Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.86 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Nền kinh tế nước ta có khoảng 15 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã thu được những thành tựu trên nhiều mặt.
Có được điều đó phải kể đến định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Báo
cáo của Ban chấp hành Trung ương khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9
của Đảng Đại hội 7 của Đảng đã quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế xã hội 1991 – 2000. Đại hội Đảng 9 đánh giá thực hiện chiến lược đó và qui
định chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm đầu thế kỷ 21. Chiến lược đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nhờ những định hướng đó
mà nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu khả quan đưa đất nước ta ra
khỏi cuộc khủng khoảng, tạo lập những cơ hội thực hiện chiến lược công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong vài thập kỷ tới. Hoạt động kinh tế đối ngoại từ 1991 – 2000
đã phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và
trên thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ với tất cả các nước, các
tổ chức tài chính quốc tế. Những mặt làm được nổi bật nhất trong hoạt động kinh tế
đối ngoại là thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta gia nhập khối
ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đàm phán
hiệp định thương mại với Mỹ và đàm phán gia nhập WTO. Những thành công
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng về sự ổn định vĩ
mô của nền kinh tế. Từ năm 1992 trở đi, lạm phát được kiểm soát, thiết lập được
cơ chế lãi suất dương, tỷ giá hối đoái biến động theo cơ chế tích cực, giá trị đồng
nội tệ và tỷ giá được ổn định. Cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung và trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ nói riêng đang được chuyển đổi theo nguyên tắc thị trường.
Trong thập niên 90, đầu tư trong nền kinh tế đã đạt được tốc độ phát triển
nhanh về khối lượng và tỷ trọng. So với GDP, tỷ trọng đầu tư năm 1991 chiếm
15,5%, năm 1997 lên đến 28,7%, đến năm 1998 và 1999 với những khó khăn do
suy thoái nền kinh tế, tỷ trọng đầu tư còn 26,6% và 26%. Sang năm 2000 tỷ lệ này
đạt 27,9%, tăng 20% so với năm 1999. Các chính sách khai thác vốn đầu tư đã chú
trọng đa dạng hoá phù hợp nền kinh tế đa thành phần, khai thác vốn trong nước là


chủ yếu. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời kỳ 1991 – 1997, vốn đầu tư huy
động được trên 378 ngàn tỷ đồng, tương đương 334,5 tỷ USD (giá cố định năm
1994), trong đó vốn của ngân sách (kể cả ODA, vay nợ) chiếm khoảng 43%; vốn
đầu tư của tư nhân 30%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 27%. Nếu tính riêng
nguồn FDI và ODA thì vốn huy động từ nước ngoài chiếm khoảng 47 – 48% tổng
nguồn; tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp chiếm 48%; du lịch, khách
sạn 13%, nhưng đầu tư vào ngành nông nghiệp thuỷ sản mới chiếm 4%. Tuy vậy
do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng Đông- Á và do những hạn chế về môi
trường đầu tư làm cho vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đã giảm dần từ 8640 triệu
USD (1997) xuống còn 1567 triệu USD (1999) và 1973 triệu (2000)
1
. Để tăng
cường nguồn vốn đầu tư phát triển, Nhà nước đang thực hiện giải pháp tăng cường
thu hút vốn nước ngoài, đồng thời đặc biệt chú trọng thiết lập thị trường khai thác
vốn trong nước, nhất là trong dân cư và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế.
Hoạt động khai thác vốn của hệ thống ngân hàng ngày càng được chú trọng,
đưa lại sự tích cực về khối lượng và chuyển dịch cơ cấu tăng dần tỷ trọng vốn
trung, dài hạn, đa dạng hoá các hình thức huy động.
Qua kết quả nghiên cứu, có một số bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm
năng về vốn do có nguồn thu nhập khá hoặc do tích lũy tiết kiệm truyền thống.
Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư rất lớn, tồn tại dưới dạng vàng,
1 Nguồn:Tạp chí Ngân hàng, số 5 năm 2001
ngoại tệ, tiền mặt…Trong một số nghiên cứu dự đoán nguồn vốn này xấp xỉ 80%
tổng nguồn vốn huy động của toán hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế phát
hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại cho thấy
trong thời gian ngắn đã thu được hàng ngàn tỷ VND và hàng chục triệu USD từ
khu vực dân cư.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống
của nhân dân ngày càng được cải thiện. Với truyền thống của người Việt Nam là

tiết kiệm và không tiêu xài hoang phí, luôn cố gắng dành dụm tiền để phòng lúc
ốm đau và tích lũy cho tương lai, tích lũy để đầu tư…tỷ lệ tích lũy nội bộ trên GDP
tăng dần qua các năm: 3% (1980); 16,9% (1995); 16,7% (1996); 20,1% (1997);
22% (1998)
2
…Đây là cơ sở kinh tế để thực hiện chính sách tiết kiệm và huy động
vốn để đầu tư phát triển kinh tế.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng, mạng lưới
được mở rộng, hệ thống thanh toán và công nghệ ngân hàng từng bước được hiện
đại hoá tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút và huy động các nguồn vốn
trong thanh toán tiền gửi dân cư. Huy động vốn của các ngân hàng thương mại
trong khu vực dân cư và các thành phần kinh tế trong những năm qua tăng với tốc
độ cao, đến cuối năm 2000, tăng gấp 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21 lần so
với năm 1990.
Các kênh khai thác vốn của khu vực phi ngân hàng đang có những dự án
tăng cường nguồn vốn cho đầu tư kinh tế. Trong đó kho bạc Nhà nước năm 2000
huy động trên 16000 tỷ đồng bằng các hình thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc, đấu
thầu qua ngân hàng Nhà nước, đấu thầu qua thị trường chứng khoán, đại lý phát
hành và bảo lãnh phát hành. Ngành bưu điện mở trên 200 điểm tiết kiệm với hình
thức dịch vụ phong phú kể cả gửi góp khoản nhỏ 10 ngàn đồng thì lượng khách
hàng sẽ rất lớn. Một tiềm năng khá dồi dào là lượng ngoại tệ do Việt kiều ngoài
2 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, số 5 năm 2001
nước chuyển về cho người thân trong nước. Theo một số thông tin quốc tế và trong
nước, lượng ngoại tệ Việt kiều gửi về liên tục tăng: 850 triệu USD (1998): 1,2 tỷ
USD (1999); 1,8 tỷ USD (2000). Ngoài ra phải kể đến một lượng kiều hối không
chính thức mỗi năm khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD
3
.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, Việt Nam phát triển thị trường tài chính,
tiền tệ dựa trên cơ sở của quá trình đô thị hoá. Ở Việt Nam thời kỳ 1991 – 2000, cơ

cấu kinh tế công – nông nghiệp đã có những thay đổi theo hướng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần. Tỷ trọng
nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 40,5% năm 1991 xuống còn 24,2% năm 2000
và công nghiệp, dịch vụ lên 75,8% năm 2000
4
. Tuy nhiên sự thay đổi về cơ cấu
tổng sản phẩm xã hội theo ngành hầu như không có tác động lớn đến cơ cấu lao
động và dân cư. Tỷ trọng dân số ở nông thôn lao động và làm việc trong kinh tế
nông nghiệp tuy có thay đổi nhưng rất chậm chạp, trong vòng một thập niên, lao
động trong nông nghiệp chỉ giảm 5%. Về cơ cấu thành thị và nông thôn trong thập
niên 90 cũng diễn biến với tốc độ tương tự, tốc độ tăng tỷ trọng dân cư thành thị
diễn ra rất chậm chạp. Năm 1990 là 20,05%; năm 1995 là 19,5%; 1997 là 20,5%;
năm 1998 là 20,92% và năm 1999 là 21,34% tức là qua 9 năm chỉ tăng được trên
1%
5
.
Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1991 - 1999
Đơn vị : Triệu USD
Năm
Xuất khẩu
(1)
Nhập khẩu
(2)
Cán cân thương mại
(1) - (2)
3 Nguồn: Tạp chí Thương mại số 8 năm 2001
4 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 5 năm 2001
5 Nguồn: Tạp chí Thương mại số 5 năm 2001
1991 2042 2105 - 63
1992 2475 2535 - 60

1993 2985 4162 - 1177
1994 4054 5244 - 1190
1995 5198 7543 - 2345
1996 7337 10480 - 3143
1997 9145 10460 - 1395
1998 9365 10346 - 981
1999 11540 10460 1080

(Nguồn: Data IMF. ORG. PRGR arrangement for Viet Nam, 2001)
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký và có hiệu lực từ 01/01/2002 mở ra
một hướng mới cho kinh tế Việt Nam, tạo đà phát triển cho mọi hoạt động. Sang
năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, nền kinh tế thế giới và trong có nhiều
biến động bất lợi, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Đó là sự phục hồi kinh tế chậm
ở Mỹ và một số nước có nền kinh tế lớn khác, sự bất ổn định trên thế giới do tác
động của khủng bố, chiến tranh ở Irắc, nạn dịch SARS hoành hành.. sự cạnh tranh
quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…Trên thị
trường tài chính quốc tế, lãi suất đồng tiền USD giảm mạnh cũng tác động đến tiền
gửi tại hệ thống ngân hàng. Trong nước, giá bất động sản, giá hàng hoá tăng mạnh
cũng như nhu cầu tín dụng tăng khá là một trong những nguyên nhân làm cho giá
hàng hoá tăng hơn những năm trước. Đến tháng 8 đầu năm 2002, đánh giá một
cách tổng quát, tình hình kinh tế Việt Nam diễn biến theo chiều hướng thuận, mặc
dù phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức. Chất lượng tăng trưởng của một
số ngành có cải thiện hơn. Cơ cấu kinh tế trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch
tích cực. Các ngành sản xuất dịch vụ đã bám sát thị trường, gắn với tiêu thụ sản
phẩm. Đổi mới công nghệ hiện đại, phát huy từng khâu sản xuất; phát huy thế
mạnh từng ngành và từng sản phẩm; tạo ra sự chuyển biến đáng kể tỷ trọng của các
ngành kinh tế trong GDP theo chiều hướng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Trong 08 tháng đầu năm 2003, tổng giá trị xuất khẩu tăng
28%, riêng hàng xuất khẩu vào Mỹ tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2002. Bên
cạnh đó có sự khởi sắc của các khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phần quan trọng

vào tăng GDP. Các tác giả dẫn chứng, trong vòng 3 năm trở lại đây, có gần 1600
doanh nghiệp được thành lập mỗi tháng. Đầu tư khu vực tư nhân chiếm tới 10%
GDP và 46% tổng giá trị xuất khẩu; hiện nay, đang có dấu hiệu tiếp tục phát triển
6
.
Trong khoản mục chuyển tiền (ròng) năm 2002, chuyển tiền viện trợ đạt 165
triệu USD, chỉ cao hơn chút ít so với năm 2001; chuyển tiền của khu vực tư nhân
đạt 1400 triệu USD, tăng mạnh so với mức 1100 triệu năm 2001 nhờ chính sách
kiều hối ngày càng thông thoáng (Từ tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã
ra quyết định cho phép mở rộng đối tượng làm đại lý chi trả kiều hối). Lượng vốn
FDI đó vào Việt Nam cũng bắt đầu chấm dứt thời kỳ xuống dốc với mức cam kết
08 tháng đầu năm 2003 tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái
7
.
Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm từ 2000 – 2003
Đơn vị : Triệu USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân
thương mại
% nhập
siêu
8 tháng đầu năm
2000
9.300 9.879 -579 0,2
8 tháng đầu năm
2001
10.434 10.422 +12 XS
8 tháng đầu năm
2002
10.434 12.909 -2.475 23,7
8 tháng đầu năm

2003
13.308 16.223 -2.975 21,9
6 Nguồn: www. Vnexpress.net
7 Nguồn: Thời báo Tài chính tháng 11/2003
Nguồn: www.Vnepress.net
Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội đó, ngành ngân hàng cũng có những
chuyển biến tích cực.
Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở đã tăng phiên giao dịch
từ 1 phiên/tuần lên 2 phiên/tuần từ tháng 5 năm 2002. Nghiệp vụ này có vai trò
quan trọng trong việc cung ứng vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại.
Thành viên tham gia thị trường mở chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại quốc
doanh; các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham
gia vào rất hạn chế. Lãi suất chào mua trúng thầu có xu hướng tăng nhẹ, giao động
trong khoảng 4,9 – 5,1%/năm. Đấu thầu được thực hiện chủ yếu trên cơ sở đấu
thầu lãi suất (đôi khi theo hình thức đấu thầu khối lượng) với hợp đồng kỳ hạn,
thời hạn phổ biến từ một đến hai tháng.
Về điều hành lãi suất: Về cơ bản lãi suất ngoại tệ được tự do hoá từ 2001.
Đối với lãi suất tiền Việt, từ 01/06/2002, ngân hàng Nhà nước đã thay cơ chế điều
hành qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận
trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng.
Điều hành tỷ giá: Từ tháng 07/2002, ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên
độ tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước
công bố từ 0,1% lên (+/_) 0,25%. Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tăng tỷ giá
giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa các ngân hàng thương mại được phép với doanh
nghiệp lên khoảng 0,1% cho phù hợp với xu hướng giảm lãi suất USD. Nghiệp vụ
hoán đổi cũng được thực hiện thường xuyên hơn từ 2002, bên cạnh đó ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện can thiệp thông qua việc bán ngoại tệ cho ngân hàng
thương mại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Mức can thiệp khoảng 60%
tổng mức giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng).

2. TÌNH HÌNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình chung
Năm 2002 và những tháng đầu năm 2003 đã đi qua trong bối cảnh hết sức
sôi động về kinh tế, chính trị. Mặc dù có nhiều khó khăn thử thách ở cả trong và
ngoài nước, chúng ta vẫn tăng trưởng ở mức cao và đạt được những kết quả khá
toàn diện. Tuy vậy chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội nhất là vốn đầu tư của
Nhà nước chưa cao. Lĩnh vực xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết.
Nguồn mua ngoại tệ cũng khan hiếm, tỷ giá ngoại tệ biến động, ngân hàng Nhà
nước chỉ ưu tiên ngoại tệ cho những mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu…Tất cả
những yếu tố trên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành ngân hàng nói
chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Tuy nhiên bằng
những giải pháp tích cực như mở rộng tiếp thị khách hàng, ứng dụng sản phẩm mới
trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng Nhà nước,
kết hợp giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài, sự cảm thông và cộng tác
của khách hàng…nên trong xử lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong
hệ thống ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nó được thể hiện
qua bảng sau
8
:
Doanh số các phương thức thanh toán từ 2001- 5 tháng đầu năm 2003
Đơn vị: Tỷ đồng, % của từng phương thức trên tổng các phương thức
Phương
thức thanh
toán
Doanh số 2001 Doanh số 2002 Doanh số 5 tháng
2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Séc 2.948 0,3 4.480 0,4 2.755 0,6
8 Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 9/2003

Chuyển tiền 678.244 77,9 846.509 76,1 345.218 69,2
Nhờ thu 33.269 3,8 43.035 3,9 22.115 4,4
Thẻ- pttt
khác
156.280 18 218.288 19,6 128.296 25,4
Tổng 870.744 100 1.112.312 100 499.014 100
(Chú thích: pttt – phương thức thanh toán)
Qua bảng trên ta thấy mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán tăng
mạnh. Năm 2002, doanh số tăng 28% so với năm 2001; đến tháng 5 năm 2003 đã
đạt 44,9% so với năm 2002. Doanh số này tăng đều ở tất cả các phương thức: Séc,
nhờ thu, chuyển tiền, thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán khác. Trong đó,
xét về doanh số của mỗi phương thức thì chuyển tiền có doanh số cao nhất; xét về
tốc độ tăng doanh số thì séc có tốc độ tăng doanh số cao nhất (hơn 1,5 lần). Có rất
nhiều nhân tố tác động đến việc tăng doanh số cũng như tốc độ tăng doanh số
nhưng trong đó phải kể đến sự chuẩn bị kế hoạch triển khai thực hiện mua bán
ngoại tệ ngay từ đầu năm phục vụ cho thanh toán hàng nhập khẩu. Để tìm đầu ra
cho nguồn vốn huy động ngoại tệ, các ngân hàng cũng thuyết phục khách hàng vay
vốn trả nợ bằng ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, còn có sự ổn định tương đối về tỷ giá mua bán nói chung trên thị trường
liên ngân hàng (bình quân tháng tăng 25 điểm). Bên cạnh đó sau khi ngân hàng
Nhà nước ngừng phát hành ngân phiếu (01/04/2002) khối lượng thanh toán bằng
tiền mặt giảm dần, ngân hàng thương mại thúc đẩy một loạt các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt truyền thống như nhờ thu, chuyển tiền,…và đưa ra các
hình thức thanh toán mới như séc, thẻ thanh toán,…
Xét về mặt tỷ trọng của từng phương thức trên tổng các phương thức thanh
toán thì chuyển tiền là một phương thức có tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng
này đang có chiều hướng giảm. Thay vào đó là việc tăng tỷ trọng của séc, thẻ thanh
toán và các phương tiện thanh toán khác. Sự chuyển dịch cơ cấu này là tất yếu, phù
hợp với xu thế hiện đại hoá của các ngân hàng cũng như của mọi lĩnh vực khác
trong xã hội. Đặc biệt, khi áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại như séc, thẻ

thanh toán sẽ nhanh gọn hơn, tiện ích hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự phát triển số
lượng tài khoản cá nhân thông qua thẻ thanh toán cũng là định hướng phát triển
của ngành ngân hàng. Theo các chuyên gia ngân hàng nhận định, mặc dù thời điểm
ban đầu hiệu suất sử dụng tài khoản thấp nhưng hiệu suất sử dụng sẽ tăng lên từ
việc chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hoặc phát hành séc. Việc thay đổi cơ cấu
này sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng doanh số, các ngân hàng cũng không ngừng
kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên. Các ngân hàng
đều mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn …đã có những buổi học về thanh toán
quốc tế do World Bank hướng dẫn.
Hệ thống máy móc, trang thiết bị cũng được các ngân hàng nâng cấp. Hiện
nay ở hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mạng SWIFT, mạng TELEX và kết nối
mạng này trong toàn bộ hệ thống ngân hàng thay vì phải chuyển mọi chứng từ
bằng thư như trước đây. Điều này đã làm cho việc thực hiện mọi giao dịch đều
nhanh, an toàn và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngày nay, việc đưa thương mại điện tử
vào ngân hàng, sử dụng Homebanking, Phonebanking, Telephonebanking…giúp
hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng
trên thế giới và ngày càng nâng cao vai trò của mình trong dân chúng.
Đó là những thành công mà các ngân hàng Việt Nam đạt được trong năm
qua. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điều của hệ thống ngân hàng cần phải khắc
phục.
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất cập.
Thứ hai, trình độ của đội ngũ công nhân viên chưa đồng đều. Còn không ít
trường hợp làm trái ngành, trái nghề. Chính vì thế, nghiệp vụ truyền thống còn
chưa quen họ đã phải “đối mặt” với máy móc hiện đại đòi hỏi phải xử lý nhanh và
chắc tay nghề. Như vậy, chính việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng lại là một
gánh nặng đối với họ.
Thứ ba, do thói quen cố hữu trong một phần đông dân chúng là thích giữ
tiền mặt, thích dùng tiền mặt dù tiền mặt mang theo người tạo ra rất nhiều bất tiện,

lãng phí. Vì vậy, để tạo thói quen không dùng tiền mặt không phải một sớm một
chiều nhất là khi các giao dịch của họ không phải là lớn nhưng phí lại quá cao. Chi
phí này bao gồm cả chi phí “nhìn thấy được” (như giá cả các dịch vụ) và chi phí
“không nhìn thấy được”(như thời gian đi lại, thủ tục thanh toán). Ngoài ra việc sử
dụng USD trong thanh toán và tích trữ cũng là một biểu hiện của nền kinh tế tiền
mặt. Sự phát triển của nền kinh tế tiền mặt phần nào nói lên rằng chất lượng của hệ
thống ngân hàng ở Việt Nam chưa phát triển hoàn hảo.
Thứ tư, hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại chưa được “xã hội
hoá”, các tiện ích trong thanh toán của ngân hàng thương mại hiện nay đã ở trong
trạng thái sẵn sàng cung cấp nhưng dân cư chưa biết, chưa quen, chưa được phổ
cập nên dân cư chưa có nhu cầu đến ngân hàng thương mại để sử dụng các tiện ích
dành sẵn cho mình.
Thứ sáu, hầu hết các ngân hàng đều lúng túng khi xử lý rủi ro mặc dù ngân
hàng nào cũng có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bởi vì trên thực tế, các
loại rủi ro mà ngân hàng bấy lâu nay thường gặp là loại rủi ro được dự báo và xử lý
trên những đại lượng phân tích được – như rủi ro tín dụng chẳng hạn, còn việc tiên
lượng và khắc phục những rủi ro như biến động của nền kinh tế và những tin đồn
thất thiệt thì ngân hàng lại khó có thể đối phó thích hợp và nhanh chóng. Những rủi
ro mà ngân hàng cổ phần Á Châu phải chịu do tin đồn trong tháng 10 vừa qua là
một ví dụ điển hình. Chính vì thế, một ông giám đốc ngân hàng thương mại đã ví
von khi bàn về rủi ro đối với ngân hàng thương mại “ Có thể nói giống như xây
một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột.
Còn những tai hoạ bất ngờ như động đất, bão lụt thì chịu”
9
.
Sau đây để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở
Việt Nam ta sẽ đi sâu vào ba phương thức thanh toán: Séc- Phương thức thanh toán
hiện đang có tỷ trọng nhỏ nhất; Thẻ thanh toán – Phương thức hiện đại nhất đang
được sử dụng và Chuyển tiền- Phương thức hiện có tỷ trọng cao nhất nhưng đang
có xu hướng tụt giảm.

2.2. Thực trạng của từng phương thức
2.2.1. Thanh toán bằng séc
Từ xa xưa, tiền mặt luôn đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó là đến séc. Ở
các nước phát triển, tiền mặt chỉ chiếm 40%, séc và các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt chiếm 60%. Ở đây có sự khác biệt giữa séc và các phương
tiện thanh toán khác, tức là các hình thức đó được dùng để thanh toán cho các giá
trị lớn, còn séc chỉ được dùng cho các giá trị nhỏ hơn. Theo định nghĩa của
Worldbank thì séc dùng để thanh toán cho các giá trị nhỏ hơn 1000 USD.
Lợi ích của séc tập trung vào ba nội dung:
- Séc là một phương tiện rất tiện lợi, an toàn so với tiền mặt.
- Séc đã được sự tin tưởng của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp và các
công ty trên toàn thế giới sử dụng.
- Séc là một phương tiện dễ dàng để thực hiện thanh toán, quản lý, tránh các
rủi ro, hỗ trợ cho việc phát triển các nguồn lực từ bên ngoài.
Theo thống kê về tình hình sử dụng séc trong khu vực như: Trung Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… thì hầu hết các nước đều đã có trung tâm xử lý
séc và tất cả đều dùng séc cá nhân. Còn ở Việt Nam, theo ông Phó chủ tịch tập
9 Nguồn: Theo báo Tiếp thị Sài Gòn
đoàn NCR khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Ở Việt Nam tiền mặt
chiếm tới 99% và séc chỉ chiếm 1% trong khối lượng thanh toán”
10
.
Trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, séc cùng với những luật séc
của Pháp đã được người Pháp mang đến và áp dụng tại Việt Nam, luật séc được sử
dụng sớm nhất tại Việt Nam là luật 1865 của Pháp, được ban hành vào tháng 4 năm
1967. Như vậy séc có mặt tại Việt Nam từ thập niên 60 của thế kỷ 19. Tuy nhiên, ở
thời kỳ này chỉ có các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng Pháp sử dụng
séc và không phổ biến rộng rãi. Mãi đến thập niên 60 của thế kỷ 20, khi hệ thống
ngân hàng của Việt Nam đã hình thành và phát triển, đặc biệt là ở miền Nam Việt
Nam, thì việc mở tài khoản tại ngân hàng thương mại và được cấp sổ việc sử dụng

séc để sử dụng mới trở nên dễ dàng đối với người Việt Nam.
Văn bản đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về séc là Nghị định số 30/CP
ngày 09/05/1996 về qui chế phát hành và sử dụng séc; thông tư 07/ TT - NH1 ngày
27/02/1996 hướng dẫn qui chế phát hành và sử dụng séc. Tính cho đến thời điểm
này, đã hơn 7 năm – một thời gian đủ dài để tổng kết một cơ chế, một công cụ
thanh toán thực sự đi vào cuộc sống hay chưa sau khi ban hành. Ta có thể xem xét
tình hình sử dụng séc tại Việt Nam trong vòng ba năm trở lại đây
11
:
PT thanh toán
Doanh số 2001 Doanh số 2002
Doanh số 5 tháng
2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Séc 2.948 0,3 4.480 0,4 2.755 0,6
Tổng các phương tiện 870.744 100 846.509 100 499.014 100
(Đơn vị: Tỷ đồng; % của từng phương thức trên tổng phương tiện thanh toán.)
10 Nguồn: Tạp chí Tin học Ngân hàng số 2 (56) – 3/2003
11 Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 9/2003
Qua bảng số liệu trên, ta thấy thực tiễn sử dụng séc đã không được như
mong đợi. Mặc dù từ 1995, sau khi chỉ đạo triển khai mở rộng trên địa bàn toàn
quốc về thanh toán trong khu vực dân cư, từ thí điểm ở hai địa bàn là TP Hồ Chí
Minh và Thủ đô Hà Nội, ngân hàng Nhà nước đã đánh giá rất cao về khả năng mở
rộng và phát hành và thanh toán séc để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
trong dân chúng. Nhưng cho đến nay, tỷ trọng thanh toán bằng séc là một con số
còn quá nhỏ trên tổng doanh số của các phương tiện thanh toán. Hàng năm, con số
này có tăng nhưng tăng lên một cách “ì ạch”, từ 0,3% năm 2001 lên 0,6% 5 tháng
đầu năm 2003. Qua bảng ta thấy, về số tiền thanh toán bằng séc mỗi năm tăng chưa
được 2 tỷ đồng- Đây là một con số còn quá nhỏ bé so với một đất nước có số dân
xấp xỉ 80 triệu người và so với bề dày lịch sử và so với qui mô của nền kinh tế.

Con số này chứng tỏ séc chưa thực sự là một phương tiện thanh toán chủ yếu của
nền kinh tế.
Một điều nữa trong thanh toán séc hiện nay là, tại các ngân hàng, loại séc
được sử dụng nhiều nhất là séc bảo chi và séc chuyển khoản. Séc các nhân cũng đã
được sử dụng nhưng chưa rộng rãi so với hai loại séc trên (do rất nhiều lý do từ
phía khách hàng cũng như từ phía ngân hàng và Nhà nước). Ta có thể xem xét tình
hình sử dụng hai loại séc chuyển khoản và séc bảo chi tại một ngân hàng của Việt
Nam sau đây:
Tình hình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 2002
12
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức
Năm 2001 Năm 2002
Số món % Số tiền % Số món % Số tiền %
12 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

×