PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ NHẰM THÚC
ĐẨY
THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt: Sự ra đời và phát triển của ngân hàng số (NHS) là xu thế tất yếu
của thời đại nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và được coi là một biện pháp nhằm hỗ trợ và đảm bảo tính liên tục, thơng suốt cho
hoạt động giao dịch, thúc đẩy kinh doanh giữa các chủ thể trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm để có
thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phát triển NHS góp phần thực hiện
Chiến lược tài chính tồn diện tại Việt Nam, bài viết gồm 2 phần: (i) Thực trạng
phát triển NHS nhằm thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt
Nam; (ii) một số đề xuất, kiến nghị.
Từ khóa: NHS, TTKDTM.
NHS là một khái niệm mới trong lĩnh vực ngân hàng điện tử (E-banking),
nhằm làm đa dạng thêm các dịch vụ online và mobile banking truyền thống bằng
cách tích hợp các cơng nghệ kỹ thuật số như: Các cơng cụ phân tích chiến lược, sự
tương tác trên mạng xã hội, các giải pháp thanh toán tiên tiến, công nghệ di động và
tập trung vào sự trải nghiệm của người dùng (Moeckel, 2013). Tuy nhiên, các quan
điểm về NHS tương đối đa dạng và chưa thống nhất, chủ yếu bao gồm các yếu tố
sau: Cung cấp những trải nghiệm về ngân hàng tùy theo nhu cầu của khách hàng
nhưng thống nhất trên tất cả các kênh và điểm tương tác của ngân hàng; được hỗ trợ
bởi các cơng cụ phân tích và tự động hóa; địi hỏi sự thay đổi mơ hình hoạt động
của ngân hàng; mang lại cho ngân hàng giá trị kinh tế bền vững (Dan và Zilvinas,
2015). NHS áp dụng công nghệ để đảm bảo sự thông suốt trong xử lý các giao dịch,
hoạt động của ngân hàng; bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi ích tối
đa; mang lại cho khách hàng về sự sẵn có, tính hữu ích và chi phí; mang lại cho
ngân hàng trong việc giảm chi phí vận hành, loại trừ lỗi trong hoạt động và tăng
cường các dịch vụ (Stanley, 2015). NHS chính là giai đoạn phát triển cao hơn của
ngân hàng điện tử (hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua
các phương tiện điện tử như: ATM , mobile banking, home banking,...), là loại hình
ngân hàng 100% giao dịch thơng qua internet và ứng dụng, do đó, NHS cịn được
gọi là “branchless banking” (khơng có chi nhánh) hay “automatic banking” (ngân
hàng tự động).
1. Thực trạng phát triển ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại Việt Nam
1.1. Văn bản pháp lý liên quan đến ngân hàng số
(i)Về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thơng tư số 29/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban
hành ngày 21/9/2011 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân
hàng trên internet, dịch vụ ngân hàng qua di động là ứng dụng được cài đặt trên các
thiết bị thông minh dựa trên nền tảng dịch vụ.
1
Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về
TTKDTM, trong đó quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của NHNN về hoạt
động TTKDTM, thông tin báo cáo và bảo mật thông tin, tổ chức vận hành hệ thống
thanh tốn giám sát các hệ thống TTKDTM trong đó áp dụng với dịch vụ ngân hàng
qua di động.
Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Quyết định số 328/QĐ-NHNN Thống đốc NHNN ban hành ngày 16/3/2017
thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực fintech (financial technology công nghệ trong tài chính) của NHNN nhằm xây dựng hệ sinh thái, cơ chế quản lý
phù hợp, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp fintech
của Việt Nam ra đời và phát triển, đồng thời, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát
triển fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ.
Chỉ thị số 22/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/5/2020 về
việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam. Trong đó,
NHNN được giao khẩn trương hồn thành việc rà sốt, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu
phát triển các mơ hình, sản phẩm dịch vụ thanh tốn mới.
(ii) Về định hướng phát triển ngân hàng số
Quyết định số 711/QĐ-NHNN ban hành ngày 15/4/2020 về Kế hoạch hành
động triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm các nội
dung liên quan đến định hướng phát triển NHS, nhiệm vụ quản lý hoạt động NHS
tại Việt Nam.
Quyết định 1238/QĐ-NHNN ngày 8/7/2020 về kế hoạch hành động của
ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của
Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.
(iii) Về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và chứng từ, lập chứng từ điện tử
Thông tư số 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân
hàng, quy định cụ thể về chứng từ điện tử như nội dung chứng từ; nguyên tắc lập và
kiểm soát chứng từ điện tử; lập, kiểm soát và ký chứng từ điện tử; hủy chứng từ
điện tử; bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử…
Luật Kế toán 2015, quy định chi tiết một số điều về chứng từ điện tử và lập
chứng từ điện tử. Luật Kế toán 2015 bổ sung quy định về chứng từ điện tử đồng
thời, Chính phủ và NHNN cũng đã ban hành các quy định về chứng từ điện tử trong
ngành Ngân hàng.
Tuy nhiên, các quy định về chứng từ điện tử hiện nay vẫn được tư duy theo
2
hướng chứng từ điện tử là chứng từ giấy, nhưng được thiết kế trên
môi trường số và được hiểu là các chứng từ hạch toán của ngân hàng trên hệ thống
phần mềm. Các quy định về nội dung, cách lập và quy trình ln chuyển, các khâu
kiểm sốt và ký chứng từ, lưu trữ chứng từ vẫn được thực hiện tương tự như chứng
từ giấy, nhưng với hình thức điện tử.
Trong hoạt động NHS, các giao dịch ngân hàng hiện nay dường như đã
khơng cịn là giao dịch của riêng ngân hàng. Thanh toán qua điện thoại di dộng là sự
hợp tác giữa ngân hàng, công ty điện thoại di động và công ty cung cấp giải pháp
công nghệ tài chính trong một giao dịch. Với các cơng nghệ tiên tiến hiện nay, các
giao dịch thơng qua ví điện tử, ví ảo, QR code… khơng nhất thiết phải gắn với một
tài khoản ngân hàng mà có thể sử dụng số điện thoại di động, mã định danh để
thanh toán; việc thực hiện và hạch tốn các giao dịch là hồn toàn tự động, mọi lúc,
mọi nơi. Do vậy, các quy định về nội dung chứng từ điện tử, quy trình kiểm soát và
bảo quản, lưu trữ chứng từ cần phải được nghiên cứu, xem xét với những yêu cầu
mới và theo những cách tiếp cận mới.
(iv) Về dịch vụ ngân hàng số
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, gồm 8 chương, với 54 điều. Luật
Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử.
Giao dịch điện tử giúp giảm các hoạt động thủ công trong ngành Ngân hàng, giảm
lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, là tiền đề cho các dịch vụ NHS.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP, quy định cụ thể các giao dịch điện tử trong
ngân hàng. Theo đó, Chính phủ đưa ra nguyên tắc trong giao dịch điện tử như “Các
cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử
hoặc giao dịch theo phương thức truyền thống, trừ trường hợp có quy định khác của
Thống đốc NHNN”.
Như vậy, về mặt quản lý điều hành dịch vụ NHS hiện vẫn chưa có văn bản
quy định riêng, tuy nhiên đã được tích hợp vào một số văn bản liên quan. Tuy vậy,
để phát triển các dịch vụ NHS một cách hoàn thiện, ngoài nỗ lực của bản thân các
ngân hàng thương mại (NHTM), cần hơn nữa sự quan tâm hỗ trợ của NHNN trong
việc kiện tồn hành lang pháp lý, khung chính sách.
1.2. Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2019, về tài khoản cá nhân và
tổng số dư trong tài khoản đạt 10,26% và 25,41%, tài khoản cá nhân hiện nay có
khoảng 89 triệu tài khoản, trong đó 61,2% người trưởng thành trên 15 tuổi có tài
khoản và dự kiến đến cuối năm 2020 khoảng 70% người Việt trưởng thành có tài
khoản ngân hàng. Trong 5 năm qua, số lượng và giá trị giao dịch qua internet tăng
trung bình tương ứng 50,2%/năm và 46,8%/năm. Số lượng và giá trị thanh tốn qua
điện thoại di động tăng trung bình tương ứng 84,8% và 158,5%. Xét về hạ tầng kỹ
thuật cho hoạt động thanh tốn, đến nay, thị trường có 19,5 nghìn máy ATM và
266,3 nghìn POS; 78 ngân hàng triển khai internet banking và 49 ngân hàng có ứng
dụng mobile banking. Việc triển khai giải pháp thanh toán qua mã QR cũng được
đẩy mạnh. Đến nay, có khoảng 30 ngân hàng và 6 tổ chức trung gian thanh toán
triển khai dịch vụ thanh tốn QR code, tồn thị trường có hơn 80.000 điểm chấp
nhận thanh toán QR Code. 37 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm
3
ví điện tử, dịch vụ cổng thanh tốn điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch
vụ chuyển tiền điện tử.
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid và
thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, các yêu cầu thanh toán của
người dân và xã hội vẫn được đáp ứng đầy đủ, liên tục, thơng suốt: Thanh tốn nội
địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua
kênh internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; thanh toán qua kênh điện
thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019;
xu hướng thanh tốn trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các
phương tiện TTKDTM nhiều hơn. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
(TTĐTLNH) hoạt động ổn định, an tồn và thơng suốt. Tổng giá trị giao dịch qua
hệ thống TTĐTLNH tăng 18,30% so với cùng kỳ năm 2019. Giao dịch qua hệ
thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tăng 73,36% về số lượng và tăng
129,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Những kết quả nổi bật trong hoạt động thanh toán thể hiện ở các mặt sau: (i)
Khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh tốn, hạ tầng thanh tốn
tiếp tục được hồn thiện; (ii) hệ sinh thái thanh tốn điện tử đã được hình thành với
sự kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các
giao dịch thanh toán trực tuyến; (iii) hầu hết các thành tựu của cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 đã được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh tốn; (iv) vấn đề an ninh,
an tồn trong thanh tốn ln được quan tâm; khách hàng được đặt là vị trí trung
tâm ưu tiên trong việc q trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ.
1.3. Thực trạng dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
Tác giả tiến hành khảo sát tình trạng cung cấp của 30 dịch vụ NHS tại 12
NHTM (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, VIB, Sacombank, MB,
VPBank, TPBank, Techcombank, ANZ và Citibank), cụ thể:
(i) Về số lượng dịch vụ NHS được cung cấp: Vietcombank và Sacombank
với 20 dịch vụ; BIDV và VP Bank với 18 dịch vụ; VietinBank với 17 dịch vụ; VIB
với 15 dịch vụ; MB Bank, TP Bank và TechcomBank với 13 dịch vụ; Agribank và
ANZ với 8 dịch vụ; Citibank với 6 dịch vụ.
(ii) Về mức độ đa dạng của dịch vụ NHS: Cung cấp cơ bản 6 nhóm dịch vụ:
Quản lý tài khoản; chuyển khoản; tiết kiệm; thanh tốn; tín dụng; dịch vụ khác.
4
Bảng 1: Khảo sát dịch vụ NHS tại một số NHTM tại Việt Nam
Ag
ribank
Vietco
mbank
Vie
tinbank
B
IDV
V
IB
Saco
mbank
M
B
V
PBank
T
PBank
Techco
mbank
I. Quản lý
tài khoản
Quản lý tài
khoản trực tuyến
A
NZ
Ci
tibank
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
II. Dịch vụ
chuyển khoản
Chuyển
khoản trong hệ thống
Chuyển
khoản liên ngân
hàng
Chuyển tiền
qua thẻ
x
Chuyển tiền
chứng khốn
Chuyển
khoản theo lơ
Chuyển tiền
tương lai
Chuyển
5
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
khoản định kỳ
Chuyển tiền
từ thiện
x
x
x
x
x
Chuyển tiền
qua mạng xã hội
x
x
x
x
III. Dịch vụ
tiết kiệm
Gửi tiết kiệm
trực tuyến
x
x
x
x
x
x
x
Tất toán tài
khoản trực tuyến
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
IV. Dịch vụ
thanh tốn
Thanh tốn
hóa đơn
Thanh tốn
học phí
Thanh tốn
qua thẻ
Thanh tốn
hóa đơn theo lô
V. Dịch vụ
6
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
tín dụng
x
Đăng ký vay
x
Trả nợ vay
x
Giải ngân
khoản vay
x
x
x
x
x
x
x
Vay cầm cố
tiền gửi trực tuyến
x
VI. Dịch vụ
khác
Nhận tiền
kiều hối
x
x
Mua bảo
Nạp tiền điện
Nộp thuế nội
địa
Mua/Bán
ngoại tệ
Rút tiền
không cần thẻ
7
x
x
x
x
x
x
x
hiểm
tử
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Đăng ký dịch
vụ online
x
x
x
x
x
x
Điểm giao
dịch tự động
x
x
x
x
x
Cài đặt dịch
vụ theo yêu cầu
x
Quản lý tài
chính cá nhân
x
x
x
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
8
12 NHTM tham gia khảo sát đều cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc
phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số do tạo ra những lợi ích cho
ngân hàng, đặc biệt là giảm được nhiều chi phí và tiếp cận được với những phân khúc
khách hàng ngày càng rộng hơn. Tuy nhiên, mức độ tập trung cũng như có chiến lược
rõ ràng vào mảng hoạt động này của các NHTM khác nhau là khác nhau. Sản phẩm
dịch vụ NHS chưa thực sự nhiều và đa dạng về chủng loại, mức độ ứng dụng cơng
nghệ cịn thấp, hiện vẫn xoay quanh các sản phẩm truyền thống. Chưa thực sự chú
trọng tạo ra sự khác biệt về sản phẩm nói chung và sản phẩm NHS nói riêng để thu hút
khách hàng.
2. Mợt số đề xuất, kiến nghị
Phát triển NHS nhằm thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội và
thách thức đi kèm, trên cơ sở đánh giá thực trạng ở phần trên, tác giả có một số đề
xuất, khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, đối với Chính phủ
1. Tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển
TTKDTM, đây là căn cứ quan trọng để các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư
hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hàng bằng
phương thức điện tử (eKYC),…
2. Triển khai có hiệu quả Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020.
3. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM
tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả triển khai
Quyết định 2545/QĐ-TTg và Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hồn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng hệ thống thanh
toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh
toán online, xử lý tức thời, dịch vụ 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.
Thứ hai, đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam
1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về: (i) Ngân hàng số; eKYC (có giới hạn); (ii)
hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ TTKDTM, dịch vụ ngân hàng số
(nạp, rút tiền mặt từ tài khoản số; phát triển người dùng. Hỗ trợ thực hiện dịch vụ NHS
có thu phí...); (iii) chính sách về an tồn, bảo mật thơng tin trong giao dịch điện tử để
bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng; (iv) quy trình nghiệp vụ giao dịch điện tử qua
ngân hàng, giám sát hoạt động NHS và phòng chống rửa tiền.
2. Đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi thẻ Chip, tạo
thuận lợi cho việc kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng đa dạng các sản
phẩm, dịch vụ thanh tốn tiện ích, thanh tốn phi tiếp xúc và góp phần nâng cao tính
an tồn, bảo mật trong hoạt động thanh tốn thẻ.
3. Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an tồn, hiệu quả; tăng
cường cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn trong thanh tốn điện tử; giám sát hoạt động
các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn đảm bảo hoạt động đúng quy định.
4. Có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thơng thúc đẩy dịch vụ TTKDTM của
9
doanh nghiệp và người dân, phát triển thương mại điện tử và hệ sinh thái số hỗ trợ cho
thanh toán điện tử, nghiên cứu và phát triển các nền tảng thanh tốn điện tử khơng qua
ngân hàng, dựa trên số điện thoại di động hay căn cước công dân.
5. Tổ chức hội thảo, chuyên đề khoa học công nghệ ngân hàng để tư vấn, hỗ trợ
ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi core banking, chuẩn hóa, số hóa, xây dựng
ngân hàng số đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 của đất nước và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, đối với các ngân hàng thương mại
1. Xác định rõ mục tiêu, phương pháp chuyển đổi phù hợp với thực tiễn và cơ
sở hạ tầng công nghệ, nhân sự, mạng lưới đã có. Sắp xếp các hạng mục ưu tiên trong
đầu tư để hồn thiện cơng nghệ lõi theo thứ tự trước khi hoàn toàn tập trung phát triển
sản phẩm và dịch vụ mới.
2. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, ứng dụng AI, phân tích dữ liệu lớn vào
chấm điểm tín dụng và quản trị khách hàng CXM. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung
của ngân hàng tạo điều kiện để các bộ phận nghiệp vụ truy cập, thu thập dữ liệu dễ
dàng và đầy đủ hơn, phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật. Thành lập
trung tâm khai thác và quản lý dữ liệu kinh doanh nhằm chun biệt hóa chức năng
phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin
nhanh cho ban lãnh đạo ngân hàng, các bộ phận kinh doanh, nghiên cứu phát triển,
công nghệ thông tin, quản trị rủi ro...
3. Xây dựng hệ sinh thái toàn diện kết nối giữa ngân hàng với khách hàng đáp
ứng các yêu cầu về: Phương tiện thanh tốn online, dịch vụ NHS, cơng cụ quản lý tài
sản, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chấm điểm tín dụng, tích lũy điểm thưởng dùng
chung, hỗ trợ kinh doanh online...
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Caroline Moeckel (2013), Defining digital banking,
/>2.
Chris Weller (2017), 7 wild predictions Bill Gates has made that could
come true, />3.
Dan và Zilvinas (2015), What Digital Means In Banking: Change To
Product, Services, IT and Organization; />4.
Efma and A.T.Kearney (2015), Banking in a Digital word, report.
5.
/>6.
/>7.
/>8.
/>9.
/>10.
/>11.
/>12.
Jim Marous (2015), digital-banking-outlook-trends
/>13.
Standey Epstein, 2015, Understanding digital banking. Website:
/>14.
Vũ Hồng Thanh (2016), NHS - hướng phát triển cho các NHTM tại Việt
Nam, Tạp chí Ngân hàng số 21/2016, trang 32-40.
11