Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)

luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.99 KB, 209 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tác giả, các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, các tài liệu được trích
dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo, không trùng lặp với các
công trình khoa học đã cơng bố.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Văn Xay Thum Phạ La


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.



Chữ viết đầy đủ
Chuyên môn kỹ thuật
Cộng hịa dân chủ nhân dân
Cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
Giáo dục, đào tạo
Khoa học - cơng nghệ
Kinh tế - xã hội
Lực lượng lao động
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao
International Labour Organization

Chữ viết tắt
CMKT
CHDCND
CNH
CNH & HĐH
GD, ĐT
KH - CN
KT-XH
LLLĐ
NNL
NNLCLC
ILO

11.

Tổ chức lao động quốc tế

World Health Organization

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

UBND
XHCN

12.
13.
14.

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


3

MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1.

5
10

Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước

liên quan đến đề tài
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã được công

10

bố và những vấn đề luận án tiếp tục tập trung giải quyết

25

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ HIỆN ĐẠI HĨA Ở THỦ
ĐƠ VIÊNG CHĂN, CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

31

2.1. Những vấn đề chung về cơng nghiệp hóa và hiện đại
hóa, nguồn nhân lực và nguồn nhân lực cho cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa
Dân chủ Nhân dân Lào
2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển


31

nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở
Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp

41

hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương của Việt Nam,
Lào và bài học đối với Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa
Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

61

CHO CÔNG NGHIỆP HĨA VÀ HIỆN ĐẠI HĨA Ở
THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

81

3.1. Thành tựu, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực cho
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn,
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong phát triển nguồn nhân lực cho
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn,

81

107


4

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HĨA VÀ HIỆN ĐẠI
HĨA Ở THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI

125

4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa Dân chủ
Nhân dân Lào thời gian tới
4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa

125

và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa Dân chủ
Nhân dân Lào thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

135
171

173
174
196


4

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 3.1: Dân số và quy mô phát triển dân số của Thủ đô Viêng Chăn
82
2
Bảng 3.2: Nguồn cung cấp lao động của Thủ đô Viêng Chăn giai
3
4
5

đoạn 2015 - 2019
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số trong tuổi lao động phân theo trình độ học vấn
Bảng 3.4: Cơ cấu NNL có trình độ CMKT giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 3.5: Dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ CMKT theo bậc đào

83
93
93


6
7

tạo giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 3.6: Đội ngũ trí thức của Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2019
Bảng 3.7: Số lượng và cơ cấu lao động tham gia hoạt động trong

95
95

các ngành kinh tế giai đoạn 2015 - 2019

96

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Tên bảng
Trang
1
Biểu đồ 3.1: Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế của
2
3

Thủ đô Viêng Chăn năm 2019
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu NNL có trình độ CMKT giai đoạn 2015 - 2019
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu lao động tham gia hoạt động trong các ngành

84
93


kinh tế giai đoạn 2015 - 2019

96

MỞ ĐẨU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong quá trình CNH & HĐH đất nước, NNL là nhân tố trung tâm, có vai
trị quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, ở mọi thời


5

đại, chế độ xã hội, sự phát triển nguồn lực con người đều được đặt ở vị trí trung
tâm. Trong sự nghiệp CNH & HĐH hiện nay, sự phát triển NNL càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Nghị quyết Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn
mạnh: “Phát triển NNL là nhân tố quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước trong giai đoạn mới; để nâng cao trình độ lực lượng sản xuất và xây
dựng kinh tế tri thức, phải coi con người là mục tiêu và trung tâm của sự phát triển”
[33, tr.44]. Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL trở thành một
trong những yếu tố then chốt thúc đẩy KT-XH phát triển cũng như trong q trình
đẩy mạnh CNH & HĐH đất nước.
Thủ đơ Viêng Chăn là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,
KH - CN và đầu mối giao thơng quan trọng của cả nước, do đó q trình đẩy
mạnh CNH & HĐH ở Thủ đơ Viêng Chăn có vai trị hết sức quan trọng trong
việc góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH & HĐH đất nước. Để Thủ
đơ Viêng Chăn có thể trở thành động lực lan tỏa và là đầu tàu lôi kéo sự phát
triển của các địa phương khác trong cả nước trong quá trình đẩy mạnh CNH &
HĐH. Muốn vậy, yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người, bao gồm
những con người có đức, có tài, có trách nhiệm, ham học hỏi, thông minh sáng

tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo về kỹ năng
nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, có trình độ khoa học - kỹ thuật
cao. Đó phải là NNL của một nền văn hóa cơng nghiệp hiện đại.
Nhận thức được vai trò quan trọng của NNL đối với sự nghiệp CNH
& HĐH, trong những năm gần đây, lãnh đạo các cấp của Thủ đô Viêng Chăn
đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực con người và đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng. Tuy vậy, quá trình thực hiện chiến lược này
vẫn cịn một số bất cập như: số lượng NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô
Viêng Chăn tăng chậm; chất lượng NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đơ có mặt
cịn hạn chế; cơ cấu NNL còn biểu hiện mất cân đối ở một số lĩnh vực, sự
phân bố và sử dụng NNL có chỗ chưa hợp lý so với yêu cầu CNH & HĐH.
Do đó, tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật lành nghề, cán bộ quản lý ở các cấp,


6

các ngành ở Thủ đô Viêng Chăn cần phải quan tâm giải quyết.
Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng
thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, giải pháp hữu hiệu nhằm phát
triển NNL đáp ứng yêu cầu của q trình CNH & HĐH ở Thủ đơ Viêng Chăn
trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình mới.
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa Dân chủ
Nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính
trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL cho CNH & HĐH ở
Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào; trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải
pháp phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi có liên
quan đến đề tài.
Luận giải cơ sở lý luận về phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô
Viêng Chăn, CHDCND Lào dưới góc độ kinh tế chính trị; xây dựng quan
niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển NNL cho CNH & HĐH ở
Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào; khảo cứu kinh nghiệm ở một số địa
phương nước ngoài và trong nước về phát triển NNL cho CNH & HĐH để
rút ra bài học cho Thủ đơ Viêng Chăn, CHDCND Lào.
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển NNL cho CNH & HĐH ở
Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian qua; chỉ rõ nguyên nhân và
khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển NNL cho CNH &
HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian tới.


7

Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ
đô Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển NNL cho
CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào dưới góc độ kinh tế chính
trị trên cả ba mặt: số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL cho CNH & HĐH.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển NNL cho CNH &
HĐH trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào, tập trung nghiên
cứu ở các cơ sở đào tạo, các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ sở sử dụng

lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH & HĐH.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu phát triển NNL cho CNH &
HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào với trọng tâm các số liệu khảo sát
được giới hạn trong thời gian từ năm 2015 đến 2019; các quan điểm và giải pháp
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên những quan
điểm, nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi
Hản; quan điểm, đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; về phát triển
NNL và phát triển NNL cho CNH & HĐH.
Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn phát triển NNL cho CNH
& HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào, kết quả nghiên cứu ở các cơ
quan Đảng, Nhà nước và các đơn vị sản xuất kinh doanh ở Thủ đô Viêng Chăn.
Kế thừa các tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của các cơ
quan chức năng ở Thủ đô Viêng Chăn.


8

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về phát triển NNL
cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn trong từng thời kỳ cụ thể. Nghiên cứu
trong mối liên hệ phổ biến xem xét sự phát triển NNL cho CNH & HĐH từ số
lượng đến chất lượng và cơ cấu, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, xác định
nguyên nhân và chỉ ra những mâu thuẫn phát triển NNL cho CNH & HĐH
trong điều kiện hiện nay ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào. Đặt ra vấn đề
phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn trong tổng thể chiến

lược phát triển NNL của quốc gia và nghiên cứu trong sự vận động phát triển
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là phương pháp được sử
dụng ở tất cả các chương của luận án.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án
khơng đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến NNL mà chỉ tập trung
nghiên cứu 3 nội dung trọng tâm của phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ
đô Viêng Chăn, CHDCND Lào như: số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL. Đây
là nội dung cốt lõi của phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn,
CHDCND Lào. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng và phân
tích quan niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố tác động đến phát
triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời, cũng được sử
dụng trong đánh giá thực trạng phát triển NNL cho CNH & HĐH.
Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
ở chương 3 để làm rõ thực trạng phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đơ
Viêng Chăn, CHDCND Lào.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong tất cả các chương
của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá
đúng thực trạng phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn trong
thời gian qua, chỉ rõ hạn chế bất cập cần khắc phục trong thời gian tới.


9

Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
chương 2, chương 3 để đánh giá thực trạng phát triển NNL cho CNH & HĐH trên
cơ sở các số liệu thống kê theo trình tự báo cáo qua các năm, đánh giá bởi logic đã
được xây dựng ở khung lý luận.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án được thực hiện thành cơng sẽ có những đóng góp mới như sau:

Đưa ra quan niệm, xác định nội dung và phân tích các nhân tố tác động đến
phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đơ Viêng Chăn, CHDCND Lào dưới góc
độ tiếp cận của kinh tế trị học Mác - Lênin.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL cho CNH & HĐH
ở Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng
và phát triển NNL cho CNH & HĐH ở CHDCND Lào nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy mơn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng
trong và ngoài quân đội ở CHDCND Lào; làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển NNL cho CNH & HĐH ở Thủ
đô Viêng Chăn, CHDCND Lào trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình khoa học của tác giả đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước liên
quan đến đề tài
Trong mọi thời đại, NNL ln đóng vai trị quan trọng nhất đối với sự
phát triển của một đất nước. Bởi vì, con người khơng chỉ là một yếu tố đầu

vào của q trình sản xuất xã hội như các nguồn lực khác mà với khả năng,
trình độ của mình con người quyết định đến mức độ hiệu quả của khai thác và
sử dụng các nguồn lực khác. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ, NNL trở thành
nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển. Trong những năm gần đây, vấn đề NNL, phát triển NNL được
nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm và đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học có giá trị, được công bố rộng rãi dưới dạng sách
tham khảo, luận án, bài báo khoa học… Trên cơ sở sự phân định đó, nghiên
cứu sinh tiến hành chọn lọc và thực hiện tổng quan những cơng trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến đề tài luận án như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực
Hầu hết các nghiên cứu về NNL đều thống nhất với nhau ở một luận
điểm là NNL ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, vai trò quan trọng này được thể hiện như thế nào, quan trọng đến
đâu thì vẫn là vấn đề cịn tranh cãi. Đó chính là lý do khiến chủ đề vai trò
của NNL trong phát triển KT-XH nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức ở tất cả các quốc gia.
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đã báo cáo hàng năm
về tình hình phát triển con người (Human development report), cung cấp một


11

cách đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết các quốc gia trên
thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt, UNDP đã đề ra 5
nhân tố của sự phát triển NNL, đó là giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh
dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người; trong đó giáo dục và

đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển NNL. Một số tổ
chức quốc tế quan trọng khác, như WHO (tổ chức Y tế thế giới) cũng có những
nghiên cứu quan tâm tới NNL từ khía cạnh sức khỏe; ILO (Tổ chức Lao động
quốc tế) cũng phát hành những ấn phẩm về chủ đề NNL và vấn đề đào tạo
(Human development and training, ILO, Geneva, 2003, 2004)... [168].
Stivastava M/P (1997), Human resource planing: Aproach needs
assessments and priorities in manpower planing, Nxb Manak New Delhi
[173]. Tiếp cận dưới góc độ Kinh tế phát triển, tác giả cho rằng, NNL là toàn
bộ vốn nhân lực; vốn nhân lực là con người được nhìn nhận dưới dạng là một
nguồn vốn đặc biệt của quá trình sản xuất, là một dạng của cải có thể làm gia
tăng sự giàu có của kinh tế; nguồn vốn nhân lực đó bao gồm những kỹ năng,
kiến thức, kinh nghiệm mà người đó tích luỹ được nhờ vào quá trình lao động
sản xuất; các chi phí về GD, ĐT, y tế... được xem như là những chi phí đầu
vào của sản xuất nhằm nâng cao khả năng, năng lực sản xuất của NNL. Từ
cách tiếp cận như vậy, tác giả đã chỉ ra các lợi ích thiết thực của NNL nếu
chúng ta biết đầu tư và quý trọng nó, đó là: (1) Vốn nhân lực là loại vốn đặc
biệt, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, cho nên đầu
tư vào NNL sẽ có tỷ lệ thu hồi vốn cao, hơn nữa khi nguồn vốn này càng được
sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng lớn, càng tạo ra nhiều của cải, mang đến
sự phồn thịnh cho xã hội; (2) Khác với các nguồn vốn khác, vốn nhân lực khơng
mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác: khấu hao vốn đã đầu
tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác; vốn nhân lực sau khi đã đầu tư thì
nó sẽ tự duy trì và phát triển mà không tạo ra áp lực về khối lượng vốn cần huy
động trong khoảng thời gian ngắn; là loại vốn có kỹ năng, kiến thức, kinh


12

nghiệm và khả năng sáng tạo cao. Do đó, nếu đầu tư vào vốn nhân lực thì hiệu
ứng lan toả sẽ rất lớn mà khơng có nguồn vốn nào có thể sánh kịp.

Phạm Công Nhất (2007), “Phát huy nhân tố con người trong phát triển
lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” [118]. Nội dung cuốn sách trình bày
khá toàn diện cả về lý luận, thực tiễn về phát huy nhân tố con người trong phát
triển lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định phát triển nguồn lực
con người là yếu tố quyết định thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, tác giả đã nêu thực trạng của NNL Việt Nam và những định hướng chủ
yếu để phát triển NNL có chất lượng ở Việt Nam hiện nay.
Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), “Tác động của vốn con người
đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam” [90]. Nội dung cuốn
sách này chủ yếu tập trung phân tích các tác động của vốn con người đến quá
trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành
phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục, sức khỏe cũng
như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung
vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con người. Trên cơ sở
phân tích các tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế, tác giả đã
khẳng định vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải thích sự tăng trưởng
kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh
lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những
kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong đó
nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời, chú ý tới tác động khác
nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau.
Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”
[80]. Tác giả cho rằng, vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao
động. Nguồn vốn này được khai thác, sử dụng trong quá trình người lao động
tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả
cơng việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng


13


vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng
trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước.
Bùi Việt Phú (2010), “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để tham gia nền
kinh tế tri thức” [124]. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức,
đào tạo NNL trình độ cao là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi
quốc gia nhằm chủ động tham gia nền kinh tế tri thức. Theo đó, tác giả đề xuất một
số ý kiến nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực được đào tạo ở nước ngồi có chất
lượng cao như: phải có sự thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đa dạng
hoá con đường bồi dưỡng nhân tài, hoàn thiện và củng cố hệ thống văn bản pháp
quy theo hướng tạo hành lang mở cho các tác nhân tham gia đào tạo ở nước ngoài,
thực hiện chế độ đãi ngộ và sử dụng tài năng hợp lý.
Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của một số nước trên thế giới” [125]. Tác giả đã trình bày kinh nghiệm phát
triển NNLCLC của các nước trên thế giới: Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu. Các quốc gia đều coi trọng và phát triển nền
giáo dục - đào tạo, có chính sách thu hút sử dụng nhân tài. Trên cơ sở những
kinh nghiệm đó, tác giả đã đưa ra một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam.
Ngơ Dỗn Vịnh (2011), “Bàn về sử dụng các chỉ tiêu phân tích, đánh
giá chất lượng nhân lực Việt Nam” [160]. Tác giả cho rằng, chất lượng nhân
lực là yếu tố quan trọng nhất đối với phát triển. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra
các tiêu chí định lượng để phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực bao gồm:
nhóm các tiêu chí phản ánh trực tiếp (thể lực, trí lực, khả năng thơng minh,
khả năng ứng xử, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình); nhóm các chỉ
tiêu chủ yếu phản ánh gián tiếp chất lượng NNL (năng suất lao động, hiệu
suất sử dụng đầu tư, điện năng và đất đai, số năm đi học, chất lượng hệ thống
giáo dục, số người có học vấn).
Nguyễn Thị Thuần Vân (2017), “Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” [157]. Tác giả luận án cho rằng,
phát triển NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là



14

tổng thể những cách thức, biện pháp mà các chủ thể sử dụng để thúc đẩy quá
trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ về số lượng,
cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế. Theo đó, tác giả đã đưa ra những tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển
NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và chỉ ra một
số vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển toàn diện NNL; đồng thời, tác giả đề
xuất 6 giải pháp nhằm phát triển NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam: Tăng cường và nghiêm túc tuân thủ sự lãnh đạo của Ngân
hàng nhà nước và nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng trong quản lý và điều
hành; Nâng cao năng lực lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành qua
việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đẩy mạnh phát triển NNL; Bổ sung và
hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển NNL; Xây dựng mục tiêu, nội dung,
chương trình đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam phù hợp với yêu cầu mới; Cam kết tạo ra môi trường
làm việc lành mạnh nhằm phát triển NNL; Mở rộng hợp tác quốc tế trong phát
triển NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Lê Văn Kỳ (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa” [103]. Tác giả luận án đã đưa ra quan niệm
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành cơng nghiệp là q trình gia
tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu NNLCLC
theo hướng tiến bộ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của ngành công
nghiệp và góp phần phát triển KT-XH của đất nước. Theo đó, thành công lớn
nhất của luận án là tác giả đã đề xuất 2 phương hướng và 5 nhóm giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa như: Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo; nhóm giải pháp về

chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển; nhóm giải pháp về thu hút,
tuyển dụng NNLCLC vào ngành cơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa; nhóm
giải pháp đổi mới, nâng cao năng lưc quản lý về phát triển NNLCLC ngành


15

cơng nghiệp; nhóm giải pháp về sử dụng, đãi ngộ, xây dựng mơi trường làm
việc tích cực, năng động, sáng tạo cho NNLCLC ngành cơng nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa.
Huỳnh Thị Như Thảo (2018), “Phát triển nguồn nhân lực, tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” [140]. Tác giả bài báo đã đề cập đến thế
mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác là
nguồn lao động trẻ dồi dào, là lực lượng có khả năng tiếp thu nhanh nhất về
công nghệ, khoa học. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ Tư (4.0) bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của
cơng nghệ thơng tin, tự động hóa, năng suất lao động Việt Nam lại chưa
theo kịp các yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân là chất lượng
NNL cịn thấp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển
NNL nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cấn Thị Việt Hà (2019), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội” [93].
Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển NNLCLC
ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội như: Quan
niệm NNL và NNLCLC; đặc điểm, vai trị, các tiêu chí biểu hiện của
NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương. Đồng thời, tác giả
luận án đã làm rõ các nhân tố tác động và đánh giá khá sâu sắc thực trạng phát
triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà
Nộị, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó

đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà
nước ngành công thương, thành phố Hà Nộị trong thời gian tới như: Bổ sung,
hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo
NNLCLC; nâng cao chất lượng tuyển dụng NNLCLC và bổ sung, hồn thiện
cơ chế, chính sách nhằm thu hút, giữ gìn NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà
nước ngành công thương, thành phố Hà Nộị.


16

1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực cho
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
Nguyễn Đình Luận (2003), “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân
lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến năm 2010” [111]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển NNL từ khái niệm, vị trí đến các bộ phận cấu
thành NNL, kinh nghiệm phát triển NNL của các nước. Đặc biệt với cách tiếp
cận xuyên suốt, tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển NNL theo hướng CNH, HĐH làm căn cứ để phân tích thực trạng NNL và
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NNL vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở
chương 3. Dựa trên khung lý thuyết đó, tác giả đi vào phân tích thực trạng NNL
vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng CNH, HĐH trên các mặt: thực
trạng GD, ĐT trong phát triển NNL; thực trạng về KH - CN trong phát triển
NNL; thực trạng về văn hoá - xã hội trong phát triển NNL. Từ đó, tác giả rút ra
những nhận xét, đánh giá và đề xuất 3 nhóm giải pháp lớn về phát triển NNL
vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020.
Nguyễn Định Luận (2005), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [112]. Tác giả đã phân tích
vai trị của NNLCLC đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam. Từ
đó, đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL chất lượng cao trong thời

gian tới: Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; Quy hoạch
mạng lưới các trường đại học, trường đào tạo nghề; Xây dựng và hồn thiện hệ
thống chính sách phát triển NNLCLC; Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực
đào tạo NNL CLC phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
Nguyễn Thanh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [136]. Cơng trình này được cấu trúc
thành ba phần: phần thứ nhất, tác giả trình bày sơ lược quan niệm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển con người, phát triển NNL; phần thứ hai, tác giả đánh giá


17

khái quát thực trạng NNL ở Việt Nam trên các khía cạnh: về số lượng, cơ cấu, trí
lực, trình độ chun mơn kỹ thuật... trên cơ sở đó tác giả đưa ra những định
hướng phát triển NNL có chất lượng đáp ứng đòi hỏi của CNH, HĐH bao gồm:
gắn phát triển NNL với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH; gắn phát triển
NNL với q trình dân chủ hố, nhân văn hố đời sống xã hội, khai thác có hiệu
quả các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dụng đội ngũ cán bộ KH - CN; xây dựng chiến lược con người trên cơ sở đó,
phát triển NNL có chất lượng cho CNH, HĐH; phần thứ ba, làm rõ vai trò của
giáo dục với tư cách là yếu tố quyết định trong chiến lược phát triển con người,
phát triển NNL có chất lượng cho CNH, HĐH ở Việt Nam.
Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa,
hiện đai hóa - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” [142]. Tác giả cuốn
sách tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, tập
trung phân tích làm rõ những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số
nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, các nước Châu Á - Thái Bình Dương trên khía
cạnh chính sách, chiến lược, mục tiêu...; đánh giá thực trạng NNL Việt Nam cả về
quy mô, tốc độ, chất lượng NNL đã làm rõ được những thành tựu, hạn chế, nguyên

nhân của những hạn chế trong phát triển NNL cho CNH, HĐH; đề xuất 4 giải pháp
như: nhóm giải pháp phát triển giáo dục phổ thơng; nhóm giải pháp phát triển giáo
dục cao đẳng, đại học và trên đại học; nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
NNL hiện có; nhóm giải pháp nâng cao trạng thái sức khoẻ NNL để đáp ứng tốt cho
sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Mạc Văn Tiến (2005), “An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực”
[145]. Tác giả cuốn sách là tập hợp 100 bài viết trong 10 năm đề cập đến
nhiều nội dung và nhiều khía cạnh khác nhau của an sinh xã hội và phát triển
NNL. Bố cục cuốn sách được chia làm 3 phần: phần thứ nhất là tập hợp
những bài viết về an sinh xã hội; phần thứ hai là tập hợp những bài viết về
bảo hiểm xã hội; phần thứ ba là tập hợp những bài viết về phát triển NNL ở
Việt Nam, phát triển NNL và chính sách phát triển NNL thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thực trạng chất lượng NNL ở Việt Nam.


18

Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa dựa trên kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” [98]. Tác giả khẳng định,
nhân tố cơ bản nhất để phát triển kinh tế tri thức là NNLCLC dựa trên nền
giáo dục tiên tiến và luận giải kinh tế tri thức có nhiều khác biệt cơ bản so với
kinh tế cơng nghiệp trên ba khía cạnh: vốn tri thức (trở thành yếu tố quan
trọng nhất của sản xuất hơn cả lao động và tài nguyên), sáng tạo (trở thành
động lực quan trọng nhất), tốc độ đổi mới nhanh chóng. Theo tác giả, để rút
ngắn q trình CNH, HĐH đòi hỏi phải coi GD, ĐT là quốc sách hàng đầu và
nền giáo dục đó phải thực hiện được 3 nhiệm vụ: nâng cao mặt bằng dân trí,
đào tạo được NNLCLC và chăm lo bồi dưỡng đội ngũ nhân tài.
Đào Quang Vinh (2006), “Phát triển nguồn nhân lực cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” [159]. Tác giả luận án
đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NNL với CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn và phác thảo được quy luật vận động của NNL
trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tác giả phân tích
thực trạng NNL, phát triển NNL và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ năm 1990,
khái quát những thành tựu đạt được, hạn chế và tác giả cho rằng có 5 vấn
đề cần phải được ưu tiên giải quyết trong phát triển NNL cho CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” [119]. Trên cơ sở phân tích thực
trạng NNL Việt Nam, tác giả chỉ rõ: so với yêu cầu của quá trình phát triển
nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chất lượng
NNL Việt Nam cịn nhiều bất cập và hạn chế do: thu nhập bình quân đầu
người thấp, vấn đề quy hoạch và phát triển NNL còn kém, nội dung và
phương pháp giảng dạy lạc hậu... Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp: nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng
NNL; tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới trong lĩnh


19

vực kinh tế theo hướng CNH, HĐH và tích cực chủ động hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới; xây dựng và triển khai chiến lược phát triển NNL
Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030...
Hà Nhật Thăng (2011), “Đào tạo nhân tài - vấn đề cấp thiết của chiến lược
giáo dục thời kỳ CNH, HĐH” [141]. Trên cơ sở so sánh yêu cầu phát triển NNL
của các nền văn minh, tác giả chỉ ra, trong nền kinh tế tri thức yêu cầu con người
phải có trình độ cao hơn rất nhiều. Theo tác giả, đối với Việt Nam đào tạo nhân
tài là một trong những trọng tâm của chiến lược giáo dục thời kỳ CNH, HĐH và
chiến lược nhân tài đó phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâu
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng.

Hoàng Văn Phai (2013), “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [121].
Tác giả luận án đã phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của quân đội
tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước; nghiên cứu kinh
nghiệm quân đội một số nước tham gia đào tạo NNL dân sự và rút ra bài học
đối với Việt Nam. Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng Quân đội nhân dân
Việt Nam tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước, khái quát
những thành tựu đạt được, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân trong tham gia đào
tạo NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước của quân đội, tác giả cho rằng có 4
mâu thuẫn cần phải được ưu tiên giải quyết trong tham gia đào tạo NNL
phục vụ CNH, HĐH đất nước của quân đội. Trên cơ sở thực trạng và dựa
vào quan điểm chỉ đạo, trong đó nhiệm vụ GD, ĐT là một mặt quan trọng
đặc biệt trong điều kiện hệ thống các nhà trường quân đội hội nhập ngày
càng sâu, rộng vào quá trình GD, ĐT của Việt Nam và quốc tế. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất 8 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tham gia đào
tạo NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước của quân đội.
Phạm Thị Huyền (2014), “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” [96]. Tác giả cho rằng, quá trình khai thác
sử dụng NNL phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng


20

cao chất lượng NNL. Phải coi nâng cao chất lượng NNL là một nội dung, một
tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho CNH, HĐH.
Đồng thời, tác giả còn khẳng định những vấn đề bức xúc nhất của việc nâng cao
chất lượng NNL ở Việt Nam là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa
các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào
tạo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH, đào tạo và
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ

em… Tất cả phải hướng tới mục tiêu cung cấp NNL có chất lượng cao, đáp ứng
được những yêu cầu khách quan của thị trường sức lao động trong nước và quốc
tế, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam.
Đỗ Văn Dạo (2015), “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam”
[85]. Tác giả đã tập trung luận giải về NNL quân sự chất lượng cao, phân
tích luận đề này trong lịch sử và gắn với kinh nghiệm của các nước trên
thế giới. Khái quát hóa về thực trạng NNL quân sự Việt Nam, dự báo xu
hướng phát triển; phân tích những đặc thù hoạt động của NNL qn sự,
mơi trường quân sự. Tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp đặc thù cho
NNLCLC ngành khoa học quân sự.
Đặng Xuân Hoan (2015), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2015 - 2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế” [95]. Tác giả đề xuất bốn giải pháp nhằm phát triển NNL
giai đoạn 2015 - 2020 bao gồm: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát
triển NNL; bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển NNL; đổi mới giáo
dục và đào tạo; chủ động hội nhập quốc tế để phát triển NNL Việt Nam. Đặc
biệt tác giả luận giải khá sâu sắc về đổi mới giáo dục đào tạo để làm nhân tố
trung tâm cho phát triển NNL.
Hồng Thị Q (2018), “Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và vấn đề nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực” [127]. Trong cơng trình khoa học này tác giả
đã chỉ ra thực trạng và vấn đề đặt ra đối với NNL Việt Nam trước cuộc Cách


21

mạng công nghiệp lần thứ Tư (Cách mạng công nghiệp 4.0), tác giả cho rằng:
Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công
nghệ thơng tin, điều khiển, tự động hóa, thì Việt Nam đứng trước rất thách
thức về chất lượng NNL. Theo đó, tác giả khẳng định, trình độ CMKT của lao

động Việt Nam cịn thấp và có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực;
lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất thấp; nhân lực
qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp
về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trên cơ sở luận cứ này, tác giả cơng trình
đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng NNL trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể: Xây dựng và hồn
thiện các cơ chế, chính sách cụ thể để thực thi hiệu quả chiến lược phát triển
nhân lực công nghiệp đáp ứng và phù hợp với u cầu của thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng cơng
nghiệp 4.0; bảo đảm nguồn lực tài chính bằng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước và huy động các nguồn lực xã hội; đổi mới về cơ chế chính sách đối với
giáo dục - đào tạo; chủ động hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.1.2.1. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực và vai
trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội
Khampha Phimmasone (2010), “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý
Nhà nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Li Khăm Xay, Cộng hòa dân chủ Nhân dân
Lào” [101]. Tác giả đã góp phần làm rõ khái niệm về cán bộ công chức quản
lý nhà nước về kinh tế, xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ công chức
quản lý nhà nước về kinh tế; tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế. Từ đó, tác giả đã phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về
kinh tế. Đánh giá thực trạng của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về
kinh tế, đề xuất phương hướng và giải pháp về xây dựng đội ngũ công chức
quản lý nhà nước về kinh tế.


22

Sommad Phonsena (2011), “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [54]. Trong cuốn
kỷ yếu đã có nhiều bài viết đề cập đến yếu tố quan trọng trong giai đoạn mới đó là
yếu tố NNLCLC. Đây là NNL có đủ tri thức và kỹ năng, sẽ giữ vai trò then chốt đảm
bảo cho khả năng phát triển, hội nhập thành công của nền kinh tế.. Để làm được điều
này, Nhà nước và nhân dân Lào phải cùng đồng tâm hiệp lực với sự giúp đỡ quốc tế
thực hiện tốt các chính sách, đã đề ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế và dinh dưỡng để
nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Sulao Sotuky (2014), “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở
Thủ đô Viêng Chăn” [132]. Trong Luận án, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò
quan trọng hàng đầu của NNL trong phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng NNL cho phát triển KT-XH ở Thủ đô
Viêng Chăn tác giả luận án đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp nhằm bảo
đảm NNL cho phát triển KT-XH ở thủ đô Viêng Chăn như: Giải pháp nâng
cao nhận thức về NNL; đổi mới, phát triển toàn diện GD, ĐT; thu hút, khai
thác và sử dụng NNL; nâng cao thể lực, chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống; mở rộng hợp tác quốc tế đảm bảo NNL và chính sách huy động
các nguồn lực cho đầu tư bảo đảm NNL.
Sysomphone Vongphachanh (2018), “Phát huy nhân tố con người trong
phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”, [134].
Trong luận án tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào hiện nay,
trong đó đã tập trung làm rõ tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con
người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào, đồng thời, tác giả chỉ rõ 3
nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người trong phát
triển KT-XH ở CHDCND Lào hiện nay như: Nhóm yếu tố tự nhiên, kinh tế;
nhóm yếu tố văn hóa - xã hội; nhóm yếu tố chính trị và hợp tác quốc tế. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở
CHDCND Lào trên cả hai phương diện thành tựu và hạn chế, tác giả cho rằng:



23

việc sử dụng năng lực con người trong phát triển kinh tế chưa hiệu quả; lập
trường tư tưởng chính trị, phong cách sống và lao động, ý thức tự rèn luyện,
học tập cịn nhiều bất cập... Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ
bản nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND
Lào trong thời gian tới.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách của nhà nước nhằm
phát triển nguồn nhân lực
Sithaleuan Khamphouvong (2005), “Vai trị của chính sách xã hội đối với
việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay” [128]. Trên cơ sở phân tích
khái quát một số khía cạnh lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con
người, đồng thời làm rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát
huy nhân tố con người, cơng trình đã phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt
ra trong chính sách xã hội của Lào nhằm phát huy nhân tố con người, từ đó, nêu
phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chính sách xã hội để phát
huy hiệu quả nhân tố con người trong những năm tiếp theo.
Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2007),“Báo
cáo tổng kết công tác phát triển nguồn nhân lực đối với 8 tỉnh miền Bắc và 9 tỉnh
miền Trung, Nam nước CHDCND Lào” [1]. Đề tài thuộc Chương trình Khoa học
Cơng nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2005 - 2008. Đề tài đã nhấn mạnh và làm rõ
công tác phát triển NNL của CHDCND Lào trong thời gian qua. Trong đó, tập
trung các vấn đề như tính nhân đạo - nhân cách, vấn đề GD, ĐT, vấn đề phát triển
con người Lào trở thành người tốt, có lịng u nước, u chế độ dân chủ nhân
dân, yêu chủ nghĩa xã hội; chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
NNL; phải đầu tư nhiều hơn nữa vào GD, ĐT để nâng cao chất lượng các bậc học;
phải đảm bảo dịch vụ y tế và bảo hiểm xã hội cho nhân dân các dân tộc Lào, đặc
biệt là những người nghèo và gia đình chính sách xã hội; về lao động và tạo công
ăn việc làm phải đầu tư nhiều hơn nữa xây dựng các trường trung học chuyên
nghiệp trên cả nước. Cuối cùng, đề tài đề xuất các giải pháp phát triển NNL gồm:

chiến lược và chính sách đào tạo NNL có chất lượng và phải dành ngân sách thỏa


24

đáng cho chiến lược này hơn nữa... để đẩy mạnh phát triển NNL ở Lào đáp ứng
yêu cầu CNH & HĐH đất nước.
Chanthavong Louanglath (2012), “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với sự
chuẩn bị tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới” [22]. Tác giả nêu lên đặc
điểm khi CHDCND Lào mở cửa tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đòi
hỏi phải phát triển NNL sau khi Lào chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới, trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
NNL cho CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Khamphat Khounvithong (2012),“Phát triển tay nghề cho phù hợp với
yêu cầu của sự phát triển để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát
triển” [36]. Bài viết đã đề xuất 5 giải pháp để phát triển tay nghề cho phù hợp
với yêu cầu của sự phát triển để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát
triển gồm: phải có quy hoạch, kế hoạch phát triển tay nghề cho từng thời kỳ
một cách phù hợp; phải cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích mọi thành
phần kinh tế, mọi lực lượng trong xã hội tham gia đào tạo bồi dưỡng phát
triển tay nghề; Đầu tư một cách thỏa đáng cho các cơ sở đào tạo nghề; tăng
cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng tay nghề.
Dookmai Phakaxun (2013), “Đầu tư Nhà nước phát triển nguồn nhân
lực tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [28]. Tác giả đã phân tích, lý giải
một cách khoa học, hệ thống và có tính thực tiễn cao, đáp ứng được mục tiêu
đặt ra: đánh giá thực trạng đầu tư của Nhà nước Lào vào phát triển NNL; đề
xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đầu tư phát triển
NNL có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
phát triển CNH & HĐH và hội nhập quốc tế.

Soutchay Phommachan (2018), “Thanh niên Nhân dân Cách mạng
Lào trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế” [60]. Tác giả đã đưa ra quan niệm, vị trí, vai trò của thanh niên Nhân dân
Cách mạng Lào trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra nhân tố tác động, cơ hội và


×