đến y học dự phòng trong dân y cũng như
trong quân y. Đặc biệt, cơng trình cũng nêu lên cơng lao của nhiều Giáo sư, cán bộ nhà
trường với nhiều đóng góp quan trọng để xây dựng nền y học nước nhà, làm rạng rỡ
nền y học Việt Nam. Tuy chứa đựng nguồn sử liệu khá phong phú về hoạt động y tế
nhưng các tác giả mới phân tích về tổ chức và hoạt động của trường ở một số nội dung.
Cơng trình “100 năm Đại học Y Hà Nội – những kỉ niệm”, Trường Đại học Y
Hà Nội, 2002. Công trình gồm nhiều bài viết ghi lại những kỉ niệm sâu sắc của nhiều
thế hệ thầy và trò từng học tập, công tác tại trường Đại học Y Hà Nội. Các bài viết
tập trung vào các nội dung: công tác đào tạo cán bộ y tế từ năm 1954 đến năm 1975
với các bài viết như: “Tiếp quản trường Đại học Y Dược Hà Nội” của bác sĩ Đinh
Văn Chỉ; bài “Chuyện kể của các trí thức ngành y” của dược sĩ Trần Giữ; hay bài “Từ
trường Đại học Y Hà Nội đến chiến trường B2” của Giáo sư Nguyễn Đình Bảng,...;
đóng góp của các Giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y tế gồm: bài “Bác sĩ
Hoàng Tích Mịch, chuyên gia hàng đầu của Y học dự phòng Việt Nam” của Dược sĩ
Tiền thân là Trường Đại học Y Dược khoa

3

16



Trần Giữa; bài “Giáo sư Vũ Đình Hịe, người thầy tiêu biểu của chuyên ngành giải
phẫu bệnh – y pháp học Việt Nam” của Giáo sư Nguyễn Vượng,…; hoặc các bài viết
về đóng góp của các cán bộ trường Đại học Y khoa với cách mạng miền Nam như:
“Những năm tháng ở chiến trường B” của Giáo sư Phan Thị Phi Phi; “Chúng tôi đi
chiến trường B” của PGS.TS Phạm Hoàng Thế; “Phong trào thanh niên trường Đại
học y Hà Nội thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của bác sĩ Phạm Văn
Thân,… Đặc biệt, cuốn sách cịn có các cuốn hồi kí của các Giáo sư, bác sĩ nổi tiếng
như Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng,… ghi lại
chặng đường xây dựng và phát triển của trường Đại học Y khoa trong giai đoạn 1954
đến năm 1975. Thông qua các bài viết, bài hồi kí, cơng trình đã cung cấp nhiều tư liệu
lịch sử về hoạt động đào tạo cán bộ y tế, hoạt động chuyên môn của các y bác sĩ trong
giai đoạn 1954-1975, qua đó giúp tác giả tiếp cận được chương trình, hoạt động đào
tạo và vai trò, đóng góp của lực lượng y bác sĩ đối với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
của nhân dân và thực hiện chi viện cho chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, đây là
cơng trình sưu tầm các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nên nguồn tư liệu chưa
tập trung, nội dung bài viết mới ở mức độ khái quát.
Năm 2012, Nhà xuất bản Dân Trí xuất bản cuốn sách Mười thế kỉ y tế Việt Nam
của T.S Nguyễn Minh San. Cơng trình đã trình bày có hệ thống sự hình thành và phát
triển của ngành y tế theo tiến trình lịch sử dân tộc. Cơng trình được tác giả chia làm 4
chương, trong đó chương 2, tác giả phân chia theo từng thời kì lịch sử để làm rõ chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu của ngành y tế gồm: Nước Việt Nam DCCH ra đời và sự hình
thành nền y tế mới; Tổ chức và hoạt động y tế trong 9 năm kháng chiến chống Pháp
(1946-1954); Y tế Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với gần
800 trang, nguồn tài liệu tham khảo được tác giả khai thác ở các cơ quan lưu trữ đã
làm rõ hoạt động y tế trên các phương diện như vệ sinh phòng bệnh, hoạt động điều
trị, hoạt động đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học,… Mỗi giai đoạn, ngành y tế
đã có sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ khám và chữa bệnh, kết hợp Đông - Tây y, sản xuất thuốc, đào tạo cán bộ y tế,...

Tiếp cận cơng trình, tác giả có thể kế thừa nhiều số liệu liên quan đến số lượng cơ sở
điều trị, cơ sở đào tạo, số lượng y bác sĩ,… Mặc dù cung cấp được nguồn tư liệu khá
lớn qua các số liệu và sự kiện lịch sử nhưng tác giả chưa khái quát và làm rõ sự điều
chỉnh trong cơ cấu tổ chức, hoạt động chuyên môn của y tế trong tiến trình lịch sử
dân tộc. Chính vì vậy, trên cơ sở tham khảo cơng trình, nhiệm vụ mới của tác giả là
làm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế để phù hợp với đặc điểm, tình
hình và nhiệm vụ mới.

17


1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết
1.2.1. Những nội dung luận án kế thừa
Qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, vấn đề y tế dân
sự đã được thể hiện qua nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước:
Về nội dung
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về y tế chủ yếu được thể hiện dưới nhiều
dạng thức bao gồm: các cuốn thông sử, công trình nghiên cứu về hoạt động của
ngành y tế, lịch sử bệnh viện, lịch sử các cơ sở đào tạo y dược,... Với nhiều cách tiếp
cận khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả có cái nhìn tổng thể và
đại cương nhất về hoạt động y tế, mà ở đó chủ yếu đề cập đến hoạt động khám chữa
bệnh của các y bác sĩ cả dân sự và quân sự… Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích, là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo, từ đó triển khai các nội dung
phù hợp với yêu cầu đặt ra khi nghiên cứu về y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954
đến năm 1975.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về y tế và hoạt động y tế Việt Nam trong
giai đoạn này đã khái lược quá trình phát triển và hoạt động y tế ở miền Bắc trên một
số vấn đề cơ bản như: đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất, đặc biệt là phản ánh những
hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ y bác sĩ... Trên cơ sở đó, một số nội dung về đặc

điểm, thành tựu cũng như hạn chế của ngành y tế bước đầu được phân tích, đánh giá
khá khách quan. Tham khảo các cơng trình trên giúp tác giả luận án có thể kế thừa
nguồn tư liệu khi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Thứ ba, phạm vi nội dung nghiên cứu về chủ đề y tế nói chung, y tế dân sự nói
riêng từ năm 1954 đến năm 1975 cịn mang tính riêng lẻ. Mỗi cơng trình chỉ mới khai
thác được một khía cạnh nhỏ hoặc chỉ tập trung vào quá trình hình thành và phát triển
của các cơ sở y tế theo tiến trình lịch sử dân tộc mà chưa có cơng trình nào nghiên
cứu, tìm hiểu một cách trọn vẹn về hệ thống ngành y tế, nhất là y tế dân sự. Tuy vậy,
tác giả luận án có thể kế thừa nguồn sử liệu về bối cảnh thành lập, quá trình hoạt động
của các cơ sở y tế, từ đó khái quát, tổng hợp cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành y
tế dân sự ở miền Bắc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Thứ tư, khi nhận định, đánh giá về thành tựu, hạn chế hay vai trò, vị trí của ngành
y tế, một số nhà nghiên cứu đã có những quan điểm chưa thống nhất về chức năng của
ngành y tế từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc, nhất là giai đoạn Mỹ mở rộng chiến
tranh khắp cả nước. Các cơng trình nghiên cứu đã dựa theo cách phân kì lịch sử dân tộc
để phân chia cách mạng miền Bắc thành 2 giai đoạn: từ năm 1954 đến năm 1965 và từ
năm 1965 đến năm 1975. Theo một số tác giả, hệ thống y tế dân sự chủ yếu phát triển

18


mạnh trong 10 năm đầu miền Bắc hịa bình (1954-1965), còn trong khoảng thời gian
Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc thì hoạt động y tế dân sự hoạt động kém hiệu quả
hơn, thay vào đó là y tế quân sự chiếm ưu thế. Từ những ý kiến không đồng nhất đó,
tác giả có thể phân tích, đối chiếu cơ cấu tổ chức, hoạt động của ngành y tế dân sự
trong 2 giai đoạn khác nhau, từ đó làm rõ sự chuyển hướng của ngành y tế dân sự để
phù hợp với thực tiễn lao động, sản xuất, chiến đấu của quân và dân miền Bắc.
Về tư liệu:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu cung cấp cho đề tài luận án những tư liệu
về sự ra đời và phát triển của các Viện nghiên cứu, các cơ sở điều trị, các cơ sở đào

tạo cán bộ y tế từ tuyến Trung ương và địa phương ở miền Bắc trong thời kì 19541975 như Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (nay là bệnh
viện Hữu Nghị), bệnh viện Bạch Mai - từ một cơ sở chữa bệnh truyền nhiễm nhỏ bé,
từng bước lớn mạnh với những thăng trầm của lịch sử đã trở thành bệnh viện đa khoa
hoàn chỉnh, và là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y dược (nay là Trường
Đại học Y khoa Hà Nội),...
Thứ hai, các cơng trình đã cung cấp thêm tư liệu về số lượng y bác sĩ hoạt động
ở các tuyến, số lượng các cơ sở đào tạo cán bộ y tế; trang thiết bị của các cơ sở điều
trị; tư liệu về công tác đào tạo cán bộ y tế,… Tham khảo các công trình, tác giả có thể
kế thừa nguồn tư liệu, từ đó có cách nhìn tổng thể, bao quát về cơ cấu tổ chức, hoạt
động của hệ thống y tế dân sự ở miền Bắc trong giai đoạn này.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đã gợi mở cho tác giả nguồn tư liệu khá lớn
để khai thác sử dụng trong luận án thơng qua chính sử, tác phẩm hồi kí của các y, bác
sĩ đã công tác trong các cơ sở y tế ở giai đoạn lịch sử này,... Đó là những nguồn tư
liệu rất quan trọng để triển khai luận án.
Thứ tư, các cơng trình tuy cung cấp một nguồn tư liệu khá lớn nhưng hầu hết
chưa khai thác được nguồn tư liệu gốc từ Trung tâm lưu trữ quốc gia III, các cơ sở y
tế cũng như một số tạp chí viết về y tế. Chính vì vậy, tác giả luận án cần tập trung
khai thác, bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu trong quá trình thực hiện.
Từ kết quả nghiên cứu các cơng trình đã cơng bố có thể nhận thấy chưa có một
cơng trình riêng biệt, cụ thể nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về y tế
dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt
động của y tế dân sự trở thành đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.
1.2.2. Những nội dung luận án cần làm rõ
Với những kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố có thể thấy, một số
nội dung quan trọng thuộc ngành y tế nói chung, y tế dân sự nói riêng chưa được các
nhà khoa học tập trung nghiên cứu như cơ cấu tổ chức, hoạt động, vai trò, đặc điểm,...

19



Nếu có, các cơng trình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của ngành y tế như
quá trình khám chữa bệnh, hoạt động đào tạo cán bộ y tế, hoạt động sản xuất dược
liệu,... Trong khi đó, những vấn đề cần tập trung làm rõ như cơ cấu tổ chức của ngành
y tế dân sự được thiết lập như thế nào? Gồm những bộ phận gì? Cơ cấu tổ chức đó
được hoạt động như thế nào? thì chưa được các cơng trình nghiên cứu. Đây là những
vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu.
Nguồn tư liệu của các cơng trình đã thể hiện nhiều mặt của hoạt động y tế dân
sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 với nhiều mức độ khác nhau. Đây là
nguồn tư liệu rất quan trọng được tác giả luận án tham khảo, kế thừa khi thực hiện đề
tài. Bên cạnh tham khảo nguồn tư liệu của các cơng trình đã cơng bố, tác giả luận án
cịn chú trọng khai thác thêm nguồn tư liệu ở Trung tâm lưu trữ quốc gia III, ở trường
Đại học Y khoa Hà Nội và một số cơ sở y tế. Trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú và
tin cậy đó, luận án tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về y tế dân sự ở
miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 với các vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về
xây dựng ngành y tế
Thứ hai, trình bày và phân tích có hệ thống, toàn diện về cơ cấu tổ chức của hệ
thống y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm: Tuyến Trung
ương, tuyến địa phương (mạng lưới y tế tuyến tỉnh, huyện, bệnh xá, tổ y tế hợp tác
xã). Từ đó, đánh giá một trong những thành tựu nổi bật của y tế dân sự ở miền Bắc từ
năm 1954 đến năm 1975 là đã xây dựng được một hệ thống y tế rộng khắp từ thành
thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi với nhiệm vụ cơ bản là chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Thứ ba, làm rõ hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ y tế dân sự để thấy rõ hơn
chương trình đào tạo cán bộ y tế giai đoạn này được diễn ra như thế nào?
Thứ tư, đi sâu tìm hiểu hoạt động của hệ thống y tế dân sự miền Bắc trên cơ sở
trình bày và phân tích các nội dung: Thực hiện cơng tác vệ sinh phòng bệnh, phòng
dịch theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; kết hợp Đơng - Tây y trong
phịng bệnh và chữa bệnh; tổ chức sản xuất và cung cấp thuốc cho nhân dân,…
Thứ năm, đưa ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế, đồng thời rút ra một số

kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về y tế đã được công bố cùng với
việc cập nhật và bổ sung thêm nhiều nguồn tài liệu mới, tác giả có thể phục dựng lại
bức tranh về hệ thống y tế dân sự miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 một cách toàn
diện, cụ thể hơn, từ đó thấy rõ sự chuyển biến, đổi thay của hệ thống y tế dân sự qua
mỗi giai đoạn lịch sử.

20


×