Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN DỊCH BỆNH COVID-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.14 KB, 14 trang )

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG
TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN
DỊCH BỆNH COVID-19
Tóm tắt:
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước cùng việc phát triển mơ hình lý
thuyết hành vi hợp lý (TPB), nhóm tác giả tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
Với việc sử dụng nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, kết quả cho
thấy, có 3 biến có tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng tiền mặt của người tiêu
dùng, trong đó, nhận thức kiểm sốt hành vi và các cơng cụ thanh tốn thay thế tác
động cùng chiều còn khả năng rút tiền tác động ngược chiều. Ngoài ra, biến thái độ
với dịch bệnh tác động tới tích cực tới 2 biến nhận thức kiểm sốt hành vi và các cơng
cụ thanh tốn thay thế, từ đó gián tiếp tác động lên quyết định hành vi sử dụng tiền
mặt.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cụ
thể.
Từ khóa: dịch bệnh Covid-19, hành vi sử dụng tiền mặt, người tiêu dùng, TPB.
1. Giới thiệu
Trong những năm qua, toàn thế giới liên tục phải đối mặt với hàng loạt
các bệnh dịch nguy hiểm và có tính lây lan nhanh. Mới đây nhất là dịch bệnh do chủng
mới của vi-rút Corona (Covid-19) gây viêm phổi cấp hoành hành, bùng phát tại Trung
Quốc và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Angelakis (2014)
cho thấy, tiền giấy là phổ biến, thường xuyên được lưu truyền giữa các cá nhân và vi
khuẩn có thể trải trên bề mặt của tiền giấy. Tiền được cho là có vai trò trong việc
truyền bệnh, cả tiền giấy và tiền xu cung cấp diện tích bề mặt rộng rãi để chứa vi
khuẩn và vi sinh vật (Gadsby, 1998). Điều này cũng nhận được sự đồng thuận của
Kuria JK (2009) khi kết luận tiền xu chứa chấp vi khuẩn và nấm có khả năng gây ra
mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Trong thời điểm bùng phát dịch thì vấn đề sử dụng tiền mặt đang dấy lên nhiều
lo ngại bởi nó được cho là nguyên nhân gây bệnh cho con người. Tiền mặt thường
được luân chuyển từ tay người này sang người khác, và theo đó, các nguy cơ mắc bệnh


truyền nhiễm do các loại virus rất dễ xảy ra. Covid-19 lây lan qua đường tiếp xúc
thơng thường, do đó, tiền mặt có thể trở thành nguồn lây bệnh nếu có người nhiễm và
truyền virus vào tiền thông qua tiếp xúc. Với thói quen sử dụng tiền mặt lên đến 90%
dân số ở Việt Nam hiện nay thì tiền mặt có nguy cơ trở thành một ổ bệnh nếu khơng
may dính phải một con virus từ người nhiễm bệnh. Do vậy, trong giai đoạn Covid-19
đang bùng phát như hiện nay, người dân được khuyến cáo ít dùng tiền. Sự phát triển
khơng ngừng của hệ thống tài chính cùng trình độ khoa học kỹ thuật đã trực tiếp tác
động đến sự đổi mới và cải tiến nhanh chóng của dịch vụ thanh tốn, các hình thức và
cơng cụ thanh tốn mới với nhiều chức năng ưu việt không ngừng ra đời. Nhiều nhà
nghiên cứu đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phương thức toán của người tiêu dùng nói chung (Faccio & Masulis (2005), Kosse &
Jansen (2011)...) cũng như các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt nói riêng (Kim, Mirusmonov, Lee (2010), Lê Thị Biếc Linh
(2010), Nasri (2011), Adeoti & Oshotimehin (2011), Teoh, Chong, Lin, Chua (2013),
1


Đặng Cơng Hồn (2014)...). Cùng trong lĩnh vực này song các nghiên cứu sâu và trực
tiếp vào hành vi sử dụng tiền mặt - hình thức thanh tốn cổ điển và có lịch sử lâu đời
nhất của người tiêu dùng - dường như khá lép vế. Hơn thế, phần lớn các nghiên cứu
mới chỉ được thực hiện tại các nước đã phát triển (các nước thuộc khu vực châu Âu,
Canada…).
Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào hành vi của cá nhân trong việc sử dụng
tiền mặt vào thời kỳ dịch bệnh, và cũng đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế
tiền mặt trong bối cảnh mới.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Tiền mặt và hành vi sử dụng tiền mặt
Tiền mặt (cash) xét theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát
hành ra và nằm trong tay cơng chúng hay ngồi hệ thống ngân hàng. Cịn theo nghĩa
rộng, tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các

giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm
tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm
các đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi
tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất
cứ lúc nào bằng cách viết séc. Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) khái niệm
tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung
ương (Từ điển kinh tế học). Thuật ngữ tiền mặt được quy định tại Khoản 1, Điều 3,
Thông tư 33/2017/TT-BTC: “Tiền mặt là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phát hành.” Theo một cách hiểu khác thì tiền mặt cịn là hình thức
tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị được
thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc thù.
Keynes (1936) cho rằng, có 3 động cơ đằng sau cầu tiền tệ, đó là: Động cơ giao dịch,
động cơ dự phòng, động cơ đầu cơ. Arango et al (2016) cho thấy rằng, có thể xem là
tối ưu cho người tiêu dùng khi nắm giữ tiền mặt vì những lý do liên quan đến phịng
ngừa.
Trong thập kỷ qua và đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế năm
2008, tiền mặt lưu thơng tăng mạnh gần như trên toàn thế giới và nhanh hơn GDP do
một số lý do (Jobst & Stix, 2017). Tiền mặt vẫn có những đặc tính mà các phương
pháp thay thế khơng thể phủ nhận, có thể kể đến như tính chất khuyết danh, tính thanh
khoản, được chấp nhận ở mọi nơi và là một cơ chế không chịu tác động của công nghệ
(Lepecq, 2015). Kahn et al. (2005) cho rằng, "tiền mặt là quyền riêng tư" và mất quyền
riêng tư và ẩn danh sẽ làm cho giao dịch tồi tệ hơn. Với đặc tính vơ danh, việc thanh
tốn bằng tiền mặt được xem là có lợi trong thế giới thông tin cá nhân dễ bị đánh cắp
hơn bao giờ hết như hiện nay. Hầu như tất cả các nghiên cứu về hành vi thanh toán đã
chỉ ra rằng, một trong những lợi thế chính của tiền mặt là nó cho phép kiểm soát tốt
hơn và tổng quan hơn về chi tiêu (Hernandez et al, 2017; Ching & Hayashi, 2010;
Arango et al, 2012). Tiền mặt là cơng cụ thanh tốn minh bạch nhất trong vấn đề này.
Kalckreuth et al (2014) mô tả hiện tượng này bằng cách sử dụng cụm từ "tiền mặt là
bộ nhớ". Sử dụng tiền mặt trong thanh toán sẽ giúp ý thức hơn về số tiền trong túi và
cảm nhận được việc tiêu tiền hơn rất nhiều so với việc quẹt thẻ chớp nhoáng. Do vậy,

nếu muốn giới hạn và thắt chặt chi tiêu thì tiền mặt là hình thức được nhiều người gợi
ý hơn cả.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt cũng chỉ phù hợp với nền kinh tế quy
mô sản xuất nhỏ và điều kiện sản xuất chưa thực sự phát triển. Trong xu hướng nền
2


kinh tế số, tiền mặt thường được mô tả là một hệ thống thanh tốn lỗi thời, khơng hiệu
quả và nhiều người thường xuyên sử dụng tiền mặt như một cơng nghệ lạc hậu
(Manur, 2016). Vì vậy, khi nền sản xuất hàng hố lên đến trình độ cao, việc trao đổi
hàng hoá phong phú, đa dạng với khối lượng lớn, diễn ra một cách thường xuyên, liên
tục và trên phạm vi rộng, thì việc thanh tốn bằng tiền mặt đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Ngoài ra, khi tiền mặt được sử dụng nhiều trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là
môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả - một loại tội phạm hết sức phức
tạp, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Schneider & Linsbauer (2016) đưa ra đánh giá tài liệu về tài chính của các tổ chức tội
phạm quốc tế cho thấy tiền mặt được sử dụng trong nhiều hoạt động tội phạm. Buiter
(2009) tuyên bố “ Những người hưởng lợi trong nước duy nhất từ sự tồn tại của tiền tệ
ẩn danh là nền kinh tế ngầm - cộng đồng tội phạm”. Tiền mặt thường được luân
chuyển từ tay người này sang người khác và các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do
các loại virus rất dễ xảy ra.
2.2. Lý thuyết chung về dịch bệnh
Theo từ điển Cambridge, “Dịch bệnh là sự xuất hiện của một căn bệnh đặc biệt
ở một số lượng lớn người cùng một lúc”. Theo từ điển Oxford, “Dịch bệnh là một số
lượng lớn các trường hợp của một bệnh cụ thể hoặc tình trạng y tế xảy ra cùng một lúc
trong một cộng đồng cụ thể”. Có thể nói, dịch bệnh là tình trạng lây lan một căn bệnh
nhất định trong phạm vi lớn vào cùng một khoảng thời gian.
Covid-19 (Coronavirus disease 2019) là bệnh truyền nhiễm do coronavirus phát
hiện gần đây nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virus corona là một họ virus
lớn có thể gây bệnh ở động vật hoặc người. Ở người, một số loại coronavirus được biết

là gây nhiễm trùng đường hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm
trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính
nặng (SARS).
3. Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mơ hình TPB được phát triển với Ajzen (1991) làm nền
tảng lý thuyết nghiên cứu để thực hiện giải thích hành vi sử dụng tiền mặt của người
tiêu dùng tại Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên tổng quan các
nghiên cứu về hành vi sử dụng tiền mặt. Cụ thể, mơ hình nghiên cứu được xây dựng
và thể hiện ở Hình 3.2. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu giữ lại nhân tố Nhận
thức kiểm soát hành vi, ngoài ra bổ sung thêm 2 yếu tố (Khả năng rút tiền, Các cơng
cụ thanh tốn thay thế) để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng tới quyết định hành vi
sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng. Ngoài ra, để có thể nghiên cứu hành vi của
người tiêu dùng trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, nhóm nghiên cứu đã bổ
sung 1 biến điều tiết (Thái độ đối với dịch bệnh) trong mối quan hệ tuyến tính giữa
Nhận thức kiểm soát hành vi và Quyết định sử dụng. Biến điều tiết sẽ giúp giải thích
được phần nào biến động của mối quan hệ điều tiết trong điều kiện diễn ra và khơng
diễn ra dịch bệnh.
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

3


Thái độ đối với dịch bệnh
Hiện nay, các nghiên cứu về kinh tế luôn được thực hiện trong các điều kiện ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội, tức là loại bỏ hoàn toàn các nhân tố bất ổn định khó
có thể kiểm sốt như dịch bệnh, thiên tai. Tuy nhiên, đứng trước những tác động ngắn
hạn và dài hạn của đại dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế - xã hội các quốc gia trong
cả ngắn hạn và dài hạn, việc đưa thêm yếu tố Thái độ với dịch bệnh ảnh hưởng tới
Quyết định hành vi thông qua cơ chế giải thích Các cơng cụ thay thế và Nhận thức

kiểm soát hành vi là điều thiết yếu
Giả thuyết 1(H1): Người dân càng lo lắng về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh
sẽ càng sử dụng nhiều các công cụ thanh toán thay thế.
Giả thuyết 2 (H2): Người dân càng lo lắng về mức độ nguy hiểm của dịch
bệnh sẽ nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi.
Khả năng rút tiền
Khả năng rút tiền được hiểu là các cá nhân có khả năng sử dụng các cơng cụ để
rút tiền mặt hoặc chuyển thành tiền mặt trong giao dịch. Boeschoten (1992), Goodhart
& Krueger (2001) đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa các biến về công nghệ
(trong khả năng rút tiền) và việc sử dụng tiền mặt. Đồng thời, Kalckreuth et al (2009)
cũng cho rằng, tần suất sử dụng ATM và mật độ xuất hiện cao sẽ có tác động ngược
chiều với quyết định sử dụng tiền mặt.
Giả thuyết 3 (H3): Khả năng xuất hiện nhiều cơ hội rút tiền sẽ làm người dân
nắm giữ và sử dụng tiền mặt nhiều hơn.
Công cụ thay thế
Công cụ thay thế tiền mặt được hiểu là các công cụ dựa trên ứng dụng điện tử
mà các cá nhân có thể sử dụng. Cơng cụ thay thế có mối tương quan chặt chẽ đến việc
lựa chọn hình thức thanh tốn, trong đó bao gồm cả việc thanh toán bằng tiền mặt
(Gormez & Capie (2000), Amromin & Chakravorti (2007)...). Các kết quả nghiên cứu
và bằng chứng thực tiễn đồng thuận cho ra kết luận rằng, tiền mặt được ưu tiên thanh
toán đối với các khoản có giá trị thấp trong khi những khoản tiền lớn thường sẽ được
thanh tốn bằng các hình thức khơng dùng tiền mặt khác. Bên cạnh đó, cơng cụ thay
thế lại có mối tương quan chặt chẽ đến yếu tố khác cũng đồng thời tác động đến sự lựa
chọn sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng - chi phí tương đối của việc sử dụng tiền
mặt và sử dụng thẻ (Kle, 2008).
Giả thuyết 4 (H4): Việc nắm giữ và sử dụng càng nhiều các cơng cụ thanh tốn
thay thế sẽ khiến người dân nắm giữ và sử dụng ít tiền mặt hơn.
Kiểm soát hành vi
Kiểm soát hành vi là việc các cá nhân cho rằng mình có thể kiểm soát được
hành vi sử dụng tiền mặt trong thời gian dịch bệnh. Prelec & Loewenstein (1998),

4


Raghubir & Srivastava (2008) giải thích rằng, khi một người thực hiện các giao dịch
thương mại, họ sẽ cảm thấy “đau đớn” khi phải trả tiền và chính điều này làm giảm sự
hài lòng khi tiêu dùng. Trong trường hợp mua hàng bằng tiền mặt, việc kết hợp chặt
chẽ giữa tiêu dùng và thanh toán làm nổi bật nỗi đau của việc thanh toán và ngược lại
nỗi đau này sẽ giảm đi khi thanh tốn bằng thẻ tín dụng do nó tạo ra sự chia tách tạm
thời giữa hai yếu tố này. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa tiền
mặt và các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác. Nhu cầu kiểm sốt ngân quỹ
cũng là một trong những yếu tố tâm lý khác tác động đến hành vi của người tiêu dùng.
Trong các hình thức thanh tốn, thanh tốn bằng tiền mặt là một trong những những
biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất để người tiêu dùng kiểm soát chi tiêu của họ.
Điều này đã được chứng minh qua nhiều bằng chứng thực nghiệm. Khi được hỏi về lý
do cho việc lựa chọn các phương thức thanh toán, những người tham gia phỏng vấn ở
Hà Lan (Jonker & Kettenis (2007)) và ở Áo (Mooslechner, Stix, Wagner (2006)) trả lời
rằng, khả năng kiểm soát ngân sách của tiền mặt là nguyên nhân chủ yếu cho hành vi
nắm giữ tiền mặt.
Giả thuyết 5 (H5): Ảnh hưởng của nhận thức kiểm soát hành vi càng lớn thì
người tiêu dùng càng nắm giữ và sử dụng nhiều tiền mặt hơn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên
cứu định lượng với bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập thông quan phương pháp thu thập
điều tra xã hội học trực tuyến nhằm thu thập thông tin đa chiều, dưới nhiều góc độ và
quan điểm cá nhân để đánh giá hành vi sử dụng tiền mặt. Nhóm hướng dẫn thực hiện
khảo sát, giải thích về các biến số trong mơ hình và theo dõi, giải đáp các thắc mắc của
người thực hiện khảo sát khi có yêu cầu.
3.3. Quy trình xây dựng bảng hỏi và xử lý thang đo
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng các thang đo: Thái độ đối với
dịch bệnh, khả năng rút tiền, cơng cụ thanh tốn thay thế và nhận thức kiểm sốt hành

vi. Ngồi thang đo thái độ đối với dịch bệnh được nhóm tác giả đề xuất sau q trình
nghiên cứu định tính, các thang đo cịn lại đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước
và điều chỉnh cho phù hợp dựa trên các gợi ý từ nghiên cứu định tính. Nhận thấy thang
đo Likert 5 điểm là một trong những thang đo được dùng phổ biến và đáng tin cậy,
nhóm nghiên cứu lựa chọn sử dụng nó để đo lường các biến quan sát.
Thang đo Quyết định hành vi được kế thừa từ Kalckreuth et al (2009),
Goodhart & Krueger (2001) gồm 3 quan sát. Thang đo Thái độ đối với dịch bệnh do
nhóm nghiên cứu đề xuất gồm 4 quan sát. Thang đo khả năng rút tiền thừa kế từ
Kalckreuth et al (2009), Boeschoten (1992), Goodhart & Krueger (2001) gồm 3 quan
sát. Thang đo các công cụ thanh toán thay thế gồm 3 quan sát được kế thừa từ Gormez
& Capie (2000), Amromin & Chakravorti (2007). Thang đo kiểm soát hành vi xuất
phát từ các kết quả nghiên cứu của Prelec & Loewenstein (1998), Raghubir &
Srivastava (2008) gồm 3 quan sát.
Ngoài ra, các phiếu khảo sát còn bao gồm các câu hỏi về nhân khẩu học như
giới tính, độ tuổi, nơi sinh sống, cơng việc, trình độ học vấn và thu nhập.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lấy một cách ngẫu nhiên từ nhiều tỉnh, thành trong cả
nước, trong đó tập trung ở Hà Nội là chủ yếu (59%). Tổng số quan sát phân tích là 556
5


quan sát, gồm 406 nữ (73%) và 150 nam (26,8%). Độ tuổi của những người tham gia
khảo sát chủ yếu nằm trong khoảng từ 18 đến 30 (68,2%) và từ 31 đến 50 (24,3%)
trong đó phần lớn là sinh viên (62,4%) và người đang đi làm (33,5%). Ngoài ra, yếu tố
thu nhập được thu thập cho thấy, ngoại trừ mức thu nhập dưới 3 triệu chiếm đa số
(49,6%) do phần đông người tham gia khảo sát là sinh viên, các mức thu nhập còn lại
được phân bố khá đều, phù hợp với phân phối tuổi và công việc của những người tham
gia khảo sát.
4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Cronbach Alpha
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát
với các thang đo từ 0.3 đến 0.7, điều này cho thấy các biến quan sát có sự tương quan
tốt với tổng thể thang đo. Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo đều có giá trị trên
mức 0.7, do đó các thang đo cho khảo sát chính thức là đảm bảo độ tin cậy. Khơng có
biến quan sát nào bị loại bỏ và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Biến độc lập
Kết quả EFA cho thấy, các quan sát đề xuất trong từng thang đo đều được vào
một nhân tố với hệ số tải lớn hơn 0.5 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với
nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát người sử
dụng cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO =0.672, Sig=0.000, đều cho thấy rằng kết
quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của
nhân tố thứ sáu và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này, lần lượt là 58.919%
(lớn hơn 50%) và 1.457 (lớn hơn 1), từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự
hội tụ ở 4 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát.
Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.
- Biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của Ý định sử dụng
cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO =0.655, Sig=0.000, đều cho thấy rằng kết quả
phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích và giá trị
hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này, lần lượt là 63.676% (lớn hơn 50%) và 1.910
(lớn hơn 1), từ đó cho thấy, nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo
sát. Do đó, nhân tố này đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.
- Tổng hợp kết quả
Thang đo về biến độc lập gồm có 4 thành phần: Thái độ đối với dịch bệnh, Các
cơng cụ thanh tốn thay thế, Cơ hội rút tiền, Nhận thức kiểm soát hành vi với 13 thang
đo và các thang đo này đều có trong số nhân tố đạt yêu cầu, có khả năng hội tụ, biểu
diễn tốt của các biến quan sát. Thang đo biến phụ thuộc Ý định sử dụng (3 biến quan
sát), đều đã hội tụ và biểu diễn tốt của các thang đo. Như vậy, qua phân tích nhân tố

khám phá EFA cho thấy, các biến độc lập, phụ thuộc đều có tính hội tụ và biểu diễn tốt
các biến quan sát trong thang đo và được đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích
CFA.
4.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

6


Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mơ hình cho thấy,
giá trị Chi-square/df = <2, TLI=, CFI=, NFI=, GFI= đều lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA=
<0.08, vì thế mơ hình có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của các
biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị bằng *** (tức là bằng 0.000), do đó
các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mơ
hình CFA.
Hình 4: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

(Nguồn: Tác giả phân tích)
Ngồi ra, các kết quả từ bảng chỉ số Standardized Loading Estimates cho thấy,
toàn bộ các biến quan sát đều có chỉ số Estimate > 0.5, do đó, các biến quan sát đều có
ý nghĩa trong thang đo các chỉ số Standardized Loading Estimates. Như vậy, các thang
đo nghiên cứu cùng các hệ số đã đạt chỉ tiêu sẵn có và đảm bảo các u cầu phân tích.
4.2.4. Kiểm định bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)

7


Hình 5: Kết quả SEM của mơ hình lý thuyết

(Nguồn: Tác giả phân tích)
Bảng 8: Hệ số mơ hình cấu trúc

Es
timate
A <
PT --- TT
P
<
BC --- TT
C <
S
--- BC
8

A

S
.E.

.
283

A

.

.

P

013


.502

**
*

1
.980

.
048

L
abel

.

4

.
104

value

.479

074

P-

2


.

.
206

.R.

114

334

C


C <
--- PT
C <
--- RW

S
S

A

.

.

074

D

044
-.

396

1

.

.663
.

070

096
-

**

5.659

*
(Nguồn: Tác giả phân tích)

Các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mơ hình Model Fit cho thấy, giá trị Chisquare/df= 1.512 < 3, TLI= 0.963, CFI= 0.970, NFI= 0.917, GFI= 0.967 đều lớn hơn
0.9, hệ số RMSEA= 0.030 < 0.08, vì thế mơ hình đạt được sự phù hợp dữ liệu thị
trường. Kết quả các giá trị P-value của các biến độc lập đều có giá trị thấp hơn giá trị
0.1 (với độ tin cậy là 90%), do đó, các biến độc lập đều thể hiện sự ảnh hưởng tới biến

phụ thuộc là CS (Quyết định hành vi). Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của các biến độc
lập cho thấy, mức độ tác động của nhân tố “Thái độ đối với dịch bệnh” lên nhân tố
“Nhận thức kiểm soát hành vi” là 0.334, lớn hơn mức độ tác động của nó lên “Các
cơng cụ thanh toán thay thế” (0.283), hệ số hồi quy của nhân tố “Nhận thức kiểm soát
hành vi” bằng 0.206, nhân tố “Các cơng cụ thanh tốn thay thế” là 0.074 và nhân tố
“Khả năng rút tiền” là nhân tố có mức độ tác động lớn nhất với hệ số bằng -0.396. Có
thể thấy, mức độ ảnh hưởng của “Các cơng cụ thanh tốn thay thế” thấp hơn nhiều so
với mặt bằng chung, do đó đây sẽ là yếu tố cản trở Quyết định hành vi sử dụng tiền
mặt của người tiêu dùng; hệ số hồi quy của yếu tố “Khả năng rút tiền” mang dấu “-”
nên sẽ có tác động ngược chiều đối với biến “Quyết định hành vi”.
4.2.5. Kiểm định độ tin cậy của mơ hình với phương pháp Bootstrap
Bảng 9: Kết quả ước lượng mơ hình qua Bootstrap với n= 1000
S

Parameter

A
---

<

PT

<

BC

P
---


<

S

C
--C
---

<

S

<

S

C
---

E
A
TT

.
110

A
TT

A


.

D
RW

.
080

.

.

.
004

.001

.390

.
004

007

073
.

002


.

.

.

.
003

016

213

001

.

.

.

SEBias

003

350

003

048


.

.

.

B
ias

287

003

117

PT

.

.

P

M
ean

002

137


BC

S
E-SE

.
002

.
006

.
003

(Nguồn: Tác giả phân tích)
9


Kiểm định này giúp đánh giá lại độ tin cậy của các ước lượng trong mơ hình
với mẫu lặp lại N=1000. Kết quả ước lượng từ 1000 quan sát được tính trung bình với
độ chệch được trình bày trong bảng trên. Qua bảng trên, kết quả ước lượng mơ hình ý
định sử dụng có thể thấy, sự chênh lệch của nhóm hệ số trong mơ hình với 1000 quan
sát là rất nhỏ. Suy ra, mơ hình Quyết định hành vi vẫn có ý nghĩa đối với cỡ mẫu lớn,
do đó, ước lượng mơ hình có thể tin cậy.
4.3. Thảo luận
Mơ hình có tất cả 4 nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
tiền mặt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, đó là: Khả năng rút
tiền, Các cơng cụ thanh tốn thay thế, Nhận thức kiểm soát hành vi, Thái độ đối với
dịch bệnh. Tất cả nhân tố đều đạt độ tin cậy hợp với dữ liệu thị trường, điều này cho

thấy mơ hình nghiên cứu được xây dựng tốt từ mơ hình gốc. Kết quả cho thấy, người
tiêu dùng có thái độ tiêu cực đối với hành vi sử dụng tiền mặt trong thời gian diễn ra
dịch bệnh Covid-19.
Qua việc kiểm định mơ hình nghiên cứu với phương pháp SEM, kết quả cho
thấy có ngoại trừ giả thuyết H4: “Việc nắm giữ và sử dụng càng nhiều các công cụ
thanh tốn thay thế có tác động tiêu cực đến hành vi sử dụng tiền mặt” không được
chấp nhận, tất cả các giả thuyết còn lại đều được chấp nhận. Mức độ tác động của mỗi
nhân tố lên Quyết định hành vi của mọi người là khác nhau. Trong đó được Khả năng
rút tiền được cảm nhận là lớn nhất, tiếp theo là Thái độ đối với dịch bệnh, sau đó là
Nhận thức kiểm soát hành vi và thấp nhất cũng là nhân tố đi ngược lại với giả thuyết
H4 là Các cơng cụ thanh tốn thay thế.
4.3.1. Tác động của Thái độ đối với dịch bệnh được cảm nhận
Giả thuyết H1: Người dân càng lo lắng về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh sẽ
càng sử dụng nhiều các công cụ thanh toán thay thế.
Đây là giả thuyết mới mà nhóm nghiên cứu tự đặt ra dựa vào tình hình thực tế.
Kết quả kiểm định SEM cho thấy, Thái độ lo lắng đối với dịch bệnh có quan hệ cùng
chiều với Các cơng cụ thanh tốn thay thế với hệ số ảnh hưởng là 0.283 và hệ số Pvalue là 0.013<0.05. Do đó, có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1.
Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của nghiên cứu này, điều này
có thể được giải thích như sau. Trong thời kì dịch bệnh đang diễn ra ngày một nghiêm
trọng, thái độ đối với dịch bệnh của mọi người sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định, hành vi của mỗi người. Đặc biệt, mức độ lo lắng về việc tiền mặt có thể truyền
bệnh hay nói cách khác sự tiếp xúc trực tiếp của mọi người đối với tiền mặt có thể là
cách thức để virus lây nhiễm từ người này qua người khác. Khi người dân càng lo lắng
thì việc họ sẽ chọn một cơng cụ thanh tốn thay thế khác thay vì sử dụng tiền mặt để
giao dịch càng được thúc đẩy.
Giả thuyết H2: Thái độ lo lắng đối với dịch bệnh có ảnh hưởng tích cực đến
Nhận thức kiểm sốt hành vi.
Kết quả kiểm định giả thiết cho thấy Thái độ lo lắng đối với dịch bệnh cũng có
quan hệ thuận chiều với Nhận thức kiểm soát hành vi và với hệ số ảnh hưởng = 0.334,
hệ số Sig=0, cũng nhỏ hơn 0.05. Do đó, có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H2.

Giống như giả thuyết H1, giả thuyết H2 cũng được nhóm nghiên cứu đặt ra khi
quát sát thực tế diễn ra. Kết quả này có thể được giải thích như sau: Khi diễn biến dịch
bệnh ngày càng trở nên phức tạp, thái độ của người dân ngày càng trở nên thân trọng
hơn, điều này sẽ dẫn đến những cảm nhận trong việc sử dụng tiền mặt thay đổi. Người
10


dân sẽ nâng cao ý thức kiểm soát chi tiêu hay mức độ hài lịng trong tiêu dùng do tính
chất khan hiếm của hàng hóa trong thời kỳ nhạy cảm này, mọi hoạt động u cầu tính
chất nhanh chóng nên trong xã hội Việt Nam khi tiền mặt vẫn là cơng cụ thanh tốn
chủ yếu, mức độ nhanh chóng và dễ dàng khi tiêu dùng sẽ tiếp tục được thúc đẩy.
4.3.2. Tác động của Khả năng rút tiền được cảm nhận
Giả thuyết H3: Khả năng xuất hiện nhiều cơ hội rút tiền có tác động tiêu cực
đến quyết định hành vi sử dụng tiền mặt
Kết quả cho thấy, Khả năng rút tiền có tác động ngược chiều đối với Quyết định
hành vi sử dụng tiền mặt trong thời gian diễn ra dịch bệnh với hệ số ảnh hưởng là
-0.396 và hệ số Sig là 0 <0.05. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định chấp nhận giả thuyết
H3.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của U. Kalckreuth T. Schmidt
và H. Stix (2009),… khi cho rằng khả năng rút tiền (tần suất sử dụng ATM, thời gian
di chuyển đến các ATM, mật độ các cây ATM) tác động đến hành vi sử dụng tiền mặt.
Trong thời buổi hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ - kỹ thuật đối
với tất cả các ngành nói chung và với ngành dịch vụ ngân hàng - tài chính nói riêng, sự
xuất hiện ngày càng nhiều các cây rút tiền ATM khiến cho mật độ ATM ngày một dày
hơn sẽ tác động tiêu cực đến lượng tiền mà người dân nắm giữ, do đó, khi nắm giữ tiền
mặt ít hơn thì họ cũng sẽ sử dụng ít tiền mặt hơn; thời gian để người dân di chuyển ra
các cây ATM ngày càng ngắn và những cá nhân thường xun sử dụng ATM sẽ có xu
hướng sử dụng ít tiền mặt hơn trong các giao dịch của mình.
4.3.3. Tác động của Các cơng cụ thanh tốn thay thế được cảm nhận
Giả thuyết H4: Việc nắm giữ và sử dụng càng nhiều các cơng cụ thanh tốn

thay thế có tác động tiêu cực đến hành vi sử dụng tiền mặt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việc nắm giữ và sử dụng các cơng cụ thanh tốn
thay thế có tác động thuận chiều với hành vi sử dụng tiền mặt, với hệ số ảnh hưởng
bằng 0.074 và hệ số Sig bằng 0.096<0.1 với mức ý nghĩa 10% (với độ tin cậy 90%).
Kết quả này đi ngược lại với nghiên cứu của C. Goodhart and M. Krueger
(2001), Y Gormez, F Capie (2000), G. Amromin and S. Chakravorti (2007)… khi chỉ
ra tác động của Cơng cụ thanh tốn thay thế đến Hành vi sử dụng tiền mặt. Kết quả
nghiên cứu này có thể được giải thích như sau: Song song với việc phát triển của cơng
nghệ, càng ngày càng có nhiều hình thức thanh toán khác nhau được ra đời. Dù việc
nắm giữ ngày càng nhiều các công cụ thay thế do định hướng chính sách của Chính
phủ như chính sách chi trả tiền lương cho công nhân, viên chức qua tài khoản ngân
hàng, các doanh nghiệp - công ty tư nhân cũng chọn hình thức trả lương qua thẻ để dễ
dàng kiểm sốt tài chính hoặc do chính sách của các ngân hàng để làm tăng KPI (mở
thẻ miễn phí cho sinh viên, mở thẻ kèm theo ưu đãi vào các dịp lễ Tết,...) song việc
khai thác và sử dụng chúng lại chưa hợp lý và hiệu quả. Nhiều người vẫn luôn tồn tại
thói quen rút tiền trong các tài khoản để thực hiện thanh toán hàng ngày (thanh toán
khi mua đồ ngồi chợ, mua đồ tại các tạp hóa hoặc các quán nhỏ,...), đặc biệt với
những người ở độ tuổi trung niên. Tương tự, sự tăng lên của internet banking, ví điện
tử cũng có thể do khách hàng mở ra để nhận được các ưu đãi, khuyến mại như: Miễn
phí vé xem phim, giảm tiền khi thanh toán điện nước, nhận những voucher hấp dẫn,...
Chính vì vậy, dù có sự tăng lên của các cơng cụ thanh tốn thay thế thì hành vi tiêu
dùng tiền mặt vẫn tăng lên do thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Kết quả
này đi ngược lại với giả thuyết H4 đã đặt ra.
11


4.3.4. Tác động của Nhận thức kiểm soát hành vi được cảm nhận
Giả thuyết H5: Ảnh hưởng của nhận thức kiểm sốt hành vi càng lớn thì người
tiêu dùng càng sử dụng nhiều tiền mặt hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động của Nhận thức kiểm soát hành vi đến

Quyết định sử dụng tiền mặt là cùng chiều với hệ số ảnh hưởng = 0.206 và hệ số Sig =
0.048 <0.05. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của I. Ajzen (1991) và Rotter (1966) khi
nói về tác động của Nhận thức kiểm sốt hành vi đến Quyết định sử dụng tiền mặt. Kết
quả nghiên cứu này có thể được giải thích như sau: Dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ
làm cho người dân lo lắng hơn. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức kiểm sốt hành vi
như giả thuyết H2 đã đề cập. Vì vậy, khi mức độ lo lắng đối với dịch bệnh càng cao
hơn thì nhận thức kiểm sốt hành vi càng thay đổi hay chính là sự thay đổi trong cảm
nhận đối với việc sử dụng tiền mặt như đã nói ở giả thiết H2, ý thức kiểm soát chi tiêu
được nâng cao, mức độ hài lịng về độ nhanh chóng và dễ dàng được thúc đẩy khi
hàng hóa thì khan hiếm mà giá cả thì tăng cao do sự đình trệ về sản xuất khi dịch bệnh
bùng nổ, từ đó, người tiêu dùng càng sử dụng nhiều tiền mặt hơn.
5. Kết luận
Có thể nói, hành vi sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố. Trong đó, hai nhân tố khả năng rút tiền và việc nắm giữ các cơng cụ
thanh tốn thay thế có tác động tiêu cực đối với hành vi sử dụng tiền mặt của người
tiêu dùng. Nhân tố nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động khá phức tạp, trong đó
mức độ chấp nhận các hình thức thanh tốn thay thế có tác động tiêu cực đến quyết
định sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng.
Với mục tiêu thực hiện và hồn thành tốt Đề án phát triển thanh tốn không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg,
và nhân tố có thể nhanh chóng được đẩy mạnh qua hệ thống chính sách là việc nắm
giữ các cơng cụ thanh tốn thay thế. Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các loại phí dịch vụ khi
thanh tốn và sử dụng các cơng cụ thanh tốn thay thế sẽ có tác động tích cực đến nhu
cầu nắm giữ các công cụ này, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh với những lo lắng
về khả năng lây truyền virus qua tiền mặt. Việc các ngân hàng chú trọng cải thiện và
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, tối giản hóa các
thao tác trong quá trình sử dụng sẽ giúp duy trì hành vi khách hàng, giữ vững thị phần
và giảm thiểu các tổn thất do dịch bệnh Covid-19 gây ra với nền kinh tế nói chung và
ngành Ngân hàng - Tài chính nói riêng.

1.
Tài liệu tham khảoXAjzen, I. (2012) ‘The theory of
planned behavior’, Handbook of Theories of Social Psychology: Volume 1, 211, pp.
438–459. doi: 10.4135/9781446249215.n22.
2.
Angelakis, E. et al. (2014) ‘Paper money and coins as potential vectors
of transmissible disease’, Future Microbiology, 9(2), pp. 249–261. doi:
10.2217/fmb.13.161.
3.
Arango, C., Hogg, D. and Lee, A. (2012) ‘Why is cash (still) so
entrenched? Insights from the Bank of Canada’s 2009 methods-of-payment survey’,
Bank of Canada Discussion Paper, (2012–2).
4.
Arango, C., Bouhdaoui, Y., Bounie, D., Eschelbach, M., Hernández, L.
(2016) ‘Cash management and payment choices: a simulation model with international
comparisons’.
12


5.
Boeschoten, W. (1992): Currency Use and Payment Patterns. Kluwer
Academic Publishers.
6.
Gadsby, P (1998), ' Filthy lucre – money is contaminated with bacteria –
including related article on money taken from magazine editors', Available:
.
7.
Goodhart, C. A. E. and Krueger, M. (2001) ‘The Impact of Technology
on Cash Usage’,
Discussion Paper

347, p.
60. Available
at:
/>8.
Hernandez, L., Jonker, N. and Kosse, A. (2017) ‘Cash versus Debit Card:
The Role of Budget Control’, Journal of Consumer Affairs, 51(1), pp. 91–112. doi:
10.1111/joca.12112.
9.
Jobst, C. and Stix, H. (2017) ‘Doomed to disappear? The surprising
return of cash across time and across countries’, Centre for Economic Policy Research,
(October).
10.
Von Kalckreuth, U., Schmidt, T. and Stix, H. (2014) ‘Using cash to
monitor liquidity: Implications for payments, currency demand, and withdrawal
behavior’, Journal of Money, Credit and Banking, 46(8), pp. 1753–1786. doi:
10.1111/jmcb.12165.
11.
Klee, E. (2008) ‘How people pay: Evidence from grocery store data’,
Journal
of
Monetary
Economics,
55(3),
pp.
526–541.
doi:
10.1016/j.jmoneco.2008.01.009.
12.
Kosse, A. and Jansen, D. (2011) ‘Choosing how to pay: the influence of
home country habits’, (328).

13.
Kuria, J. K. N. et al. (2009) ‘Profile of bacteria and fungi on money
coins’, East African Medical Journal, 86(4), pp. 151–155. doi:
10.4314/eamj.v86i4.46943.
14.
Keynes, JM (1936) ' The General Theory Of Employment Interest And
Money'.
15.
Lepecq, G. (2015): Cash essentials beyond payments, AGIS Consulting.
16.
Lê Thị Biếc Linh (2010) "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng", Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
17.
Prelec, D. and Loewenstein, G. (1998) ‘The red and the black: Mental
accounting of savings and debt’, Marketing Science, 17(1), pp. 4–28. doi:
10.1287/mksc.17.1.4.
18.
Raghubir, P. and Srivastava, J. (2008) ‘Monopoly Money: The Effect of
Payment Coupling and Form on Spending Behavior’, Journal of Experimental
Psychology: Applied, 14(3), pp. 213–225. doi: 10.1037/1076-898X.14.3.213.
19.
Schneider, F., Linsbauer, K (2016), ' Cash on Trial, SUERF Conference
Proceedings, No. 2016/1, ISBN 978-3-902109-79-8, SUERF - The European Money
and Finance Forum, Vienna.
20.
Teoh, W. M. Y. et al. (2013) ‘Factors affecting consumers’ perception of
electronic payment: An empirical analysis’, Internet Research, 23(4), pp. 465–485.
doi: 10.1108/IntR-09-2012-0199.
21.

Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt đề
án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, ban
hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.
13


22.
Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt đề
án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ cơng: Thuế, điện, nước,
học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, ban hành ngày 23 tháng 02
năm 2018.

14



×