Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn - phân tích hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và thư tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.93 KB, 80 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chương 1: GIỚI THIỆU ………1


1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu………..1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu ………...2


1.2.1 Mục tiêu chung………2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể………2


1.3 Phạm vi nghiên cứu ………...3


1.3.1 Không gian ……….3


1.3.2 Thời gian……….3


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ……….3


1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ……….3


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.…...4


2.1 Các phương thức thanh toán quốc tế ………4


2.1.1 Phương thức chuyển tiền ………4


2.1.2 Phương thức thanh tốn nhờ thu ………5


2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ ………12


2.2 Phương pháp nghiên cứu ………19



2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu………19


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ……….19


Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ……….20


3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành
phố Cần Thơ (Vietinbank Cần Thơ)……….20


3.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam …………..20


3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank CẦN THƠ ………...21


3.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ……….22


Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK CẦN THƠ ………..27


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

4.3 Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại VIETINBANK CẦN THƠ ……31
4.3.1 Giới thiệu chung về tình hình thanh toán quốc tế tại VIETINBANK CẦN
THƠ ……….31


4.3.2


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>GIỚI THIỆU</b>



<b>1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:</b>



Sau hơn 20 năm nước ta mở cửa, giao thương và bình thường hóa với tất cả
các trên thế giới thì nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình là khoảng 7%/năm. Là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được các chuyên gia kinh tế nước ngoài
đánh giá: “Là một nền kinh tế mới nổi và năng động nhất khu vực” hay “Con hổ
đang chuyển mình”…đạt được những kết quả đó là do sự nỗ lực của toàn Đảng,
toàn dân ta trong suốt hơn 20 năm qua.


Từ ngày 07/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và các điều khoản đã ký kết bắt đầu có hiệu lực. Vì vậy, việc
xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là mối lo
đe doạ lớn đối với các ngân hàng trong nước cả về vốn, cơng nghệ và trình độ quản
lý, trình độ nghiệp vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng trong nước muốn tồn tại và
phát triển thì phải khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về trình độ
quản lý, nghiệp vụ và thủ tục... Trong đó Ngân hàng công thương Việt Nam
(ViêtinBank) nói chung và ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh cần thơ
(ViêtinBank Cần Thơ) nói riêng cũng khơng ngoại lệ. Trong các lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng thì hoạt động thanh tốn quốc tế chiếm một vị trí quan trọng
trong việc tạo nguồn thu cho ngân hang và đặc biệt là tạo uy tín đối với khách hàng.
Mọi hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu của cơng ty, doanh nghiệp đều phải thông
qua ngân hàng để giao dịch với đối tác nước ngoài như: thủ tục xuất nhập khẩu có
thể giúp doanh nghiệp thu những món nợ thơng qua phương thức nhờ thu hay mở
L/C, có thể tài trợ xuất nhập khẩu cho những công ty đang thiếu vốn… như vậy
ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc thu hồi vốn cho những doanh nghiệp mà
cụ thể là phịng thanh tốn xuất nhập khẩu của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa của Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Có cảng, sân
bay, giao thơng đường bộ tương đối thuận tiện, vì vậy đây cũng là nơi tập trung
nhiều công ty, xi nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất. Ngân hàng công thương


Việt Nam là một ngân hàng nhà nước cổ phần đã thấy được tầm quan trọng của Cần
Thơ đối với khu vực ĐBSCL nên đã đặt trụ sở ở tp.Cần Thơ từ rất sớm để phục vụ
cho phát triển kinh tế vùng trọng điểm này, để hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Cũng chính vì vai trị của phịng thanh tốn quốc tế có vai trị quan trọng
<b>đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên em đã chọn đề tài “phân tích hoạt </b>
<b>động thanh tốn xuất nhập khẩu bằng phương thức chuyển tiền, phương thức </b>
<b>nhờ thu và thư tín dụng tại ngân hàng cơng thương Việt Nam chi nhánh Cần </b>
<b>Thơ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.</b>


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:</b>
<b>1.2.1 Mục tiêu chung: </b>


Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại ngân hàng Công thương Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại
ngân hàng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.


<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể: </b>


Phân tích hoạt động chuyển tiền của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ.


Phân tích hoạt động nhờ thu của ngân hàng Cơng Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ.


Phân tích hoạt động tín dụng chứng từ (L/C) của ngân hàng Công Thương
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.


So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng phương thức thanh toán xuất nhập
khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>


<b>1.3.1 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu thứ cấp của </b>
phịng thanh tốn xuất nhập khẩu Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ.


<b>1.3.2 Thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu báo cáo </b>
tài chính của 3 năm 2006-2008 của phịng thanh tốn xuất nhập khẩu của ngân hàng
Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.


<b>1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tích 3 phương thức </b>
thanh tốn quốc tế là: hình thức chuyển tiền, hình thức ủy nhiệm nhờ thu và L/C tại
phịng thanh tốn xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ.


<b>1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:</b>


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:”Tình hình thực hiện phương thức tín dụng
chứng từ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại VietinBank Cần thơ”. Sinh viên thực hiện
là Trần Thị Thu Thảo. Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II TP. HCM. Lớp Kinh
tế đối Ngoại K24. Nội dung tập trung phân tích quy trình và nội dung mở L/C rất chi
tiết. Tuy nhiên bài phân tích thực trạng hoạt động L/C của Ngân hàng Công thương
Việt Nam chi nhánh Cần thơ quá ngắn và chưa rõ ràng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG 2</b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>



<b>2.1 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ:</b>
<b>2.1.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):</b>



<b>2.1.1.1 Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách </b>
hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền
nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.


<b>Các bên tham gia:</b>


Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant).


Người trả tiền (Payer): Người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các
chi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay Ngân hàng, người trả tiền phạt, bồi
thường…


Người chuyển tiền (Remitter): Người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,
người chuyển kinh phí hoạt động trong các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở
nước ngồi, người chuyển phát sinh từ các thu nhập yếu tố.


Người hưởng lợi (Beneficiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển
tiền chỉ định.


Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là Ngân hàng ở nước người yêu
cầu chuyển tiền chỉ định.


Ngân hàng trung gian (Intermidiary Bank) hay là Ngân hàng trả tiền (Paying
Bank): là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi.


<b>2.1.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ: </b>


(5)



(4)


(3) (2) (6)


(1)


Sơ đồ 1: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN
Ngân hàng chuyển


tiền


Ngân hàng trả tiền


Người yêu cầu
(Người NK)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

(1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng
hoặc các thỏa thuận.


(2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển
ngoại tệ ra bên ngoài.


(3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu
chuyển tiền.


(4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở
nước người hưởng lợi.



(5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
(6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản của người hưởng lợi.
<b>2.1.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):</b>


<b>2.1.2.1 Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection):</b>


<b>a. Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu trơn là một phương thức </b>
thanh tốn mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các cơng cụ thanh tốn
nhưng khơng thể tự mình thu được, cho nên phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền
ghi trên công cụ thanh tốn đó khơng kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.


<b>Các bên tham gia nhờ thu trơn gồm có:</b>


Người ủy thác thu tức là người hưởng lợi (Principal)


Ngân hàng ở nước người ủy thác là Ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công
cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngồi thu tiền (Remitting
Bank)


Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người trả
tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank) hay còn gọi là Ngân hàng xuất
trình cơng cụ thanh tốn để địi tiền (pre-senting Bank).


Người trả tiền hay còn gọi là người bị ký phát (Drawee).
<b>Các cơng cụ thanh tốn thường gồm có:</b>


Hối phiếu thương mại (Bill Of Exchange).
Kỳ phiếu thương mại (Promissory Note).
Séc quốc tế (International Check).



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>b. Trình tự tiến hành nghiệp vụ:</b>


(6)

(3)


(7) (2) (4) (5)
(1)


Sơ đồ 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHỜ THU TRƠN


Tùy theo đối tượng nhờ thu là gì mà người ta chia ra các quy trình tiến hành
nhờ thu khác nhau. Các đối tượng nhờ thu có thể gồm có:


Nhờ thu hối phiếu, hóa đơn.
Nhờ thu kỳ phiếu, séc.
Nhờ thu cổ tức, trái tức.


(1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng
dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu.


(2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu,
hoặc hóa đơn đòi tiền Người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu (Collection Instruction)
ủy thác Ngân hàng nước mình thu tiền từ Người nhập khẩu.


(3) Ngân hàng chuyển tiền ủy thác cho Ngân hàng đại lý (Collecting Bank)
của mình ở nước nhập khẩu bằng thư nhờ thu (Collection Letter) và kèm với hối
phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu Ngân hàng này thu tiền từ Người nhập khẩu.


(4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu, hoặc hóa đơn yêu cầu Người nhập


khẩu trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngày hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối phiếu
trả chậm.


(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho Người hưởng lợi, nếu nhờ thu
hối phiếu trả chậm, thì Ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được Người nhập khẩu
ký chấp nhận thanh tốn.


(6) Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển tiền.
(7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của Người hưởng lợi.


Ngân hàng chuyển
Remitting Bank


Người hưởng lợi
Principal


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>c. Nhờ thu séc, kỳ phiếu, cổ tức, trái tức:</b>


Về cơ bản quy trình nghiệp vụ nhờ thu các đối tượng nêu trên cũng giống như
nhờ thu hối phiếu trơn, tuy nhiên chỉ khác mấy điểm sau đây:


Người ủy thác không phải là người ký phát séc, kỳ phiếu, mà là Người hưởng
lợi séc và kỳ phiếu do người mắc nợ ký phát cho mình hưởng lợi. Khi nhận được séc
và kỳ phiếu, Người hưởng lợi phải ủy thác cho Ngân hàng nước mình thu hộ tiền.


Cổ tức, trái tức là khoản thu nhập từ đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc
tế. Các cổ đông, trái chủ căn cứ vào niên hạn trả cổ tức (nếu có) và trái tức mà tiến
hành nhờ Ngân hàng nước mình thu hộ.


Quy trình bắt đầu từ quy trình thứ (2) của quy trình nhờ thu hối phiếu trơn.


<b>2.1.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh tốn mà trong
đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các cơng cụ thanh tốn, nhưng khơng
thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền
ghi trên công cụ thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc các điều kiện khác đã
quy định.


Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức được áp dụng chủ
yếu trong thanh toán thương mại quốc tế. Các phương thức thanh tốn khơng kèm
chứng từ có nhược điểm cơ bản là không gắn việc nhận chứng từ nhận hàng hóa với
việc thanh tốn. Do đó, Người nhập khẩu chưa phải thanh tốn đã có trong tay bộ
chứng từ để nhận hàng hóa từ người chuyên chở. Nhờ vào lợi thế đó, người nhập
khẩu thường chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, thanh toán chậm, thiếu, thậm chí
đưa ra nhiều lý do để từ chối thanh toán, trong khi hàng đã nhận và tiêu thụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

hoặc điều khoản quy định đổi lấy chứng từ (Documents against other terms and
conditions - D/TC).


<b>Các bên tham gia nhờ thu gồm:</b>


Người ủy thác tức là Người hưởng lợi (Principal).


Ngân hàng ở nước người ủy thác là Ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công
cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thu tiền (Remitting
Bank).


Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nước Người trả


tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank) hay cịn gọi là Ngân hàng xuất
trình cơng cụ thanh tốn để địi tiền (Prensenting Bank).


Người trả tiền hay cịn gọi là Người bị ký phát (Drawee).
<b>b. Quy trình tiến hành nghiệp vụ:</b>


(3)
(7)


(2) (8) (4) (5) (6)


(1)


Sơ đồ 3: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
(1) Dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký, người xuất khẩu tiến
hành giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ.


(2) Sau khi giao hàng hóa, dịch vụ, Người xuất khẩu lập UNT và kèm theo
tồn bộ chứng từ thanh tốn gửi đến Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền hộ
mình từ người nhập khẩu.


(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển UNT và tồn bộ chứng từ
thanh tốn đến Ngân hàng bên nhập khẩu tại nước nhập khẩu nhờ thu tiền hộ.


(4) Ngân hàng bên người nhập khẩu giữ lại bộ chứng từ thanh toán, gửi hối
phiếu kèm theo bản sao hóa đơn đến người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán.


(5) Tùy theo thỏa thuận về thời gian thanh tốn mà có hai trường hợp:



Ngân hàng chuyển tiền
Remitting Bank


Người hưởng lợi
Principal


Người trả tiền
Drawee
Ngân hàng thu tiền


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Nếu UNT trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents Against Payment) thì
người nhập khẩu phải lập chứng từ thanh tốn tiền thì Ngân hàng sẽ giao bộ chứng
từ.


Nếu UNT chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A – Documents Against
Acceptance) thì Người nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu Ngân hàng sẽ
giao bộ chứng từ.


(6) Ngân hàng thu hộ chuyển giao chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
để nhận hàng.


(7) Ngân hàng bên Người nhập khẩu thực hiện chuyển tiền và gửi giấy báo có
hoặc hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng bên xuất khẩu.


(8) Ngân hàng phục vụ Người xuất khẩu ghi có tài khoản và gửi giấy báo có
cho Người xuất khẩu.


<b>c. Diễn giải quy trình tiến hành nghiệp vụ thanh tốn nhờ thu kèm chứng </b>
<b>từ:</b>



<b>Quy trình (1) giao hàng:</b>


Người xuất khẩu chỉ giao hàng theo địa chỉ của Người nhập khẩu chỉ định,
không giao chứng từ cho Người nhập khẩu. Với quy định này, Người nhập khẩu
muốn nhận hàng thì phải trả tiền mới được Ngân hàng trao chứng từ để đi nhận
hàng.


Người xuất khẩu khơng được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của Ngân
hàng thu, trừ khi có sự thỏa thuận trước với Ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp
hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của Ngân hàng để trao cho Người trả tiền tiền
mà không có sự thỏa thuận trước của Ngân hàng đó thì Ngân hàng đó sẽ khơng chịu
trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên
gửi hàng.


Các Ngân hàng không chịu trách nhiệm phải có bất cứ hành động nào đối với
hàng hóa mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ có liên quan kể cả việc lưu kho và
bảo hiểm hàng hóa ngay cả khi lệnh nhờ thu quy định cụ thể điều đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

hàng hóa và/ hoặc mọi hành động và/ hoặc có sai sót của bất kỳ bên thứ ba nào được
ủy nhiệm lưu kho và bảo vệ hàng hóa. Mọi lệ phí hoặc chi phí của Ngân hàng trong
việc bảo vệ hàng đều sẽ do bên gửi lệnh nhờ thu gánh chịu.


Đối với những hàng hóa quý và hiếm như: vàng, bạc, đồ cổ, tranh nghệ
thuật… người xuất khẩu không thể giao hàng theo phương thức thơng thường, do
đó, họ sẽ thỏa thuận với Ngân hàng nước nhập khẩu giao hàng vào kho của Ngân
hàng để đảm bảo sự an tồn của hàng hóa. Tất nhiên, trong trường hợp này, Ngân
hàng sẽ giao lại hàng cho Người nhập khẩu khi Người nhập khẩu thực hiện đầy đủ
các điều kiện thanh tốn của phương thức này.


<b>Quy trình (2) lập bộ chứng từ nhờ thu:</b>



Người xuất khẩu lập các chứng từ thương mại được quy định trong hợp đồng
thương mại quốc tế về số loại, số lượng mỗi loại và yêu cầu tạo lập của từng chứng
từ.


Ký phát hối phiếu đòi tiền Người nhập khẩu, hoặc ký phát hóa đơn, nếu
khơng địi tiền bằng hối phiếu. Người hưởng lợi hối phiếu có thể là Ngân hàng
chuyển, nhưng cũng có thể là bản thân người ký phát hối phiếu, trong trường hợp
này, người ký phát hối phiếu phải ký hậu (for collection) cho Ngân hàng chuyển để
Ngân hàng này có căn cứ pháp lý thu hộ tiền.


Người xuất khẩu điền những nội dung cần thiết vào lệnh nhờ thu và ủy thác
cho Ngân hàng thu hộ tiền. Bản chất pháp lý của lệnh nhờ thu là một hợp đồng dịch
vụ ký kết giữa Người xuất khẩu và Ngân hàng chuyển.


Nguồn pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức nhờ thu là URC 522, 1995,
ICC nên được dẫn chiếu vào lệnh nhờ thu, vì đây là một tập quán quốc tế thông
dụng trên thế giới điều chỉnh phương thức thanh tốn này.


<b>Quy trình (3) ủy thác thu đối tác:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Ngân hàng chuyển điền những nội dung cần thiết vào thư nhờ thu và dẫn
chiếu nguồn pháp lý URC 522, 1995, ICC điều chỉnh phương thức này, đồng thời ký
hậu hối phiếu (For collection) cho Ngân hàng thu kèm với bộ chứng từ thương mại.


Ngân hàng chuyển khơng có trách nhiệm kiểm tra chứng từ do người xuất
khẩu xuất trình, tuy nhiên, Ngân hàng chuyển phải lập bản sao kê chứng từ để
chuyển cho Ngân hàng thu.


<b>Quy trình (4) xuất trình chứng từ địi tiền: </b>



Ngân hàng thu tiếp nhận chứng từ nhưng không có trách nhiệm phải kiểm tra
chứng từ, Ngân hàng nhận chứng từ như thế nào thì xuất trình như thế ấy, ngồi ra
khơng chịu trách nhiệm gì cả.


Ngân hàng thu thực hiện quyền khống chế chứng từ đối với Người nhập
khẩu: D/P hoặc D/A hoặc D/TC. Nếu giao hàng bằng các phương thức vận tải không
phải là vận tải biển, Ngân hàng sẽ chuyển giao chứng từ vận tải cho Người nhập
khẩu. Nếu giao hàng bằng đường biển và nếu vận đơn là loại theo lệnh của Ngân
hàng, thì Ngân hàng phải ký hậu vận đơn cho Người nhập khẩu đã trả tiền, hoặc đã
chấp nhận thanh tốn.


<b>Quy trình (5) chấp nhận hoặc từ chối thanh toán:</b>


Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy chứng từ phù hợp với hợp đồng
và khơng mâu thuẫn lẫn nhau, thì trả tiền ngay, hoặc chấp nhận thanh tốn, nếu mua
chịu, ngược lại thì có quyền từ chối nhận chứng từ.


Người nhập khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu bằng phương thức
chuyển tiền: T/T hoặc M/T. Nếu trả tiền bằng T/T, ai sẽ chịu điện tín.


<b>Quy trình (6) thanh tốn hoặc từ chối thanh tốn:</b>


Ngân hàng thu phải lập tức gửi thơng báo về thanh tốn đến Ngân hàng
chuyển nói rõ lượng tiền thu được, lượng chi phí, lệ phí, lượng tiền ứng chi đã trừ đi,
nếu có và phương thức quyết tốn nhờ thu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Thơng báo việc từ chối thanh tốn hay khơng chấp nhận thanh tốn. Ngân
hàng thu cần tìm ra lý do của việc khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh
tốn rồi thông báo ngay cho Ngân hàng chuyển.



Khi nhận được thơng báo này, Ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về
việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu từ khi 60 ngày kể từ khi gửi thơng báo về việc
khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn mà Ngân hàng thu vẫn khơng
nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho Ngân
hàng chuyển, Ngân hàng thu sẽ khơng chịu trách nhiệm gì thêm.


<b>2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit):</b>
<b>2.1.3.1 Khái niệm:</b>


Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng
(Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp
những quy định của thư tín dụng.


<b>Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:</b>


Người u cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là Người nhập khẩu
ủy thác cho một người khác.


Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp
tín dụng cho Người nhập khẩu.


Người hưởng lợi thư tín dụng là Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác
mà người hưởng lợi chỉ định.


Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng có nhiệm vụ thơng báo thư
tín dụng cho người xuất khẩu, thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành


ở nước người hưởng lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Ngân hàng xác nhận: Là Ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng
Ngân hàng mở L/C đảm bảo trả tiền cho Người xuất khẩu trong trường hợp Ngân
hàng mở L/C khơng đủ khả năng thanh tốn độc lập.


Ngân hàng thanh toán: là Ngân hàng khác được Ngân hàng mở L/C chỉ định
thay mặt mình trả tiền cho người xuất khẩu hay chấp nhận thanh toán hối phiếu.


<b>2.1.3.2 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: </b>
(7)


(6)
(2)


(10) (9) (1) (3) (5) (8)




(4)
Sơ đồ 4: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


(1) Dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu đề nghị Ngân
hàng phục vụ mình mở L/C.


(2) Nếu đủ điều kiện, Ngân hàng mở L/C và chuyển đến cho người xuất khẩu
thông qua Ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.


(3) Ngân hàng thông báo, sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra và chuyển đến


cho Người xuất khẩu toàn bộ nội dung bản gốc.


(4) Người xuất khẩu nhận L/C tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì tiến
hành giao hàng cho người nhập khẩu.


(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng
điều khoản trong L/C và chuyển đến cho Ngân hàng thông báo.


(6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm
tra thấy phù hợp thì sẽ chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.


(7) Nhận được bộ chứng từ thanh toán Ngân hàng mở L/C kiểm tra lại nếu
thấy phù hợp Ngân hàng sẽ thanh toán tiền (nhập hàng trả tiền ngay), hoặc ký chấp


Ngân hàng mở L/C


Người Nhập Khẩu Người xuất khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

nhận thanh toán lên hối phiếu và gửi hối phiếu lại (thanh toán trả chậm) cho người
xuất khẩu thông qua Ngân hàng thơng báo.


(8) Nhận được điện báo về khoản thanh tốn bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu,
Ngân hàng gửi báo cho Người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được ký chấp
nhận thanh toán cho người xuất khẩu.


(9) Ngân hàng mở L/C gửi chứng từ thanh toán cho Người nhập khẩu nhận
hàng.


(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những


điều kiện thỏa thuận thì người nhập khẩu thanh tốn lại cho Ngân hàng mở L/C.


<b>2.1.3.3 Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy trong thương mại </b>
<b>quốc tế:</b>


<b> L/C có thể hủy bỏ (Revocable L/C):</b>


Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì Ngân hàng phát hành có quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà khơng cần có sự đồng ý của Người hưởng lợi
L/C. L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người hưởng lợi. Do
đó, nó ít được giới thương gia sử dụng.


 Thư tín dụng khơng thể hủy bỏ (irrevocable L/C):


Là loại thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C
không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong
thời hạn hiệu lực của nó. L/C khơng thể hủy bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn
của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C. Vì vậy, L/C này được áp
dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.


<b>Khi sử dụng loại L/C không thể hủy bỏ cần chú ý những điểm sau đây:</b>
Một L/C không ghi chữ Irrevocable vẫn được coi là L/C Irrevocable.


Thời gian không thể hủy bỏ L/C là thời hạn hiệu lực của L/C.


Muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi nội dung L/C thì phải tiến hành tu chỉnh
L/C. Quy tắc tu chỉnh L/C như sau:


Bằng văn bản.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Hiệu lực tu chỉnh L/C tính từ ngày tu chỉnh ghi trên L/C.
Chấp nhận tu chỉnh từng phần sẽ khơng có giá trị.


Phí tu chỉnh do người đề nghị tu chỉnh gánh chịu.
<b> Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C):</b>


Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một Ngân hàng khác xác nhận trả
tiền theo yêu cầu của Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng
phát hành L/C. L/C loại này đã được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho một
người hưởng lợi, do vậy, độ an tồn trong thanh tốn của nó rất cao.


Trong đa số trường hợp, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận giống như
Ngân hàng phát hành L/C, do đó Ngân hàng phát hành L/C phải trả thủ tục phí xác
nhận, có khi cịn phải đặt cọc tiền tới 100% giá trị L/C tại Ngân hàng xác nhận (full
cash cover).


Ngân hàng xác nhận là một Ngân hàng khác, ngân hàng này có thể ở nước
thứ 3, cũng có thể là Ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C, trong nhiều
trường hợp, có thể ngay là Ngân hàng thơng báo L/C.


Mọi tu chỉnh L/C xác nhận đều phải có sự đồng thuận của Ngân hàng xác
nhận thì sự tu chỉnh mới có giá trị thực hiện.


 Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C):


Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát
hành L/C khơng cịn quyền địi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp
nào.


Khi dùng loại L/C này người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn truy


đòi lại người ký phát”, (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như
vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh tốn quốc tế.


 Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C):


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

 Thư tín dụng tuần hồn (revolving L/C):


Là loại L/C khơng thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá
trị như cũ và cư như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được
thực hiện. Ví dụ: Tổng giá trị hợp đồng là 1.200.000 USD, thực hiện trong 12 tháng.
Để tránh thiệt hại do phải mở L/C có giá trị lớn, thời hạn dài, gây nên ứ đọng vốn
khơng cần thiết, người nhập khẩu có thể u cầu Ngân hàng phát hành một L/C trị
giá 300.000 USD thời hạn hiệu lực 3 tháng với điều kiện tuần hồn 4 lần trong năm.


Thư tín dụng tuần hồn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần
hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hồn thì phải ghi rõ có cho
phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không
cho phép thì gọi nó là L/C tuần hồn khơng tích lũy (non Cumulative revolving
L/C), nếu cho phép thì gọi nó là tuần hồn tích lũy (cumulative revolving L/C).


Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động và tuần hoàn
hạn chế.


Tuần hoàn tự động: Tức là nó tự động có giá trị như cũ, khơng cần có sự
thơng báo của Ngân hàng phát hành L/C cho người hưởng lợi.


Tuần hoàn hạn chế: Tức là chỉ khi nào Ngân hàng phát hành L/C thông báo
cho người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.


Tuần hoàn bán tự động tức là sau khi L/C mở trước sử dụng xong, nếu sau


một vài ngày mà Ngân hàng phát hành L/C khơng có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì nó
lại tự động có giá trị như cũ.


Khi tiến hành tu chỉnh L/C tuần hoàn, cần phải tuyên bố rõ ràng nội dung tu
chỉnh có giá trị tuần hồn hay khơng, hay chỉ có giá trị cho một lần tu chỉnh.


Thư tín dụng tuần hồn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua
hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài và hàng hóa phải
đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói bao bì.


 Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C):


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Về đại thể, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng, chúng nó
có những điểm cần phân biệt:


Hai L/C gốc và giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau;
Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.


Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do
người trung gian hưởng dùng để chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của
họ.


Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc. Nghiệp vụ thư
tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó địi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác
các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến
vận tải và các chứng từ hàng hóa khác.


L/C giáp lưng dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà người trung
gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng , bởi vì họ khơng muốn lộ bí mật
khách hàng của họ.



 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C):


Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với
nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi người
hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng lại với nó để cho người mở L/C này
hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… ngày…
qua Ngân hàng…”.


Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng
đổi hàng (barter) ngồi ra khơng loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công
xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng trong gia cơng có nhiều phức tạp.


 Thư tín dụng thanh tốn dần về sau (Deferred payment L/C):


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b> L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C):</b>


Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi L/C trước khi giao
hàng. Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, Người hưởng lợi L/C trước
ngày giao hàng X ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền Ngân hàng
phát hành kèm với một L/C của Ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu
không thực hiện L/C điều khoản đỏ, hoặc một L/C dự phòng hoặc một kỳ phiếu có
ký bảo lãnh của Ngân hàng.


Tên của L/C điều khoản đỏ có thể khác nhau, nhưng cùng một nội dung như
trên. Ví dụ: Advace L/C, Anticipatory L/C,…


Gọi là “red Clause L/C” bởi vì trong nội dung L/C có một điều khoản in bằng
mực đỏ. Ngày nay, người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in
nghiêng và đậm.



<b>2.1.3.4 Các chứng từ sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu:</b>


<b>Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ cơ bản trong </b>
khâu thanh tốn, là u cầu của người bán địi người mua phải trả số tiền hàng ghi
trên hóa đơn.


<b>Phiếu đóng gói (Packing List): Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong </b>
một kiện hàng (thùng hàng, container…)


<b>Vận đơn đường biển (Bill of Lading): là giấy tờ gửi hàng bằng đường biển. </b>
Một mặt thể hiện việc xác nhận hàng hóa được chuyên chở đã xuống tàu và mặt
khác nó bảo đảm với người sở hữu vận đơn về việc chuyên chở hàng và giao hàng.


<b>Giấy chứng nhận xuất xứ (Original of Certificate): Là chứng từ do nhà </b>
sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (thường là phòng thương mại) cấp để xác nhận
nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa. Ở Việt Nam giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa do phịng thương mại và công nghệ cấp.


<b>Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được </b>
bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ tổ chức bảo
hiểm và người được bảo hiểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance of Certificate): Là chứng từ do </b>
người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.


<b>Hối phiếu (Draft): Là tờ mệnh lệnh đòi tiền do nhà xuất khẩu lập địi tiền </b>
sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng.


<b>Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng: Là chứng từ xác nhận số lượng </b>


và chất lượng (trọng lượng) của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất, số lượng
hàng hóa phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có
thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu,
tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán.


<b>Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: Là những chứng </b>
từ do cơ quan của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã an toàn về
mặt dịch bệnh và sâu bệnh…


Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Giấy chứng nhận sức khỏe.


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>
<b>2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: </b>


Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là thu thập các số liệu thứ cấp được
cung cấp từ phịng thanh tốn xuất nhập khẩu tại NHCTVN Chi nhánh Cần thơ từ
năm 2006 - 2008 và từ cục thống kê TP. Cần Thơ.


<b>2.2.2 phương pháp phân tích số liệu: </b>


Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh và thống kê mô tả:


+ So sánh bằng số tuyệt đối: so sánh giữa thực tế với thực tế, giữa hai thời
gian, không gian khác nhau hoặc giữa các chỉ tiêu khác nhau để thấy mức độ hoàn
thành, tốc độ tăng trưởng và qui mô phát triển của ngân hàng.


+ So sánh bằng số tương đối (%): so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ
tiêu nào đó ở hai thời kì, thời điểm khác nhau, mức độ tử số là mức độ cần nghiên


cứu, mức độ mẫu số là mức độ làm cơ sở so sánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>CHƯƠNG 3</b>



<b>GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM</b>


<b>CHI NHÁNH CẦN THƠ</b>



<b>3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN </b>
<b>THƠ (VIETINBANK CAN THO):</b>


<b>3.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam:</b>


Ngân hàng Công Thương Việt Nam (INCOMBANK) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Ngày 16 tháng 01 năm 2008 được sự chấp thuận của Ngân hang nhà nước.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng
Anh là Vietnam Bank for Industry and Trade viết tắt là VIETINBANK.


Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trị trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam góp phần vào sự điều tiết nền kinh tế.


Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao Dịch, 141 chi
nhánh và trên 700 điểm và phòng giao dịch.


Có 04 cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty cho th tài chính, Cơng ty
TNHH Chứng Khốn, Cơng ty quản lý nợ và khai thác Tài Sản, Công ty TNHH Bảo
Hiểm và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ,
Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.



Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 850 Ngân hàng lớn trên tồn thế giới.


Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.


Là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính Viễn Thơng liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức
phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.


Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Đến với Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với
<b>phương châm: “Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”.</b>


<b>3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Cần Thơ</b>
Thơng tin về Vietinbank Cần Thơ trong quá trình giao dịch:


Tên giao dịch: Industrial Commercial Bank of Viet Nam Can Tho Branch.
Địa chỉ giao dịch: số 09 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Tel: 0710.3822095.


Swift: ICBVVNVX820.
Email:


Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cần Thơ (NHCTCT) tiền thân là Ngân
hàng khu vực thành phố Cần Thơ (TPCT) thuộc Ngân hàng Nhà Nước, trụ sở tại
39-41 Ngô Quyền, TPCT. Đến tháng 7/1998 NHCTCT chính thức thành lập và có


trụ sở đặt tại số 09 Phan Đình Phùng, TPCT cho đến ngày nay.


Chi nhánh NHCTCT là một Ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư,
các thành phần kinh tế; cho vay trong lĩnh vực Công thương nghệp, giao thông vận
tải và dịch vụ. Đầu năm 1991 Ngân hàng (NH) đã mở rộng thêm hoạt động thanh
toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. NHCTCT là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng
Công thương Việt Nam (NHCTVN), hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy
động tại chỗ và vốn điều hòa từ NHCTVN.


Khi mới thành lập, Chi nhánh NHCTCT gồm cả phịng giao dịch Sóc Trăng và
Chi nhánh cấp 2 Khu Cơng nghiệp Trà Nóc. Tháng 06/2001 phịng giao dịch Sóc
Trăng tách khỏi sự kiểm sốt của Chi nhánh NHCTCT hình thành Chi nhánh Ngân
hàng Cơng thương Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của NHCTVN. Đến tháng
10/2006 Chi nhánh cấp 2 Khu Cơng nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành Chi nhánh NH
Công thương Khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc NHCTVN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

đang phát triển hết sức lớn mạnh với nội dung kinh doanh đa dạng và hiệu quả. Hiện nay,
NHCTCT gồm có 09 phòng ban, 03 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch.


<b> 3.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:</b>


Sơ đồ 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ


<b>Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ bao gồm:</b>
<b>Ban Giám Đốc: 01 Giám Đốc và 03 Phó Giám Đốc.</b>


<b>Các phịng ban: Gồm 09 phịng ban tại hội sở chính.</b>


Ban Giám Đốc


CN NHCT TPCT


Các phịng ban


P. Kế tốn


P. Hành Chính Tổ Chức
Phịng Ngân Quỹ


P. KH Cá nhân


P. Điện Tốn P. Quản lý rủi ro


Phịng Thanh tốn
XNK


P. Khách hàng DN


Phịng và điểm Giao dịch


PGD
Ninh Kiều


PGD Phong
Điền


PGD Cái Tắc
Ban Kiểm Tra & Kiểm


Sốt Nội Bộ



Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3


Phó Giám Đốc 1


ĐGD Xn
Khánh
Phịng Vi tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Các phòng giao dịch: Gồm 03 phòng Giao Dịch và 02 Điểm Giao Dịch.
Trưởng, phó phịng ban có trách nhiệm điều hành cơng việc của phịng mình, các
phòng ngang cấp với nhau chịu sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc.


<i><b>Giám đốc:</b></i>


Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH hướng dẫn giám sát
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao. Thực hiện các
chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng.
Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến viêc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ cơng nhân viên của đơn vị.


<i><b>Phó giám đốc:</b></i>


Có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phịng ban do giám đốc
phân cơng và ủy quyền, tổ chức thực hiện theo đúng qui trình qui chế… Thường xun
theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín dụng, qua đó tham
mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.


<i><b>Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:</b></i>



Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ giám đốc về chiến lược
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành
thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay,
định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính tốn số tiền gốc và lãi phải thu khách hàng
vào mỗi kì hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Đầu tư cho vay bằng VND đối với các khách hàng trong quan hệ vay vốn ngắn, trung
và dài hạn, thực hiện báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho tồn chi nhánh và
vạch ra kế hoạch tín dụng.


<i><b>Phịng Khách hàng Cá nhân:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>Phịng Thanh tốn Xuất Nhập Khẩu:</b></i>


Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHỊNG THANH TỐN XUẤT NHẬP KHẨU
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến q trình thanh tốn XNK với các
đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh tốn: tín dụng chứng từ, nhờ thu,
chuyển tiền… Với các cơng việc chủ yếu:


Thanh tốn tiền hàng cho nhà XK và đòi tiền nhà NK.


Phát hành L/C cho nhà NK và tiếp nhận L/C từ nước ngoài chuyển đến.
Làm Đại lý nhận lệnh cho Cơng ty Chứng khốn, Giao dịch Chứng Khoán.
Tuy thành lập sau so với những Ngân hàng khác nhưng Ngân hàng Công
Thương TP. Cần Thơ đã có một nền tảng vững chắc cho phịng này, nhất là trong điều
kiện hiện nay, hoạt động một cách thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu và ngày
càng phát triển hơn. Với sự cạnh tranh khơng ngừng của các Ngân hàng thì Ngân hàng
Cơng Thương TP. Cần Thơ đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, cùng với
uy tín sẵn có đã giúp Ngân hàng ln được khách hàng tín nhiệm và hợp tác.



<i><b>Phịng Kế tốn:</b></i>


Ghi chép tồn bộ các hoạt động phát sinh trong ngày, hạch toán kế toán theo
chế độ do Nhà nước quy định.


Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến q trình thanh tốn như thu, chi
theo yêu cầu của khách hàng. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng có
liên quan.


Trưởng phịng XNK


Phó Phịng XNK


Bộ phận thanh tốn
xuất nhập khẩu và tài


trợ thương mại


Bộ phận kinh doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Kiểm tra việc mua sắm tài sản cho NH, đặc biệt đối với những tài sản có giá
trị lớn phải đề xuất ý kiến lên ban giám đốc.


Tổng hợp chi tiết, lên bảng cân đối và báo cáo quyết toán hàng năm với Hội
sở về hoạt động của Chi nhánh.


Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng và hạch
toán tiền nước ngồi chuyển đến trong nước.


<i><b>Phịng Nguồn vốn: có 02 quỹ tiết kiệm.</b></i>



Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của dân
cư và tiền gửi thanh tốn dưới hình thức kỳ phiếu có kì hạn, khơng kì hạn, kỳ phiếu
có mục đích, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…


<i><b>Phịng vi tính:</b></i>


Có nhiệm vụ quản lý và bảo mật các thông tin kĩ thuật nhằm đảm bảo hệ
thống hoạt động được thông suốt.


<i><b>Phòng Ngân quỹ:</b></i>


Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt, bảo quản các tài sản có giá trong kho
cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.


<i><b>Phịng Kiểm sốt Nội bộ:</b></i>


Trực thuộc Phịng kiểm sốt NHCTVN, thực hiện chức năng giám sát mọi
hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc,
chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.


<i><b>Phịng Tổ chức Hành chánh:</b></i>


Thực hiện tuyển dụng, đào tạo cán bộ Cơng nhân viên bố trí cơng việc phù
hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an tồn tài sản của cơ quan,
quản lí toàn bộ văn thư tài liệu mật đúng theo qui định.


<i><b>Các Phòng giao dịch và Điểm giao dịch:</b></i>


Cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh tốn… giống như


hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.


<b>Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Nhận tiền gởi tiết kiệm với nhiều hình thức: tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ
hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,...


Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
<b> Cho vay tín dụng:</b>


Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất khẩu - nhập khẩu; chiết khấu chứng từ hàng xuất.
Cho vay tiêu dùng.


<b> Bão lãnh:</b>


Bảo lãnh và tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán.


<b> Thanh toán và tài trợ thương mại:</b>


Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh
toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và séc.


Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.
Phát hành thanh tốn L/C nhập khẩu, thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín
dụng nhập khẩu.


Nhờ thu xuất - nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và
nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)



<b> Ngân quỹ:</b>
Mua bán ngoại tệ


Thu, chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.


Mua bán chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu,...).
<b> Thẻ và ngân hàng điện tử:</b>


Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master
Card). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Phone Banking.


Và các hoạt động khác.


CHƯƠNG 4



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TP. CẦN THƠ:</b>
<b>Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TP. CẦN THƠ</b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2006</b> <b>2007</b> <b>2008</b> <b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006</b>


<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007</b>


<b>Số tiền</b> <b>% Số tiền</b> <b>%</b>



Xuất khẩu 473.331 551.813 839.457 78.482 16,5 287.644 52
Nhập khẩu 286.263 374.797 586.723 88.534 31 211.926 56,5


<i>(Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Cần Thơ)</i>


0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>



<b>T</b>



<b>rị</b>



<b> g</b>



<b>iá</b>

<sub>Xuất khẩu</sub>


Nhập khẩu



Hình 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TP. CẦN THƠ


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

và mơi trường đầu tư tốt. Vì vậy mà các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuất khẩu ra
nước ngoài nhằm thu ngoại tệ về cho quốc gia. Bên cạnh đó thì để phục vụ sản xuất
kinh doanh thì các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu những nguyên liệu, máy móc
phục vụ cho sản xuất. Vì thế mà kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Đặc
biệt là trong năm 2008 đã có sự gia tăng đột biến. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là
551,813 ngàn USD tăng lên 839,457 ngàn USD năm 2008, tăng 52% so với năm
2007 đồng thời với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch nhập khẩu
cũng tăng lên đáng kể tăng 211,926 ngàn USD chiếm khoảng 56,5% so với năm
2007. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
ở Cần Thơ chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở những mặt hàng
thiết yếu của con người như: chế biến và xuất khẩu gạo, thủy sản, trái cây, rau quả,
muối… chính vì đặc điểm của các mặt hàng này mà đã làm cho kim ngạch xuất
khẩu tăng lên. Mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn. Nhìn chung cán cân xuất
nhập khẩu của Thành Phố Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 - 2008 thì đều là xuất siêu.
Tuy nhiên trong những năm tới có thể Thành Phố Cần Thơ sẽ nhập siêu vì tốc độ
tăng xuất khẩu chậm hơn tốc độ tăng nhập khẩu.


Từ biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu của Thành Phố Cần Thơ cho thấy: Cần
Thơ đang là một Thành Phố có nền kinh tế tăng trưởng mạnh và năng động. Với quy
mô và tốc độ tăng trưởng của của Thành Phố kết quả này thể hiện tiềm năng phát
triển xuất nhập khẩu của Cần Thơ. Đây chính là động lực để thúc đẩy ngoại thương
Cần Thơ phát triển hơn nữa trong những năm tới. Đây cũng là một cơ hội để cho
Ngân hàng Công Thương Cần Thơ phát huy những thế mạnh của mình trong lĩnh
vực thanh tốn quốc tế.


<b>3.2 KHÁI QT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG </b>
<b>THƯƠNG CẦN THƠ (VIETINBANK CẦN THƠ) TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008:</b>



<b>Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ</b>


<b>Đơn vị tính: triệu đồng</b>


<b>CHỈ TIÊU</b> <b>2006</b> <b>2007</b> <b>2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Tổng chi phí 97.520 82.981 123.463 14.539 15 40.482 49


Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 243 21.715 56


<i>(Nguồn: Phịng nguồn vốn Ngân Hàng Cơng Thương Cần Thơ)</i>


0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>rị</b>



<b> g</b>


<b>iá</b> Doanh thu


Chi phí
Lợi nhuận


Hình 2:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thương mại điện tử tại Cần Thơ, cải tạo và nâng cấp các phịng Giao dịch và hội sở
chính do đã sử dụng thời gian lâu nên đã xuống cấp. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng bị
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ. Nhìn chung
các hoạt động của Ngân hàng năm 2008 đều giảm so với năm 2007 nhưng Ngân
<b>hàng vẫn thu được một khoản lợi nhuận tương đối lớn 16,881 triệu đồng. </b>


<b>Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): </b>
<b>ROS(2006) = </b>


774
.
108


254
.
11


<b> = 0,1</b>


ROS(2007) =



577
.
121


596
.
38


= 0,32
ROS(2008) =


344
.
140


881
.
16


= 0,12


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ:</b>
<b>4.3.1 Giới thiệu chung về tình hình thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ:</b>


<b>Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ.</b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD</b>


Các chỉ tiêu 2006 2007 2008



Số món Trị giá


(USD)


Tỷ trọng
(%)


Số món Trị giá
(USD)


Tỷ trọng
(%)


Số món Trị giá
(USD)


Tỷ trọng
(%)


<b>L/C</b> <b>412</b> <b>19.763</b> <b>51</b> <b>468</b> <b>21.986</b> <b>44</b> <b>325</b> <b>16.178</b> <b>34,5</b>


<b>Nhờ thu</b> <b>120</b> <b>2.866</b> <b>7</b> <b>171</b> <b>8.569</b> <b>17</b> <b>261</b> <b>13.320</b> <b>28</b>


<b>Chuyển tiền</b> <b>453</b> <b>15.975</b> <b>42</b> <b>510</b> <b>19.508</b> <b>39</b> <b>487</b> <b>17.522</b> <b>37,5</b>


Tổng Cộng 985 38.604 100 1.149 50.063 100 1.073 47.020 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

0
5,000
10,000


15,000
20,000
25,000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>rị</b>


<b> g</b>


<b>iá</b> L/C


Nhờ thu
Chuyển tiền


Hình 3: TÌNH HÌNH THANH TỐN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008


<b>Nhận xét: Qua bảng thống kê về tình hình hoạt động thanh tốn quốc tế qua </b>
3 năm từ 2006 đến 2008 ta thấy:


<b>Tỷ trọng: của 3 phương thức thanh toán quốc tế qua 3 năm đều có sự thay </b>
đổi về tỷ trọng. Trong đó tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và phương
thức chuyển tiền đều giảm nhưng phương thức ủy nhiệm nhờ thu thì tỷ trọng lại
tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

này giảm nhưng về số món và trị giá thì lại tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân


là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn như: Công ty thủy sản 404, Mekong
Fish Company, Binh An Company… đã ký kết được những hợp đồng lớn ở những
thị trường lớn và khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ,… đã làm cho số món và trị giá
của mỗi bộ hồ sơ thanh toán tăng lên rất nhiều so với năm 2006 và đặc biệt trong
năm 2007 những công ty này đã đánh giá được những khách hàng của mình. Họ
chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức ủy nhiệm nhờ
thu để giảm chi phí thanh tốn mỗi bộ hồ sơ. Như vậy trong năm 2007 thì phương
thức ủy nhiệm nhờ thu tăng cả về tỷ trọng, số món và trị giá so với các phương thức
thanh toán khác và so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tỷ trọng của 3 phương
thức thanh toán quốc tế chênh lệch khơng nhiều. Trong đó tỷ trọng cao nhất là
phương thức chuyển tiền chiếm 37,5% nhưng so với năm 2007 thì lại giảm, kế đến
là phương thức tín dụng chứng từ chiếm 34,5% giảm 9,5% so với năm 2007.
Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn các cơng ty
khơng xuất hàng đi được đã làm cho số món và trị giá của L/C giảm đáng kể, một
phần khách hàng chuyển từ phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ sang phương
thức uỷ nhiệm nhờ thu.Trong năm 2008 tỷ trọng của phương thức ủy nhiệm nhờ thu
chiếm 28% trong tổng phương thức thanh tốn quốc tế.


<b>Số món và trị giá: Trong năm 2006 số L/C thanh tốn là 412 món với tổng </b>
trị giá là 19.763 ngàn USD, phương thức chuyển tiền đạt 453 món với tổng trị giá là
15.975 ngàn USD và thấp nhất là phương thức ủy nhiệm nhờ thu đã thanh tốn
được 120 món với tổng trị giá là 2.866 ngàn USD. Ta thấy về số món thì chuyển tiền
đạt được nhiều nhất nhưng về trị giá thì phương thức tín dụng chứng từ lại mang lại
doanh thu cho Ngân hàng nhiều nhất. Nguyên nhân là do trị giá của mỗi món thanh
toán bằng L/C thường lớn hơn trị giá của mỗi món thanh tốn bằng phương thức
chuyển tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

3.533 ngàn USD, và cuối cùng là phương thức ủy nhiệm nhờ thu đạt 171 món tăng
51 món với tổng trị giá là 8.569 ngàn USD tăng 5.703 ngàn USD. Nguyên nhân là
thị trường xuất khẩu của các công ty được mở rộng, các doanh nghiệp ký được


những hợp đồng lớn từ những thị trường khó tính như EU, Nhật bản, Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37></div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>4.3.2 Phân tích tình hình thực hiện phương thức chuyển tiền:</b>


<b>Bảng 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN</b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD</b>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007


Số món Trị giá
(USD)


Số món Trị giá
(USD)


Số món Trị giá
(USD)


Số món
(+/-)


Trị giá
(+/-)


Số món
(+/-)


Trị giá
(+/-)


Chuyển


tiền đi <b>Cá nhân </b> <b>63</b> <b>2.131</b> <b>73</b> <b>2.395</b> <b>58</b> <b>1.849</b> <b>10</b> <b>264</b> <b>15</b> <b>546</b>


<b>Đơn vị</b> <b>88</b> <b>3.194</b> <b>102</b> <b>4.115</b> <b>97</b> <b>3.991</b> <b>14</b> <b>921</b> <b>5</b> <b>124</b>


Tổng 151 5.325 175 6.510 155 5.840 24 1.185 20 670


Chuyển


tiền đến <b>Cá nhân <sub>Đơn vị</sub></b> <b><sub>207</sub>95</b> <b>3.562<sub>7.088</sub></b> <b>108<sub>227</sub></b> <b><sub>8.833</sub>4.165</b> <b><sub>222</sub>110</b> <b><sub>7.326</sub>4.356</b> <b><sub>20</sub>13</b> <b><sub>1.745</sub>603</b> <b><sub>5</sub>2</b> <b><sub>1.507</sub>191</b>


Tổng 302 10.650 335 12.998 332 11.682 33 2.348 3 1.316


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>rị</b>



<b> g</b>


<b>iá</b> <sub>chuyển đến</sub>


chuyển đi


Hình 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN


<b>Nhận xét:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

món với tổng trị giá là 1,849 ngàn USD, chỉ đạt 77% so với 2007 và đơn vị, tổ chức
cũng giảm còn 97 món, tổng trị giá là 4,115 ngàn USD, cũng chỉ đạt 97% so với
2007.


Với phương thức chuyển tiền đến năm 2008 cũng giảm rõ so với 2007.
Nguyên nhân là nền kinh tế các nước phát triển gặp khó khăn dẫn đến nhiều người
phải mất việc. Trong đó có các lao động xuất khẩu của Việt Nam đang làm việc tại
các cơng ty ở nước ngồi cũng bị thất nghiệp do đó họ khơng có tiền gửi về nước
nhiều như những năm trước, các Việt kiều cũng gặp khó khăn về kinh tế trên chính
đất nước họ đang sống. Họ cũng khơng có dư nhiều tiền để gửi cho thân nhân ở Việt
Nam. Các tổ chức tài trợ kinh tế cũng hạn chế việc tài trợ cho những dự án phát triển
kinh tế tại các nước nghèo…đó là nguyên nhân làm cho phương thức chuyển tiền đi
giảm cả về số món và giá trị. Trong đó các tổ chức kinh tế giảm mạnh hơn. Năm
2007 đạt 8,833 ngàn USD nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 7,326 giảm 1,507 ngàn
USD, chỉ đạt 82% so với 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>4.3.3 Phân tích tình hình thực hiện phương thức nhờ thu:</b>


<b>Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC NHỜ THU</b>



<b>Đơn vị tính: 1000 USD </b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2006</b> <b>2007</b> <b>2008</b> <b>So sánh</b>


<b>2007/2006</b>


<b>So sánh</b>
<b>2008/2007</b>
<b>Số món</b> <b>Trị giá</b> <b>Số món</b> <b>Trị giá</b> <b>Số món</b> <b>Trị giá</b> <b>Số món</b>


<b>(+/-)</b>


<b>Trị giá </b>
<b>(+/-)</b>


<b>Số món</b>
<b>(+/-)</b>


<b>Trị giá </b>
<b>(+/-)</b>
<b>Nhờ thu </b>


<b>nhập khẩu</b>


Đã gửi


chứng từ 24 532 43 2.267 73 4.462 19 1.735 30 2.195


Đã thanh



toán 27 671 40 2.078 72 4.160 13 1.407 32 2.082


<b>Nhờ thu </b>
<b>xuất khẩu</b>


Đã gửi


chứng từ 88 1,899 136 7.648 192 9.543 48 5.749 56 1.895


Đã thanh


toán 93 2,295 131 6.491 189 9.160 38 4.196 58 2.669


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>



<b>T</b>


<b>rị</b>


<b> g</b>


<b>iá</b> <sub>Nhờ thu nhập khẩu</sub>


Nhờ thu xuất khẩu


Hình 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC NHỜ THU


<b>Nhận xét:</b>


Nhờ thu là nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong khi thực hiện phương thức
này thì phải tuân thủ theo những qui định của ICC và các tập quán quốc tế. Trong
nghiệp vụ này thì Ngân hàng đóng vai trị thu hộ và được hưởng hoa hồng. Trong
phương thức thanh tốn này thì Người xuất khẩu chịu rủi ro cao nhất bởi vì việc
thanh tốn tiền hàng cịn tùy thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Vì thế phương
thức này chỉ áp dụng khi người xuất khẩu đã biết rõ người nhập khẩu và người nhập
khẩu thật sự đáng tin cậy.


Năm 2006 NHCT Cần Thơ đã thực hiện yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu
nước ngồi gửi đến nhờ NHCT Cần thơ thơng báo tổng cộng 24 món nhưng đã
thanh tốn được 27 món với trị giá 671 ngàn USD. Trong khi đó Ngân hàng nhận
được yêu cầu nhờ thu của nhà xuất khẩu trong nước là 88 món và đã thanh tốn
được 93 món với tổng trị giá 2,295 ngàn USD. Ta thấy trong năm 2006 Ngân hàng
phát hành số lượng bộ chứng từ ít hơn số lượng thanh tốn. Ngun nhân là do có
nhiều bộ hồ sơ đã phát hành vào thời điểm cuối của năm trước do đó chưa được
thanh tốn. Những bộ hồ sơ này sẽ được thanh toán vào đầu năm sau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

2006. Đồng thời nhờ thu xuất khẩu đã thanh tốn đạt 131 món tăng 38 món với tổng
giá trị tăng là 4,196 ngàn USD tăng 2,8 lần so với 2006.


Đến năm 2008 phương thức nhờ thu tiếp tục tăng cả về số lượng và giá trị.
Đối với nhờ thu nhập khẩu tăng 32 món với tổng trị giá đạt được 4,160 ngàn USD,
tăng 2 lần so với năm 2007. Nhờ thu xuất khẩu cũng đạt 189 món tăng 58 món với
tổng trị giá đã thanh toán 9,160 ngàn USD tăng 2,669 ngàn USD so với 2007. So
sánh số lượng và giá trị giữa nhờ thu đã gửi chứng từ với đã thanh tốn qua 2 năm
2007 và 2008 thì số lượng nhờ thu đã gửi chứng từ luôn lớn hơn số lượng nhờ thu
đã thanh toán. Nguyên nhân là do số lượng nhờ thu gửi đến Ngân hàng vào thời
điểm cuối năm ngày càng nhiều và do thời hạn thanh tốn nhờ thu tương đối dài. Vì
thế những nhờ thu này sẽ được chuyển sang năm sau để thanh tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>4.3.4 Phân tích tình hình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ:</b>


<b>Bảng 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ</b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD</b>


<i>(Nguồn: Phịng Thanh tốn Xuất Nhập Khẩu Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ)</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2006</b> <b>2007</b> <b>2008</b> <b>So sánh</b>


<b>2007/2006</b>


<b>So sánh</b>
<b>2008/2007</b>
Số món Trị giá



(USD)


Số món Trị giá
(USD)


Số món Trị giá
(USD)


Số món
(+/-)


Trị giá
(+/-)


Số món
(+/-)


Trị giá
(+/-)


<b>L/C </b>
<b>xuất</b>


L/C đã gửi đi


thương lượng 398 20.234 432 22586 292 13.867 34 2.352 140 8.719


L/C đã tạm ứng 13 2.668 7 1.969 4 1.062 6 699 3 907


<b>L/C đã thanh </b>



<b>toán</b> <b>385</b> <b>17.566</b> <b>440 19.617</b> <b>310</b> <b>15.299</b> <b>55</b> <b>2.051</b> <b>130</b> <b>4.318</b>


<b>L/C </b>
<b>nhập</b>


L/C đã phát


hành 34 2.753 29 2.443 19 1.254 5 310 10 1.189


<b>L/C đã thanh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>rị</b>


<b> g</b>


<b>iá</b> gửi đi thương lượng



Ứng trước
Đã thanh tốn


Hình 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


<b>Nhận xét:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

từ nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm. Nhưng đến
năm 2008 cả L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu đều giảm xuống. Số L/C xuất khẩu
chỉ đạt 310 bộ chứng từ chỉ đạt 78% về giá trị so với 2007.


Nền kinh tế gặp khó khăn nên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng
đến việc sản xuất kinh doanh. Hàng hóa khơng xuất đi được, hoặc xuất đi chậm đơi
khi cịn bị trả lại nên các doanh nghiệp cũng hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu,
máy móc. Họ chỉ nhập những cái thật sự cần thiết. Do đó số lượng L/C nhập khẩu
cũng giảm 13 món với tổng trị giá đạt được là 879 ngàn USD. Chỉ đạt 37% về giá trị
so với 2007. Như vậy các doanh nghiệp đã cố gắng hạn chế nhập khẩu và gia tăng
việc xuất khẩu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.


<b>Đối với L/C nhập:</b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng L/C nhập được mở ở NHCT Cần Thơ
chiếm một tỷ trọng rất ít và giảm dần từ năm 2006 – 2008. Cao nhất cả về số lượng
và giá trị là năm 2007. Ngân hàng phát hành được 29 món và đã thanh tốn được 28
món. Ta thấy số lượng L/C đã phát hành và số lượng L/C đã thanh tốn khơng
khơng có sự chênh lệch nhiều. Lý do là các doanh nghiệp mở L/C nhập thường là
các nguyên vật liệu, phụ liệu để tiến hành sản xuất, chế biến thủy sản, nơng sản, rau
quả để xuất khẩu. Vì thế L/C nhập thường được mở những quý đầu của năm. Do đó
ít có món nào để qua năm sau mới thanh toán.



<b>Đối với L/C xuất: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

điểm của L/C thì cũng có những nhược điểm nhất định như: mất một khoản phí
tương đối lớn, thời gian để thanh toán một bộ chứng từ L/C tương đối dài, nhà nhập
khẩu phải ký quỹ một khoản tiền tương ứng với trị giá của L/C… chính việc này
làm cho vốn bị ứ đọng, số vòng quay của vốn chậm. Trong tình hình nền kinh tế
đang khan hiếm vốn mà các doanh nghiệp lại đang cần vốn. Vì thế họ sẽ chọn lựa ra
những khách hàng đáng tin cậy và có uy tín để chọn phương thức thanh toán bằng
phương thức ủy nhiệm nhờ thu để có thể khắc phục những hạn chế của L/C trong
giai đoạn khó khăn này. Họ chỉ thanh tốn bằng L/C đối với những khách hàng mới,
không đáng tin cậy, nhà xuất khẩu không hiểu rõ về nhà nhập khẩu… Đó là lý do
làm cho số lượng thanh toán bằng L/C giảm so với năm 2007. Đây cũng là tín hiệu
đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có sự hiểu biết và cân nhắc kỹ hơn
khi lựa chọn một phương thức thanh toán quốc tế, hạn chế lạm dụng thanh toán bằng
phương thức L/C.


<b>4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN </b>
<b>THƠ:</b>


<b> Bảng 7: TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ.</b>


<b>Đơn vị tính: 1000 Đồng</b>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07


<b>L/C</b> <b>734.238</b> <b>887.423</b> <b>755.643</b> <b>153.185</b> <b>-131.780</b>


<b>Nhờ thu</b> <b>257.803</b> <b>321.104</b> <b>550.990</b> <b>63.301</b> <b>229.886</b>



<b>Chuyển tiền</b> <b>393.313</b> <b> 404.696</b> <b>267.624</b> <b>11.383</b> <b>137.072</b>


Tổng cộng: 1.385.354 1.613.496 1.574.257 228.142 39.239


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

0
200
400
600
800
1000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>



<b>T</b>



<b>rị</b>



<b> g</b>



<b>iá</b>

L/C


Nhờ Thu
Chuyển tiền


Hình 7: TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ


<b>Nhận xét:</b>



<b>Phương thức chuyển tiền: Ta thấy thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán </b>
và tài trợ thương mại qua 3 năm từ 2006 đến 2008 có sự tăng giảm khơng đồng đều.
Trong đó, phương thức chuyển tiền từ năm 2006 đạt 393.313 ngàn đồng nhưng đến
năm 2007 thì có tăng nhẹ nhưng khơng đáng kể và giảm mạnh vào năm 2008 giảm
137.345 ngàn đồng chỉ đạt 66% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 nền
kinh tế thế giới gặp khó khăn nên các cá nhân, tổ chức cũng hạn chế việc gửi tiền
cho những thân nhân, nhân viên của họ ở nước ngoài và gửi về Việt Nam.


<b>Phương thức ủy nhiệm nhờ thu: thì liên tục tăng. Năm 2007 thu được </b>
321.104 ngàn đồng, tăng 63.301 ngàn đồng và liên tục tăng trong năm 2008 đạt
550.990 ngàn đồng tăng 70% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc thu phí hoạt
động phương thức uỷ nhiệm nhờ thu liên tục tăng là do các doanh nghiệp đã nhận
thấy được những ưu điểm của phương thức ủy nhiệm nhờ thu nên ngày càng sử
dụng phương thức ủy nhiệm nhờ thu nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

trong việc thu phí từ hoạt động tín dụng chứng từ năm 2008 là do nền kinh tế thế
giới gặp khó khăn, một phần khách hàng chuyển từ phương thức tín dụng chứng từ
sang phương thức nhờ thu đã làm cho việc thu phí của phương thức tín dụng chứng
từ giảm.


Như vậy từ hoạt động thanh toán quốc tế hàng năm Ngân hàng thu được một
khoản tiền tương đối lớn bình quân chiếm khoảng 9% trong tổng lợi nhuận của
Vietinbank Cần Thơ. Trong đó đóng vai trị chủ đạo là phương thức tín dụng chứng
từ mỗi năm chiếm khoảng 50% lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của hoạt động thanh
tốn quốc tế. Vì số lượng L/C thường nhiều hơn số lượng của phương thức chuyển
tiền và nhờ thu. Đặc biệt là phí thanh tốn 1 bộ hồ sơ tín dụng chứng từ ln ln
lớn hơn hai phương thức cịn lại. Kế đến là phương thức ủy nhiệm nhờ thu. Phí thu
trên một bộ hồ sơ nhờ thu luôn cao hơn phương thức chuyển tiền và số lượng hồ sơ
ủy nhiệm nhờ thu ngày càng tăng từ năm 2006 đến 2008. Do đó phí thu được từ hoạt
động nhờ thu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận của phương thức


thanh toán quốc tế và cuối cùng là phương thức chuyển tiền.


<b>4.5 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA VIỆC THU PHÍ THANH TOÁN VÀ </b>
<b>TTTM TRONG TỔNG LỢI NHUẬN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ. </b>


<b>Bảng 8: TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG TỔNG LỢI NHUẬN </b>
<b>CỦA VIETINBANK CẦN THƠ</b>


<b>Đơn vị tính: triệu đồng</b>


<i>(Nguồn: Phịng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu)</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2006</b> <b>2007</b> <b>2008</b>


<b>Số tiền Tỷ trọng</b> <b>Số tiền Tỷ trọng Số tiền</b> <b>Tỷ trọng</b>


Tín dụng 7.394 66 25.473 71 11.141 68


TTQT 1.385 12 1.613 5 1.574 10


Bảo lãnh 900 8 3.087 8 1.350 8


Ngân Quỹ 1.125 10 3.859 10 1.688 10


Thẻ 450 4 1.543 4 675 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

66%
12%


8%



10% 4%


Tín dụng
TTQT
Bảo lãnh
Ngân Quỹ
Thẻ


Hình 8a: TỶ TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG THU PHÍ CỦA NĂM 2006


71%
5%


9%


11% 4%


Tín dụng
TTQT
Bảo lãnh
Ngân Quỹ
Thẻ


Hình 8b: TỶ TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ NĂM 2007


68%
10%


8%



10% 4%


Tín dụng
TTQT
Bảo lãnh
Ngân Quỹ
Thẻ


Hình 8c: TỶ TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ NĂM 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

động thanh toán quốc tế đạt 1.385 triệu đồng chiếm 12% trong tổng lợi nhuận của
Ngân hàng đứng sau hoạt động tín dụng đạt 7.396 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 66%
trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Đến năm 2007 thì tỷ trọng của hoạt động thu
phí dịch vụ thanh tốn và tài trợ thương mại đạt 1.613 triệu đồng. Tính về số tiền thu
được thì tăng lên 228 triệu đồng. Tuy nhiên tính theo tỷ trọng thì lại giảm xuống còn
5% trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Nguyên nhân của việc tỷ trọng hoạt động
thu phí dịch vụ giảm so với năm 2006 là do năm 2007 hoạt động tín dụng của Ngân
hàng được xúc tiến mạnh lợi nhuận thu được đạt 25.473 triệu đồng chiếm tỷ trọng
là 71%, bảo lãnh cũng tăng lên đạt 3.087 triệu đồng, chiếm 8% trong tổng lợi nhuận
và Ngân quỹ cũng tăng lên đạt 3.859 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 10%. Mặc dù năm
2007 số lượng mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền có tăng hơn so với 2006 nhưng vì lợi
nhuận thu được từ mỗi bộ chứng từ tương đối nhỏ. Vì thế đã làm cho tỷ trọng của
hoạt động thu phí dịch vụ giảm xuống. Nhưng đến năm 2008 thì Ngân hàng chỉ thu
được 1.574 triệu đồng từ hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại giảm 39 triệu
đồng so với năm 2007 nhưng tính về tỷ trọng của hoạt động thu phí dịch vụ lại tăng
lên 10% trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Trong năm 2008 lợi nhuận từ tất cả
các hoạt động của Ngân hàng đều giảm xuống mà giảm mạnh nhất là hoạt động tín
dụng chỉ đạt 11.141 triệu đồng và tỷ trọng cũng giảm xuống còn 68%, bảo lãnh cũng
giảm xuống chỉ đạt 1.350 triệu đồng, chiếm 8% trong tỷ trọng lợi nhuận của Ngân


hàng và ngân quỹ cũng giảm cịn 1.688 triệu đồng, tính về tỷ trọng thì chỉ đạt 10%.
Như vậy, tình hình thu phí dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại năm 2008 giảm
hơn so với năm 2007 nhưng tính về tỷ trọng thì lại tăng lên. Nguyên nhân là do năm
2008 tình hình thế giới gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ. Do
đó Ngân hàng đã chắt lọc khách hàng và hoạt động tín dụng cũng bị hạn chế nên lợi
nhuận từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể so với năm 2007.


<b>4.6 SO SÁNH PHÍ THANH TỐN L/C TẠI VIETINBANK VỚI EXIMBANK </b>
<b>VÀ AGRIBANK:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Thanh toán XK</b> <b>Vietinbank </b> <b>Eximbank</b> <b>Agribank</b>


Thông báo L/C 20 USD 15 USD 12 USD


Thông báo sửa đổi 15 USD 5 USD 5 USD


Thông báo L/C nhận từ NH


khác phát hành 15 USD + Phí phải trả theo yêu cầu của
NH khác


25 USD 20 USD + Phí phải
trả theo yêu cầu của
NH khác


Thanh toán một bộ L/C 0.18%
Tối thiểu 20
Tối đa 500


0,15%


Tối thiểu 10
Tối đa 130


0.15%
Tối thiểu 10
Tối đa 150
Xác nhận L/C của NH đại lý


phát hành 1.6%/năm


Tối thiểu 50


1.2%/năm
Tối thiểu 25


Theo thỏa thuận


Xử lý bộ chứng từ 5 USD 2 USD 5 USD


<b>Thanh toán NK</b> <b>Vietinbank </b> <b>Eximbank</b> <b>Agribank</b>


Chuyển nhượng L/C
Trong nước
Ngoài nước
40 USD
50 USD
20 USD
30 USD
30 USD
40 USD


Thông báo hủy L/C 15 USD + Điện phí


nếu có


5 USD + chi phí phát
sinh thực tế


10 USD + chi phí
phát sinh thực tế
Phí phát hành L/C/giá trị


L/C


0.15%
Tối thiểu 50
Tối đa 500


0,075%
Tối thiểu 20
Tối đa 500


0.1%
Tối thiểu 20
Tối đa 300
Phát hành sửa đổi tăng


tiền/giá trị L/C tăng thêm


0.15%
Tối thiểu 20


Tối đa 500


0,075%
Tối thiểu 10
Tối đa 200


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Phát hành sửa đổi khác 15 USD/lần 10 USD/lần 10 USD/lần


Hủy L/C 15 USD/lần 10 USD/lần 10 USD/lần


Thanh tốn 1 bộ L/C/giá
trị 1 món thanh toán


0,2%
Tối thiểu 30
Tối đa 500


0,18%
Tối thiểu 20
Tối đa 350


0.2%
Tối thiểu 20
Tối đa 400


Ký hậu vận đơn theo L/C 5 USD 2 USD 5 USD


Xử lý bộ chứng từ 10 USD 8 USD 10 USD


Chuyển tiếp L/C đến NH



thông báo thứ hai 15 USD 13 USD 15 USD


<i>(Nguồn: www.vietinbank.vn , www.eximbank.com.vn, www.agribank.com.vn)</i>
<b>Nhận xét:</b>


Qua bảng so sánh phí dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ của
VIETINBANK so với các ngân hàng khác như: Eximbank và Agribank thì vẫn cịn
cao hơn, có sự chênh lệch lớn về phí thanh tốn so với các ngân hàng trong cùng
lĩnh vực hoạt động. Do đó, VIETINBANK vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn thật sự đối
với các doanh nghiệp trong khu vực khi thực hiện các giao dịch thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ. Vì khách hàng khi giao dịch với các ngân hàng đều mong muốn mức
phí mà mình phải trả là ít nhất nên khả năng khách hàng chọn VIETINBANK là hạn
chế. Do đó, ngân hàng cần phải biểu phí dịch vụ linh hoạt hơn để thu hút thêm
<b>những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ của ngân hàng. </b>


<b>4.7 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN </b>
<b>QUỐC TẾ:</b>


<b>4.7.1 Phương thức chuyển tiền:</b>
<b>4.7.1.1 Điểm mạnh:</b>


Thủ tục và điều kiện thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ đơn
giản, nhanh chóng đến tay người nhận, dễ thực hiện, chi phí thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Ngân hàng khơng ràng buộc gì cả, ít gặp rủi ro khi thực hiện.


Khi chuyển tiền có sai sót, Ngân hàng sẽ gọi điện báo ngay cho khách hàng
để kịp thời bổ sung, giải quyết.



Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ có hệ thống xử lý thơng tin tự động,
nhanh chóng, chính xác, an toàn, rộng khắp toàn cầu (trên 80 quốc gia) với mức phí
linh hoạt và hấp dẫn nhất.


<b>4.7.1.2 Điểm yếu:</b>


Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua nên không đảm bảo
quyền lợi cho người xuất khẩu.


Doanh thu từ phí thanh tốn này khơng cao.


Nguồn tiền ký quỹ của khách hàng không ổn định, gây không ít khó khăn và
trì trệ trong việc thực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng.


<b>4.7.2 Điểm mạnh, điểm yếu của Phương thức nhờ thu:</b>
<b>4.7.2.1 Điểm mạnh:</b>


Chứng từ doanh nghiệp giao cho khách hàng phải đầy đủ, có bản gốc, nhưng
khơng cần thiết phải chính xác từng chi tiết, các chứng từ chỉ cần đồng bộ về mặt ý
nghĩa.


Doanh nghiệp nhập khẩu không phải ký quỹ tại Ngân hàng.


Quy trình thực hiện đơn giản, Ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian.
<b>4.7.2.2 Điểm yếu:</b>


Ngân hàng khơng thể can thiệp khi nhà nhập khẩu có thể từ chối khơng nhận
bộ chứng từ, tuy quyền sở hữu hàng hóa thuộc về người xuất khẩu, người nhập khẩu
sẽ không chịu tổn thất khi hàng đã xuất mà phải trả lại, mọi tổn thất đều thuộc về
nhà xuất khẩu.



Vì là quy định chung phải có đầy đủ bộ chứng từ nên thời gian thu tiền còn
quá chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người xuất khẩu do vốn bị ứ
đọng mà Ngân hàng Công Thương Cần Thơ không thể làm khác hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>4.7.3 Điểm mạnh, điểm yếu của phương thức tín dụng chứng từ:</b>
<b>4.7.3.1 Điểm mạnh:</b>


Bộ chứng từ thanh toán được Ngân hàng thương lượng thay mặt người xuất
khẩu khống chế người nhập khẩu, do đó người xuất khẩu có thể an tâm về quyền sở
hữu hàng hóa và chắc chắn sẽ được thanh toán tiền hàng. Đơn vị xuất khẩu được
quyền chiết khấu bộ chứng từ để hạn chế việc ứ đọng vốn của doanh nghiệp và gia
tăng số vòng quay của vốn.


Ngân hàng bảo đảm cho đơn vị nhập khẩu đúng hàng về số lượng và chất
lượng, … do Ngân hàng đã thay mặt nhà nhập khẩu khống chế việc thanh toán.
Ngân hàng mở L/C cấp tín dụng dựa trên giá trị L/C giúp đơn vị giảm bớt phần nào
tình trạng thiếu vốn.


Bộ chứng từ được Ngân hàng kiểm tra chính xác đồng bộ từng chi tiết, giúp
khách hàng trách được những sai sót bất lợi.


Để phục vụ xuất khẩu, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ có thể đóng vai trị
là Ngân hàng thơng báo hoặc Ngân hàng thanh tốn, Ngân hàng xác nhận hoặc
Ngân hàng chiết khấu chứng từ.


Trong quá trình giao dịch nếu có sai sót về bộ chứng từ, Ngân hàng sẽ báo
ngay cho khách hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất, không phải để khách hàng
chờ lâu.



<b>4.7.3.2 Điểm yếu:</b>


Thủ tục thanh toán tại Ngân hàng khá phức tạp, phải trả một khoản phí cao.
Ngân hàng cung cấp đầy đủ chứng từ cho khách hàng, nếu có sai sót hoặc
khách hàng sẽ từ chối thanh tốn. Để có căn cứ để địi tiền hoặc xảy ra tranh chấp
thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Ngân hàng có vai trò và trách nhiệm trong phương thức này rất cao, phải
gánh chịu nhiều rủi ro.


<b>4.8 NHỮNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ:</b>
<b>4.8.1 Rủi ro trong Phương thức ủy nhiệm nhờ thu:</b>


<b>4.8.1.1 Rủi ro trong phương thức ủy nhhiệm nhờ thu trơn:</b>


Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ
chứng từ hàng hóa, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, do đó:


<b>Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu, bao gồm:</b>


Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền
thanh toán.


Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém thì việc thanh toán sẽ dây
dưa, chậm trễ và tốn kém.


Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán
hay từ chối chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.


Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhưng nhà nhập khẩu khơng thể thanh


tốn hoặc khơng muốn thanh tốn (do tình trạng tài chính, tình hình kinh doanh của
nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà
xuất khẩu có thể kiện ra tịa nhưng rất tốn kém và khơng phải lúc nào cũng nhận
được tiền.


<b>Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:</b>


Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu địi tiền đến trước và phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa khơng được gửi đi, hoặc đã được gửi đi
nhưng chưa tới, hoặc là khi nhận hàng hóa có thể là khơng đảm bảo đúng chất
lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.


Như vậy, Rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và
thanh tốn của nhà nhập khẩu khơng có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu
phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu thực sự tin tưởng nhau, cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, cịn
nhà nhập khẩu thì phải có thiện chí thanh tốn tiền hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:</b>


Trái với lệnh nhờ thu, Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ hàng hóa cho
nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh tốn. Điều này
có thể xảy ra ở một số quốc gia, khi mà Ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệ với
doanh nghiệp trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với doanh
nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất
nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đối với Ngân hàng xuất trình.


Chữ ký chấp nhận thanh tốn có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận
không đủ thẩm quyền (vượt quyền) hay chưa được đăng ký mẫu chữ ký.



Ngân hàng chuyển chứng từ luôn giữ lập trường rằng, nếu Ngân hàng xuất
trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do nhà xuất
khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu khơng hề
có liên quan đến việc chỉ định Ngân hàng xuất trình.


Tồn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc.


Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (hay
theo lệnh của) Ngân hàng xuất trình với sự đồng ý của Ngân hàng này từ trước.
Ngồi ra, Ngân hàng khơng chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo
hiểm, giao hàng hay dỡ hàng.


Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho,
mua bảo hiểm hàng hóa, thì Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn
thất hay hư hỏng hàng hóa.


Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến cơng việc
bảo vệ hàng hóa của Ngân hàng, cho dù Ngân hàng không được yêu cầu làm các
công việc này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho Ngân hàng chuyển chứng từ, nhưng
Ngân hàng này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu
nhận được tiền chậm hoặc khơng nhận được tiền.


Nhà nhập khẩu khước từ thanh tốn hay chấp nhận thanh tốn, trong khi hàng
hóa đã được gửi đi từ trước. Cho dù, nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu theo
các điều khoản đã ký của hợp đồng. Nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian,
trong khi đó, hàng hóa có thể đã bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh
chuyên chở quay về.



Hàng hóa đã được bảo hiểm đầy đủ không và nhà xuất khẩu có thể khiếu nại
tiền bồi thường nếu hàng hóa bị tổn thất hay hư hại?


Các Ngân hàng khơng chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc
chứng từ nào.


Nếu hóa đơn thanh tốn bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho
đến khi nhận được tiền.


Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà nhà
nhập khẩu phải chịu (như đã thỏa thuận), nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanh toán,
Ngân hàng xuất trình vẫn giao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo như quy định trong
lệnh nhờ thu để được thanh toán. Trong trường hợp này, sau khi khấu trừ mọi chi
phí phát sinh liên quan đến nhờ thu, số tiền cịn lại Ngân hàng xuất trình chuyển cho
Ngân hàng chuyển chứng từ để trả cho nhà xuất khẩu. Trường hợp ngoại lệ, phải có
chỉ thị rõ ràng rằng: “Chứng từ không được trao cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập
khẩu khơng thanh tốn các chi phí phát sinh theo như thỏa thuận”.


<b>Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không
khớp với chứng từ.


Sau khi chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu) nhà
nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tịa nếu khơng thanh tốn khi hối phiếu
đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu khơng thể dùng các lý do “chính đáng” để bào
chữa cho việc khơng thanh tốn của mình như: nhà xuất khẩu đã khơng giao hàng,
hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng… Điều này hàm ý, một khi nhà nhập khẩu đã
ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, thì buộc phải thanh tốn khi hối phiếu
đến hạn thanh tốn một cách vơ điều kiện, nếu khơng có thể bị kiện ra tịa. Sự khơng


thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng thương
mại của con nợ.


Nếu hóa đơn thanh tốn bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho
đến khi thanh tốn.


<b>Rủi ro đối với Ngân hàng xuất trình:</b>


Nếu Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho Ngân hàng chuyển chứng từ trước
khi nhà nhập khẩu thanh tốn, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không
nhận chứng từ và khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn.


Nếu Ngân hàng xuất trình cho nhà nhập khẩu vay để thanh tốn, thì có thể
chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu.


Chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ được xem có đủ và phù hợp với danh
mục liệt kê chứng từ gửi tới, nếu chứng từ khơng đủ hoặc khơng phù hợp thì phải
thông báo cho Ngân hàng chuyển chứng từ để xin chỉ thị hành động.


Ngân hàng chuyển chứng từ có thể yêu cầu rằng, nếu nhà nhập khẩu không
thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn, thì Ngân hàng xuất trình thu xếp để
hàng hóa được lưu kho và được bảo hiểm cho đến khi bán được cho khách hàng mới
hay chuyển quay về nước. Nếu điều này xảy ra, thì Ngân hàng xuất trình phải được
bù đắp chi phí đầy đủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Việc thanh toán của Ngân hang cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ xuất trình, mà khơng căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ
kiểm tra tính chân thật “bề ngồi” của chứng từ, mà khơng chịu trách nhiệm về tính
chất “bên trong” của bộ chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Một
nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngồi


phù hợp với L/C) cho Ngân hàng được chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ khơng có
sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay
khơng bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ
tiền đã thanh toán trong Ngân hàng phát hành.


Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.


Ngân hàng xác nhận hay một Ngân hàng được chỉ định khác có thể mắc sai
lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ Ngân hàng phát
hành L/C. Nếu Ngân hàng mắc sai lầm lại cho người nhập khẩu chỉ định, thì Ngân
hàng mở có quyền truy địi số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp,
nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho Ngân hàng phát hành ngay
cả khi Ngân hàng mắc sai lầm do Ngân hàng phát hành chỉ định. Về nguyên tắc,
Ngân hàng được chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho Ngân
hàng phát hành, nhưng thực tế rất phức tạp và dễ bị từ chối. Điều này xảy ra là vì, để
được bồi hoàn buộc Ngân hàng phát hành phải giao dịch với một Ngân hàng ở rất xa
và tại một quốc gia khác, hơn nữa Ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và đề
cao trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa. Thậm chí, cho dù cuối cùng thì
Ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, nhưng phải mất nhiều tháng giao dịch thư
từ và tranh cãi, và chi phí có thể vượt giá trị của L/C/


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Tuy nhiên, thong thường theo các điều khoản
của L/C thì nhà nhập khẩu sẽ nhận bộ chứng từ trong khoảng thời gian hợp lý.


Nếu không quy địn “bộ vận đơn đầy đủ” (full set of bills of lading), thì một
người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận
đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu.


<b>Rủi ro Đối với nhà xuất khẩu:</b>



Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.


Thư tín dụng có thể hủy ngang có thể được Ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ
sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà
khơng cần có sự đồng ý của người này.


Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ khơng phù hợp với L/C, thì mọi
khoản thanh tốn hay chấp nhận thanh tốn đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự
xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải
tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các
chi phí lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa… trong khi đó
khơng biêt rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý
do bộ chứng từ có sai sót.


Nếu Ngân hàng phát hành (hoặc và Ngân hàng xác nhận) mất khả năng thanh
tốn, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hồn hảo thì cũng khơng được thanh tốn.
Tương tự, nếu Ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu
đến hạn, thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một
Ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại là nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số
tín nhiệm của Ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế
chính sách của nhà nước xuất khẩu.


Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ Ngân hàng phát hành
(không thông qua Ngân hàng thông báo) thì có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu
phải yêu cầu có một Ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được Ngân hàng
phục vụ mình xác minh L/C là thật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo


quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm khơng hồn trả
hoặc khơng có khả năng hồn trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng
phát hành là rất hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Ngân hàng cần
phải áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho
khách hàng.


Trong số các nhân tố Ngân hàng phát hành cần phải xem xét đó là liệu Ngân
hàng có thu lại được tồn bộ hay một phần số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng
nếu nhà nhập khẩu bị phá sản. Các câu hỏi cần trả lời đó là:


Nhà nhập khẩu sẽ là người chắc chắn sở hữu hàng hóa?
Hàng hóa đảm bảo chất lượng và có thể bán được?
Hàng hóa có dễ hỏng và giá cả có hay biến động khơng?


Hàng hóa có bị hư hại trong q trình vận chuyển? nếu bị hư hại thì có bảo
hiểm hay khơng? Và Ngân hàng có quyền địi tiền bảo hiểm hay khơng?


Có sự thông đồng, lừa đảo giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, hậu quả là
hàng hóa có thể là hàng hóa sẽ khơng bao giờ được chuyển đi?


Có hạn chế nào liên quan đến loại hàng hóa nhập khẩu, ví dụ như: hạn chế về
giấy phép kinh doanh, đối tượng mua bán?


Khi L/C khơng có xác nhận, Ngân hàng phát hành hay được yêu cầu chấp
nhận thanh tốn cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường
hợp này, nếu khơng có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc hồn trả,
thì Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu khơng
chấp nhận, do đó Ngân hàng sẽ khơng truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. Về mặt
nguyên tắc, Ngân hàng phát hành có quyền truy địi Ngân hàng trả tiền cho bộ
chứng từ có sai sót. Nhưng như đã nói trên, việc này tỏ ra rất mất thời gian và tốn


kém.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Từ phân tích trên cho thấy, khi mở L/C Ngân hàng phát hành cam kết tài
chính và chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, Ngân hàng nên yêu cầu đối với
khách hàng lần đầu mở L/C:


Cung cấp cho Ngân hàng các tài sản cầm cố, thế chấp hoặc
Ký quỹ cho Ngân hàng 100% trị giá L/C.


Nếu khách hàng phát hành L/C thường xuyên, Ngân hàng có thể cấp 1 hạn
mức “Tín dung nhập khẩu – IMPORT LINE” để cho người nhập khẩu mở L/C với
tổng trị giá bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm xuống
nếu mức độ tin cậy của khách hàng tăng lên.


Ngân hàng xem xét chứng từ chứ không xem xét hàng hóa. Nhưng vì hàng
hóa có giá trị, như là vật bảo đảm, và mức độ rủi ro phụ thuộc vào ai là người kiểm
sốt hàng hóa. Việc kiểm sốt hàng hóa được chuyển nhựng bằng cách chuyển giao
chứng từ sở hữu hàng hóa (vận đơn). Nếu Ngân hàng muốn duy trì việc kiểm sốt
hàng hóa, thì Ngân hàng phải thu xếp để chứng từ vận tải chỉ ra “người nhận hàng”
là bản thân Ngân hàng hoặc được ghi “theo lệnh”


<b>Rủi ro đối với Ngân hàng thông báo:</b>


Ngân hàng thông báo chịu trách nhiệm và phải có “sự quan tâm hợp lý” để
đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã,
mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu.


<b>Rủi ro đối với Ngân hàng được chỉ định:</b>


Trừ khi Ngân hàng xác nhận, các Ngân hàng được chỉ định khơng có một


trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ
Ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình các
Ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi
(With recourse) để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó, Ngân hàng này phải tự chịu rủi ro
tín dụng đối với Ngân hàng phát hành hoặc người xuất khẩu.


<b>Rủi ro đối với Ngân hàng xác nhận:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế (hạn chế ngoại hối) của nước Ngân hàng
phát hành.


Nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh tốn hối phiếu kỳ hạn,
mà khơng có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi,
Ngân hàng phát hành khơng chấp nhận, thì khơng thể địi tiền Ngân hàng phát hành.
<b>4.9 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ </b>
<b>TẠI NHCT CẦN THƠ:</b>


<b>4.9.1 Quan ly rui ro L/C nhâp khâu:</b>
<b>4.9.1.1 Phat hanh L/C nhâp khâu :</b>


Tât ca L/C phai băt buôc phat hanh va quan ly trên hê thông Trade Finance
kê ca trương hơp phat hanh thư tin dung băng thư, chi nhanh vưa la Ngân hang phat
hanh, vưa la Ngân hang thông bao L/C.


Tât ca cac thư tin dung gưi đên Ngân hang thông bao đêu phai phat hanh theo
format MT700 truyên đi trên mang SWIFT (trư trương hơp co nhưng điêu khoan
đăc biêt không thê sư dung đươc trên MT 700 thi phat hanh băng điên MT 799).
Han chê gưi thư tin dung đên ngân hang thông bao băng đương thư hoăc TELEX.
Nêu phai gưi đi băng đương thư hoăc TELEX thi phai gưi đên TSC qua hê thông
INCAS va tư TSC – NHCTVN se gưi đi băng đương thư hoăc TELEX.



Trương hơp L/C quy đinh ưng trươc môt phân hoăc tiên ưng trươc năm ngoai
tri gia L/C do chi nhanh cho vay thi phai yêu câu môt thư bao lanh tiên ưng trươc
hoăc tiên đăt coc do môt ngân hang co uy tin trên thê giơi phat hanh băng môt bưc
điên SWIFT co khoa bao mât đươc quyên đên NHCTVN qua mang SWIFT đê
thông bao cho khach hang. Thư bao lanh tiên đăt coc phai co hiêu lưc ngay khi sô
tiên đươc đăt coc đươc chuyên vao tai khoan Ngân hang phat hanh bao lanh. Thơi
han cua thư bao lanh nay phai dai hơn thơi han giao hang cuôi cung cua thư tin dung
đê đam bao quyên truy đoi tiên ưng trươc khi ngươi ban không giao hang.


Nêu L/C đi kem vơi môt thư bao lanh thưc hiên hơp đông thi L/C va bao lanh
thưc hiên hơp đông phai co gia tri song hanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

nhâp hang hoa tư nươc ngoai va phai đưa qua môt nươc thư ba đê sơ chê hoăc gia
công trươc khi đưa vê Viêt Nam thi chi phat hanh L/C co hiêu lưc khi nhân đươc
môt thư bao lanh co hiêu lưc do môt ngân hang co uy tin phat hanh truyên qua mang
SWIFT đam bao trên gia công hang hoa se tra lai hang cho phia Viêt Nam sau khi
hoan thanh viêc gia công.


Không nên cho phep L/C co gia tri tai ngân hang khac băng viêc thanh toan.
Không nên chi đinh ngân hang khac la ngươi thanh toan hôi phiêu (Drawee la
ngân hang khac không phai NHCTVN).


Phân mô ta hang hoa cân phai co tên chung vê hang hoa.


Nên quy đinh cu thê sô lương va chung loai cua môi hang hoa cua môi lân
giao hang trong trương hơp L/C quy đinh giao hang nhiêu lân môi lân giao cac loai
hang hoa khac nhau vê chung loai, tên hang, kich cơ đăt biêt la thiêt bi may moc...


Không cho phep đoi tiên băng điên va không chi đinh ngân hang hoan tiên (trư


L/C xac nhân va L/C ky quy đu 100%). Nêu chi đinh Ngân hang hoan tiên chi nhanh
phai trao đôi vơi ngươi phu trach trung tâm TTTM tai TSC.


Đê han chê viêc chưng tư vê ngân hang phat hanh sơm hơn hang hoa chi
nhanh cân tinh toan khoang thơi gian hang vân chuyên trên đương, thơi gian chuân
bi chưng tư cua bên ban va thơi gian lam viêc cua ngân hang thương lương, thơi
gian gưi chưng tư qua bưu điên đê xac đinh thơi gian xuât trinh chưng tư chinh xac
tranh viêc chưng tư xuât trinh qua sơm dân đên ngân hang phat hanh phai châp nhân
chưng tư trươc khi hang đên Viêt Nam.


Đôi vơi nhưng măt hang đăc chung, hang đa qua sư dung,hang nhâp tư cac
thi trương lơn như: Trung Quôc, Ân Đô, Châu Phi gia tri lơn do NHCTVN tai trơ
nhâp khâu cân yêu câu xuât trinh biên lai nhân hang do ngươi mua phat hanh hoăc
giây kiêm đinh sô lương va chât lương hang hoa do cơ quan giam đinh chât lương
hang hoa đôc lâp phat hanh tai cang đi hoăc cang đên xac nhân ngươi ban đa giao
hang đây đu sô lương va chât lương theo đung quy đinh cua hơp đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Đôi vơi thi trương bi câm vân, đê giam thiêu rui ro cac chi nhanh đê trông
REICEIVER va trao đôi điên thoai vơi trung tâm TTTM tai TSC trươc khi phê
duyêt L/C trên hê thông INCAS.


Chi nhanh yêu câu khach hang cam kêt chiu moi rui ro va bôi thương tât ca
thiêt hai xay ra đôi vơi NHCTVN khi yêu câu NHCT thưc hiên cac giao dich qua
cac nươc câm vân.


<b>4.9.1.2. Xư ly chưng tư va thanh toan L/C nhâp khâu:</b>


Cac tra soat liên quan đên L/C sư dung điên MT799, tra soat liên quan đên
thanh toan L/C dung điên MT299. Tât ca cac thông tin trong tra soat (Đôi vơi nươc
ngoai phai lâp băng tiêng Anh). Trương hơp Ngân hang nhân tra soat không co


SWIFT KEY vơi NHCT Viêt Nam thi dung điên MT999.


Đôi vơi cac khoan thanh toan đi cac nươc bi câm vân, chi nhanh goi điên
thoai trao đôi trươc vơi trung tâm TTTM va Fax ban covering letter vê trung tâm
TTTM trươc khi phê duyêt điên thanh toan trên hê thông Trade Finance. Yêu câu
khach hang cam kêt chiu moi sư rui ro va bôi thương thiêt hai đôi vơi NHCTVN khi
yêu câu thanh toan qua cac nươc câm vân.


Khach hang tư chôi thanh toan khi bô chưng tư co sai sot, trong bât ky trương
hơp nao cung phai giư lai bô chưng tư nguyên trang như khi nhân đươc đê thông
bao va chơ chi dân tư Ngân hang thương lương.


Tuyêt đôi không châp nhân bô chưng tư thiêu toan bô vân đơn gôc (chi co
vân đơn ban copy) cho du khach hang co châp nhân thanh toan va chuyên toan bô sô
tiên cân thiêt đê thanh toan L/C cho Ngân hang.


Đôi vơi vân đơn giao hang đich danh (vân đơn đương hang không, đương bô,
đương săt, giây gưi hang qua bưu điên) chi nhanh chi lâp giây uy quyên cho khach
hang đi lây hang ma không nên ky uy quyên nhân hang trên vân đơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Khi chưng tư co sai sot, điên tư chôi thanh toan va thông bao sai sot đa đươc
gưi đên ngân hang thương lương, chi nhanh chi ky hâu vân đơn cho khach hang đi
lây hang khi hang hoa đa thưc sư đưa đên đia điêm giao hang cuôi cung.


Trương hơp mât chưng tư hang nhâp khâu, chi nhanh thông bao cho TSC biêt
đê cung phôi hơp giai quyêt.


Khi xay ra tranh châp thanh toan, chi nhanh phôi hơp vơi khach hang theo
doi sat qua trinh chuyên chơ va chuyên giao hang hoa, không đê mât hang va tuy
tưng trương hơp cu thê tim biên phap giai quyêt thich hơp.



Chi nhanh phai in ban SWIFT TRENSFER cua L/C, sưa đôi L/C va điên
thanh toan đôi chiêu vơi bưc điên truyên đi tư chi nhanh đê lam căn cư kiêm tra
chưng tư rut kinh nghiêm va tranh lôi cho nhưng L/C phat hanh tiêp theo.


<b>4.9.2 Quan ly rui ro L/C xuât khâu:</b>


Cân thân trong khi chiêt khâu cac bô chưng tư xuât trinh theo L/C phat hanh
băng đương thư.


Han chê viêc cho cac Ngân hang khac sư dung test key cua NHCTVN.


Han chê viêc chiêt khâu bô chưng tư đi đoi tiên cho nhưng bô chưng tư xuât
khâu cac măt hang ma nha nươc câm xuât khâu.


Không chiêt khâu chưng tư cho cac khach hang ma chi nhanh không hiêu ro
vê khach hang đo.


Không nên chiêt khâu chưng tư xuât trinh không đung vơi quy đinh cua L/C.
Trương hơp mât chưng tư hang xuât khâu cân thông bao ngay vơi TSC đê
phôi hơp giai quyêt.


Khi xay ra tranh châp thanh toan, chi nhanh phôi hơp vơi khach hang theo
doi sat hanh trinh chuyên chơ va chuyên giao hang hoa, không đê mât hang va tuy
tưng trương hơp cu thê nhanh chong tim ra biên phap xư ly thich hơp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>CHƯƠNG 5</b>



<b>NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG </b>


<b>THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHCT CẦN THƠ</b>




<b>5.1 NHỮNG ĐIỂM MANH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NHCT CẦN THƠ:</b>
<b>5.1.1 Điểm mạnh: </b>


Được thừa hưởng uy tín của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Là Ngân
hàng có quan hệ với hơn 800 ngân hàng khác trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là
thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội tài chính viễn thơng liên Ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành
và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là Ngân hàng tiên phong trong trong
việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.


Được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, nhân sự từ NHCTVN.


Có mạng lưới giao dịch rộng khắp cả Thành Phố, ln có phịng giao dịch tại
những điểm đơng dân cư để có thể đưa dịch vụ của Ngân hàng đến với mọi nhà.


Có nguồn nhân lực năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ. Hàng năm, Ngân hàng thường xuyên đưa nhân viên của các phòng ban đi
đào tạo để nâng cao chun mơn nghiệp vụ.


Hội sở chính đặt tại 09 Phan Đình Phùng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ thuận
lợi cho việc giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.


<b>5.1.2 Điểm yếu:</b>


Ngân hàng mới đổi tên INCOMBANK thành tên VIETINBANK nhưng
chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
Mặc dù có áp dụng hình thức quảng trên báo chí nhưng chưa thật sự hấp dẫn.


So với tiêu chuẩn quốc tế, qui mô vốn tự có cịn thấp, hệ số an tồn vốn


CAR (tính bằng tỉ số vốn tự có/tổng tích tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro) còn xa
mới đạt được chuẩn mực quốc tế 8%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

bên liên quan nhà nước - doanh nghiệp - người lao động chưa được phân định rõ
ràng, chưa tạo dựng mối liên kết để cùng phát triển.


Phí thanh tốn L/C so với các Ngân hàng khác còn cao. Điều này cũng làm
hạn chế giao dịch của các doanh nghiệp với Vietinbank Cần Thơ.


<b>5.2 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NHCT CẦN THƠ:</b>
<b>5.2.1 Cơ hội:</b>


Từ sự hiểu biết và đòi hỏi đa dạng cao hơn của khách hàng khiến mở rộng
dịch vụ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và phù
hợp với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.


Tác động của cách mạng công nghệ và xu hướng thương mại điện tử làm
thay đổi căn bản mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, buộc ngân hàng phải
đổi mới mơ hình tổ chức dịch vụ để cung cấp các dịch vụ hiện đại với chất lượng
tốt, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an tồn.


Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế qua đó nâng
cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên trường quốc tế; tiếp cận được các dịch vụ
ngân hàng hiện đại; tạo điều kiện đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ
chun môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.


Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu tại Thành phố Cần Thơ ngày một
gia tăng, góp phần làm tăng số lượng và trị giá thanh toán qua ngân hàng.


<b>5.2.2 Thách thức:</b>



Sự bó buộc về mơi trường pháp lý làm khó thực hiện các điều kiện để vượt
lên cạnh tranh. Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, hiệu lực pháp chế thấp, chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
chưa đầy đủ, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Giá xăng dầu tăng dẫn đến các chi phí tăng, đẩy giá thành nguyên liệu đầu
vào xuất khẩu gia tăng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất,
kinh doanh và xuất khẩu. Các doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ làm ảnh hưởng đến
các hoạt động của Ngân hàng.


Cuộc khủng hoảng về tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 thì nay đã lan
sang các nước khác trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và đang
gặp khó khăn. Đây là thách thức lớn cho các Ngân hàng thương mại. Nếu Ngân
hàng nào không khơng có những chiến lược phù hợp thì sẽ bị đào thải.


Chưa có quy định riêng về thanh tốn quốc tế trong một bộ luật, pháp lệnh
hay nghị định của chính phủ mà các quy định của pháp luật về thanh toán quốc tế
nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau nên các quy định pháp lý về hoạt động này
chưa thống nhất và chặt chẽ. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan rất
khó có căn cứ xử lý chính xác. Điều này dẫn đến sự lúng túng cho các chủ thể tham
gia thanh toán quốc tế mà trước hết là các ngân hàng.


Do áp lực cạnh tranh đòi hỏi lãi suất cho vay phải giảm. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


Người dân Việt Nam vẫn cịn thói quen giữ vàng, tiền trong nhà, đồng thời
họ chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng. Do đó các Ngân hàng gặp
khơng ít khó khăn trong công tác huy động vốn.



<b>Rủi ro trong thanh toán cụ thể là:</b>


Đối với ngân hàng mở: Rủi ro về tỷ giá, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi
ro đối với việc nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Rủi ro do
việc nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, rủi ro do ngân hàng mở không hành động
đúng theo UCP 500 mà L/C đã dẫn chiếu.


Đối với ngân hàng xác nhận: rủi ro xảy ra khi không nắm vững được năng
lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ, để rồi cuối cùng
phải nhận trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng mở do ngân hàng mở thiếu thiện
chí hay mất khả năng thanh tốn, thậm chí phá sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>5.3 SƠ ĐỒ MA TRẬN TOWS (SWOT): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Bảng 10: MA TRẬN TOWS


Như vậy từ ma trận TOWS (SWOT) trên ta kết hợp TW, WO,TS và SO. Đối Thách thức (T) Cơ hội (O)


<b>1. Sự bó buộc về mơi trường </b>
<b>pháp lý làm khó thực hiện các điều </b>
<b>kiện để vượt lên cạnh tranh.</b>


<b>2. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh </b>
<b>tranh</b>


<b>3. Giá xăng dầu tăng </b>


<b>4. Nền kinh tế đang gặp khó </b>
<b>khăn.</b>



<b>5. Người dân chưa có thói quen </b>
<b>sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. </b>


<b> 6. Chưa có quy định riêng về </b>
<b>thanh toán quốc tế </b>


<b> 7. Nhiều rủi ro trong thanh </b>
<b>toán.</b>


<b>1. Sự hiểu biết và đòi hỏi đa </b>
<b>dạng cao hơn của khách hàng</b>


<b>2. Tác động của cách mạng </b>
<b>công nghệ và xu hướng thương </b>
<b>mại điện tử</b>


<b>3. Hội nhập kinh tế quốc tế</b>
<b>4. Thị trường và kim ngạch </b>
<b>xuất nhập khẩu tại Cần Thơ ngày </b>
<b>một gia tăng.</b>


Điểm yếu (W) Kết hợp: (T+W) Kết hợp: (W+O)


<b>1. Tuyên truyền và quảng cáo </b>
<b>còn hạn chế.</b>


<b>2. So với tiêu chuẩn quốc tế, qui </b>
<b>mơ vốn tự có cịn thấp.</b>


<b>3. Phân phối thu nhập chưa gắn </b>


<b>với hiệu quả lao động; chế độ khen </b>
<b>thưởng, động viên, khuyến khích </b>
<b>sáng tạo lao động cịn bị hạn chế.</b>


<b>4. Thủ tục xử lý hồ sơ qua nhiều </b>
<b>công đoạn làm mất nhiều thời gian </b>
<b>và chi phí của khách hàng.</b>


<b>T2,5W1: Gia tăng việc quảng bá </b>
<b>thương hiệu VIETINBANK qua các </b>
<b>kênh truyền thông.</b>


<b>T1W3: Cần có những chính </b>
<b>sách linh hoạt trong vấn đề nhân sự.</b>


<b> T6,7W2: Có những quy phạm </b>
<b>pháp luật cụ thể quy định về thanh </b>
<b>tốn quốc tế. </b>


<b>T4W2: Gia tăng vốn tự có.</b>


<b> T4O2,3: Rút ngắn các công </b>
<b>đoạn xử lý hồ sơ. Để KH giao </b>
<b>dịch, tin tưởng và trở nên thân </b>
<b>thiết với VIETINBANK Cần Thơ.</b>


<b> W1O4: Giới thiệu </b>
<b>VIETINBANK đến từng doanh </b>
<b>nghiệp để thu hút khách hàng là </b>
<b>những doanh nghiệp mới.</b>



Điểm mạnh (S) Kết hợp: (T+S) Kết hợp: (S+O)


<b>1. Uy tín thương hiệu của NHCT </b>
<b>Cần Thơ mạnh.</b>


<b>2. Ngân hàng có quan hệ đại lí </b>
<b>với nhiều nước trên thế giới</b>


<b>3. Đi đầu về công nghệ thông tin </b>
<b>và có thế mạnh trong thanh toán </b>
<b>quốc tế.</b>


<b>4. Đội ngũ cán bộ năng động, </b>
<b>nhiệt tình, ham học hỏi và giỏi về </b>
<b>chuyên môn nghiệp vụ.</b>


<b>T2,S1,2: Tăng cường hoạt động </b>
<b>tín dụng và có những chính sách về </b>
<b>lãi suất huy động hấp dẫn.</b>


<b>T3,4S1,2: Giữ vững uy tín của </b>
<b>ngân hàng đối với khách hàng</b>


<b>T7S3,4: Áp dụng công nghệ cao </b>
<b>và tư vấn cho khách hàng để giảm </b>
<b>thiểu rủi ro trong thanh toán.</b>


<b>S3O1: Nâng cao chất lượng </b>
<b>dịch vụ và đa dạng hố hình thức </b>


<b>thanh tốn.</b>


<b>S3O2: Đầu tư trang thiết bị </b>
<b>hiện đại trong thanh toán, tiếp </b>
<b>tục ứng dụng công nghệ vào </b>
<b>thanh toán toán.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>5.4 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH </b>
<b>TOÁN QUỐC TẾ:</b>


<b>5.4.1. Rút ngắn các công đoạn xử lý hồ sơ. Để KH giao dịch, tin tưởng và trở </b>
<b>nên thân thiết với VIETINBANK Cần Thơ.</b>


Thiết lập quy trình kiểm tra chứng từ một cách hồn thiện. Trong quy trình
này cần có đầy đủ các nội dung và được hướng dẫn một cách khoa học việc kiểm tra
mỗi loại chứng từ. Với quy trình này nhân viên thanh tốn quốc tế có thể áp dụng để
kiểm tra tra bộ chứng từ một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh những thiếu sót
có thể ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn của ngân hàng, tránh được thủ tục rườm
rà, gây chậm trễ, phiền hà cho khách hàng.


Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ: bộ chứng từ phải được
kiểm tra cẩn thận theo đúng quy trình đã lập với đầy đủ các nội dung một chính xác
tuyệt đối. Nhân viên thanh toán quốc tế nên nắm chắc những điều khoản trong các
phiên bản UCP, thường xun nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tốn quốc tế và
tham khảo các tình huống ứng xử trong thanh tốn tín dụng chứng từ đã xảy ra với
các ngân hàng trên thế giới.


Đây chỉ là biện pháp nhằm hạn chế bớt những sai sót trong q trình thanh
tốn vì cịn có rất nhiều những tình huống chúng ta chưa từng gặp phải trong khi
thực hiện việc kiểm tra bộ chứng từ, do đó, bộ phận thanh toán quốc tế cũng cần


phải linh hoạt để giải quyết các tình huống xảy ra, tránh trường hợp trả bộ chứng từ
lại cho khách hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng.


<b>5.4.2 Áp dụng công nghệ cao và tư vấn cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro </b>
<b>trong thanh toán</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn… Khách hàng cần được biết cụ thể
về đặc điểm, nội dung của mỗi loại, trách nhiệm, quyền lợi và rủi ro mà khách hàng
phải đối mặt khi áp dụng từng loại L/C. Ngân hàng cũng cần tư vấn cho khách hàng
lựa chọn các điều khoản, điều kiện ràng buộc giữa các bên liên quan trong tín dụng
thư sao cho bảo vệ được quyền lợi của họ, quy định rõ bộ chứng từ phải được chuẩn
bị và xuất trình như thế nào để khách hàng nhận được hàng hóa theo đúng chất
lượng như hợp đồng đã ký. Khi bộ chứng từ xuất trình có bất hợp lệ, nếu sai sót, sửa
chữa thì phải sửa chữa, thay thế như thế nào? Nếu khơng thể thay thế được thì phải
xin đề nghị tu chỉnh hay chuyển qua hình thức thanh toán nhờ thu như thế nào?
Trường hợp khi đã thanh tốn và phát hiện hàng giao khơng đúng như hợp đồng thì
phải xử lý ra sao? ... Tất cả những điều trên nếu được sự tư vấn tận tình từ phía ngân
hàng, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình giao thương với
các đối tác nước ngoài và ngân hàng sẽ xây dựng được niềm tin cho khách hàng của
mình. Tuy nhiên, để làm được điều này, địi hỏi các nhân viên của ngân hàng khơng
chỉ có trình độ cao mà cịn phải có sự hiểu biết rộng rãi về nhiều lĩnh vực như luật
pháp, kinh tế, chính trị, mơi trường đầu tư, các ngành nghề kinh doanh, thị trường
Việt Nam, do đó ngân hàng cần phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi
dưỡng và nâng cao kiến thức thanh toán quốc tế cho nhân viên của mình.


<b>5.4.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hố hình thức thanh tốn.</b>


Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế: Ngân hàng cần phải có
một bảng biểu phí thanh tốn tín dụng chứng từ cạnh tranh và linh hoạt để giữ chân


và kích thích những doanh nghiệp đang giao dịch đang giao dịch với Ngân hàng và
những doanh nghiệp mới đến giao dịch và trở nên thân thiết với VIETINBANK
CẦN THƠ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

hệ bạn hàng, qua hội nghị khách hàng,… Trên cơ sở các thông tin thu thập được,
cán bộ tín dụng cần tiến hành phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi
quyết định cho vay. Đây là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu
quả đầu tư và hạn chế rủi ro tín dụng.


Xây dựng biểu lãi suất cho vay cạnh tranh và linh hoạt, phù hợp với những sự
thay đổi của thị trường tiền tệ. Đặc biệt đối với những khách hàng thường xuyên
giao dịch với ngân hàng, cần có những mức lãi suất tài trợ ưu đãi.


Mở rộng mạng lưới hoạt động, đồng thời triển khai thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, TTXNK,... của ngân hàng chi nhánh xuống các phòng giao dịch
ở những vùng trọng điểm như các khu công nghiệp, khu chế xuất,... đây là những
nơi có lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tập trung khá đông. Điều này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình giao dịch với ngân hàng và giúp
ngân hàng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới.


Tăng cường công tác dự báo để có thể nắm bắt kịp thời tình hình biến động của
nền kinh tế Thế giới. Bên cạnh đó, cần thường xun cập nhật các thơng tin về thị
trường nước xuất, nhập khẩu (như tình hình kinh tế chính trị, các quy định và thơng
lệ trong thương mại quốc tế, các rào cản thuế quan và phi thuế quan), về mặt hàng
ngân hàng tài trợ (sự biến động giá cả, mất mùa, dịch bệnh,...) để đưa ra chính sách
tài trợ cho phù hợp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro ngoài ý muốn
cho ngân hàng.


Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing, đặc biệt là trong khâu xây dựng
hình ảnh, tạo niềm tin đối với khách hàng. Đây là một trong những yếu tố có ảnh


hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng đáp ứng
được nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp.


<b>CHƯƠNG 6</b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>



<b>6.1 KẾT LUẬN:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy Cần Thơ trong những năm vừa
qua là xuất siêu. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho Thành Phố Cần Thơ. Đặc biệt
là cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã có những thành công nhất định trong việc mở
rộng thị trường ra nước ngoài.


Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Thành Phố Cần Thơ trong những năm
vừa qua thì số lượng các Ngân hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều và gia tăng áp
lực cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính. Trong đó Ngân Hàng Cơng Thương Cần Thơ
cũng khơng ngoại lệ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chia sẻ thị phần cho những Ngân
hàng mới nếu chúng ta khơng có chiến lược giữ chân khách hàng phù hợp và phát
triển thị trường. Tuy nhiên, Với kết quả đạt được qua 3 năm từ năm 2006 đến 2008
thì Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ ln có những khả quan. Doanh thu từ các
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Điều này dẫn đến lợi
nhuận của Ngân hàng cũng luôn được đảm bảo.


Do trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ có thêm nhiều Ngân hàng mới hoạt động
nên khách hàng doanh nghiệp có nhiều lựa chọn Ngân hàng để thanh toán xuất
nhập khẩu hàng hóa của họ. Do đó kết quả của hoạt động thanh tốn quốc tế tại
Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ chỉ tăng nhẹ về cả số món và giá trị của mỗi bộ
hồ sơ thanh toán. Tuy nhiên đến năm 2008 tình hình kinh tế thế giới gặp khủng
hoảng, các thị trường xuất khẩu của các Cơng ty gặp khó khăn, cộng với có nhiều


Ngân hàng tham gia vào lĩnh vực thanh toán quốc tế đã làm cho doanh số của hoạt
động thanh toán quốc tế của Viêtinbank Cần Thơ giảm cả về số món và tổng trị giá
thanh tốn. Mà giảm mạnh nhất là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ và
phương thức chuyển tiền.


<b>6.2 KIẾN NGHỊ:</b>


<b>6.2.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước:</b>


Ngân hàng nhà nước cần ban hành những văn bản quy định rõ ràng về thanh
toán quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

hàng thương mại để hạn chế các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh như hạ
thấp lãi suất hay nới lỏng điều kiện cho vay vốn để thu hút khách hàng.


<b>`</b> Duy trì và ổn định tỷ giá: tỷ giá đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng
để hổ trợ kiềm chế lạm phát, công cụ này được vận hành hợp lý trong cơ chế tỷ giá
thả nổi có điều tiết đã và đang được thực hiện.


Cần thường xuyên kiểm soát về tình hình tài chính của các Ngân hàng
Thương mại để tránh những rủi ro cho Ngân hàng và cho khách hàng.


Cần có văn bản quy định rút tối đa một lượng tiền để tránh tình trạng các
Ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong khâu thanh tốn khi khách hàng đồng
loạt rút tiền. Điều này rất dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.


Xây dựng chính sách cung ứng và lưu thơng tiền tệ, kiểm sốt chặt chẽ tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vay, cơ cấu vốn,.. của các NHTM để tránh những tình
huống xấu có thể xảy ra.



<b>6.2.2 Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam:</b>


Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần tăng cường củng cố mối quan hệ đối
ngoại, mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên Thế giới.


Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong
hệ thống của mình.


Cập nhật liên tục các thơng tin liên quan về ngân hàng khác, hiểu rõ các đối
thủ cạnh tranh để kịp thời đề ra các chiến lược, chính sách cạnh tranh hữu hiệu như:
lãi suất, thủ tục cho vay, cũng như những ưu đãi đối với khách hàng quen thuộc.


Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần trao quyền quyết định cho các chi
nhánh nhiều hơn nữa về quyền quyết định phát triển chi nhánh tại địa phương mà
chi nhánh đang hoạt động.


<b>6.2.3 Đối với Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Thành Phố Cần Thơ tập trung rất nhiều sinh viên từ các tỉnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long đến học. Sinh viên là nguồn khách hàng tiềm năng của Ngân hàng
trong tương lai. Khi họ tốt nghiệp thì họ sẽ là những thành viên nòng cốt trong các
cơ quan doanh nghiệp. Vì thế hàng năm Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các
ngày hội việc làm, trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó… tại các trường đại
học lớn. Mục đích là để gieo vào tâm trí sinh viên thương hiệu Vietinbạnk và chất
lượng sản phẩm dịch vụ của Việtinbank là tốt nhất. Khi họ cần đến dịch vụ của
Ngân hàng là họ nhớ đến Viêtinbank.


Những lợi ích của việc hội thảo, tổ chức trao học bổng tại các Trường Đại
học:



<b>Thứ nhất: Ngân hàng có thể tuyển được những sinh viên trẻ nhiệt tình và có </b>
kết quả học tập tốt từ việc tổ chức các cuộc hội thảo hay ngày hội việc làm.


<b>Thứ hai: Chúng ta đã gieo vào tâm trí những sinh viên này thương hiệu và </b>
sản phẩm của Viêtinbank. Nếu chúng ta làm tốt và các sản phẩm, dịch vụ của chúng
ta đạt chất lượng thì họ sẽ đến giao dịch với Viêtinbank. Nếu hiện tại họ chưa có
nhu cầu giao dịch nhưng trong tương lai họ có thể có hoặc tư vấn cho cơ quan,
doanh nghiệp của họ đến giao dịch với Viêtinbank.


<b>Thứ ba: Trong các cuộc hội thảo với sinh viên chúng ta có thể lắng nghe </b>
được những nhu cầu cấp thiết của sinh viên, của người lao động… để Ngân hàng có
thể đưa ra những dịch vụ mới đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu của họ.


<b>Thứ tư: thông qua các chương trình đó chúng ta cũng có thể quảng cáo về </b>
những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công Thương.


Nếu chúng ta làm tốt thì Viêtinbank sẽ được nhiều người biết đến và giao
dịch với Viêtinbank.


Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nên trích ra một khoản tiền từ lợi nhuận
của Ngân hàng để có thể tổ chức những ngày hội việc làm và hỗ trợ những sinh viên
ngheo vượt khó…


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Trong nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay thì Ngân hàng nên có những
chính sách chiết khấu linh hoạt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Giúp họ có thể gia
tăng số vòng quay của vốn.


Việc thẩm định khi cho vay vốn không nên xem trọng tài sản đảm bảo mà phải
xem vào năng lực trả nợ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.



Cần tạo chính sách thơng thống hơn nữa cho các doanh nghiệp khi đến vay
vốn ở ngân hàng về thủ tục, lãi suất, thời gian…


<b>6.2.4 Đối với doanh nghiệp:</b>


Cập nhật nhanh chóng và kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế Thế giới
cũng như xu hướng thay đổi của thị trường để có những phản ứng kịp thời trong
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị.


Duy trì và phát triển thị trường truyền thống, có kế hoạch mở rộng xuất khẩu
hàng ở những thị trường mới.


Nên lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương thức thanh toán
quốc tế phù hợp với từng đối tác của mình. .


Cần có những nhân viên am hiểu về từng thị trường của doanh nghiệp, am
hiểu về từng phương thức thanh toán quốc tế để lựa chọn phương thức thanh tốn có
lợi nhất cho doanh nghiệp. Để có thể giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp.


Các doanh nghiệp nên làm theo sự hướng dẫn của cán bộ thanh toán khi bộ
chứng từ có sai sót hoặc thay đổi nội dung của bộ chứng từ.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. GS. TS. Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân “Tín dụng xuất nhập khẩu thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, Tr (195 – 393).


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80></div>

<!--links-->

×