Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

luận văn thạc sĩ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.58 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH NGỌC YẾN

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN CẢNH

Hà Nội - 2020
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được thực hiện dựa vào hiểu biết và q trình tìm
tịi, cố gắng và là cơng trình nghiên cứu thực sự của bản thân tôi. Luận văn này chưa
được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được
trình bày trong luận văn này hồn tồn là trung thực, các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN

Huỳnh Ngọc Yến

ii




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật
quốc tế
1.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật Việt
Nam
1.3 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam
1.4 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật
Việt Nam
1.5 Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam
1.6 Hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam
1.7 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam
1.8 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam
1.9 Thời hiệu khởi kiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển theo pháp luật Việt Nam
Chương hai: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
2.1 Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
2.2 Chủ thể hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
2.3 Hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
iii



2.4 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển
2.5 Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1 Một số định hướng hoàn thiện và bảo đảm thực thi pháp luật về hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
3.2 Giải pháp hồn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển
3.3 Các giải pháp đẩy mạnh và đảm bảo thực thi pháp luật hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ

thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại độc lập và phát triển bền vững mà không thiết
lập mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
tế [3, 27]. Mỗi một quốc gia lại có các đặc điểm về địa hình, địa lý, khí hậu, lịch sử,
văn hóa, xã hội khác nhau dẫn đến sự khác nhau về lợi thế tài nguyên cũng như vị trí
địa lý. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, trải dọc theo chiều dài của đất nước, có

vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền rộng gấp ba lần diện tích đất liền, nằm
bên cạnh đường hàng hải quốc tế quan trọng gắn liền với lục địa châu Á, tiếp giáp với
các nước Đông Nam Á, nằm gần tuyến đường biển Malacca từ Ấn Độ Dương sang
Thái Bình Dương để lên các nước Bắc Á. Như vậy, Việt Nam có tiềm năng thiên nhiên
ưu đãi để phát triển kinh tế vận tải biển [37, 25].
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, tại hội nghị lần thứ XII, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển thông qua
việc ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 28 tháng 10 năm 2018 về chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó,
Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Thật vậy, trong những năm vừa qua, để trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ
biển, Việt Nam đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực hàng hải
nhằm thúc đẩy kinh tế vận tải biển cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế vận tải biển, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Q trình tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức của Việt Nam thu
1


hút được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước chúng ta. Tuy nhiên, quá trình tham
gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cịn đặt ra rất nhiều khó khăn,
thử thách mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức này phải trả giá khá đắt mới rút ra
được bài học kinh nghiệm cho chính mình. Và một trong những khó khăn, thách thức
mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức của Việt Nam gặp phải chính là việc giao kết và
thực thi hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Do vậy, việc tìm hiểu
các quy định của pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có
ý nghĩa khơng chỉ trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế biển,
pháp luật hàng hải, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường

biển mà cịn có ý nghĩa quyết định cho sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh
nghiệp của Việt Nam vào thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Đó
cũng là lý do học viên chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2.

Mục đích của luận văn
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu các quy định pháp luật của Việt Nam

về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng như phát hiện những vấn đề
còn tồn tại trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, từ đó có những giải pháp hồn thiện hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển của các doanh nghiệp
Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và cơ sở pháp lý
của nó.
Tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi các doanh nghiệp giao kết và
thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam.
Phân tích những vấn đề phát sinh trong hoạt động giao kết hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển, làm rõ những vấn đề còn tồn tại khi áp dụng các
2


quy định pháp luật hiện hành trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Trình bày các kiến nghị nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả của các quy định
pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật Việt Nam trong thực tiễn.
3.


Phương pháp nghiên cứu
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ yếu là mối quan hệ biện

chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa thực tiễn hoạt động kinh tế và
pháp luật làm nền tảng là phương pháp luận chủ yếu cùng với các quan điểm chỉ đạo,
định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế.
Luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau như
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp giữa nghiên
cứu lý luận với thực tiễn nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp

đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các quy định của pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, những vấn đề phát sinh, hay tồn tại mà các
doanh nghiệp gặp phải khi giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển ở Việt Nam.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu góp phần có cái nhìn tồn diện hơn các quy định pháp luật về

hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở nước ta được áp dụng trong
thực tiễn, phân tích, đánh giá tính hiệu quả của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển, tìm ra các vấn đề còn tồn tại, đưa ra các giải pháp nâng
3



cao hiệu quả pháp luật của các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển.
Luận văn cịn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân làm
chính sách, xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển, phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viên, học sinh
ngành luật và không chuyên luật liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, cho các nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và những ai
quan tâm đến pháp luật về hàng hải, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
6.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có

ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực thi pháp luật về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

4


CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
1.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trên thế giới
Từ thời xa xưa, các doanh nhân trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng

của việc mua bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia bên ngồi. Theo quan điểm của
họ, nếu tất cả hàng hóa được sản xuất ra mà chỉ được trao đổi, tiêu dùng trong thị
trường nội địa thì đến một lúc nào đó thị trường nội địa sẽ bão hịa và hàng hóa khơng
cịn khả năng tiêu thụ thêm nữa. Tuy nhiên, nếu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
với các quốc gia trên thế giới được mở rộng thì hoạt động này sẽ mang lại cho doanh
nghiệp nguồn lợi nhuận rất lớn. Do vậy, xu thế hiện nay của các quốc gia trên thế giới
chính là hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Chính q trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia đã
thúc đẩy q trình lưu thơng, chu chuyển các luồng hàng hóa khổng lồ từ quốc gia này
sang quốc gia khác ngày càng gia tăng, phát triển và vấn đề vận chuyển hàng hóa cũng
vì thế mà ra đời. Vận chuyển hàng hóa quốc tế phát triển cũng kéo theo sự ra đời của
các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển.
Có bốn văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển. Các văn kiện pháp lý quốc tế này chính là:
Thứ nhất: Công ước Brussels về thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường
biển, còn gọi là Quy tắc Hague. Quy tắc Hague được ký vào ngày 25 tháng 08 năm
1924 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 06 năm 1931.
Thứ hai: Nghị định thư Visby sửa đổi Công ước Brussels về thống nhất một số
quy tắc về vận đơn đường biển, còn gọi là Quy tắc Hague – Visby. Quy tắc Hague -

5


Visby được ký vào ngày 23 tháng 02 năm 1968 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 06 năm
1977.
Thứ ba: Công ước của Liên Hiệp Quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển, cịn gọi là Quy tắc Hamburg. Quy tắc Hamburg được ký vào ngày 30 tháng 03
năm 1978 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1992.
Thứ tư: Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa một

phần hoặc tồn bộ bằng đường biển năm 2009, còn gọi là Quy tắc Rotterdam. Quy tắc
Rotterdam được ký vào ngày 23 tháng 09 năm 2009 và chưa có hiệu lực thi hành.
Trong số bốn văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, thì chỉ có Cơng ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa một phần hoặc tồn bộ bằng đường biển năm 2009, cịn gọi là Quy tắc Rotterdam
là chưa có hiệu lực do vẫn chưa đủ số lượng quốc gia phê chuẩn. Việt Nam chưa là
thành viên của bốn văn kiện pháp lý quốc tế này nhưng khá nhiều quy định của các văn
kiện pháp lý quốc tế này đã được đưa vào Bộ luật hàng hải của Việt Nam chúng ta.
1.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo quy định của
pháp luật Việt Nam
Tính đến nay, trong lịch sử Hàng hải của nước ta cũng như quy định pháp luật
về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, có tổng cộng ba Bộ luật Hàng hải được
Quốc Hội Việt Nam ban hành, đó là: Bộ luật Hàng hải 1990, Bộ luật Hàng hải 2005 và
Bộ luật Hàng hải 2015.
Bộ luật Hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội khóa VIII thơng qua tại
kỳ họp thứ 7 ngày 30 tháng 06 năm 1990, được Chủ tịch Hội đồng nhà nước công bố
ngày 12 tháng 07 năm 1990 theo Lệnh số 42 –LCTN/HĐNN8 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 1991. Bộ luật Hàng hải đầu tiên của Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế và tổ
chức, cá nhân nước ngồi tham gia hoạt động hàng hải, góp phần thúc đẩy ngành Hàng
6


hải Việt Nam phát triển nhanh và đạt được mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, Bộ luật
Hàng hải đầu tiên của Việt Nam được thông qua trong bối cảnh đất nước đang ở thời kỳ
đầu của công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn đang từng bước được
xây dựng và hoàn thiện, hoạt động của ngành Hàng hải đang trong q trình phát triển
nên cịn hạn chế về nhiều mặt, hiệu lực quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải
chưa được phát huy đầy đủ và toàn diện. Hơn nữa, việc vận dụng luật pháp và tập quán
hàng hải quốc tế vào thực tiễn Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, thực tiễn

áp dụng Bộ luật Hàng hải 1990 qua mười ba năm cho thấy rằng hoạt động Hàng hải
ln có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân, nhất là
việc lưu thông hàng hóa và hành khách trong nước cũng như ngồi nước. Do đó, việc
sửa đổi Bộ luật Hàng hải 1990 khơng chỉ có tác động đối với sự phát triển của ngành
Hàng hải mà cịn có tác động đến tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế đất nước [1,
8].
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp
thứ 7 ngày 14 tháng 06 năm 2005 và Chủ tịch nước công bố theo Lệnh số 13/2005/LCTN ngày 27 tháng 06 năm 2005 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển,
hội nhập của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Đây là sự
kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật hàng hải của Việt Nam, đặc biệt là
trước xu thế toàn cầu hóa hoạt động hàng hải thế giới đang ngày càng gia tăng và vai
trò vừa là “đầu mối”, vừa là “cầu nối” của kinh tế hàng hải đối với nền kinh tế quốc
dân cũng như kinh tế biển nói riêng đang đòi hỏi được phát huy. Hiệu lực áp dụng của
Bộ luật Hàng hải 2005 đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng hải Việt Nam phát triển
nhanh, toàn diện và đạt được mức tăng trưởng rất cao so với các thời kỳ trước đây. Kết
cấu hạ tầng hàng hải và hệ thống cảng biển Việt Nam nói riêng ngày càng được phát
triển mạnh cả về số lượng, quy mơ, chun dụng hóa theo khu vực, vùng, miền và hệ
thống các đài thông tin duyên hải, trạm vệ tinh mặt đất, báo hiệu hàng hải ngày càng
được đầu tư phát triển theo hướng cơng nghệ hóa, hiện đại hóa. Các bến cảng và khu
7


chuyển tải thuộc hệ thống cảng biển ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu lưu thơng hàng hóa,
hành khách trong nước và quốc tế, đặc biệt hiện tại có một số cảng, bến cảng đủ điều
kiện tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn với thiết bị bốc dỡ hiện đại đạt chuẩn mực quốc
tế. Hàng năm đội tàu biển Việt Nam đều được đầu tư phát triển bổ sung thêm cả về số
lượng, tổng trọng tải theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và chuyên dụng hóa nên đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thơng hàng hóa, hành khách trong nước và tham gia vận
tải quốc tế so với thời kỳ trước đây. Đến cuối năm 2013, đội tàu biển Việt Nam có 1.793
tàu với tổng dung tích hơn 4,38 triệu GT và tổng trọng tải 6,98 triệu DWT. Riêng về

tổng trọng tải tăng hơn 60% so với năm 2005. Đội ngũ thuyền viên Việt Nam cũng
được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù Bộ luật Hàng hải 2005 đã được
soạn thảo công phu nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện Bộ luật Hàng hải 2005 vẫn
cịn nhiều điều, khoản mang tính chất khung và cần phải có các văn bản hướng dẫn thực
hiện cụ thể, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 48/NQ-TW của
Bộ Chính trị khi xác định hạn chế việc sử dụng các văn bản dưới Luật để triển khai
Luật vào thực tiễn. Hơn nữa, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có
quy định mới liên quan đến quản lý hoạt động hàng hải nên cần xây dựng một Bộ luật
Hàng hải mới thay thế cho Bộ luật Hàng hải 2005 nhằm tạo sự phù hợp, thống nhất, đáp
ứng yêu cầu quản lý thực tiễn và hội nhập quốc tế [1, 9].
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng
qua Bộ luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm
2015. Bộ luật hàng hải 2015 được xây dựng và ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế nói chung và ngành giao thơng
vận tải, ngành Hàng hải nói riêng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm
tới cũng như nhằm tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hố chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước và thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế. Do
vậy, Bộ luật Hàng hải 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng quy định về hoạt động hàng hải,
bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn,
8


vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước
về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích
kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học .... [1, 23]. Đây cũng
chính là Bộ luật Hàng hải đang có hiệu lực thi hành và luận văn cũng được thực hiện
trên cơ sở Bộ luật Hàng hải 2015 này.
1.3 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
1.3.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
điều ước quốc tế

Như đề cập tại mục 1.1 thì hiện nay có bốn văn kiện quốc tế về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong bốn văn kiện quốc tế về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển thì Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby không
đưa ra định nghĩa hay cách hiểu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
mà chỉ đưa ra cái gọi là hợp đồng chuyên chở nhưng ám chỉ đến việc vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển. Theo điểm b Điều 1 Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby
thì hợp đồng chuyên chở chỉ dùng cho những hợp đồng chuyên chở được thể hiện bằng
một vận đơn hoặc một chứng từ tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển; nó cũng dùng cho vận đơn hay chứng từ tương
tự như đã nói trên được cấp phát chiếu theo một hợp đồng thuê tàu kể từ khi vận đơn ấy
điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người mang vận đơn. Như vậy, có thể
hiểu rằng Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby chỉ điều chỉnh hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới dạng vận đơn hay chứng từ tương tự liên quan
đến chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
Sang đến Quy tắc Hamburg thì hợp đồng chuyên chở bằng đường biển được quy
định tại khoản 6 Điều 1 của Quy tắc Hamburg. Theo đó, hợp đồng chuyên chở bằng đường
biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy nhiên, một hợp
đồng được coi là hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo
9


nghĩa trong Cơng ước này nếu nó liên quan đến vận tải đường biển. Như vậy, nếu so
với Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby thì định nghĩa về hợp đồng vận chuyển
bằng đường biển Quy tắc Hamburg có vẻ rộng hơn khi Quy tắc Hamburg xem mọi hợp
đồng liên quan đến việc chuyên chở bằng đường biển đều là hợp đồng vận chuyển
bằng đường biển.
Quy tắc Rotterdam khơng có quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển mà chỉ có hợp đồng vận chuyển mà thôi. Tuy nhiên, quy định về hợp đồng
vận chuyển tại Điều 1 Chương 1 của Quy tắc Rotterdam dường như là quy định có

phạm vi điều chỉnh rộng nhất về hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong bốn văn kiện
quốc tế nói trên nhằm phù hợp với yêu cầu và xu thế hiện nay về vận chuyển hàng hóa
theo hướng kết hợp các phương thức vận tải thay vì chỉ bằng phương thức vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển. Điều 1 Chương 1 Quy tắc Rotterdam quy định như sau
“hợp đồng vận chuyển là hợp đồng mà trong hợp đồng đó người vận chuyển, bằng việc
nhận thanh tốn cước phí vận chuyển, cam kết vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi
khác. Hợp đồng sẽ được thực hiện bằng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển và có thể kết hợp với phương thức vận chuyển hàng hóa khác kết hợp với phương
thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”
1.3.2 Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quy định tại Điều 385 Bộ luật
dân sự 2015 thì hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự [180, 21]. Ngoài ra, pháp luật dân sự Việt Nam, cụ
thể là Điều 530 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản
nói chung. Theo đó, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và
giao tài sản đó cho người có quyền nhận, cịn bên th vận chuyển có nghĩa vụ trả cước
phí vận chuyển [242, 21].
10


Bên cạnh các quy định về vận chuyển tài sản nói cung, Việt Nam cịn có quy
định cụ thể về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bởi vì hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng là một dạng hợp đồng nên hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng phải là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự trong việc vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển.
Thật vậy, theo quy định tại khoản 1, Điều 145 Bộ luật hàng hải 2015 thì nhà làm
luật có định nghĩa về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Theo đó, hợp

đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người
vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận
chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng
nhận hàng đến cảng trả hàng [114, 22]. Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 145 Bộ
luật hàng hải 2015, chúng ta có thể rút ra được:
Thứ nhất: Có sự thỏa thuận, cam kết giữa người vận chuyển và người thuê vận
chuyển. Mặc dù nhà làm luật không chỉ rõ thỏa thuận giữa người vận chuyển và người
thuê vận chuyển trong trường hợp này là thỏa thuận gì, nhưng chúng ta có thể hiểu
rằng thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong trường hợp này
chính là thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển liên quan đến
việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Thứ hai: Người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận
chuyển trả. Điều đó có nghĩa là người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả hay thanh tốn
giá dịch vụ vận chuyển cho người vận chuyển và người vận chuyển sẽ thu giá dịch vụ
vận chuyển từ người thuê vận chuyển. Như vậy, hợp đồng vận chuyển bằng đường biển
được xem là hợp đồng song vụ có đền bù bởi hai bên trong hợp đồng vận chuyển bằng
đường biển đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau.
Thứ ba: Người vận chuyển dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận
hàng đến cảng trả hàng. Như vậy, tiêu chí để phân biệt phương thức vận chuyển hàng
11


hóa bằng đường biển với các phương thức vận chuyển hàng hóa khác chính là việc tàu
biển được người vận chuyển sử dụng để chuyên chở hàng hóa.
Như vậy, bốn văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển cũng như Điều 145 Bộ luật hàng hải 2015 không đưa ra định nghĩa về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà tính quốc tế của hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu và xác định rất khác nhau.
Thông thường, theo pháp luật quốc tế, một trong những cách xác định tính quốc
tế của hợp đồng là dựa trên dấu hiệu trụ sở thương mại, tức xác định quốc tịch của

pháp nhân hoặc kết hợp dấu hiệu trụ sở thương mại, tức xác định quốc tịch của pháp
nhân với một hoặc một vài điều kiện khác. Ví dụ như trong Công ước Luật thống nhất
về mua bán hàng hóa quốc tế 1964. Theo quy định tại Điều 1 Cơng ước Luật thống
nhất về mua bán hàng hóa quốc tế 1964 thì một hợp đồng được coi là hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế khi trụ sở thương mại của các bên ký kết hợp đồng phải nằm trên
lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và phải thỏa mãn một trong ba điều kiện bổ sung
như sau sau:
Điều kiện thứ nhất: Hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp
đồng, vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của một quốc gia
này đến lãnh thổ của quốc gia khác.
Điều kiện thứ hai: Khi mà những hành vi thể hiện sự chào hàng và chấp nhận
chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Điều kiện thứ ba: Khi việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia
khác không phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng.
Tuy nhiên, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam khơng có quy định
về quốc tịch của pháp nhân mà tính quốc tế hay có yếu tố nước ngoài của hợp đồng
được quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, tính quốc tế hay có yếu tố
nước ngồi của hợp đồng được xác định khi thỏa mãn một trong ba điều kiện dưới đây:

12


Điều kiện thứ nhất: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài.
Điều kiện thứ hai: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài.
Điều kiện thứ ba: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, hợp đồng được xem là hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng

đường biển khi thỏa mãn hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: hợp đồng đó là thỏa thuận được giao kết giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận
chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng
nhận hàng đến cảng trả hàng.
Điều kiện thứ hai: Người vận chuyển, người thuê vận chuyển là cá nhân, pháp
nhân nước ngoài hoặc việc xác lập, thay đổi thực hiện hay chấm dứt quan hệ vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển đó xảy ra tại nước ngồi nếu người vận chuyển,
người thuê vận chuyển đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam hoặc đối tượng
của quan hệ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đó ở nước ngồi nếu người vận
chuyển, người thuê vận chuyển đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam.
1.2.4 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật
Việt Nam
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hàng hải 2015, hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển được chia làm hai loại chính:
Một là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển
theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được
giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển

13


nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích
thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển [115, 22].
Hai là hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là
là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người
vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để
vận chuyển hàng hóa theo chuyến [115, 22]. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận
chuyển thường gắn liền với phương thức thuê tàu chuyến.
1.2.5 Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Theo nội dung định nghĩa tại Điều 145 Bộ luật hàng hải 2015 thì chủ thể của hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là người thuê vận chuyển và người
vận chuyển. Bộ luật hàng hải 2015 của Việt Nam cũng có quy định về người thuê vận
chuyển và người vận chuyển tại khoản 1 và 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải 2015. Theo đó,
người th vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển (Khoản 1 Điều 147
Bộ luật hàng hải 2015) và người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người
khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận
chuyển (Khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải 2015) [115, 22].
Tuy chủ thể thể hiện trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chỉ
có người thuê vận chuyển và người vận chuyển, nhưng trong quy trình vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển trên thực tế cịn có thể xuất hiện một vài chủ thể
khác có liên quan. Các chủ thể này chính là người vận chuyển thực tế, người giao hàng
và người nhận hàng.
Pháp luật hàng hải Việt Nam có quy định về người vận chuyển thực tế tại khoản
3 Điều 147 Bộ luật hàng hải 2015. Theo đó, người vận chuyển thực tế là người được
người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển [116, 22].

14


Cách hiểu về người giao hàng và người nhận hàng cũng được quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 147 Bộ luật hàng hải 2015. Theo đó, người giao hàng là
người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển [116, 22] và người nhận hàng là người có
quyền nhận hàng theo vận đơn hoặc theo chỉ thị của người thuê vận chuyển.
Theo quan điểm của người viết, cách quy định về các chủ thể khác có liên quan
đến quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển phản ánh được thực tế của
quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển hiện nay ở Việt Nam cũng như

trên thế giới.
1.6 Hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hình thức hợp đồng là phương tiện thể hiện ý chí của các chủ thể của hợp đồng.
Thơng qua đó các chủ thể của hợp đồng thiết lập quyền và nghĩa vụ của mình cũng như
biểu đạt những thỏa thuận của mình.
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể [66, 21]. Ngoài ra, giao dịch
dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định
của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản [67, 21]. Như
vậy, giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam có thể được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Như nêu tại mục 1.4 nói trên thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển được chia làm hai loại là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp
đồng vận chuyển theo chuyến.
Trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển nhà làm luật khơng đưa
ra hình thức giao kết hợp đồng bắt buộc đối với các chủ thể của hợp đồng mà nhà làm
luật để các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận hình thức giao kết hợp đồng vận
chuyển phù hợp cho mình. Trong khi đó, trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, nhà
làm luật có quy định bắt buộc về hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
15


Theo đó, hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến chính là bằng văn bản
[115, 22].
Trên thực tế, bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển là chứng từ vận chuyển.
Nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa về cách hiểu chứng từ vận chuyển là gì mà
nhà làm luật liệt kê ra một loạt các văn bản, tài liệu được hiểu là chứng từ vận chuyển.
Theo đó, chứng từ vận chuyển bao gồm bốn loại như sau:
Một là vận đơn. Vận đơn là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường

biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp
hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp [116, 22].
Hai là vận đơn suốt đường biển. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc
vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện
[116, 22].
Ba là giấy gửi hàng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về
việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển [116, 22].
Bốn là chứng từ vận chuyển khác. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do
người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị [117, 22].
Trong số bốn loại văn bản, tài liệu được hiểu là chứng từ vận chuyển thì vận
đơn là chứng từ vận chuyển được sử dụng phổ biến nhất.
1.6.1 Khái niệm vận đơn
Vận đơn là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận
chuyển hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc
sau khi đã nhận hàng để xếp [116, 22]. Trên thực tế, người vận chuyển sẽ ký phát một
bộ vận đơn bao gồm ba bản chính vận đơn. Khi một bản chính vận đơn được sử dụng
để nhận hàng rồi thì các bản chính vận đơn cịn lại khơng cịn giá trị để nhận hàng nữa.
Trong thực tiễn vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, rất nhiều người
hiểu chưa đúng khi cho rằng vận đơn chỉ được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo
16


chứng từ vận chuyển và vận đơn không được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo
chuyến. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng như thế giới không giới hạn việc vận đơn
được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Và quy định tại Điều 177 Bộ luật
hàng hải 2015 của Việt Nam về ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo
chuyến gián tiếp khẳng định việc vận đơn có thể được ký phát theo hợp đồng vận
chuyển theo chuyến.
1.6.2 Giá trị pháp lý của vận đơn
Giá trị pháp lý của vận đơn được thể hiện ở ba khía cạnh như sau:

Một là: Vận đơn được xem là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận
hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận
chuyển đến nơi trả hàng. Thật vậy, vận đơn chính là biên nhận chính thức xác nhận sự
việc hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển và khi người vận chuyển nhận hàng
thì số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa cũng như tình trạng hàng hóa cũng được
người vận chuyển xác nhận tại vận đơn. Ngoài ra, người vận chuyển cũng xác nhận về
việc hàng hóa được nhận tại đâu và sẽ được vận chuyển đến đâu để dỡ hàng.
Hai là: Vận đơn là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận
hàng. Xuất phát từ mối quan hệ giữa mua bán hàng hóa và vận chuyển hàng hóa cũng
như nhu cầu tự do hóa thương mại, mục đích chính của vận đơn là cho phép người sở
hữu hàng hóa có khả năng tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng mặc dù hàng hóa
vẫn đang trên đường vận chuyển và chưa thực sự nằm trong tay của họ.
Ba là: Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật hàng hải 2015 thì nhà làm luật để
cho các bên tự do thỏa thuận hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng
từ vận chuyển [115, 22]. Ngoài ra, xuất phát từ lý do phương thức vận chuyển hàng
hóa theo chứng từ vận chuyển thích hợp đối với những người thuê vận chuyển có nhu
cầu vận chuyển hàng hóa khơng q lớn nên trong một chuyến hải trình, có thể có rất
nhiều lơ hàng của các chủ hàng khác nhau. Nếu người vận chuyển giao kết hợp đồng
17


vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với từng người thuê vận chuyển thì người vận
chuyển sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc chỉ cho vấn đề giao kết hợp
đồng vận chuyển. Do vậy, thông thường, người vận chuyển không giao kết hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà người vận chuyển chỉ ký phát một bộ vận
đơn gốc cho từng lô hàng của từng người thuê vận chuyển hay người gửi hàng. Do đó,
vận đơn cũng chính là bằng chứng về việc có tồn tại hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển với người vận chuyển và các quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được
quy định tại mặt sau của vận đơn.

1.6.3 Phân loại vận đơn
Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà vận đơn được chia thành các loại vận đơn
khác nhau.
Căn cứ vào việc ký phát vận đơn, vận đơn có thể chia làm ba loại:

Một là vận đơn đích danh. Vận đơn đích danh là vận đơn được người vận
chuyển ký phát trong đó có ghi rõ tên người nhận hàng [128, 22]. Theo đó, chỉ người
nào có tên trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh là loạt vận đơn khơng

mang tính linh hoạt bởi lý do vận đơn đích danh khơng được chuyển nhượng bằng cách
ký hậu. Do vậy, vận đơn đích danh ít được sử dụng trong thương mại quốc tế ngày nay.
Hai là vận đơn theo lệnh. Vận đơn theo lệnh là vận đơn được người vận
chuyển ký phát trong đó có ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người
giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng [128, 22]. Theo đó, người vận chuyển sẽ giao
hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc người nhận hàng hoặc bên thông báo hoặc
theo lệnh của một người khác. Vận đơn theo lệnh là loạt vận đơn mang tính linh hoạt
bởi lý do vận đơn theo lệnh có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Vận đơn


theo lệnh cũng là loại vận đơn được sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế
bởi vận đơn theo lệnh vừa đảm bảo tính linh hoạt khi có thể chuyển nhượng bằng cách
ký hậu, vừa đảm bảo tính an toàn cho người vận chuyển và người nhận hàng cho dù
vận đơn theo lệnh có bị đánh cắp hay mất cắp chăng nữa.
18



Ba là vận đơn vô danh. Vận đơn vô danh là vận đơn được người vận
chuyển ký phát trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả


hàng [128, 22]. Vận đơn vô danh cũng là loạt vận đơn mang tính linh hoạt bởi lý do
vận đơn vơ danh có thể được chuyển nhượng bằng cách trao tay.Tuy nhiên, trên thực tế
người ta ít dùng loại vận đơn này vì nó khơng đảm bảo an tồn cho người vận chuyển
và người nhận hàng trong trường hợp vận đơn vô danh này bị đánh cắp hay bị mất cắp.
Căn cứ vào ghi chú về tình trạng hàng hóa khi giao hàng, vận đơn có thể chia
làm hai loại:


Một là vận đơn hoàn hảo. Vận đơn hoàn hảo là vận đơn mà trên đó

khơng có một ghi chú xấu nào về tình trạng hàng hóa cũng như bao bì của hàng hóa
cần vận chuyển.
Hai là vận đơn khơng hồn hảo. Vận đơn khơng hồn hảo là vận đơn mà
trên đó có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa cũng như bao bì của hàng hóa cần vận
chuyển.


Căn cứ vào thời điểm ký phát vận đơn so với thời điểm nhận hàng xếp lên tàu,
vận đơn có thể chia thành hai loại:


Một là vận đơn đã xếp hàng. Vận đơn đã xếp hàng là vận đơn được cấp

sau khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu.

Hai là vận đơn nhận để xếp. Vận đơn nhận để xếp là vận đơn được cấp
trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.
Căn cứ vào thời điểm thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, vận đơn có thể chia
thành hai loại:


Một là vận đơn cước phí trả trước. Vận đơn cước phí trả trước là vận đơn
mà sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu và người thuê vận chuyển phải trả tiền cước phí thì

người vận chuyển mới giao bộ vận đơn gốc.

19


Hai là vận đơn cước phí trả tại cảng đến. Vận đơn cước phí tại cảng đến
là vận đơn mà sau khi tàu đến cảng dỡ hàng quy định và trước khi nhận hàng thì người
thuê vận chuyển phải thanh tốn cước phí vận chuyển.


1.6.4 Nội dung của vận đơn
Trên thế giới hiện nay, chưa có một mẫu vận đơn áp dụng thống nhất cho loại
hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển mà từng người
vận chuyển sẽ tự soạn thảo và ký phát vận đơn của chính mình hoặc bắt chước hay áp
dụng các mẫu vận đơn của các doanh nghiệp vận tải khác.
Pháp luật hàng hải của Việt Nam cũng khơng có quy định về một mẫu vận đơn
áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước hay một mẫu vận đơn áp dụng trong vận
chuyển hàng hóa quốc tế. Nhà làm luật chỉ yêu cầu người vận chuyển khi ký phát vận
đơn phải đảm bảo vận đơn phải có mười ba nội dung sau đây theo quy định tại Điều 160
Bộ luật hàng hải 2015: Tên và trụ sở chính của người vận chuyển; tên người giao hàng;
tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh
hoặc vận đơn vô danh; tên tàu biển; tên hàng, mơ tả về chủng loại, kích thước, thể tích,
số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu cho rằng các thơng tin này là
cần thiết; mơ tả tình trạng bên ngồi hoặc bao bì hàng hóa; ký, mã hiệu và đặc điểm
nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng
lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì; giá dịch vụ vận
chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển cũng như phương thức thanh toán;

nơi bốc hàng và cảng nhận hàng; cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ
định cảng trả hàng; tổng số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng; thời điểm
và địa điểm ký phát vận đơn; chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại
diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
Mặc dù nhà làm luật có đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với nội dung của vận đơn,
nhưng trong trường hợp vận đơn thiếu một hoặc một số nội dung nhưng có những

20


thông tin khác phù hợp với quy định về chứng từ vận chuyển thì những nội dung cịn
thiếu trong vận đơn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn [127, 22].
Ngồi ra, nhà làm luật có quy định thêm trường hợp trên vận đơn không thể
hiện tên người vận chuyển hay không thể xác định cụ thể tên người vận chuyển trên
vận đơn. Trong trường hợp như thế thì, pháp luật hàng hải Việt Nam quy định chủ tàu
được coi là người vận chuyển và phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát
sinh nếu tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn [127, 22].
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến, để đơn giản hóa và rút ngắn
thời gian giao kết hợp đồng, các bên có thể tham khảo các hợp đồng mẫu và chỉnh sửa
phù hợp với nhu cầu của mình. Các hợp đồng mẫu này thường do các luật gia, các tổ
chức hàng hải quốc tế soạn thảo, có nhiều loại khác nhau. Đến nay đã có tới khoảng 60
loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu và được chia làm hai loại là loại tổng hợp và loại
chuyên dụng.
Đối với loại tổng hợp: Loại này thường dùng trong chuyên chở hàng bách hóa,
thường dùng loại GENCON do tổ chức mang tên Hiệp hội Vận tải biển Quốc tế
(BIMCO) soạn thảo.
Đối với loại chuyên dụng: Loại này thường dùng trong chuyên chở một loại
hàng nhất định trên một luồng nhất định cũng như thói quen sử dụng của người thuê
tàu và chủ tàu. Ví dụ như mẫu CEMENCO thường được dùng cho loại hàng xi măng,
mẫu NORGRAIN89 của Hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ dùng để chở ngũ cốc, mẫu

POLCOAL dùng để chở than, mẫu EXONVOY, SHELLVOY dùng để chở thiếc ….
1.7 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chính là hàng
hóa cần vận chuyển.
Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby thì hàng
hóa bao gồm của cải, đồ vật, hàng hóa, vật phẩm bất kỳ loại nào, trừ súc vật sống và
hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển được khai là chở trên boong và thực tế được
21


×