Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI NGÂN HÀNG SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.3 KB, 15 trang )

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI NGÂN HÀNG SỐ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
Tóm tắt
Trong bối cảnh cơng nghệ phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng
rãi trong đời sống và kinh doanh, yêu cầu chuyển đổi từ phương thức
kinh doanh truyền thống sang các phương thức kinh doanh hiện đại
trên nền tảng công nghệ số trở thành yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa
sống cịn với các đơn vị kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính
- ngân hàng. Khoảng nửa thập kỷ trở lại đây, lĩnh vực ngân hàng có
thể xem là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng của phát triển cơng nghệ rõ
rệt nhất. Do đó, chuyển đổi ngân hàng số là u cầu khơng thể trì
hỗn trong xu hướng vận động và phát triển cũng như lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng. Bài viết tổng hợp, phân tích xu hướng chuyển đổi
ngân hàng số trên thế giới, những khó khăn thách thức khi triển khai
tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chuyển
đổi ngân hàng số tại Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Từ khóa: ngân hàng số, xu hướng chuyển đổi, giải pháp hỗ trợ
1. Ngân hàng số
Ngân hàng số bắt đầu hình thành từ những năm 1960 với sự
xuất hiện của các máy rút tiền tự động (ATM). Trong những năm
1980, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng băng thông rộng,
các mạng điện tử bắt đầu kết nối dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa các
ngân hàng và khách hàng nhằm triển khai nhu cầu trực tuyến về
danh mục và kiểm kê các hệ thống phần mềm.
Trong những năm 1990, mạng internet tiếp tục phát triển và
ngân hàng trực tuyến bắt đầu trở thành hoạt động bình thường.
Trong những năm đầu của thập niên 2000, sự cải thiện các dải băng


thông rộng và các hệ thống thương mại điện tử đã dẫn đến sự hình
thành ngân hàng số hiện đại. Hiện nay, trên 60% khách hàng đã ưu
tiên sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch với
ngân hàng. Trong thập kỷ tới, sự gia tăng nhanh chóng của điện
thoại thơng minh được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa về giao dịch vượt
quá hệ thống ATM hiện nay.
Trong Quyết định 488/QĐ-NHNN ngày 27/3/2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) của các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn
2017-2020 đã đưa ra khái niệm về ngân hàng số như sau: “Ngân
hàng số là mơ hình ngân hàng hoạt động dựa trên nền tảng quy trình
cơng nghệ để cung cấp tồn bộ các dịch vụ cho khách hàng thông
1


qua các thiết bị số kết nối trên môi trường internet, mạng viễn thông
di động hoặc chi nhánh tự phục vụ”. Còn theo quan điểm của Ngân
hàng TNHH United Overseas Bank (UOB) cho rằng, ngân hàng số
được hiểu là kinh doanh ngân hàng trong thời đại số khi khách hàng
sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hơn, kết nối internet nhiều hơn và
có nhu cầu kết nối qua cơng nghệ số, các phân đoạn khách hàng
khác nhau có thể chọn các kênh kết nối với ngân hàng khác nhau.
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, ngân hàng số là ngân
hàng hoạt động dựa trên việc số hóa hầu hết các hoạt động ngân
hàng: từ số hóa kênh phân phối truyền thống và phát triển các kênh
phân phối hiện đại đến tự động hóa các quy trình hoạt động kinh
doanh, ứng dụng phân tích dữ liệu lớn phục vụ quá trình ra quyết
định và kiến tạo các sản phẩm số, ứng dụng các sản phẩm có tính
sáng tạo.
Ngân hàng số là một hình thức ngân hàng trong đó số hóa tất

cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Cụ thể như:
Tích hợp dịch vụ ngân hàng vào một ứng dụng trên
Internet hoặc Smartphone
Quản trị, điều hành các hoạt động của ngân hàng (quản lý
rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm…) được số hóa.
Ứng dụng cơng nghệ cao, liên tục được cải tiến và gắn với
hệ sinh thái
Là một hình thức ngân hàng đặc thù làm thay đổi toàn bộ
hệ thống cấu trúc truyền thống của ngân hàng.
Thế kỷ thứ XIX đánh dấu bước ngoặc phát triển của xã hội
trong lĩnh vực cơng nghệ. Máy móc được hiện đại hóa, nhiều thiết bị
thơng minh ra đời đã làm thay đổi cuộc sống của con người đặc biệt
với công nghệ số. Ảnh hưởng của công nghệ số đến hoạt động kinh
doanh là rất lớn và hầu hết các thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đều làm thay đổi cách thức kinh doanh và tác
động đến nhiều lĩnh vực kể cả ngân hàng và phi ngân hàng.
Ngân hàng số là hình thức thực hiện hầu hết các giao dịch ngân
hàng bằng trực tuyến thông qua internet. Mọi hoạt động của khách
hàng đều qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng,
laptop. Nói cách khác, mơ hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc
vào mạng lưới chi nhánh sẽ dần được chuyển dịch sang mô hình tích
hợp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thơng qua ngân hàng số, các giao dịch
như chuyển tiền trong và ngồi hệ thống, chuyển tiền quốc tế, thanh tốn hóa đơn, vay
nợ ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm, tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu
tư, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích khác… đều khơng cần phải
đến chi nhánh ngân hàng. Từ đó, giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên
quan và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh. Thông qua đó, ngân hàng
tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao tính tuân thủ và minh
bạch trong hoạt động ngân hàng. Còn đối với khách hàng, thơng qua tính năng của
ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian và

khơng gian nên khách hàng hồn tồn chủ động. Thay vì phải đến chi nhánh ngân
2


hàng trong giờ hành chính, xếp hàng đợi đến lượt thì với ngân hàng số, khách hồn
tồn có thể chủ động thực hiện mọi giao dịch tại nhà, văn phòng hoặc thậm chí khi ở
nước ngồi.
Trong lĩnh vực ngân hàng, kênh chi nhánh vẫn đóng vai trị
quan trọng nhưng việc cắt giảm chi nhánh để thay thế bằng các
kênh kinh doanh số là một xu hướng. Tại Thái Lan và Hà Lan, trước
tác động của công nghệ số khiến cho các chi nhánh tại các ngân
hàng lớn đều bị cắt giảm (Hình 1).

Hình 1: Ảnh hưởng của cơng nghệ số đến kinh doanh ngân
hàng tại một số nước

Nguồn: bidv.com.vn
2. Xu hướng ngân hàng số trên thế giới và tại Việt Nam
2.1. Xu hướng ngân hàng số trên thế giới
Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã có những
bước tiến mạnh mẽ trong việc số hóa và tiến tới xây dựng ngân hàng
số. Có thể kể đến một vài xu hướng chuyển đổi ngân hàng số trên
thế giới sau đây:
3


Một là, chuyển từ lấy sản phẩm làm trung tâm sang lấy khách
hàng làm trung tâm. Khi đó, ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu của
khách hàng để kinh doanh, phục vụ đa kênh và bán sản phẩm trên
các kênh khách hàng yêu thích. Chính sách với khách hàng được

thiết kế trên cơ sở xác định quan hệ tổng thể của ngân hàng với
khách hàng, không đánh giá theo từng sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ.
Ngân hàng phải luôn luôn nắm bắt nhu cầu của khách hàng theo thời
gian, theo vòng đời của khách hàng để cung cấp cho họ các sản
phẩm phù hợp.
Hai là, đổi mới mơ hình kinh doanh bằng cách xây dựng hệ sinh
thái để đáp ứng ngày càng đa dạng hơn các nhu cầu tài chính cá
nhân của khách hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ xây dựng hệ sinh thái
cho khách hàng dựa trên mô hình sau:
Mơ hình kinh doanh truyền thống: đây là mơ hình đóng
chỉ có ngân hàng và khách hàng, ngân hàng chỉ cung cấp các dịch
vụ ngân hàng truyền thống cho khách hàng (gửi tiền, cho vay và
thanh tốn).
Mơ hình kinh doanh mở với 2 đặc điểm chính: (1) th
ngồi các bên thứ ba, các công ty Fintech để xây dựng nền tảng, ứng
dụng; (2) kết nối các nhà cung cấp dịch vụ khác để đa dạng hóa các
nhu cầu tài chính khác của khách hàng như mua sắm, du lịch, học
tập, thanh tốn tiền điện nước... Hoặc ngân hàng có thể xây dựng
các nền tảng tạo lập mối quan hệ giữa các nhóm khách hàng của
ngân hàng để kinh doanh giữ chân khách hàng như xây dựng nền
tảng công nghệ cho các khách hàng kinh doanh với nhau, xây dựng
các sàn giao dịch phục vụ bao thanh tốn, tìm kiếm cơ hội cho vay
theo chuỗi cung ứng.
Ba là, ứng dụng các thành tựu cơng nghệ thơng tin như trí tuệ
nhân tạo, sổ cái phân tán, thanh tốn khơng tiếp xúc…
2.2. Xu hướng ngân hàng số tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, phát triển ngân hàng số là một trong
những xu hướng chủ đạo giúp tổ chức tín dụng thích ứng, phát triển
bền vững trong bối cảnh
CMCN 4.0, cũng như tạo nên sự phát triển đột phá trong cung cấp

sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng.
Một số phương thức phát triển ngân hàng số điển hình ở
Việt Nam như:
Thứ nhất, chuyển đổi ngân hàng lõi (corebanking) và icloud
bằng cách hỗ trợ giao dịch với khách hàng như đơn giản hóa giao
dịch, nhập liệu và khai thác thơng tin; hỗ trợ quản trị điều hành giảm
thời gian thao tác và công đoạn trung gian.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ số hóa tài sản.
Thứ ba, ngân hàng hợp kênh mang lại sự đồng bộ và liền mạch
trên tất cả các kênh giao dịch, dẫn đến hành trình giao dịch của
khách hàng ln được xun suốt và đồng nhất. Ví dụ cho điều này
4


là khi khách hàng đang thực hiện một giao dịch trên điện thoại
nhưng bị gián đoạn, nhưng khách hàng vẫn có thể thực hiện tiếp tục
giao dịch đó trên máy tính hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch mà
khơng cần phải làm lại từ đầu. Nhờ sự đồng bộ hóa, khách hàng có
thể sử dụng sản phẩm, thực hiện giao dịch bất kỳ thời điểm nào, trên
bất kỳ kênh nào mà họ cảm thấy phù hợp nhất.
Thứ tư, sự liên kết chung giữa ngân hàng và các công ty
Fintech sẽ ngày càng chặt chẽ để giúp khách hàng chuyển đổi giá trị
tức thời từ tài khoản này sang tài khoản kia, thông qua các giao thức
liên mạng. Khả năng giao dịch đa tiền tệ cũng sẽ dần trở nên thông
dụng. Khách hàng có thể thực hiện các khoản thanh tốn kết nối
hoặc gửi tiền đến bất kỳ số định danh duy nhất khác (ví dụ: địa chỉ
email, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng… ).
Thứ năm, ngân hàng số thế hệ mới ra đời với đầy đủ tính năng
của một ngân hàng nhưng có điểm khác biệt là khơng chi nhánh,
khơng phịng giao dịch truyền thống; ứng dụng internet banking và

mobile banking được tối ưu hoá với thiết kế thông minh nhất mang
đến sự tiện lợi tối đa và những tính năng độc đáo cho người dùng.
Tóm lại, tại Việt Nam hiện nay, tùy thuộc vào mơ hình và quy
mơ hoạt động, các ngân hàng sẽ lựa chọn hai mơ hình chuyển đổi số
như sau:
(1) Với các ngân hàng có quy mơ nhỏ thường lựa chọn thiết lập
mảng kinh doanh mới hoặc thành lập ngân hàng số thuần túy. Khi
đó, ngân hàng số trở thành một mảng kinh doanh riêng bên cạnh các
mảng kinh doanh truyền thống khác của ngân hàng.
(2) Với các ngân hàng quy mô lớn lựa chọn chuyển đổi số thông
qua các hoạt động kinh doanh hiện có của ngân hàng. Các ngân
hàng này thường thành lập một đơn vị chuyên trách phát triển các
dịch vụ số.
2.3. Cơ hội và thách thức đối với việc triển khai ngân
hàng số tại Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, việc triển khai
ngân hàng số gặp một số thuận lợi như:
- Tỷ lệ dân số trẻ dễ tiếp cận các trào lưu tiêu dùng mới, đặc
biệt thị trường khách hàng số đầy tiềm năng với 64 triệu người dùng
internet và 54 triệu người dùng mạng xã hội.
- Hệ thống chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng viễn thông và công
nghệ của Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh trong một vài
năm trở lại đây nhất là mạng viễn thơng 3G và 4G. Thêm vào đó, tỷ
lệ người dùng smart phone rất lớn, đạt gần 60 triệu người năm 2019.
- Về cơ chế, chính sách, trên cơ sở nhiệm vụ đề ra của Chính
phủ hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt sau năm 2020,
NHNN đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cưởng tiếp
cận CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 đã
và đang mang đến cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
5



Nam cơ hội tiếp cận với thị trường công nghệ số thông qua việc hợp
tác với công ty Fintech trong và ngồi nước nhằm ứng dụng cơng
nghệ cao nâng cấp sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
- Hướng tới ngân hàng số giúp các NHTM gia tăng doanh thu,
tiết kiệm chi phí. Thực tế cho thấy, chi phí hoạt động của ngân hàng
online chỉ bằng một phần tư so với chi phí hoạt dộng của ngân hàng
truyền thống. Nhất là việc ngân hàng kiểm soát được rủi ro tốt hơn,
mang lại sự an tồn, tiện ích cho khách hàng có thể giao dịch mọi lúc
mọi nơi mà không cần đến các điểm giao dịch của ngân hàng truyền
thống.
Bên cạnh một số thuận lợi, hệ thống NHTM phải đối mặt với
khơng ít thách thức đến từ nhiều phía như:
- Quy định về pháp lý làm nền tảng cho hoạt động công nghệ
chưa điều chỉnh kịp với sự phát triển của công nghệ mới, từ đó gia
tăng rủi ro pháp lý cho các NHTM khi ứng dụng công nghệ số. Đặc
biệt các quy định về nhận biết/định danh khách hàng (KYC) chặt chẽ
cản trở cơng tác số hóa trong cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Chi phí để đầu tư và triển khai ngân hàng số tương đối lớn.
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng và phát triển cơng nghệ trí tuệ nhân
tạo (AI) chỉ có thể triển khai thành cơng ở các ngân hàng lớn do
nguồn vốn đầu tư tương đối cao. Thêm vào đó, hạ tầng cơng nghệ
của nước ta hiện nay chưa đồng bộ nhất là thiết bị hạ tầng công
nghệ cao. Một vấn đề nữa đặt ra là sự bảo mật thơng tin hệ thống
địi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn cho công nghệ thông tin.
- Thay đổi nhận thức, chuyển đổi mơ hình kinh doanh để nắm
bắt cơ hội từ phía các ngân hàng cịn khá chậm chạp. Việc triển khai
ngân hàng số tại các NHTM gặp phải một số thách thức không nhỏ từ

việc xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số đến việc chuyển đổi số có
thể dẫn đến giảm nhân sự tại một số bộ phận trong ngân hàng, đồng
thời, đặt ra yêu cầu gia tăng các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
lĩnh vực cơng nghệ và dữ liệu. Điều đó khiến các ngân hàng phải
phát triển mơ hình quản lý nhân sự mới, tuyển dụng và đào tạo
nhân viên đáp ứng được u cầu cơng việc trong lĩnh vực mới.
Khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân
hàng.
Do chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ cho các
bên tham gia nên việc thu thập dữ liệu khách hàng hiện nay đều do
bản thân các NHTM thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thu
thập qua lịch sử giao dịch, hồ sơ khách hàng thậm chí những dữ liệu
từ các hoạt động của khách hàng trên website, mobile banking,
mạng xã hội, chủ động kết nối với nhà mạng viễn thông để thu thập
thông tin khách hàng. Việc thu thập một lượng lớn thơng tin khách
hàng giúp ngân hàng hiểu thói quen, nhu cầu của khách hàng để
hướng tới hồn thiện hành trình trải nghiệm của khách hàng. Tuy
nhiên, việc làm này đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư một khoản chi
6


phí tương đối lớn mà khơng phải ngân hàng nào cũng sẵn lịng làm
điều này. Thêm vào đó, u cầu trong việc khai thác, quản trị dữ liệu
và chuẩn hóa dữ liệu sao cho hợp nhất, hiệu quả và đem lại lợi thế
cạnh tranh cho ngân hàng lại là bài tốn khó đặt ra.
3. Ngân hàng số tại BIDV
Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay của Việt Nam, BIDV đã lựa
chọn mơ hình ngân hàng số thơng qua chuyển đổi số trên các hoạt
động hiện tại. Ngày 06 tháng 12 năm 2019, BIDV đã chính thức ra
mắt Trung tâm Ngân hàng số. Sự kiện này đánh dấu bước đi quan

trọng trong chiến lược phát triển và tầm nhìn đến 2030, trong đó,
cơng nghệ và ngân hàng số là một trong 3 trụ cột chính của BIDV.
Trong số các ngân hàng hàng đầu Việt nam, BIDV được xem là ngân
hàng tiên phong thành lập Trung tâm Ngân hàng số nhằm chun
biệt hóa việc phát triển ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt
động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng số của BIDV những năm qua
đã đạt được những kết quả ấn tượng với sự đa dạng cả về sản phẩm,
dịch vụ và các kênh phân phối hiện đại, tích hợp dịch vụ phi ngân
hàng lên ứng dụng mobile, số hóa quy trình nghiệp vụ và phát triển
hệ thống tự giao dịch E-zone…
Để thực hiện được bước đột phá trong quá trình chuyển đổi số,
BIDV đã đưa ra các định hướng phát triển ngân hàng số. Điều này
được thể hiện rõ nét nhất qua Nghị quyết 1210 ngày 4/7/2017 về
phát triển ngân hàng số. Nghị quyết đã chỉ rõ phát triển ngân hàng
số tại BIDV là một cấu phần nằm trong chiến lược phát triển kinh
doanh tổng thể của BIDV giai đoạn 2017 - 2025 tầm nhìn 2030.
Chiến lược thực hiện ngân hàng số được triển khai qua 4 bước theo
Hình 2.
Hình 2: Chiến lược chuyển đổi ngân hàng số tại BIDV
1

2

Tích hợp và đồng nhất

Tự động hóa (các quy

các kênh phân phối

trình)

Chiến lược kinh
doanh Ngân hàng
số

Đổi mới, sáng tạo

4

Phân tích dữ liệu lớn

3

Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược số hóa BIDV
7


(i) Tích hợp đồng nhất các kênh phân phối:
- Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại
như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat,
Facebook, Youtube…
- Đa dạng hóa các kênh để khách hàng dễ tiếp cận dịch vụ
ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng các kênh mình thích để giao
dịch với ngân hàng
- Giữa các kênh phải có sự kết nối chuyển tiếp thông tin đầy đủ,
đảm bảo trải nghiệm khách hàng được ổn định. Yêu cầu của khách
hàng bắt đầu từ kênh này có thể được xử lý và kết thúc ở kênh khác.
Khách hàng yêu cầu mở tài khoản trên website khi đến quầy chỉ cần
ký hồ sơ và xác thực, khơng phải cung cấp lại thơng tin.
- Có sự kết nối, liên thông giữa kênh quầy và các kênh số (ngân
hàng điện tử).

(ii) Tự động hóa các quy trình chuyển dần từ quy trình giao dịch
thủ cơng tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên kênh ngân
hàng số:
- Kinh doanh trên các kênh số đòi hỏi việc xử lý phía sau phải
nhanh và tự động hóa.
- Hướng đến tự động hóa trong nhiều lĩnh vực: Tương tác với
khách hàng, tác nghiệp, quản lý rủi ro, ra quyết định. Ví dụ AI và
Chat bot hỗ trợ cơng tác giải đáp thắc mắc, tra cứu thông tin của
khách hàng. Công nghệ Robotics giúp việc đọc số liệu và nhập liệu
thay con người….
(iii) Phát triển các sản phẩm đổi mới sáng tạo mang tính đột
phá:
- Ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm mới có tính sáng tạo,
thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ trợ lý ảo - giao dịch bằng giọng nói,
thanh tốn khơng tiếp xúc (QR code, NFC…), ví điện tử, chuyển tiền
bằng công nghệ blockchain
- Các công nghệ thường được ứng dụng như: Bigdata, trí tuệ
nhân tạo, Block chain, Robotics, Internet vạn vật…
(iv) Phân tích dữ liệu lớn phục vụ ra quyết định:
Khai thác dữ liệu bên trong ngân hàng và bên ngoài ngân
hàng để phục vụ kinh doanh.
- Các Cơng ty Fintech có thể phân tích thơng tin trên mobile,
mạng xã hội mạng viễn thông của người dùng để chấm điểm tín
dụng, ra quyết định cho vay.
- Ngân hàng có thể dùng phân tích hành vi khách hàng, tìm tập
khách hàng phù hợp để gửi các thơng điệp khuyến mại phù hợp,
tăng cơ hội bán chéo dịch vụ...

8



Từ định hướng chiến lược nền tảng để xây dựng mơ hình ngân
hàng số, BIDV đã triển khai thành kế hoạch hành động cụ thể tới các
chi nhánh.
Một là, chi nhánh cần tiếp thị chuyển dịch các dịch vụ chuyển
tiền, gửi tiết kiệm, thu nợ thẻ tín dụng, thanh tốn hóa đơn… lên
kênh ngân hàng điện tử để tiết kiệm chi phí và nhân lực.
Hai là, triển khai Bankplus với khách hàng khơng có internet,
khơng có smartphone. Ngân hàng nhập đủ thông tin khách hàng
phục vụ kinh doanh số.
Ba là, cán bộ BIDV phải dùng sản phẩm ngân hàng điện tử
(NHĐT) trước khi bán cho khách hàng.
Bốn là, hướng dẫn sử dụng, giao dịch an toàn cho khách hàng.
Đồng thời triển khai BIDV EZone hiện đại hóa kênh quầy. Giám đốc
chi nhánh quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động NHĐT.
Với những nỗ lực của mình, BIDV đã bước đầu đạt được một số
thành tưụ đáng kể trong bước chuyển đổi số. Tính đến nay, số lượng
giao dịch tài chính qua kênh NHĐT tăng qua các năm (Bảng 1 và
Hình 3).

9


Bảng 1: Giao dịch tài chính kênh E-Banking
Đơn vị: lượng giao dịch
Số lượng GD tài chính

Kênh giao
dịch


Năm
2017

E-banking

Năm
2018

40.90
2.098

Năm
2019

68.15
0.342

Quý
2/2020

85.86
9.431

88.46
7.137

Nguồn: Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược số hóa BIDV
Hình 3: Tăng trưởng giao dịch tài chính kênh E-banking của BIDV
giai đoạn 2017 - Quý 2/2020
100,000,000


120

90,000,000
100

80,000,000
70,000,000

80

60,000,000
50,000,000

60

40,000,000
40

30,000,000
20,000,000

20

10,000,000
0

Năm 2017

Năm 2018

Column1

Năm 2019

Quý 2/2020

0

Tốc độ tt SLGD tài chính

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả
Có thể thấy số lượng giao dịch tài chính tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng
trưởng không đều. Tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt trong hai năm 2017 và 2018 số
lượng giao dịch tài chính tương đối cao. Năm 2018 số lượng giao dịch tài chính qua
E–banking đạt 68.150.342 giao dịch. Trong đó, tỷ lệ giao dịch chuyển tiền đi trong
nước qua kênh quầy đạt 56%, qua kênh ngân hàng điện tử đạt 44%; tỷ lệ giao dịch
thanh toán hóa đơn qua kênh quầy chiếm 21% và qua kênh ngân hàng điện tử chiếm
79%. Năm 2019 số lượng giao dịch tài chính E – banking đạt 85.869.431 giao dịch,
tăng 26% so với năm 2018. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt khiến nhiều người
lo lắng vì phải giữ tiền trong ví khơng an tồn. Trong khi đó, việc thanh tốn khơng
dùng tiền mặt trên Internet Banking và Mobile Banking đảm bảo tính an tồn và tiện
ích cao. Do vậy,việc thanh tốn các hóa đơn tiền điện, tiền nước, mua sắm, đặt vé tàu,
10


vé máy bay…đều được thực hiện qua ứng dụng BIDV Smart Banking nằm trong các
sản phẩm ngân hàng điện tử của BIDV. Với những tiện ích đó, trên thực tế có thể thấy
tỷ lệ số lượng khách hàng thanh tốn hóa đơn qua ngân hàng điện tử chiếm tỷ lệ khá
cao, cụ thể năm 2017 đạt 69%, năm 2018 đạt 79%. Năm 2017 số lượng khách hàng
đăng ký sử dụng Ebanking chiếm 43% với tổng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ

ngân hàng điện tử đạt trên 2 triệu lượt, năm 2018 có 2,9 triệu khách hàng sử sụng
Internet Banking và Mobile Banking và 4,8 triệu khách hàng sử dụng SMS Banking.
6 tháng đầu năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của BIDV đã tạo được một số
điểm nhấn nổi bật: Triển khai thành cơng cổng thanh tốn trực tuyến các dịch vụ công
cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia; Là một trong bốn ngân hàng đầu tiên triển
khai thành cơng dự án Thanh tốn bù trừ liên ngân hàng; Triển khai hệ thống đăng ký
trực tuyến BIDV SmartBanking, nghiên cứu áp dụng công nghệ OCR, nhận dạng
khuôn mặt, livecheck; Lần đầu tiên trên thị trường tích hợp tính năng mua sắm tại
Vinmart trên ứng dụng SmartBanking; Ra mắt nền tảng BIDV Home - mở ra hệ sinh
thái kết nối khách hàng BIDV với thị trường địa ốc; Kết nối thành công kiến trúc API
với MISA giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính; Là ngân
hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ tài khoản định danh và chi hộ online 24/7, hỗ trợ doanh
nghiệp bán lẻ và Fintech quản lý dòng tiền hiệu quả; Ứng dụng Machine Learning - AI
trong việc xây dựng mơ hình dự đốn khách hàng từ bỏ dịch vụ...
4. Một số đề xuất và khuyến nghị nhằm hỗ trợ chuyển
đổi số tại BIDV nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ nhất, về môi trường pháp lý, mặc dù đã có những định
hướng của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt hay các
quy định trong luật phịng chống rửa tiền, trong đó cho phép các
ngân hàng được phép không cần gặp mặt trực tiếp khách hàng khi
lần đầu thiết lập mối quan hệ. Song liên quan trực tiếp đến nội dung
chuyển đổi số cụ thể như: quy định cho các sản phẩm tiết kiệm điện
tử cũng như đại lý ủy quyền của ngân hàng; hành lang pháp lý bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính; vấn đề bảo
mật tính riêng tư dữ liệu người dùng… vẫn chưa hoàn thiện và chưa
được đảm bảo. Điều này khiến cho các ngân hàng gặp không ít khó
khăn trong q trình chuyển đổi số. Thiết nghĩ đối với vấn đề này,
các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm hồn thiện hành lang pháp lý
có liên quan để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số ở Việt

Nam.
Thứ hai, hồn thiện khn khổ pháp lý về thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, nhất là trong hệ thống chính trị phải thực hiện làm
gương. Mặc dù trong thời gian qua đã có rất nhiều văn bản pháp
luật, pháp lệnh về thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên, để
các quy định này được phổ biến một cách rộng rãi, Chính phủ cần
tạo điều kiện chuẩn hóa hệ thống công nghệ quốc gia, nhất là cơ sở
hạ tầng thanh toán. Đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử trong
khu vực cơng. Hiện nay, khi áp dụng chính phủ điện tử ngồi việc cải
cách thủ tục hành chính thì khâu cuối cùng cần phải đẩy mạnh là
hoạt động thanh tốn điện tử. Các khoản nộp thuế, phí, lệ phí được
tích hợp thanh tốn qua hệ thống NHTM. Khi việc thanh toán trong
11


khu vực công (nhất là một số đơn vị sự nghiệp có thu và các ngành
có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước lớn) được đẩy mạnh thực hiện qua các
giao dịch điện tử sẽ làm tiền đề thúc đẩy các giao dịch thanh toán
khác trong nền kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân chuyển dần sang
hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt.
Thứ ba, từng bước và đồng bộ nâng cấp hạ tầng thanh tốn
quốc gia nhằm hồn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử.
Từ phía NHNN cần sớm có biện pháp thống nhất các mạng lưới
của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn trên phạm vi tồn quốc
nhằm đảm bảo mỗi thẻ thanh tốn đều có thể sử dụng được ở hầu
hết các máy ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS. Bên cạnh đó cần đẩy
mạnh hoạt động thanh tốn áp dụng cơng nghệ thanh tốn hiện đại
như: mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thơng tin thẻ
(Tokenization), thanh tốn di động (Mobile payment)…
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy

định về an toàn, bảo mật tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán để chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Như vậy, NHNN đóng vai trị đầu mối trong việc phối kết hợp với các
cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành các chính sách, văn bản
pháp lý nhằm quản trị rủi ro, bảo mật hệ thống thanh toán điện tử
hoạt động an tồn, hiệu quả.
Thứ tư, nâng cao cơng tác tun truyền các lợi ích của thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, giáo dục tài chính cho người tiêu dùng.
Triển khai các hình thức truyền thơng, quảng bá trên diện rộng
nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn xã hội về hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt từ các lợi ích có được đến cách sử
dụng, cách phịng tránh bị lừa đảo, giả mạo… Đồng thời, Nhà nước
cần có các giải pháp tổng thể tăng cường giáo dục tài chính qua
nhiều kênh để người tiêu dùng nói chung có cái nhìn cơ bản về các
sản phẩm tài chính, cách thức lựa chọn, sử dụng và phòng ngừa rủi
ro khi sử dụng các sản phẩm này, cần sớm ban hành chiến lược quốc
gia về giáo dục tài chính trên cơ sở có sự phối kết hợp trong việc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa các cơ quan.
Đối với các NHTM
Một là, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện lộ trình, lựa chọn mơ
hình chuyển đổi ngân hàng số phù hợp.
Các NHTM căn cứ vào thực tiễn hoạt động, các sản phẩm hiện
hành, cần xây dựng lộ trình và mơ hình chuyển dịch sang ngân hàng
số phù hợp. Lộ trình phải được xây dựng theo các bước sau: (1) hoàn
thiện hệ thống quản trị ngân hàng, chú trọng đến cơng tác quản trị
rủi ro. Do ngân hàng số có những đặc thù riêng trong quy trình hoạt
động, cơng nghệ nên luôn tiềm ẩn rủi ro nội tại của hoạt động số; (2)
chuyển đổi một phần, số hóa quy trình, kênh phân phối và sản
phẩm; (3) xây dựng mảng kinh doanh số riêng biệt cho ngân hàng;
(4) số hóa tồn bộ hoạt động ngân hàng.

12


Hai là, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung.
Điểm mấu chốt để phát triển ngân hàng số là phải mã hóa dữ
liệu của người dùng từ đó xây dựng được chuỗi mã khách hàng để
khi khách hàng có nhu cầu thanh toán, vay vốn từ ngân hàng số, hệ
thống sẽ tự động cung cấp dịch vụ thông qua kho dữ liệu lớn. Để làm
được điều này, các NHTM cần xây dựng dữ liệu tập trung, xem xét
thành lập trung tâm khai thác và quản lý dữ liệu kinh doanh nhằm
chun biệt hóa chức năng phân tích, thu thập dữ liệu. Đồng thời,
cần ứng dụng công nghệ như Big Data và điện toán đám mây giúp
các ngân hàng cải thiện quy trình đánh giá tín dụng và nắm bắt được
sở thích, hành vi khách hàng qua số lượng khổng lồ các sản phẩm
dịch vụ cung ứng, từ đó đưa ra các sản phẩm tài chính phù hợp với
nhu cầu của khách hàng.
Ba là, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngân
hàng số.
Thực tế hiện nay tại Việt Nam, nguồn nhân lực rơi vào tình
trạng vừa thừa vừa thiếu, thiếu nguồn nhân lực có hiểu biết về công
nghệ, kỹ thuật cao và am hiểu hoạt động kinh doanh ngân hàng thực
sự khan hiếm. Từ đó đặt ra cho các ngân hàng cần có chương trình
đào tạo, chế độ đãi ngộ, bố trí nhân sự một cách hợp lý. Bên cạnh đó,
cần có sự phối kết hợp giữa đơn vị sử dụng lao động - các NHTM và
đơn vị đào tạo- các trường đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu thực tiễn trong CMCN 4.0. Cho đến nay, trên phạm vi cả
nước đã có một số đơn vị đào tạo có uy tín và năng lực bắt đầu triển
khai đào tạo nhân lực trình độ đại học về Fintech, cơng nghệ tài
chính và ngân hàng số, song cho đến khi có nhân lực đáp ứng yêu
cầu công việc để cung ứng cho các đơn vị tuyển dụng thì địi hỏi có

chiến lược kết hợp giữa đào tạo tập trung và đào tạo, bồi dưỡng tại
chỗ (tại đơn vị) để bước đầu giải bài toán thiếu hụt nhân sự có kỹ
năng, trình độ cơng nghệ cao và am hiểu nghiệp vụ giao dịch cũng
như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Bốn là, nâng cao công tác quản trị rủi ro.
Khi triển khai ngân hàng số, NHTM phải đối mặt với một số rủi
ro riêng biệt như: rủi ro công nghệ, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động,
rủi ro gian lận… Vì vậy, ngân hàng cần chuẩn hóa và xây dựng quy
trình quản trị rủi ro. Trước hết, các NHTM cần nâng cao kiến thức và
kỹ năng cho nhân viên thực hiện nghiệp vụ và hướng dẫn khách
hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ đúng quy trình nhằm phịng
ngừa rủi ro. Bên cạnh các giải pháp phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro
truyền thống, cần những giải pháp mang tính cơng nghệ và hiện đại
đảm bảo an tồn giao dịch, an ninh cơng nghệ, hạn chế những nguy
cơ bất lợi và biến cố tiêu cực có thể xảy ra, đương nhiên khơng loại
trừ cả nguy cơ bị tấn công công nghệ (rõ ràng, thiệt hại từ những vụ
tấn công bằng công nghệ là rất khó lường, nhất là trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng, tài chính).
Kết luận chung
13


Hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng thể nằm ngồi xu thế
phát triển cơng nghệ tài chính trên phạm vi toàn cầu, nhất là trong
điều kiện các trang thiết bị điện tử - công nghệ cá nhân phát triển đa
dạng, tiện ích và phong phú. Đẩy mạnh triển khai hoạt động chuyển
đổi ngân hàng số đã tạo thành xu hướng nổi bật trên bình diện tồn
cầu mà khơng một ngân hàng nào, tổ chức tài chính - tín dụng nào
có thể đứng ngoài cuộc. Rõ ràng, xu hướng triển khai chuyển đổi
ngân hàng số tại Việt Nam có những thuận lợi nhất định từ định

hướng phát triển, định hướng chính sách của Nhà nước, từ nhận thức
và chiến lược hành động của các NHTM cũng như những thuận lợi từ
nhận thức và điều kiện kinh tế của các khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp. Song, thuận lợi đi kèm nhiều thách thức, đặc biệt về yêu cầu
hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hạ tầng thanh tốn, nền
tảng cơng nghệ và trình độ cơng nghệ của nhân lực trong lĩnh vực
kinh doanh ngân hàng. Thực trạng đó địi hỏi được giải quyết bằng
một hệ thống các giải pháp đa dạng, đồng bộ, giải quyết đúng trọng
tâm từ nhiều phía liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước
mà trực tiếp là Chính phủ và NHNN, từ bản thân các NHTM và các tổ
chức tài chính, TCTD. Do xu hướng chuyển đổi ngân hàng số gắn liền
với công nghệ và sự phát triển công nghệ, tin học, điện tử, nên các
giải pháp cần đặt trọng tâm vào nâng cao năng lực công nghệ, phát
triển đồng bộ hạ tầng thanh tốn, nền tảng cơng nghệ quốc gia và
khơng thể thiếu là trình độ khoa học cơng nghệ của nhân lực trong
lĩnh vực ngân hàng.

Danh mục tham khảo:
1.
Trần Thị Vân Anh (2019), Những vấn đề chuyển đổi sang
mơ hình ngân hàng số, Tạp chí Ngân hàng, số 11/2019.
2.
Nguyễn Thị Thái Hưng (2020), Bảo mật thông tin khách
hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số, Tạp chí Thị trường Tài chính
tiền tệ, số 3+4 năm 2020.
3.
Võ Tấn Long (2020), Thách thức chuyển đổi số ngân hàng
ở Việt Nam, Tạp chí Forbes Việt Nam, Số 89 (10/2020).
4.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017),

Nghị quyết 1210 ngày 4/7/2017 về phát triển ngân hàng số.
5.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018),
Báo cáo định hướng chiến lược số hóa BIDV.
6.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định
488/QĐ-NHNN về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2017-2020.
7.
Nguyễn Đình Thắng và cộng sự (2019), Chuyển đổi số
trong lĩnh vực ngân hàng - cơ hội và thách thức cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam, Hội thảo quốc tế Hệ thống ngân hàng và cuộc
CMCN 4.0, Hà Nội.
14


8.
Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam (2019), Báo cáo của Hội thẻ
Ngân hàng Việt Nam các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019.

15



×