Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo tư duy phản biện cuối kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.72 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TƯ DUY PHẢN BIỆN

ĐỀ TÀI: MUA SẮM TRỰC TUYẾN

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên
MSSV:
Lớp:
Năm học: 2019 – 2020.


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế toàn cầu cùng với sự phát triển rộng rãi của
Internet, Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng mạng lưới
thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng. Những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các website thương
mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi, Alibaba.com, Taobao.com …
làm cho việc mua sắm trực tuyến đã khơng cịn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt
Nam. Các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến dần trở nên sôi nổi,
bài bản và có hệ thống hơn. Các dịch vụ mua sắm cũng được đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng. Tại Việt Nam, trong vịng 5 năm trở lại đây hình thức mua sắm
trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo kết quả khảo sát của Hội doanh


nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) 2017 về nơi chọn mua sản phẩm,
cho thấy mua sắm trực tuyến mới chỉ chiếm 0,9%, tuy nhiên chỉ sau một năm, kết quả
khảo sát của HVNCLC 2018 cho thấy số nhà tiêu dùng chọn mua trực tuyến đã tăng
gấp ba lần (2,7%). Điều này cho thấy mua sắm trực tuyến là một thị trường hấp dẫn
đối với người tiêu dùng. Mua sắm trực tuyến mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích
như: tiết kiệm, nhanh chóng, tiện ích, thoải mái, … Báo điện tử Chính phủ nước Việt
Nam (VGPNEWS) ngày 18/05/2020, đăng tải bài báo về kế hoạch đặt ra các mục tiêu
cụ thể cần đạt được vào năm 2025. Theo đó, về quy mơ thị trường thương mại điện tử
có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực
tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm. Có thể thấy nước ta đang đặt ra chiến lược
cho sự phát triển nền kinh tế thị trường trực tuyến. Bên cạnh những tiềm năng phát
triển thì mua sắm trực tuyến cũng đang gặp phải nhiều thách thức như: nguồn cung
ứng, cơng nghệ, thị trường, trình độ quản lý … và đặc biệt là thái độ băn khoăn của
người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về hình thức mua sắm trực tuyến trong bài tiểu luận
này tôi sẽ tập trung vào việc làm rõ quan điểm: Người tiêu dùng Việt Nam nên sử
dụng hình thức mua sắm trực tuyến.

3


NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI NIỆM
1. Thương mại điện tử
Bởi vì mua sắm trực tuyến là một hình thức của thương mại điện tử vì vậy trước khi
tìm hiểu về mua sắm trực tuyến chúng ta cần phải biết khái niệm thương mại điện tử.
-

Theo định nghĩa tại Diễn đàn Đối thoại xuyên Đại Tây Dương (1997), Thương
mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện


-

thông qua các phương tiện điện tử.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) “Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản

phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hố thơng qua mạng Internet.”.
2. Mua sắm trực tuyến
- Mua sắm trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch
-

vụ trên Internet (Li & Zhang 2002, trang 508).
Mua sắm trực tuyến cũng được định nghĩa là một dạng thương mại điện tử cho
phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua
Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan
tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm các
nhà cung cấp khác bằng cách sử dụng cơng cụ tìm kiếm mua sắm (Wikipedia

-

Viêt Nam).
Mua sắm trực tuyến có 3 hình thức phổ biến:

+ Mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội.
+ Mua sắm trực tiếp trên website bán hàng của doanh nghiệp.
+ Mua sắm trực tuyến trên ứng dụng mua sắm.
3. Người tiêu dùng
Khái niệm người tiêu dùng theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, tại
khoản 1 điều 3 giải thích: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ

cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”.

II.

LUẬN ĐIỂM CHÍNH
4


1. Mua sắm trực tuyến là một xu hướng hiện đại.
Theo số liệu thống kê của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
(HVNCLC) 2017 thì nhu cầu mua sắm trực tuyến của người Việt đang
tăng nhanh chóng, cụ thể: năm 2016 – 2017 mua sắm trực tuyến chỉ
mới chiếm 0,9% tổng số người tiêu dùng Việt, đến năm 2018 số
người mua sắm trực tuyến là 2,7% (tăng gấp 3 lần 2017), dự đoán
năm 2020 khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Người
tiêu dùng mạnh dạn tham gia mua sắm các mặt hàng như: quần áo,
giày dép; sách, âm nhạc, văn phòng phẩm; mỹ phẩm, sản phẩm
chăm sóc da; thực phẩm ăn uống; … Thời đại “Internet of things” (mạng
lưới thiết bị kết nối Internet, viết tắt IoT) tạo nên mơi trường mà ở đó người tiêu dùng
tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm tìm kiếm. Người
mua thường so sánh trước khi ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ vì có rất
nhiều lựa chọn do đó họ có thể mua được những sản phẩm, dịch vụ tốt với mức giá ưu
đãi nhất. Thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo,
Instagram, Tik Tok, … người mua có được những thơng tin giới thiệu
và bình luận về sản phẩm để từ đó củng cố ý định mua hàng qua
mạng của mình. Mức độ quan tâm đến dịch vụ mua sắm trực tuyến
của người dân ngày càng cao. Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, với dân số 91,3 triệu người, trong đó tỉ lệ
dân số sử dụng internet 45%, tham gia mua sắm trực tuyến 62%, giá trị mua hàng của
một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD. Số liệu thống kê từ Báo

cáo Kỹ thuật số Việt Nam 2020 cũng cho thấy có 84% người tiêu dùng tìm kiếm trực
tuyến một sản phẩm hay là dịch vụ để mua, có 75% đã ghé thăm cửa hàng bán lẻ trực
tuyến và có 75% người tiêu dùng quyết định mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó,
khi mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cịn được hưởng các dịch vụ
tiện ích như: sự thoải mái, dịch vụ giao hàng, các chương trình giảm
giá và khuyến mãi, … Người tiêu dùng đã tiếp cận và sử dụng hình
thức mua sắm này ngày càng cao. Mua sắm trực tuyến là một hình
thức mua sắm phù hợp với xu thế hiện đại.

5


Hình 1: Hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam theo thống kê từ Báo cáo Kỹ thuật số
Việt Nam 2020.

2. Sự tiện ích và nhanh chóng.
Bên cạnh việc mua sắm trực tuyến là xu hướng hiện đại thì người
tiêu dùng cịn chọn mua sắm trực tuyến vì nó đem lại những lợi ích
thiết thực. Áp dụng mơ hình “Chấp nhận công nghệ TAM” (Technology
Acceptance Model – mô chuyên được dùng để giải thích hành vi chấp nhận và sử
dụng công nghệ của người dùng) để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua sắm trực tuyến. Trong mơ hình TAM có hai nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến
thái độ của người tiêu dùng là sự hữu dụng cảm nhận (PU) và sự dễ sử dụng cảm nhận
(PEOU). Sự hữu dụng cảm nhận (PU) là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ làm tăng hiệu quả hay năng suất làm việc của họ”. Sự dễ sử
dụng cảm nhận (PEOU) là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ
thể sẽ không cần sự nỗ lực”. PU là một yếu tố cho thấy lợi ích của nền tảng mua sắm
trực tuyến ảnh hưởng đến ý định của khách hàng. PU bao gồm các lợi ích như: giá cả
hợp lý, thơng tin có sẵn, tìm kiếm và so sánh tự nhiên (Broekhuizen & Huizingh,
2009). PU trong thương mại điện tử giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên

cạnh đó khách hàng cịn có thể tiết kiệm thời gian hơn so với mua sắm truyền thống
(Eri et al., 2011). Mức độ lợi ích mà dịch vụ mua sắm trực tuyến càng cao thì càng có
6


nhiều khả năng khách hàng sẽ bị thu hút bởi dịch vụ (Teck, 2002). Mặt khác, nhận
thức tính dễ sử dụng (PEOU) có ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Khi
một người có ý định sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thật sự. Người tiêu
dùng sẽ sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến khi họ nhận thấy việc tìm kiếm thơng
tin, xác định thơng tin về hàng hóa/dịch vụ cũng như việc đặt một đơn hàng là dễ
dàng. Thông qua mô hình có thể cho rằng người tiêu dùng sẽ mua sắm trực tuyến nếu
họ nhận thức được việc mua sắm sắm trực tuyến sẽ giúp họ đạt được hiệu suất mong
muốn. Hay nói cách khác người tiêu dùng sẽ chọn mua sắm trực tuyến nếu hình thức
mua sắm này có lợi đối với họ.

Hình 2: Mơ hình Chấp nhận cơng nghệ TAM.

Những luận điểm tiếp theo sẽ góp phần làm rõ hơn về những lợi ích thiết thực của
mua sắm trực tuyến để giải thích nguyên nhân người tiêu dùng nên chọn hình thức
mua sắm này.
Trong thời đại cơng nghiệp 4.0, con người thường xun tìm đến
những dịch vụ có tính tiện ích và nhanh chóng. Mua sắm trực tuyến
là một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của con người. Hàng năm, các
website mua sắm trực tuyến đón nhiều lượt truy cập của khách
hàng. Số liệu do Cổng thông tin thương mại điện tử iPrice kết hợp với Công ty đo
lường SimilarWeb công bố: Trang web Shopee Việt Nam quý 1 năm 2019 có 31,7
triệu lượt/tháng, quý 4 năm 2019 có 38,0 lượt truy cập và đến quý 1 năm 2020 số lượt
truy cập là 43,2 triệu lượt; trang Lazada quý 1 năm 2019 là 21,2 triệu lượt truy cập và
quý 1 năm 2020 tăng lên 27,0 triệu lượt truy cập. Người tiêu dùng lựa chọn hình thức
mua sắm trực tuyến như một hình thức tối ưu. Mua sắm trực tuyến trên các sàn

7


thương mại điện tử nay đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Mỗi khi xuất hiện nhu cầu, họ sẽ mở ứng dụng yêu thích trên điện thoại hoặc gõ địa
chỉ website truy cập ngay chứ ít phải đắn đo tìm kiếm hoặc lựa chọn đi đến cửa hàng
nào mua sắm như trước. Mua sắm trực tuyến sẽ cung cấp cho người tiêu dùng sự tiện
ích và nhanh chóng thơng qua một số đặc điểm sau:
a. Người tiêu dùng tiết kiệm thời gian một cách tối đa và chủ động hơn khi mua
sắm trực tuyến.
Trong khi việc mua sắm truyền thống khiến người mua mất nhiều thời gian trong
những việc như: cần phải di chuyển một quãng đường nhất định để đến được cửa
hàng, di chuyển khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa gió, sự đông đúc ồn ào của đường
xá và khu mua sắm, … làm người mua mệt mỏi gây ảnh hưởng đến tâm trạng mua
hàng thì mua sắm trực tuyến thực sự là một lợi thế. Việc người tiêu dùng cần làm khi
bắt đầu một cuộc mua sắm trực tuyến là chuẩn bị một thiết bị có kết nối internet và
chọn cho mình một địa điểm thoải mái như: trong phịng máy lạnh, trên giường ngủ,
… Người mua hàng cũng có thể làm những cơng việc khác trong lúc mua sắm, ví dụ
như: vừa ăn uống, vừa nghe nhạc, trông con, … khi mà những điều này khó thực hiện
hơn khi chọn hình thức mua sắm truyền thống. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua
những thứ mà mình u thích bằng những cú nhấp chuột đơn giản. Thêm vào đó,
những ngày bận rộn vì cơng việc hay những dịp mua sắm cuối năm sẽ khơng cịn là
nỗi ám ảnh khi người dùng có thể chủ động mua hàng ở bất kỳ thời điểm nào trong
ngày, kể cả sáng sớm hay nửa đêm bởi vì các cửa hàng giao dịch trực tuyến luôn hoạt
động 24/24. Theo khảo sát của Công ty Picodi về mua sắm trực tuyến của người Việt
Nam năm 2019 cho thấy hoạt động mua sắm thường được diễn ra hầu hết ở các khung
giờ: 6 giờ đến 12 giờ, 12 giờ đến 18 giờ, 18 giờ đến 24 giờ. Con người dành nhiều
thời gian cho cơng việc của mình nhưng vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Mua
sắm trực tuyến là hình thức mua sắm giúp người tiêu dùng chủ động và tiết kiệm thời
gian một cách tối đa.

b. Khi mua hàng trực tuyến người mua được cung cấp hình thức thanh tốn thuận
tiện.
Đa số các trang thương mại điện tử đều có phương thức thanh tốn đa dạng giúp
khách hàng chủ động tuyệt đối như: thanh tốn bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi
8


nợ, ví điện tử, COD (thanh tốn khi nhận hàng). Khi bạn đi mua sắm ở các cửa hàng,
các khu chợ hay siêu thị thì bạn phải mang theo một món tiền lớn gây bất tiện và có
khi bạn sẽ gặp rủi ro. Nhưng với hình thức thanh tốn trực tuyến thì mức độ an tồn
cao hơn. Các giao dịch được thực hiện trên thiết bị điện tử. Mọi giao dịch trực tuyến
đều bảo đảm được tính rõ ràng và minh bạch. Người dùng có thể quản lý tài khoản
giao dịch của mình một cách chủ động. Hiện nay, theo số liệu thống kê từ Báo cáo Kỹ
thuật số Việt Nam 2020 thì đã có 37% người tiêu dùng chọn hình thức thanh tốn
bằng thẻ tín dụng, 17% thanh tốn bằng tiền mặt và 30% thanh toán bằng cách chuyển
khoản qua ngân hàng. Từ số liệu này có thể thấy, người tiêu dùng đã quen thuộc hơn
với các hình thức thanh toán trực tuyến. Người mua lựa chọn thanh toán trực tuyến để
giúp bản thân họ chủ động và tiết kiệm được thời gian hơn. Mua sắm trực tuyến cung
cấp các hình thức thanh tốn thuận tiện cho khách hàng.
c. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa tận nhà.
Khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng được hưởng các chính sách giao hàng tận
nhà nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng trực tuyến cịn cung cấp dịch vụ hỗ trợ
phí vận chuyển hàng hóa cho người mua. Các hình thức vận chuyển hàng hóa tận nơi
với mức độ hỗ trợ phí vận chuyển theo giá trị từng đơn hàng thu hút nhiều người tiêu
dùng vì tính chất tiện lợi. Trang mua sắm Shopee Việt Nam hỗ trợ tối đa 20 nghìn
đồng phí vận chuyển đối với các đơn hàng giá trị trên 150 nghìn đồng. Hình thức vận
chuyển đa dạng như: giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, Viettel post, … Hiện nay
thời gian giao hàng đã được cải thiện rất nhanh. Ngày 08 tháng 8 năm 2016 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020. Theo Quyết định này, tới năm 2020

cần xây dựng mạng lưới dịch vụ như: vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho
thương mại điện tử bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước mở
rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Cùng
với quyết định của Chính phủ thì các sàn thương mại điện tử cũng đã có nhiều thay
đổi tích cực về thời gian giao hàng. Một số hình thức giao hàng như giao ngay trong
ngày đối với khu vực nội thành hoặc chỉ 2 tiếng với dịch vụ Tikinow khi mua hàng
trên trang Tiki. Người mua sẽ được thỏa sức mua sắm mà không phải lo ngại đến vấn

9


đề vận chuyển hàng về nhà như thế nào. Hình thức mua sắm trực tuyến hỗ trợ các dịch
vụ vận chuyển hàng hóa cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện.
d. Thị trường mua sắm đa dạng.
Thị trường mua sắm trực tuyến đa dạng giúp người tiêu dùng lựa chọn cho mình
những sản phẩm tốt nhất. Khi mua sắm theo hình thức truyền thống thì người mua gặp
phải nhiều vấn đề khó khăn như: trong một buổi sáng chỉ mua được đồ ở nhiều nhất 3
cửa hàng do vị trí các cửa hàng xa nhau gây khó khăn trong việc di chuyển, hôm nay
đi chợ mua đồ dùng gia đình thì mua quần áo trang sức phải để một buổi khác hay chỉ
mua được sản phẩm trong nước mà khó khăn khi tìm mua sản phẩm quốc tế. Các vấn
đề này sẽ được giải quyết khi lựa chọn hình thức mua hàng trực tuyến. Các mặt hàng
như: quần áo, trang sức, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, sách, … đều được bày bán trên
các cửa hàng điện tử. Người mua có thể thỏa sức mua nhiều loại sản phẩm, nhiều mẫu
mã mà không bị giới hạn. Bên cạnh đó mua sắm trực tuyến khơng bị vướng phải rào
cản địa lý. Khách hàng có thể mua nhiều mặt hàng tại nhiều cửa hàng trong một thời
gian ngắn. Mua hàng qua mạng giúp người mua tiết kiệm được thời gian và tiền bạc
bởi vì khơng phải chi trả phí phát sinh cho những lần di chuyển từ cửa hàng này đến
cửa hàng khác. Ngồi ra, khi chọn hình thức mua sắm qua mạng người tiêu dùng
không chỉ mua được các mặt hàng nội địa mà cịn có thể mua được các sản phẩm nước
ngoài. Hiện nay các trang mua sắm nước ngoài như: Taobao, Amazon, Ebay,

1688.com, Alibaba, … cũng thu hút nhiều khách hàng Việt Nam truy cập tìm kiếm
mặt hàng. Theo bảng xếp hạng 10 ứng dụng thương mại điện tử có lượng người dùng
nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2019 do iPrice Insights phối hợp App Annie thực
hiện, có những sàn thương mại điện tử khơng có chi nhánh tại Việt Nam nhưng khách
hàng là người Việt vẫn truy cập nhiều lần, cụ thể là: AliExpress, Amazon, Ebay,
Taobao, Alibaba. Trong số các địa chỉ mua hàng đó đã có những nơi cho phép người
Việt mua hàng trực tiếp và vận chuyển về địa chỉ ở Việt Nam. Một số khác cũng có
những động thái hỗ trợ người mua hàng Việt. Bên cạnh đó, để giúp người tiêu dùng
Việt mua sắm hàng hóa nước ngồi một cách dễ dàng hơn thì các trang mạng hỗ trợ
mua hộ hàng nước ngoài hay vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam đã xuất
hiện. Các trang mạng hỗ trợ như: giaohangnhanh247, Xanh logistics, Weshop, Fado,

10


US Express, … cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người Việt mua hàng nước ngồi một
cách thuận tiện.

Hình 3: Báo cáo thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á do Iprice group phối hợp với App Annie
và SimilarWeb thực hiện ở thị trường Việt Nam năm 2019.
Giải thích:
Most visited websites: Các trang web được truy cập nhiều nhất.
Highest monthly active users: Người dùng hoạt động hàng tháng cao nhất.
Most downloaded: Được tải xuống nhiều nhất.

e. Giá cả và các chương trình khuyến mãi.
• Giá cả.
Hình thức mua sắm trực tuyến hỗ trợ người mua hàng trong việc so sánh chất lượng
sản phẩm và giá cả sản phẩm một nhanh chóng. Khi tiến hành chọn mua một sản
phẩm nào đó người mua có thể tìm kiếm các thơng tin về sản phẩm như: chất lượng

sản phẩm, giá cả sản phẩm, kích thước và số đo bằng các cơng cụ tìm kiếm. Thay vì
chỉ xem được sản phẩm tại một cửa hàng thì khi mua hàng trực tuyến người mua có
thể xem xét nhiều cửa hàng, nhà phân phối khác nhau để có được sự lựa chọn tốt nhất.
Người mua vừa có thể tìm kiếm được sản phẩm ưng ý vừa có thể tiết kiệm tiền hơn.
Theo báo cáo của Nielsen – cơng ty đo lường tồn cầu về thương mại điện tử cho biết:
có 72% người tiêu dùng đã so sánh giá với các kênh bán hàng khác trước khi mua
sắm. Hơn nữa, khách hàng lựa chọn cửa hàng thơng qua tiêu chí quan trọng là nhà bán
11


lẻ cung cấp sản phẩm với mức giá thấp hơn so với địa điểm khác. Tơi có thể tự làm
một so sánh nhỏ như sau: tôi cần mua 1 thỏi son Mac, qua q trình tìm kiếm sản
phẩm trên cơng cụ websosanh.vn thì tơi nhận được kết quả như sau: son Mac ruby
woo có giá 200 nghìn đồng ở website Sen đỏ, sản phẩm có giá 225 nghìn đồng tại Cửa
hàng Mỹ phẩm xách tay và 270 nghìn đồng tại Cửa hàng Làm đẹp ở trang mua sắm
Lazada, son có giá 390 nghìn đồng ở Shopee. Bên cạnh việc so sánh được giá sản
phẩm tơi cịn đọc được những bình luận của người mua hàng trước đó về chất lượng
son. Qua sự so sánh này tơi có thể chọn được sản phẩm mà tơi vừa u thích vừa phù
hợp với túi tiền của một sinh viên.
• Các chương trình khuyến mãi.
Một trong những đặc điểm kích thích người tiêu dùng mua hàng là các chương trình
khuyến mãi hấp dẫn. Chương trình khuyến mãi tác động đến người tiêu dùng nhằm
thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ một cách tích cực hơn.
Theo kết quả nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của công ty Nielsen – một công ty hàng
đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, thì có đến 87% người Việt Nam cho
biết họ sẵn sàng mua hàng khuyến mãi. Có tới 56% người Việt Nam có xu hướng
quan tâm, tìm kiếm các sản phẩm khuyến mãi. Tâm lý chung của người tiêu dùng là
“rất thích các hình thức khuyến mãi”. Vì vậy, dựa trên đặc điểm tâm lý này các hệ
thống phân phối hàng tiêu dùng thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi
như một hình thức chủ yếu để thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Các chương trình khuyến mãi trực tuyến đa dạng, hấp dẫn hơn khuyến mãi tại các cửa
hàng bán lẻ truyền thống như: mã giảm giá, giảm giá chỉ còn 1 nghìn tại các khung
giờ cao điểm, mua 1 tặng 1, mua 5 giảm 10%, khung giờ vàng, tích điểm, Oline Black
Friday, mã khuyến mãi phí vận chuyển, … trên các trang mua hàng điện tử: Shopee,
Lazada, Tiki, Sendo, … Các chương trình khuyến mãi thu hút rất đơng khách mua
hàng.

12


Hình 4: Nghiên cứu nhân tố thức đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam do công ty
Nielsen thống kê năm 2018.

f. Sự tiện ích của hình thức mua sắm trực tuyến trong mua đại dịch Covid-19.
Người bán hàng và người mua hàng không phải tiếp xúc trực tiếp với nhau khi sử
dụng hình thức mua sắm trực tuyến. Các giao dịch được thực hiện hoàn toàn qua màn
hình thiết bị điện tử. Hơn nữa, người tiêu dùng không phải ra khỏi nhà tiếp xúc với
một số lượng người lớn. Người tiêu dùng vừa có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của
bản thân vừa có thể tuân thủ theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc hạn chế ra
ngồi khi khơng cần thiết trong mùa dịch bệnh. Đảm bảo tiêu chí bảo vệ bản thân và
mọi người tốt hơn. Ngày 13/3/2020, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, do lo ngại
dịch bệnh Covid-19 doanh thu tại các chợ ở Hà Nội giảm 50% - 80%. Trong khi đó,
doanh thu từ mua sắm online qua các sàn thương mại điện tử của một số doanh nghiệp
tăng 20% - 30%. Không chỉ với các loại thực phẩm khô hay hàng chế biến sẵn, nhu
cầu mua sắm online của người dân tại thời điểm này còn là các loại thực phẩm tươi
sống cho bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm như: thịt, rau, củ, quả, vitamin C, … là
những mặt hàng được mua nhiều nhất. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen về
ảnh hưởng của Covid-19 đến hành vi của người tiêu dùng Việt Nam (03/2020), có hơn
50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu trong khi đó 39% người
được hỏi nói rằng họ tăng cường mua sắm ở các kênh trực tuyến. Bên cạnh đó, người

13


dân đã tăng hoạt động nấu ăn tại nhà và có 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các
hoạt động ăn uống bên ngoài. Mua sắm trực tuyến trở thành một hình thức tối ưu
trong mùa đại dịch Covid-19.

Hình 5: Khảo sát của cơng ty Nielsen (03/2020) về tình hình Covid-19 tác động tới người tiêu dùng
Việt Nam như thế nào.

Thế giới hiện đại ngày nay với công nghệ internet phủ sóng. Cuộc sống của con người
ngày càng bận rộn với giờ làm việc dày đặc. Họ buộc phải tìm cho mình những giải
pháp tiện lợi để giúp đơn giản hóa cuộc sống hơn. Theo nghiên cứu “The quest for
convenience” (câu hỏi về sự tiện lợi) của Công ty Nielsen năm 2018 cho thấy con
người đang tìm kiếm và chọn lựa sử dụng những dịch vụ tiện ích nhất. Một trong số
những dịch vụ mà con người quan tâm hàng đầu là mua sắm trực tuyến. Mua sắm trực
tuyến thu hút khách hàng bởi những lợi ích thiết thực. Người tiêu dùng nên sử dụng
hình thức mua sắm trực tuyến.
III.

LUẬN ĐIỂM TRÁI CHIỀU

Không thể phủ nhận rằng mua sắm trực tuyến là một hình thức có rủi ro. Những rủi ro
về các mặt như: chất lượng hàng hóa, hình thức thanh tốn, độ bảo mật thơng tin. Tuy
nhiên những vấn đề này không quá lớn để đánh mất đi một hình thức mua sắm tiện ích
cho người tiêu dùng. Hiện nay, thương mại điện tử nói chung và mua sắm trực tuyến
14


nói riêng đã được nhà nước quan tâm, phát triển và bảo vệ. Cục quản lý cạnh tranh –

Bộ Công Thương đã tích cực xử lý các vụ việc liên quan đến mua hàng trực tuyến và
tư vấn người tiêu dùng thơng qua tổng đài 18006838. Bên cạnh đó nhà nước cũng tổ
chức các hội thảo với chủ đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thương
mại điện tử. Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử” do Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục quản lý cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng tổ chức (ngày 18/04/2019). Tại hội thảo, đại diện 05 Sàn thương mại
điện tử hàng đầu Việt Nam gồm: Adayroi.com, Lazada.vn, Sendo.vn, Shopee.vn,
Tiki.vn đã thực hiện ký cam kết “Nói khơng với hàng giả”. Ngồi ra, luật pháp nước
Việt Nam cũng có những quy định bảo vệ người tiêu dùng. Tại khoản 2 điều 8 Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) đã quy định rõ một trong những quyền của
người tiêu dùng là: “Được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và
thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.”.
Đồng thời, khoản 1 điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng quy
định rõ một trong những hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh là: “Tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai
lệch, khơng chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.”.
Mặt khác, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kỹ năng mua sắm trực tuyến
cần thiết. Đầu tiên người tiêu dùng nên mua hàng tại những trang web uy tín, được
cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng như: địa chỉ, số điện thoại, mã số
thuế, …. Thứ hai, khi mua hàng trực tuyến người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về các
điều kiện và điều khoản của trang bán hàng, đặc biệt là những điều khoản như: bảo
hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận, …. Hơn nữa người tiêu dùng cũng cần tìm

15


hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua bằng cách tìm kiếm thơng tin về sản
phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) về
sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.
Tiếp theo, khi mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cần cảnh giác với những yêu cầu
cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ,
sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin trái
với quy định của pháp luật, gây phiền tối, thậm chí đánh cắp các thơng tin tài chính
của người tiêu dùng. Cuối cùng trong trường hợp bị vi phạm quyền lợi mà không
được doanh nghiệp giải quyết thỏa đáng, người tiêu dùng có thể phản ánh, khiếu nại
tới Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Cơng Thương.
Mua sắm trực tuyến là một hình thức mua sắm có nhiều ưu điểm và được khuyến
khích phát triển do những đặc điểm nổi trội như: tiết kiệm chi phí cũng như nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm tốt trong
mua sắm cho người tiêu dùng. Những rủi ro từ mua sắm trực tuyến là điều mà nhà
nước và người tiêu dùng có thể khắc phục được.

16


PHẦN KẾT LUẬN
Căn cứ vào các nội dung đã được trình bày ở phần trên của bài tiểu luận tơi xin được
chốt lại vấn đề một cách ngắn gọn. Mua sắm trực tuyến là một xu hướng mới đang có
nhiều cơ hội phát triển. Mua sắm trực tuyến cung cấp cho người tiêu dùng những dịch
vụ tiện ích giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Bên cạnh đó người tiêu dùng
cịn được thỏa mãn tâm lý của mình khi mua sắm trực tuyến. Người mua cảm thấy
thoải mái khi mua hàng trực tuyến bởi vì họ có thể tự do lựa chọn các mặt hàng, các
mẫu mã tùy thích. Họ cũng thỏa mãn do tính chất chủ động của mua sắm trực tuyến,

biểu hiện qua việc: người mua có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng, mua hàng nội địa
và quốc tế, có thể so sánh chất lượng và giá cả thoải mái, các cửa hàng mở cửa 24/24,
người mua chủ động trong việc chọn sản phẩm và thanh tốn sản phẩm. Bên cạnh đó,
mua sắm trực tuyến có đặc điểm kín đáo giúp khách hàng an tâm hơn khi mua những
mặt hàng nhạy cảm. Hơn nữa, khi chọn mua sắm bằng hình thức trực tuyến người tiêu
dùng cũng cảm thấy được trân trọng bởi các dịch vụ khuyến mãi, quà tặng và thái độ
phục vụ nhanh chóng, tận tình của người bán hàng trực tuyến. Mặc dù mua sắm trực
tuyến còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro tuy nhiên không thể phủ nhận đây là một hình
thức mua sắm tiện ích, đáng để người tiêu dùng lựa chọn trải nghiệm. Sự ra đời của
mua sắm trực tuyến có tác động tích cực đến sự phát triển của bản thân người tiêu
dùng cũng như doanh nghiệp và cả thị trường kinh tế Việt Nam. Bản thân tơi ủng hộ
hình thức mua sắm trực tuyến và sẵn sàng trải nghiệm một cách nghiêm túc, thông
minh.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Application of technology acceptance model (TAM) in measuring the purchase
of smartphones
/>gy_acceptance_model_TAM_in_measuring_the_purchase_of_smartphones_Un
g_dung_mo_hinh_chap_nhan_cong_nghe_TAM_do_luong_hanh_vi_mua_dien
_thoai_thong_minh
2. Broekhuizen, T., & Huizingh, E. K. (2009). Online purchase determinants: Is
their effect moderated by direct experience? Management Research News,
32(5), 440-457.
/>3. Davis, F. D., 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. The Management Information Systems
Quarterly, Vol.13, No.3, 318-339.

4. Davis, F. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use & User
Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-340.
/>5. Eri, Y., Islam, M. A., & Daud, K. A. K. (2011). Factors that Influence
Customers’ Buying Intention on Shopping Online. International Journal of
Marketing Studies, 3(1), 128.
/>6. Li & Zhang. Consumer Online Shopping Attitudes and Behavior: An
Assessment of Research
/>7. Teck, T. K. (2002). The Impact of Perceived Web Security. Perceived Privacy
Loss, Perceived Usefulness and Perceived Ease of Use on the Web-Based
Online Transaction Intent, MBA Thesis, School Of Management.
8. Didital Viet Nam 2020
/>_ga=2.101653256.881469495.1592118993-474088248.1578623479
Tiếng Việt
1. Báo điện tử của Bộ công thương Việt Nam, ngày 17/04/2017.
18


2. Báo điện tử của Bộ công thương Việt Nam, ngày 13/03/2020.
3. Báo chính phủ nước VN, ngày 19/05/2020.
/>4. Cục thương mại điện tử và kinh tế số
/>5. Cục thương mại điện tử và kinh tế số
/>page=news&do=detail&category_id=6e3f3b28-3917-4816-83c5a331259dd181&id=a25eacc9-55d9-4b94-843c-f2b5cf0efd46
6. Chính phủ, Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc
gia giai đoạn 2021-2025 (19/05/2020)
7. Công ty Nielsen, Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của Covid-19 đến hành vi
của người tiêu dùng Việt Nam. (Nghiên cứu này của Nielsen vào tháng
3/2020 được thực hiện từ 6/3 đến 17/3, gồm Trung Quốc đại lục, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt
Nam, Đài Loan và Hồng Kông.).
/>8. Cơng ty Picodi, Khảo sát của về tình hình mua sắm trực tuyến của người

Việt Nam năm 2019, đăng ngày 18/03/2019 tại trang web Picodi.com.
/> />9. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 2010)
/>class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=98755
10. Công ty Nielsen, Nghiên cứu nhân tố thức đẩy hành vi mua sắm của người
tiêu dùng Việt Nam, thống kê năm 2018.
11. Công ty Nielsen, Nghiên cứu “The quest for convenience” năm 2018
/>19


12. Nguyễn Minh Hà, Bùi Thành Khoa. Tạp chí khoa học Đại học Mở TP HCM
“Lợi ích tinh thần cảm nhận khi mua hàng trực tuyến”.
13. Nguyễn Thị Kim Vân, Quách Thị Khánh Ngọc. “Factors affecting the
attitude and intention to shop online in Nha Trang city”.
14. Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020. Ngày
08 tháng 8 năm 2016.
15. Trang thông tin hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử
/>16. Tạp chí tài chính Việt Nam, ngày 08/02/2018.
/>
20



×