Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm sử DỤNG máu, CHẾ PHẨM máu THEO NHÓM ABO ở BỆNH NHÂN được TRUYỀN máu tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

NGUYN TH HUYấN

NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM Sử DụNG MáU, CHế
PHẩM MáU
THEO NHóM ABO ở BệNH NHÂN ĐƯợC TRUYềN MáU
TạI BệNH VIệN BạCH MAI 2016 2017

LUN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUYÊN

NGHI£N CøU MéT Số ĐặC ĐIểM Sử DụNG MáU, CHế
PHẩM MáU
THEO NHóM ABO ở BệNH NHÂN ĐƯợC TRUYềN MáU
TạI BệNH VIệN BạCH MAI 2016 – 2017
Chuyên ngành: Huyết học - Truyền máu
Mã số: 60720151


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Quang Vinh


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Huyết học - Truyền
máu Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện
Bạch Mai
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS
Phạm Quang Vinh - người thầy hướng dẫn đã dành cho tôi nhiều tâm sức để
hướng dẫn, chỉ bảo sâu sắc và động viên, khích lệ tơi trong q trình hồn
thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn:
BSCKII. Đỗ Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Truyền máu, Khoa Huyết học
-Truyền máu Bệnh viện Bạch mai và Ths. Nguyễn Thị Hồng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Các anh chị nhân viên Phòng Truyền máu, Khoa Huyết học - Truyền máu
Bệnh viện Bạch Mai đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường, lãnh đạo Khoa Xét nghiệm
cùng cán bộ trong khoa đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện, cũng như
gánh vác trách nhiệm cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Với những tình cảm đặc biết nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể gia
đình, tới chồng u và con trai tơi đã ln động viên, ủng hộ và hết lịng vì tơi
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2017



Nguyễn Thị Huyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện tại
Bệnh viện Bạch Mai. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu do tơi thu thập là
hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu này chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí hay
cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Huyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACD
BVBM
CPD
CPD - A
KHC
HTĐL
HTTĐL
KTC
KTCGT
MTP
TM, TMTM
STX, XT
XHGTC

RLST
KN
KT
NMBN
NMNC
CP
BN
WHO
TW

Acid Citrate Dextrose
Bệnh viện Bạch Mai
Citrate Photphate Dextrose
Citrate Photphate Dextrose có Adenin
Khối hồng cầu
Huyết tương đông lạnh
Huyết tương tươi đông lạnh
Khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu gạn tách
Máu toàn phần
Thiếu máu, thiếu máu tan máu
Suy tủy xương, Xơ tủy
Xuất huyết giảm tiểu cầu
Rối loạn sinh tủy
Kháng nguyên
Kháng thể
Nhóm máu bệnh nhân
Nhóm máu người cho
Chế phẩm
Bệnh nhân

Tổ chức y tế thế giới
Trung ương

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Lịch sử truyền máu.................................................................................3
1.1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới.....................................................3
1.1.2. Lịch sử truyền máu tại Việt Nam....................................................7


1.2. Các chế phẩm máu và chỉ định sử dụng.................................................9
1.2.1. Máu toàn phần.................................................................................9
1.2.2. Khối hồng cầu.................................................................................9
1.2.3. Khối hồng cầu rửa.........................................................................10
1.2.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, tiểu cầu.......................................10
1.2.5. Khối tiểu cầu.................................................................................10
1.2.6. Khối bạch cầu................................................................................11
1.3. Nhóm máu hệ ABO..............................................................................12
1.3.1. Lịch sử phát hiện...........................................................................12
1.3.2. Đặc điểm của nhóm máu hệ ABO.................................................12
1.4. Mối liên quan giữa nhóm máu ABO và một số bệnh lý.......................16
1.5. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm...................................................19
1.5.1. Tình hình sử dụng máu trên thế giới.............................................19
1.5.2. Tại Việt Nam.................................................................................20
1.5.3. Tại bệnh viện Bạch Mai................................................................23
1.6. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu.........24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................28

2.2.2. Các biến số nghiên cứu.................................................................28
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................29
2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................33
2.2.5. Các bước tiến hành........................................................................33
2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin....................................................34
2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu......................................................34
2.3. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................36


3.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO tại
BVBM từ tháng 5/2016 – 4/2017........................................................36
3.1.1. Sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO tại BVBM từ
tháng 5/2016 – 4/2017.....................................................................36
3.1.2. Sử dụng chế phẩm máu truyền khác nhóm...................................37
3.2. Sử dụng từng loại chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO theo thời gian37
3.2.1. Sử dụng KHC theo nhóm máu hệ ABO theo tháng và theo mùa..37
3.2.2. Sử dụng chế phẩm máu HTTĐL theo nhóm máu hệ ABO theo
tháng và theo mùa...........................................................................40
3.2.3. Sử dụng chế phẩm KTCGT theo nhóm máu hệ ABO theo tháng và
theo mùa..........................................................................................42
3.2.4. Sử dụng KTC theo nhóm máu hệ ABO theo tháng và theo mùa.. 44
3.2.5. Sử dụng tủa yếu tố VIII theo nhóm máu hệ ABO theo tháng và
theo mùa..........................................................................................46
3.3. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO tại các khoa lâm
sàng BVBM.........................................................................................47
3.4. Sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO ở một số nhóm bệnh
tại BVBM từ tháng 5/2016 – 4/2017...................................................49
3.4.1. Nhóm bệnh máu............................................................................49
3.4.2. Nhóm bệnh tim mạch....................................................................52

3.4.3. Nhóm bệnh tiêu hóa......................................................................54
Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................59
4.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO từ
tháng 5/2016 – 4/2017.........................................................................59
4.2. Sử dụng chế phẩm máu hệ ABO theo thời gian...................................60
4.2.1. Sử dụng KHC................................................................................60
4.2.2. Sử dụng HTTĐL...........................................................................64


4.2.3. Sử dụng KTCGT...........................................................................65
4.2.4. Sử dụng chế phẩm KTC................................................................66
4.2.5. Sử dụng tủa VIII............................................................................67
4.3. Tình hình sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu ABO phân bố theo
các khoa lâm sàng...............................................................................68
4.4. Sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu ABO ở một số nhóm bệnh...69
4.4.1. Nhóm bệnh máu............................................................................69
4.4.2. Nhóm bệnh Tim mạch...................................................................71
4.4.3. Nhóm bệnh tiêu hóa......................................................................72
4.4.4. Nhóm bệnh ung thư.......................................................................74
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
KIẾN NGHỊ....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Đặc điểm của các nhóm máu chính hệ ABO..............................13

Bảng 1.2.


Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên cứu một số tác giả trong
và ngoài nước..............................................................................15

Bảng 1.3.

Tỉ lệ nhóm máu ABO giữa người Việt Nam...............................16

Bảng 1.4.

Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và một số bệnh lý.........18

Bảng 1.5.

Mối liên quan giữa bệnh lý ung thư và nhóm máu hệ ABO.......18

Bảng 3.1.

Số đơn vị và tỷ lệ KHC được sử dụng theo nhóm ABO từng
tháng............................................................................................37

Bảng 3.2.

Số đơn vị và tỷ lệ % KHC theo nhóm ABO theo mùa................39

Bảng 3.3.

Số đơn vị và tỷ lệ HTTĐL theo nhóm ABO từng tháng.............40

Bảng 3.4.


Số đơn vị và tỷ lệ HTTĐL theo nhóm ABO theo mùa...............41

Bảng 3.5.

Số đơn vị và tỷ lệ KTCGT theo nhóm ABO từng tháng.............42

Bảng 3.6.

Số đơn vị và tỷ lệ KTCGT theo nhóm máu ABO theo mùa.......43

Bảng 3.7.

Số đơn vị và tỷ lệ KTC theo nhóm máu ABO từng tháng.........44

Bảng 3.8.

Số đơn vị và tỷ lệ KTC theo nhóm máu ABO theo mùa.............45

Bảng 3.9.

Sử dụng tủa yêú tố VIII theo nhóm máu ABO từng tháng.........46

Bảng 3.10. Sử dụng tủa VIII theo nhóm máu ABO theo mùa.......................47
Bảng 3.11. Số đơn vị và tỷ lệ chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO tại các
khoa lâm sàng BVBM từ 5/2016 – 4/2017.................................47
Bảng 3.12. Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng KHC theo nhóm ABO ở nhóm bệnh
máu theo tháng............................................................................49
Bảng 3.13. Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu theo nhóm ABO ở một
số bệnh máu................................................................................50

Bảng 3.14. Số đơn vị và tỷ lệ % chế phẩm máu theo nhóm ABO ở một số
bệnh tim mạch theo tháng...........................................................52
Bảng 3.15. Số đơn vị và tỷ lệ chế phẩm máu theo nhóm máu ABO ở một số
bệnh nhóm tim mạch...................................................................53


Bảng 3.16 . Số đơn vị và tỷ lệ KHC theo nhóm máu ABO ở nhóm bệnh tiêu
hóa theo tháng.............................................................................54
Bảng 3.17. Số đơn vị và tỷ lệ chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO ở một
số bệnh tiêu hóa...........................................................................55
Bảng 3.18. Số đơn vị và tỷ lệ KHC theo nhóm ABO ở nhóm bệnh ung thư
theo tháng....................................................................................56
Bảng 3.19. Số đơn vị, tỷ lệ theo nhóm ABO ở một số bệnh nhóm ung thư. .58
Bảng 4.1.

Số đơn vị và tỷ lệ % sử dụng chế phẩm máu theo nhóm ABO và
tỷ lệ phân bố nhóm máu ABO trong cộng đồng.........................59

Bảng 4.2.

Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo một số tác giả.............................60

Bảng 4.3.

Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng KHC theo nhóm ABO vào tháng
3/2017 và phân bố nhóm máu ABO trong cộng đồng.................61

Bảng 4.4.

Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng KHC theo nhóm ABO vào tháng

7/2016, 12/2016 và tháng 1/2017 và phân bố nhóm máu ABO
trong cộng đồng..........................................................................61

Bảng 4.5.

Số đơn vị và tỷ lệ KHC theo nhóm ABO vào mùa đơng và phân
bố nhóm máu ABO trong cộng đồng..........................................63

Bảng 4.6.

Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng theo nhóm ABO ở nhóm bệnh máu và
phân bố nhóm máu hệ ABO trong cộng đồng.............................71

Bảng 4.7.

Số đơn vị và tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu theo nhóm ABO ở
nhóm bệnh tim mạch và phân bố nhóm máu hệ ABO trong cộng
đồng.............................................................................................72

Bảng 4.8.

Số đơn vị, tỷ lệ sử dụng theo nhóm ABO ở nhóm bệnh lý dạ dày
– tá tràng và phân bố nhóm máu ABO trong cộng đồng.............73

Bảng 4.9.

Số đơn vị, tỷ lệ sử dụng theo nhóm ABO ở nhóm xuất huyết dạ
dày và phân bố nhóm máu ABO trong cộng đồng......................74

Bảng 4.10. Số đơn vị, tỷ lệ sử dụng theo nhóm ABO ở nhóm bệnh ung thư

và tỷ lệ phân bố nhóm máu ABO trong cộng đồng.....................75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO...................36
Biểu đồ 3.2. Số đơn vị chế phẩm máu truyền khác nhóm hệ ABO......................37

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu trúc kháng ngun nhóm máu hệ ABO...........................14

Hình 2.1.

Định nhóm máu hệ ABO tự động trên máy................................30

Hình 2.2.

Ngưng kết trong ống nghiệm......................................................31

Hình 2.3.

Các mức độ ngưng kết trong ống nghiệm...................................31

Hình 2.4.

Nguyên lý của kỹ thuật ngưng kết cột gel..................................32

Hình 2.5.


Các mức độ ngưng kết của kỹ thuật ngưng kết cột gel...............32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu và chế phẩm máu là loại thuốc đặc biệt sử dụng trong cấp cứu
và điều trị bệnh. Cho đến nay, dù loài người đã tiến rất xa trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật nhưng vẫn chưa điều chế được chất thay thế máu bởi vậy
nguồn cung cấp máu và chế phẩm máu vẫn phải lấy từ người hiến máu. Y
học càng tiến bộ đòi hỏi nhu cầu máu càng cao. Theo WHO thì cần phải có
2% dân số của một nước cho máu 1 lần/năm để đáp ứng nhu cầu máu của
quốc gia [1]. Dân số Việt nam tính đến ngày 22 tháng 03 năm 2017 là
95.145.144 người như vậy cần khoảng 1.902.902 người hiến máu 1 lần/năm
mới đủ máu cho điều trị [2]. Chuyên ngành truyền máu Việt Nam trong
những năm gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cung cấp chế
phẩm máu an tồn. Phong trào vận động hiến máu tình nguyện phát triển
rộng khắp dần tiến tới xố bỏ tình trạng tiếp nhận máu từ người hiến máu
chuyên nghiệp. Sử dụng máu và chế phẩm máu chỉ đạt hiệu quả khi có chỉ
định đúng và đáp ứng kịp thời do vậy cần có máu lưu trữ để đáp ứng kịp thời
cho cấp cứu, điều trị, quốc phòng, an ninh và phòng thảm hoạ...
Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) là một bệnh viện lớn của nước ta, nơi tập
trung một số lượng lớn bệnh nhân. Cùng với khoa lâm sàng bệnh máu, các
viện, khoa, phịng khác thuộc BVBM đều có nhu cầu sử dụng máu cho điều
trị rất lớn. Phần lớn lượng máu, chế phẩm máu đều do Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cung cấp. Tuy vậy, một thực trạng hiện nay là thiếu
máu cho điều trị và thiếu không đồng đều giữa các nhóm máu. Ở Việt Nam
trong nhiều năm qua ln ln có hiện tượng trong thời gian thiếu máu thì
đặc biệt thiếu nhóm O, nhóm A và ln dư nhóm B. Hiện tượng này khơng
chỉ một vài năm mà liên tục gần mười năm nay, không chỉ ở một mà ở nhiều

bệnh viện. Theo tổng hợp số liệu dự trù của trên 120 bệnh viện, nhu cầu


2

máu nhóm A và O ln cao hơn khoảng 3% so với tỷ lệ người có nhóm
máu này trong cộng đồng. Chính vì vậy, tình trạng thiếu nhóm máu A, O
rất hay xảy ra. Thực tế đáp ứng được khoảng trên 80% dự trù máu nhóm A
và O, trong khi đó tỷ lệ cấp phát nhóm máu B, AB gần như ln là 100%,
thậm chí thừa so với nhu cầu. Việc xác định lý do sự thiếu máu không đồng
đều như một quy luật là nhu cầu cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm ABO
ở bệnh nhân được truyền máu tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng
5/2016 – 4/2017.
2. Phân tích tình hình sử dụng máu theo nhóm ABO ở một số nhóm
bệnh tại bệnh viện Bạch Mai.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử truyền máu
1.1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới
1.1.1.1. Truyền máu trước năm 1990
Năm 1492, tại Rome, Đức Giáo Hoàng Innocent VIII bị một cơn đột
quỵ, ông bị yếu và hôn mê. Bác sĩ khuyên truyền máu như một biện pháp điều
trị cho căn bệnh của Đức Giáo Hoàng. Do y học chưa phát triển, bệnh tình
của Đức Giáo Hồng khơng cải thiện và qua đời vào cuối năm đó [3], [4], [5].

Năm 1628, bác sĩ người Anh William Harvey (1578-1657) mô tả chức
năng của tim và sự tuần hồn của máu. Ơng chỉ ra rằng tim là một máy bơm
và sự co bóp của tim đẩy máu vào các động mạch và máu đó quay trở lại tim
sau khi lưu thơng qua các tĩnh mạch. Do đó, máu lưu thơng tuần hồn trong
cơ thể. Harvey suy luận chức năng của các van là để ngăn chặn máu chảy
ngược vào trong các tĩnh mạch [3], [4], [5].
Năm 1678, truyền máu từ động vật sang người đã được thử nghiệm bằng
nhiều cách khác nhau, nhưng khơng thành cơng và sau đó bị cấm bởi Hiệp hội
các bác sĩ Paris vì xảy ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong [3], [4], [5].
Năm 1818, James Blundell, một bác sĩ sản khoa người Anh, đã thành
công khi thực hiện truyền máu của người cho một bệnh nhân bị băng huyết
sau sinh. Người cho máu chính là chồng của bệnh nhân, ông lấy một lượng
máu nhỏ từ cánh tay của người chồng, sử dụng một ống tiêm, truyền trực tiếp
cho người vợ. Giữa những năm 1825 và 1830, ông đã thực hiện 10 lần truyền
máu, 5 trong số đó chứng minh có lợi cho bệnh nhân và kết quả được cơng
bố. Ơng cũng phát minh ra những công cụ khác nhau để thực hiện truyền máu
[3], [4], [5].


4

Năm 1840, tại London, Anh, Samuel Armstrong Lane được sự trợ giúp
của chuyên gia tư vấn - Tiến sĩ Blundell, lần đầu tiên thực hiện thành công
truyền máu để điều trị bệnh Hemophilia [4], [5].
Từ năm 1873 đến năm 1880, trong những năm này, các bác sĩ Mỹ ghi
nhận, đã truyền sữa (từ bò, dê) cho người [3].
Năm 1884, truyền nước muối thay thế sữa như "chất thay thế máu", do
tần số phản ứng bất lợi với sữa tăng [3], [4], [5].
1.1.1.2. Truyền máu sau năm 1990
Năm 1901, Karl Landsteiner, một bác sĩ người Áo, cá nhân quan trọng

nhất trong lĩnh vực truyền máu, lần đầu tiên 3 nhóm máu người được ghi
nhận A, B và O. Năm 1902, nhóm máu chính thứ 4 là AB của người được ghi
nhận bởi A. Decastrello và A. Sturli [3], [4], [5], [6].
Năm 1907, Hektoen cho rằng an toàn của việc truyền máu có thể được
cải thiện bằng thực hiện phản ứng chéo (cross-matching) giữa máu của người
cho và người bệnh để loại trừ các hỗn hợp khơng tương thích. Reuben
Ottenberg lần đầu tiên truyền máu theo nhóm máu và thực hiện phản ứng
chéo (cross-matching). Ottenberg cũng áp dụng quy luật của Menden vào
nhóm máu và O là nhóm được cơng nhận phổ biến nhất [3], [4], [5].
Năm 1908, bác sĩ phẫu thuật người Pháp, Alexis Carrel đề xuất một
phương pháp để ngăn chặn đơng máu. Phương pháp của ơng địi hỏi phải nối
đông mạch của người cho trực tiếp với tĩnh mạch của người nhận qua đường
khâu của vết mổ. Ông lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật này để cứu sống con trai
của một người bạn với ba bệnh nhân là người cho máu. Quy trình này khơng
khả thi cho truyền máu, mở đường cho việc cấy ghép nội tạng thành công sau
này, Carrel nhận giải Nobel năm 1912 [3].
Năm 1915, tại bệnh viện Mt. Sinai ở thành phố New York, Richard
Lewisohn được ghi nhận là đã sử dụng natri citrat như một chất chống đông


5

máu, làm thay đổi quy trình truyền máu trước đây thành quy trình truyền máu
cơ bản như hiện nay và hoạt động Ngân hàng máu cơ bản đã hình thành. Hơn
nữa, cùng thời gian này, R. Weil chứng minh tính khả thi của bảo quản lạnh
cũng là hình thức chống đông máu [3], [4], [5].
Năm 1916, Francis Rous và J. R. Turner giới thiệu một dung dịch
citrate glucose có thể lưu trữ máu trong vài ngày sau khi lấy máu. Ngoài ra,
năm 1915, Lewisohn khám phá điều này cho phép máu được lưu trữ trong các
thùng chứa để truyền sau và phương pháp truyền trực tiếp từ tĩnh mạch đến

tĩnh mạch ra đời (vein-to-vein). Phát hiện này cũng trực tiếp dẫn đến việc
thành lập "kho máu" đầu tiên của Anh trong Thế chiến I. Oswald Robertson
đã được ghi nhận là tác giả của "kho máu" này [3], [6].
Năm 1937, Bernard Fantus, giám đốc điều trị tại Bệnh viện Cook
County ở Chicago, Illinois (Mỹ), thành lập ngân hàng máu bệnh viện đầu tiên
ở Mỹ. Với phịng thí nghiệm bệnh viện có khả năng giữ và lưu trữ máu của
người hiến, Fantus gọi là "Ngân hàng máu". Trong vài năm, các ngân hàng
máu bệnh viện và cộng đồng bắt đầu được thành lập trên khắp nước Mỹ. Tại
Mỹ, một số Ngân hàng máu sớm nhất được ghi nhận là ở Cincinnati, Miami,
New York và San Francisco [3].
Năm 1940, Edwin Cohn, một giáo sư sinh hóa tại Trường Y Harvard,
đã phát triển một ethanol phân đoạn lạnh, quá trình phân tách huyết tương ra
khỏi các thành phần khác của máu. Albumin, một loại protein có đặc tính
thẩm thấu mạnh, cộng với gamma globulin và fibrinogen đã bị tách riêng và
sẵn sàng sử dụng trong lâm sàng. Hiệu quả của việc sử dụng albumin trong
truyền máu lần đầu tiên đã được chứng minh bởi John Elliott [3].
Năm 1943, J. F. Loutit và P. L. Mollison giới thiệu dung dịch acid
citrate dextrose (ACD), làm giảm thể tích chất chống đơng máu, cho phép
truyền khối lượng máu lớn hơn và lưu trữ máu lâu hơn [4], [5], [6].


6

Năm 1947, hiệp hội các ngân hàng máu Mỹ (AABB) được thành lập để
"thúc đẩy các mục tiêu chung của các ngân hàng máu và hiến máu cộng đồng
Mỹ ra đời" [5], [6].
Năm 1950, Carl Walter và W. P. Murphy giới thiệu các túi nhựa để thu
thập máu. Thay thế chai thủy tinh dễ vỡ bằng những túi nhựa. Phát triển kỹ
thuật này kéo theo sự phát triển của hệ thống thu gom an toàn và dễ dàng hơn,
điều chế nhiều thành phần máu từ một đơn vị máu toàn phần duy nhất [3].

Năm 1972, chiết tách tiểu cầu "Apheresis" đã được sử dụng để tách tiểu
cầu [3].
Năm 1979, một chất chống đơng máu mới là CPDA-1 có tác dụng kéo
dài thời gian lưu trữ của máu và các tế bào máu đến 35 ngày, tăng cường cung
cấp máu và tạo điều kiện chia sẻ máu giữa các ngân hàng máu với nhau [3].
Năm 1983, chất nuôi dưỡng hồng cầu mới được giới thiệu, kéo dài thời
gian lưu trữ máu đến 42 ngày [3], [5].
Năm 1985, các xét nghiệm sàng lọc máu đầu tiên để phát hiện HIV
được cấp phép và thực hiện bởi các Ngân hàng máu Mỹ [3].
Năm 1987, hai xét nghiệm gián tiếp để sàng lọc viêm gan C được phát
triển và thực hiện: anti-HBc và kiểm tra men gan alanine (ALT) [3].
Năm 1989, tại Mỹ, lần đầu tiên thực hiện sàng lọc virus HTLV-I (anti
HTLV-I) ở người hiến máu [3].
Năm 1990, xét nghiệm sàng lọc phát hiện viêm gan C (loại viêm gan
không phải A, B) [3].
Năm 1992, xét nghiệm sàng lọc kháng thể kháng HIV-1 và kháng thể
HIV-2 đã được thực hiện [3].
Năm 1996, xét nghiệm kháng nguyên p24 HIV [3].
Năm 1999, kỹ thuật khuếch đại acid nucleic (NAT) được sử dụng
trong sàng lọc máu được FDA công nhận. NAT trực tiếp phát hiện các vật liệu
di truyền của virus như viêm gan C và HIV [3].


7

1.1.2. Lịch sử truyền máu tại Việt Nam
Trước năm 1954, trung tâm truyền máu thuộc quyền quản lý của quân
đội Pháp. Hịa bình lập lại (năm 1954), trung tâm truyền máu đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được thành lập tại bệnh viện Trung ương
quân đội 108. Năm 1956, bệnh viện Việt Đức thành lập Khoa “Lấy máu và

Truyền máu”. Năm 1970 tại bệnh viện Bạch Mai, giáo sư Bạch Quốc Tuyên
đã thành lập “Khoa Lấy máu”. Truyền máu ở nước ta giai đoạn này chủ yếu là
phục vụ cho chiến tranh, cho quân đội, truyền máu toàn phần là chủ yếu, lấy
máu vào chai thủy tinh và truyền máu trong ngày, chưa có phương tiện để bảo
quản máu dài ngày và chưa triển khai điều chế các thành phần máu [7], [8],
[9]. Các bệnh lây truyền qua đường truyền máu chỉ mới sàng lọc được tác
nhân gây bệnh sốt rét và giang mai, chỉ có một vài cơ sở triển khai sàng lọc
được HBsAg cho người hiến máu. Truyền máu được thực hiện ở hầu hết ở các
bệnh viện trung ương, các bệnh viện tỉnh và 100% trường hợp bệnh nhân
được truyền máu toàn phần, chưa có chương trình quốc gia về an tồn truyền
máu [8], [9].
Từ năm 1975 đến năm 1992: Nhu cầu máu gia tăng, nguồn máu thu được
chủ yếu là từ người bán máu (trên 90%). Thu gom máu được lấy vào chai với
quy trình hở, an tồn truyền máu về mặt miễn dịch chủ yếu mới thực hiện
định nhóm máu hệ ABO và làm phản ứng chéo ở phòng xét nghiệm để tìm
đơn vị máu tương đồng. Các bệnh lây truyền qua đường truyền máu chỉ mới
sàng lọc được tác nhân gây bệnh sốt rét và giang mai, chỉ có một vài cơ sở
triển khai sàng lọc được HBsAg cho người hiến máu. Truyền máu được thực
hiện ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, các bệnh viện tỉnh và 100% trường
hợp bệnh nhân được truyền máu toàn phần, chưa có chương trình quốc gia về
an tồn truyền máu [8], [9], [10].
Từ năm 1993 đến năm 2005: Truyền máu Việt Nam đã phát triển toàn
diện theo xu hướng phát triển hiện đại của truyền máu trong khu vực và thế


8

giới. Phong trào vận động cho máu tình nguyện trên quy mơ tồn quốc đã bắt
đầu được khởi động từ ngày 24/1/1994. Đổi mới các trang bị thu gom và bảo
quản máu: Thay chai bằng túi chất dẻo, thay giường bằng ghế lấy máu, tủ

lạnh bảo quản máu và quầy lạnh bảo quản huyết tương. Sàng lọc đủ 5 bệnh
nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới trên phạm vi toàn quốc:
HIV, giang mai, sốt rét, HBV, HCV [8],[9].
Sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm máu bao gồm: Khối hồng cầu
nghèo bạch cầu, khối tiểu cầu pool, khối tiểu cầu được tách từ một cá thể trên
hệ thống máy tự động, huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh
yếu tố VIII và khối bạch cầu hạt trung tính [8], [9], [10].
Từ 2005 đến nay, bước đầu chúng ta đã tập trung hoá được một số
trung tâm truyền máu và xây dựng các trung tâm truyền máu khu vực
(TTTMKV), những trung tâm này trở thành những cơ sở cung cấp máu lớn,
chịu trách nhiệm cung cấp máu cho các bệnh viện, các tỉnh mà trung tâm bao
phủ. Các cơ sở truyền máu nhỏ thuộc diện bao phủ của TTTMKV đã khơng
cịn tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, điều chế các sản phẩm máu mà chỉ tập trung
vào lưu trữ, phát máu an toàn và truyền máu lâm sàng hợp lý và hiệu quả [11],
[12]. Bước đầu chúng ta đã xây dựng được phong trào HMTN phát triển bền
vững, Ban chỉ đạo vận động HMTN cấp quốc gia và các cấp tỉnh, huyện... đã
được thành lập, công tác tổ chức vận động hiến máu được thực hiện một cách
hiệu quả, đã duy trì nguồn người HMTN ổn định. Chúng ta từng bước hồn
thiện qui trình tổ chức hiến máu, tiếp nhận máu từ các tỉnh về TTTMKV, hồn
thiện quy trình chăm sóc và tư vấn sức khoẻ người hiến máu. Chúng ta đã xây
dựng được cơ chế tài chính cho cơng tác tun truyền vận động HMTN một
cách hợp lý và hiệu quả; xây dựng quy chế tôn vinh người HMTN; mở rộng
phạm vi cung cấp máu của các TTTMKV; từng bước hoàn thiện qui trình
cung cấp máu từ các trung tâm đến các tỉnh, các bệnh viện [11], [13], [14].
1.2. Các chế phẩm máu và chỉ định sử dụng


9

a. Nguyên tắc, chỉ định sử dụng

Truyền máu cứu sống bệnh nhân đồng thời truyền máu có thể gây nguy
hiểm cho người bệnh vì vậy để truyền máu hiệu quả, an toàn, hợp lý khi chỉ
định truyền máu, bác sĩ điều trị cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
Đánh giá đúng, chính xác tình trạng lâm sàng của bệnh nhân để xem xét
bệnh nhân có cần truyền máu khơng, cần thành phần gì, số lượng bao nhiêu.
Phải dựa vào quy chế truyền máu của Bộ Y tế và bảng kiểm 10 điểm
dành cho bác sĩ lâm sàng khi truyền máu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Xem xét trong kho máu có máu khơng, có sản phẩm gì.
Nắm được đặc điểm của sản phẩm máu hiện có trong ngân hàng máu
và kho máu bệnh viện để có chỉ định sát thực tế và có hiệu lực [15].
b. Máu, các chế phẩm máu, cách dùng
1.2.1. Máu toàn phần
MTP là máu tĩnh mạch của người hiến máu được lấy cho vào túi nhựa
dẻo đã có sẵn dung dịch chống đơng [16], [17].
Chỉ định
+ Mất máu trên 30% thể tích tuần hồn.
+ Thay thế khối hồng cầu trong mất máu cấp kèm giảm thể tích tuần hồn.
+ Bệnh nhân cần truyền khối hồng cầu nhưng khơng có sẵn khối hồng cầu.
Từ máu tồn phần bằng phương pháp ly tâm phân lớp, người ta có thể
sản xuất ra được nhiều chế phẩm của máu như khối hồng cầu (KHC), khối
tiểu cầu (KTC), khối bạch cầu (KBC) hạt, huyết tương tươi đông lạnh
(HTTĐL) và tủa lạnh yếu tố VIII.
1.2.2. Khối hồng cầu
KHC là máu toàn phần đã loại bỏ phần lớn huyết tương, có hematocrit
khơng vượt quá 75% [16], [17].
Chỉ định


10


+ Thiếu máu mạn tính, Hb< 80 g/l.
+ Mất máu cấp dưới 30% thể tích tuần hồn.
+ Thiếu máu kèm theo bệnh tim mạch.
1.2.3. Khối hồng cầu rửa
Là khối hồng cầu đã được rửa nhiều lần bằng dung dịch nước muối
đẳng trương hoặc nước muối pha loãng [16], [17].
Chỉ định
+ Thiếu máu, tan máu miễn dịch có hoạt hóa bổ thể.
+ Bệnh nhân có kháng thể chống IgA gây phản ứng dị ứng.
+ Phản vệ khi truyền máu có IgA.
1.2.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, tiểu cầu
Là khối hồng cầu đã loại bỏ bạch cầu trong túi máu bằng cách sử
dụng lọc bạch cầu hoặc ly tâm, có thể điều chế trong hệ thống kín hoặc hở
[16], [17].
Chỉ định
+ Phòng ngừa nguy cơ gây miễn dịch hệ HLA trên bệnh nhân ghép tạng.
+ Giảm nguy cơ lây truyền HIV, CMV…
1.2.5. Khối tiểu cầu
1.2.5.1. Khối tiểu cầu từ người cho máu ngẫu nhiên
Là tiểu cầu được tách ra từ máu toàn phần bằng máy ly tâm, thường
được điều chế từ bốn túi máu tồn phần [16], [17].
Chỉ định
+ Phịng xuất huyết cho bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 20 G/l.
+ Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm nặng dưới 10 G/l, có biểu hiện
xuất huyết nặng.
+ Bệnh nhân phẫu thuật có rối loạn chức năng tiểu cầu.
1.2.5.2. Khối tiểu cầu phù hợp HLA


11


+ Là tiểu cầu được điều chế bằng máy tách tiểu cầu tự động từ một
người cho máu có HLA tương đồng với bệnh nhân[16], [17].
Chỉ định
+ Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nhạy với phản ứng tiểu cầu từ
người cho khác nhóm HLA.
1.2.6. Khối bạch cầu
KBC được điều chế từ huyết tương giàu bạch cầu hoặc chiết tách từ một
người cho bằng máy tách tự động [16], [17].
Chỉ định
+ Giảm bạch cầu cấp tính.
+ Nhiễm trùng nặng kháng thuốc.
+ Suy tủy có bạch cầu dưới 0.5 G/l.
1.2.7. Huyết tương
Là sản phẩm được điều chế từ máu toàn phần bằng cách ly tâm hoặc để
lắng trong vòng 6h kể từ khi lấy máu, có thể tách bằng máy tách tự động hoặc
từ người cho huyết tương [16], [17].
Huyết tương tươi đông lạnh: Là huyết tương được tách từ máu toàn phần
trong 6h đầu kể từ khi lấy máu, bảo quản ở -20ºC

-30ºC trong 6 tháng.

Chỉ định
+ Rối loạn đông máu do các yếu tố đông máu.
+ Bệnh Hemophilia.
+ Đông máu rải rác trong lòng mạch.
Huyết tương thường: huyết tương thu được sau 8 giờ. Huyết tương này
giảm một số yếu tố đông máu V, VIII, bổ thể và các thành phần khác còn tốt.
Huyết tương đã lấy tủa lạnh yếu tố VIII: huyết tương này còn nguyên các
protein nhưng các yếu tố đơng máu cịn rất ít do một phần tách ra cùng yếu tố

VIII, phần khác tự hủy do thời gian và thao tác.


12

Huyết tương giàu kháng thể chống virus viêm gan B: dùng tốt cho bệnh
nhân viêm gan virus B.
Các sản phẩm chiết tách từ huyết tương: huyết tương có nhiều sản phẩm
quý nếu chiết tách từng phần thì hiệu quả truyền máu của truyền máu càng cao.
+ Tủa lạnh F-VIII: yếu tố VIII+ sợi huyết.
+ Albumin: dung dịch 5%, 20% tiêm tĩnh mạch.
+ Gamma globulin.
+ Yếu tố VIII cô đặc.
+ Một số men có giá trị trong điều trị.
1.3. Nhóm máu hệ ABO
1.3.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1900, hệ nhóm máu ABO đã được nhà bác học Karl Landstainer và
cộng sự phát hiện. Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm máu chính là A, B,
AB và O, các nhóm máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc
khơng có mặt cuả kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt
hoặc khơng có mặt của kháng thể chống A và chống B trong huyết thanh
[5], [18], [19], [20].
1.3.2. Đặc điểm của nhóm máu hệ ABO


13

Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm chính là nhóm A, nhóm B, nhóm AB
và nhóm O. Bốn nhóm máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc
khơng có mặt của kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng

cầu và sự có mặt hoặc khơng có mặt của kháng thể chống A, kháng thể
chống B trong huyết thanh. Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO
thường xuất hiện sớm vào khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai. Kháng
thể chống A và kháng thể chống B thường là kháng thể tự nhiên có bản
chất là IgM, thích hợp hoạt động ở 4°C, xuất hiện sau khi sinh, tăng
dần hiệu giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, khơng qua được hàng rào
nhau thai, khơng bao giờ có trong huyết thanh của cá thể có kháng
nguyên tương ứng trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống A và chống
B cũng có thể là kháng thể miễn dịch, có bản chất là IgG, thích hợp
hoạt động ở 37°C, được hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn
dịch do tiếp xúc với kháng nguyên của hệ ABO gặp trong trường hợp
bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, truyền máu khơng hồ hợp hệ
ABO, các kháng thể này có thể lọt qua hàng rào nhau thai, có khả năng
kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [5], [18], [19], [20],
[21], [22], [23].
Bảng 1.1. Đặc điểm của các nhóm máu chính hệ ABO
Nhóm máu

Kháng ngun trên bề

Kháng thể có trong huyết thanh

A
B
AB
O

mặt hồng cầu
A
B

A,B
Khơng có kháng ngun

kháng thể B
kháng thể A
Khơng có kháng thể A, kháng thể B
Có cả kháng thể A và kháng thể B

A, B
Các gen mà tạo nên kháng nguyên A và B của hệ nhóm máu ABO được
mã hố bởi enzyme glycosyltransferases của a.a 354. Các enzyme này khi
thêm một đường đặc biệt vào vị trí của một carbohydrat cột trụ mà kết thúc


14

bằng đường fucose (Kháng nguyên H) sẽ dẫn tới làm thay đổi lượng kháng
nguyên A (N acetyl D galactosamine) hoặc lượng kháng nguyên B (Dgalactose) trên bề mặt hồng cầu và chính vì lượng kháng ngun A và B trên
bề hồng cầu sẽ quyết định một cá thể nào đó có nhóm máu A hoặc B, hoặc
AB, hoặc O. Người có nhóm máu Bombay là do đường fuctose (Kháng
nguyên H) được thêm ở (1,2) glycosyltransferases, enzyme này được mã hoá
bởi một gen có tên là FUT và chính điểm biến đổi này trong gen này sẽ làm
tăng số lượng các hồng cầu thiếu hụt chất H và kết quả là làm cho các kháng
nguyên A, kháng nguyên B không biểu lộ. Sự khác nhau chính giữa các gen
mã hố transferases đặc hiệu của nhóm máu A và B bao gồm 7 nucleotid, chỉ
4 trong số 7 nucleotid này có sự thay thế các a.a (Arg 179 gly, Gly 235 Ser,
Leu 266 Met, Gly 268 Ala) là có thể dẫn tới sự xuất hiện một nhóm máu mới
của hệ nhóm máu ABO. Do vậy hiện nay với kỹ thuật sinh học phân tử người
ta đã phát hiện có rất nhiều dưới nhóm của hệ thống nhóm máu ABO (Ví dụ:
A2, Ax, cis AB, Ael, Bm...), tất cả các dưới nhóm này đều có liên quan đến

những đột biến điểm và mất đoạn trong gen transferase (Trên exons 6 và 7),
kết quả của việc giảm hoạt động của các enzyme là làm các kháng nguyên A
và B yếu đi. Hiểu biết cơ bản về cấu trúc phân tử của Alleles giúp chúng ta có
thể định nhóm chính xác các trường hợp A yếu, B yếu và để phân biệt chúng
với nhóm O và các trường hợp thiếu hụt H [24], [25], [26].


×