2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty
Bảng 2.5: Sản lƣợng sản phẩm các hoạt đông dịch vụ của Công ty trong 3 năm 2007
– 2009
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu từ các hoạt động dịch vụ qua 3 năm của Công ty
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện chi phí năm 2007 – 2009
Bảng 2.12: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009
Bảng 2.13: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2 năm 2008 – 2009
Bảng 2.14: Hệ số thanh toán của Công ty 2 năm 2008 – 2009
Bảng 2.15: Cơ cấu doanh thu theo thị trƣờng
Bảng 2.17: Cơ cấu doanh thu theo khách hàng
Bảng 2.19: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng xuất nhập khẩu
Bảng 2.20: Cơ cấu doanh thu theo phƣơng thức giao nhận
Bảng 2.22: So sánh năng lực cạnh tranh hoạt động logistics của Việt Nam so với
các nƣớc trong khu vực
Bảng 2.23: Bảng thể hiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam 2 năm 2007 –
2009
Bảng 2.24: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm 2007, 2008, 2009
Bảng 2.26: Bảng thể hiện chỉ tiêu hàng xuất khẩu qua cảng biển Việt Nam.
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Các bộ phận cơ bản của Logistics
Hình 1.2: Những bƣớc cơ bản của quy trình Logistics
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân
Cảng
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức nhân sự phòng Forwarder
Sơ đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu các hoạt động dịch vụ của Công ty trong năm 2007
Sơ đồ 2.8: Cơ cấu doanh thu các hoạt động dịch vụ của Công ty trong năm 2008
Sơ đồ 2.9: Cơ cấu doanh thu các hoạt động dịch vụ của Công ty trong năm 2009
Sơ đồ 2.16: Cơ cấu doanh thu theo thị trƣờng
Sơ đồ 2.17: Cơ cấu doanh thu theo khách hàng
Sơ đồ 2.20: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Sơ đồ 2.22: Cơ cấu doanh thu theo phƣơng thức giao nhận
Sơ đồ 2.26: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua 3 năm 2007 – 2009
Sơ đồ 3.1: Phần trăm thuê ngoài dịch vụ logistics theo loại hình công ty
Sơ đồ 3.2: phần trăm thuê ngoài dịch vụ logistics theo ngành hàng kinh doanh
Sơ đồ 3.3: Nhóm dịch vụ logistics đƣợc thuê ngoài nhiều nhất
Sơ đồ 3.4: Tiêu chí lựa chọn dịch vụ nhà cung cấp
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PO : Purchasing Oder : Đơn hàng
B/L : Bill of Lading : Vận đơn
SWB : Seaway Bill : Vận đơn đƣờng biển
FCR : Forwarder Cargo Reciept : Chứng nhận hàng
MTO : Multimodal Transport Operator : Vận tải đa phƣơng thức
LCL: hàng lẻ
FCL: hàng nguyên container
XNK : xuất nhập khẩu
KCX : khu chế xuất
KCN : khu công nghiệp
TEUs: Twenty – foot Equivalent Unit : đơn vị đo của hàng hóa đƣợc container hoá
tƣơng đƣơng 1 container chuẩn: 20ft (dài) x 8ft (rộng) x 8.5ft (cao) thể tích tƣơng
đƣơng 39m
3
1Teus = 1 container 20 foot
2Teus = 1 container 40 foot
LPI : Logistics Performance Index : chỉ số năng lực Logistics.
5
MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Nhận xét của Công ty
Nhận xét của Giáo viên hƣớng dẫn
Danh mục các sơ đồ 2
Danh mục các hình vẽ 3
Danh mục các từ viết tắt 4
Mục lục 5
Lời mở đầu. 8
Chƣơng 1: Lý luận chung về logistics và hoạt động giao nhận
hàng hóa 11
1.1 Tổng quan logistics 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2 Phân loại 13
1.1.3 Vai trò 15
1.1.4 Đặc điểm 17
1.1.5 Quy trình 19
1.1.6 Xu hƣớng phát triển 22
1.2 Lý thuyết hoạt động giao nhận 24
1.2.1 Khái niệm 24
1.2.2 Vai trò 26
1.2.3 Phân loại 28
1.2.4 Phạm vi hoạt động 29
1.2.5 Quyền hạn – trách nhiệm – nghĩa vụ Công ty giao nhận 30
6
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại Công ty
Cổ phần đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng 34
2.1 Giới thiệu về Công ty Tân cảng Sài Gòn 34
2.1.1 Vài nét sơ lược về Công ty Tân Cảng Sài Gòn 34
2.1.1.1 Lịch sử hình thành – phát triển 34
2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 36
2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 36
2.1.1.4 Cơ sở vật chất 37
2.1.2 Quá trình hình thành – phát triển Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận
tải Xếp dỡ Tân Cảng. 38
2.1.2.1 Giới thiệu Công ty 38
2.1.2.2 Lịch sử hình thành – phát triển 39
2.1.2.3 Nhiệm vụ - Chức năng 42
2.1.3 Giới thiệu chung về phòng Freight Forwarder của Công ty 45
2.1.3.1 Lịch sử hình thành 45
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức 45
2.2 Tổng quan tình hình giao nhận hàng hóa ở Việt Nam và trên thế giới 47
2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 51
2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 07 – 09 51
2.3.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh 61
2.3.3 Chỉ số tài chính cơ bản 64
2.3.4 Các chính sách thu hút khách hàng và kết quả đạt được 68
2.3.4.1 Các chính sách thu hút khác hàng. 69
2.3.4.2 Kết quả đạt đƣợc 70
2.4 Thành tựu – hạn chế 79
7
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giao nhận hàng hóa tại Công ty CP ĐL GNVT XD Tân Cảng . 81
3.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa 81
3.2 Vị thế Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành 82
3.3 Đánh giá tiềm năng thị trƣờng – phân tích ma trận SWOT 83
3.3.1 Phân tích nhu cầu thị trƣờng 83
3.3.2 Thành lập ma trận SWOT 86
3.4 Các giải pháp cụ thể 89
Kết luận 102
Tài liệu tham khảo 103
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lƣu trao đổi
hàng hóa giữa các nƣớc diễn ra ngày một mạnh mẽ kéo theo những nhu cầu mới về
vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ khác đi kèm…Các quốc gia có bờ biển dài và
sâu thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thành trung tâm giao nhận vận tải
ngoại thƣơng, có những đóng góp không nhỏ vào GDP đất nƣớc. Thêm vào đó công
nghệ thông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhận vận tải hợp lý hóa dây truyền
vận chuyển. Trong xu thế đó, ngành giao nhận hàng đƣờng biển Việt Nam đang
vƣơn lên nhanh chóng, trong đó giao nhận nhập khẩu hàng bằng đƣờng biển phát
triển rất mạnh. Giao nhận hàng bằng đƣờng biển chiếm gần 90% tỷ trọng trong vận
tải hàng hóa buôn bán ngoại thƣơng. Do vậy đây là một nguồn thu lớn cho đất
nƣớc.
Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng là một công ty
hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng xuất nhập khẩu, tuổi đời còn rất trẻ đang
bƣớc đi những bƣớc đầu tiên để đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn về
sau này.
Do mới hoạt động trong vài năm trở lại gần đây, nên trong hoạt động của
mình công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao nhận hàng hóa nội địa và công ty
đang gặp phải một số hạn chế nhất định. Những nhân tố này đang là những nguyên
nhân chủ yếu làm cản trở việc thực hiện các hợp đồng giao nhận nói chung và giao
nhận hàng hóa nói riêng. Nhƣng đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu thực sự nào
về vấn đề đó để tìm ra giải pháp khắc phục.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích
thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận
Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng”.
9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Giới thiệu dịch vụ giao nhận hàng hóa, một dịch vụ còn khá mới mẻ với
nhiều ngƣời. Nghiên cứu từ sự phân tích đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng dịch
vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại Công ty và trên cơ sở những thông tin thu
đƣợc, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Với mong
muốn hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao góp phần tăng thu
ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý thuyết chung về logistics và hoạt động giao nhận hàng hóa của
Công ty.
- Đánh giá chất lƣợng hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận vận tải của Công ty.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động giao nhận
hàng của Công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong hoạt
động giao nhận vận tải.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tƣợng nghiên cứu: Là hoạt động giao nhận hàng hóa của Công ty CP ĐL
GNVT XD Tân Cảng. Kinh doanh dịch vụ giao nhận gắn với các dịch vụ vận tải,
kho vận, thủ tục Hải quan, chứng từ…
Phạm vi nghiên cứu: Do các thiết bị vận chuyển ngoại thƣơng không có và
tình hình chung của các doanh nghiệp là đa số nhập khẩu theo giá CIF (việc thuê tàu
do phía nhà xuất khẩu nƣớc ngoài đảm nhiệm), nên đề tài đƣợc chọn để nghiên cứu
về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đứng trên quan điểm hệ thống và toàn diện khi trình bày vấn đề giao
nhận hàng nhập khẩu đƣờng biển, xem xét vấn đề trong mối quan hệ với dịch vụ
giao nhận trong nƣớc.
10
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, biểu đồ
và những phƣơng pháp toán học đơn giản để tiếp cận vấn đề.
Để có thêm tƣ liệu nghiên cứu, ngoài thông tin ở Công ty đề tài còn sử dụng
các tài liệu tham khảo qua một số trang web, báo, tạp chí…
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận: Đề tài đƣa đến một cái nhìn cụ thể về khái niệm logistics cũng nhƣ
hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa tại
Công ty cũng nhƣ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động và khả
năng cạnh tranh của Công ty trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt.
6. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Ngoài những phần nhƣ: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, … Đề tài đƣợc kết
cấu nhƣ sau:
- Chƣơng I : Lý luận chung về Logistics và hoạt động giao nhận hàng hóa.
- Chƣơng II : Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty CP
ĐL GNVT XD Tân Cảng.
- Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng
hóa tại Công ty CP ĐL GNVT XD Tân Cảng
11
Chƣơng 1: Lý luận chung về logistics và hoạt động giao
nhận hàng hóa
1.1 Tổng quan về Logistics
1.1.1 Khái niệm Logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp – Logistikos – phản ánh
môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các
yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật để cho quá trình chính yếu đƣợc tiến hành đúng
mục tiêu.
Cho đến nay, thuật ngữ Logistics vẫn còn khá là xa lạ và mới mẻ mặc dù hiện
nay đã có rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics và cung cấp các
dịch vụ logistics nhƣng nhìn chung vẫn còn nhiều mơ hồ về khái niệm của nó. Cụ
thể:
Trong lĩnh vực sản xuất, logistics là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên
nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ … cho hoạt động của doanh nghiệp
đƣợc tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả.
Dƣới góc độ về quản trị thì logistics là quá trình tối ƣu hóa về vị trí, lƣu trữ và
chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung
cấp, qua nhà sản xuất, ngƣời bán buôn, bán lẻ đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng,
thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Nhƣ vậy, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt
động liên tục, có liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, đƣợc thực hiện
một cách khoa học và có hệ thống qua các bƣớc nghiên cứu, hoạch định, tổ chức,
quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.
12
Dòng chu chuyển vận tải
Dòng thông tin lƣu thông
Cung ứng
Quản lý vật tƣ
Phân phối
LOGISTICS
Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của Logistics
Bao hàm nghĩa của logistics rất rộng nên căn bản vẫn chƣa có một khái niệm
cụ thể hay chính xác nào cho thuật ngữ này mà đa phần ngƣời ta vẫn giữ nguyên
vốn từ tiếng anh là logistics giống từ marketing chứ không dịch sang tiếng Việt.
Máy móc thiết bị
Đóng
gói
Phụ tùng
Dịch vụ
Bán thành phẩm
…………
Nguyên vật liệu
Quá trình
sản xuất
(sản xuất
và lắp ráp)
Kho
lƣu trữ
thành
phẩm
Bến
bãi
chứa
K
H
Á
C
H
H
À
N
G
T.T
phân
phối
13
Theo sách quản trị logistics của PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân thì logistics
là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu
tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Nhƣ vậy, quản lý logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hoạt động của
nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào ngƣời làm giao nhận có khả năng làm tất
cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, thủ tục hải
quan, kho bãi, phân phối, … mới đƣợc công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, đối với các công ty giao nhận vận tải hiện nay thì đa phần không thực
hiện đƣợc đầy đủ các chức năng của một chuỗi logistics mà chỉ đảm nhận đƣợc một
vài khâu trong chuỗi của nó.
1.1.2 Phân loại
a) Theo phạm vi và mức độ quan trọng:
- Logistics kinh doanh (business logistics): là một phần của quá trình chuỗi cung
ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng
vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi
đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân đội (military logistics): là việc thiết kế và phối hợp các phƣơng
diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và các trận đánh của lực lƣợng quân
đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
- Logistics sự kiện (event logistics): là tập hợp các hoạt động, các phƣơng tiện vật
chất kĩ thuật và con ngƣời cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình nhằm triển khai
các nguồn lực cho một sự kiện đƣợc diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
- Dịch vụ logistics (service logistics): bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chƣơng
trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/tài sản, con ngƣời và vật liệu nhằm hỗ
trợ, duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh.
14
b) Theo vị trí các bên tham gia:
Vì lĩnh vực logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều công đoạn và quy trình khác
nhau nên hiện nay ngƣời ta chia logistics ra làm 4 phƣơng thức khác nhau. Bao
gồm: 1PL-2PL-3PL-4PL
- Logistics tự cung cấp(1PL – first party logistics): Là những ngƣời sở hữu hàng
hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của
bản thân. Các công ty này có thể sỡ hữu phƣơng tiện vận tải, nhà xƣởng, thiết bị xếp
dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con ngƣời để thực hiện các hoạt động
logistics.
Thông thƣờng đây là những công ty, tập đoàn logistics lớn có mạng lƣới trên
khắp toàn cầu, có phƣơng cách hoạt động phù hợp với từng địa phƣơng, thực hiện
trọn gói tất cả các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra mà không cần thông qua bất cứ
một công ty, đại lý cung cấp dịch vụ logistics nào.
- Second party logistics – 2PL: cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai
Đây là những ngƣời cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt
động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng và chỉ đảm nhận 1 khâu trong
chuỗi logistics.
Họ đảm nhiệm các hoạt động logistics truyền thống nhƣ vận chuyển – kho bãi
– thủ tục hải quan, …
Các công ty khi không thể hay không có khả năng tự cung cấp cho mình hoạt
động logistics sẽ thuê ngoài để đƣợc sử dụng dịch vụ logistics từ các đại lý chuyên
về hoạt động này góp phần tiết kiệm đƣợc chi phí hoặc vốn đầu tƣ.
- Third party logistics – 3PL: logistics theo hợp đồng
Là ngƣời thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho
từng bộ phận nhƣ: thay mặt cho ngƣời gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu, cung
cấp chứng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho ngƣời
nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đƣa hàng đến
điểm đến quy định, ….
15
3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn
trữ hàng hóa, xử lý thông tin, … có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của
khách hàng.
Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp logistics có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau nhằm thực hiện chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo hợp đồng dài
hạn.
- Fourth party logistics – 4PL: logistics chuỗi phân phối
Là một khái niệm đƣợc phát triển dựa trên nền tảng của 3PL, nhằm đáp ứng
dịch vụ, hƣớng về khách hàng một cách linh hoạt hơn. Đây là ngƣời hợp nhất, gắn
kết các tiềm năng, nguồn lực và cơ sở vật chất của mình với các tổ chức khác để
thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. Cụ thể 4PL thực hiện
các hoạt động logistics phức tạp hơn nhƣ: quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối
kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp chuỗi logistics.
1.1.3 Vai trò của Logistics
Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay khi mà ngƣời ta luôn mong muốn có những dịch vụ hoàn
hảo thì điều đó sẽ đạt đƣợc khi phát triển logistics. Nhờ có hoạt động logistics mà
ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình ở một mức chi phí thấp
nhất. Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại
và có ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.
Đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết, tác động
qua lại với nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể thì logistics là mối liên kết kinh tế
xuyên suốt gần nhƣ toàn bộ quá trình sản xuất, lƣu thông và phân phối hàng hóa.
Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoảng chi phí nhất định.
Theo nghiên cứu của trƣờng đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy,
chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nƣớc lớn
ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì
sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
16
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ
có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên
tục, nhịp nhàng.
Đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp thì logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay
đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ƣu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật
liệu, hàng hóa, dịch vụ, … logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
các doanh nghiệp.
Logistics là công cụ, phƣơng tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến
lƣợc doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn đề ra cho mình những chiến lƣợc, mục tiêu
cụ thể và mỗi một hoạt động có mối liên hệ với nhau mà logistics đƣợc xem nhƣ
cầu nối để gắn kết các hoạt động đơn lẻ thành một chuỗi thống nhất. Sau tác động
của các cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp trở nên dè dặt và quan tâm hơn đến chi
phí bỏ ra và kết quả thu đƣợc sao cho lợi nhuận đạt đƣợc là tối đa. Logistics có vai
trò quan trọng trong việc tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh từ
khâu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng và đến tay khách hàng sử dụng.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài
toán hóc búa về nguồn nguyên liệu, số lƣợng, thời điểm, phƣơng tiện vận tải, hành
trình, địa điểm, kho bãi, Để giải quyết những vấn đề một cách có hiệu quả thì
không thể thiếu vai trò của logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát và hỗ trợ
đƣa ra những quyết định chính xác.
Toàn cầu hóa đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng trở nên phong
phú và phức tạp hơn đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Với một chiến
lƣợc cụ thể cho hoạt động logistics sẽ đảm bảo đƣợc đúng thời gian, địa điểm. Ngày
nay, hoạt động logistics tại một doanh nghiệp có thể đƣợc xem nhƣ một chiến lƣợc,
chìa khóa thành công nếu có đƣợc bƣớc đi đúng đắn và ngƣợc lại, nếu có những
quyết định sai lầm sẽ dẫn đến phá sản, tổ chức vận chuyển không hiệu quả.
17
1.1.4 Đặc điểm Logistics
Nhìn chung, Logistics có một số đặc điểm cơ bản :
Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía cạnh:
- Logistics sinh tồn
- Logistics hoạt động
- Logistics hệ thống
- Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu nhƣ: cần gì, bao nhiêu, khi nào, ở đâu, … Hay nói cách
khác, logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics.
- Logistics hoạt động là bƣớc phát triển của Logistics sinh tồn, gắn với toàn bộ
quá trình và hệ thống sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Liên quan tới quá trình
vận động và lƣu kho của nguyên vật liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi
doanh nghiệp, thâm nhập vào kênh phân phối trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng
cuối cùng.
- Logistics hệ thống với nhiệm vụ duy trì hệ thống hoạt động. Bao gồm các
yếu tố: máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà xƣởng, …
Ba khía cạnh trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo cơ sở hình thành
nên hệ thống logistics hoàn chỉnh.
Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi
dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay ngƣời tiêu dùng thông qua quản
lý di chuyển.
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận. Cùng với
quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao
nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc
nhƣ thuê tàu, lƣu cƣớc, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông
quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói. Từ chỗ đóng vai trò đại lý, ngƣời đƣợc
ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách
hàng, chịu trách nhiệm trƣớc các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực
hiện nghiệp vụ của mình, ngƣời giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ
18
giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo
quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin
điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Nhƣ vậy, ngƣời giao nhận vận tải trở thành ngƣời
cung cấp dịch vụ logistics.
Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phƣơng thức. Khi vận tải
đa phƣơng thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất đối với ngƣời
kinh doanh vận tải đa phƣơng thức khác, họ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một
chứng từ vận tải duy nhất. Khác với trƣớc đây khi hàng hóa đi từ nƣớc xuất khẩu
sang nƣớc nhập khẩu theo phƣơng thức hàng lẻ, dễ gây ra mất mát, rủi ro cao và
ngƣời gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều nhà vận tải khác nhau mà trách
nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đƣờng mà họ đảm nhận.
1.1.5 Những bước cơ bản của Logistics
a) Quy trình logistics tổng quát
19
Bƣớc thực hiện Khách hàng Chủ hàng Công ty Logistic Hãngtàu
Kiểm tra số
PO và ra
quyết định
Gửi booking
cho công ty
Logistics
Xác nhận
booking từ
công ty
Logistics,
chuẩn bị giao
hàng
Chất hàng lên
xe tải
Giao hàng tại
kho cùng với
chứng từ cần
thiết.
Kiểm tra số PO
trong hệ thống
hoặc xin ý kiến
khách hàng
Nhập chi tiết
booking vào hệ
thống
Xác nhận
booking với
chủ tàu, lịch
tàu, thời gian
cut-off
Book container
với hãng tàu
Dỡ hàng, kiểm
tra, barcode
scanning
Kiểm hóa, đóng
hàng lẻ vào
container, hạ
bãi
Cập nhật thông
tin trong hệ
thống
Nhận copy FCR và
kiểm tra nội dung
Gửi bản sao FCR
cho chủ hàng,
xác nhận chính
xác BL/SWB
Cung cấp
booking
container cho
công ty
Logistics
Hạ bãi
Tàu chạy
Làm BL, SWB, gửi
copy cho công ty
Logistics
20
Hình 1.2: Những bƣớc cơ bản của Quy trình Logistis
b) Diễn giải quy trình
Giữa chủ hàng và công ty logistics sau khi đạt đƣợc thỏa thuận, bên cung cấp
sẽ xây dựng lên quy trình logistics trong đó thể hiện rõ mọi yêu cầu về dịch vụ của
ngƣời mua hàng mà theo đó công ty Logistics có bổn phận phải thực hiện đúng.
Bao gồm:
Booking: theo một hợp đồng kí kết với khách hàng về một đơn hàng cụ thể, chủ
hàng sẽ gửi chi tiết số đơn hàng (Purchasing Oder) theo mẫu booking theo quy định
cho công ty Logistics bao gồm số PO, số loại hàng, số chiếc, số khối, …Những chi
tiết yêu cầu này thay đổi tùy theo khách hàng, đƣợc quy định trong quy trình
logistics. Ngoài ra trong mẫu booking cần có những thông tin quan trọng khác nhƣ
tên ngƣời gửi hàng, ngƣời nhận hàng, số L/C, … Sau khi nhận đƣợc booking từ chủ
hàng, ngƣời phụ trách khách hàng của công ty Logistics sẽ kiểm tra những chi tiết
này trên hệ thống dữ liệu mà đã đƣợc khách hàng cập nhật. Ngoài ra quy trình cũng
Nhận BL, SWB
gốc, in FCR gốc
Nhận shipping
advice
Gửi shipping
advice cho khách
hàng
Nộp chứng từ
theo yêu cầu,
nhận FCR gốc
Kiểm tra chứng từ
Nhận chứng từ và
khai báo hải quan
Phân loại chứng từ
và gửi cho khách
hàng
21
quy định thời gian chủ hàng gửi booking cho công ty logistics, chủ hàng không thể
tùy tiện gửi booking theo tình hình hàng hóa.
Giao hàng: hàng sau khi đƣợc booking sẽ đƣợc xuất theo 2 dạng là hàng lẻ hoặc
container. Đối với hàng lẻ, chủ hàng phải giao hàng trƣớc thời gian cut-off times
của công ty logistics. Tại kho, mã số hàng hóa phải đƣợc quét mã vạch, việc quét
mã vạch này sẽ đƣợc công ty logistics thực hiện khi nhận hàng và đóng hàng vào
container. Dữ liệu trên sẽ đƣợc cập nhật trên hệ thống công ty logistics. Một số
trƣờng hợp hàng hóa phải có thƣ cam kết (letter guarantee) từ phía chủ hàng.
Vd: hàng nguy hiểm, hàng hóa là chất lỏng, … Việc thực hiện thủ tục hải quan xuất
tại kho sẽ do chủ hàng thực hiện nhƣng chủ yếu vẫn là các công ty logistics làm
thay cho chủ hàng, nhƣ vậy sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn. Khi nhận đủ hàng từ
chủ hàng, công ty logistics sẽ đóng hàng vào container theo kế hoạch đóng hàng và
hạ bãi.
Chứng từ: sau khi giao hàng vào kho của công ty logistics hoặc hạ bãi container,
chủ hàng sẽ cung cấp chi tiết lô hàng cho công ty logistics để làm vận đơn đƣờng
biển (Bill of Lading – B/L; Seaway Bill hoặc House Bill), chứng nhận nhận hàng
(Forwarder’ Cargo Reciept – FCR). Dựa trên chi tiết cung cấp kết hợp với chi tiết
thực nhận trong kho, nhân viên chứng từ logistics sẽ cập nhật vào hệ thống và in ra
chứng từ đã nêu cho chủ hàng. Hầu hết các công ty logistics đảm nhận luôn công
việc phân loại, kiểm tra, và gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng cho khách hàng. Nhƣ
vậy, khi chủ hàng lấy B/L, SWB hay FCR gốc, chủ hàng cần phải nộp chứng từ gốc
cần thiết cho công ty logistics nhƣ: commercial invoice, packing list hoặc certificate
of origin, …
Sau khi hoàn thành việc cập nhật chi tiết lô hàng vào hệ thống, công ty logistics
sẽ gửi thông báo hàng xuất cho khách hàng (Shipping Advice) bao gồm những
thông tin cơ bản về lô hàng nhƣ: số container, PO, ngày tàu chạy, …
Đa số những công ty cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam đều hoạt động
theo nội dung của quy trình logistics đã nêu trên. Quy trình này bao hàm những dịch
22
vụ đƣợc cung cấp nhƣ quản lý đơn hàng, gom hàng, quản lý chứng từ, dịch vụ tại
kho, …
Nhƣng thực ra đây mới chỉ là những khâu cơ bản nhất trong chuỗi logistics mà
các công ty tại Việt Nam đã và đang làm đƣợc.
1.1.6 Xu hướng phát triển của Logistics
Xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới
Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ,
muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới
này. Bởi toàn cầu hóa tuy tạo ra nhiều cơ hội nhƣng cũng tiềm ẩn không ít những
thách thức, nguy cơ.
Toàn cầu hóa làm cho giao thƣơng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế
giới phát triển mạnh mẽ và đƣơng nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải,
kho bãi, các dịch vụ phụ trợ, … Xu thế mới của thời đại sẽ tất yếu dẫn tới bƣớc phát
triển của Logistics. Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại
càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong lĩnh vực logistics cũng vậy, đa
phần các công ty, tập đoàn đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trƣờng ở các nƣớc
khác nhau nên việc nghiên cứu kĩ thị trƣờng cũng nhƣ đối thủ cạnh tranh để có
chiến lƣợc phù hợp cũng hết sức cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng thì ngày càng có nhiều các nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời và cạnh
tranh quyết liệt với nhau.
Theo khảo sát, hiện nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics ngày càng
nhiều vì họ không chỉ đơn thuần là ngƣời cung cấp dịch vụ vận tải đa phƣơng thức
mà còn là ngƣời tổ chức các dịch vụ khác nhƣ: quản lý kho hàng, bảo quản hàng
trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng
cách lắp ráp, kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu, …
Ngày nay, cùng với sự giúp đỡ của Cách mạng trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin đã làm thay đổi sâu sắc và đƣa Logistics phát triển lên một nấc thang mới.
23
Trong bối cảnh trên, các nhà cung cấp dịch vụ logistics trên thế giới đang tích
cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của riêng
mình để nắm bắt đƣợc cơ hội, vƣợt qua thách thức để đón nhận những luồng gió
mới đang thổi tới. Cụ thể:
- Mở rộng phạm vi nguồn cung ứng và phân phối.
- Đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.
- Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing logistics.
- Ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin.
- Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý và tích cực đào tạo nhân viên
logistics.
-
Xu hướng phát triển Logistics tại Việt Nam
Mặc dù trên thế giới, Logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ nhƣng ở Việt
Nam vẫn còn khá mới mẻ và phần lớn các dịch vụ Logistics đƣợc thực hiện bởi các
công ty giao nhận.
Xét về mức độ phát triển, có thể chia các công ty giao nhận thành 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống
Các đại lý giao nhận chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ do khách hàng yêu cầu.
Thông thƣờng các dịch vụ đó là: vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng bộ, thay mặt chủ
hàng làm thủ tục hải quan, chứng từ, lƣu kho, giao nhận.
Ở cấp độ này, có đến 80% các công ty giao nhận phải thuê lại kho và các dịch
vụ vận tải.
Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn nhà
(House Bill of Lading). Nguyên tắc hoạt động của các đại lý giao nhận phải là phải
có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng hàng, rút hàng xuất
nhập khẩu.
Hiện nay có khoảng 10% các tổ chức giao nhận có khả năng cung cấp dịch vụ
gom hàng tại CFS của chính họ hoặc thuê của nhà thầu.
24
Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức (MTO).
Để đáp ứng dịch vụ Door – to – door chứ không chỉ đơn thuần chỉ từ cảng đến
cảng (port – to – port hay terminal – to – terminal) nữa.
Một số công ty đã phối hợp với công ty nƣớc ngoài tại cảng dỡ hàng bằng một
hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hóa tới điểm cuối cùng theo vận đơn.
Tính đến nay đã có hơn 50% các đại lý giao nhận hoạt động nhƣ các MTO nối với
mạng lƣới đại lý ở khắp các nƣớc trên thế giới.
Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Một số tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có văn phòng đại diện tại Việt
Nam và hoạt động rất hiệu quả trong thời gian qua.
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực logistics và phần lợi nhuận mà logistics mang lại thực sự là một miếng bánh
béo bở. Tuy nhiên, phần bánh ấy lại không thuộc về các doanh nghiệp, công ty
logistics trong nƣớc mà của các đại lý, công ty logistics nƣớc ngoài đang hoạt động
trong nƣớc. Vì các doanh nghiệp Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, chắp vá và hoạt
động thì chỉ dừng lại ở các khâu dịch vụ nội địa nhƣ: kho bãi, vận chuyển, … chứ
chƣa vƣơn xa ra đƣợc các nƣớc khu vực và thế giới.
Bên cạnh hoạt động truyền thống là giao nhận cũng nhƣ nhìn nhận đƣợc tầm
quan trọng của Logistics nên các doanh nghiệp hiện nay đang tích cực hoàn thành
hệ thống logistics của mình và nâng cao, mở rộng các dịch vụ logistics khác.
1.2 Lý thuyết hoạt động giao nhận
1.2.1 Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của mậu dịch quốc tế là ngƣời bán và ngƣời mua thƣờng ở
cách xa nhau. Việc di chuyển hàng hóa là do ngƣời vận chuyển đảm nhận. Đây là
khâu nghiệp vụ rất quan trọng, thiếu nó thì coi nhƣ hợp đồng mua bán không thể
thực hiện đƣợc. Để cho quá trình vận tải đƣợc bắt đầu – tiếp tục – kết thúc, tức là
hàng hóa đến tay ngƣời mua, ta cần thực hiện một loạt các công việc khác liên quan
đến quá trình vận chuyển nhƣ: đƣa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp
25
dỡ, giao hàng cho ngƣời nhận ở tận nơi đến, … Tất cả các công việc này đƣợc gọi
chung là “Nghiệp vụ giao nhận – Forwarding”.
Có nhiều khái niệm về giao nhận:
- “Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động vận tải nhằm
đƣa hàng đến đích an toàn”.
- “Giao nhận là dịch vụ hải quan”.
- “Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhƣng không phải là vận tải”.
- “Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải
nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng”.
Thuật ngữ Freight Forwarder là một khái niệm còn rất mới ở Việt Nam,
hiểu một cách đơn giản thì Forwarder chính là Transporter, tức là ngƣời giao nhận
vận tải. Tuy nhiên, nhiệm vụ của một Forwarder không đơn thuần chỉ là giao nhận,
ở đây Forwarder giữ vai trò là ngƣời đứng ra đại diện cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ nhƣ khai báo hải quan; các chứng từ xuất nhập
khẩu cần thiết để một mặt hàng nào đó có thể nhập hoặc xuất nhƣ giấy Lãnh sự,
giấy kiểm định chất lƣợng, giấy phép tiêu thụ đặc biệt,… quan trọng hơn hết nhiệm
vụ chính của một Forwarder là chọn hãng tàu sẽ vận chuyển hàng hóa cho doanh
nghiệp, sắp xếp lịch chạy tàu, lên kế hoạch vận chuyển – trung chuyển giữa các
cảng, chọn cảng bốc và dỡ hàng hóa sao cho hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu đến đƣợc nơi tiêu thụ trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất và an
toàn nhất. Nói tóm lại Forwarder là ngƣời đại diện cho các nhà xuất nhập khẩu để
liên hệ với các hãng tàu, hải quan, nhà bảo hiểm, … Hay nói một cách nôm na,
Forwarder là “cò” xuất nhập khẩu.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận
(Freight forwarding service) là bất kỳ loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc xếp hay phân phối hàng hóa cũng nhƣ dịch vụ tƣ
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua
bán bảo hiểm, thanh toán thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
26
Theo luật thương mại sửa đổi số 36/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại
điều 233 thì hoạt động giao nhận được định nghĩa là hoạt động Logistics và cụ thể
nhƣ sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.2.2 Vai trò:
Trong một nền kinh tế có hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển mạnh mẽ
nhƣ Việt Nam, vai trò của Forwarder rất quan trọng, đó là cầu nối giữa nơi sản xuất
và nơi tiêu thụ, giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Hiện nay, đa phần các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam đều là công ty
trung bình và nhỏ, chƣa có bộ phận xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, chỉ có một số ít
các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia mới có phòng xuất nhập khẩu đủ
mạnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển – giao nhận hàng hóa.
Forwarder hỗ trợ xuất khẩu trong việc chuẩn bị báo giá và tƣ vấn về giá cƣớc các
hãng tàu, phí cảng, phí lƣu kho bãi, phí lãnh sự, chi phí của bảo hiểm, …
Forwarder đề nghị những phƣơng pháp đóng gói mà sẽ bảo vệ hàng hóa an
toàn nhất trong quá trình vận chuyển hoặc có thể sắp xếp để hàng hóa đƣợc thông
quan mà không cần phải kiểm tra hải quan (miễn kiểm), nhờ đó thời gian giao hàng
đƣợc rút ngắn tối đa. Khi có sự hiện diện của Forwarder, thời gian và chi phí cho
việc xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp luôn đƣợc tối ƣu hóa, xét về mặt vĩ
mô sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Ngƣời giao nhận không chỉ làm đại lý, ngƣời ủy thác mà còn cung cấp dịch
vụ vận tải và đóng vai trò nhƣ một bên chính (Principal) – ngƣời chuyên chở
(Carrier). Ngƣời giao nhận đã làm công việc và chức năng của những ngƣời sau: