Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.69 KB, 2 trang )
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
1. ĐỊNH NGHĨA
Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung chỉ các trường hợp nhiễm độc hoặc
nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo
quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc, dứa….
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc
- Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiết, asen.
- Các hoá chất hữu cơ: polyvinylclorid, các thuốc màu.
- Thuốc diệt côn trùng, vật hại.
- Các chất phóng xạ.
- Alkyl thuỷ ngân.
2.2. Virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc có trong thực phẩm
- Virus: adenovirus, rotavius, norwalkvirus.
- Vi khuẩn: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn yếm khí…
2.3. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm
- Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, mật cá trắm… khi uống gây độc nặng
nề cho thận.
- Da cóc, gan, trứng cóc chứa chất độc bufotoxin gây rối loạn nhịp tim nặng.
2.4. Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi
Với các chất thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodium glutamat (bột ngọt).
3. TRIỆU CHỨNG CỦA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
3.1. Lâm sàng
- Sau khi ăn và uống thức ăn bị nhiễm độc, các triệu chứng cấp tính xảy ra sau
vài phút hoặc vài giờ, có khi tới một ngày, tuỳ nguyên nhân gây ngộ độc. Bệnh
nhân đột ngột có các triệu chứng sau:
+ Buồn nôn và nôn.
+ Đau bụng.
+ Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu.
+ Có thể sốt hoặc không.
- Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 1