Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp việt nam thực tiễn tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.28 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN VIẾT TÚ

PHÁP LUẬT VỀ GĨP VỐN, MUA CỔ PHẦN,
PHẦN VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN VIẾT TÚ

PHÁP LUẬT VỀ GĨP VỐN, MUA CỔ PHẦN,
PHẦN VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

2




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam –Thực tiễn
tại TP. Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2020
Tác giả

NGUYỄN VIẾT TÚ



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện Luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế, ngoài sự
nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của Q Thầy/cơ giảng viên trong suốt q trình học tập, Q Thầy/cơ
làm công tác tại Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Luật và Thư viện của Nhà
trường; bên cạnh đó là sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian vừa
qua.
Tác giả trân trọng kính gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Huỳnh Thanh
Nghị – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hướng dẫn khoa học
đã luôn động viên, trao đổi thẳng thắn, góp ý chân thành, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình để
giúp tác giả để hồn thành luận văn.
Một lần nữa, tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn đến Q Thầy/cơ, gia đình, các
chun gia và bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả trong thời gian học tập
và thực hiện đề tài nghiên cứu.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2020
Tác giả

NGUYỄN VIẾT TÚ


iii

TĨM TẮT
Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh
nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát

triển như: tăng cường vốn vào thị trường Việt Nam, đưa Việt Nam tiếp cận với
nguồn công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới
công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đồng thời góp
phần giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà
nước. Do đó, pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các
doanh nghiệp Việt Nam là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh
doanh để tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam quy định khá đầy đủ các văn
bản pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam còn một
số hạn chế, bất cập. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đã
ghi nhận lại rằng: văn bản rất nhiều nhưng bất cập, hạn chế vẫn còn tồn tại và chưa
được khắc phục. Nhiều cơng trình nghiên cứu đi trước đã chỉ ra một số hạn chế tiêu
biểu như: một số quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật như khái
niệm về nhà đầu tư nước ngồi; tài khoản góp vốn, mua cổ phần. Mặt khác, một số
thủ tục về góp vốn, mua cổ phần chưa thật sự rõ ràng nên không khả thi trên thực tế
sẽ là một trong những yếu tố làm giảm uy tín và lịng tin của nhà đầu tư nước ngồi
vào mơi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tình hình góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây vẫn chưa thực sự thu hút mạnh mẽ nguồn
vốn đầu tư từ nước ngoài. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần này đã và đang tiềm ẩn
một số rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam và cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, u cầu cấp thiết là cần phải nhanh chóng
khắc phục những tồn tại kể trên để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật về góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp



iv

Việt Nam, sớm đưa nước ta nhanh chóng hịa nhập sâu rộng hơn nữa vào xu thế
kinh tế chung của toàn thế giới. Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam –Thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
để hoàn thiện pháp luật này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và
mơi trường kinh tế quốc tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt
Nam.


v

THESIS SUMARRY
Forms of capital contribution and share purchase by foreign investors in
Vietnamese enterprises play an important role in promoting economic and social
development such as: increasing capital into Vietnam market, bringing Vietnam
approach to new, advanced and modern technologies, support Vietnamese
businesses in technological innovation, enhance the competitiveness of Vietnamese
businesses and contribute to the job creation,

promote the economic growth,

increase the State budget revenue. Therefore, the law on capital contribution and
share purchase by foreign investors in Vietnamese enterprises is an integral part of
the business law to create a legal corridor for foreign investors to invest directly and
indirectly in Vietnam market through capital contribution, share purchase in
Vietnamese enterprises. Currently, Vietnam has quite sufficiently provided for the
legal documents governing investment relations in the form of capital contribution,
share purchase by foreign investors. However, besides the positive aspects, the law

of capital contribution and share purchase by foreign investors in Vietnamese
enterprises still has some limitations and shortcomings. However, the practice of
applying regulations on capital contribution and share purchase by foreign investors
in Vietnamese enterprises has noted that: many documents but shortcomings and
limitations still exist and have not been overcome. Many previous studies have
shown some typical limitations such as: Some regulations are not consistent among
legal documents such as: the concept of foreign investors; account of capital
contribution or share purchase. On the other hand, some procedures on capital
contribution and share purchase are not really clear, so it is not feasible in reality. It
will be one of the factors that reduce the reputation and confidence of foreign
investors in the investment environment in Vietnam. The recent situation of capital
contribution and share purchase by foreign investors in Vietnamese enterprises has
not really attracted strong investment capital from abroad .
This activity of capital contribution and share purchase has potential risks for
foreign investors, Vietnamese businesses and competent state agencies. Therefore,
the urgent need is to quickly overcome the above mentioned problems in order to
further promote the role of the law on capital contribution, share purchase and


vi

capital contribution by foreign investors in Vietnamese enterprises and bringing our
country to quickly integrate into the general economic trend of the world.
Researching on the thesis title “Laws on capital contribution, purchase of
shares and capital contributions of foreign investors in Vietnamese enterprises
- Practices in Ho Chi Minh City” is a theoretical and practical matter to improve
this law in accordance with the requirements of domestic economic development
and international economic environment, contributing to perfect the business legal
system in Vietnam.



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàI ................................................................6
6.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................7
7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................7
8. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN
VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM......................................................................................10
1.1. Khái quát chung về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại việt nam ...........................................10
1.1.1. Khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi.......................................................................................................................10



viii

1.1.2. Phân loại nhà đầu tư nước ngồi..................................................................14
1.1.3. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
trong các doanh nghiệp Việt Nam .........................................................................16
1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam ......................................................29
1.2. Quy định pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài trong các doanh nghiệp việt nam ...........................................................32
1.2.1. Quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam ......................................................32
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư nước ngồi khi thực hiện góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp Việt Nam.........................................34
1.2.3. Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nams ..............................................................36
1.2.4. Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi
trong các doanh nghiệp Việt Nam .........................................................................43
Tiểu kết chương 1......................................................................................................47
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN, MUA
CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GĨP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
MỢT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ..................................................................52
2.1. Tổng quan về tình hình thu hút đầu tư nước ngồi tại thành phố hồ chí minh. .52
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp việt nam tại tp. hồ chí minh ..................54
2.2.1. Những thành tựu trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam ....................................54
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn

góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam .......................62
2.2.3. Những vướng mắc, bất cập của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam...........................67


ix

2.3. Giải pháp hồn thiện pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại việt nam ...........................................73
2.3.1. Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam .......................73
2.3.2. Giải pháp hồn thiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp tại Việt Nam ...............................77
Tiểu kết chương 2......................................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
PHỤ LỤC ...............................................................................................................104


x

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT
1.

TÊN HÌNH/
BIỂU ĐỒ
Phụ lục 2.1

NỢI DUNG HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Thống kế nguồn vốn đầu tư nước ngồi trên thị trường
chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2011- 2018


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

NĐTNN

: Nhà đầu tư nước ngoài

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CTCP

: Công ty cổ phần

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước


NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TTCK

: Thị trường chứng khoán

CNĐKDN

: Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng cổ đông


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi xu thế khu vực hố, tồn cầu hố kinh
tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì một quốc gia khơng thể đóng cửa nền
kinh tế, tách biệt với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Thực tiễn cho thấy,
một đất nước muốn phát triển, cần phải nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế để
tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp
nước ngoài trở thành nguồn bổ sung quan trọng, nhằm khai thác triệt để mọi
nguồn lực trong nước. Chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi trở thành
xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang

phát triển trong đó có Việt Nam
Một thay đổi quan trọng trong tư duy kinh tế của Việt Nam là ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000). Đến năm 2005, để tạo
thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Quốc
hội đã ban hành Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 để thay
thế cho Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong
nước năm 1998. sự ra đời của Luật đầu tư năm 2005, sau này là Luật đầu tư năm
2014 đã chứng minh sự đổi mới toàn diện, đột phá về thể chế, mở ra môi trường
đầu tư thơng thống cho nhà đầu tư tại Việt Nam, đánh dấu nỗ lực của Việt Nam
trong việc hoàn thiện khung pháp lí cho các hoạt động đầu tư nước ngồi. Đây
khơng những là bước đi nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc gia nhập WTO – tạo
sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngồi nước, mà còn thể hiện bước
tiến của Việt Nam trong việc mở cửa và hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế
thế giới.1
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, từ năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố của cả
nước thu hút 26.438 dự án của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, với

1

Phạm Sỹ Thành (2011),”Về vai trò của vốn FDI - nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và Trung

Quốc”, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hợi, số 2 (338), tr.15


2

tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đầu tư vào
19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng chiếm khoảng 25%

tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực đóng
góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng thu ngân sách2.
Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
trong doanh nghiệp Việt Nam là một phần quan trọng trong các quy định về đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2018, có tới 2.749 lượt góp vốn, mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 4,1 tỷ USD, tăng
82,4% so với cùng kỳ 20173. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư nước ngồi ở
Việt Nam thơng qua hình thức này tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với
trước đây.
Với vai trò đầu tầu kinh tế của cả nước, trong hơn 30 năm qua, dịng vốn
FDI đã có những đóng góp, tác động đáng kể vào thành tựu trong phát triển kinh
tế-xã hội TP. Hồ Chí Minh. Theo thống kê của UBND TP. Hồ Chí Minh, sau 30
năm thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi, đến nay trên địa bàn
thành phố đã có 7.700 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư
kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,87 tỷ USD. Với số dự án và vốn đầu tư cịn hiệu
lực trên, Tp. Hồ Chí Minh duy trì vị trí đứng đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài4. Theo Sở Kế hoạch& Đầu tư TP. Hồ Chí Minh,

2

Lan Hương (2018), “Góc nhìn đại biểu: 30 năm Luật Đầu tư nước ngồi đồng hành cùng đất nước”;

Cơng thơng tin điện tử Quốc hội Việt Nam,
[ />ntuc/Lists/News&ItemID=38756], (ngày truy cập 22/06/2019).
3

Hàn Ni (2018),” Vốn FDI tăng 82,4% qua góp vốn, mua cổ phần”, Báo Sài Gịn giải phóng;

[ (ngày truy cập

22/06/2019).
4

Thơng tấn xã Việt Nam (2018),” 30 năm thu hút FDI - Vì sao TP. Hồ Chí Minh ln hút vốn ngoại?”;

[ />(ngày truy cập 22/06/2019).


3

tính đến tháng 6/2017 có 915 trường hợp nhà đầu tư nước ngồi đăng ký góp
vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp với tổng vốn
đăng ký 1,4 tỉ đô la Mỹ. Điều này cho thấy nguồn đầu tư gián tiếp từ nước ngồi
có xu hướng tăng mạnh5. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam đã ghi nhận lại rằng: văn bản rất nhiều nhưng bất cập, hạn chế vẫn còn tồn
tại và chưa được khắc phục. Nhiều cơng trình nghiên cứu đi trước đã chỉ ra một
số hạn chế tiêu biểu như: sự chồng chéo của hệ thống pháp luật về đầu tư; thủ tục
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cịn vịng quanh đến mức không khả thi;
một số quy định về đầu tư khơng có sự thống nhất với các văn bản pháp luật
chuyên ngành khác ...… Dễ dàng kết luận được rằng, việc làm quan trọng lúc này
là phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại kể trên để phát huy hơn nữa vai trị
của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
trong doanh nghiệp Việt Nam, sớm đưa nước ta nhanh chóng hịa nhập sâu rộng
hơn nữa vào xu thế kinh tế chung của toàn thế giới. Từ nhậṇ thức trên, Tác giả đã
quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam –Thực tiễn tại
TP. Hồ Chí Minh” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm hướng đến giải quyết những vấn

đề sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành
Thứ hai, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam qua
thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5

Quốc Hùng (2017), “Khi nước ngồi góp vốn, mua cổ phần”; Thời báo Kinh tế Sài Gòn,

[ (ngày truy cập
22/06/2019).


4

Thứ ba, phân tích thành tựu và hạn chế trong hoạt động góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam. Đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn, mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam –Thực tiễn
tại Thành phố Hồ Chí Minh”được tiến hành dựa trên giả thuyết: Pháp luật về
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua, đặc biệt kể từ khi Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn có hiệu lực thi hành đã tạo ra sự đổi mới và đột phá về thể chế, mở ra
môi trường đầu tư thơng thống. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư
giai đoạn từ năm 2015-2018, hoạt động góp vốn, mua cổ phần tại các doanh

nghiệp ở Việt Nam đã ngày càng trở nên sôi động hơn.6 Việc cải cách thủ tục
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã giúp nhà đầu tư nước ngồi tiết kiệm
thời gian, chi phí tiếp cận thị trường.
Xuất phát từ giả thuyết nghiên cứu nêu trên, Luận văn đặt ra 03 câu hỏi
nghiên cứu sau :
(1) Pháp luật Việt Nam có những điều chỉnh gì về hoạt động góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại
Việt Nam ?
(2) Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh thời gian qua có những thuận lợi và khó khăn gì cũng như có những vướng
mắc, bất cập gì của quy định pháp luật đang ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động trên
của nhà đầu tư nước ngoài ?

6

Hùng Lê (2018),”TPHCM: Xu hướng góp vốn, mua cổ phần của nước ngồi sẽ bùng nổ”, Thời báo

Kinh tế Sài Gịn; [ (ngày truy cập 22/06/2019).


5

(3) Để tăng cường hoạt động thu hút đầu tư nước ngồi thì cần có những giải
pháp gì để hồn thiện pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư

nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, trọng tâm là Luật đầu tư 2014
và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này. Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên
cứu các quy định về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu
tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định khác của pháp
luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên
quan đến hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngồi trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả Ngân hàng thương
mại Việt Nam, công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng
khoán, doanh nghiệp nhà nước như quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần,
tỷ lệ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngồi khi thực hiện góp vốn,
mua cổ phần, phần góp vốn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn
không nghiên cứu các hoạt động đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài cũng
như các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành cơng trình nghiên cứu này, Tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau :
Chương 1, Luận văn sử dụng phương pháp phân tích luật viết để phân tích,
diễn giải các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nhà đầu tư nước
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; hoặc các loại hình doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Đồng thời, sử dụng kết hợp


6

phương pháp phân tích tổng hợp, thống kể để nghiên cứu các quy định của pháp
luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các
doanh nghiệp Việt Nam bao gồm : (i) hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; (ii)quyền và

nghĩa vụ nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp trong các doanh nghiệp Việt Nam; (iii) mức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam ; (iv) thủ tục
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt
Chương 2, Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp phương pháp diễn giải,
thống kê để nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
tại TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp phân tích, logic,
so sánh luật học để đánh giá, bình luận những vướng mắc, bất cập của pháp luật
về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các
doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp pháp hoàn thiện pháp luật về góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam theo các quy
định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luận văn làm rõ các quan niệm về góp vốn,
mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam; sự cần thiết huy động vốn theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu và
những kiến nghị của Luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao thu hút
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng chứa đựng rủi ro, thách thức
như hiện nay.


7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các kiến nghị lập pháp của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho cơng tác hồn thiện pháp luật đầu tư cho nhà đầu tư nước ngồi, cơng tác
tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thơng qua hình thức góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và là tài liệu đào tạo cho các văn phịng Luật sư,
cơng ty tư vấn luật.
7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua tại Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật về góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu
như :
- Luận văn thạc sĩ luật kinh tế “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Lan Anh thực hiện tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Luận
văn đã nghiên cứu tổng quan quá trình phát triển của pháp luật quy định về hình
thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
Việt Nam; nghiên cứu, phân tích và bình luận các quy phạm góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; đánh giá khái
quát thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tìm ra những vấn đề cịn
tồn tại, ngun nhân của những hạn chế, tồn tại đó, phân tích một số rủi ro trong
hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam. Đồng thời, Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị hồn thiện
pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua
cổ phần đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp
của nước ngoài, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam...vvv, góp phần tăng tính khả thi của pháp luật;
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giao thực hiện tại thực hiện tại Khoa Luật, Đại học



8

Quốc gia Hà Nội năm 2013. Theo tác giả, giao dịch mua bán công ty cổ phầnlà
một giao dịch rất phức tạp. Vì vậy quá trình xây dựng luật thiếu thống nhất ở
Việt Nam hiện nay, dẫn đến hệ quả khái niệm về mua bán công ty cổ phẩn được
hiểu không thống nhất, các quy định điều chỉnh giao dịch này nằm ở nhiều văn
bản khác nhau và khơng có sự liên kết. Với khung pháp lý hiện nay, các nhà đầu
tư đang gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, đặc biệt là
đối với nhà đầu tư nước ngồi. Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước còn rất rụt rè
khi tiến hành các giao dịch mua bán cơng ty do khơng có kiến thức chun mơn
và thiếu hiểu biết pháp luật. Do đó, Luận văn đã nghiên cứu một cách toàn diện
và hệ thống những vấn đề pháp lý về mua bán công ty cổ phần nhằm đưa ra khái
niệm chính xác, phân tích cụ thể các đặc điểm pháp lý về giao dịch này. Từ đó,
đưa ra những quan điểm, cơ sở khoa học về việc hoàn thiện khung pháp lý về
hoạt động mua bán công ty cổ phần.
- Bài viết khoa học “Về phương thức mua bán công ty thông qua việc mua
bán phần vốn góp chi phối của cơng ty” của tác giả Vũ Phương Đơng đăng tải
trên Tạp chí Luật học, Số 9 năm 2010. Theo tác giả, mua bán công ty thông qua
phương thức mua bán phần vốn góp chi phối của cơng ty là hình thức mua lại
quyền chủ sở hữu công ty của các thành viên góp vốn, các cổ đơng. Việc mua
bán coi như hồn thành khi bên mua tiến hành mua được lượng vốn góp đủ để
chi phối hoạt động của cơng ty.
- Bài viết “Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong
cơng ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014” của tác giả
Phạm Vũ Phương đăng tải trên Tạp chí Cơng thương số 05/2019. Theo tác giả,
dưới góc độ pháp lý, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cơng ty là
một loại giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chuyên
ngành và các quy định chung khác. Tuy nhiên, pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam
hiện hành còn chưa quy định rõ bản chất của thế nào là vốn góp, phần vốn góp,

hành vi chuyển nhượng vốn góp, cũng như việc quản lý của nhà nước về việc
chuyển nhượng phần vốn góp trong cơng ty là điều hết sức cần thiết.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân
tích, đánh giá pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nói chung, chưa


9

nghiên cứu trên phạm vi hẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơng trình nghiên
cứu chỉ tập trung vào các vấn đề như đánh giá thực trạng về góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp, nêu lên
những kết quả đã đạt được và các bất cập tồn tại trong thực tiễn thực pháp luật về
về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các
doanh nghiệp Việt Nam tại các tỉnh, thành phố. Trên cơ sở phân tích những điểm
hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng thực về góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam tại các
tỉnh, thành phố; từ đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành hai Chương :
Chương 1: Lý luận chung về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương 2 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh và giải pháp hoàn thiện


10


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GĨP
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM.

1.1. Khái quát chung về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi
Dưới góc độ khoa học, theo quan điểm của một số học giả, khái niệm nhà
đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam, nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước
ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam cũng như các chi nhánh, văn phịng đại diện
(khơng có tư cách pháp nhân) của họ.7
Dưới góc độ so sánh luật, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật khuyến
khích đầu tư số 02/QH của nước CHDCND Lào ban hành ngày 08/7/2009 thì
“nhà đầu tư nước ngồi” là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đến kinh doanh
sản xuất tại CHDCND Lào. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định số
88 ngày 29/12/1997 về việc thi hành Luật đầu tư của Vương quốc Campuchia thì
thực thể nước ngồi có nghĩa là bất kỳ một thực thể không phải là thực thể
Campuchia và không được thành lập theo pháp luật của Vương quốc
Campuchia.8
Theo tác giả, việc dẫn đến nhiều cách hiểu chưa đồng nhất về nhà đầu tư
nước ngồi được giải thích bởi khái niệm nhà đầu tư nước ngồi khơng được giải
thích đồng bộ trong Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trước đây,

7

Mai Hữu Đạt (2010),” Một số bất cập của pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và


phương hướng hồn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số3(263), tr.32
8

Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Lan Anh (2012), “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư

nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam“, NXB Tư pháp, tr.32.


×