Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tác động của dịch Covid - 19 đối với kinh doanh hoạt động lữ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.33 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với những tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội ngành du lịch dần trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Du lịch chiếm tới gần 10% GDP của Việt
Nam năm 2018. Du lịch cũng được xem là một ngành rất nhạy cảm với dịch bệnh bởi
lẽ quá trình sản xuất và quá trình sử dụng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Tác
động của dịch bệnh đối với ngành du lịch cũng gần như là trực tiếp và lan tỏa nhanh
chóng trong hệ thống du lịch và để lại những hậu quả lâu dài đối với toàn ngành.
Đại dịch Covid 19 bắt nguồn từ Vũ Hán – Trung Quốc và nhanh chóng lây lan
mất kiểm sốt ra tồn thế giới khiến cho kinh tế thế giới bị đả kích nặng nề, và Du lịch
khơng nằm ngồi vịng tác động đó. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác
động rất lớn lên toàn ngành Du lịch. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của
du khách do lo sợ ảnh hưởng của đại dịch là những nguyên nhân khiến nhiều khách
sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách. Điều này cảnh
báo sự sụt giảm doanh thu của ngành Du lịch nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Những tác động của Covid – 19 đối với du lịch vô cùng nặng nề, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức khó nhằn cho các doanh nghiệp trong bài tốn ứng phó với
dịch và phục hồi du lịch sau đại dịch. Chính vì lý do đó, trong bài luận dưới đây em
xin đưa ra những phân tích cá nhân về những ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt
động kinh doanh Lữ hành, từ đó rút ra một số bài học về việc ứng phó với đại dịch.

1


MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH
1.1. Khái niệm
-

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là các yếu tố nằm bên ngồi Doanh nghiệp, tổ chức, nó gây
ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động Marketing của mỗi Doanh nghiệp,


bên cạnh đó nhiều người cịn có ý kiến cho rằng mơi trường vĩ mơ chính là các yếu tố
về thể chế, mặt lực lượng, … nằm bên ngoài tổ chức và những yếu tố này khiến nhà
quản lý doanh nghiệp khó kiểm sốt được.
-

Kinh doanh lữ hành: ( Tour operators business )

Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình
du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay
gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và
hướng dẫn du lịch. Các Doanh nghiệp lữ hành (DNLH) đương nhiên được phép tổ
chức mạng lưới đại lý lữ hành.
-

Môi trường vĩ mô của hoạt động kinh doanh lữ hành:

Là tất cả các lực lượng nằm ngoài tổ chức doanh nghiệp du lịch. Mặc dù khơng
có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh
mẽ. Bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật – công nghệ, tự
nhiên.
1.2. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh lữ
hành
1.2.1 Môi trường kinh tế
Là nội dung quan trọng trong phân tích mơi trường vĩ mơ. Sức mua (cầu du lịch)
phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như: tăng
trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát,
trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu
Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao
động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới cầu du
lịch.

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến
động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu
tố về thị trường du lịch, về nguồn khách… để đưa ra các giải pháp, các chính sách
2


tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né
tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
1.2.2 Mơi trường chính trị - pháp luật
Là nội dung khơng thể xem nhẹ khi phân tích mơi trường vĩ mơ. Bao gồm: luật
pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự thay đổi
về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định
chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối
ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước, hệ thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt
động kinh doanh (doanh nghiệp, luật đầu tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật môi
trường..), văn bản quy phạm pháp luật du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung
ương và địa phương, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã
hội, quan hệ quốc tế. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàng
rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch
1.2.3 Mơi trường văn hóa – xã hội
Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du
lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngơn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn
và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch.
Mơi trường văn hóa – xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm
dân cư, từ đó hình thành nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Văn hóa
quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngồi. Văn hóa
ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp.

1.2.4 Môi trường kỹ thuật – công nghệ
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm tất cả các phương
tiện vật chất và tư liệu lao động để sản xuất ra toàn bô sản phẩm dịch vụ cho khách du
lịch. Việc đầu tư cơ sở vật chất hợp lý một mặt giúp các doanh nghiệp lữ hành tiết
kiệm được chi phí, mặt khác giúp doanh nghiệp lữ hành có điều kiện làm bằng chứng
vật chất hữu hình hóa sản phẩm của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro đối với khách
hàng và góp phần thu hú khách hàng.
Ngồi ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại còn là điều kiện để doanh nghiệp nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện lao động và năng suất làm việc cho
doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện tối quan trọng để doanh nghiệp phát
triển hoạt động kinh doanh lữ hành.

3


1.2.5 Mơi trường tự nhiên
Phân tích mơi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí, địa hình, thời tiết, khí
hậu, mùa vụ, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên liệu, tăng giá
năng lượng, sự gia tăng ơ nhiễm mơi trường.
Việc phân tích này khơng những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối
với khách mà còn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các
doanh nghiệp du lịch. Nhìn chung các yếu tố mơi trường tự nhiên ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trên các mặt:
- Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.
- Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.
- Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh hưởng
đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa

4



CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID – 19 ĐỐI VỚI DU LỊCH
NÓI CHUNG VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH NÓI RIÊNG
2.1. Tác động của dịch bệnh Covid – 19 đối với ngành Du lịch
2.1.1 Đối với Du lịch thế giới
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các “cường quốc” về du lịch cũng như các
điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như: Pháp, Italia, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia… đang phải trải qua cơn khủng hoảng chưa từng thấy. Khơng chỉ các khu
vực có dịch mà cả những khu vực được cho là khơng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh
cũng bị tác động. Các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát ở những khu vực dịch bệnh
bùng phát buộc phải đóng cửa.
Khơng chỉ vậy, giữa bối cảnh bùng phát dịch COVID-19, các địa điểm du lịch
nổi tiếng trên thế giới ngày thường vốn đông đúc nay trở nên khơng bóng người qua
lại. Khải Hồn Mơn ở Paris, Pháp; Kim tự tháp Giza ở ngoại ơ phía Tây Nam thủ đô
Cairo, Ai Cập; Quảng trường Bolivar ở Bogota, thủ đô Colombia; Quảng trường Thời
đại ở New York, Mỹ; Đấu trường Colosseum ở Rome, Italia ... khơng khác gì những
kỳ quan bị nhân loại "lãng quên" trong các bộ phim về ngày tận thế.
2.1.2 Đối với du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng,
đa dạng và phong phú. Năm 2019 là năm thành công của du lịch Việt Nam, không chỉ
thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, doanh thu, mà
còn là các danh hiệu mà du lịch Việt Nam đạt.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế Việt
Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm
mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm
63,8% so với tháng 2. Đặc biệt, 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Việt
Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và 91,4%. Tổng lượt khách của
cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng kỳ.
Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách

quốc tế, giảm 813.335 lượt khách và chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết
quả quý II/2020 dự kiến còn tồi tệ hơn khi toàn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình
trạng cách ly xã hội để phịng ngừa dịch bệnh. TP. Đà Nẵng là một trong những điểm
du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du khách trong quý I/2020 đạt gần 1.3
triệu du khách từ trong và ngoài nước, giảm 31.2% so với cùng kỳ năm 2019. TP. Hà
5


Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với số lượng khách du lịch giảm đáng kể.
Khách du lịch đến từ châu Á chiếm 72,54% với 2.674.367 lượt khách nhưng
giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường khách du lịch đến từ châu Âu
đứng thứ hai với 648.731 lượt khách, chiếm 17,6% nhưng giảm 5% so với cùng kỳ
năm 2019. Thị trường khách du lịch đến từ châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ) với 234.050 lượt
khách, chiếm 0,63% nhưng giảm 20,24% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường khách
du lịch đến từ châu Úc với 102.181 lượt khách, chiếm 2,77% nhưng cũng giảm
14,37% so với cùng kỳ năm 2019.
Tại châu Á, 3 thị trường khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam chiếm hơn
51% tổng lượng khách du lịch quốc tế đó là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy
nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2020 thì lượng khách du lịch quốc tế đến từ 3 thị trường
này đều giảm mạnh. Lượt khách du lịch đến từ Trung Quốc với 871.819 lượt khách,
chiếm 32,6% thị trường châu Á nhưng giảm 31,95% so với 3 tháng đầu năm 2020 của
thị trường châu Á. Lượt khách du lịch đến từ Hàn Quốc với 819.089 lượt khách, chiếm
30,63% thị trường châu Á nhưng giảm 26,06% so với 3 tháng đầu năm 2020 của thị
trường châu Á. Lượt khách du lịch đến từ Nhật Bản với 200.346 lượt khách, chiếm
7,49% thị trường châu Á nhưng giảm 14,15% so với 3 tháng đầu năm 2020 của thị
trường châu Á.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại châu Âu hầu hết các thị trường đều
giảm, trừ Nga tăng hơn 13,6% so với cùng kỳ với hơn 245.000 lượt khách. Tại châu
Mỹ, Mỹ chiếm hơn 73% lượng khách của khu vực với 172.700 lượt, giảm 21,4%.

Châu Úc cũng ghi nhận giảm 14,37% với 102.181 lượt khách. Trong khi đó khách đến
từ châu Phi đạt 11.930 lượt khách, tăng 2% so với cùng kỳ 2019 nhưng tỷ trọng góp
khơng đáng kể.
Lượng khách sụt giảm dưới tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nguồn thu
dịch vụ du lịch trong quý I/2020. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú,
ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt
động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019. Mức doanh thu
giảm ở hầu hết các địa phương, giảm mạnh nhất tại Khánh Hòa 38,2%; TP. Hồ Chí
Minh giảm 30,3%; Đà Nẵng giảm 23,7%; Thanh Hóa giảm 20,4%; Hà Nội giảm
20,2%; Cần Thơ giảm 17%; Lâm Đồng giảm 16,8%; Quảng Bình giảm 14,5%; Quảng
Ninh giảm 12,4%; Hải Phòng giảm 8,9%.
Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 ước đạt 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng
mức và giảm 27,8% trong khi cùng kỳ do nhiều địa điểm tham quan du lịch ngừng
hoạt động, lượng khách hủy tour du lịch do lo ngại dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
6


Doanh thu từ hầu hết các thành phố có các địa điểm du lịch nổi tiếng đều sụt giảm. Cụ
thể, Thanh Hóa ghi nhận giảm gần 50%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 48,3%; Quảng Ninh
giảm 47,1%; Khánh Hòa giảm 43,9%; TP. Hồ Chí Minh giảm 39,9%; Bình Định giảm
24,4%; Đà Nẵng giảm 19,5%; Hà Nội giảm 18,7%; Hải Phòng giảm 14,9%.
Các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc
trong khi khách du lịch Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam
(chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế). Toàn bộ các tour du lịch từ Việt Nam
đi Trung Quốc cũng bị hủy vì dịch bệnh khiến các cơng ty lữ hành và ngành hàng
khơng có thể bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Hàng triệu lao động trong ngành Du lịch bị
giảm thu nhập, thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc làm. Tổng cục Du lịch Việt Nam ước
tính thiệt hại cho ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 - tháng 4/2020 có
thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD. Chỉ riêng Vietnam Airlines, doanh thu của hãng này có thể
bị giảm 2,1 tỷ USD trong năm 2020.

Có thể thấy, dịch Covid – 19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm khách du lịch quốc
tế đi du lịch nhiều cũng như mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa thường hay
đi sau dịp nghỉ lễ tết Nguyên đán. Vì vậy, khi dịch xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn tới
ngành Du lịch Việt Nam khiến mục tiêu đặt ra năm 2020 đón khoảng 20,5 triệu lượt
khách quốc tế khó có thể hồn thành.
2.2. Tác động của dịch bệnh Covid 19 đối với hoạt động kinh doanh lữ hành
Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động du lịch tồn cầu đóng băng. Hoạt động
đi lại, vận chuyển hàng khơng trên tồn thế giới trở nên rất khó khăn, hầu hết các
đường bay quốc tế đã đóng. Ngành Du lịch Việt Nam ngừng trệ hồn tồn khi Chính
phủ triển khai các biện pháp mạnh để ứng phó với đại dịch như: ngừng nhập cảnh tồn
bộ người nước ngoài từ 22/3; dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người;
các thành phố lớn đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ từ 28/3 (trừ cung cấp thực phẩm,
dược phẩm, khám chữa bệnh); ngừng hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, hạn
chế giao thông công cộng.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu
lượt, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019; lượng khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm
58,5% và tổng thu du lịch đạt 150.300 tỷ đồng, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động du lịch nội địa dần được phục hồi sau khi quy định về giãn cách xã
hội được nới lỏng từ cuối tháng 4/2020. Tuy nhiên, du lịch quốc tế kể từ tháng 3/2020
đến nay vẫn đang ngừng trệ, tiếp tục tác động đến du lịch Việt Nam.
Trong quý I và II/2020 có khoảng 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế trên cả nước đã dừng hoạt động. 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin
thu hồi giấy phép, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp xin cấp mới giấy
7


phép kinh doanh lữ hành quốc tế giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Cơng suất
phịng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20%, giảm mạnh so với cơng
suất trung bình năm trước (52%). Đến tháng 4/2020, có khoảng 90% cơ sở lưu trú phải
tạm dừng hoạt động. Dự báo từ nay đến cuối năm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa vì

khó khăn do dịch COVID - 19 sẽ còn tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp chỉ bố trí
khoảng 30% nhân sự trực tại cơng ty, nhân viên được cho nghỉ không lương hoặc giảm
đến 80% lương.

8


CHƯƠNG 3. ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRƯỚC
DỊCH BỆNH COVID-19
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Lữ hành Saigontourist
Tên doanh nghiệp

: Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn – TNHH Một Thành Viên.

Tên Tiếng Anh

: Saigontourist Holding Company

Tên Viết Tắt

: Saigontourist

Trụ sở chính

: 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT

: (84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000


Fax

: (84.8) 3824 3239 - 3829 1026

Email

:

Website

: www.saigon-tourist.com

Thành lập vào ngày 01/08/1975, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist (thành
viên trực thuộc Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn) nhanh chóng trở thành một trong
những công ty lữ hành hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả trên cả
3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài và du lịch trong nước.
Sự phát triển toàn diện, khơng ngừng đổi mới sáng tạo, hồn thiện cơng nghệ
quản lý, định chuẩn quy trình phong cách phục vụ cùng nguồn nhân lực dồi dào, giàu
kinh nghiệm, yêu nghề là nền tảng tạo nên sức mạnh, giá trị khác biệt cho thương hiệu
Lữ hành Saigontourist.
Saigontourist hiện quản lý trên 100 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, vui chơi giải trí, lữ hành, vận chuyển, hội nghị
hội thảo…, doanh thu hàng năm trên 10.000 tỉ đồng, lãi gộp trên 3.300 tỉ đồng, nộp
ngân sách trên 1.000 tỉ đồng; đội ngũ CNVC – NLĐ trên 17.000 người. Trong quan hệ
quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Thế mạnh cốt lõi của Saigontourist tập trung trên các lĩnh vực chính: lưu trú - ẩm thực
- lữ hành - các dịch vụ du lịch.
Hoạt động kinh doanh chính của Saigontourist là thiết kế và thực hiện một cách
tốt nhất các dịch vụ du lịch và du lịch kết hợp hội nghị cho khách hàng với kinh
nghiệm tư vấn, dịch vụ chất lượng tốt, và sản phẩm đa dạng.

Hiện nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là một trong các nhà điều hành
du lịch hàng đầu trên phạm vi toàn quốc, với hệ thống quan hệ đối tác chặt chẽ với
hơn 300 công ty, đại lý du lịch tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ như Pháp, Đức, Nhật,
9


Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bắc Âu, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, các nước trong khu vực
ASEAN..
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là thành viên chính thức của các Hiệp hội
du lịch quốc tế (PATA, ASTA, USTOA, JATA) và Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA),
Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh (HTA), Câu lạc bộ du lịch MICE Việt Nam.
Từ năm 1999 đến nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist được Tổng cục
Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn đạt danh hiệu “Công ty Lữ
hành Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam”.
3.2. Ứng phó của Saigontourist trước dịch bệnh
-

Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch

Từ cuối tháng 1/2020, Saigontourist đã sẵn sàng các phương án, giải pháp phòng
chống dịch và triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho khách hàng,
cán bộ nhân viên - người lao động tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cơng ty lữ hành,
nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu hội nghị triển lãm… trong tồn hệ thống.
Trong đó, các trang thiết bị, vật dụng y tế cần thiết (khẩu trang y tế, dung dịch
rửa tay) cung cấp cho khách hàng, cán bộ nhân viên - người lao động và các bảng
hướng dẫn y tế phòng tránh dịch đều được trang bị nhanh chóng, đầy đủ đến các cơ sở.
Cùng với đó, Saigontourist chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng
cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an tồn để ln tạo sự an tâm cho khách đến và
sử dụng dịch vụ tại hệ thống.
-


Thay đổi phương án khai thác nguồn khách

Saigontourist cũng đã triển khai phương án khai thác hiệu quả các nguồn khách,
phát triển các dịch vụ phụ nhằm tăng nguồn thu trong kinh doanh, củng cố và phát
triển các thị trường trọng điểm hiện có.
Trong bối cảnh Chính phủ chưa cho phép nhập cảnh khách du lịch quốc tế, hoạt
động KD của các đơn vị thành viên Saigontourist Group chủ yếu tập trung vào thị
trường khách nội địa, dịng khách cơng vụ và dịng khách lẻ đi cơng việc cá nhân.
Theo đó, Saigontourist áp dụng chính sách giá linh hoạt, các hình thức khuyến mãi,
hậu mãi, các giá trị cộng thêm nhằm tăng ấn tượng đối với khách hàng từ tháng 3 đến
tháng 5/2020. Đây là một trong những chiến dịch kích cầu quy mô nhất của Công ty từ
trước đến nay.
-

Tăng cường hợp tác với các đơn vị trong Saigontourist Group

Triển khai chương trình du lịch nội địa trọn gói với giá tốt, nhờ liên kết sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thuộc Saigontourist Group và
giá khuyến mãi từ các dịch vụ liên quan như hàng không, các điểm tham quan.
10


Ngồi ra, Saigontourist cũng tăng cường cơng tác cung cấp thông tin về sản
phẩm, dịch vụ đến các thị trường khách thông qua các đối tác, các phương tiện truyền
thông, các hội chợ du lịch quốc tế hàng đầu thế giới…
-

Dự đốn trước tình hình dịch và đưa ra kịch bản ứng phó


Diễn biến dịch bệnh vẫn rất khó lường và mặc dù cả nước chỉ mới trở lại trạng
thái sinh hoạt gần như bình thường sau giãn cách xã hội nhưng Saigontourist Group đã
sẵn sàng cho giai đoạn hậu dịch, với các kịch bản ứng phó tiếp theo.
3.3. Kết quả của những nỗ lực ứng phó
Khảo sát hành vi khách hàng qua cơng cụ tìm kiếm của Google cho thấy, ngành
du lịch đã có sự phục hồi về nhu cầu du lịch nội địa. Và trong 6 tuần qua, tìm kiếm về
du lịch biển đảo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi so với thời gian mới xảy ra dịch bệnh.
Bằng những nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid – 19, Saigontourist đã đạt được
những kết quả đáng kể phần nào khắc phục được những hậu quả nặng nề đại dịch để
lại:
-

Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn phòng dịch
của Đảng và nhà nước từ đó đảm bảo được sức khỏe cộng đồng, khách hang,
nhân viên…

-

Biến thách thức thành cơ hội, kịp thời đưa ra những giải pháp đúng lúc để
nắm bắt, khai thác tập trung vào một thị trường khách tiềm năng nhất

-

Việc tang cường hợp tác với các đơn vị trong hệ thống giúp cho doanh nghiệp
trở thành một phần trong cộng đồng doanh nghiệp du lịch cùng nhau vực dậy
khỏi đại dịch.

-

Có kế hoạch và dự liệu những kịch bản cũng như biện pháp ứng phó với từng

giai đoạn của đại dịch khiến cho doanh nghiệp luôn trong tâm thế chủ động
sẵn sàng thích ứng với từng giai đoạn của đại dịch

3.4. Bài học kinh nghiệm
Một là, do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thể khách du lịch sẽ thay đổi xu
hướng du lịch của mình để đảm bảo an toàn sức khỏe. Xu hướng du lịch trong khoảng
cách gần bằng phương tiện cá nhân sẽ thay thế cho những chuyến bay xuyên quốc gia,
lục địa. Do đó, du lịch nội địa có thể sẽ là xu hướng du lịch trong thời gian tới. Các
chuyến đi sẽ ngắn ngày hơn, hướng về các di sản văn hoá, thiên nhiên tránh những tụ
điểm đơng đúc.
Vì vậy, để hấp dẫn du lịch nội địa cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các
hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình
thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam.
11


Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng
đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
Hai là, các công ty du lịch cần phải đồng lòng liên kết với hàng không, vận tải,
khách sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch
hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng.
Ba là, Nhà nước cần có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp
trong ngành Du lịch như miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh
nghiệp du lịch, giảm chi phí mơi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế
khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá
điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp
dụng mức giá dịch vụ…
Bốn là, tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới để thu hút
khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi
dịch bệnh, đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của

đất nước.
Năm là, bên cạnh các chương trình kích cầu du lịch, các biện pháp bảo đảm an
tồn phịng chống dịch cần được các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách
sạn, các hãng hàng không… thực hiện triệt để, nghiêm túc. Việc bảo đảm an ninh, an
toàn sức khỏe cho người dân tại các cơ sở, điểm đến du lịch trở thành "nhiệm vụ kép"
với việc phục hồi ngành Du lịch thời gian tới.

12


KẾT LUẬN
Năm 2020 quả thực là một năm khó khăn đối với ngành Du lịch hế giới nói
chung và Du lịch Việt Nam nói riêng. Có thể thấy về cơ bản, Du lịch Việt Nam đã và
đang thực hiện rất tốt các biện pháp ứng phó và phục hồi Du lịch sau đại dịch. Từ
những khó khăn này, Việt Nam cũng có thể coi là cơ hội để nhìn lại chính mình và
chuẩn bị cho tương lai, trong việc thiệu nhiều sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng
chiến lược quảng bá hình ảnh trực tiếp và sâu rộng ra thế giới cũng như ngày một
khẳng định, Việt Nam là một trong những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực
Châu Á.
Các Công ty du lịch cần phải đồng lịng liên kết với hàng khơng, vận tải, khách
sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch hồi
phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức mời các đối
tác, khách hàng lớn tham dự các chuyến FAM trip để giới thiệu các sản phẩm.
Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh chấm dứt, khách đã quay trở lại, đây cũng là
lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông tiếp thị và bán hàng. “Việt Nam điểm
đến an toàn”, các gói du lịch khuyến mại kích cầu có thể tung ra để kích thích khách
sớm đăng kí đi tour.
Khi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn bị tổn thương, không chỉ dịch bệnh mà các
cuộc khủng hoảng khách liên quan đến khủng bố, xung đột chính trị, suy thối kinh tế,
thiên tai…đều sẽ ảnh hưởng lớn. Nếu như doanh nghiệp du lịch khơng đồng hành và

ứng phó ngay từ trong cuộc khủng hoảng thì sẽ hạn chế khả năng phục hồi và đón
sóng tương lai của chính doanh nghiệp mình.

13



×