Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU cầu CHĂM sóc và kết QUẢ CHĂM sóc sản PHỤ TRẺ sơ SINH SAU đẻ 7 NGÀY tại NHÀ TRÊN địa bàn HUYỆN THANH TRÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.33 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN TH DUYấN

ĐáNH GIá NHU CầU CHĂM SóC Và KếT QUả
CHĂM SóC SảN PHụ - TRẻ SƠ SINH SAU Đẻ 7
NGàY
TạI NHà TRÊN ĐịA BàN HUYệN THANH TRì

LUN VN THC S ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN TH DUYấN

ĐáNH GIá NHU CầU CHĂM SóC Và KếT QUả
CHĂM SóC SảN PHụ - TRẻ SƠ SINH SAU Đẻ 7
NGàY
TạI NHà TRÊN ĐịA BàN HUYệN THANH TRì

Chuyờn ngnh: iu dng
Mó số: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS. Trương Việt Dũng

Hà Nội - 2019


LỜI CÁM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu nhà trường
Phòng Điều Dưỡng
Phòng sau đại học
Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì.
Đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn tới:
GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ
tôi tận tình chu đáo, trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi bầy tỏ lịng biết ơn đến tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế
huyện Thanh Trì đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho tơi trong suốt q trình
học tập, thực hành và hồn thành luận văn.
Tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới tồn thể gia đình,
bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin trận trọng nghi nhận những tình cảm và công lao này.
Hà Nội, ngày 20 Tháng 9 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Duyên


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Duyên học viên lớp cao học Điều dưỡng khóa I
trường Đại học Thăng Long xin cam đoan
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Trương Việt Dũng
1.Cơng trình này khơng trùng với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
2.Các số liệu và thơng tin nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho
phép lấy số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 2 Tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Duyên


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPTT

Biện pháp tránh thai

CS

Chăm sóc

CSHQ

Chỉ số hiệu quả


CSSS

Chăm sóc sau sinh

CSTN

Chăm sóc tại nhà

CTC

Cổ tử cung

DTBS

Dị tật bẩm sinh

DV

Dịch vụ

HQCT

Hiệu quả can thiệp

IMR

Tỷ suất tử vong sơ sinh/ Infant mortality Ratio

KHHGĐ


Kế hoạch hố gia đình

MMR

Tỷ suất tử vong mẹ/ Marternal Mortality Ratio

NC

Nghiên cứu

NCCT

Nghiên cứu can thiệp

NKHS

Nhiễm Khuẩn hậu sản

QG

Quốc gia

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCMR

Tiêm chủng mở rộng


TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TSM

Tầng sinh môn


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................. 3
1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà
1.1.1. Một số khái niệm

3

3

1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng

4

1.1.3. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản
1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế

7

10


1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh 13
1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ trên thế giới

13

1.2.2. Kiến thức, thực hành về CSSS của bà mẹ tại Việt Nam

17

1.3. Các mơ hình chăm sóc sau sinh tại nhà

19

1.3.1. Mơ hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới

19

1.3.2. Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

24

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu

24


24

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

24

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 25
2.6. Các biến số nghiên cứu

25

2.7. Phân tích số liệu 27
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
2.8.1. Tính tự nguyện
2.8.2. Tính bảo mật 27

27

27


2.8.3. Đạo đức của nhà nghiên cứu

27

2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 29
3.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình


29

3.1.1.Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu 29
3.1.2. Điều kiện sinh hoạt, sức khỏe mẹ và bé sau sinh.

33

3.2. Thực trạng kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ 37
3.3. Liên quan giữa một số yếu tố đến kiến thức chăm sóc sau sinh
44
3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn cho bà mẹ.

47

3.4.1. Yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn chăm sóc sức khỏe cho mẹ
47
3.4.2. Yếu tố liên quan đến nhu cầu của bà mẹ tư vấn chăm sóc cho trẻ sơ
sinh

49

Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................51
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

51

4.2. Kiến thức của sản phụ về chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh 54
4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu chăm sóc sau sinh
57

KẾT LUẬN ...................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................29

Bảng 3. 2.

Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu...........................31

Bảng 3. 3.

Mức độ hài lòng về điều kiện sinh hoạt..................................33

Bảng 3. 4.

Người giúp các bà mẹ sau sinh...............................................33

Bảng 3. 5.

Sức khỏe của bà mẹ 0-7 ngày sau sinh...................................34

Bảng 3. 6.

Sức khỏe trẻ sơ sinh................................................................35


Bảng 3. 7.

Mức độ hài lịng về cơng tác chăm sóc sau sinh của cán bộ y tế.36

Bảng 3. 8.

Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh......................37

Bảng 3. 9.

Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh.............38

Bảng 3. 10.

Kiến thức về biểu hiện bất thường sau khi sinh của bà mẹ.....39

Bảng 3. 11.

Kiến thức về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp..................39

Bảng 3. 12.

Kiến thức về vệ sinh sau đẻ.....................................................40

Bảng 3. 13.

Kiến thức về chế độ ăn uống sau sinh.....................................41

Bảng 3. 14.


Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh...................41

Bảng 3. 15.

Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp..................................42

Bảng 3. 16.

Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS.......................................43

Bảng 3. 17.

Một số yếu tố với kiến thức về chăm sóc sau sinh................44

Bảng 3. 18.

Một số yếu tố với kiến thức chăm sóc sau sinh.......................46

Bảng 3. 19.

Một số yếu tố về tiếp cận y tế vơi kiến thức CSSS của mẹ.....47

Bảng 3. 20.

Yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn về kiến thức chăm sóc mẹ. .47

Bảng 3. 21.

Yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn về kiến thức................49



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố theo trình độ văn hóa..............................................30

Biểu đồ 3.2.

Cách sinh của đối tượng nghiên cứu....................................32

Biểu đồ 3. 3.

Cân nặng trung bình của con................................................32

Biểu đồ 3. 4.

Người giúp các mẹ sau sinh..................................................34

Biểu đồ 3. 5.

Sức khỏe của bà mẹ 0-7 ngày sau sinh.................................35

Biểu đồ 3. 6.

Sức khỏe trẻ sơ sinh..............................................................36

Biểu đồ 3. 7.


Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh....................37

Biểu đồ 3. 8.

Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh...........38

Biểu đồ 3. 9.

Kiến thức về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp của bà mẹ
sau sinh.................................................................................40

Biểu đồ 3. 10.

Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh.................42

Biểu đồ 3. 11. Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp................................43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vơ cùng quan trọng do có những thay
đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời người phụ nữ bắt đầu
thiên chức của mình đó là “Làm mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của
người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất [1][2]
Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2014, có khoảng 60% tử vong bà mẹ
và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và
4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và
tuần thứ 2 sau sinh. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế
giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh

và có 850.000 trẻ khơng thể sống sót sau tuần đầu tiên [26]. Ở Việt Nam, theo
số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ
đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [3]. Tuần đầu
sau sinh là khoảng thời gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau
sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao
gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn
thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tiêu hóa, tâm thần sau sinh.... Trẻ
sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp,
nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý.....[12], [16].
Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc
một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp
phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an tồn, phịng tránh
hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục
về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hồn cảnh và mơi trường mới
sau sinh. 100 % bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh bởi các nhân
viên y tế tại bệnh viên trong thời gian từ 1 – 2 ngày với bà mẹ sinh thường từ
3 – 5 ngày với bà mẹ sinh mổ. Sự chăm sóc được chuyển tiếp từ bệnh viên
đến tại nhà. Các nhân viên y tế tại đại phương sẽ đến nhà bà mẹ và trẻ sơ sinh


2

để chăm sóc. Đó cũng là 1 trong những tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc
sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế tỷ lệ chăm sóc sau sinh tại nhà của Hà Nội chỉ
tiêu đạt phải là 98% của năm 2018.
Chính vì vậy, tiến hành một đánh giá về nhu cầu chăm sóc sau sinh cho
các bà mẹ tại nhà trong đó chú trọng đến tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ về
chăm sóc sau đẻ theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản là một việc
làm cần thiết. Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: kiến thức của sản phụ về
chăm sóc cho mẹ và bé trong giai đoạn chu sinh như thế nào? Yếu tố nào liên

quan đến hiểu biết của sản phụ? Nhu cầu chăm sóc chủ quan (đề nghị của sản
phụ) và khách quan (tình trạng sức khỏe của mẹ và bé) như thế nào? Có
những yếu tố nào liên quan đến nhu cầu chăm sóc của sản phụ?. Những thông
tin thu được sẽ là cơ sở để tổ chức tốt hơn hoạt động chăm sóc sau sinh tại
nhà cho sản phụ tại nhà của Huyện Thanh Trì. Đây cũng chính là mục đích
nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá nhu cầu chăm sóc và kết quả chăm sóc
sản phụ - trẻ sơ sinh sau đẻ 7 ngày tại nhà trên địa bàn huyện Thanh
Trì” Với hai mục tiêu nghiên cứu:
(1) Đánh giá nhu cầu chăm sóc sản phụ - trẻ sơ sinh sau đẻ 7 ngày
tại nhà trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2019
(2) Phân tích yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu chăm sóc tư
vấn hướng dẫn sản phụ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Giai đoạn sau sinh
Tổ chức Y tế thế giới thống nhất sử dụng thuật ngữ “giai đoạn sau sinh”
để đề cập đến những vấn đề sức khỏe của sản phụ và sơ sinh tính từ khi rau sổ
đến hết ngày thứ 42 (6 tuần lễ), còn gọi là thời kỳ hậu sản.
Giai đoạn sau sinh được chia ra thành các giai đoạn nhỏ:
(1) Giai đoạn ngay sau sinh: 24h đầu sau khi sổ rau
(2) Giai đoạn sau sinh sớm: ngày 2 đến hết tuần đầu tiên
(3) Giai đoạn sau sinh muộn: tuần 2 đến hết tuần 6 [16].
1.1.1.2. Chăm sóc sau sinh
Theo Tổ chức y tế thế giới, chăm sóc sau sinh bao gồm việc theo dõi và

chuyển tuyến điều trị cho bà mẹ nếu có biến chứng như băng huyết, đau,
nhiễm khuẩn, ngồi ra cịn bao gồm cả tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh
dưỡng thời kỳ nuôi con, các tư vấn về chăm sóc sơ sinh và kế hoạch hóa gia
đình. Nội dung chăm sóc sơ sinh bao gồm cho bú sớm và bú hoàn toàn, giữ
ấm, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh rốn, và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy
hiểm đưa trẻ đi khám và điều trị [12].
1.1.1.3. Sơ sinh
Là trẻ được sinh ra từ 0 đến 28 ngày tuổi
1.1.1.4. Nhu cầu
Có rất nhiều định nghĩa về nhu cầu, tuy nhiên, có thể hiểu, nhu cầu là
một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình
độ, nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có
những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói


4

chung, đến hành vi của con người nói riêng, được nhiều ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng
1.1.2.1.Giải phẫu và sinh lý hậu sản thường
- Những hiện tượng giải phẫu và sinh lý:
+ Thay đổi ở tử cung: Ngay khi rau sổ, tử cung co lại thành một khối
chắc, đáy tử cung ở ngay dưới rốn. Trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng
1000g. Kích thước tử cung giảm đi do máu và các mạch máu mất đi và một
phần khác là do sự tiêu hóa một lượng lớn các tương bào và tế bào. Các cơ tử
cung tự tiêu và giảm về kích thước cũng như số lượng. Trong 4 tuần đầu sau
đẻ, có sự tăng co hồi tử cung để tái tạo lại các tổ chức cơ tử cung. Niêm mạc
tử cung thực sự hồi phục sau sinh 6 tuần.

+ Thay đổi ở các phần phụ, âm đạo, âm hộ: Buồng trứng, vòi tử cung
và các dây chằng tròn, dây chằng rộng dần dần trở lại bình thường về chiều
dài, hướng và vị trí. Cổ tử cung cũng thu nhỏ dần và thường bị rách 2 mép
nên có hình dạng giống mơi cá mè. Lỗ cổ tử cung cũng nhanh chóng thu nhỏ
dần và ngày thứ 12 sau sinh chỉ cịn lọt ngón tay. Âm đạo và âm hộ bị căng
giãn rất nhiều trong chuyển dạ, đã trở lại trạng thái như trước khi mang thai
vào tuần lễ thứ 3.
+ Thay đổi hệ tiết niệu: Sau khi đẻ, không chỉ thành bàng quang bị phù
nề và xung huyết mà hiện tượng xung huyết còn xuất hiện cả ở lớp niêm mạc
bàng quang. Hơn nữa, bàng quang tăng dung tích và cơ bàng quang mất nhạy
cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu ở bàng quang, cơ thắt vân cổ
bàng quang hoặc là do viêm nhiễm sẽ nhậy cảm dễ mở nhưng có những
trường hợp lại co thắt gây nên trình trạng bí đái, hoặc đái rắt hoặc són tiểu sau
đẻ. Bể thận và niệu quản bị giãn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau đẻ từ 2
đến 8 tuần lễ. Những thay đổi này gây hiện tượng viêm nhiễm đường tiết niệu
tiềm tàng mà khơng có biểu hiện triệu chứng bởi vì có tới 20% những bà mẹ
sau sinh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể ẩn .


5

+ Thay đổi ở vú: Ngược lại với cơ quan sinh dục, khi mang thai và đặc
biệt là sau đẻ, vú phát triển, căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to và dài ra, các
tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ lên. Các tuyến sữa phát triển.
- Những hiện tượng lâm sàng
+ Sự co hồi tử cung: Hiện tượng co hồi tử cung diễn ra ngay sau khi
sổ rau. Trong 12 giờ đầu sau đẻ, tử cung co đều đặn và đồng bộ để tống sản
dịch ra ngoài. Sau 24 giờ, cơn co tử cung không đều và giảm về cường độ.
Các cơn đau tử cung thường gặp ở những người sinh con rạ. Mức độ đau tùy
theo cảm giác của từng người. Có thể đau kéo dài nhiều ngày. Thông thường,

các cơn đau giảm dần từ ngày thứ 3 sau đẻ. Nếu co hồi tử cung chậm, sản
dịch có mùi hơi và sốt thì cần nghĩ ngay đến nhiễm khuẩn hậu sản, phải cho
sản phụ đi khám tại các cơ sở y tế.
+ Sản dịch: Thành phần của sản dịch bao gồm: Máu, mảnh vụn của rau,
màng rau, niêm mạc tử cung (mạng rụng), chất gây và lông tơ của thai nhi.
Toàn bộ lượng sản dịch ước khoảng 1.000-1.500g. Sản dịch có màu vàng, mùi
nồng, ngai ngái đặc trưng cho sản dịch. Nếu có mùi tanh, hơi, màu đục là do
bị nhiễm khuẩn. Nếu sản dịch ra nhiều, màu đỏ, người mệt lả là đang chảy
máu do đờ tử cung hay tổn thương đường sinh dục. Với sự tự cầm máu trong
tử cung, sản dịch giảm dần theo thời gian hậu sản. Ba ngày đầu tiên sau đẻ:
sản dịch ra nhiều khoảng 1.000g, bao gồm máu cục, những mảnh rau vụn nhỏ,
có mầu nâu sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8: sản dịch ít, có màu lờ lờ như
máu cá, lượng máu và các mảnh vụn của rau, màng rau ít dần. Hai tuần sau
đẻ: sản dịch có màu trong vì chỉ cịn dịch thấm của niêm mạc tử cung. Mặt
khác, sản dịch là phức hợp prôtêin phân hủy nên cũng là môi trường thuận lợi
cho nhiễm khuẩn hậu sản tăng lên.
+ Hiện tượng tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ: Prolactin từ thùy trước
tuyến yên làm cho các tuyến sữa tiết ra sữa. Oxytocin từ thùy sau tuyến yên
tác động tới các tế bào bao quanh các tuyến làm cho sữa được bài tiết vào
trong ống dẫn sữa rồi vào núm vú. Oxytocin cũng cịn kích thích lượng


6

prolactin tiết ra thêm. Các Estogen của bánh rau ức chế tiết prolactin, phải
mất 3 đến 4 ngày thì hiện tượng này mới mất hẳn đi. Sữa bình thường cho tới
lúc này còn chưa được tiết ra. Khi mà các estogen cịn chế ngự (trong khi có
thai và ngay sau khi đẻ) thì chỉ có sữa non được tiết ra.
+ Các hiện tượng khác: Cơn rét run: xảy ra ngay sau đẻ, là cơn rét run
sinh lý. Mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phải phân biệt với rét

run do chống, mất máu. Bí đái, tiểu tiện: do nhu động ruột bị giảm, do
chuyển dạ kéo dài hoặc ngôi thai đè vào bàng quang. Các hiện tượng khác:
mạch thường chậm lại 10 nhịp/phút, trọng lượng cơ thể có thể sụt 3-5kg ngay
sau sinh do rau thai, nước ối, sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch. Hb,
Hematocrit và hồng cầu giảm, sau 2 tuần lễ mới trở lại giá trị bình thường.
1.1.2.2. Sơ sinh đủ tháng và những vấn đề sức khỏe
- Sinh lý trẻ sơ sinh
+ Da, vàng da sinh lý: khoảng 1/3 trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da sinh lý
bình thường vào giữa ngày thứ 2 và thứ 5. Hiện tượng này một phần do tình
trạng chưa trưởng thành của các tế bào gan và tăng bilirubin trong máu, vì các
hồng cầu bị phá hủy (hàm lượng Hb giảm từ 20g lúc mới sinh xuống 11g vào
tháng thứ 3).
Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ
tháng. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30%. Vàng da sinh lý không nguy
hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn; còn vàng da bệnh lý có thể gây
tử vong nếu khơng được điều trị kịp thời. Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện
vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình
thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng
hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin - một
chất có sắc tố màu vàng - được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.
Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 3-5 ngày,
khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một
số trường hợp vàng da nặng do nồng độ Bilirubin tăng quá cao và thấm vào


7

các nhân xám của não gây vàng da nhân. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể
làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần
vận động vĩnh viễn. Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong

vòng 3-5 ngày sau sinh.
+ Phân: phân su chủ yếu do các tế bào bong, dịch nhầy và các sắc tố
mặt tạo nên- được đẩy ra ngoài trong 2-3 ngày đầu. Phải thấy phân su xuất
hiện trong vòng 36h sau khi sinh. Ruột khi mới sinh vô khuẩn nhưng sau vài
giờ đã có các khuẩn lạc phát triển. Phải xuất hiện vào ngày thứ 5, thường có
màu vàng nhạt, mùi thối. Trẻ bú mẹ đại tiện ít hơn trẻ cho ăn bằng chai.
+ Hệ thống hô hấp: Nhịp thở khoảng 30 lần/phút và có thể rất thất thường.
+ Nước tiểu: Trong vịng 24h đầu sau khi sinh trẻ phải đái ra nước tiểu.
Phải theo dõi đại tiện và tiểu tiện- các hiện tượng này là bằng chứng của chức
năng bình thường.
+ Hệ thống sinh dục: các biểu hiện của tình trạng giảm sút Estrogen có
thể xuất hiện được gọi là “cơn sinh dục”. Đơi khi thấy các núm vú phồng lên,
thậm chí cịn tiết sữa. Bé gái có thể chảy một chút máu ở âm đạo, bé trai có
thể bị tràn dịch màng tinh hồn thống qua. Những hiện tượng này là sinh lý
bình thường của trẻ sơ sinh nên khơng cần phải điều trị.
1.1.3. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản:
1.1.3.1. Những nguy cơ của bà mẹ:
- Nguy cơ về sức khỏe- bệnh tật:
Trong thời kỳ hậu sản, sức khỏe bà mẹ có thể bị đe dọa bởi nhiều vấn
đề sức khỏe. Một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng có thể là nguyên nhân
gây tử vong bao gồm; chảy máu muộn sau đẻ, sản giật, … Đau, mệt mỏi, lo
lắng buồn chán và trầm cảm là những biểu hiện sức khỏe rõ rệt nhất của bà
mẹ trong thời kỳ này: có 55% bà mẹ ở Canada và 76% bà mẹ ở Mỹ cho biết
cảm thấy mệt mỏi ở tháng thứ 2 sau sinh. Về triệu chứng đau: đau ở vùng
khung chậu (45,9% tại Canada), đau vết mổ (83% ở Mỹ), đau vùng lưng
(54,5% ở Canada), đau đầu (23%) [17].


8


Bảng 1.1. Tổng hợp các vấn đề sức khỏe của bà mẹ sau sinh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Vấn đề sức khỏe
Đau lưng
Đau đầu
Trĩ
Căng giãn tĩnh mạch
Táo bón
Tiểu khơng tự chủ
Đái buốt, đái rắt

Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn âm đạo
Giao hợp đau
Lãnh cảm
Mất ngủ
Lo lắng
Trầm cảm
Mệt mỏi
Các vấn để về vú
Ho và cảm lạnh nhiều hơn
Đau cơ, đáy chậu
Vấn đề khác

Italia
344 (49,4)
157 (22,5)
115 (16,5)
572 (8,2)
88 (12,6)
12 (1,7)
7 (1.0)
10 (1.4)
16 (2.3)
83 (11.9)
122 (17.5)
98 (14.1)
252 (36.2)
142 (20.4)
321 (46.1)


Pháp
279 (47,4)
122 (20,7)
97 (16,4)
105 (17,9)
85 (14,5)
45 (7,6)
18 (3.0)
11 (1.9)
27 (4.6)
92 (15.6)
147 (24.9)
157 (26.7)
207 (35.2)
112 (19)
285 (48.4)

Thổ Nhĩ Kỳ Australia
577 (43,5)
326 (24,6)
69 (61,7)
172 (10,7)
16 (14.3)
394(26.3)
242 (18.2)
90 (80.4)
97 (86.6)
80 (7.14)

(đau vết mổ)


260 (19.6)
921 (69.4)
203 (16.9)
156 (11.6)
279 (21.0)
147 (60.7)

Tổng hợp một số các nghiên cứu về sức khỏe bà mẹ sau sinh một số
nước trên thế giới, cho thấy có khoảng gần 20 các vấn đề sức khỏe mà bà mẹ
đang phải đương đầu trong giai đoạn sau sinh sau khi ra viện, bao gồm các
cảm giác về đau, các vấn đề về vú, đường tiết niệu, đường sinh dục và các vấn
đề về tâm lý như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ đến lãnh cảm [17].
- Dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng:
Khẩu phần ăn của bà mẹ có ảnh hưởng lớn đến hồi phục sức khỏe sau
sinh, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của em bé. Theo khuyến cáo của Viện
Dinh dưỡng, bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu cần thêm 550 đến 675
Kcal/ngày so với bình thường khoảng từ 2200-2300 Kcal/ngày, tức là sẽ phải
đạt từ 2750 đến 2975 Kcal/này. Hiện nay, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng,
các bà mẹ ở Việt Nam mới chỉ đạt 2100 Kcal/ngày như vậy mới chỉ đảm bảo


9

được 76% nhu cầu tối thiểu của bà mẹ sau sinh. Ăn không đủ lượng và chất
trong các bữa ăn hàng ngày, không bổ sung các vi chất dinh dưỡng như
Vitamin A, Sắt, Iốt là một nguy cơ có hại cho sức khỏe của bà mẹ sau sinh.
Thiếu Iốt làm cho trẻ phát triển chậm trí tuệ. Thiếu Vitamin A gây tổn thương
ở mắt cho trẻ như quáng gà, mù do khô mắt. Thiếu Sắt và Folate gây thiếu
máu. Trên thế giới, châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh là những khu vực có

tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt cao. Bà mẹ cần được bổ sung Vitamin A 2 lần, và
viên Sắt thường xuyên trong thời gian 4 tuần sau khi sinh. Bổ sung Iốt bằng
khẩu phần ăn và các muối trộn Iốt có sẵn trên thị trường [2], [4].
- Vệ sinh, lao động và nghỉ ngơi
Thời kỳ mang thai và sinh nở đã tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như
sức sức lực của người phụ nữ, vì vậy nếu khơng có chế độ lao động và nghỉ
ngơi thích hợp trong thời kỳ sau sinh, bà mẹ sẽ có những hệ lụy về sức khỏe
như mất ngủ, giảm cân, suy nhược cơ thể, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, tạo điều
kiện mắc một số bệnh. Ngoài việc kiêng lao động nặng phòng tránh chảy
máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; bà mẹ cũng phải ngủ đủ giấc (từ 8
tiếng/ngày) để phục hồi sức khỏe. Chế độ vệ sinh thân thể và bộ phận đúng
cách sẽ giúp tránh được các nhiễm khuẩn về vú, đường sinh dục, tiết niệu. Bà
mẹ vệ sinh thân thể hợp vệ sinh bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, vệ sinh
vú và âm hộ hàng ngày [16], [4].
1.1.3.2. Những nguy cơ của trẻ sơ sinh
Trong năm 2010, có khoảng 3,1 triệu trẻ em tử vong trong tháng đầu
tiên của cuộc sống. Tỷ lệ tử vong sơ sinh có xu hướng giảm trong trẻ em từ
0-28 ngày tuổi giảm từ 4,4 triệu năm 1990 xuống còn 3,1 triệu năm 2010. Tỷ
lệ tử vong sơ sinh cũng giảm khoảng 28% từ 32/1.000 trẻ đẻ sống xuống còn
23/1.000 trẻ đẻ sống, tuy nhiên xu hướng giảm này xảy ra rất chậm và không
đều. Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, 60,6% tử vong bà mẹ và 32% tử
vong trẻ sơ sinh xảy ra trong vòng 48h sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy
rằng: nếu mẹ và con được chăm sóc y tế thích hợp sau sinh thì có đến 90%
các trường hợp có thể làm giảm tử vong sơ sinh từ 10% đến 27% [6].


10

Theo kết quả một số nghiên cứu, sơ sinh thường gặp những vấn đề sức
khỏe như: các vấn đề về hô hấp, trẻ sinh non tháng, nhiễm khuẩn, vàng da.

Tổng quan về gánh nặng bệnh tật và tử vong sơ sinh khu vực các nước Đông
Nam Á năm 2012 cho thấy các nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh bao
gồm: nhiễm khuẩn, non tháng, nhẹ cân, ngạt sơ sinh và các bất thường bẩm
sinh. Tỷ lệ tử vong sơ sinh do ngạt: 25%, biến chứng của sinh non: 45%, bất
thường bẩm sinh: 16% và nhiễm khuẩn: 14%. Nhiễm khuẩn sơ sinh là một
trong những nguyên nhân gây tử vong sơ sinh quan trọng nhất có thể phịng
tránh nhưng khơng thấy có nghiên cứu nào phân tích một cách sâu sắc cũng
như cung cấp các số liệu thống kê về tỷ lệ mới mắc [24].
Một nghiên cứu 565 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Pakistan năm
2006, cho thấy có khoảng 28% trẻ sơ sinh gặp những vấn đề về sức khỏe tính
đến 28 ngày tuổi. Các bà mẹ cho biết các vấn đề sức khỏe của trẻ bao gồm:
sốt (45,5%), nơn (27%), khó thở (15,4%), trớ (13,5%). Số ít khoảng 19% số trẻ
sơ sinh có triệu chứng nặng hơn như da xanh tái, hạ nhiệt độ, vàng da ...Trong số
những trẻ mắc bệnh này, có 82,1% mắc bệnh trong tuần đầu tiên [18].
1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Hướng dẫn thực hành
Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh dựa trên các bằng chứng hiện có
và sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia lúc bấy giờ. Chăm sóc y tế từ khi
mang thai đến hết giai đoạn sau sinh được biểu diễn theo sơ đồ sau (Hình 1.1)

Hình 1.3. Các giai đoạn chăm sóc y tế của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tiếp theo hướng dẫn năm 1998, năm 2003 TCYTTG công bố Hướng
dẫn thực hành thiết yếu về mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh và chăm sóc


11

sơ sinh nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn cho các can thiệp dựa trên
bằng chứng ở cấp độ chăm sóc ban đầu.
Tài liệu tư vấn kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới về các chăm sóc sau

sinh và chăm sóc thời kỳ hậu sản 2008 được một nhóm các chuyên gia quốc
tế phát triển dựa trên sự cập nhật về nội dung của hai hướng dẫn năm 1998 và
2003 vì vậy có những thay đổi và tiến bộ cũng như hữu ích hơn. Hướng dẫn
này quy định các nội dung chăm sóc và thời điểm chăm sóc dành cho bà mẹ
và sơ sinh giai đoạn sau sinh [24] [27] [47].
Một số nước thuộc châu Phi, thậm chí ở Anh cũng đã đưa ra các mục
tiêu chiến lược và định hướng cơng bằng cho chăm sóc sức khỏe sinh sản,
trong đó khơng chỉ chăm sóc trước sinh mà cả sau sinh [29] [33] [34] [38]
[44] [48].
Ở Việt Nam, Hướng dẫn quốc gia năm 2009 về chăm sóc sức khỏe sinh
sản cũng đã dựa trên hướng dẫn của WHO để quy định các nội dung chăm sóc
sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh [25].
1.1.4.1. Thời điểm chăm sóc sau sinh
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 chỉ rõ thực hiện chăm
sóc sau sinh nên theo mơ hình 6-6-6-6. Bao gồm 3-6 giờ sau sinh, 3-6 ngày, 6
tuần và 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, chăm sóc sau sinh trên thực tế cần tiến
hành sớm để khuyến khích các hành vi và thực hành chăm sóc kịp thời.
Những thực hành này bao gồm: cho trẻ bú ngay và cho bú hoàn toàn, giữ trẻ
đủ ấm, giữ sạch rốn, xác định các dấu hiệu nguy hiểm đúng thời điểm để kịp
thời điều trị. Đối với bà mẹ, những thực hành này bao gồm kiểm soát chảy
máu, kiểm sốt đau, nhiễm khuẩn, tư vấn chăm sóc vú và cho bú, tư vấn về
dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và kế hoạch hóa gia đình [23].
Ở những nơi khơng có điều kiện chăm sóc tại cơ sở y tế, có thể tổ chức
chăm sóc tại nhà. Hướng dẫn năm 2008 bổ sung trong khoảng thời gian từ 2448 giờ đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em,
vì vậy sự chăm sóc y tế vào thời điểm này là cần thiết nhất [25].


12

Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Việt

Nam quy định các thời điểm chăm sóc sau sinh cần thiết nhất là [1].
1- Trong ngày đầu sau đẻ:
2- Tuần đầu tiên sau đẻ
3- Sáu tuần đầu tiên sau đẻ
1.1.4.2. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia
Trong Hướng dẫn quốc gia về SKSS, các bà mẹ và sơ sinh được theo
dõi sức khỏe chặt chẽ trong ngày đầu tiên [6]. Từ ngày thứ 2 đến hết sáu tuần,
nếu bà mẹ xuất viện, các cán bộ y tế thực hiện chăm sóc sau sinh cần thực
hiện các quy trình: [1]
(1) Hỏi mẹ về sức khỏe mẹ và con
(2) Khám (kiểm tra sự co hồi tử cung, tầng sinh môn, sự tiết sữa, vết mổ.)
(3) Hướng dẫn chăm sóc mẹ và con (theo bảng hướng dẫn chăm sóc
của hướng dẫn quốc gia)
(4) Cảnh báo về các bất thường có thể xảy ra.
Các nội dung chăm sóc chính:
- Về phía người mẹ:
+ Vệ sinh hàng ngày
+ Chăm sóc vú
+ Xử trí đau do co bóp tử cung
+ Xử trí vết khâu tầng sinh mơn (nếu có)
+ Chế độ ăn uống và sinh hoạt đầy đủ, ngủ 8h/ngày, vận động nhẹ nhàng
+ Tư vấn: giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có), hoặc tư vấn ni con sữa
mẹ, kế hoạch hóa gia đình
- Về phía con:
+ Ngủ màn, nằm chung với mẹ
+ Nuôi con bằng sữa mẹ
+ Chăm sóc mắt
+ Chăm sóc rốn



13

+ Vệ sinh thân thể và chăm sóc da
+ Tiêm phòng
1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh
1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ trên thế giới
1.2.1.1. Kiến thức, thực hành sau sinh nói chung:
Kiến thức về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì
có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ
sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ-con.
Bổ sung và nâng cao kiến thức cịn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản
thân và con một cách khoa học. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kiến
thức và thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ chưa được chính bản thân
bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình quan tâm nhiều như kiến thức về
mang thai và sinh nở. Một nghiên cứu của tác giả Kimberly Smith (2004)
trên 428 bà mẹ ở Mali cho thấy có 80% bà mẹ khẳng định cần có kiến thức và
thực hành chăm sóc trước sinh, trong khi tỷ lệ trả lời đối với chăm sóc sau
sinh chỉ có 60%. Nghiên cứu này cũng cho thấy có 21,1% các bà mẹ khơng
biết cần phải đi khám lại sau sinh, 18% các bà mẹ cho rằng chỉ đi khám sau
sinh khi xuất hiện bất thường, chỉ có 2,1% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải
có cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trong vòng hai tuần đầu sau sinh. Về kiến
thức, nghiên cứu của Reza Sharafi (2013) trên 316 bà mẹ tại Iran cho thấy,
78,5% bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sơ sinh của các bà mẹ ở mức trung
bình. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 13,3%. Có 8,2% bà mẹ khơng có kiến
thức về chăm sóc con sau sinh [18].
Một nghiên cứu ở Etiopia (Genet Gebrehiwot và cộng sự, 2018) rất gần với
nghiên cứu của luận văn này của chúng tối cho thấy: Dịch vụ chăm sóc sau sinh cho
phép các chuyên gia y tế xác định các vấn đề sau sinh bao gồm các biến chứng tiềm
ẩn cho người mẹ với em bé và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Ở Ethiopia,
dịch vụ chăm sóc sau sinh được cung cấp miễn phí cho tất cả phụ nữ, tuy nhiên việc

sử dụng dịch vụ này rất thấp. Nghiên cứu này đã đánh giá việc sử dụng các dịch vụ


14
chăm sóc sau sinh của phụ nữ thành thị và các yếu tố liên quan đến các cơ sở y tế
công cộng ở thành phố Mekelle, Vùng Tigrai, Bắc Ethiopia. Với cỡ mẫu 367 phụ nữ
đến các phòng khám sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thành phố Mekelle cho các dịch
vụ chăm sóc sau sinh kết quả cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm sóc sau
sinh thấp (32,2%).Phụ nữ là nhân viên tư nhân và nữ doanh nhân có nhiều khả năng
sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh (OR = 6,46, CI: 95%: 1,91- 21,86) và (3,35,
95% CI: 1,10-10,19) so với các bà vợ ở nhà. có tiền sử mang thai có nhiều khả năng
sử dụng dịch vụ (OR = 3.19, 95% CI: 1.06 -9.57) so với những phụ nữ có tiền sử
mang thai từ bốn lần trở lên. Phụ nữ có kiến thức về dịch vụ chăm sóc sau sinh cũng
có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh (OR = 14,46, KTC 95%: 7,55
-27,75) so với phụ nữ thiếu kiến thức về dịch vụ. Tác giả kết luận: Sử dụng chăm
sóc sau sinh trong khu vực nghiên cứu còn thấp. Kiến thức về các dịch vụ chăm sóc
sau sinh và nghề nghiệp của phụ nữ có tác động tích cực đến việc sử dụng dịch vụ
chăm sóc sau sinh [51].

1.2.1.2.Các kiến thức, thực hành sau sinh chuyên biệt:
Về chăm sóc bà mẹ: Các nghiên cứu về chăm sóc bà mẹ giai đoạn sau
sinh có số lượng rất ít. Một số các nghiên cứu được tìm thấy về chủ đề này là
nghiên cứu định tính, phân tích tác động của các yếu tố tập quán lên thực
hành chăm sóc bà mẹ sau sinh. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy chỉ có
32% trong số các bà mẹ sau sinh tham gia nghiên cứu được khám lại, 86,4%
các bà mẹ được uống Vitamin A.
Về chăm sóc sơ sinh: nhiều nghiên cứu cho thấy bà mẹ ở nhiều nơi trên
thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển còn chưa có kiến thức đầy đủ,
hoặc có kiến thức, thực hành sai về chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Ví dụ về chăm
sóc rốn, mặc dù TCYTTG đã khuyến cáo phải giữ rốn trẻ sạch sẽ, khô ráo,

không được bôi bất cứ một loại thuốc hoặc chất nào lên bề mặt nếu khơng có
chỉ định của bác sỹ, vẫn có nhiều bà mẹ bơi dầu mù tạt, nghệ, phân bị, mỡ
kháng sinh lên cuống rốn. Nghiên cứu của Padiyah cho thấy có 25% bà mẹ


15

bôi dầu dừa lên cuống rốn, 2% các bà mẹ thậm chí bơi cả tro bếp lên cuống
rốn của trẻ.
Nghiên cứu của các tác giả khác ở Ấn Độ và Kenya cho thấy chỉ có
50% các bà mẹ có thực hành đúng về chăm sóc rốn. Hầu hết các bà mẹ đều
biết mục tiêu của tiêm chủng là phòng bệnh nhưng rất ít các bà mẹ biết các
bệnh nào có thể phòng tránh bằng tiêm vắcxin. Kiến thức và thực hành của bà
mẹ cũng có ảnh hưởng nhiều đến hành vi cho bú mẹ. Một nghiên cứu của tác
giả Shrestha (Nepal) cho thấy có đến 25% các bà mẹ thiếu kiến thức và 20%
các bà mẹ thực hành không đúng về cho con bú. Trong một nghiên cứu khác
của Norhan Zeki Shaker trên 1000 bà mẹ vừa sinh con tại Irắc năm 2009, có
tới 50% các bà mẹ dừng cho con bú trước 3 tháng tuổi với các lý do lần lượt
là bà mẹ cảm thấy không đủ sữa cho con bú (35,1%), trẻ khơng bú (29,7%),
bà mẹ có bệnh lý (9%) và bà mẹ khơng thích cho bú (8,1%).
Trong thời kỳ sau sinh, một số phụ nữ không những khơng được chăm
sóc mà cịn có nguy cơ bị bạo hành. Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy
24% phụ nữ bị đe dọa bạo hành hay lạm dụng thể xác, tình dục, bạo hành gia
đình cũng tăng cao từ 10-19% và mức độ trầm trọng hơn so với thời kỳ tiền
sản. Bạo hành phụ nữ trong thời kỳ hậu sản gây nên tình trạng căng thẳng tinh
thần hay trầm cảm cao gấp 6 lần so với những phụ nữ không bị bạo hành. Hậu
quả của bạo hành thường rất nặng nề vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an
toàn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Nhiều nghiên cứu khác ở các nước thu nhập thấp và trung bình cũng
cho thấy sự thiếu hụt kiến thức và thực hành của bà mẹ liên quan đến điều

kiện kinh tế, học vấn cảu thai phụ [30], [31], [32], các rào cản văn hóa hay tập
qn sinh hoạt, tơn giáo ở Zambia, Uganda [36],[41],[50].
1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành sau sinh của bà mẹ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiến
thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Những yếu tố này bao


16

gồm các yếu tố về đặc điểm của mẹ như độ tuổi, trình độ học vấn, số con,
nghề nghiệp, nơi cư trú. Các đặc điểm khác như: nơi sinh con, số ngày nằm
viện, và yếu tố tập quán cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức,
thực hành của bà mẹ giai đoạn sau sinh. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng
các bà mẹ có điều kiện sống tốt hơn, thu nhập cao và trình độ học vấn cao thì
có kiến thức, thực hành chăm sóc sơ sinh tốt hơn.
Ngoài ra, việc xuất viện quá sớm sau sinh của bà mẹ (2-3 giờ sau sinh)
dẫn đến việc bà mẹ mất cơ hội được hướng dẫn về chăm sóc sau sinh bởi các cán
bộ y tế. Nơi sinh cũng quyết định đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau
sinh. Các bà mẹ sinh con tại nhà được khám lại sau sinh chiếm tỷ lệ là: 7,5%,
trong khi tỷ lệ khám lại sau sinh ở các bà mẹ sinh con ở các cơ sở y tế là 71%.
Yếu tố cộng đồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực
hành của bà mẹ. Trong các cộng đồng châu Á, người quyết định về ăn uống,
chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thường là một thành viên khác trong gia
đình, chứ khơng phải bản thân bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người
quyết định là mẹ chồng chiếm: 30,9%, chỉ có 24,2% bà mẹ được tự quyết
định trong việc chăm sóc cho bản thân và cho con. Một nghiên cứu khác của
tác giả Jyoti Kulkami tại Ấn Độ trên 100 bà mẹ cho thấy một trong những
nguyên nhân không cho trẻ bú sớm đối với các bà mẹ có con so là ngượng
phải cho bú trước mặt mọi ngườ. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tập
quán có tác động nhiều đến các hành vi kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt

của các bà mẹ sau sinh.
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến các dịch vụ chăm sóc
sau sinh đó là vai trị cảu nhân viên y tế, đặc biệt là hộ sinh. Kiến thức và kỹ
năng chăm sóc, theo dõi và tư vấn cho bà mẹ tự chăm sóc sau sinh là rất quan
trọng. Peca, E. (2016) nghiên cứu tổng quan tình hình ở các nước Mỹ Latin và
Đơng Phi cho thấy ở các vùng khó khăn, nếu nhân viên y tế khơng đủ kiến
thức, thì ở đó tình trạng chăm sóc sau sinh sẽ có nhiều vấn đề [40]. Những
nhận xét tương tự cũng nhận thấy qua một số nghiên cứu ở Ấn độ, Indonisia,


×