Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

“Phân tích các quy định về giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.92 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. NỘI DUNG.............................................................................1
I. Khái quát chung về khiếu nại trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam...................................................................1
1. Khái niệm..............................................................................1
2. Đối tượng của khiếu nại........................................................2
3. Người có quyền khiếu nại.....................................................2
4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại
..................................................................................................4
II. Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam....................................6
1. thẩm quyền giải quyết khiếu nại..........................................6
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại................................................7
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ
tạm giam...................................................................................8
C. KẾT LUẬN............................................................................10

1


A.

MỞ ĐẦU

Thi hành tạm giữ, tạm giam là hoạt động phức tạp, nhạy
cảm, có liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị
tạm giữ, người bị tạm giam. Tuy được thực hiện trên cơ sở các
nguyên tắc quy định tại Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự
nhưng do tính chất đặc thù, việc áp dụng các quy định về khiếu
nại, tố cáo chung sẽ không bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người


khiếu nại, tố cáo cũng như người bị khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, để
tạo cơ sở pháp lý cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện đầy đủ
quyền khiếu nại, tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam, đồng
thời nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan, người có thẩm quyền, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam dành
một chương quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi
hành tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh các quy định trong Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam vấn đề giải quyết khiếu nại trong quản lý,
thi hành tạm giữ, tạm giam còm được quy định trong nhiều văn
bản pháp luật khác.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về giải quyết khiếu nại
trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam? Để làm rõ vấn đề trên
em xin chọ đề tài “phân tích các quy định về giải quyết khiếu nại
trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam” làm đề tài cho bài tiểu
luận của mình.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam
1. Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là
việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
2


tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó

là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Khoản 1 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy
định: “ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định,
hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy có thể hiểu rằng: “khiếu nại trong quản lý, thi hành
tạm giữ tạm giam là việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, thi
hành tạm, giữ tạm giam đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền
xem xét lại các quyết định, hành vi của các chủ thể được giao
thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam khi có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi, đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.1
2. Đối tượng của khiếu nại
Theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
2015 thì đối tượng của khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam bao gồm các quyết định và hành vi của cơ quan, người
có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Các quyết định trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có
thể bị khiếu nại là quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền
ban hành trong quá trình quản lý người bị tạm giữ tạm giam hoặc

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội. “Giáo trình luật thi hành tạm giữ, tạm
giam và Luật thi hành án hình sự”. Nxb, Chính trị quốc gia Sự Thật.2017.
1

3



trong quá trình thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam. Ví dụ: khiếu nại
quyết định kỷ luật đối với người bị tạm giam,...
Các hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có thể
bị khiếu nại là hành vi của người có thẩm quyền quyền trong q
trình quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Ví dụ như: các hành vi
dẫn giải, canh gác, thực hiện các chế độ...
Pháp luật về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không quy
định chỉ các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm
quyền trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại mới lad đối
tượng của khiếu nại. Trong thực tế, cả những quyết định, hành vi
đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại cũng có thể bị khiếu nại, nếu người khiếu nại cho
rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3. Người có quyền khiếu nại
Theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
2015 thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan bị quyết định, hành vi của cơ quan,
người có thẩm quyền trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình là những người
có quyền khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Tuy
nhiên, người có quyền khiếu nại trong quản lý thi hành tạm giữ,
tạm giam phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, đó là người bị tạm giữ, người tạm giam hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác. Người bị tạm giữ, người tạm giam, cá
nhân khác ở đây có thể hiểu là người có quốc tịch Việt Nam, cũng
có thể là người nước ngồi; người có năng lực hành vi dân sự hay
khơng có năng lực hành vi dân sự. Người khơng có năng lực hành

vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền
khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp của mình (trừ trường
4


hợp người khiếu nại là là người bị tạm giữ, người bị tạm giam) và
nếu là người đại diện thì phải có các giấy tờ chứng minh về việc
đại diện hợp pháp của mình. Tổ chức có quyền khiếu nại có thể là
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộ, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp.
Thứ hai, chỉ người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ quan, tổ
chức, cá nhân mà quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định,
hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam xâm phạm mới là những người có quyền khiếu
nại.
Thứ ba, việc khiếu nại phải thực hiện trong thời hiệu khiếu
nại và khiếu nại đó phải chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có
hiệu lực pháp luật. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ
ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi
hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm
pháp luật; Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi cơng tác, học
tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại
không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời
gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại; Thời hiệu
lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.2
4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu
nại
4.1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Khi thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có các quyền

theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật thi hành tạm giữ, tạm
giam 2015, theo đó:.” Người khiếu nại có các quyền sau đây:

2

Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
5


a) Tự mình khiếu nại hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp để
khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn
khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý,
thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải
quyết khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Việc quy định các quyền cho người thực hiện khiếu nại giúp
cho họ có cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình khi thực hiện khiếu
nại. Đồng thời việc quy định các quyền cũng giúp cho họ có những
thuận lợi khi thực hiện quyền khiếu nại cũng như trong quá trình
giải quyết khiếu nại của cơ quan, các nhân có thẩm quyền.
Bên cạnh các quyền thì người khiếu nại cũng có những nghĩa
vụ nhất định khi thực hiện quyền khiếu nại của mình theo đó:
“Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp

thơng tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”. 3
Việc quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại nhằm tạo ra
những ràng buộc đối với người khiếu nại để từ đó tránh tình trạng
người khiếu nại chỉ có quyền mà khơng có nghĩa vụ, từ đó dẫn đến
việc khiếu nại tràn lan, khiếu nại khơng có căn cứ và việc cung
cấp các tài liệu, thông tin sai sự thật khi thực hiện quyền khiếu nại
trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Ngoài ra việc quy định

3 Khoản 2 Điều 47 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

6


nghĩa vụ cho người khiếu nại cịn ghóp phần làm cho q trình giải
quyết khiếu nại được nhanh chóng, hiệu quả.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 không quy định cụ thể
ai là người có thể bị khiếu nại. Tuy nhiên, người bị khiếu nại có thể
được xác định thơng qua quy định về đối tượng của khiếu nại.
Theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
thì quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong
quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam là đối tượng của khiếu nại.như
vậy người bị khiếu nại thuộc hai nhóm sau đây:
Thứ nhất, nhóm người đứng đầu các cơ sở giam giữ, người
thực hiện việc giam giữ theo quy định tại các điểm b,c khoản 1,2
Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và đồn trưởng,
trưởng buồng tạm giữ bộ đội Biên phòng.
Thứ hai, nhóm người có thẩm quyền trong quản lý tạm giữ,
tạm giam thực hiện các hành vi bị khiếu nại.

Do người bị khiếu nại là những người trực tiếp ra các quyết
định hoặc có các hành vi bị khiếu nại, vì vậy họ cũng có các quyền
và nghĩa vụ nhất định trong quá trình giải quyết khiếu nại. Điều 48
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về quyền và nghĩa vụ
của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam,
theo đó:
“1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi
trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành
vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
7


b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.”

8


II. Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thông thường, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thường được
quy định cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền hoặc cấp trên trực
tiếp của cơ quan, cá nhân có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.

Tuy nhiên thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam lại có điểm tương đối đặc biệt. Mặc dù cá cơ
quan trong hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giam, tạm giữ là
những cơ quan quản lý trược tiếp công tác thi hành tạm giữ, tạm
giam nhưng thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi
hành tạm giữ, tạm giam

lại thuộc về Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 46 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm
giam, theo đó:
“1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương
đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp
luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người
có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có
hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật
này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm
giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi
nhận được khiếu nại”.
9



Bên cạnh quy định của luật thi hành tạm giữ, tạm giam,
thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam của Viện kiểm sát còn được quy định tại Điều 23 Luật tổ
chức viện kiểm sát 2014.
Trong công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan,
người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
nhận được đơn khiếu nại thì cơ quan, cá nhân này phải chuyển
khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm
sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân
có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 49 Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam 2015. Viện kiểm sát nhân dân có trách
nhiệm: Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi
bị khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình,
cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; Thông
báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửi quyết định giải
quyết cho người khiếu nại và người bị khiếu nại; Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Việc thi hành tạm giữ, tạm giam ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Vì vậy nếu việc
thi hành tạm giữ, tạm giam khơng đúng quy định của pháp luật có
thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người bị tạm giữ,
người bị tạm giam. Do đó địi hỏi thời hạn giải quyết khiếu nại liên
quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải được quy định
trong thời gian ngắn đồng thời phù hợp với thời hạn tạm giữ, tạm
giam.
Điều 50 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về
thời hạn giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm

giam và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi
hành tạm giữ, tạm giam như sau:
10


“1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành
tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày
kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành
tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày
kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng khơng q 05 ngày trong
quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý, thi
hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu
nại, người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi
quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.”
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm
giữ tạm giam
3.1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan,
người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là
trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp
của mình thì người có quyền khiếu nại sẽ khiếu nại lần đầu đến
người đã ra quyết định hoặc khiếu nại đến Viện kiểm sát nhân dân
có thẩm quyền. Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn
khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn
khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của

người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị
khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung
khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại
phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người
tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại
11


hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu
cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Bên cạnh đơn khiếu nại, người khiếu nại phải nộp kèm các
tài liệu, chứng cứ để chúng minh cho u cầu của mình là có căn
cứ.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Viện kiểm sát sẽ tiến hành
xem xét đơn khiếu nại và các chứng cứ, tài liệu mà người khiếu nại
cung cấp, kiểm tra xem đơn khiếu nại có hợp lệ hay khơng và có
đủ điều kiện để thụ lý giải quyết khơng. Nếu như đáp ứng được
các điều kiện để thụ lý thì sẽ thụ lý để tiếp tục giải quyết, nếu
khơng thì sẽ trả lại đơn. Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành xác minh, yêu
cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thơng
tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.4
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung
theo quy định tại Điều 53 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015,
theo đó: “Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải bao gồm
những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;

2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần
quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết
định, hành vi bị khiếu nại;

4

Khoản 1 Điều 52 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
12


8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định,
hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự”.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật
nếu trong thời hiệu do Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định
người khiếu nại không khiếu nại tiếp. Theo khoản 2 Điều 44 Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam: Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15
ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của
người có thẩm quyền. Như vậy sau 15 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không
tiếp tục khiếu nại lần hai thì quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu sẽ có hiệu lực.
3.2.Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
Nếu như chưa đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
thú nhất, người có quyền khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai.

Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm
theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu
liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần hai.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát
giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác
minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật
để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được
yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật.5
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung theo
quy định tại Điều 55 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, theo
5 Điều

54 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
13


đó: “Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải bao gồm những
nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;

7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần
quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định,
hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định,
hành vi trái pháp luật gây ra.”
C. KẾT LUẬN
Khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam là một trong
những phương thức mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam và
một số chủ thể khác có liên quan thực hiện để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình trong quá trình thi hành tạm giữ, tạm
giam. Việc giải quyết khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam
có ý nghĩa hết dức to lớn, nó ghóp phần bảo vệ quyền lợi của
người dân, của Nhà nước đồng thời kịp thời khắc phục, hạn chế
những hậu quả khi có sai phạm xảy ra. Luật thi hành tạm giữ tạm
giam và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã có những quy
định cụ thể về khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng
như quy trình giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam.

14


Tài liệu tham khảo:
1. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
2. Luật khiếu nại 2011
3. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
4. Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
5. Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTCV12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao).
6. Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi
hành án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số
501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
7. Trường đại học Kiểm sát Hà Nội. “Giáo trình luật thi hành
tạm giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự”. Nxb,
Chính trị quốc gia Sự Thật.2017.

15


16


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
và LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
ĐỀ BÀI
Đề số 7: “Anh/chị hãy phân tích các quy định về
giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam”
Sinh viên: Nông Trường Giang
Lớp: K4L
Mã số sinh viên: 163801010320


Hà Nội – 2019
17



×