Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn - Phân tích kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 102 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

MỤC LỤC



<b>CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>



<b>1.1. ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU ... 1 </b>


1.1.1_ Lý do chọn ñề tài... 1


1.1.2_ Căn cứ khoa học thực tiễn... 2


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 3 </b>


1.2.1_ Mục tiêu chung ... 3


1.2.2_ Mục tiêu cụ thể... 3


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 3 </b>


1.3.1_ Không gian nghiên cứu ... 3


1.3.2_ Thời gian nghiên cứu ... 3


1.3.3_ ðối tượng nghiên cứu ... 3


<b>1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ... 3 </b>


<b>CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>


<b>NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ... 5 </b>


2.1.1_ Vai trị của hoạt động giao nhận trong q trình phát triển kinh tế ... 5



2.1.2_ Vai trò, trách nhiệm của người giao nhận... 6


2.1.3_ Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu... 12


2.1.5_ Một số chỉ tiêu ñánh giá hoạt ñộng kinh doanh ... 24


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26 </b>


2.2.1_ Thu thập số liệu... 26


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY ARTEXPORT </b>



<b>3.1. KHÁI QT Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY </b>


3.1.1_ Lịch sử hình thành của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ


(Artexport) ... 28


3.1.2_ Chi nhánh Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ tại TP.HCM ... 30


<b>3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP </b>
<b>KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TP.HCM. ... 31 </b>


3.2.1_ Cơ cấu tổ chức nhân sự ... 31


3.2.2_ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ... 31


<b>3.3.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ... 32 </b>



3.3.1_ Chức năng của công ty... 32


3.3.2_ Nhiệm vụ của công ty ... 32


<b>CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA </b>


<b>NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY ARTEXPORT </b>


<b>4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ðỘNG CỦA CƠNG TY... 34 </b>


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU </b>
<b>TẠI CÔNG TY... 39 </b>


4.2.1_ ðặc ñiểm của hoạt ñộng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
Artexport... 39


4.2.2_ Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ... 41


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG V: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN </b>


<b>TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY ARTEXPORT </b>



<b>5.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN CỦA CÔNG TY... 67 </b>


5.1.1_Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ... 67


5.1.2_Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận tại Việt Nam ... 69


5.1.3_ Kế hoạch phát triển hoạt ñộng giao nhận của công ty trong tương lai ... 73


<b>5.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA </b>
<b>CÔNG TY... 75 </b>



5.2.1_ Cải thiện tình hình chi phí... 75


5.2.2_ Giải pháp liên kết – cổ phần hóa ... 77


5.2.3_ Giải pháp thị trường ... 77


5.2.4_ Nâng cao chất lượng dịch vụ ... 79


5.2.5. đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới ... 83


<b>CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1_KẾT LUẬN ... 86 </b>


<b>6.2. KIẾN NGHỊ ... 86 </b>


6.2.1_ ðối với Nhà nước... 86


6.2.2_ ðối với công ty ... 91


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO... 93 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>



<b>BẢNG </b> <b>TRANG </b>


Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm... 34


Bảng 2: Lợi nhuận từ hoạt ñộng kinh doanh ... 35


Bảng 3: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ... 37



Bảng 4: Lợi nhuận bất thường... 38


Bảng 5: Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận tại công ty Artexport... 41


Bảng 6: Các chi phí cấu thành chi phí của hoạt ñộng giao nhận... 44


Bảng 7: Báo cáo thu nhập dạng đảm phí năm 2008 ... 51


Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng giao nhận qua 3 năm tại công ty ... 53


Bảng 9: Cơ cấu thị trường giao nhận... 59


Bảng 10: Cơ cấu giao nhận hàng hóa theo nghiệp vụ xuất nhập khẩu... 68


Bảng 11: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa trên thế giới... 70


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ </b>



<b>SƠ ðỒ </b> <b>TRANG </b>


Sơ ñồ 1: Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan... 10


Sơ đồ 2: Trình tự của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu ... 12


Sơ ñồ 3: Qui trình làm thủ tục hải quan tại cảng... 17


Sơ ñồ 4: Cơ cấu tổ chức nhân sự của cơng ty ... 31


Sơ đồ 5: Tuyến ñường hàng hải chiến lược từ châu Âu sang châu Á ... 56



<b>BIỂU ðỒ </b> <b>TRANG </b>
Biểu ñồ 1: Lợi nhuận của công ty qua 3 năm... 39


Biểu đồ 2: Mức độ vận chuyển hàng hóa khơ bằng ñường biển trên thế giới ... 42


Biểu ñồ 3: Doanh thu năm 2007... 43


Biểu ñồ 4: Doanh thu năm 2008... 43


Biểu đồ 5: Cơ cấu chí phí của hoạt ñộng giao nhận qua 3 năm ... 46


Biểu đồ 6: Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận qua 3 năm... 48


Biểu ñồ 7: Lợi nhuận từ hoạt ñộng giao nhận và hoạt ñộng kinh doanh khác ... 49


Biểu ñồ 8: Cơ cấu sản lượng hàng hóa giao nhận theo nghiệp vụ xuất nhập khẩu... 60


Biểu đồ 9: Cơ cấu giá trị hàng hóa giao nhận theo nghiệp vụ xuất nhập khẩu ... 60


Biểu đồ 10: Nhóm 5 hoạt động logistisc được th ngồi ... 73


Biểu đồ 11: Các hoạt động logistics tiếp tục được th ngồi ... 74


Biểu đồ 12: Các tiêu chí xếp hạng khi lựa chọn nhà cung cấp... 80


Biểu ñồ 13: Các vấn ñề gặp phải khi làm việc với nhà cung cấp... 80


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>




<b>Từ viết tắt </b> <b>Giải thích </b>


CP Chi phí


DT Doanh thu


HðGN Hoạt ñộng giao nhận
GTVT Giao thông vận tải


LN Lợi nhuận


KTCT Kiểm tra chất lượng


SL Sản lượng


XNK Xuất nhập khẩu


B/L (Bill of lading) Vận ñơn ñường biển


CFS (Container Freight Station) Trạm đóng container
C/O (Certificate of orgin) Giấy chứng nhận xuất xứ
CY (Container Yard) Bãi container


D/O (Delivery order) Lệnh giao hàng


FCL (Full Container Load) Gửi hàng nguyên container
LCL (Less than Container Load) Gửi hàng lẻ


L/C (Letter of credit) Thư tín dụng



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƯƠNG I </b>



<b>GIỚI THIỆU ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>



<b>1.1. ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.1.1_ Lý do chọn ñề tài </b>


Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chúng ta khơng thể khơng
nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động khơng
tách rời nhau, chúng có tác ñộng qua lại và thống nhất với nhau. Qui mơ của hoạt
động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là ngun
nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển
nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Bên cạnh đó với
hơn 3.000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài ñất nước,
ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng
kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận
tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các biển luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. ðiều này có ý nghĩa
rất lớn vì nó khơng chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hóa Việt
Nam đến bạn bè quốc tế mà cịn nâng cao khả năng cạnh tranh của nước ta trên
thị trường thế giới.


Xuất phát từ nhu cầu thực tế mà các cơng ty giao nhận, các loại hình dịch
vụ, ñại lý giao nhận ngày càng có mặt khắp nơi. Dẫn ñến hoạt ñộng giao nhận
ngày càng phức tạp hơn, cạnh tranh giữa các tổ chức giao nhận trong và ngoài
nước cũng ngày càng gay gắt hơn. Hoạt ñộng trong lĩnh vực giao nhận ngày càng
khó khăn, chưa đi vào một mối thống nhất về tổ chức mặc dù Hiệp hội vận tải
Việt Nam ñã ra ñời nhưng việc ñiều hành chung vẫn chưa có hiệu quả cao. Thêm
vào đó, hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt
chẽ ñể quản lý nên dẫn tới hoạt ñộng giao nhận vận tải trở nên lộn xộn, khó quản


lý và bộc lộ nhiều tiêu cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

khác là phải ñánh giá lại qui trình hoạt động của mình, trên cơ sở ñó ñể khắc
phục những ñiểm yếu, phát huy những thế mạnh nhằm thúc ñẩy hoạt ñộng kinh
doanh có hiệu quả hơn nữa.


Nhận thức ñược tầm quan trọng của hoạt động giao nhận nói chung và
hoạt ñộng giao nhận vận tải biển nói riêng đối với sự phát triển kinh tế nên trong
q trình đi thực tế tại Cơng Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ
Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, kết hợp với kiến thức của một sinh viên
khoa Kinh Tế trường ðại học Cần Thơ cùng với mong muốn đóng góp một phần
<b>nhỏ vào sự phát triển của cơng ty, em đã chọn đề tài “ Phân tích kết quả hoạt </b>


<b>động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập </b>
<b>Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh </b>
<b>(ARTEXPORT)”. </b>


<b>1.1.2_ Căn cứ khoa học thực tiễn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội ñịa và sẽ càng khó khăn hơn khi
chúng ta đã là thành viên của WTO. Do đó, để tránh được những thất bại trong
tương lai thì việc phân tích tình hình kinh doanh là điều đáng được phải quan tâm
và cân nhắc.


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1_ Mục tiêu chung </b>


Mục tiêu chung của ñề tài nhằm phân tích tình hình kinh doanh giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ
Nghệ Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh (ARTEXPORT) qua đó đề ra giải


pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của cơng ty.


<b>1.2.2_ Mục tiêu cụ thể </b>


ðể làm sáng tỏ mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
- Mơ tả qui trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của cơng ty.
- Phân tích kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu của công ty ñể nhận thấy những mặt mạnh cũng như những mặt cịn hạn
chế trong q trình kinh doanh của công ty.


- ðề ra phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giao nhận của cơng ty.


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.3.1_ Không gian nghiên cứu </b>


Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Chi Nhánh
Thành Phố Hồ Chí Minh, cụ thể là phịng kinh doanh xuất nhập khẩu.


<b>1.3.2_ Thời gian nghiên cứu </b>


Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu nên ñề tài chỉ sử dụng số liệu
phân tích qua 3 năm từ năm 2006 đến 2008.


<b>1.3.3_ ðối tượng nghiên cứu</b>


Qui trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty Artexport.


<b>1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

trong khi đó ở các Cơng ty khác ñề tài này ñã ñược nhiều sinh viên khố trước
nghiên cứu qua. Do đó đề tài cịn được nghiên cứu dựa trên quan điểm luận văn
tốt nghiệp của các khóa trước:


- Phan Văn Sĩ (2002), Phân tích tình hình kinh doanh – giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu tại cơng ty Hồng ðức Lợi.


- Lã Thị Minh Trang (2002), Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
tại cơng ty giao nhận kho vận ngoại thương.


- Nguyễn Phú Cường (2004), Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu tại công ty SADACO.


- Nguyễn Thanh Quang (2008), Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các giải pháp nâng cao tại công ty giao nhận
Uy Tín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG II </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>



<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>


<i><b>2.1.1_ Vai trị của hoạt động giao nhận trong quá trình phát triển kinh tế </b></i>
<b>2.1.1.1) Khái quát về hoạt ñộng giao nhận </b>


Giao nhận gắn liền với vận tải nhưng nó khơng đơn thuần chỉ là vận tải.
Giao nhận mang một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng
hóa được vận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng
từ,… Với nội hàm rộng như vậy nên có rất nhiều ñịnh nghĩa về giao nhận.



Theo qui tắc mẫu của Liên đồn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA),
dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đĩng gĩi hay phân phối hàng hĩa cũng
như các dịch vụ tư vấn hay cĩ liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề
hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu nhập chứng từ liên quan đến
hàng hĩa.”


Theo luật Thương mại Việt Nam thì “dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành
vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận từ người gửi, tổ chức việc
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dich vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận
tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác”.


<b>2.1.1.2) Các lợi ñiểm của dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu </b>
<i><b>a) ðối với người xuất khẩu </b></i>


 Giảm được nhân sự trong cơng ty, khi việc giao nhận hàng không
thường xuyên và không có giá trị lớn.


 Giảm thiểu được các rủi ro ñối với hàng và tiết kiệm ñược thời
gian trong lúc thực hiện giao nhận hàng với tàu do khơng có kiến thức chuyên
ngành và kinh nghiệm so với người giao nhận chuyên sống bằng dịch vụ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

 Nếu hàng phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận
ñảm trách việc nhận hàng từ tàu thứ nhất và tìm cách gởi hàng lên tàu thứ hai ñể
ñi ñến cảng cuối của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu khỏi phải có đại diện
tại nước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn phí.


 Người giao nhận do thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên


biết rõ hãng tàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, tuổi của tàu, lịch trình đi và đến,
bảo đảm ñúng nhằm hạn chế rủi ro ñối với hàng.


<i><b>b) ðối với người nhập khẩu </b></i>


 Tương tự người xuất khẩu, người nhập khẩu giảm bớt ñược khâu
nhân sự, giảm phí.


 Tránh được nhiều rủi ro, khi nhận hàng từ tàu, nhất là ñối với
hàng rời như phân bón, bột mì, xi măng,… vì thủ tục nhận hàng phức tạp. Nếu
khơng nắm vững các thủ tục này – trong trường hợp tàu giao hàng thiếu, hoặc hư
do tàu bảo quản không tốt, người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên
hệ như: giấy chứng nhận hàng giao thiếu; biên bản hàng ñỗ vỡ và hư hỏng; mời
bảo hiểm giám ñịnh và lập biên bản giám ñịnh… sẽ khó khiếu nại địi tàu bồi
thường hoặc địi cơng ty bảo hiểm bồi thường nếu hàng ñược bảo hiểm…


 Nhận hàng nhanh ñể giúp giải tỏa kho bãi cũng tránh bị phạt vì
lưu kho bãi cảng quá hạn…, giúp tiêu thụ hàng trên thị trường.


 Thay mặt người nhập khẩu ñể bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách
lập các chứng từ liên hệ ñể khiếu nại tàu, cảng gây tổn thất ñối với hàng.


<i><b>2.1.2_ Vai trò, trách nhiệm của người giao nhận </b></i>
<b>2.1.2.1) Khái niệm người giao nhận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>2.1.2.2) Vai trị của người giao nhận </b>
<i><b>a) Mơi giới hải quan (Customs Broker) </b></i>


Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ mới hoạt ñộng ở phạm vi trong
nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan ñối với


hàng nhập khẩu. Sau đó đã mở rộng dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu và dành chỗ
chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy
thác của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu tùy thuộc vào hợp ñồng mua bán. Trên
cơ sở ñược nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc
nhập khẩu ñể khai báo, làm thủ tục hải quan như một người môi giới hải quan.


<i><b>b) ðại lý (Agent) </b></i>


Trước đây người giao nhận khơng đảm nhận vai trị của người chuyên
chở. Anh ta chỉ hoạt ñộng như một cầu nối, một ñại lý giữa người gửi hàng và
người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyển
chở để thực hiện các cơng việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng
từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,… trên cơ sở hợp ñồng ủy thác.


<i><b>c) Người gom hàng (Cargo Consolidator) </b></i>


Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu ñã cung cấp dịch vụ gom hàng ñể
phục vụ cho vận tải ñường sắt. ðặc biệt, trong ngành vận tải hàng hóa bằng
container, dịch vụ gom hàng lại càng khơng thể thiếu được nhằm biến lơ hàng lẻ
(LCL) thành lơ hàng ngun (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm
cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trị là
ngun chun chở hoặc chỉ là đại lý.


<i><b>d) Người chuyên chở (Carrier) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2.1.2.3) Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận </b>


<i><b>a) Những căn cứ luật pháp về ñịa vị pháp lý của người giao nhận </b></i>


Cho đến nay, chưa có một văn bản luật pháp quốc tế nào về lĩnh vực giao


nhận nên ñịa vị pháp lý của người giao nhận ở mỗi nước là khác nhau, tùy theo
luật pháp của nước đó.


Ở những nước theo luật tập tục (Common Law) – luật không thành văn,
thông dụng trong các nước thuộc khối liên hiệp Anh, Úc, Canada, New Zealand,
hình thành trên cơ sở tập quán phổ biến trong quan hệ dân sự từ nhiều thế kỉ - thì
địa vị pháp lý của người giao nhận dựa trên khái niệm về ñại lý, thường là ñại lý
ủy thác. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng hay
người nhận hàng) ñể giao dịch cho công việc của người ủy thác. Hoạt động của
người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những nguyên tắc truyền thống về ñại lý,
như phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực và tuân theo
những chỉ dẫn hợp lý của người ủy thác, ñược những quyền bảo vệ và giới hạn
trách nhiệm phù hợp với vai trò một ñại lý.


Trong trường hợp người giao nhận ñảm nhận vai trò của người ủy thác
(hành động cho lợi ích của mình), tự mình kí kết hợp ñồng với người chuyên chở
và với các đại lý, thì người giao nhận sẽ khơng được hưởng các quyền bảo vệ và
giới hạn trách nhiệm nói trên. Anh ta phải chịu trách nhiệm trong cả quá trình
giao nhận hàng hóa, kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở và
ñại lý mà anh ta sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

nhiệm của người giao nhận. Những nơi chưa áp dụng ñiều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn thì hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng phải xác ñịnh rõ quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên.


<i><b>b) ðiều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading Conditions) </b></i>


<i>FIATA ñã thảo một bản mẫu ñiều kiện kinh doanh tiêu chuẩn ñể các nước </i>
<i>tham khảo xây dựng ñiều kiện kinh doanh cho ngành giao nhận của mình. ðiều </i>
<i>kiện kinh doanh tiêu chuẩn qui ñịnh người giao nhận phải: </i>



 Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác.


 ðiều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn của
khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó.


 Người giao nhận khơng nhận đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất
định, có quyền cầm giữ hàng khi khách hàng của mình khơng thanh tốn các
khoản phí.


 Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm
cơng cho mình, khơng chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra
cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.


Nhiều hiệp hội coi ñiều kiện kinh doanh tiêu chuẩn là một trong những
phương tiện nhằm duy trì và nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp của ngành giao
nhận và đã thơng qua “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn cho hội viên của mình,
làm căn cứ kí kết hợp đồng với khách hàng”.


<i><b>c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Chính phủ các cơ quan chức năng: </b>


- Bộ Thương Mại
- Hải quan


- Cơ quan quản lý ngoại hối
- Giám ñịnh, kiểm dịch, y tế


trách nhiệm về hành vi sơ xuất của bên thứ ba mà anh ta sử dụng ñể thực hiện


hợp ñồng. Ở trường hợp này, anh ta thường phải thương lượng với khách hàng
khoản giá dịch vụ (giá khốn, giá trọn gói) chứ khơng phải chỉ nhận khoản hoa
hồng như ñại lý. Người giao nhận thường đóng vai trị là bên chính khi đóng
hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh dịch vụ vận tải ña phương thức, khi ñảm nhận tự
vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình. Quyền
hạn của người giao nhận khi đóng vai trị là ñại lý hay khi là bên chính, trong
việc hưởng giới hạn trách nhiệm cũng như trong việc thực hiện quyền gửi hàng là
như nhau.


<b>2.1.2.5) Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan </b>


Như đã nói trên người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để
lo liệu việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Nhưng trong q trình
vận chuyển phải qua rất nhiều giai ñoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nhiều cơ
quan chức năng. Do đó người giao nhận phải tiền nhiều cơng việc liên quan ñến
rất nhiều bên.


<b>Sơ ñồ 1: MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN </b>
<b>VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN </b>


Người gửi
hàng


<i><b>Người giao </b></i>
<i><b>nhận </b></i>


Người nhận
hàng


Ngân hàng Người



chuyên chở


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Sơ ñồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên
quan nhưng không phủ nhận mối liên hệ giữa các bên với nhau, nhưng do phạm
vi nghiên cứu giới hạn nên sẽ khơng được đề cập đến.


Trước hết là quan hệ với khách hàng, có thể là gửi hàng hoặc nhận hàng
thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khách nhau.
Mối quan hệ này ñược ñiều chỉnh bằng hợp ñồng ủy thác giao nhận.


Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ
như: Bộ Thương mại, Hải quan, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế,…


Quan hệ với người chuyên chở hoặc ñại lý của người chun chở: đó có
thể là chủ tàu, người mơi giới hay bất kì người kinh doanh vận tải nào khác. Mối
quan hệ này ñược ñiều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ.


Ngồi ra, người giao nhận cịn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng,
người bảo hiểm.


<b>TÓM LẠI: </b>


<b>Từ trước ñến nay, các “FORWARDERS” vẫn ñược coi là những người </b>
trung gian trong quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Nhiều người cho
rằng sự tồn tại của nghề này sẽ khơng cịn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ
thơng tin trên mạng tồn cầu đã phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ
hàng có thể giao dịch trực tiếp với các nhà vận tải lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>2.1.3_ Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cơng ty </b></i>


<i><b>Artexport </b></i>


<b>Sơ đồ 2: TRÌNH TỰ CỦA NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA </b>
<b>NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY ARTEXPORT </b>


<b>a) Kí kết Hợp đồng dịch vụ giao nhận. </b>


Trước khi thực hiện các dịch vụ giao nhận hàng. Hai bên phải ký kết một
hợp ñồng gọi là “HỢP ðỒNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN”. Hợp ñồng ñược ký kết
bởi đại diện có thẩm quyền của hai bên, thường là Giám ñốc. Hợp ñồng gồm các
ñiều khoản do hai bên thảo luận, thương luợng và ñồng ý ký kết. Hợp ñồng này
cũng là cơ sở ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.


<b>b) Tiếp nhận Hồ sơ của Khách hàng. </b>


Nhân viên liên hệ với khách hàng để nhận hồ sơ. Ở cơng ty, nhân viên khi
nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ hỗ trợ, hồn chỉnh hồ sơ cho chính xác. Bộ hồ sơ
gồm :


Kí kết hợp


ñồng dịch vụ


giao nhận


Tiếp nhận +
Kiểm tra hồ sơ


Làm thủ tục
HQ cho lô


hàng tại cảng
Nhận lệnh


giao hàng
Chuẩn bị hồ
sơ làm thủ
tục Hải Quan


Nhận hàng tại cảng
(LCL – FCL)
Thanh lý cổng


Giao hàng cho
khách hàng
Thanh lý tờ khai +


trả tờ khai cho
khách hàng lưu trữ


Khách hàng


Công ty


Lên tờ khai
HQ


ðăng ký kiểm


dịch, kiểm tra
chất lượng



<b>1 </b>


<b>1 </b>


<b>2 </b> <b>3 </b>


<b>8 </b>


<b>4 </b>


<b>7 </b> <b>6 </b>


<b>5 </b>
<b>3.1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

 Giấy Ủy quyền hoặc Giấy Giới thiệu.
 Hợp đồng Thương mại.


 Hóa đơn thương (Invoice).
 Phiếu đóng gói (Packing List).
 Vận đơn (Bill of Lading).
 Thư tín dụng (L/C) hoặc TT


 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Analysis) (nếu có).


 Giấy phép của Bộ Thương mại hoặc của các Bộ ngành chủ quản
cấp (ðối với mặt hàng Nhập khẩu cần có Giấy phép của Bộ Thương mại hoặc
của các Bộ ngành chủ quản).



 Giấy Kiểm dịch ðộng vật, Giấy Kiểm dịch Thực vật, Hợp ñồng
Bảo hiểm (nếu có).


 Giấy ðăng ký Kiểm tra chất lượng của Nhà nước (nếu có).


 ðối với hàng Nhập khẩu có sự quản lý theo hạn ngạch thì phải có
hạn ngạch (Quota) và bảng kê danh mục hàng nhập.


 ðối với hàng ñầu tư phải có Giấy phép đầu tư.


<b>c) Kiểm tra Hồ sơ </b>


Sau khi nhận bộ hồ sơ từ khách hàng nhân viên sẽ kiểm tra thật kỹ bộ
chứng từ như: sự ñồng nhất và logic giữa các chứng từ. Kiểm tra hợp ñồng,
Invoice, Packing List, Bill về tên hàng, số lượng, trọng lượng, xuất xứ. Từ sự
kiểm tra này nhân viên sẽ ñối chiếu với Tờ khai Hải quan xem ñã chính xác hay
chưa. Vì Tờ khai Hải quan có tính pháp lý, là cơ sở xác ñịnh trách nhiệm của
người khai báo với cơ quan pháp luật và nó cũng là cơ sở để Hải quan kiểm hóa
đối chiếu giữa khai báo của Doanh nghiệp với thực tế. Ngoài ra, nó là cơ sở để
tập hợp số liệu thống kê hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra sau thơng quan theo quy
định của pháp luật. Vì vậy, việc kiểm tra tính chân thực, sự chính xác, thống nhất
của chứng từ là rất quan trọng. Ngoài ra, ta cần kiểm tra kỹ số lượng các chứng
từ. Vì có trường hợp lơ hàng gồm nhiều mặt hàng nên sẽ có từ 02 Invoice, 02
Packing List trở lên. Khi nhận bộ chứng từ của khách hàng chúng ta cũng cần
chú ý những vấn ñề sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

ủy quyền cho người đó ký chứng từ. Nhưng nếu ARTEXPORT ký cấp Giấy giới
thiệu thì cần phải có Giấy ủy quyền của Khách hàng ủy quyền cho
ARTEXPORT giao nhận lô hàng có liên quan. Nếu Khách hàng ký cấp Giấy giới
thiệu để Nhân viên giao nhận của cơng ty đi làm thủ tục Hải quan thì khơng cần


phải có Giấy ủy quyền từ Khách hàng.


 Một số mặt hàng nằm trong Danh mục Nhập khẩu có điều kiện của
các Bộ ngành chủ quản (thường là phải có kiểm tra chất lượng ñạt tiêu chuẩn)
mới được phép nhập thì nhân viên phải liên hệ với khách hàng ñể yêu cầu cung
cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra chất lượng do một Phịng Kiểm nghiệm
độc lập (trong nước hoặc nước ngồi) xác nhận hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Nếu việc kiểm tra chất lượng ñược thực hiện trong nước thì nhân viên liên hệ
khách hàng để nhận cơng văn xin lấy mẫu hàng ñi kiểm tra. Việc lấy mẫu này do
Hải quan cảng thực hiện và đóng niêm phong dưới sự chứng kiến và xác nhận
của nhân viên giao nhận. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì mới được
phép mở Tờ khai.


 Nếu phương thức thanh toán bằng L/C ký hậu ñể trống thì phải
kiểm tra sự ký hậu của Ngân hàng trên Bill gốc. Nếu Bill gốc chưa được Ngân
hàng ký hậu thì Nhân viên giao nhận sẽ ñem Bill ñến Ngân hàng ñể Ngân hàng
ký hậu.


 Khi C/O, Packing List, Invoice có sự sai sót hoặc chưa có thì Nhân
viên phải làm cơng văn xin nợ các chứng từ đó ñể ñược mở Tờ khai Hải quan.


<b>d) Chuẩn bị Hồ sơ làm thủ tục Hải quan : </b>


 <b>Lên Tờ khai Hải quan </b>


Trên cơ sở những chứng từ ñã ñược kiểm tra (Hợp ñồng, Invoice, Packing
List, L/C (nếu có)) cùng với tỉ giá thanh tốn tại thời ñiểm mở Tờ khai nhân viên
giao nhận tiến hành làm Tờ khai Hải quan. Một trong những khâu quan trọng
nhất của quá trình lên Tờ khai Hải quan là việc áp mã thuế cho hàng hóa. Cho
đến nay thì doanh nghiệp sẽ tự ghi kết quả này lên Tờ khai, và sẽ ñược kiểm tra


lại bởi bộ phận phân tích thuế của Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

theo hướng có lợi cho khách hàng nhưng phải tuân thủ pháp luật. Vì nếu như áp
mã thuế có lợi cho doanh nghiệp mà khơng đúng pháp luật thì khi bị phát hiện sẽ
càng làm cho q trình làm thủ tục Hải quan lơ hàng gặp trở ngại, mất thời gian
và còn bị xử lý kỷ luật của pháp luật.


 <b>ðăng ký kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (KTCL) lô hàng: </b>


Tùy từng mặt hàng mà Công ty sẽ ñến các cơ quan có thẩm quyền khác
nhau để ñăng ký. Chẳnh hạn như: ñối với hàng hóa là thực vật hay có nguồn gốc
từ thực vật, nhân viên giao nhận sẽ đến “BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG II” (Số 18 - Mạc
ðĩnh Chi – Q1) ñể ñăng ký kiểm dịch. ðối với hàng hóa là thực phẩm phải qua
kiểm tra chất lượng vệ sinh y tế tại “VIỆN VỆ SINH Y TẾ” ở quận 8. ðối với
hàng hóa là động vật hay có nguồn gốc từ động vật phải đăng ký kiểm dịch ñộng
vật tại “TRUNG TÂM THÚ Y TP HCM” (số 124 - Phạm Thế Hiển – Q8 ). Cịn
đối với hàng phải kiểm tra chất lượng (thuộc danh mục quy định) thì nhân viên
phải ñến “TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ðO LƯỜNG CHẤT
LƯỢNG 3” (số 49 Pasteur).


Trường hợp lô hàng gồm nhiều mặt hàng thì nên đi kiểm dịch ở VIỆN VỆ
SINH Y TẾ vì ở đây tính phí theo lơ hàng còn ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN ðO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3 thì tính phí theo mặt hàng.


<b>e) Nhận lệnh giao hàng (Delivery Order). </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

xuất trình Giấy muợn container + Giấy hạ rỗng (ñã ñược Hải quan tại bãi xác
nhận).



Trong phiếu mượn container hãng tàu sẽ qui ñịnh thời gian và ñịa ñiểm
“Hạ rỗng”. Nếu trả container quá thời gian hoặc sai ñịa ñiểm thì người mượn
container phải nộp phạt cho hãng tàu. Thông thường thì thời gian “hạ rỗng” sẽ
sau thời gian hết hạn của D/O là 05 ngày.


Thường thì Nhân viên hãng tàu sẽ ñưa cho Nhân viên giao nhận 04 D/O
tùy theo hãng tàu ñể cho Nhân viên giao nhận làm thủ tục nhập hàng tại cảng.


Khi nhận D/O chúng ta cũng cần kiểm tra kỹ tính logic, thống nhất giữa
D/O và B/L như : tên Khách hàng (Consignee), tên tàu (Vesseel Name/Voyage
Name), số vận ñơn (Bill of Lading No), cảng ñi (Port of Loading), cảng ñến (Port
of Discharge), nơi nhận hàng (Place of Delivery), các thơng tin liên quan đến lơ
hàng (tên hàng, số luợng, trọng lượng); thời gian hết hạn của D/O (thể hiện trên
đóng dấu đỏ của hãng tàu). Khi phát hiện có sự sai sót nhân viên giao nhận phải
yêu cầu nhân viên hãng tàu chỉnh sửa lập tức. ðặc biệt là khi hàng là hàng lẻ thì
Nhân viên hãng tàu rất dễ nhầm lẫn về tên khách hàng và lơ hàng (vì hàng của
nhiều khách hàng ñi chung một tàu). Ngoài ra, một số vấn ñề ta cần chú ý khi
nhận D/O là :


- địa ựiểm nhận hàng khác cảng ựến (trường hợp này thường xảy ra ựối
với hàng lẽ) nhất là giao nhận hàng lẻ tại cảng Cát Lái và Tân Cảng. đã không ắt
trường hợp cảng ựến là Cát Lái nhưng hàng lại ựược chuyển về kho của Tân
Cảng ựể nhận hàng. Như vậy ta phải kiểm tra trên D/O ựịa ựiểm nhận hàng ựể ựi
làm thủ tục Hải quan cho ựúng cảng.


- D/O hết hạn hoặc thời hạn khơng đủ để giao nhận hàng từ cảng về kho.
Trường hợp này, Nhân viên giao nhận phải liên hệ ñại lý hãng tàu ñể làm thủ tục
gia hạn lệnh và đóng phí lưu bãi (đối với hàng container) hoặc lưu kho (đối với
hàng lẻ). Phí lưu bãi thường là 05 USD/01 ngày.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>f) Làm thủ tục Hải quan cho lô hàng tại cảng. </b>


Sau khi chuẩn bị ñầy ñủ Hồ sơ Nhân viên giao nhận mang Hồ sơ ñến Chi
cục Hải quan tại cảng để làm thủ tục Hải quan.


<b>Cơng </b>
<b>chức </b>
<b>đăng ký </b>
<b>tờ khai </b>
<b>Lãnh </b>
<b>đạo chi </b>
<b>cục </b>
<b>Cơng chức </b>
<b>kiểm tra </b>
<b>tính thuế </b>
<b>Cơng </b>
<b>chức </b>
<b>kiểm tra </b>
<b>thực tế </b>
<b>hàng hóa </b>
<b>Cơng chức </b>
<b>thu lệ phí </b>


1. Tiếp
nhận hồ


2. Kiểm
tra sơ bộ
hồ sơ HQ



3. ðăng
ký tờ
khai
4. Lập
lệnh hình
thức,
mức ñộ
kiểm tra
1. Quyết
ñịnh hình
thức, mức
ñộ kiểm
tra
2. Giải
quyết
những
vướng
mắc phát
sinh
3. Quyết
định
thơng
quan


1. Kiểm tra
chi tiết hồ
sơ.


2. Kiểm tra


giá tính
thuế, mã số,
chế độ chính
sách thuế.


3. Tính lại
thuế (nếu
có)


4. Ra thơng
báo thuế


1. Tiếp
nhận hồ

2. Kiểm
tra thực tế
hàng hóa
3. Ghi kết
quả kiểm
tra vào tờ
khai hải
quan
4. Nhập
dữ liệu
vào máy


1. Kiểm tra
biên lai thu
thuế về số


thuế nộp
2. Thu lệ
phí
3. Vào sổ
theo dõi.
Trả tờ khai
cho chủ
hàng.
4. Phúc tập
hồ sơ


<b>BƯỚC 1 </b> <b><sub>BƯỚC 2 </sub></b> <b><sub>BƯỚC 3 </sub></b> <b><sub>BƯỚC 4 </sub></b>


<b>Hàng miễn kiểm, có thuế </b>


<b>Hàng miễn kiểm, khơng thuế </b>
<b>Chủ </b>


<b>hàng </b>


<b>Sơ đồ 3 : QUI TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CẢNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Công việc làm thủ tục Hải quan ñược tiến hành như sau :


<b>1.) Hồ sơ ñược ñưa ñến bộ phận tiếp nhận của Hải quan. Tại ñây Nhân </b>


viên Hải quan sẽ kiểm tra bộ Hồ sơ trước sự chứng kiến của Khách hàng, nếu có
sự sai sót hay thiếu thì Nhân viên Hải quan sẽ yêu cầu sửa chữa hoặc bổ sung.


<b>2.) Sau khi kiểm tra sơ bộ nếu Hồ sơ hợp lệ thì Nhân viên Hải quan sẽ </b>



kiểm tra ñiều kiện cho phép mở tờ khai của Doanh nghiệp trên hệ thống (có bị
cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế bằng cách nhập mã số
thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.


<b>- Nếu Hồ sơ khơng được phép đăng ký Tờ khai thì Nhân viên Hải </b>


quan thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người khai hải quan biết trong
đó nêu rõ lý do khơng được phép đăng ký. Trường hợp do Doanh nghiệp có nợ
thuế thì Nhân viên giao nhận phải thơng báo ngay để Doanh nghiệp đến kho bạc
Nhà nước đóng thuế, nếu khơng sẽ bị cưỡng chế thuế và bị phạt nếu trễ hạn nộp.
Nếu Doanh nghiệp đã đóng thuế mà kho bạc chưa chuyển về mạng Hải quan kịp
thì phải xuất trình biên lai ñỏ cho Hải quan ñối chiếu và thấy hợp lệ thì sẽ tiếp
nhận Hồ sơ và cho ñăng ký Hải quan.


<b>- Nếu Hồ sơ ñược phép ñăng ký tờ khai thì Nhân viên Hải quan </b>


tiến hành nhập thơng tin Tờ khai vào hệ thống máy tính.


<b>3.) Khi ñược ñưa vào máy tính, thơng tin sẽ ñược tự ñộng xử lý (theo </b>


chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và ñưa ra Lệnh hình thức, mức ñộ kiểm tra.
ðồng thời trên tờ Lệnh hình thức này sẽ có thể hiện Số Tờ khai. Lệnh hình thức,
mức độ kiểm tra hải quan được hệ thống máy tính cấp số tự động, có mã vạch để
kiểm tra và quản lý, ñược in ra 01 bản ñể luân chuyển nội bộ và lưu cùng hồ sơ
hải quan. Lệnh này ñược Lãnh ñạo Chi cục duyệt, quyết ñịnh ñối với cả 3 luồng
hồ sơ: xanh, vàng, ñỏ hoặc cho ý kiến chỉ ñạo ñối với từng trường hợp cụ thể.


Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể theo mẫu đính
kèm, có 3 mức độ khác nhau (mức 1; 2; 3 tương ứng xanh, vàng, ñỏ ).



- Mức (1): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
(luồng xanh).


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Mức (3): kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng
đỏ). Trong đó:


+ Mức (3a) : Kiểm tra tồn bộ lơ hàng;


+ Mức (3b): Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi
phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới
khi kết luận ñược mức ñộ vi phạm.


+ Mức (3c): Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện
vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho
tới khi kết luận ñược mức ñộ vi phạm.


<b>4.) Sau đó bộ Hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận Hải quan tính giá thuế. </b>


Tại đây Nhân viên Hải quan sẽ kiểm tra việc áp mã thuế và tính thuế của Doanh
nghiệp dựa trên Tờ khai. Các dữ liệu này đuợc nhập vào máy tính.


Kế tiếp bộ Hồ sơ sẽ ñược chuyển ñến ðội trưởng ñội thủ tục, tại ñây ñội
trưởng sẽ ký tỉ lệ trên Lệnh hình thức. Các mức 1, 2, 3 như trên. Mặc dù máy tính
đã phân mức độ kiểm tra nhưng vẫn phải có sự đề xuất hình thức, mức độ kiểm
tra của cơng chức Hải quan vì :


- ðối với những Chi cục Hải quan, nơi máy tính phân luồng tự động chưa
thực sự tối ưu thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ các tiêu chí về phân loại
doanh nghiệp (doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, doanh nghiệp nhiều lần vi


phạm pháp luật), chính sách mặt hàng, thơng tin khác


- Trong nhiều trường hợp máy tính đã xác định được hình thức, mức độ
kiểm tra trên Lệnh nhưng công chức hải quan nhận thấy việc xác định của máy
tính là chưa chính xác do có những thơng tin tại thời điểm làm thủ tục hệ thống
máy tính chưa được tích hợp đầy đủ (lưu ý các thơng tin về chính sách mặt hàng
và hàng hoá thuộc diện ưu tiên thủ tục hải quan…), thì sẽ đề xuất hình thức, mức
độ kiểm tra khác bằng cách ghi vào ô tương ứng trên Lệnh hình thức, mức ñộ
kiểm tra, ghi lý do ñiều chỉnh vào Lệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>6.) Sau khi Lãnh ñạo Chi cục quyết ñịnh hình thức, mức độ kiểm tra hải </b>


quan, hồ sơ ñược luân chuyển như sau:


 <b>ðối với hồ sơ luồng xanh (Miễn kiểm hoàn tồn): Lãnh đạo Chi </b>


cục chuyển trả Hồ sơ cho Nhân viên Hải quan tiếp nhận ñể ký xác nhận, đóng
dấu số hiệu cơng chức vào ơ “xác nhận ñã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải
quan (ơ 38 trên Tờ khai hàng hố nhập khẩu, mẫu HQ2002NK). Sau đó hồ sơ sẽ
được chuyển cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”
<b>và trả tờ khai cho người khai hải quan. </b>


 <b>Trường hợp Hồ sơ phân ở Mức 2 (luồng vàng): Hồ sơ ñược kiểm </b>


<b>tra chi tiết, cụ thể: </b>


- Trường hợp kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo
thì cơng chức kiểm tra chi tiết hồ sơ ký xác nhận, đóng dấu và trả tờ khai.


- Trường hợp hồ sơ bị phát hiện có sai lệch, nghi vấn vi phạm thì sẽ


bị đề xuất biện pháp xử lý và hồ sơ sẽ bị chuyển lại cho Lãnh ñạo Chi cục xem
xét quyết ñịnh.


+ Quyết định thơng quan hoặc tạm giải phóng hàng


+ Kiểm tra lại hoặc thay ñổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Tham vấn giá


+ Trưng cầu giám định hàng hố


+ Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính
 <b>Trường hợp Hồ sơ phân ở mức 3 (luồng đỏ) thì Hồ sơ được </b>


chuyển cho Hải quan Kiểm hóa.


<b>Kiểm hóa. </b>


Nhân viên Giao nhận sẽ đến bãi container (nếu là hàng cont) hoặc ñến kho
(hàng lẻ) ñể xem trước vị trí lơ hàng. Nhân viên Giao nhận kiểm tra số cont, số
seal (hàng cont); hay kiểm tra mã hàng, số kiện, số thùng (hàng lẻ). Nếu phát
hiện sự sai sót, hàng đã bị mở thì phải báo ngay cho Phịng ðiều ñộ (hàng cont)
hay Thủ kho (hàng lẻ) biết ñể lập Biên bản chứng nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

cont, số seal; hay mã hàng. Nếu ñối chiếu ñúng với D/O thì mới cho tiến hành cắt
seal mở container hoặc mở kiện hàng.


Trong quá trình Hải quan kiểm tra hàng, Nhân viên Giao nhận phải tạo
điều kiện để kiểm hóa viên làm việc được tốt. Nhân viên Giao nhận có thể th
cơng nhân bốc xếp ñể mở container hay mở kiện hàng ñể lấy mẫu kiểm hóa. Tùy
theo Hồ sơ phân ở Mức 3c, 3b hay 3a mà Hải quan kiểm hóa sẽ kiểm tra ñại diện


5%, 10% hay kiểm tra tồn bộ lơ hàng. Hải quan kiểm hóa sẽ kiểm tra tình trạng
bao bì, niêm phong hàng hóa. Kế tiếp sẽ kiểm tra, ñối chiếu ký mã hiệu, xuất xứ
của hàng. Sau đó kiểm tra, đối chiếu tính chất, chất lượng, tình trạng hàng hóa so
với khai báo ban đầu của chủ hàng có đúng hay khơng.


Sau khi Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa xong sẽ ghi kết quả kiểm tra
thực tế vào Tờ khai hải quan; trong đó mơ tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng
thuộc diện kiểm tra, ñủ các thông tin cần thiết ñể xác ñịnh mã số phân loại hàng
hố, giá tính thuế và vấn ñề liên quan. Kết thúc việc kiểm hóa Hải quan sẽ ký tên,
đóng dấu số hiệu cơng chức vào ô “phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan” trên
Tờ khai hải quan.


Trong bước này sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau :


- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người
khai hải quan thì Hải quan ký xác nhận, đóng dấu trên tờ khai hải quan. Trường
hợp, có nhiều cơng chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hố thì việc ký xác
nhận chỉ cần một cơng chức đại diện ký theo phân cơng, chỉ định của Lãnh đạo
Chi cục. Bộ hồ sơ ñược chuyển cho bộ phận thu lệ phí hải quan, ñóng dấu “ñã
làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.


- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hố có sự sai lệch so với khai báo của
người khai thì bộ Hồ sơ sẽ bị Hải quan kiểm hóa đề xuất biện pháp xử lý và
chuyển hồ sơ cho Lãnh ñạo Chi cục ñể xem xét quyết ñịnh:


+ Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết ñịnh ñiều chỉnh số thuế phải
thu;và/ hoặc


+ Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm;và/ hoặc
+ Quyết định thơng quan hoặc tạm giải phóng hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

+ Lập Biên bản Chứng nhận sự việc rồi trực tiếp hoàn thành Hồ sơ
(ñối với trường hợp khai báo sai nhưng không nghiêm trọng).


+ Lập Biên bản Trưng cầu Giám ñịnh (trường hợp Hải quan không xác
ñịnh ñược hàng đó là hàng gì). Hải quan sẽ cho lấy mẫu niêm phong ñể chủ hàng
ñi giám ñịnh xác ñịnh loại hàng và thành phần.


+ Lập Biên bản Vi phạm hành chính Hải quan (trường hợp hàng sai so
với khai báo có tính chất gian lận thương mại, trốn thuế hoặc hàng không có
trong Giấy phép Nhập khẩu).


ðối với hàng phải ñăng ký kiểm dịch, kiểm tra chất lượng Nhà nước thì
khi có chứng thư xác nhận kết quả Hải quan mới cho ký xác nhận và chuyển qua
thuế mới được phép thơng quan. Khi gặp trường hợp này Nhân viên Giao nhận
phải linh hoạt trình Cơng văn xin Giải tỏa hàng cho Hải quan ñể ñược xét duyệt
ñem hàng về kho trong lúc chờ bổ sung chứng thư. ðiều đó sẽ giúp cho Doanh
nghiệp hạn chế được chi phí lưu kho, lưu bãi; đồng thời khơng bị ảnh hưởng ñến
tiến ñộ sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp bảo quản
hàng ñược tốt hơn.


<b>g) Nhận hàng tại cảng. </b>
<i><b>* ðối với hàng lẻ (LCL) </b></i>


Nhân viên giao nhận mang D/O ñến Quầy in Phiếu Xuất Kho. Tại ñây
Nhân viên in phiếu sẽ tiếp nhận từ Nhân viên giao nhận 02 D/O (trong đó có 01
Lệnh giao hàng của ñại lý hãng tàu), nhập dữ liệu từ Lệnh giao hàng vào máy
tính để đối chiếu xem hàng đã vào kho chưa. Nếu hàng đã có trong kho thì Nhân
viên in phiếu sẽ in ra 04 phiếu xuất kho, sau đó họ sẽ giữ lại 01 phiếu xuất kho +
01 lệnh giao hàng. Nhân viên giao nhận nhận 03 phiếu xuất kho. Trong trường


hợp D/O ñã hết hạn, lệnh ñã ñược gia hạn thì chủ hàng phải đóng phí lưu Kho
mới được nhận phiếu xuất kho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Khi nhận hàng từ kho Nhân viên giao nhận phải kiểm tra kỹ bao bì, tình
trạng hàng, số luợng. Nếu phát hiện sai sót thì phải báo ngay cho Hải quan kho
ñể lập Biên bản Chứng nhận. Nhân viên giao nhận tiến hành cho hàng lên
phương tiện vận chuyển.


<i><b>* ðối với hàng container (FCL) </b></i>


Khi nhận hàng container tại cảng có thể có một trong hai trường hợp: nhận
nguyên container ñem về kho Công ty hoặc “Rút ruột” (lấy hàng từ container ra
cho lên phương tiện vận tải chở về kho Cơng ty). Khi đi nhận Lệnh giao hàng thì
Nhân viên giao nhận phải xác ñịnh với hàng tàu là nhận nguyên container hay
“rút ruột” ñể làm thủ tục mượn container hay làm thủ tục xin rút ruột tại cảng.


<b>h) Thanh lý cổng. </b>


Nhân viên giao nhận xuất trình cho ðội Thanh lý cổng Lệnh giao hàng +
Tờ khai Hải quan + Phiếu EIR (ñối với hàng container) hoặc Phiếu xuất kho (ñối
với hàng lẻ) ñể làm thủ tục thanh lý cổng. ðội Thanh lý cổng sẽ ký xác nhận và
đóng dấu lên bộ Phiếu EIR (hay bộ Phiếu xuất Kho), ñồng thời giữ lại 01 Phiếu
EIR (hoặc 01 Phiếu xuất kho) màu xanh.


Sau đó Nhân viên giao nhận sẽ ñưa cho ðội bảo vệ cảng 01 Phiếu EIR
(hay 01 Phiếu xuất kho) màu vàng khi xe ra ñến cổng bảo vệ ñể xe ñược phép ra
khỏi cảng.


<b>i) Giao hàng cho Khách hàng. </b>



Nhân viên giao nhận lập Biên bản Giao hàng gồm 02 bản có giá trị như
nhau và giao cho Khách hàng 01 bản. Trong Biên bản giao hàng phải thể hiện rõ
tên và ñịa chỉ liên lạc, số ñiện thoại của người giao hàng; tên hàng, khối lượng,
trọng lượng, phương tiện vận chuyển, ñịa ñiểm vận chuyển từ ñâu ñến ñâu
(thường là từ Cảng về kho Công ty). ðối với hàng container thì ghi thêm số
container, số seal.


Khi hàng ñã ñược chuyển ñến Kho Khách hàng, Thủ kho sẽ kiểm tra hàng
trước sự chứng kiến của Nhân viên giao nhận. Nếu khơng có gì sai sót thì hai bên
sẽ ký vào Biên bản giao hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

trình vận chuyển làm ảnh hưởng đến chất lượng, quy cách hàng hóa. Cịn sai sót
về quy cách, chất lượng thực của hàng hóa thì sẽ do Khách hàng của công ty giải
quyết với Khách hàng từ nước ngoài của họ.


<b>j) Thanh lý Tờ khai và hoàn trả Hồ sơ cho Khách hàng lưu trữ. </b>


Sau khi ñã giao hàng cho Khách hàng, Nhân viên giao nhận tiến hành
thanh lý Tờ khai, bàn giao ñầy ñủ chứng từ liên quan cho Khách hàng và lập
Biên bản giao chứng từ có đầy đủ chữ ký của hai bên và nhận phí dịch vụ giao
nhận. Biên bản giao chứng từ ghi rõ các biên lai, giấy tờ do công ty sử dụng
trong các quy trình giao nhận hàng sẽ giao lại cho Khách hàng ñể Khách hàng
thanh toán và yêu cầu ký xác nhận bao gồm các chứng từ sau :


- Tờ khai đã thơng quan.
- Phụ lục kèm theo.
- Thơng báo thuế.


Như vậy đến đây nhiệm vụ của cơng ty với Khách hàng đã kết thúc.



Sau mỗi lô hàng ta chỉ tiến hành thanh lý Tờ khai chứ khơng phải thanh lý
Hợp đồng. Vì thường là Khách hàng ký hợp ñồng giao nhận lâu dài với cơng ty
(ít nhất là 01 năm). Do đó, trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng cơng ty sẽ giao
nhận nhiều lô hàng cho khách hàng. Khi kết thúc giao nhận nhiều lơ hàng đó thì
mới tiến hành thanh lý hợp ñồng.


Tuy nhiên ñối với hàng có tính chất giao nhận phức tạp và mất nhiều thời
gian thì thường là ký hợp đồng theo từng lơ hàng. Kết thúc giao nhận lơ hàng nào
thì thanh lý hợp đồng lơ hàng đó.


<i><b>2.1.4_ Một số chỉ tiêu ñánh giá hoạt ñộng kinh doanh </b></i>
<b>2.1.4.1) Doanh thu </b>


<b> Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng ñến lợi nhuận của ñơn vị sản xuất kinh </b>


doanh. Doanh thu là số tiền thu về được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán
ra trong một thời gian nhất ñịnh. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để
tăng lợi nhuận và ngược lại.


<i>Cơng thức tính liên quan đến Doanh thu: </i>
DT = Q * P


<i>DT</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b> </b>


<i>DT</i>


∆ ð/C = DT1 – DT0 *



Trong đó:


- Q: Sản lượng - DT: Doanh thu


<b>- P: Giá </b> <b>- </b>∆<i>DT</i>: Chênh lệch doanh thu


<b>- </b>∆<i>DT</i>ð/C: Chênh lệch doanh thu ñã ñược ñiều chỉnh giá


<b>- DT</b><sub>0</sub>: Doanh thu kì trước - DT<sub>1</sub>: Doanh thu kì sau
- TCP<sub>0</sub>: Tổng chi phí kì trước - TCP<sub>1: </sub><b>Tổng chi phí kì sau </b>


<b>2.1.4.2) Chi phí </b>


Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong q trình hoạt
động sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hồn
hảo hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vụ nhằm ñến việc ñạt ñược mục tiêu cuối cùng của doanh
nghiệp là doanh thu và lợi nhuận.


<b>- Chi phí khả biến: Một khoản mục được xem là chi phí khả biến khi căn </b>
cứ ứng xữ của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó thay đổi, cịn tính theo
một đươn vị căn cứ ứng xữ nó lại khơng thay đổi.


<b>- Số dư đảm phí: là lợi nhuận rịng trước khi bù đắp cho tổng chi phí bất </b>
biến.


<b>SDðP = DT – CPKB </b>


- SDðP: Số dư đảm phí - CPKB: Chi phí khả biến
<b>- Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ lệ của tổng số dư đảm phí so với doanh thu. </b>




<b> Tỷ lệ số dư đảm phí = </b>




<b>2.1.4.3) Lợi nhuận </b>


Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lợi nhuận. Theo kiểu ñơn giản nhất
lợi nhuận là khoản tiền dôi ra từ tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh
nghiệp hay nói cách khác thì lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng sản phẩm, hàng hố, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hố, dịch vụ ñã tiêu thụ và thuế theo
quy ñịnh của pháp luật.


TCP1


TCP0


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>2.1.4.4) Tỉ suất chi phí </b>


<b>Tỷ suất chi phí = </b>


- Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí ñể tạo ra một ñồng
doanh thu. Khi phân tích chúng, cần lưu ý tính chất ứng xử của chi phí.


- Tổng mức chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động tuy nhiên tỷ suất
chi phí thường ổn ñịnh hoặc biến động rất ít trong nhiều thời kì. Vì vậy đây là
một loại chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước đo tính hiệu quả trong việc
điều hành quản lí chi phí. Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thường có một


tỉ suất chi phí đặc trưng khác nhau.


<b>2.1.4.5) Tỉ suất lợi nhuận </b>


- Tỷ số này phản ánh cứ một ñồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần
trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước.


- Sự biến ñộng của tỷ số này phản ánh sự biến ñộng về hiệu quả hay ảnh
hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơng thức
tính được thiết lập như sau:


<b>R<sub>p</sub> = </b>


- Lợi nhuận thuần là khoản lời rịng sau khi đã trừ hết các chi phí


- Tỷ số này được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ % tức là tỷ lệ lợi nhuận thuần


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<i><b>2.2.1_ Thu thập số liệu </b></i>


Thu thập những số liệu, dữ liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân
tích hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng ty. Cụ thể như sau:


- Bảng cân đối kế tốn


- Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh


- Tham gia trực tiếp qui trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu được thực hiện tại công ty.



- Thu nhập những thông tin phụ trợ cho ñề tài từ báo, tạp chí chuyên
ngành, internet,…


<b>Tổng chi phí </b>


<b> Doanh thu x100% </b>


<b>Lợi nhuận thuần </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>2.2.2_ Phương pháp nghiên cứu </b></i>


 Với mục tiêu thứ nhất sẽ sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để
trình bày về tình hình giao nhận của công ty.


 ðối với mục tiêu thứ hai sẽ sử dụng phương pháp so sánh (tuyệt
ñối, tương ñối). ðây là phương pháp phổ biến nhất ñể ñối chiếu các kết quả qua
từng năm và trên cơ sở đó sẽ thấy được những đóng góp của hoạt động giao nhận
vào lợi nhuận của cơng ty. Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố,
để xác định các nhân tố ảnh hưởng ñến lợi nhuận và mức ñộ ảnh hưởng của các
nhân tố như thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>CHƯƠNG III </b>



<b>GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ARTEXPORT </b>



<b>3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA </b>
<b>CÔNG TY </b>


<i><b>3.1.1_ Lịch sử hình thành của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ </b></i>
<i><b>Nghệ (Artexport) </b></i>



Ngày 23/12/1964, theo Quyết ñịnh số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại
Thương (nay là Bộ Thương Mại) công ty XNK Thủ công mỹ nghệ (nay là công
ty cổ phần XNK Thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập.


Trước năm 1975 khi đất nước cịn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư
bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ .Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của
mình, cơng ty vẫn duy trì hoạt ñộng xuất khẩu, hoàn thành ñược nhiệm vụ mà
Nhà nước và Bộ giao.


Thời kỳ từ năm 1976 ñến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hồ bình thống
nhất đất nước nhưng cơng ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị
ñịnh thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, cơng ty vẫn tổ chức
tốt việc triển khai sản xuất và thu gom hàng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm
ñều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà ñỉnh cao là năm 1988 công ty xuất
khẩu ñược gần 100 triệu rúp , ñồng thời công ty ñưa mở rộng thị trường ra một số
nước tư bản phát triển như Pháp, ðức, Tây Ban Nha…


Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Cơng ty từ cơ chế bao
cấp sang cơ chế hạch tốn kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc
quyền khơng cịn nữa, vậy nên cơng ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ để
lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và cơng nợ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của tập thể lãnh đạo cơng ty và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Thương Mại,
cơng ty ñã dần dần ñẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu
đơ la.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường. Ghi nhận những thành tích
lớn lao của tập thể cán bộ cơng nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân
Chương Lao ðộng hạng nhất năm 2004.



Tới năm 2005, cơng ty chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần, buộc
cơng ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con
đường hội nhập và phát triển. Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi
nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ
nghệ đóng vai trị quyết định. Do đó Artexport cam kết xây dựng một thương
<b>hiệu vững chắc với khẩu hiệu “Hội tụ tinh hoa Việt”, khẳng định bước tiến của </b>
cơng ty trên con ñường hội nhập và trở thành ñịa chỉ tin cậy cho các bạn hàng
trong nước và quốc tế. ðây là q trình hình thành và phát triển của cơng ty tại
trụ sở chính Hà Nội.


<i><b>ðị</b><b>a chỉ liên hệ: </b></i>


- <b>Số 31 – 33 Ngơ Quyền, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội. </b>


- <b>ðiện thoại: 84(4)38266574 – 382666760 </b>


- <b>Fax: (84 – 4)38259275 </b>


- <b>Website: www.artexport.com.vn </b>


- <b>Email: </b>


Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ có 03 chi nhánh
ựặt tại các trung tâm thương mại lớn trong nước như: Hải Phòng, đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chắ Minh. Dự kiến trong thời gian sắp tới Chi nhánh Công ty tại
Tp. Hồ Chắ Minh sẽ xây dựng thêm cơ sở mới ựặt tại Thành phố Cần Thơ ựể mở
rộng thêm mạng lưới kinh doanh.


<i><b>ðị</b><b>a chỉ liên hệ các chi nhánh: </b></i>


<b>- Chi nhánh Hải Phòng: </b>


 25 đà Nẵng, Hải Phòng


 ðiện thoại: (84 – 31) 3836516 Fax: (84 – 31) 3836704


<b>- Chi nhánh đà Nẵng: </b>


 157 Nguyễn Hoàng, đà Nẵng


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Ngồi ra cịn có một số cơ sở sản xuất tại một số tỉnh như ðồng Nai, Bình
Dương, Hà Tây. Một trong những chi nhánh của cơng ty làm ăn có hiệu quả là
Chi nhánh ñặt tại Tp. HCM ñược thành lập năm 1990 và tiếp tục hoạt ñộng cho
ñến nay.


<i><b>3.1.2_ Chi nhánh Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ tại </b></i>
<i><b>TP.HCM </b></i>


Công ty có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam National Art and Handicraft
Products Export – Import Company, viết tắt là ARTEXPORT.


Theo Quyết ñịnh số 1081/Qð – BTM ngày 09/08/2004 về việc xác ñịnh
giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và quyết ñịnh số 1424/Qð – BTM ngày
04/10/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủ
<b>Công Mỹ Nghệ (Handicraft and Art Products Export – Import Joint Stock </b>


<b>Company). </b>


<i><b>ðị</b><b>a chỉ liên hệ: </b></i>



Tên giao dịch: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ (ARTEXPORT – BRANCH IN HOCHIMINH
CITY).


ðịa chỉ: 31 Trần Quốc Thảo, P6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số tài khoản của công ty tại ngân hàng VCB chi nhánh cấp II Kỳ ðồng:


- USD: 0071.370.086.868
- VND: 0071.000.010.434
Mã số thuế: 0100.107.356.003


ðiện thoại: (84 – 8) 39.304.357 – 39.303.748
Fax: (84 – 8) 39.303.833


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT </b>
<b>NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TP.HCM. </b>


<i><b>3.2.1_ Cơ cấu tổ chức nhân sự: </b></i>


<b>Sơ ñồ 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY </b>


<i><b>3.2.2_ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: </b></i>


<b>3.2.2.1) Ban giám ñốc Chi Nhánh công ty: gồm 01 giám đốc và 02 phó </b>


giám đốc.


*<b>Giám ñốc: do cấp trên bổ nhiệm là người ñiều hành mọi hoạt ñộng </b>


của chi nhánh cơng ty. Hiện nay đứng đầu là Giám đốc Phạm Trường Sơn nắm


giữ, ñiều hành mọi hoạt ñộng của cơng ty.


*<b>Phó Giám đốc: là người được Giám đốc bổ nhiệm nhằm hỗ trợ Giám </b>


ñốc trong việc quản lý mọi hoạt động của chi nhánh cơng ty này.


<b>3.2.2.2) Các phòng nghiệp vụ: </b>


*<b>Phòng tổ chức hành chính: thực hiện việc quản lý nhân sự, tuyển </b>


dụng nhân viên, quản lý trang thiết bị công ty và một số các nghiệp vụ khác như:
tiếp tân, ñiều xe,…


*<b>Phòng kinh doanh XNK: gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận XNK. </b>


 <b>Bộ phận kinh doanh XNK: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất </b>


kinh doanh, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, giao dịch với khách hàng, đơn đốc,
nhắc nhở các cơ sở giao hàng,…


 <b>Bộ phận giao nhận: Tiến hành giao nhận hàng với khách hàng </b>


ñể thực hiện ñăng ký các phương tiện vận chuyển hàng hoá. ðồng thời, chịu
trách nhiệm về công việc, tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu hàng hố thơng
qua Hải Quan ñể tiến hành giao nhận hàng hoá Xuất Nhập Khẩu theo các hợp


BAN GIÁM ðỐC
CHI NHÁNH


PHỊNG


KẾ TỐN
PHỊNG KINH


DOANH XNK
PHỊNG TỔ CHỨC


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

ñồng giao nhận mà cơng ty đã được uỷ thác từ phía khách hàng. Vận chuyển,
trung chuyển, hàng hoá từ kho của các ñơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu ra
cảng, sân bay ñể giao hàng xuất khẩu và ngược lại ñối với hàng nhập khẩu, phục
vụ theo yêu cầu của các ñơn vị Xuất Nhập Khẩu trong và ngồi nước.


 <b>Phịng kế toán: quản lý, giám sát việc sử dụng vốn của chi </b>


nhánh, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, huy động nguồn vốn,…


<b>3.3.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠNG TY </b>
<i><b>3.3.1_ Chức năng của cơng ty </b></i>


• Kinh doanh xuất nhập khẩu gồm có trực tiếp, ủy thác các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị các loại (thi cơng xây
dựng, ngành điện văn phịng, trang thiết bị y tế), vật liệu xây dựng, nội thất, hóa
chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), hàng tiêu dùng, hàng nông – lâm – hải sản,
khống sản, hàng cơng nghệ phẩm, dệt may, hàng da, sản xuất và gia công chế
biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren.


• Tổ chức phối hợp với các tổ chức trong và ngoại nước ñể tổ chức
chuyên chở, giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, hàng ngoại giao, hàng quá
cảnh,…


• Kinh doanh bất ñộng sản, cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi,


xưởng sản xuất.


• Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hóa cho các nhà sản xuất, thương
mại, tổ chức hội chợ, triễn lãm thủ cơng mỹ nghệ ở trong và ngồi nước theo quy
định của pháp luật.


• Xuất nhập khẩu các mặt hàng cơng ty kinh doanh.


• Ngồi ra, cơng ty cịn tổ chức sản xuất, gia cơng chế biến các mặt hàng
truyền thống hoàn tồn 100% bằng thủ cơng: gốm, sứ, cói, mành trúc, ñồ gỗ,
thêu, ren và các mặt hàng nông sản: hạt điều thơ, sắn lát,…


<i><b>3.3.2_ Nhiệm vụ của cơng ty </b></i>


• Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và ñề
xuất với Tổng công ty các biện pháp giải quyết các vấn ñề vướng mắc trong sản
xuất kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

mua bán ngoại thương và các hợp ñồng liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh của cơng ty.


• Quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, ñảm bảo việc sản xuất kinh
doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>CHƯƠNG IV </b>



<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU </b>


<b>TẠI CƠNG TY ARTEXPORT </b>



<b>4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ðỘNG CỦA CƠNG TY </b>



Cơng ty có quy mơ hoạt động tương đối rộng lớn, kinh doanh nhiều lĩnh
vực và hàng hóa cũng khá đa dạng nên thơng qua phân tích chung về tình hoạt
động của cơng ty chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt ñộng
của công ty trong thời gian qua.


<b>Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ðỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY </b>
<b>QUA 3 NĂM </b>


<b>ðVT: 1.000 ñồng </b>
<i>Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh </i>


<i>Ghi chú: </i> <i>_ LN<sub>HðKD</sub>: Lợi nhuận từ hoạt ñộng kinh doanh </i>
<i>_ LNTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính </i>
<i>_ LN<sub>BT</sub>: Lợi nhuận từ hoạt ñộng khác </i>


Cũng như các công ty khác, tổng lợi nhuận của công ty cũng ñược tạo
thành từ ba hoạt động đó là: lợi nhuận từ hoạt ñộng kinh doanh – ñây cũng là
hoạt ñộng mang lại giá trị nhiều nhất cho công ty vì nó là lĩnh vực kinh doanh
chủ yếu, kế đó là lợi nhuận từ hoạt động tài chính và cuối cùng là lợi nhuận bất
thường. Do đó sự tăng hay giảm giá trị của ba hoạt ñộng này cũng sẽ làm thay
đổi tổng lợi nhuận của cơng ty. Từ số liệu của bảng 1 ta thấy ñược tổng lợi nhuận


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2008 </b>
<b>CHỈ </b>



<b>TIÊU </b>


<b>2006 </b>
<b>(1) </b>


<b>2007 </b>
<b>(2) </b>


<b>2008 </b>
<b>(3) </b>


± <b>% </b> ± <b>% </b>


LNHðKD 10.421.550 12.343.856 3.409.344 1.922.306 18,45 -8.934.512 -72,38


LNTC -6.608.773 -5.471.511 -2.265.483 1.137.262 17,21 3.206.028 -58,59


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

của cơng ty biến động khơng ñồng ñều. Ở năm 2007, tổng lợi nhuận của công ty
ñã tăng hơn so với năm 2006 là 82,76%; trong đó lợi nhuận từ hoạt ñộng kinh
doanh ñã tăng lên 18,45%, hoạt ñộng tài chính là 17,21% và nhiều nhất là sự tăng
lên của lợi nhuận bất thường 173,04%. Nhưng qua năm 2008, tổng lợi nhuận này
lại giảm một cách ñột ngột, giảm xuống chỉ còn -98,62% so với năm 2007. Trong
đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 72,38%; giảm nhiều nhất là lợi nhuận
bất thường, lợi nhuận từ hoạt động tài chính có tăng lên (58,59%) nhưng vẫn
khơng đủ bù ñắp vào sự thiếu hụt từ hai hoạt ñộng trên làm cho tổng lợi nhuận
của công ty bị giảm. ðể làm rõ hơn vì sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy chúng
ta sẽ đi phân tích từng hoạt ñộng


<b>Bảng 2: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ðỘNG KINH DOANH </b>



<b>ðVT: 1.000 ñồng </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2008 </b>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>2006 </b>


<b>(1) </b>


<b>2007 </b>
<b>(2) </b>


<b>2008 </b>
<b>(3) </b>


± <b>% </b> ± <b>% </b>


<b>Tổng DT </b> <i>608.152.369 583.571.045 638.602.972 -24.581.324 </i> -4,04 55.031.927 9,43


Các khoản


giảm trừ - - - -


<b>DT Thuần </b> <i><b>608.152.369 583.571.045 638.602.972 -24.581.324 </b></i> <b>-4,04 55.031.927 </b> <b>9,43 </b>


GVHB 556.063.045 533.547.227 572,736,463 -22.515.818 -4,05 39.189.236 7,34
CPBH 28.146.097 24,288,182 39,138,835 -3.857.915 -13,7 14.850.654 61,14


CPQL 13.521.677 13,391,780 23,318,320 -129.897 -0,09 9.926.549 74,12


<b>LN thuần </b> <b>10.421.550 </b> <b>12,343,856 </b> <b>3,409,345 </b> <b>1.922.306 </b> <b>18,45 -5.728.484 -72,38</b>


GVHB/DT


thuần 91,43% 91,42% 89.69% - - - -


CPBH – QL/


DT thuần 6,85% 6.46% 9.78% - - - -


<i>Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh </i>
<i>Ghi chú: _ GVHB: Giá vốn hàng bán </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Thông qua bảng số liệu ta cũng thấy ñược, tuy doanh thu của năm 2007 là
thấp nhất trong 3 năm nhưng ñây lại là năm ñạt ñược lợi nhuận cao nhất. Nguyên
nhân làm cho doanh thu của năm 2007 bị sụt giảm là do vào năm này, tình hình


cạnh tranh gay gắt, nhiều công ty mới ñã xuất hiện và ñưa ra mức giá thấp
hơn giá của công ty. Tuy nhiên với mục tiêu là giữ vững uy tín, cơng ty đã khơng


cạnh tranh bằng việc cắt giảm giá dịch vụ nên dẫn ñến bị mất ñi một số hợp ñồng
kinh doanh ủy thác xuất khẩu của một số công ty trong nước và làm cho doanh
thu từ hoạt ñộng này bị giảm. Một nguyên nhân khác nữa là, năm 2007 cơng ty
đang tập trung ñầu tư kinh doanh một số lĩnh vực mới như bất động sản,… ðây
là những khoản đầu tư địi hỏi trong thời gian dài mới có thể thu hồi được vốn
nhưng chi phí ban đầu lại cao nên ñã làm tổng doanh thu của năm 2007 giảm so
với năm năm 2006 là 4,04%. Mặc dù có sự sụt giảm doanh thu như vậy, nhưng
do năm 2007 cơng ty đã tìm được nơi cung cấp nguồn nguyên liệu ñầu vào với


giá ổn ñịnh làm cho giá vốn hàng bán của năm 2007 ñã giảm ñi 4,05% so với
năm 2006. Tuy phần trăm giá trị giảm khơng đáng kể nhưng nó cũng góp phần là
lợi nhuận của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 do ñặc ñiểm của ngành sản
xuất là có giá vốn hàng bán rất lớn nên sự tăng hay giảm của khoản chi phí này
sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

làm giá hóa chất trên thế giới cũng tăng cao nên cơng ty phải mua nguồn nguyên
phụ liệu với giá cao. Thêm vào đó, để mở rộng sản xuất cơng ty ñã tuyển thêm
lao ñộng cho công ñoạn sản xuất. ðiều này đã đẩy chi phí nhân cơng tăng lên
góp phần làm tăng giá vốn hàng bán. Mặt khác, nếu như ở năm 2007, do có sự cố
gắng nỗ lực hết mình của tồn thể cán bộ công nhân viên trong tồn cơng ty
nhằm hồn thiện các khâu trong quá trình tổ chức và tiêu thụ qua đó đã làm giảm
chi phí bán hàng (-13,7%) và quản lí doanh nghiệp (-0,09) thì qua năm 2008, hai
chi phí này lại tăng lên đột biến. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do tình hình kinh tế
có nhiều bất ổn làm tăng phí vận tải, phí bảo hiểm. Mà các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ phần lớn là cồng kềnh hoặc dễ vỡ, thêm vào đó là thị trường xuất khẩu có vị
trí địa lý xa xơi nên đã làm tăng chi phí trong hoạt xúc tiến thương mại như tham
gia hội chợ triễn lãm. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí cũng tăng theo nên đã làm cho lợi nhuận
từ hoạt ñộng kinh doanh năm 2008 giảm ñi 72,38% so với lợi nhuận của năm
2007.


<b>Bảng 3: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ðỘNG TÀI CHÍNH </b>


<b>ðVT: 1.000 đồng </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>


<b>2007/2008 </b>
<b>Chỉ </b>


<b>tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


± <b>% </b> ± <b>% </b>


<b>DT </b> 4.539.866 7,619,954 9,088,955 3.080.088 67,8 -1.469.001 -19.28


<b>CP </b> 11.148.639 13,091,465 11,354,438 1.942.826 17,43 -1.737.027 -13.27


<b>LN </b> -6,608,773 -5,471,511 -2,265,483 1,137,262 17.21 3,206,028 58.59


<i>Nguồn: Báo cáo hoạt ñộng kinh doanh </i>


<i>Ghi chú: _ DT: Doanh thu </i> <i>_ CP: Chi phí </i> <i>_ LN: Lợi nhuận </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

giá trị của hợp đồng có được mà trong năm cơng ty vay tiền ngân hàng nhiều hay
ít, ngồi ra chi phí trả lãi tiền vay cịn phụ thuộc vào cơng tác thu hồi công nợ của
công ty, nếu việc thu hồi cơng nợ chậm thì cơng ty phải chịu khoản lãi tiền vay
kéo dài làm ảnh hưởng ñến lợi nhuận của công ty. Năm 2007 chi phí cho hoạt
động tài chính đã tăng lên 17,43% là do một phần công ty phải trả lãi vay cho
ngân hàng; hai là ñể giữ mối quan hệ kinh doanh với một số khách hàng lâu năm
công ty ñã chấp nhận chậm thu hồi nợ nên dẫn tới chí phí hoạt động tài chính
năm 2007 tăng lên


<b>Bảng 4: LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG </b>


<b>ðVT: 1.000 ñồng </b>



<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2008 </b>
<b>Chỉ </b>


<b>tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


± <b>% </b> ± <b>% </b>


<b>DT </b> 205.236 407,147 40,040 201.911 98.3 <b>-367.105 </b> -90.17


<b>CP </b> 98.886 116,766 1,084,897 17.880 18,8 <b>968.131 829.12 </b>
<b>LN </b> 106,350 290,381 -1,044,857 184,031 173.04 -1,335,256 -459.83


<i>Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh </i>


<i>Ghi chú: _ DT: Doanh thu </i> <i>_ CP: Chi phí </i> <i>_ LN: Lợi nhuận </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

-7000000
-5000000
-3000000
-1000000
1000000
3000000
5000000
7000000
9000000
11000000


13000000


LNHðKD LNTC LNBT LN


<b>N</b>


<b>g</b>


<b>à</b>


<b>n</b>


<b> ñ</b>


<b>ồn</b>


<b>g</b>


2006

2007

2008



<b>Biểu ñồ 1: LỢI NHUẬN CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM </b>


Tóm lại, từ biểu ñồ 1 cho ta thấy do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công
ty là sản xuất nên tất yếu ñây sẽ là hoạt ñộng mang lại lợi nhuận nhất cho cơng
ty. Cịn lợi nhuận từ hoạt ñộng tài chính cũng như lợi nhuận từ hoạt ñộng bất
thường chỉ nhằm mục đích là tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty trong việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Thế nhưng, qua 3
năm phân tích, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chỉ là các con số âm. Nó chẳng
những khơng tạo thêm giá trị mà ngược lại còn làm giảm giá trị lợi nhuận của
công ty. Cịn lợi nhuận từ hoạt động bất thường thì lại tăng giảm đột ngột cũng


gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động cơng ty. Do giới hạn trong ñề tài nghiên
cứu nên ở ñây chúng ta sẽ không ñi sâu hơn trong việc phân tích các chỉ tiêu khác
nhưng qua đó, ta cũng thấy được cơng ty cần phải có những biện pháp tích cực
hơn nữa trong việc quản lý hai hoạt động này.


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP </b>
<b>KHẨU TẠI CÔNG TY </b>


<i><b>4.2.1_ ðặc ñiểm của hoạt ñộng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại </b></i>
<i><b>công ty Artexport </b></i>


<b>4.2.1.1) Hoạt động giao nhận của cơng ty mang tính thời vụ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

như vào thời ñiểm ñầu năm, hoạt ñộng giao nhận thường giảm sút do khối lượng
hàng vận chuyển thấp. Trong các tháng tiếp theo, các doanh nghiệp bắt ñầu lên
kế hoạch cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của mình, nhưng thời điểm này họ
cũng chỉ nhập khẩu một số máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho dây chuyền
sản xuất. Hoạt ñộng giao nhận ở thời ñiểm này cũng khá hạn chế. Chỉ ñến tháng
4, khi mà các nhà máy cho ra sản phẩm, hoạt ñộng giao nhận mới trở nên nhộn
nhịp. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở thời điểm này là rất lớn ở cả hàng xuất lẫn
hàng nhập. Nhưng ñến tháng 9, tháng 10 lại là mùa hàng xuống (down season),
vì đây là thời điểm mà ở các nước châu Âu, người dân thường dành thời gian cho
việc du lịch. Và cũng thời gian này, hàng phục vụ cho lễ Giáng Sinh, Tết mới
ñược lên kế hoạch sản xuất.


Chỉ ñến gần cuối năm khi mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh,
nhằm phục vụ cho Giáng Sinh, tết Tây, hay Tết cổ truyền ở châu Á thì những
người làm giao nhận mới thực sự bận rộn. Lượng hàng giao nhận cuối năm rất
phong phú về chủng loại lẫn số lượng. Nhu cần giao nhận tăng gấp nhiều lần so
với những tháng trước. Tính thời vụ đã khiến cho hoạt động của cơng ty khơng


ổn ñịnh, kết quả kinh doanh theo tháng khơng đồng ñều. Qua ñó ta thấy, nắm
được đặc thù của ngành mình là rất quan trọng, nó giúp cho cơng ty có kế hoạch
kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm nhất.


<b>4.2.1.2) Công ty chưa có phương tiện phục vụ cho hoạt ñộng giao </b>
<b>nhận vận tải biển </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>4.2.2_ Phân tắch tình hình kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu </b></i>
<b>4.2.2.1) đánh giá về tình hình kinh doanh giao nhận trong hoạt ựộng </b>
<b>kinh doanh của công ty </b>


Xu thế thị trường hóa và ngày càng hội nhập của ñất nước ñã mang ñến
cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn. ðây là một điều
tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. Các doanh nghiệp nói chung và cơng ty
Artexport nói riêng khơng thể làm gì khác hơn là phải tuân theo những qui luật
của nó nếu khơng muốn nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Với bề dày kinh
nghiệm cùng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh ñạo cũng như toàn thể
nhân viên cơng ty, nhìn chung trong thời gian qua, cơng ty Artexport ñã gặt hái
ñược những thành cơng nhất định, tạo chỗ ñứng vững chắc cho mình trên thị
trường. ðiều đó được thể hiện như sau:


<b>Bảng 5: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN TẠI </b>
<b>CÔNG TY ARTEXPORT </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>2008/2007 </b>



<b>CHỈ TIÊU </b> <b>ðVT </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


± <b>% </b> ± <b>% </b>


<b>SL GN </b> Tấn 4.486 5.965 6.264 1.479 32,96 299 5.01


<b>DT - HðGN 1.000 ñồng </b> <sub>2,585,401 </sub> <sub>3,662,428 3,854,286 1,077,027 41,66 </sub> <sub>191,858 </sub> <sub>5,24 </sub>


<b>CP - HðGN 1.000 ñồng </b> <sub>1,154,492 </sub> <sub>1,302,143 1,630,746 </sub> <sub>147,651 12,79 </sub> <sub>328,603 25,23 </sub>


<b>LN - HðGN 1.000 ñồng </b> <b><sub>1,430,909 </sub></b> <b><sub>2,360,285 2,223,540 </sub></b> <sub>929,376 64,95 -136,745 -5,79 </sub>


<b>TS LN/DT </b> % <sub>55,35 </sub> <sub>64,44 </sub> <sub>57,69 </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub>


<b>TS CP/DT </b> % <sub>44,65 </sub> <sub>35,55 </sub> <sub>42,31 </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub>


<b>LN cịn lại </b> 1.000 đồng <sub>9,190,641 10,283,571 1,185,805 </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub>


<b>TỔNG </b> 1.000 ñồng 10,421,550 12,343,856 3,409,345 - - - -


<i>Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phịng kế tốn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

với năm 2007, mức chênh lệch chỉ có 299 tấn. Sự gia tăng khơng đồng đều của
sản lượng ñã làm cho doanh thu biến động khơng đều, nghĩa là về mặt giá trị,
doanh thu của năm sau vẫn cao hơn so với năm trước, nhưng về tốc độ tăng
trưởng thì bị giảm. Cụ thể là, doanh thu của năm 2007 ñã tăng lên 41,66% so với
doanh thu của năm 2006. Còn ở năm 2008, doanh thu tuy có tăng lên, nhưng con
số tăng lên lại không bằng so với năm 2007, chỉ có tăng lên được 5,24%. Ngun
nhân của việc này là do: năm 2006 Việt Nam và Mỹ ñã kí với nhau Hiệp định
bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn và năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở


thành thành viên của WTO. ðây là hai sự kiện lớn ñối với nước ta, giúp Việt
Nam mở rộng mối quan hệ giao thương với các nước trên thế giới dẫn ñến sản
lượng xuất nhập khẩu của cả nước tăng lên và làm cho sản lượng giao nhận của
cơng ty nói riêng cũng tăng lên. Nhưng ñến năm 2008 lại xảy ra cuộc khủng
hoảng kinh tế và càng nghiêm trọng về cuối năm. ðây lại là thời ñiểm mà hoạt
ñộng giao nhận diễn ra tấp nập nhất, nhưng do khủng hoảng ñã làm giảm ñi sản
lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường thế giới (xem biểu ñồ 2 – tr. 42) dẫn
đến sản lượng giao nhận tại cơng ty cũng khơng tăng lên được nhiều và gây ảnh
hưởng trực tiếp ñến doanh thu của hoạt ñộng giao nhận tại cơng ty.


<b>Biểu đồ 2: MỨC ðỘ VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA KHƠ BẰNG ðƯỜNG </b>
<b>BIỂN TRÊN THẾ GIỚI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Nhìn đồ thị có thể thấy sự sụp ñổ của chỉ số BDI (Baltic Dry Index - chỉ
số thể hiện mức ñộ vận chuyển hàng hóa khơ bằng đường biển - loại trừ dầu mỏ
và khí hóa lỏng - trên thế giới) trong năm 2008. Ngày 10/10/2008 BDI giảm 9%
xuống còn 2503, mất 79% tính từ ñỉnh 11793 vào tháng 05/2008. ðến
24/10/2008, chỉ số BDI đã giảm tiếp cịn 1149, mất 90% từ đỉnh.


Nhìn chung kết quả thu được từ hoạt ñộng giao nhận qua 3 năm theo ñánh
giá tổng quan là khá tốt. Nhưng để có thể đánh giá một cách chính xác hơn nữa
tình hình thực hiện doanh thu nói chung thì cần phải liên hệ với chi phí nhằm loại
bỏ sự biến động của yếu tố giá cả. Ta có biểu đồ hiển thị như sau:



2000000
2500000
3000000
3500000
4000000


4500000
5000000


DT TT DT ð/C THEO CP


2006
<b>N</b>
<b>g</b>
<b>à</b>
<b>n</b>
<b> ñ</b>
<b>ồ</b>
<b>n</b>
<b>g</b>
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
5000000


DT TT DT ð/C THEO


CP 2007
<b>N</b>
<b>g</b>
<b>à</b>
<b>n</b>
<b> ñ</b>


<b>ồn</b>
<b>g</b>


Kết quả cho ta thấy, nếu liên hệ với chi phí thì kết quả kinh doanh khơng
phải như phân tích ở trên. Với chi phí thực tế đã bỏ ra ở năm 2007 là 1.302.143
ngàn đồng thì ñã có thể thu về ñược 2.916.054 ngàn ñồng, nhưng thực tế ñã thu
ñược ñến 3.662.428 ngàn ñồng tăng ñến 20,38%. ðiều này chứng tỏ hoạt ñộng
giao nhận của công ty trong năm 2007 là rất tốt. Trong khi đó, ở năm 2008 theo
phân tích trên thì doanh thu ñã tăng hơn doanh thu năm 2007 là 5,24% nhưng
thực tế với chi phí đã bỏ ra trong năm 2008 thì đáng lẽ ra doanh thu phải ñạt
ñược là 4.586.286 ngàn đồng chứ khơng phải 3.584.286 ngàn ñồng. Qua ñó ta
thấy, hoạt ñộng giao nhận của năm 2008 thực sự là giảm so với năm 2007 và
mức giảm cụ thể là 19%.


<b>Biểu ñồ 3: DOANH THU NĂM 2007 </b> <b>Biểu ñồ 4: DOANH THU NĂM 2008 </b>


<b>746.374 </b>
<b>(20,38%) </b>


<b>-732.376 </b>
<b>(-19%) </b>
_ DTTT: Doanh thu thực tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi
nhuận, ñiều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng hầu như yếu
tố chi phí đóng vai trị rất quan trọng. Nhìn chung, chi phí để phục vụ cho hoạt
ñộng giao nhận tăng ñều qua các năm. Nếu như chi phí năm 2007 chỉ tăng gấp
1,13 lần so với chi phí năm 2006 thì ở năm 2008 con số này ñã tăng gấp 1,25 lần
so với chi phí năm 2007. ðể biết nguyên nhân của việc tăng chi phí này là do đâu
chúng ta sẽ đi sâu phân tích chi tiết về khoản mục chi phí hoạt động giao nhận


của cơng ty trong 3 năm vừa qua.




<i><b>Phân tích chi phí theo cơ cấu tạo thành tổng chi phí của hoạt động </b></i>
<i><b>giao nhận </b></i>


<b>Bảng 6: CÁC CHI PHÍ CẤU THÀNH CHI PHÍ CỦA HOẠT ðỘNG </b>
<b>GIAO NHẬN </b>


<b>ðVT: 1.000 ñồng </b>


<b>2006 </b>
<b>(1) </b>


<b>2007 </b>
<b>(2) </b>


<b>2008 </b>
<b>(3) </b>
<b>CHỈ TIÊU </b>


<b>Giá Trị </b> <b>Tỷ </b>


<b>Trọng </b> <b>Giá Trị </b>


<b>Tỷ </b>


<b>Trọng </b> <b>Giá Trị </b>


<b>Tỷ </b>
<b>Trọng </b>



<b>% </b>
<b>TĂNG </b>
<b>(GIẢM) </b>
<b>(2)/(1) </b>


<b>% </b>
<b>TĂNG </b>
<b>(GIẢM) </b>


<b>(3)/(2) </b>


<b>NL, VT, DC </b> 79.806 <b><sub>6,91 </sub></b> 107.495 <b><sub>8,26 </sub></b> 201.126 <b><sub>12,33 </sub></b> <b><sub>34,70 </sub></b> <b><sub>87,10 </sub></b>


<b>Lương </b> 395.280 <b><sub>34,24 </sub></b> 428.560 <b><sub>32,91 </sub></b> 445.890 <b><sub>27,34 </sub></b> <b><sub>8,42 </sub></b> <b><sub>4,04 </sub></b>


<b>KH TSCð </b> 106.327 <b><sub>9,21 </sub></b> 117.091 <b><sub>8,99 </sub></b> 163.217 <b><sub>10,01 </sub></b> <b><sub>10,12 </sub></b> <b><sub>39,39 </sub></b>


<b>DV mua ngoài 559.675 </b> <b><sub>48,48 </sub></b> 601.018 <b><sub>46,16 </sub></b> 718.288 <b><sub>44,05 </sub></b> <b><sub>7,39 </sub></b> <b><sub>19,51 </sub></b>


<b>Chi phí khác </b> 13.404 <b><sub>1,16 </sub></b> 47.979 <b><sub>3,68 </sub></b> 102.225 <b><sub>6,27 </sub></b> <b><sub>257,9 </sub></b> <b><sub>113,06 </sub></b>


<b>TỔNG </b> 1.154.492 <b><sub>100 1.302.143 </sub></b> <b><sub>100 1.630.746 </sub></b> <b><sub>100 </sub></b> - -


<i>Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phịng kế tốn. </i>


<i>Ghi chú: NL = Nhiên liệu, VT = Vật tư, DC = Dụng cụ, DV = Dịch vụ </i>
<i>KH TSCð: Khấu hao tài sản cố định </i>


 <i><b>Chi phí dịch vụ mua ngồi </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Thơng thường các khoản mục thuộc chi phí dịch vụ mua ngoài như là: chi phí
điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định th ngồi, tiền th kiểm
tốn viên, tư vấn, quảng cáo,… Nhìn chung khoản mục chi phí này tăng đều qua
các năm. Ngun nhân là do cơng ty khơng có các bãi chứa container. Thêm vào
đó, phần lớn hàng hóa cơng ty hợp ñồng giao nhận trong năm 2007 lại là hàng
ngun cont nên cơng ty đã phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc thuê các
bãi container của các doanh nghiệp khác. Qua năm 2008, chi phí cho dịch vụ
mua ngồi lại tiếp tục tăng hơn năm 2007 là 19,51%. Có nhiều nguyên nhân tác
ñộng ñến việc gia tăng khoản mục chi phí này nhưng trong đó ngun nhân chủ
yếu là do trong năm nay, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ để tăng khả năng cạnh
tranh trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động bất thường, cơng ty đã mạnh
dạn cho sữa chữa lại các phương tiện vận chuyển như xe nâng, xe kéo, sơ mi
remooc,…để có thể tận dụng tối ña năng suất hoạt ñộng của các phương tiện.
Ngoài ra, việc tăng cường cho hoạt động quảng cáo cũng làm cơng ty tốn khơng
ít chi phí.


 <i><b>Chi phí tiền lương </b></i>


Có tỷ trọng xếp thứ hai trong cơ cấu chi phí tạo thành chi phí hoạt động
giao nhận là tiền lương (bao gồm lương của nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ
và lương của nhân viên văn phịng, các khoản phụ cấp có tính chất lương). Cũng
giống như chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí tiền lương cũng có xu hướng tăng
dần qua các năm. Tuy nhiên, phần trăm tăng chi phí lương của năm 2008/2007
(4,04%) khơng đáng kể so với phần tăng thêm của chi phí lương năm 2007/2006
(8,42%). Nguyên nhân làm cho tiền lương năm 2007 tăng hơn 8,42% so với tiền
lương năm 2006 là do năm 2007 sản lượng hàng hóa giao nhận tăng lên buộc
công ty phải tuyển thêm nhân sự và sắp xếp lại thời gian lao ñộng là 3 ca/ngày
cho ñảm bảo không bị trễ tiến ñộ. Việc phải trả thêm lương và phụ cấp ca đêm
30% đã làm cho chi phí lương của năm 2007 tăng lên.



 <i><b>Chi phí nhiên liệu, vật tư, dụng cụ - Chi phí khấu hao tài sản cố </b></i>
<i><b>ñị</b><b>nh – Chi phí khác </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

này cũng như giống như khoản mục chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí lương,
nghĩa là đều tăng qua 3 năm. ðối với chi phí nhiên liệu, vật tư, dụng cụ: nếu như
nguyên nhân làm cho chi phí này của năm 2007 tăng 34,7% so với năm 2006 là
do sản lượng giao nhận tăng lên, mức ñộ sử dụng phương tiện vận chuyển của
công ty cũng phải tăng lên nên phải tốn nhiều nhiên liệu hơn thì qua năm 2008
nguyên nhân chủ yếu lại là do tình hình giá xăng dầu bất ổn, ñỉnh ñiểm của sự
tăng giá này là vào tháng 7/2008 với mức giá là 19.000 đồng/lít đã làm cơng ty
gặp khơng ít khó khăn. Thêm vào đó, việc công ty phải mua sắm thêm một số
thiết bị văn phòng, cũng như việc ñầu tư thêm một số phương tiện trong vận
chuyển đã góp phần đẩy chi phí ở khoản mục này tăng lên. ðồng thời ñây cũng
là lý do làm cho chi phí khấu hao qua các năm đều tăng. Cịn đối với khoản mục
chi phí khác: ngun nhân làm cho chi phí này tăng là do cơng ty có đợt tuyển
dụng nhân sự vào năm 2007, qua năm 2008 lại phải bỏ ra thêm chi phí ñể ñào tạo
cho nguồn nhân lực mới cũng như là nâng cao bồi dưỡng kiến thức cho ñội ngũ
cán bộ cũ. Mặt khác, các chi phí như hội nghị, giao dịch ñối ngoại, tiếp thị nhằm
củng cố duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm những khách
hàng tiềm năng của cơng ty cũng đã làm tăng khoản mục chi phí này của công ty.


34.24%
Lương
6.91%
NL, VT,
DC
9.21%
KH
TSCð


1.16%
CP khác
48.48%
DV mua
ngoài

3.68%
CP
khác
46.16%
DV mua
ngoài
8.99%
KH
TSCð
8.26%
NL,
VT, DC
32.91%
Lương


<b>Biểu đồ 5: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA HOẠT ðỘNG GIAO NHẬN </b>
<b>QUA 3 NĂM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

6% CP
khác


12%
NL, VT,



DC


10% KH
TSCð
45% DV


mua


ngồi <sub>27% </sub>


Lương


<b>Biểu đồ 5: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA HOẠT ðỘNG GIAO NHẬN </b>
<b>QUA 3 NĂM </b>


Tóm lại, trong 3 năm hoạt động của cơng ty, có thể nói năm 2007 là năm
mà cơng ty hoạt động có hiệu quả nhất. ðiều này được thể hiện rất rõ thông qua
chỉ tiêu tỉ suất LN/DT và tỉ suất CP/DT. Năm 2007, công ty ñã ñược tỉ suất
LN/DT là 66,44 (nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu, cơng ty sẽ thu về ñược 66,44
lợi nhuận – một con số khá ấn tượng), vượt năm 2006 là 9,09 và hơn cả năm
2008 là 6,75. Còn ở chi tiêu tỉ suất CP/DT, thì cơng ty đạt mức là 35,55% (để tạo
ra 100 doanh thu, chỉ cần tốn 35,55 đồng chi phí), thấp hơn so với năm 2006 là
9,1% và so với năm 2007 là 6,06%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000


3,000,000
3,500,000
4,000,000
4,500,000


2006 2007 2008


<b>Nă<sub>m</sub></b>


<b>N</b>
<b>g</b>
<b>à</b>
<b>n</b>
<b>ñ</b>
<b>ồ</b>
<b>n</b>
<b>g</b>
0
1
2
3
4
5
6
7
<b>N</b>
<b>g</b>
<b>à</b>
<b>n</b>
<b> t</b>


<b>ấ</b>
<b>n</b>
DT
CP
LN


Sản lượng


<b>Biểu ñồ 6: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN CỦA </b>
<b>CƠNG TY ARTEXPORT QUA 3 NĂM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
12,000,000
14,000,000


2006

2007

2008



<b>N</b>


<b>g</b>


<b>à</b>


<b>n</b>



<b> đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


LN cịn lại



LN từ HðGN



<b>Biểu đồ 7: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ðỘNG GIAO NHẬN VÀ TỪ HOẠT </b>
<b>ðỘNG KINH DOANH KHÁC CỦA CÔNG TY </b>


Tuy lợi nhuận của hoạt ñộng giao nhận chỉ đóng góp một phần nhỏ vào
tổng lợi nhuận công ty nhưng khơng vì thế mà loại bỏ nó đi vì có 3 nguyên nhân:


Một là, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu hàng
thủ cơng mỹ nghệ, nên đây là bộ phận mang lại nhiều lợi nhuận cho cơng ty. Mặt
khác thay vì phải th các cơng ty khác giao nhận hàng hóa cho mình thì cơng ty
có thể tự làm việc này, vừa có thể chủ động được cơng việc của mình, đảm bảo
được uy tín với khách hàng thêm vào đó với nghiệp vụ sẵn có, cơng ty có thể
cung cấp dịch vụ giao nhận cho các công ty khác không chun về lĩnh vực này,
hoặc có qui mơ sản xuất nhỏ, từ đó giúp tạo thêm thu nhập cho công ty, phân tán
rủi ro.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

phận giao nhận sẽ cho mức lợi nhuận là 78,82 ñồng so với mức sinh lợi của bộ
phận kinh doanh khác là 33,41 ñồng cao hơn ñến 64,55 ñồng. ðiều này có ý
nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với công ty nhất là ñang trong giai ñoạn bất ổn của


nền kinh tế hiện nay, hoạt ñộng này sẽ ñem lại lợi nhuận trong ngắn hạn, góp
phần bù đắp những chi phí khác giảm mức thiệt hại cho công ty.


<b>Bảng 7: BÁO CÁO THU NHẬP DẠNG ðẢM PHÍ NĂM 2008 </b>
<b>ðVT: 1.000 đồng </b>
<b>LĨNH VỰC HOẠT ðỘNG </b>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>TỔNG </b>


<b>CỘNG </b> <b>GIAO </b>


<b>NHẬN </b>


<b>KINH DOANH </b>
<b>KHÁC </b>


<b>DT </b> 638.602.972 2,585,401 636.017.571


<b>Trừ CPKB </b> 424.066.296 547.582 423.518.714


<b>Tổng số dư đảm phí </b> 214.536.676 2.037.819 212.498.857


<b>Tỷ lệ SDðP (%) </b> <b>78,82 </b> <b>33,41 </b>


<i>Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phịng kế tốn </i>


<i>Ghi chú: _ CPKB: Chi phí khả biến </i> <i>_ SDðP: Số dư đảm phí </i>


<b>4.2.2.2) Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận theo mặt hàng </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bảng 8: CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAO NHẬN QUA 3 NĂM TẠI </b>
<b>CƠNG TY </b>


<b>ðVT: 1.000 đồng </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


<b> NĂM </b>


<b>MẶT HÀNG </b>


<b>Giá trị </b> <b>Tỷ </b>


<b>trọng </b> <b>Giá trị </b>


<b>Tỷ </b>


<b>trọng </b> <b>Giá trị </b>


<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>Thủ công mỹ nghệ </b> <sub>792.182 </sub> <b><sub>32,57 1.158.037 </sub></b> <b><sub>31,62 </sub></b> <sub>1.281.756 </sub> <b><sub>33,26 </sub></b>


<b>Dệt may </b> <sub>542.080 </sub> <b><sub>20,97 </sub></b> <sub>785.359 </sub> <b><sub>21,44 </sub></b> <sub>837.284 </sub> <b><sub>21,72 </sub></b>


<b>Nông sản </b> <sub>567.990 </sub> <b><sub>18,10 </sub></b> <sub>531.544 </sub> <b><sub>14,51 </sub></b> <sub>498.690 </sub> <b><sub>12,94 </sub></b>


<b>Máy móc thiết bị </b> <sub>291.630 </sub> <b><sub>11,28 </sub></b> <sub>485.283 </sub> <b><sub>13,25 </sub></b> <sub>420.391 </sub> <b><sub>10,91 </sub></b>
<b>Linh kiện ñiện tử </b> <sub>218.540 </sub> <b><sub>10,39 </sub></b> <sub>419.245 </sub> <b><sub>11,45 </sub></b> <sub>443.826 </sub> <b><sub>11,52 </sub></b>
<b>Mặt hàng khác </b> <sub>172.979 </sub> <b><sub>6,69 </sub></b> <sub>282.960 </sub> <b><sub>7,33 </sub></b> <sub>372.339 </sub> <b><sub>9,66 </sub></b>



<b>TỔNG </b> <sub>2.585.401 </sub> <b><sub>100 3.662.428 </sub></b> <b><sub>100 </sub></b> <sub>3.854.286 </sub> <b><sub>100 </sub></b>


<i>Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ của bộ phận giao nhận </i>


<b>Thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty, giá </b>


trị giao nhận cho mặt hàng này luôn tăng ựều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng
khá lớn trong cơ cấu giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta ựều biết, trong những
năm gần ựây, thủ công mỹ nghệ cũng là một trong số những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Nó khơng chỉ ựem lại nguồn ngoại tệ to lớn cho ựất nước
mà còn ựóng góp vào doanh thu của các cơng ty giao nhận nói chung và của cơng
ty nói riêng. Hơn thế nữa, mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty lại là
hàng thủ cơng mỹ nghệ, nên cơng ty có thể nắm rõ những qui ựịnh thủ tục dành
riêng cho mặt hàng này cũng như là có nhiều mối quan hệ với những khách hàng
cùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực. đó là lý do vì sao dẫn ựến giá trị giao nhận
của mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng ựều qua các năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

tiếp tục tăng lên 21,72% ở năm 2008. Nếu như cuộc suy thối kinh tế năm 2008
đã làm giảm giá trị của một số mặt hàng thì điều đó lại khơng gây ảnh hưởng đến
ngày dệt may của Việt Nam. Thêm vào đó, ngành dệt may ñã ñược bỏ quota nên
làm cho tăng sản lượng xuất khẩu, dẫn ñên tăng giá trị giao nhận cho cơng ty.


<b>Cịn đối với mặt hàng nơng sản, do năm 2007 có những đợt thiên tai liên </b>
tiếp, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tồn tại dai dẳng, giá cả vật tư, thức
ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục, ñã khiến cho sản lượng xuất khẩu của năm 2007
giảm 15% so với năm 2006 và kéo dài ñến năm 2008 lại là những bất ổn của nền
kinh tế vì thế giá trị giao nhận hàng nông sản tại công ty liên tục giảm qua 3 năm.
Mặt khác, một số doanh nghiệp là khách hàng của cơng ty đã phải bỏ hợp ñồng
và chịu phạt do chưa kịp giao hàng cho ñối tác thì giá thu mua trong nước ñã


tăng cao. Giá trị giao nhận của mặt hàng này ở năm 2007 chỉ cịn 531.544 ngàn
đồng, thấp hơn 2006 là 36.446 ngàn ñồng (6,41%) và sang năm 2008 con số này
chỉ còn 498.690 giảm thêm 32.854 ngàn ñồng tương ứng tỉ lệ là 6,18%. Tuy
nhiên, nông sản vẫn là mặt hàng có giá trị đóng góp vào doanh thu của cơng ty
đứng thứ 3 sau hai mặt thủ công mỹ nghệ và dệt may.


ðứng ở vị trí thứ 4 trong việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp là mặt


<b>hàng máy móc thiết bị và linh kiện ñiện tử. Hiện giờ mức đóng góp của các </b>


mặt hàng này là khơng cao, tổng tỷ trọng của cả hai qua 3 năm lần lượt là 21,67 –
24,7 và 22,43 nhưng trong tương lai ñây sẽ là hai mặt hàng mang lại giá trị cao
cho công ty khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng có xu hướng phát triển theo
cơ cấu tăng tỉ trọng công nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>4.2.2.3) Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận theo thị trường </b>


<b>Bảng 9: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN </b>


<b>ðVT: 1.000 ñồng </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


<b> NĂM </b>


<b>THỊ TRƯỜNG </b>


<b>Giá trị </b> <b>Tỷ </b>


<b>trọng </b> <b>Giá trị </b>



<b>Tỷ </b>


<b>trọng </b> <b>Giá trị </b>


<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>


<b>MỸ </b> <sub>571.343 </sub> <b><sub>22,10 </sub></b> <sub>879.278 </sub> <b><sub>24,01 </sub></b> <sub>868.192 </sub> <b><sub>22,53 </sub></b>


<b>EU </b> <sub>532.198 </sub> <b><sub>20,58 </sub></b> <sub>751.934 </sub> <b><sub>20,53 </sub></b> <sub>629.431 </sub> <b><sub>16,33 </sub></b>


<b>NHẬT BẢN </b> <sub>528.365 </sub> <b><sub>20,44 </sub></b> <sub>705.817 </sub> <b><sub>19,27 </sub></b> <sub>529.989 </sub> <b><sub>13,75 </sub></b>


<b>TRUNG QUỐC </b> <sub>478.061 </sub> <b><sub>18,49 </sub></b> <sub>586.250 </sub> <b><sub>16,01 </sub></b> <sub>641.213 </sub> <b><sub>16,64 </sub></b>


<b>ASEAN </b> <sub>384.286 </sub> <b><sub>14,86 </sub></b> <sub>549.875 </sub> <b><sub>15,01 </sub></b> <sub>662.543 </sub> <b><sub>17,19 </sub></b>


<b>TRUNG ðÔNG – C. PHI </b> <sub>91.148 </sub> <b><sub>3,53 </sub></b> <sub>189.274 </sub> <b><sub>5,17 </sub></b> <sub>522.918 </sub> <b><sub>13,57 </sub></b>


<b>TỔNG </b> <b><sub>2.585.401 </sub></b> <b><sub>100 3.662.428 </sub></b> <b><sub>100 </sub></b> <b><sub>3.854.286 </sub></b> <b><sub>100 </sub></b>


<i>Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ của bộ phận giao nhận </i>
 <i><b>Thị trường Mỹ - EU – Nhật Bản </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giảm này như đã được nói từ lúc đầu
là do ñây là 3 khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt khủng hoảng tài chính
vừa qua đã làm cho sản lượng vận chuyển bị giảm. Cuộc khủng hoảng ñã tạo ra
mối ñe dọa rất lớn lên thương mại quốc tế thông qua L/C. ðơn giản vì khi các
ngân hàng khơng cịn cho vay nữa thì một trong những loại hợp ñồng cho vay bị


ngưng lại là mở L/C cho các nhà nhập khẩu. Hiện nay chi phí mở L/C ñã tăng từ
1-1,25% lên 3 - 4% giá trị hợp đồng nhập khẩu dẫn đến hàng hóa bị tồn ñọng ở
các cảng của Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, hầu như các khách hàng của cơng ty
đều dùng L/C làm phương thức thanh tốn cho mình. Việc chậm thanh tốn của
các đối tác nước ngồi đã làm cho các khách hàng của công ty buộc phải cắt
giảm sản lượng hàng hóa qua các thị trường đó. Ngoài ra ở từng thị trường cũng
<b>tồn tại một số hạn chế nhất ñịnh. Chẳng hạn như ở thị trường Mỹ nguyên nhân </b>
khiến lượng hàng giao nhận bị giảm là do chính sách giám sát hàng dệt may, các
quy định mới của đạo luật nơng nghiệp (Farm Bill 2008). Cụ thể, ðạo luật Farm
Bill 2008 ñược Quốc hội Mỹ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600
mục, trong đó có 2 mục có khả năng tác ñộng nhiều nhất ñến thương mại với
Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt ñộng ñốn gỗ bất hợp pháp và mục
3301- gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm). Mục 8204 u cầu về khai báo thực vật
bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy ñịnh này. Theo ñó khi xuất
khẩu bất kỳ thực vật nào vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một
bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: tên khoa học (gồm tên chi - genus và lồi -
species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu
và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị ño lường); tên của quốc gia- nơi
thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch). ðối với sản phẩm thực vật trong đó gồm
nhiều lồi hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà khơng biết chính xác tên lồi
hoặc tên quốc gia, thì u cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có
khả năng là đúng…


<b>Ở thị trường EU, ngun nhân dẫn ñến giảm lượng hàng vận chuyển lại </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Trung Hải, vịnh Aden (giáp Yêmen ở phía châu Á và Xơmali thuộc châu Phi) -
nên đã làm gia tăng nạn cướp biển ở khu vực này (xem sơ ñồ 5 trang 56). Cho
nên, các chuyến hàng khởi hành từ châu Á ñến châu Âu ñều phải chịu tiền bảo
hiểm cao và đóng thêm phụ phí cướp biển, dẫn ñến giá cước vận chuyển của
tuyến ñường hàng hải này ñã cao nay còn cao hơn nữa. Cịn nếu như khơng đi


qua vịnh Eden và kênh ñào Suez, các tàu vận chuyển hàng hố phải vịng xuống
tận mũi Hảo Vọng của Nam Phi, dài thêm hàng ngàn kilơmét đường biển, tốn rất
nhiều kinh phí. Theo tính tốn của IMB, chi phí cho việc vận hành các tàu lớn từ
20.000 ñến 30.000 USD mỗi ngày, và các chuyến tàu hàng sẽ phải mất thêm từ
15 ñến 20 ngày để đi vịng qua mũi Hảo Vọng; do đó, chi phí vận chuyển sẽ đội
lên rất nhiều, đẩy giá thành hàng hố nhập khẩu lên cao, điều mà mọi nhà xuất
khẩu cũng như vận tải hàng hố đều khơng muốn.


<b>Cịn đối với thị trường Nhật, là ñất nước có trình độ khoa học kĩ thuật </b>
cao, hàng hóa sản xuất ra ñều ñạt chất lượng rất tốt nên ñược các nước tin dùng
trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, giá cả hàng hóa của Nhật lại quá cao nên ñã
hạn chế phần nào hàng nhập khẩu. Vì thế một số nhà nhập khẩu trong đó có
khách hàng của cơng ty đã chuyển sang thị trường khác như Trung Quốc chẳng
hạn với giá cả cạnh tranh hơn nhiều.


 <i><b>Thị trường Trung Quốc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62></div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

 <i><b>Thị trường các nước ASEAN </b></i>


ðối với thị trường các nước ASEAN, trên thực tế, nếu xét về mặt ñịa lý thì
rõ ràng ASEAN có nhiều điểm mạnh hơn các thị trường khác như Mỹ, EU, Nhật
Bản nhưng do thị trường này có số lượng dân số khơng q đơng, về hàng hóa
xuất nhập khẩu thì lại có tính tương đồng với Việt Nam nên nhu cầu tiêu thụ các
mặt hàng là thế mạnh của công ty như: nông sản, thủy sản, may mặc… không
cao. Tuy nhiên, giá trị mà thị trường này mang lại trong 3 năm qua lại tăng
trưởng ñều và chủ yếu là do các mặt hàng như ñiện tử và linh kiện ñiện tử, máy
vi tính và linh kiện, điện và dây cáp ñiện, dệt may,… mang lại. Và trong đó,
nước thuộc khối ASEAN mà cơng ty chủ yếu thực hiện giao dịch giao nhận ñầu
tiên phải kể đến là Singapore. Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch
tự do thơng thống, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore


khơng phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore ñược coi như thị trường
truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới
vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu
vực ASEAN. ðứng thứ hai là thị trường Malaysia chủ yếu với nhóm hàng nơng
sản và hàng cơng nghiệp, mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ là khơng đạt giá trị cao. Kế
đến là Indonesia, Philippines… Có được ñiều này là do khi gia nhập WTO, Việt
Nam sẽ có thể tận dụng đươc nguồn ngun liệu đầu vào chất lượng cao và rẻ do
cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Và những mặt hàng như máy móc thiết bị, linh
kiện điện tử là nhóm mặt hàng tận dụng cơng nghệ, đầu tư của các nước phát
triển và có thể cạnh tranh xuất khẩu sang các nước ASEAN.


 <i><b>Thị trường Trung đông Ờ Châu Phi </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

huyết mạch Á - Âu và nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi nên rất thuận
tiện ñể vận chuyển, ñưa hàng hoá thâm nhập vào các khu vực thị trường lân cận
nhưng vớinhững bất ổn về chính trị như chiến tranh ở Iraq, những cuộc xung ñột
về sắc tộc và tôn giáo giữa Palestine và Israel là những nguyên nhân khiến cho
công ty không mở rộng mạng lưới giao nhận tại các khu vực này. Mặt khác, u
cầu để có thể xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo là phải có giấy chứng nhận
<i>HALAL (Theo Ban ðại diện Cộng ñồng Hồi giáo Tp.HCM, HALAL là lời của </i>
<i>thương ñế Allah trong Thiên kinh Koran, ñược hiểu là “ñược phép” hoặc “hợp </i>
<i>pháp” về mặt Hồi giáo (ISLAM). Các sản phẩm HALAL tức là thượng ñế Allah </i>
<i>cho phép người Hồi giáo (Muslim) sử dụng). Thế nhưng bước sang năm 2007 và </i>
năm 2008, giá trị mà 2 thị trường này mang lại tăng lên ñột biến. Nếu như ở năm
2007 là 189.274 tăng hơn so với năm 2006 là 98.126 ngàn đồng thì năm 2008 ñã
tăng lên 522.918 ngàn ñồng, tương ứng với phần giá trị tăng thêm là 333.644
ngàn ñồng. Nguyên nhân khiến cho cơng ty quyết định mở rộng mạng lưới thị
trường là do:















<i>Một là, Chắnh phủ ựã chọn năm 2008 là "năm Trung đông" ựể khẳng </i>
ựịnh sự chú trọng của Việt Nam tới khu vực thị trường này, một khu vực thị
trường rộng lớn, giàu tiềm năng thuộc Tây Á, có sức tăng trưởng kinh tế rất
nhanh trung bình từ 4%- 16% và có nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.














Hai là, các thị trường truyền thống của cơng ty từ trước đến nay như:
EU, Hoa Kỳ, châu Á – Thái Bình Dương... đều trong tình trạng bão hịa. Nhu cầu
tại các thị trường này khơng có sự đột biến, nhất là giai đoạn khó khăn về kinh tế
đang diễn ra trên toàn cầu. Theo như một khách hàng của công ty là doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, hơn một năm nay, doanh nghiệp này hầu như
không tìm được thêm đối tác mới. Việc tìm thêm thị trường mới là vấn ñề cần
thiết trong bối cảnh các thị trường truyền thống không gia tăng nhu cầu. Hơn
nữa, hàng hóa xuất khẩu lại chịu quá nhiều rào cản kỹ thuật, trong khi không phải
khách hàng nào của cơng ty cũng đáp ứng được các u cầu ñó.












</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>Tóm lại, Mỹ, Nhật, EU tuy là ba thị trường mang lại giá trị nhiều nhất cho </b></i>


công ty. Thế nhưng, trong tình hình nền kinh tế bị khủng hoảng như hiện nay,
sản lượng vận chuyển ựã ựược bão hịa thì cơng ty khơng thể nào khai thác thêm


ựược gì nữa. Do ựó, công ty cần phải mở rộng mạng lưới giao dịch của mình
sang các thị trường khác như Trung Quốc, các nước ASEAN và ựặc biệt là khu
vực Trung đơng. Vì ựây là các khu vực ựang có tiềm năng và có vị trắ ựịa lý gần
với Việt Nam hơn nên sẽ có giá cước vận chuyển rẻ hơn so với các khu vực khác,
sẽ tiết kiệm ựược chi phắ và mang lại lợi nhuận cao hơn cho cơng ty.


<b>4.2.2.4) Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận theo nghiệp vụ xuất </b>
<b>khẩu – nhập khẩu. </b>


Tại công ty Artexport, sự chênh lệch về cơ cấu hàng hóa giao nhận theo
nghiệp vụ thể hiện ở sự không cân bằng trong sản lượng cũng như giá trị hàng
xuất – hàng nhập. Trong khi Việt Nam là một nước nhập siêu thì tỷ trọng giao
nhận hàng xuất tại Artexport lại luôn chiếm ưu thế, cịn hàng nhập chỉ chiếm ít
về số lượng nên dẫn tới giá trị giao nhận cũng nhỏ hơn.


<b>Bảng 10: CƠ CẤU GIAO NHẬN HÀNG HÓA THEO NGHIỆP VỤ </b>
<b>XUẤT NHẬP KHẨU </b>


<b>Sản lượng giao nhận (Tấn) </b> <b>Giá trị giao nhận (1.000 ñồng) </b>


<b>Hàng Nhập </b> <b>Hàng Xuất </b> <b>Hàng Nhập </b> <b>Hàng Xuất </b>


<b>Chỉ </b>
<b>tiêu </b>


<b>Năm </b>


ΣΣΣΣ


<b>SL </b> <b>TT </b>



<b>(%) </b> <b>SL </b>


<b>TT </b>
<b>(%) </b>


ΣΣΣΣ


<b>GT </b> <b>TT </b>


<b>(%) </b> <b>GT </b>


<b>TT </b>
<b>(%) </b>


<b>2006 </b> <b><sub>4.486 1.718 38,30 2.768 61,70 </sub></b> <b><sub>2.585.401 </sub></b> <b><sub>1.002.123 38,76 </sub></b> <b><sub>1.583.278 61,24 </sub></b>
<b>2007 </b> <b><sub>5.965 2.338 39,20 3.627 60,80 </sub></b> <b><sub>3.662.428 </sub></b> <b><sub>1.532.031 41,83 </sub></b> <b><sub>2.130.397 58,17 </sub></b>
<b>2008 </b> <b><sub>6.264 2.584 41,25 3.680 58,75 </sub></b> <b><sub>3.854.286 </sub></b> <b><sub>1.568.396 41,99 </sub></b> <b><sub>2.285.890 57,49 </sub></b>


<i>Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ của bộ phận giao nhận </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000



2006 2007 2008


<b>Ngàn tấn</b>


Hàng xuất


Hàng nhập


<b>Biểu đồ 8: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG HÀNG HĨA GIAO NHẬN THEO </b>
<b>NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU </b>


0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000


2006 2007 2008


<b>N</b>


<b>g</b>


<b>à</b>



<b>n</b>


<b> ñ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


Hàng xuất



Hàng nhập



<b>Biểu ñồ 9: CƠ CẤU GIÁ TRỊ HÀNG HÓA GIAO NHẬN THEO </b>
<b>NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

những mặt hàng xuất khẩu (thủ công mỹ nghệ, dệt may, nơng sản,…). Thêm vào
đó, đối với hàng xuất, công ty sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Cịn đối với
hàng nhập, các đại diện hay đại lý cơng ty nước ngồi do có lợi thế về am hiểu
thị trường cùng với tiềm lực vốn lớn nên thường ñưa ra cước rất thấp. Do đó, dù
cơng ty có cố gắng thế nào cũng khó thuyết phục được khách hàng.


Mặt khác, tuy sản lượng giao nhận của hàng nhập và hàng xuất luôn tăng
nhưng ở năm 2008 thì mức độ gia tăng hàng nhập khẩu cao hơn là hàng xuất
khẩu. Cụ thể như sau: nếu như ở năm 2007 sản lượng giao nhận của hàng nhập
khẩu là 2.338 tấn thì sang năm 2008 ñã tăng lên 10,52%. Còn ñối với hàng xuất
khẩu sản lượng giao nhận ở năm 2008 chỉ hơn năm 2007 là 53 tấn tức là chỉ tăng
có 1,46%. ðiều này ñược giải thích là do vào các tháng ñầu năm 2008 tỉ giá
USD/VND thấp, thêm vào đó là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế,


tài chính toàn cầu khiến giá hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh.
Tranh thủ cơ hội này, các khách hàng của cơng ty đã gia tăng lượng hàng nhập về
với giá rẻ. ðiều này ñã khiến khối lượng hàng nhập khẩu ở một số mặt hàng tăng
cao, nhất là ở nhóm hàng máy móc, thiết bị.


đó là về mặt sản lượng. Cịn về mặt giá trị thì nó chịu ảnh hưởng của sản
lượng. Nếu sản lượng hàng nhập tăng nhiều hơn thì giá trị nhập khẩu sẽ nhiều
hơn và ngược lại. Tuy nhiên, ựây không phải là giá trị cao nhất mà cơng ty có
ựược, ựiều này có nghĩa là giá trị thật sự phải cịn cao hơn nữa. Sở dĩ như vậy, là
do các khách hàng của công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung xuất khẩu theo ựiều kiện FOB và nhập khẩu theo ựiều kiện CIF. Trong cả
hai trường hợp này thì quyền vận tải ựều do phắa nước ngoài quyết ựịnh. Công ty
chỉ thu phắ giao nhận từ các cảng chuyển tải về cảng Việt Nam. Phắ này không
thể cao bằng nếu ngay từ ựầu nhận ựược hợp ựồng ủy thác giao nhận từ nước
ngoài về.


<i><b>4.2.3_ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt ñộng giao nhận hàng hóa quốc tế </b></i>
<i><b>bằng đường biển tại ARTEXPORT </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>4.2.3.1) Bối cảnh quốc tế </b>


Là hoạt ựộng giao nhận hàng hóa quốc tế nên nó chịu tác ựộng rất lớn từ
tình hình quốc tế. Chỉ một sự thay ựổi nhỏ nào ựó trong chắnh sách xuất nhập
khẩu của một nước mà các khách hàng của Artexport có quan hệ cũng có thể
khiến lượng hàng tăng lên hay giảm ựi. Chẳng hạn như: chắnh sách ưu ựãi về
thuế nhập khẩu dưới quy chế GSP của một số nước như ở Châu Âu thay vì khống
chế bằng quota, chưa hẳn ựã ựem lại lợi ắch cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam vì ựiều này cũng tạo ựiều kiện cho các doanh nghiệp may mặc ở Trung
Quốc. Như vậy, thách thức cũng sẽ tăng thêm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Hay là việc châu Âu áp dụng chắnh sách ưu tiên cho các nước bị thiên tai như


Srilanka, Bangladesh, Indonesia, Maldives và Thailand vào năm 2004 ựược
hưởng quy chế GSP như Việt Nam, cũng ảnh hưởng ựến tình hình hoạt ựộng của
các doanh nghiệp trong ngành giao nhận nói chung và của cơng ty nói riêng. Và
trong thời gian gần ựây nhất, tình hình thế giới có nhiều biến ựộng, chiến tranh ở
Iraq, xung ựột vùng Trung đông, nạn cướp biểnẦ cũng gây ảnh hưởng rất lớn
tới việc giao thương hàng hóa.


Trong hoạt ñộng giao nhận vận tải biển quan trọng nhất phải kể đến là tình
hình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong hợp tác ña phương, dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ
nhạy cảm và ñược các quốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành
dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước ln đưa ra ý kiến phản ñối,
họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong
nước. Vì thế, mặc dù đã nhất trí kết thúc ñàm phán vào năm 1996 nhưng các
nước thành viên WTO vẫn khơng thể thỏa thuận với nhau được về cách thức tiến
hành tự do hóa ngành dịch vụ này và các nỗ lực ñàm phán bị ngừng lại vào năm
1997. Tuy nhiên các nước đều nhất trí cam kết sẽ không áp dụng thêm các hạn
chế mới ñối với ngành dịch vụ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Hiệp hội các quốc gia đông Nam á (ASEAN). Nhờ vậy mà những người làm
giao nhận mới có ựiều kiện tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới.


<b>4.2.3.2) Cơ chế quản lý vĩ mơ của Nhà nước </b>


ðây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng ñến hoạt ñộng giao nhận vận
tải vì Nhà nước có những chính sách thơng thống, rộng mở sẽ thúc ñẩy sự phát
triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.


Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mơ của Nhà nước, chúng ta khơng thể chỉ
nói đến những chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ở đây bao


gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt ñộng xuất
nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt ñộng giao nhận như áp mức thuế
suất 0% cho hàng xuất khẩu, ñổi mới Luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu,
luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt v.v…


Nhưng khơng phải chính sách nào Nhà nước đưa ra cũng có tác dụng tích
cực. Chẳng hạn như với chính sách khuyến khích xuất khẩu, trong đó nổi bật là
nghị định 57/CP cho phép mọi doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp,
một mặt nó có tác dụng thúc ñẩy giao lưu bn bán, từ đó làm tăng sản lượng
giao nhận, nhưng mặt khác nó lại khiến cho các doanh nghiệp giao nhận mà điển
hình là cơng ty rơi vào môi trường cạnh trạnh khốc liệt, phải ñối mặt với rất
nhiều nhà giao nhận chuyên nghiệp khác. Ngồi ra, chính sách hạn chế nhập
khẩu như ñánh thuế hàng nhập khẩu cao khiến lượng hàng hóa nhập khẩu giảm,
dẫn ñến hoạt ñộng giao nhận hàng nhập khẩu cũng giảm ñi.


Thêm vào ựó, hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật sự hoàn
chỉnh, khả năng thực thi chưa cao và vẫn còn tồn tại nhiều quy ựịnh phức tạp,
chồng chéo trong lĩnh vực hành chắnh, nhất là những quy ựịnh về thủ tục liên
quan ựến xuất nhập khẩu. đó là chưa kể Việt Nam ựang trong giai ựoạn hội nhập
kinh tế thế giới, hệ thống văn bản pháp quy cũng chưa hòa nhập với hệ thống luật
thế giới, cũng như thông lệ quốc tế là một ựiều tất yếu. điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ ựến hoạt ựộng kinh doanh dịch vụ của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

thạo trong lĩnh vực này không ai khác là người giao nhận. Từ đó vị trí của người
giao nhận càng được nâng cao.


<i><b>4.2.3.3). Tình hình xuất nhập khẩu trong nước </b></i>


Như trên đã nói, hoạt ñộng xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết


với hoạt động giao nhận hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dồi dào,
người giao nhận mới có hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới
tăng, ngược lại hoạt động giao nhận khơng thể phát triển.


Ở ñây giá trị giao nhận ñược hiểu là doanh thu mà người giao nhận có
được từ hoạt ñộng giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh
hưởng của giá trị xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản
lượng xuất nhập khẩu. Năm nào khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt
Nam tăng lên thì hoạt động giao nhận của cơng ty cũng sơi động hẳn lên. Có thể
nói, qui mơ của hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh qui mơ của hoạt động giao
nhận vận tải. Thực tế đã cho thấy rằng, khi chính sách xuất nhập khẩu thay ñổi,
ñặc biệt là về cơ cấu ngành hàng thì sẽ có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất
nhập khẩu và ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của công ty. Chẳng hạn như
khi khối lượng những mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, giày dép, thủ
công mỹ nghệ và các mặt hàng nhập khẩu như nguyên liệu gia công, thiết bị máy
móc biến đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của cơng ty. Bởi vì ñây là nguồn
hàng chính của các loại dịch vụ mà cơng ty đang cung cấp. Ngược lại nếu khối
lượng hàng hóa như dầu thơ (xuất khẩu); xăng dầu, phân bón (nhập khẩu)... thay
đổi sẽ khơng tác ñộng ñến hoạt ñộng kinh doanh của công ty (hàng hóa này qua
các cảng và tàu chuyên dụng).


<i><b>4.2.2.5) Rủi ro về thanh toán </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

khác, do ñặc thù ngành nghề kinh doanh mà cước phí các loại dịch vụ công ty
hiện ñang cung cấp ñược các khách hàng thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ.
Trong khi đó, ngoại trừ những khoản đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dùng,
hầu hết chi phí của cơng ty là đồng Việt Nam. Vì vậy nếu tỷ giá giữa ñồng ngoại
tệ và ñồng Việt Nam tăng thì lợi nhuận của Cơng ty sẽ giảm theo.


<i><b>4.2.2.6) Các nhân tố khác </b></i>



Các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh trong khu vực và trên thế
giới đều có thể gây ảnh hưởng ñến hoạt động của cơng ty. Bão lớn, hoả hoạn,
ñộng ñất cũng là những yếu tố có thể gây thiệt hại trực tiếp tới hành trình cập
cảng của tàu, hệ thống kho cảng, bến bãi và hàng hoá giao nhận của khách hàng.
ðây là những rủi ro khơng thể loại trừ nhưng có thể giảm thiểu. Vì vậy cơng ty
thường xun nắm bắt kịp thời thơng tin về những diễn biến tình hình thời tiết,
lên kế hoạch điều hành cơng việc một cách tối ưu; thường xuyên tham gia mua
bảo hiểm cho các tài sản, hàng hố của cơng ty và của khách hàng.


Mặt khác về thị trường lĩnh vực giao nhận hàng hóa từ chỗ chỉ có vài đơn
vị quốc doanh kinh doanh dịch vụ này, ñến nay trên phạm vi cả nước đã có gần
800 doanh nghiệp (khoảng 20 cơng ty liên doanh nước ngồi, hàng trăm cơng ty
TNHH...), đấy là chưa kể nhiều hãng giao nhận nước ngồi đang hoạt động ở
nước ta thơng qua các hình thức đại lý. ðây cũng là yếu tố có thể tác động đến
thị phần của cơng ty. Ngồi ra, hoạt động hợp tác kinh doanh liên doanh với
nước ngoài của các doanh nghiệp trong ngành gia tăng cũng làm xuất hiện nhiều
ñối thủ có khả năng cạnh tranh và làm giảm thị phần của công ty.


<i><b>4.2.2.7) Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp </b></i>


Hoạt ñộng giao nhận vận tải biển của cơng ty cịn chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân công ty, cơ chế
quản lý hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, chính sách của cơng ty đối với nhân viên,
ñối với khách hàng, trình độ chun mơn nghiệp vụ của ñội ngũ cán bộ cơng
nhân viên. ðây được coi là các nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân
tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

trước hết sẽ tạo được lịng tin nơi khách hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù


của dịch vụ giao nhận đó là có giao dịch với nhiều khách hàng nước ngồi. Hơn
nữa có như vậy mới đáp ứng được u cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh
mẽ. Bên cạnh đó, một cơng ty có tiềm lực về vốn cũng là một lợi thế rất lớn trong
kinh doanh.


<b>Ngoài ra, các cơ chế chính sách của bản thân cơng ty cũng có ảnh hưởng </b>
quan trọng đến hoạt động giao nhận. Trong giao nhận vận tải biển, lượng khách
hàng lớn và ổn định là khá nhiều, nếu cơng ty có chính sách ưu đãi đối với những
khách hàng này thì khơng chỉ có được sự gắn bó của khách hàng mà còn tạo
thuận lợi cho chính các nhân viên của cơng ty trong q trình đàm phán, thương
lượng, ký hợp ñồng với khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>CHƯƠNG V </b>



<b>BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN </b>


<b>CỦA CÔNG TY ARTEXPORT </b>



<b>5.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VỀ HOẠT ðỘNG GIAO </b>
<b>NHẬN TRONG TƯƠNG LAI </b>


Khi ñưa ra bất kỳ một giải pháp nào ñể nâng cao hiệu quả kinh doanh của
một công ty thì đều phải dựa trên kế hoạch phát triển của cơng ty đó vì nếu đưa
ra một giải pháp dù hay đến mấy mà khơng phù hợp với mục tiêu phát triển của
cơng ty, khơng giải quyết được những khó khăn cịn tồn tại thì khơng là giải pháp
tối ưu. Chẳng hạn như mục tiêu của công ty là mở rộng thị trường mà lại ñưa ra
giải pháp để nâng cao lợi nhuận thì giải pháp đó là khơng hợp lý. Có thể nói có
xác ñịnh ñược mục tiêu thì mới ñưa ra ñược giải pháp, mục tiêu có khả thi, hợp
lý thì mới có giải pháp hiệu quả.


Chính vì vậy việc đầu tiên là phải chỉ ra kế hoạch phát triển của cơng ty,


đồng thời kết hợp với những tồn tại cần tháo gỡ, từ đó mới có thể đưa ra những
giải pháp thích hợp.


<i><b>5.1.1_Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế </b></i>


Việc ứng dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh
vực sản xuất vật chất ñã tạo ra bước ñột phá về khối lượng và chất lượng hàng
hóa. Mặt khác sự phân cơng lao động ngày càng sâu sắc ñã dẫn ñến việc hàng
hóa được tập trung sản xuất ở một nơi và ñem tiêu thụ ở nơi khác. ðể thực hiện
được việc đó thì hàng phải được vận tải và giao nhận từ nơi sản xuất ñến nơi tiêu
thụ. Có thể nói hoạt ñộng dịch vụ vận tải khắc phục ñược mâu thuẫn về không
gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc ñẩy mậu dịch phát triển. Ngược
lại triển vọng của dịch vụ vận tải phụ thuộc rất lớn vào khối lượng hàng hóa cần
vận chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3% trong cả năm 2009, trong ñó dự
kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%,
tăng trưởng tại EU là âm 0,5%. Cũng theo WB, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng
trưởng 0,9% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo 2,5% cho năm nay
và mức tăng 4% trong năm 2006. ðây là mức tăng trưởng chậm nhất của kinh tế
toàn cầu từ năm 1982 - năm kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,3% - tới nay. Về
kinh tế các nước ñang phát triển, WB cho rằng, mức tăng trưởng của năm tới sẽ
là 4,5% [11, a]. Tuy tình hình kinh tế theo dự báo khơng có gì lạc quan nhưng
theo các chuyên gia kinh tế, tình hình này sẽ ñược cải thiện phần nào vào năm
2010. Còn theo viện khoa học kinh tế Giao thông vận tải Việt Nam dự báo khối
lượng vận chuyển hàng hóa trên thế giới sẽ tăng, mặc dù so với năm trước là tăng
không nhiều, cụ thể mức dự báo như sau (số liệu dự báo ñược lấy theo hai giá trị:
PA1 là mức dự báo nhỏ nhất còn PA2 là mức dự báo lớn nhất):


<b>Bảng 11: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN </b>


<b>TRÊN THẾ GIỚI </b>


<i>ðơn vị: Triệu Tấn </i>


<b>Năm 2010 </b> <b>Năm 2020 </b>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>PA1 </b> <b>PA2 </b> <b>PA1 </b> <b>PA2 </b>


<i><b>Tổng lượng hàng XNK </b></i> 114129 165000 151258 230000


Xuất khẩu 69000 99756 88500 135226


Nhập khẩu 45129 65244 62758 92974


<i><b>Các loại hàng vận chuyển </b></i> 114129 165000 <sub>151258 </sub> <sub>230000 </sub>


Hàng lỏng 37000 53493 <sub>46500 </sub> <sub>71272 </sub>


Hàng container 22000 31807 31000 46731


Hàng rời 20000 28915 26960 40895


Hàng bách hóa 19020 27490 22005 34162


Hàng khô 16109 23295 24793 36940


<i>Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải [8, tr. 14] </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

container và bách hóa đạt gần 6 tỷ tấn. ðây là cơ sở ñể chúng ta tin vào triển
vọng phát triển của dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới.


Nhưng chỉ nhìn vào bảng dự báo trên chúng ta chưa thể ñưa ra một kết
luận gì về tình hình phát triển của ngành này ở Việt Nam mà phải xem xét những
dự báo về lượng hàng hóa luân chuyển của Việt Nam mới có thể có một cái nhìn
chính xác.


<i><b>5.1.2_Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận tại Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>Bảng 12: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA </b>
<b>VIỆT NAM ðỊNH HƯỚNG ðẾN NĂM 2020 </b>


<i>ðVT: Triệu tấn </i>


<b>Năm 2010 </b> <b>Năm 2020 </b>


<b>STT </b> <b>LOẠI HÀNG </b> <b>Khối </b>


<b>lượng </b> <b>% </b>


<b>Khối </b>


<b>lượng </b> <b>% </b>


<b> Tổng XNK </b> <b>108.000</b> <b> 210.000</b>


<b>I Hàng xuất khẩu </b> <i><b>58.000</b></i> <i><b>100 109.000</b></i> <i><b>100</b></i>


<i>1 Hàng khô </i> 23.400 40,3 48.500 44,5


- Hàng bách hoá 20.400 35,2 40.000 36,8


- Hàng rời 3.000 5,3 8.500 7,8


2


<i>Hàng Container </i>
<i>(Tương ñương TEU) </i>


<i>25.600</i>
<i>(1.969,2)</i>
<i>44,0 </i>
<i>53.500</i>
<i>(4.115,4)</i>
<i>49,0</i>
<i>3 Hàng lỏng (dầu thô) </i> <i>9.000</i> <i>15,5 </i> <i>7.000</i> <i>6,4</i>


<b>II Hàng nhập khẩu </b> <i><b>50.000</b></i> <i><b>100 101.000</b></i> <i><b>100</b></i>


<i>1 Hàng khô </i> <i>20.900</i> <i>41,8 </i> <i>35.100 34,8</i>
- Hàng bách hoá 16.800 33,5 30.300 30,0


- Hàng rời 4.100 8,3 4.800 4,7


2


<i>Hàng Container </i>
<i>(Tương ñương TEU) </i>


<i>20.100</i>


<i>(1.546,2)</i>
<i>40,2 </i>
<i>47.100</i>
<i>(3.623,1)</i>
<i>46,6</i>
<i>3 Hàng lỏng (dầu thô) </i> <i>9.000</i> <i>18,0 </i> <i>18.800 18,6</i>


- Dầu thô 1.000 2,0 1.800 1,8


- Dầu sản phẩm 8.000 16,0 17.000 16,8


<b>III Hàng nội ñịa </b> <i><b>46.300</b></i> <i><b>100 </b></i> <i><b>68.600</b></i> <i><b>100</b></i>


<i>1 Hàng khô </i> <i>22.800</i> <i>49,2 </i> <i>31.800 46,4</i>
- Hàng bách hoá 12.000 26,0 14.300 20,9
- Hàng rời 10.800 23,3 17.500 25,5
2


<i>Hàng Container </i>
<i>(Tương ñương TEU) </i>


<i>2.600</i>
<i>(200)</i>
<i>5,5 </i>
<i>4.800</i>
<i>(369,2)</i>
<i>7,0</i>
<i>3 Hàng lỏng (dầu thô) </i> <i>20.900</i> <i>45,2 </i> <i>32.000 46,7</i>
- Dầu thô 13.200 28,5 19.800 28,9
- Dầu sản phẩm 7.700 16,6 12.200 17,8



<i>(Nguồn: viện chiến lược và phát triển GTVT tại Quy hoạch phát triển vận tải </i>
<i>biển Việt Nam) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

tấn ở năm 2020. Trong đó sự chênh lệch giữa khối lượng hàng nhập và hàng xuất
là khơng lớn lắm.


Những con số dự báo trên có thật sự ñã ñem lại niềm lạc quan cho những
người hoạt ñộng trong lĩnh vực giao nhận nói chung và của cơng ty nói riêng.
Nhưng chúng ta cũng còn phải lưu ý một vài ñiều. ðối với một số mặt hàng giao
nhận chủ lực của công ty như dệt may. Mặc dù năm 2008 ñược coi là năm khá
thành cơng của ngành dệt may Việt Nam, đạt được tăng trưởng ấn tượng với hai
con số, nhưng sang năm 2009, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may của nước
ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi:


 Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.


 Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không
cần hạn ngạch.


 Mức ñộ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội
nhập càng sâu và rộng.


 Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản.


Mặt khác, tuy chương trình giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu từ
Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Mặc dù vậy, điều này cũng khơng có
nghĩa là từ năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ sẽ
không còn gặp bất kỳ một rào cản thương mại nào. Bởi vì:



 Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của
Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng Thống Bush và nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kết
thúc vào tháng 1/2009. Do đó, chương trình này khơng được mở rộng cũng là
ñiều dễ hiểu.


 Năm 2009, Tổng thống Mỹ mới nhận chức, và chưa chắc chính
quyền của Tổng thống mới kế thừa quyết ñịnh của Chính quyền Bush. Và Tổng
thống mới chắc chắn sẽ thực hiện quyết ñịnh của Quốc hội Mỹ – bảo vệ quyền
lợi của các doanh nghiệp, ñặc biệt là các doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Cịn đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2009 cũng là năm mà
ngành hàng này sẽ phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng
tài chính do phụ thuộc nhiều vào sức mua và hoạt ñộng mua bán bất ñộng sản.
Trong khi đó, dự báo những tháng tới hoạt động mua bán nhà đất cũng sẽ khơng
sơi động, kéo theo nhu cầu ñồ gỗ, ñồ gỗ gia dụng giảm mạnh. Theo đánh giá của
Bộ Cơng Thương, dù thực tế ñáng có nhiều khó khăn, song ñây là mặt hàng có
thị trường lớn, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm ñáp ứng ñược yêu
cầu của nhà nhập khẩu, nếu khắc phục ñược những hạn chế cơ bản là nguồn
nguyên liệu nhập khẩu và khả năng ñáp ứng ñược những ñơn hàng lớn thì mặt
hàng gỗ sẽ cịn gia tăng quy mơ xuất khẩu trong thời gian tới. Thị trường xuất
khẩu chính vẫn là Nhật Bản, EU (Pháp, ðức) và Mỹ.


Thế nhưng khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ
phải ñối mặt sắp tới là ðạo luật Lacey của Mỹ, Hiệp ñịnh ñối tác tự nguyện
(VPAs) của EU (có hiệu lực từ năm 2009) và Hiệp định “tăng cường thực thi luật
Lâm nghiệp, quản trị rừng và bn bán gỗ (FLEGT), được ban hành nhằm kiểm
tra tính hợp pháp của các lơ hàng thông qua các bằng chứng gốc, thắt chặt hơn
việc quản lý nguồn gốc sản phẩm gỗ hay quyết ñịnh ngày 22/9/2008 của Hội
ñồng châu Âu thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn ñánh bắt cá kinh
doanh bất hợp pháp...



Ngoài ra Mỹ và EU cịn địi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận
FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và khơng dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng
tại Việt Nam. ðây là những rào cản kỹ thuật mới do Mỹ và EU dựng lên, trong
khi doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay vẫn nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ
Myanmar, Laos, Cambodia… thường không có nguồn gốc rõ ràng, khơng đáp
ứng các điều kiện của Mỹ và EU ñề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị phần giao nhận vận tải hiện nay
là do các cơng ty nước ngồi nắm giữ, các doanh nghiệp trong chỉ chiếm một
phần nhỏ.


Tóm lại, trong những năm sắp tới, cơ hội ñem ñến cho những cơng ty hoạt
động trong lĩnh vực này rất lớn nhưng đồng thời thách thức cũng khơng nhỏ. Do
đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những biện pháp tích cực phù hợp với xu thế
thị trường để có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt như hiện nay.


<i><b>5.1.3_ Kế hoạch phát triển hoạt động giao nhận của cơng ty trong tương lai </b></i>


Hiện nay có thể nói cơng ty chỉ mới cung cấp dịch vụ 2PL (Second Party
Logistics – là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt ñộng ñơn lẻ trong chuỗi các
hoạt ñộng logistics nhằm ñáp ứng yêu cầu của khách hàng). Tại Việt Nam thị
trường logisitics là một mảng thị trường khá mới mẻ, chỉ xuất hiện từ khi nền
kinh tế hàng hóa ra đời, đặc biệt khi trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới phát triển nhưng nó đã rất phổ biến ở bên ngồi cách đây cả
trăm năm. Có thể nói đây cũng chính là một trong những dịch vụ đem lại giá trị
cao cho các cơng ty nói riêng và cho quốc gia nói chung. Theo dự báo ngành này
sẽ tiếp tục phát triển ở Việt Nam trong những năm tới. ðiều này ñược thể hiện
qua kết quả khảo sát về logisitics năm 2008 của công ty SCM như sau:



59%
68%


73%
77%


100%


0 20 40 60 80 100


Vận tải quốc tế
Khai quan
Kho bãi
Giao nhận
Vận tải nội ñịa


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

5%
7%


9%
9%


15%
18%


27%


55%
64%



0% 20% 40% 60% 80% 100%


Cross docking
Logistics thu hồi
Tư vấn chuỗi cung ứng
VMI
Giao nhận
Khai Quan
Trung tâm phân phối
Kho bãi
Vận tải nội ñịa


<b>Biểu ñồ 11: CÁC HOẠT ðỘNG LOGICTICS TIẾP TỤC ðƯỢC </b>
<b>THUÊ NGOÀI </b>


<i>Ghi chú: VMI (Vendor Managed Inventory): tồn kho quản lý bởi nhà cung cấp </i>


ðây là kết quả ñiều tra của cuộc khảo sát từ 60 cơng ty có quy mơ doanh
thu từ hàng năm từ 5 tỷ ñến trên 100 tỷ thuộc các thành phần: cơng ty có vốn đầu
tư nước ngồi (63%), cơng ty cổ phần/tư nhân (21%), công ty nhà nước (16%).
Cuộc khảo sát nhằm xác ñịnh nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics hiện có và xu
hướng tiêu biểu của hoạt ñộng này trong tương lai ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

dịch vụ này nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, cơng ty ñã ñề ra
một số mục tiêu và phương hướng phát triển như sau:


 Mở rộng thị trường giao nhận, ựẩy mạnh công tác Marketing, ựặc
biệt chú trọng tới thị trường Trung đông, Châu Phi tìm kiếm khả năng mở rộng
ngành nghề.



 Xây dựng, thực hiện cơ chế ñiều hành kinh doanh, cơ chế giá cả,
hoa hồng, tạo địn bẩy thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý tiết
kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường
nhằm thu hút khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống.


 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho thời kỳ 2010 - 2015 và những
năm tiếp sau, trong đó chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ñồng thời
ña dạng hố các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh
sẵn có trong kinh doanh, từng bước nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của
công ty từ cung cấp dịch vụ giao nhận lên cung cấp dịch vụ logistics. Ưu tiên ứng
dụng công nghệ thơng tin; đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng ñể
nâng cao khả năng cạnh tranh. Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực;
công tác nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới; và quản lý chất lượng dịch vụ.


 Tạo nên mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa trong nội bộ tổ chức
của công ty cũng như giữa công ty với các cơ quan có liên quan trong q trình
giao nhận hàng vì lợi ích chung và lợi ích của từng đơn vị. Hồn thiện về mặt tổ
chức cho phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường.


<b>5.2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA </b>
<b>CÔNG TY. </b>


<i><b>5.2.1_ Cải thiện tình hình chi phí trong kinh doanh </b></i>


Như ñã phân tích từ lúc ñầu mặc dù doanh thu của năm 2008 cao hơn năm
2007 nhưng do tăng doanh thu mà tốc độ tăng chi phí lại cao hơn dẫn ñến kết quả
cuối cùng là lợi nhuận năm 2008 vẫn thấp hơn năm 2007. Qua đó ta thấy cơng ty
<i><b>cần có biện pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý. Nói “cắt giảm một cách hợp </b></i>



<i><b>lý” là vì có những khoản mục chi phí cơng ty có thể cắt giảm (như ñiện nước, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

dịch vụ giao nhận hàng hóa nói riêng thì chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình
làm việc cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được. Chẳng hạn như:
chỉ cần sai sót trong chứng từ hàng hóa về thời gian đi, đến hoặc sai sót tên người
nhận… sẽ gây ra những tổn thất lớn cho cơng ty. Do đó để có thể cắt giảm chi
phí một cách tốt nhất, cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:




Trong quá trình lập thủ tục, chứng từ cần phải thực hiện nhanh
chóng, chính xác. Muốn như vậy, công ty nên tách riêng bộ phận làm chứng từ
và giao nhận. Trước đây, khi giao nhận một lơ hàng, nhân viên của công ty phải
thực hiện từ ñầu ñến cuối. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa khơng được
chun mơn hóa. Nếu tách riêng hai khâu này sẽ giúp giảm bớt khối lượng cơng
việc cho nhân viên, đẩy nhanh được tiến độ cơng việc.




Nếu khách hàng có nhu cầu bốc dỡ hàng hóa thì phải tối thiểu hóa
các đổ vỡ, hư hỏng trong q trình xếp dỡ, chuyên chở nhằm tránh việc khiếu nại
của khách hàng đồng thời có thể tiết kiệm chi phí cho việc điều chỉnh, vừa nâng
cao uy tín của cơng ty với khách hàng.




Hạn chế những chi phí hội họp, tiếp khách không cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

nữa việc ñầu tư xây dựng hệ thống IT cũng giúp chính các doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả và năng suất. Cụ thể trong lĩnh vực này các cơng ty cần đầu tư xây
dựng hệ thống phần mềm TMS (Transport Management System) hoặc WMS
(Warehouse Management System) với những hệ thống này sẽ giúp cơng ty giảm
chi phí, nâng cao năng suất hơn rất nhiều.


<i><b>5.2.2_ Giải pháp liên kết – cổ phần hóa nhằm tạo động lực cho sự phát </b></i>
<i><b>triển của công ty </b></i>



Trong xu hướng outsourcing, khi mà mỗi doanh nghiệp ñều cần tập trung
vào thế mạnh của mình và sẽ th ngồi các dịch vụ khơng phải là thế mạnh thì
tính liên kết cần thiết hơn bao giờ hết. Bản thân công ty Artexport cũng không
ngoại lệ. Khơng đủ khả năng về vốn cũng như kĩ thuật ñể xây dựng cho mình
một ñội tàu hoặc là mở rộng kho bãi hay là một số khía cạnh khác trong lĩnh vực
giao nhận thì giờ đây cơng ty có thể liên kết với hãng tàu, hàng không các công
ty kho bãi, môi giới, bảo hiểm,… Việc liên kết như vậy sẽ tạo ra một chuỗi dịch
vụ chặt chẽ, một mơ hình dịch vụ tổng thể hay cịn được gọi dưới cái tên
One-stop Shop - một xu thế phổ biến hiện nay. Nếu ñược như vậy tính chun mơn
hóa của cơng ty sẽ được nâng cao, giúp cơng ty tăng tính cạnh tranh nói riêng và
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trước sự tấn công mạnh mẽ của các công
ty nước ngồi ln giàu về tiềm năng cũng như kinh nghiệm sẵn có.


<i><b>5.2.3_ Giải pháp về thị trường </b></i>


Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận kho vận như
hiện nay, muốn tồn tại và phát triển ñồng thời mở rộng nâng cao thị phần,
Artexport cần phải mở rộng thị trường giao nhận. ðây là một biện pháp hữu hiệu
ñể ñạt ñược các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế và
mục tiêu an toàn. Khi thị trường ñã ñược mở rộng thì cho dù một khu vực thị
trường nào đó có biến động cũng sẽ khơng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động của tồn cơng ty. Có mở rộng được thị trường mới đảm bảo được lợi
ích lâu dài của công ty cũng như các cán bộ công nhân viên, mới nâng cao triển
vọng phát triển của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

nghiệp trong nước. Ðiển hình là Hoa Kỳ, một quốc gia có nền kinh tế thị trường
hùng mạnh bậc nhất thế giới nhưng ñạo luật US Ocean Shipping Act ban hành
1984, sửa ñổi 1998 qui ñịnh các công ty dịch vụ giao nhận vận tải nước ngoài
muốn kinh doanh ở thị trường Hoa Kỳ phải thoả mãn các ñiều kiện sau:



 Phải xin giấy phép của FMC (Bộ hàng hải Hoa Kỳ)
 Phải ñặt cọc 150.000 USD (Surety Bond)


 Phải ñăng ký vận ñơn với FMC


 Phải xuất trình hợp ñồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp


 Phải xây dựng Tariff về giá dịch vụ mà mình kinh doanh và Tariff
này phải đưa lên mạng Internet.


Chính vì điều kiện khắt khe đó nên đến nay tuy Hiệp ñịnh thương mại
Việt Mỹ có hiệu lực đã lâu và kim ngạch bn bán 2 nước ñã ñạt trên 2 tỷ USD
song chưa một công ty giao nhận vận tải nào của Việt Nam có thể xâm nhập thị
trường Hoa Kỳ trong khi đó khá nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
đã có mặt ở thị trường này và ñạt ñược những lợi nhuận ñáng kể (hàng dệt may,
thuỷ sản, thủ cơng mỹ nghệ ..v..v..). Cịn Trung Quốc tuy ñược kết nạp vào WTO
từ 2001 song ñến 2002 ñã ban hành nghị ñịnh 335 ñiều chỉnh các quan hệ pháp lý
liên quan tới ñiều kiện kinh doanh các dịch vụ này như sau:


 Phải ñăng ký mẫu vận ñơn và mẫu các chứng từ vận tải đa phương
thức với Bộ Giao thơng Cơng chính.


 Phải có các chun gia cao cấp có trình độ chun mơn thích hợp
 Phải đặt cọc 100.000 USD (tương ñương 800.000 NDT)


 Nếu Liên doanh với nước ngồi thì phía Trung Quốc phải chiếm
51% (trừ kinh doanh kho bãi) và giám ñốc phải là người do phía Trung Quốc chỉ
định.



 Nước ngồi muốn kinh doanh Logistics tại Trung Quốc thì phải có
vốn 10.000.000 USD trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

ty giao nhận tại các thị trường ựó. điều này sẽ dễ dàng ựược thực hiện vì hiện
nay hầu như ở các nước Việt Nam ựều có thành lập các tham tán thương mại
nhằm cung cấp thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác,
thông qua những lần tổ chức hội chợ triễn lãm hàng thủ công mỹ nghệ hoặc
thông qua các bạn hàng nước ngồi cơng ty cũng sẽ dễ dàng tìm ựược những ựối
tác ựáng tin cậy trong vấn ựề liên kết về dịch vụ giao nhận cho mình. đó là biện
pháp ựối với thị trường quốc tế. Cịn ở thị trường nơi ựịa, việc mở rộng thị trường
sẽ ựược thực hiện dễ dàng hơn. Công ty có thể thiết lập các văn phịng ựại diện
ngay tại các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, hay những cơng ty có lượng
hàng xuất nhập khẩu lớn,Ầ


<i><b>5.2.4_ Nâng cao chất lượng dịch vụ </b></i>


ðối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc nâng cao chất lượng
dịch vụ là rất khó khăn bởi khái niệm “chất lượng dịch vụ” cịn rất mơ hồ, chưa
có một tiêu chuẩn nào đánh giá. Chúng ta chỉ có thể hiểu một dịch vụ ñáp ứng
các nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lịng thì là có chất lượng.
Trong hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa, chất lượng của dịch vụ đem đến cho
khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an tồn và đến
đích chính xác và nhanh chóng trong tay những người giao nhận mẫn cán nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

3.36
3.4


3.45
3.55



3.83
3.9


4
4.06


4.13
4.22


4.55


0 1 2 3 4 5


Sự đa dạng về dịch vụ
Loại hình doanh nghiệp
Khả năng cung cấp hệ thống IT thích hợp
Sự phù hợp về văn hóa và chiến lược
ðội ngũ nhân sự ñạt yêu cầu
Khả năng hỗ trợ mở rộng kinh doanh
Phạm vi và địa bàn hoạt động
Kinh nghiệm, am hiểu, có khả năng cải tiến
Khả năng cải tiến liên tục
Giá
Chất lượng dịch vụ


<b>Biểu đồ 12: CÁC TIÊU CHÍ ðƯỢC XẾP HẠNG KHI LỰA CHỌN NHÀ </b>
<b>CUNG CẤP </b>


<i>Nguồn: Kết quả từ cuộc điều tra của cơng SCM </i>



27%
36%


45%
50%


55%
55%


0% 20% 40% 60%


Thiếu kinh nghiệm
Vấn đề nhân sự
Hệ thống IT khơng đạt u cầu
Chi phí khơng giảm như mong đợi
Thiếu sự cải tiến liên tục
Chất lượng dịch vụ khơng dúng cam kết


<b>Biểu đồ 13: CÁC VẤN ðỀ GẶP PHẢI KHI LÀM VIỆC VỚI </b>
<b>NHÀ CUNG CẤP </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Mặt khác, năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải đã có quyền quyết
ñịnh cho tàu nước ngồi được phép kinh doanh vận tải nội ñịa. ðến năm 2020
Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép các hãng tàu và đại lý vận tải nước ngồi ñược
phép kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam với số vốn là 100% nước ngoài. Việc hội
nhập với khu vực và quốc tế sẽ tạo ñiều kiện cho Việt Nam thị trường thế giới,
mặt khác ñặt chúng ta vào sân chơi theo các luật lệ ngang bằng với các nền kinh
tế phát triển hơn. Nếu như các dịch vụ giao nhận hàng hóa do cơng ty cung cấp
khơng có sự thay đổi về chất thì chắc chắn sẽ khơng có chỗ đứng ngay trên thị
trường nội ñịa. ðây là sức ép lớn mà công ty nói riêng cũng như các doanh


nghiệp làm công tác giao nhận nói chung ở Việt Nam phải chấp nhận và đương
ñầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

ISO 9002. Nhưng chất lượng dịch vụ khơng phải ngày một ngày hai mà có được,
cũng khơng dễ dàng tạo được ý niệm trong tâm tưởng của khách hàng. Nâng cao
chất lượng dịch vụ tuy khó khăn nhưng phải được tiến hành đồng bộ sau một q
trình chuẩn bị chu đáo. Như trên ñã phân tích, dịch vụ phải ñem lại lợi ích thực
sự và dễ nhận thấy cho khách hàng, có thế doanh nghiệp mới tạo được thế chủ
động trong kinh doanh. Có thể nói, việc cung cấp dịch vụ với chất lượng cao là
một yếu tố mang tính sống cịn đối với cơng ty nhất là khi tình hình cạnh tranh
ngày càng gay gắt.


Mặt khác, do ñặc thù của B2B tại Việt Nam, cùng một lúc chúng ta phải
phục vụ 2 đối tượng với những nhu cầu có thể hồn tồn khác nhau: một là cơng
ty khách hàng với nhu cầu vận tải giao nhận, và hai là người đại diện cho cơng ty
đó (giám đốc thu mua, trưởng phòng xuất nhập khẩu…) với những nhu cầu riêng
biệt. Nếu như nhu cầu của ñối tượng thứ nhất có thể hệ thống được, thì nhu cầu
<i>của đối tượng thứ hai là vô cùng và không thể hệ thống. Nhưng cả hai đối tượng </i>
này ít nhất có cùng một nhu cầu: dịch vụ tốt. Do vậy, khi ñã ñạt ñược những tiêu
chuẩn về quản lý chất lượng thì cơng ty nên tận dụng mọi cơ hội để thơng báo
với khách hàng của mình về những thành tích mà cơng ty đã đạt được. Trên thực
tế có một nghịch lý là tại các công ty Việt Nam, chúng ta hay bắt gặp những
chứng chỉ (ISO, IATA, FIATA…), huân chương, bằng khen… trên tường của
phòng họp, trong khi phòng khách – nơi khách hàng dễ nhìn thấy hơn, thì lại
khơng có.


Với loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, chất
lượng dịch vụ đơi khi thể hiện ở những việc tưởng như rất nhỏ. Chẳng hạn như
ñối với những loại hàng tương ñối ñặc biệt như hàng container treo cần yêu cầu
về vệ sinh cao thì cơng ty nên chọn container sạch, các trang thiết bị làm hàng


cũng nên đảm bảo để hàng được xếp đều, khơng bị nhàu nát. Nếu chỉ cần chú ý
những chi tiết nhỏ nhặt như thế thì cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng đối
với dịch vụ của cơng ty sẽ khác hẳn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

biệt chú ý, bỏ thêm cơng sức cho dù phí làm hàng khơng hơn những lơ hàng bình
thường là mấy.


Ngồi ra, ñể tạo dịch vụ tốt công ty cũng nên thành lập một bộ phận dành
cho tư vấn khách hàng. Vì cho dù khách hàng của chúng ta là ai, họ cũng không
thể chuyên nghiệp như chúng ta trong lĩnh vực mà ta ñang xem xét. Tư vấn ở ñây
bao gồm nhiều khía cạnh như: tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên
thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho
khách hàng những thơng tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về
các ñiều khoản trong hợp ñồng mua bán ngoại thương, giải thích cụ thể các điều
khoản phức tạp ñể khách hàng không hiểu sai, dẫn ñến tranh cãi khi có tranh
chấp xảy ra. Tư vấn về việc sử dụng hãng tàu có uy tín, về tuyến đường, những
thủ tục cần thiết liên quan đến hàng hóa như thủ tục hải quan, xin giấy chứng
nhận xuất xứ, nhằm giúp cho hàng hóa ñược thông quan dễ dàng. Những dịch vụ
bổ sung này mang tính chất như một loại chất xúc tác duy trì và củng cố quan hệ
với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.


<i><b>5.2.5. đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới </b></i>


Chúng ta đều biết rằng con người là trung tâm của mọi hoạt ñộng, một tổ
chức muốn mạnh phải có những người tài. ðể phát triển lâu dài, công ty cần phải
không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình.


Trước hết là trình độ về nghiệp vụ, cho dù mỗi cán bộ công nhân viên phải
tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm về nghiệp vụ nhưng vai trị của cơng ty trong
việc đào tạo ñội ngũ lao ñộng của mình là khơng thể phủ nhận. Công ty cần


thường xuyên tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, ñào tạo thêm về luật pháp cho các cán bộ kinh
doanh. Thực hiện phương châm kết hợp ñào tạo ngắn hạn với dài hạn, vừa học
vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trước hết cần đầu tư bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ
tinh thơng về nghiệp vụ giao nhận kho vận ngoại thương, hiểu biết sâu rộng về
ñịa lý, luật lệ tập quán của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có nghệ thuật thuyết
phục khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

VISABA,…ðây cũng là cơ hội để các cán bộ của cơng ty có ñiều kiện cọ sát với
thị trường quốc tế, tìm nguồn hàng, thực hiện các giao dịch, ñàm phán, ký kết các
hợp ñồng mới.


Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan ñể chọn
ñược những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu
đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp
vụ, ñặc biệt là ngoại ngữ ñể mọi cán bộ luôn phải tự học tập, không lơ là việc
trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình.


Bên cạnh ựó, việc nâng cao ý thức cho các cán bộ công nhân viên cũng rất
quan trọng, góp phần giúp cơng ty nâng cao hiệu quả cơng việc. đó là tinh thần
trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài
sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. đối với một doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ như công ty, tinh thần trách nhiệm, tắnh mẫn cán trong công việc nên ựặc
biệt coi trọng vì khi khách hàng ựã tin tưởng giao hàng hóa vào tay người giao
nhận, họ phải ựược ựảm bảo rằng hàng hóa sẽ ựược an toàn. Hơn thế việc nâng
cao ý thức cịn giúp cơng ty sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật phục vụ
cho hoạt ựộng sản xuất kinh doanh. để làm ựược như vậy công ty cần:


- Tuyên truyền ñể nâng cao ý thức của mọi cán bộ công nhân viên trong
công việc, trong sử dụng thiết bị, tài sản của công ty.



- ðưa ra nội quy chặt chẽ, chính sách thưởng phạt rõ ràng ñể khuyến
khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tốt đối với người có sáng kiến cải tiến cơng việc.


- Chính sách sử dụng lao động phải đúng người ñúng việc, lãnh ñạo công
ty phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công
việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91></div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>CHƯƠNG VI </b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>



<b>6.1_KẾT LUẬN </b>


Chúng ta ñã và ñang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ của nền kinh tế thị
trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. ðồng thời trong giai ñoạn hiện
nay, các doanh nghiệp ñang trong quá trình hội nhập nền kinh tế mới, nền kinh tế
hiện đại và cạnh tranh gay gắt, vì thế họ phải tự khẳng định mình, tìm được chỗ
đứng của mình để vươn lên tồn tại và phát triển. Do đó việc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của những năm qua ngày càng có ý nghĩa quan trọng ñối
với nền kinh tế hiện ñại cũng như đối với cơng ty, là cơng việc nên làm và phải
tiến hành thường xun vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp biết ñược những nguyên
nhân của sự tăng trưởng hay suy giảm một thành phần nào đó trong q trình
hoạt động của mình.


Qua phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của cơng ty trong 3
năm qua ta có thể ñưa ra một số kết luận sau: Một là, dịch vụ giao nhận tuy
không phải là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của nhưng nó lại có vai trị khơng nhỏ
trong việc hỗ trợ cơng việc chính của cơng ty là xuất nhập khẩu. Hai là, kết quả
mà dịch vụ giao nhận mang lại cho công ty trong 3 năm phân tích đều tăng.


Trong đó có thể nói năm 2007 là năm thành công nhất của công ty trong việc
kinh doanh dịch vụ này. Riêng năm 2008, do tình hình kinh tế bất ổn nên làm cho
lợi nhuận khơng tăng lên được nhiều.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng ty cũng cịn gặp phải
những hạn chế như chi phí vẫn tăng ñều qua các năm, hạn chế trong việc sử dụng
phương tiện phục vụ cho việc kinh doanh, hạn chế về trình độ của nhân viên…
Chính những điều đó ñã làm ảnh hưởng tới hoạt ñộng kinh doanh của công ty.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.2.1_ ðối với Nhà nước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công ty giao nhận trong
việc tìm kiếm thị trường, trong việc kí kết hợp ñồng và thực hiện hợp ñồng một
cách chu đáo. Từ đó, giúp nâng cao kim ngạch đồng thời tạo ñược niềm tin nơi
khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.


Hiện nay, vấn ñề thuế cũng gây nên một vài ách tắc trong quá trình thực
hiện hợp ñồng. Biểu thuế quan thường xuyên thay ñổi. Khi có quyết định thay
đổi mức thuế thì Bộ tài chính và Hải quan áp dụng ngay tức thì khiến cho các
công ty kinh doanh xuất nhập khẩu bị lúng túng. Vì vậy, khi có sự thay đổi về
chính sách thuế Nhà nước cần phải tính đến thời hạn ñể các doanh nghiệp kịp
thay đổi kế hoạch kinh doanh của mình.


Cần tạo ñiều kiện thuận lợi hơn để qui trình làm thủ tục Hải quan hàng
hóa Xuất nhập khẩu được nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian giao
nhận hàng: nơi đăng kí tờ khai phải thoáng mát, thực hiện nếp sống văn minh,
tránh tình trạng chen lấn và phức tạp như hiện nay, làm việc theo một trật tự
không ưu tiên cho ai cả, người nào ñến trước thì làm trước và ngược lại; tăng


cường nhân viên phụ trách kiểm hóa…


Cần có những biện pháp tích cực, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi
phạm nhằm hạn chế phát sinh những tiêu cực, làm cản trở cho các doanh nghiệp,
góp phần làm trong sạch hóa đội ngũ Hải quan, giảm chi phí cho các doanh
nghiệp. Hiện nay ñể làm thủ tục cho một lô hàng, doanh nghiệp luôn phải tốn chi
phí “bơi trơn” như sau:


 Mở tờ khai: 50.000đ
 Kiểm hóa: 200.000đ
 Tính thuế + áp giá: 50.000đ
 Chuyển container: 20.000ñ
 Viết biên lai: 10.000ñ
 Trả tờ khai: 10.000ñ
 Thanh lý HQ bãi: 20.000ñ
 Thanh lý HQ cổng: 10.000ñ


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

ðối với các ngành dịch vụ hỗ trợ cho hoạt ñộng Xuất nhập khẩu như: ngân
hàng còn hạn chế trong việc cho vay vốn dài hạn nên khi cần vốn cho kinh doanh
dài hạn thì doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác, các chi phí dịch vụ
ngân hàng, phí vận tải, phí giám định hàng hóa … cịn cao. Vì thế, Việt Nam cần
có biện pháp nâng cấp, ñầu tư thỏa ñáng hơn ñối với cơ sở hạ tầng nhằm giảm
thiểu chi phí về thông tin viễn thông và vận tải:


_ Ngân hàng phải nhanh chóng mở các đại lý ở nhiều quốc gia khác nhau
ñể thuận tiện cho các doanh nghiệp hoạt ñộng. Hệ thống ngân hàng trong nước
phải mở rộng mạng lưới, cơ sở, trang bị thêm các phương tiện của ngành viễn
thông nhằm thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và chính xác hơn.


_ Ngành bảo hiểm cần có cán bộ có năng lực trong ngành này ñể ñảm bảo


họ làm việc có hiệu quả. Tăng cường quảng cáo về bảo hiểm nhiều hơn ñể khách
hàng hiểu rõ, hiểu ñúng tầm quan trọng của ngành này. Từ đó, họ có quyết ñịnh
hợp lý khi mua bảo hiểm cho các lơ hàng xuất nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Ngồi chi phí cao, theo Cục ðăng kiểm Việt Nam, tuy có nhiều thay ñổi
nhưng ñội tàu biển của ta vẫn là ñội tàu “già”. Hiện nay, ñội tàu biển Việt Nam
có đến 85 tàu hoạt động tuyến quốc tế trên 25 tuổi, trong đó có tới 34 tàu từ 30
đến 40 tuổi. ðiều đáng nói hơn, do chất lượng kỹ thuật và quản lý kém nên số
lượt tàu bị lưu giữ tại cảng nước ngoài ngày càng nhiều. Gần như đã thành thơng
lệ, chính quyền cảng (PSC) các nước cứ thấy tàu Việt Nam là kiểm tra


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

China


Maylaysia


HongKong
Thailand


Indonesia


<b>VietNam </b>


Korea


India
Singapore


390


416



432


525


615


<b>669 </b>


745


820
667


Chi phí tính theo USD bao gồm giấy tờ
hành chính, bốc xếp, vận tải nội địa tính
bình qn 1 container 20’


<b>Biểu đồ 14: CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Ấ NĂM 2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>GVHD: ðOÀN THỊ CẨM VÂN - 91 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>
<b>6.2.2_ ðối với công ty </b>


Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thoải mái cho các nhân viên
trong công ty để mọi người có thể phát huy hết những năng lực của mình. Qua
đây giúp cho cơng ty đạt được những bước đầu trong việc xây dựng văn hóa của
<b>riêng cơng ty mình. </b>


Mua sắm thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt ñộng giao nhận nhập khẩu
ñường biển nói riêng và hoạt động giao nhận nói chung của công ty.



Phải lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho công ty từ cuối năm trước
dựa trên ñiều kiện việc mua trang thiết bị phải gắn với tình hình thực tế của công
ty và của thị trường. Công ty xem xét với khả năng thu hút hợp ñồng giao nhận
như hiện nay thì lượng hàng cần chuyên chở là khoảng bao nhiêu và với số lượng
xe như của cơng ty thì đã ñáp ứng ñược bao nhiêu nhu cầu đó. Từ đó lên kế
hoạch bổ sung cho từng giai đoạn của cơng ty, tránh tình trạng lãng phí khơng
cần thiết mua về rồi lại khơng dùng đến làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của công ty


Qua các kênh khác nhau công ty thường xuyên cập nhật các văn bản pháp
luật, quy ñịnh của các ban ngành về ngành hàng mà công ty thực hiện nhập khẩu
cho khách hàng của mình. Thực tế cho thấy rằng công tác thực hiện giao nhận
xuất nhập khẩu luôn luôn gắn liền với các quy ñịnh của pháp luật. Vì vậy biện
pháp thường xuyên cập nhật các văn bản phải ñược ñặt ra nhằm ñạt ñược các
mục tiêu:


 Các nhân viên của cơng ty, đặc biệt là các nhân viên giao nhận nắm
chắc luật pháp để khơng gặp những vướng mắc trong khi hoàn thành các thủ tục
nhận hàng


 Có thể hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về các loại hàng cần nhập.
công ty ñưa ra những lời khuyên hàng nhập từ quốc gia nào thì thuế suất và
muốn nhập phải cần giấy phép gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>GVHD: ðOÀN THỊ CẨM VÂN - 92 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>


thương quốc tế, ñồng thời có cơ hội hỏi ñáp các thắc mắc của mình trong khi
thực hiện các hợp đồng giao nhận.



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>GVHD: ðỒN THỊ CẨM VÂN - 93 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>1. Dương Hữu Hạnh (2000).Kĩ thuật ngoại thương, Nguyên tắc – Thực </i>
<i>hành, NXB Thống Kê. </i>


<i>2. ðỗ Hữu Vinh (2006). Hướng dẫn thực hành kĩ thuật nghiệp vụ ngoại </i>
<i>thương, NXB Lao ñộng xã hội. </i>


3. Nguyễn Hồng Vân (8/2006). “Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa của
các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa trong vận tải ña phương thức ở
<i>Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (110), 27 – 29. </i>


<i>4. Phan Quang Niệm (2008). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. </i>
NXB Thống kê.


5. Quan Minh Nhựt, Phan Thái Bình (2006). Giáo trình bảo hiểm ngoại
thương, Tủ sách Trường ðại học Cần Thơ.


<i>6. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị My (1997), Giáo trình kinh tế và phân tích </i>
<i>hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê. </i>


<i>7. Phan Văn Sĩ (2002), Phân tích tình hình kinh doanh – giao nhận hàng </i>
<i>hóa xuất nhập khẩu tại cơng ty Hồng ðức Lợi, Chuyên ñề tốt nghiệp, ðại học </i>
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.


<i>8. Lã Thị Minh Trang (2002), Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển </i>
<i>tại cơng ty giao nhận kho vận ngoại thương, Khóa luận tốt nghiệp, ðại học </i>
Ngoại Thương cơ sở 2 TP. Hồ Chí Minh.



<i>9. Nguyễn Phú Cường (2004), Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận </i>
<i>hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty SADACO, Chuyên ñề tốt nghiệp, ðại học </i>
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.


<i>10. Nguyễn Thanh Quang (2008), Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ </i>
<i>giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các giải pháp nâng cao tại cơng ty giao </i>
<i>nhận Uy Tín, Chuyên ñề tốt nghiệp, ðại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. </i>


11. Các website:


a) e) <i>/ </i>


b) f)


c) g) />


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>GVHD: ðOÀN THỊ CẨM VÂN - 94 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>


<b>PHỤ LỤC </b>



<b>PHỤ LỤC I: BỘ CHỨNG TỪ MINH HỌA ðÍNH KÈM </b>


 Hợp đồng ngoại thương
 Tờ khai hải quan


 Thông báo giao hàng
 Lệnh giao hàng
 Hóa đơn thương mại
 Phiếu đóng gói



 Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng
 Giấy chứng nhận xuất xứ


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>GVHD: ðOÀN THỊ CẨM VÂN - 95 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>
<b>PHỤ LỤC II: BỘ HỒ SƠ ðỂ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CẢNG </b>


 Tờ khai Hải quan 02 bản chính


 Tờ khai GATT 01 bản chính


 Phụ lục tờ khai (nếu trên 3 mặt hàng) 01 bản chính
 Phụ lục tờ khai GATT (nếu trên 8 mặt hàng) 01 bản chính


 Hợp đồng 01 sao y


 Invoice 01 bản chính


01 sao y


 Packing list 01 bản chính


01 sao y


 Bill of Lading 01 sao y


 Giấy ủy quyền / giấy giới thiệu 01bản chính


 C/O (nếu có) 02 bản chính


 C/A ( nếu có) 01 sao y



 Chứng thư giám định cũ ( nếu có ) 01 sao y
 Giấy chứng nhận ðăng ký Kinh doanh, Mã số thuế 02 sao y
( ðối với khách hàng mới hoặc có sự thay đổi về Giấy ðKKD và Mã số thuế )


 Giấy chứng nhận đăng ký KTCL Nhà nước (nếu có) 01 bản chính
 Cơng văn cam kết hàng ñồng bộ (nếu có) 01 bản sao
 Cơng văn giải tỏa hàng (trong lúc chờ giám định) 01 chính
 Cơng văn gia hạn đóng thuế 30 ngày cho các 01 chính
mặt hàng đóng thuế ngay nhưng ñưa về làm nguyên liệu sản xuất.


 Công văn cam kết hàng làm tài sản cố định (nếu có) 01 chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>GVHD: ðOÀN THỊ CẨM VÂN - 96 - SVTH: Nguyễn Huỳnh Thiên Thanh</b>
<b>PHỤ LỤC III: BỘ HỒ SƠ ðỂ LÀM THỦ TỤC ðĂNG KÝ KIỂM DỊCH, </b>


<b>KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHO LƠ HÀNG </b>


<i>Bộ Hồ sơ đăng ký tại Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chị </i>
<i>Cục Kiểm Dịch Thực Vật vùng II gồm: </i>


- ðơn ñăng ký ...01 bản chính
- Hợp ñồng ...01 bản sao
- Invoice ...01 bản sao
- Packing List ...01 bản sao

<i>Bộ hồ sơ ñăng kí tại Viện Vệ Sinh Y Tế gồm: </i>


- Giấy ñăng ký KTCL hàng NK ...03 bản chính
(có đóng dấu của Cơng ty).



- Hợp ñồng ...01 bản sao
- Invoice ...01 bản sao
- Packing List ...01 bản sao
- Certifite Of Analysis ( C/A ) ...01 bản chính
- Bill of Lading ...01bản sao.

<i>Bộ hồ sơ đăng kí tại Trung Tâm Thú Y TP. HCM </i>


- ðơn đăng ký ...01 bản chính
- Hợp ñồng ...01 bản sao
- Invoice ...01 bản sao
- Packing List ...01 bản sao
- Bill of Lading ...01 bản sao

<i>Bộ hồ sơ đăng kí tại Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn ðo Lường Chất </i>
<i>Lượng 3 gồm: </i>


</div>

<!--links-->

×